Khám Phá Trải Nghiệm

Hướng Dẫn Cách Chữa Trị Sứa Biển Cắn

Khi đi tắm biển, gặp phải một đàn sứa thì thật là không may phải không. Sứa gây ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi tắm biển của bạn. Nó gây ngứa và bỏng rát da. Nếu chẳng may bị sứa quất thì đâu là phương pháp chữa trị hữu hiệu? Thổ Địa xin chia sẻ với bạn cách chữa trị sứa biển cắn một cách hiệu quả đang được nhiều người áp dụng.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Cách chữa trị sứa biển cắn

Sứa biển là 1 lớp nhuyễn thể có thân mềm và sống ở môi trường nước biển. Nó được xếp vào giới động vật, thuộc loài thủy tức, đời sống ưa di chuyển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa biển gây ngứa và bỏng rát da khi tiếp xúc.

Sứa biển cắn có độc không?

Mặc dù sứa rất quen thuộc với ngư dân vùng biển, nhưng với khách du lịch thì nó khá lạ lẫm. Sứa biển thường có độc tính. Các đầu xúc tu của sứa chứa hàng triệu tế bào dạng lông mịn có chứa chất gây dị ứng nọc độc. Khi vô tình chạm vào sứa khi đang bơi hoặc vui chơi dưới biển, các chất độc này sẽ bám vào da và xâm nhập vào cơ thể gây nên một số triệu chứng.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Sứa lửa

Tùy vào từng loại sứa có các chất độc cao thấp khác nhau mà cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau.

  • Trường hợp bị sứa thường cắn (những con sứa dùng làm thực phẩm), cơ thể bạn sẽ có phản ứng ngoài da, tại chỗ tiếp xúc với sứa bị ngứa nhiều, nổi rát và mẩn đỏ khiến toàn thân cảm thấy khó chịu.
  • Trường hợp nặng là những trường hợp bị sứa lửa đốt, một loài sứa gây nổi khiếp đảm cho ngư dân và du khách. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu, tức ngực, vã mồ hôi, nôn khan, tím tái, đau bụng (có thể đi tiêu lỏng nhiều lần), mạch đập nhanh nhưng nhỏ, huyết áp tụt, … Nặng nhất có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong. Ngoài sứa lửa, trong tự nhiên còn nhiều loại sứa khác có chứa chất độc.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Sứa biển

Làm gì khi bị sứa cắn?

Nhiều du khách rất băn khoăn không biết phải làm gì khi bị sứa đốt. Thổ Địa sẽ chia sẻ cho bạn cách sơ cứu và chữa trị khi bị sứa biển đốt lúc tắm biển.

Bước 1: Bạn nhanh chóng di chuyển ra khỏi nước, nhớ giữ bình tĩnh để tránh tiếp xúc nhiều hơn với những con sứa còn lại. Khi di chuyển ra khỏi nước, bạn tuyệt đối không gãi vùng bị đốt hoặc chạm tay vào nó để tránh tình trạng lây lang vết đốt.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Mùa hè là mùa sinh sôi của sứa biển

Bước 2: Tìm cách làm dịu cơn đau. Nếu có giấm thì nên rửa vết đốt bằng giấm khoảng 30 giây. Các chuyên gia y tế khuyến khích dùng giấm để rửa vết sứa biển đốt. Giấm được chứng minh có khả năng làm dịu vết thương và ngăn truyền chất độc vào sâu trong da.

Bước 3: Loại bỏ các xúc tu còn sót lại trên vết đốt. Nếu bạn không thể tự mình loại bỏ xúc tu của sứa trên vết đốt thì có thể nhờ người giúp sức. Người hỗ trợ bạn cần được trang bị bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với xúc tu của sứa gây nhiễm độc. Dùng nhíp hoặc kẹp nhổ xúc tu ra khỏi da. Tuyệt đối không xoa hoặc chà lên xúc tu bởi sẽ khiến da càng thêm bỏng rát.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Vết thương do sứa biển gây ra

Bước 4: Bỏ các xúc tu và vật dụng lấy xúc tu một cách cẩn thận. Tránh để tiếp xúc với da gây thêm tình trạng viêm nhiễm chất độc của sứa biển.

Bước 5: Rửa sạch vết đốt lần nữa bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Dùng thuốc mỡ bôi vết thương.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Rửa sạch vết sứa biển đốt

Lưu ý: Nếu ngoài các triệu chứng bỏng rát da như trên, người bị sứa đốt kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, vã mồ hôi, nôn khan, đau ngực, khó thở, tím tái, … thì nên di chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Trên thực tế, theo kinh nghiệm của Thổ địa khi bị sứa thường (không phải sứa lửa) quất thì không cần lo lắng nhiều, ngoài những vết bỏng đỏ gây ngứa rát khó chịu thì cũng không ảnh hưởng nhiều đếu sức khỏe, các bạn cứ để vậy tự nhiên vết đỏ sẽ từ từ hết thôi.

Những điều không nên làm khi bị sứa biển cắn

Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị sứa biển cắn, nhưng không phải bài thuốc nào cũng có thể áp dụng. Bạn cần tránh làm những điều sau đây khi bị sứa biển cắn để tránh nhiễm trùng và hạn chế lây lang vết cắn.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Hoạt động tắm biển của du khách

  • Không rửa vết sứa biển đốt bằng nước tiểu. Không có bằng chứng khoa học nào đưa ra rằng nước tiểu có thể điều trị sứa biển cắn. Nước tiểu có thể làm cho vết thương bị sứa đốt thêm tồi tệ hơn.
  • Không sử dụng các loại nước uống như nước khoáng và nước suối để rửa vết sứa cắn. Nó có thể làm cho các xúc tu của sứa biển trong vết thương phóng ra nhiều chất độc gây hại cho da hơn. Thay vào đó bạn nên dùng nước muối để rửa vết thương.
  • Không dùng cồn trực tiếp cho da hoặc chất làm mềm thịt để vô hiệu hoá sự kích ứng tại vết đốt. Nó có thể làm phản tác dụng, khiến vết thương bị sứa đốt càng thêm trầm trọng hơn.

khám phá, trải nghiệm, hướng dẫn cách chữa trị sứa biển cắn

Du lịch biển Vũng Tàu mùa hè

Mùa hè là mùa du lịch nhưng cũng là mùa sinh sôi của sứa biển. Thế nên khi đi du lịch biển bạn nên cẩn thận những vùng biển có sứa, tránh tiếp xúc với nó.

Hãy bỏ túi cho mình bí kíp hướng dẫn điều trị sứa biển cắn mà Thổ Địa chia sẻ trên đây nhé. Chúc bạn có kỳ du lịch hè thật vui và thú vị.

Đăng bởi: Tuấn Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก