Khám Phá

Khám phá Đền Chử Đồng Tử - Điểm du lịch tâm linh thú vị

Đền Chử Đồng Tử là công trình kiến trúc tín ngưỡng, tâm linh quen thuộc không chỉ đối với những người dân địa phương mà cho đến khách du lịch thập phương từ phương xa. Nhưng với tất cả những đền Chử Đồng Tử trên đất nước thì đền Chử Đồng Tử tại Hưng Yên lại là công trình nổi tiếng nhất. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua, đền thờ Chử Đồng Tử Hưng Yên có gì nhé!

1. Đôi lời giới thiệu về đền Chử Đồng Tử

Có thể ai cũng biết, đền Chử Đồng Tử là công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng xuất hiện từ khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta. Nhưng trong tổng số đó chỉ có 2 công trình chính nằm tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km bên bờ sông Hồng. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Toàn cảnh hoang vu, cổ kính của đền Chử Đồng Tử Hưng Yên.

Ngôi đền đầu tiên nằm tại địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình MInh nên có tên là đền Đa Hòa, nằm bên sông Hồng có hướng nhìn thẳng ra bãi Tự Nhiên, được biết đến là nơi mà công chúa Tiên Dung, người con gái của vua Hùng đời thứ 18 kỳ ngộ và bén duyên với chàng trai có tên là Chử Đồng Tử. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Khung cảnh đền Dạ Trạch – Một trong 2 đền Chử Đồng Tử chính ở Hững Yên.

Ngôi đền còn lại thì thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch nên có tên là đền Dạ Trạch và là nơi thờ Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân của mình. Ngoài ra, đây còn được biết đến với giai thoại là nơi mà Chử Đồng Tử cùng phu nhân hóa về trời. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Một trong những đền Chử Đồng Tử ở lãnh thổ Việt Nam.

Không ai biết chính xác đền Chử Đồng Tử đã được xây dựng vào ngày tháng năm nào, những gì mà nhân dân nhắc về đền Chử Đồng Tử chỉ là ngôi đền cổ kính, có tuổi đời hơn vài trăm năm và độ linh thiêng nhất định. Sau này, Nhà nước cũng công nhận đền Chử Đồng Tử ở Hưng Yên là Di sản văn hóa vào năm 1962.

2. Cách di chuyển đến đền Chử Đồng Tử

Để đến được đền Chử Đồng Tử, du khách có thể xuất phát từ Hà Nội bằng hai con đường là đường thủy và đường bộ. 

► Tuyến đường thủy từ Hà Nội đến đền Chử Đồng Tử

Từ Hà Nội, du khách có thể xuôi theo dòng sông Hồng chừng 20km là tới được bến Bình Minh, bến thuyền đến đền Chử Đồng Tử.

► Tuyến đường bộ từ Hà Nội đến đền Chử Đồng Tử

Nếu đi đường bộ từ Hà Nội đến đền Chử Đồng Tử, du khách có thể qua cầu Chương Dương rồi rẽ phải đến đền Chử Đồng Tử và đền Đa Hòa, ở xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên với đoạn đường trải dài khoảng 25km.

3. Kiến trúc của đền Chử Đồng Tử Hưng Yên

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Kiến trúc đền Chử Đồng Tử Hưng Yên.

Sở dĩ, đền Chử Đồng Tử Hưng Yên được nhiều khách du lịch biết đến là bởi lối kiến trúc đặc trưng còn in đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống dân tộc của cả hai ngôi đền chính. 

3.1 Tổng quan về đền Chử Đồng Tử Hưng Yên

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Tổng quan kiến trúc của đền Chử Đồng Tử Hưng Yên.

Đền Chử Đồng Tử Hưng Yên được xây dựng trên khu đất cao, rộng lớn có hình dạng hình chữ nhật với tổng diện tích lên đến 18.720m2. Nổi tiếng với cảnh quan lẫn kiến trúc đẹp mắt, mặt tiền chính của khu đền Chử Đồng Tử đều được quay về hướng Tây nhìn ra bãi Tự Nhiên. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Đền Chử Đồng Tử mang trên mình giá trị lịch sử vô cùng lớn.

Kiến trúc của đền Chử Đồng Tử Hưng Yên đều được xây dựng theo tổng thể 18 ngôi nhà mái ngói cổ, được dân gian ví như 18 con thuyền mũi cong, biểu tượng tượng trưng cho 18 đời vua Hùng của dân tộc. 

3.2 Kiến trúc đền Đa Hòa

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Kiến trúc đền Đa Hòa.

Đền Đa Hòa là một trong những ngôi đền chính được nhân dân tổng Mễ lập ra, tọa lạc tại huyện Đông An, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa, nay thuộc xã Bình Minh, Khoái Châu và xã Mể Sở, Văn Giang, Hưng Yên ngày nay. 

Được xếp hạng là Di tích văn hóa vào năm 1962, đền Đa Hòa mang trên mình ý nghĩa là nơi lưu truyền, lan tỏa thiên tình sử cũng như là điểm đến mang đậm giá trị nhân văn cao đẹp và thể hiện nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn.

Theo như sử sách ghi chép, đền Đa Hòa được Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh tân tạo vào những năm 1894 trên nền của một ngôi đền cỗ không rõ nguồn gốc. Ông cùng với người dân trong làng Phú Thị, tống Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay là Hưng Yên, Văn Giang đứng ra quy động và kêu gọi sự quyên góp, hợp sức của nhiều nhân tài, nhân dân 8 thôn tổng Mễ cùng thập phương từ khắp nơi để có thể xây dựng một đền Đa Hòa như ngày hôm nay. 

Kiến trúc của đền Đa Hòa có quy mô vô cùng lớn với mặt tiền quay về hướng Nam, nhìn ra bãi Tự Nhiên, thuộc địa phận huyện Thường Tín – Hà Tây. Tại đây còn có thêm kiến trúc đền Ngự Dội, nơi mà công chúa Tiên Dung đã dừng thuyền rồng của mình để tắm. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Toàn cảnh bên trong sân đền Đa Hòa.

Phần Ngọ Môn của đền Đa Hòa cũng được xây dựng theo kết cấu 3 cửa với cửa chính là sẽ dẫn vào tòa nhà 3 gian cao rộng, 2 cửa bên là để đón khách đến viếng đền. Qua sân là khu vực Đại Đế và tòa Thiêu Hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng mới là Hậu Cung. 

Tòa Thiêu Hương được xây khá cao, thoáng đãng và đầy tính trang nghiêm. Ở các đầu cao, bờ nóc được chạm trỗ hoa văn vô cùng tinh vi và được đắp gọt một cách vô cùng tỉ mỉ, mang màu sắc rực rỡ cùng hình dạng rồng, sư tử oai nghiêm. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Gác chuông bên trong đền Đa Hòa.

Tiếp đến là cửa võng Đệ Nhị được chạm khắc hình chim Phượng, hoa cúc mãn khai độc đáo, Đặc biệt, tại đây còn có tượng Chử Đồng Tử và tượng các phu nhân được đúc bằng Đồng vô cùng quý giá. 

3.3 Đền Dạ Trạch

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Toàn cảnh phía trước đền Dạ Trạch.

Ngoài ra, trong hệ thống đền chính của đền Chử Đồng Tử còn có nhắc đến đền Dạ Trạch, ngôi đền nhỏ nằm ở ngay bên cạnh đầm Dạ Trạch vô cùng thoáng đãng, mang một bầu không khí lúc nào cũng trong lành. mát mẻ. Năm 1989, đền Dạ Trạch cũng được Nhà nước công nhận và xếp loại vào hạng mục Di tích. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Bên hông đền Dạ Trạch.

Cấu trúc của đền Dạ Trạch có phần đơn giản so với đền Đa Hòa, chỉ bao gồm lầu chuông, hồ bán nguyệt. Khi đi qua khoảng sân, du khách sẽ gặp 3 tòa nhà. Bên trong, nội – ngoại thất cũng được bày trí một cách khéo léo, toát lên được sự cổ kính cùng tính linh thiêng của ngôi đền,

4. Đền Chử Đồng Tử có gì?

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Đền Chử Đồng Tử Hưng Yên có gì?

Khi nhắc đến đền Chử Đồng Tử, ai cũng nhắc đến sự linh thiêng của một ngôi đền cổ. Bên cạnh đó, tại đầy còn lưu giữ nhiều hiện vật và cổ vật quý giá, có giá trị tinh thần và vật thể vô cùng cao.

4.1 Những hiện vật cổ

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Sự cũ kĩ, bám màu rêu phong tại đền Chử Đồng Tử.

Hiện nay, vẫn còn nhiều pho tượng cổ như tượng Chử Đồng Tử cùng với tượng của các phu nhân được đặt ở khu vực Hậu cung đền Đa Hòa. Điểm chung của các pho tượng này đều được làm bằng đồng, vô cùng quý giá có chiều cao tương đối ngang nhau và được tô điểm thêm màu da và kẻ mắt cho giống với người thật. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Bức tượng Chử Đồng Tử và các vị phu nhân được thờ tại đền Đa Hòa.

Đến tận bây giờ, trong đền vẫn còn giữ 2 ngôi tượng có nét tương đồng như thế ở khu Đệ Tam. Theo lịch sử có ghi chép thì vào thời kỳ Pháp thuộc, những bức tượng đồng đã bị Thực đân Pháp lấy đi. Người dân từ đó phải dùng những bức tượng gỗ để thay thế. Sau một thời gian, đứng trước sức ép của dư luận, Thực dân Pháp cuối cùng cũng trao trả lại những bức tượng đồng lại cho đền. Nhưng vì hình ảnh những bức tượng gỗ đã trở thành một hình ảnh tín ngưỡng trong tâm trí người dân mà những bức tượng gỗ vẫn được giữ lại cũng như là cách để gợi nhớ về thời kỳ chiến tranh gian khổ của nhân dân ta.

Ngoài ra, tại đền Đa Hòa còn nổi tiếng với đôi lọ Bách Thọ. Đây là lọ gốm có ghi khắc 11 chữ thọ theo nhiều kiểu khác nhau và được cho là một cổ vật quý giá của dân tộc, được người dân bao thế hệ hương  khói để cầu cho một cuộc sống bình an, hạnh phúc.

4.2 Lễ hội tại đền Chử Đồng Tử

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Khung cảnh lễ hội tại đền Chử Đồng Tử.

Tại đền Chử Đồng Tử vào các ngày 10 – 12/2 Âm lịch sẽ diễn ra ngày hội Chử Đồng Tử nổi tiếng, là một trong những 16 lễ hội có quy mô lớn trong nước ta, nhằm ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung đã vất vả trị bệnh cho người dân trong vùng. 

Trong lễ hội sẽ có hoạt động rước nước đầy độc đáo với 10 con thuyền được bơi nối đuôi nhau ra sông Hồng để lấy nước về lễ Thánh tại đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch. 

khám phá đền chử đồng tử - điểm du lịch tâm linh thú vị

Hình ảnh người dân tham gia rước nước trên sông Hồng.

Lễ hội sẽ được diễn ra ở cả 2 đền với nhiều hoạt động trò chơi dân gian vui nhộn, độc đáo như chọi gà, đấu vật, đu quay,…cùng nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền khác như mùa rồng, múa lân, ca trù, hát đối,…

Đền Chử Đồng Tử tuy không còn là một kiến trúc du lịch tâm linh đối với các tín đồ du lịch. Nhưng với đền Chử Đồng Tử Hưng Yên thì lại là một ngôi đền mang đậm dấu ấn của lịch sử từ cảnh quan đến kiến trúc độc đáo của đền, hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với ai đang muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Đăng bởi: Nguyễn Trọng Nghĩa

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก