Khám Phá Trải Nghiệm

Khám phá Đền Cờn – Ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

Đền Cờn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ và có cảnh quan vô cùng thanh tịnh, sơn thủy hữu tình. Nơi đây gắn liền với sự tích kỳ bí về Tứ vị Thánh Nương nhà Nam Tống thu hút sự tò mò của rất nhiều du khách. Nếu bạn đang có ý định đến tham quan Đền Cờn thì những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật trọn vẹn.

1. Đền Cờn ở đâu?

“Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Chiêu Trưng” là câu nói dân gian nhắc đến 4 ngôi đền linh thiêng ở Nghệ An. Trong đó, đền Cờn được xếp vào loại linh thiêng bậc nhất.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Nằm ở xã ven biển Quỳnh Phương, Đền Cờn là một di tích lịch sử nổi tiếng linh thiêng của tỉnh Nghệ An

Đền Cờn nằm trên gò Diệc, hướng mặt ra sông Hoàng Mai, tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Đến đây, du khách không chỉ được dâng hương, chiêm bái mà còn được khám phá nét kiến trúc độc đáo cùng hoạt động lễ hội sôi động, hấp dẫn.

2. Đền Cờn thờ ai?

Đền Cờn được xây dựng từ thời nhà Trần, đây là nơi thờ Tứ vị Thánh Nương. Cho những ai chưa biết, Tứ vị Thánh Nương bao gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa. Trong đó, hai vị công chúa có tên là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Đền Cờn là nơi thờ tự Tứ vị Thánh Nương thu hút sự tò mò của rất nhiều du khách

Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện này như sau: “Các Thánh nương là ba mẹ con Công chúa nước Nam Tống là Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai Công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1229), quân Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu, trung thần nhà Nam Tống đưa vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, bị quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông”.

Bên cạnh đó, Đền Cờn còn thờ các vị thần là vua Tống Đế Bính, các quan Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu… Ngoài ra, đền còn thờ một khúc gỗ thiêng và vỏ hạt lúa. Hai linh vật này là biểu tượng của người dân làm nghề đánh cá và nghề nông.

3. Tìm hiểu lịch sử Đền Cờn

Theo sử sách ghi chép lại, Đền Cờn được xây dựng vào năm 1235 thời nhà Trần, lúc đầu làm bằng tranh tre nứa lá nhỏ bé. Đền được dựng lên để thờ Tứ vị Thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu.

Kể từ năm 1312, ngay sau năm Hoàng đế Trần Anh Tông, thân làm làm tướng đem quân Nam chinh đánh thắng Chiêm thành, khi đến cửa Cờn (Nghệ An) thì dừng lại nghỉ chân. Nửa đêm, nhà vua nằm mơ thấy có một nữ thần muốn giúp mình đánh giặc. Sáng hôm sau, nhà vua mời các bô lão trong vùng đến và được kể về sự tích đền Cờn. Sau đó nhà vua dẫn quân đánh thành Chà bàn và giành được thắng lợi to lớn.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Đền Cờn có kiến trúc mang đậm phong cách cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn

Sau khi trở về, vua Trần Anh Tông sắc phong lập đền Cần Hải, tên Nôm là Càn, đến đời Lê – Trịnh, vì phạm húy nên đổi lại là Cờn. Từ đó gọi tên cửa sông là cửa Cờn.

Đến năm 1472, thời vua Lê Thánh Tông đi dẹp loạn ở phương Nam cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào đền làm lễ. Nhờ sự phù trợ của Tứ vị Thánh Nương mà nhà vua đánh thắng giặc trở về. Sau đó, vua cho trùng tu lại ngôi đền như một sự báo đáp. Theo đó, Đền Cờn tiếp tục được xây dựng thêm 2 tòa khiến di tích này trở nên uy nghi soi bóng bên bờ sông Mai Giang.

Theo thư tịch cổ thì sang thời Lê, theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông, dân làng Phương Cần dựng thêm một ngôi đền nữa gọi là Đền Cờn ngoài bên bờ biển, cách Đền Cờn trong khoảng 1km. Đền Cờn ngoài thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu… Các vị thần này trước thờ ở Đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo “nam nữ bất đồng cung” nên đến thời Lê đền thờ được xây dựng riêng.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Năm 1993, Đền Cờn được công nhận là di tích Văn hóa Quốc gia

Sáng thế kỷ thứ 18, vua Quang Trung sắc phong cho Đền Cờn với các mỹ từ là: Hàm Hoằng Quang Đại (nghĩa là công lao to lớn, rộng khắp) và Hàm Chương Tiết Liệt (nghĩa là nêu gương tiết liệt cho muôn đời sau).

4. Khám phá kiến trúc Đền Cờn

Đền Cờn tọa lạc ở vị trí sơn thủy hữu tình, nằm cận biển, sát núi, trên gò Diệc, dưới bóng cây cổ thụ, mặt hướng ra dòng Mai Giang thơ mộng, thế đứng giống đầu chim phượng hoàng với hai cánh là hai đồi cát giăng dài phía sau ngôi đền, hai mắt phượng là hai giếng Đò và giếng Đình nằm trên hai ngọn đồi này.

Đền Cờn được xây dựng vào thời Trần, phát triển quy mô từ thời Lê và nhiều lần trùng tu vào thời nhà Nguyễn. Do đó, có thể nói Đền Cờn mang đậm phong cách kiến trúc cuối Lê – đầu thời Nguyễn.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Đền Cờn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc

Trải qua biết bao thăng trầm và biến cố của thời gian, đến nay Đền Cờn chỉ còn lại Chính  điện, Trung điện, Hạ điện, tòa Nghi môn và tòa Ca vũ. Mỗi không gian thờ tự này đều hội tụ đầy đủ những nét đặc sắc trong nghệ thuật chạm khắc cũng như tạo hình của người xưa.

Từ cổng đền bước vào sân, du khách bước qua 10 bậc đá sẽ tới tòa Nghi môn. Đây chính là một tòa nhà hình chữ Công bề thế bao gồm 2 tầng, 8 mái. Phía sau tòa Nghi môn là Chính điện sau đó đến Trung điện và Hạ điện. Riêng với tòa Ca vũ có 3 gian chính, 2 gian phụ với không gian rộng rãi được trang trí theo nhiều chủ đề đặc sắc.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Chi tiết gỗ liên kết được chạm trổ công phu

Điều đáng chú ý là các chi tiết gỗ liên kết ngang và dọc đều được trạm trổ khá công phu. Hầu hết các kẻ, xà, câu đầu đều dược chạm bong hoặc chạm lộng. Các đường chạm ở đây khá tinh xảo, qua đó cho thấy ngôi đền đã được hoàn thiện bởi một phường thợ có tay nghề cao.

Di vị trí đặc biệt của ngôi đền, các kiến trúc sư và nghệ nhân đã đặc biệt chú ý đến cách xử lý kết cấu bộ rường, mái lợp, từ đầu đao đến bờ nóc, từ bờ chảy đến con xô để công trình tăng thêm sự bền vững. Vì ngôi đền được xây dựng ở vị trí cao hơn mặt đất, lại kề sông, sát biển, bão lũ thường xuyên đe dọa nên người xưa đã xây dựng công trình không quá cao. Hầu hết các cột đều có đường kính lớn, mái được xử lý khá đặc biệt với rui lát bản, lợp ngói mũi hài.

Nhờ đó, ngôi đền không chỉ mát mà nếu gặp gió bão cũng không cuốn được toàn bộ mái ngói, đảm bảo an toàn cho bộ khung nhà. Chỉ riêng yếu tố bộ rui được phủ một lớp sơn hoặc tạo hoặc tạo ra một vòng lõm đổ đầu chống mối ở toàn bộ đá tảng kê chân cột (24 chiếc) cũng đã cho thấy người xưa đã tính đến từng chi tiết nhỏ nhất để có phương pháp xây lắp thích hợp.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Phía ngoài sát lối vào cổng có 2 con voi được tạc bằng đá cao 1,25m trong tư thế phủ phục

Đến nay, phía trong đền vẫn còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá bao gồm các đại từ, câu đối, bằng sắc, đồ tế khí, bia đá 2 mặt, (cao 1.6m, rộng 1.2m, được dựng năm 1665), chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752) nặng 300kg, cùng 28 pho tượng đá và nhiều tượng gỗ thời Lê…

Các vị thần thờ trong Đền Cờn đều được phong đến “Thượng đẳng tối linh thần”. Xung quanh còn lưu truyền hàng trăm giai thoại, truyền thuyết dân gian của vùng cửa Cờn và đôi bờ sông Hoàng Mai.

Mặc dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thiên tai và thời gian, nhưng Đền Cờn vẫn xứng đáng là một công trình kiến trúc có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật.

5. Lễ hội Đền Cờn diễn ra khi nào?

Lễ hội Đền Cờn là một trong những lễ hội cổ nhất xứ Nghệ từ 15/1 – 21/1 hằng năm. Trước đây, lễ hội Đền Cờn được kéo dài trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ tháng Chạp năm trước và kết thúc vào tháng Giêng năm sau. Từ ngày 15 đến ngày 21 tháng Giêng được xem là giai đoạn chính của lễ hội và chính lễ tập trung vào ngày 20 và 21 tháng Giêng. Lễ hội diễn ra với nhiều nội dung, phần lễ và phần hội đan xen nhau.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Lễ tế tại Đền Cờn

Lễ hội Đền Cờn gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Biển – vị thần thờ phổ biến ở xứ Nghệ, đây là sự thể hiện nét đặc trưng về văn hóa tâm linh vùng ven biển Nghệ An. Lễ hội mang đậm sắc thái sông nước, phản ánh tư duy nghề nghiệp của những người dân vùng biển.

Lễ hội Đền Cờn bao gồm 2 phần chính:

Phần Lễ: Bao gồm lễ khai quang, yết cáo, khai hội, cầu ngư, hợp tế, yết vị, đại tế và lễ tạ.

Phần hội: Diễn ra các hoạt động như triển lãm ảnh, thi tiếng hót chim chào xuân, thi đan lưới, nướng bánh đa, bơi thuyền trên cạn, biểu diễn văn nghệ, thi đấu các môn thể thao thao và trò chơi dân gian, như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, cờ thẻ, đua thuyền,… làm cho không gian của lễ hội luôn mới mẻ, tươi vui, bên cạnh những nghi lễ tâm linh truyền thống linh thiêng và trang trọng.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Cuộc thi đua thuyền diễn ra tại đền Cờn

Lễ hội Đền Cờn là một trong số ít các lễ hội truyền thống của Nghệ An còn thể hiện được nhiều yếu tố bản sắc văn hóa, được lưu truyền hàng trăm năm. Đây có thể xem là một bảo tàng sống của dân tộc, là nơi lưu giữ các giá trị bản sắc văn hóa.

Dịp lễ hội hàng năm là thời điểm để tất cả dân làng cùng tập trung về nơi thờ tự để làm lễ cũng như bày tỏ lòng thành kính với thần thánh. Trước thần linh, người dân cùng tâm niệm về những điều tốt đẹp, thiêng liêng nhất.

6. Độc đáo màn rước kiệu “bay” ở lễ hội Đền Cờn

Về với lễ hội Đền Cờn – Nghệ An, du khách còn được tận mắt chứng kiến lễ rước kiệu “bay”, chạy Ói cầu ngư vô cùng đặc sắc.

Từ sáng sớm, hàng vạn người dân và du khách có mặt tại Đền Cờn để cùng tham gia vào màn rước kiệu truyền thống trong lễ hội Đền Cờn.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Các kiệu được sơn son, thiếp vàng rước dọc bãi biển Quỳnh Phương

Bốn chiếc kiệu, mỗi chiếc sẽ do 20 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú ở làng biển Quỳnh Phương phụ trách đi dọc theo bãi biển để đến địa điểm làm lễ cầu ngư.

Ngoài nhóm người múa sư tử dẫn đường, trong đội rước kiệu còn có đội diễn trò với những mà diễn hài hước, hóm hỉnh thể hiện cuộc sống bình dị, tươi vui của người dân. Những kiệu rước được sơn son thiếp vàng, chạm trổ tinh xảo, được rước đi trong không khí trang nghiêm, rộn rã.

Trong quá trình chạy quanh bãi biển, những top thanh niên khiêng kiệu đều đặn tung kiệu lên cao theo từng đợt, dưới sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng của những người khiêng kiệu. “Chiếc kiệu bay” khiến người dân thích thú, hò reo cổ vũ.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Rước kiệu ‘bay’ là một hoạt động tín ngưỡng đặc sắc, hấp dẫn tại lễ hội Đền Cờn

Sau khi chủ tế dâng hương hoa xong, các lễ vật như bánh chưng, bánh dày và các sản vật địa phương được chia cho mọi người xem như là “lộc” đầu năm.

Cùng với đoàn rước kiệu trên bộ, đoàn thuyền dưới nước cũng diễu hành từ Đền Cờn trong ra Đền Cờn Ngoài và quay trở về tập kết trước cửa Đền.

Lễ hội Đền Cờn được tổ chức vào dịp đầu năm với mong ước một năm trời yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên. Đây là một sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của ngư dân.

7. Đi Đền Cờn cầu gì? Văn khấn Đền Cờn

Nếu ai còn thắc mắc chưa biết đi Đền Cờn cầu gì? Cầu bình an, may mắn, sức khỏe và tài lộc. Kể từ khi được thành lập đến nay, trước khi ra khơi, ngư dân tại đây đều đến đền cầu xin để mong bình an, may mắn trở về.

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Đến đền Cờn mọi người thường cầu bình an, may mắn, sức khỏe và tài lộc

Văn khấn Đền Cờn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Tứ Vị thánh nương

Hưởng tử con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng…năm.

Hương tử con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩ: Tứ vị Thánh nương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức thánh chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

khám phá, trải nghiệm, khám phá đền cờn – ngôi đền cổ kính và linh thiêng bậc nhất xứ nghệ

Đền Cờn nằm ngay bên dòng sông Mai

8. Một số lưu ý khi đi lễ Đền Cờn

Để có một chuyến tham quan, chiêm bái ở Đền Cờn một cách trọn vẹn nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không làm ồn, cười nói to gây mất trật tự khi tham quan đền Cờn.
  • Không tự ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi chưa có sự cho phép của ban quản lý đền
  • Không dẫm đạp lên hoa cỏ, cây cối hay bàn ghế trong chùa. Bỏ rác đúng nơi quy định để giữ gìn cảnh quan chung của đền.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý Đền Cờn nếu muốn quay phim, chụp hình.
  • Nên chuẩn bị nước uống và một chút đồ ăn nhẹ để dùng khi cần.
  • Khi mua đặc sản về làm quà, bạn nên tham khảo giá cũng như thỏa thuận với người bán trước để tránh bị chặt chém giá cao.
  • Ngoài Đền Cờn, khi đến với Nghệ An, bạn có thể kết hợp tham quan thêm nhiều điểm du lịch khác như: Cửa Lò, biển Diễn Thành, vườn quốc gia Pù Mát, Cửa Hội, thác 7 tầng…

Với những nét đặc sắc trong văn hóa và kiến trúc, Đền Cờn đã trở thành một điểm đến hấp dẫn không chỉ với người dân địa phương và còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Hy vọng những thông tin mà chúng mình vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật ý nghĩa.

Đăng bởi: Huê Trần Thị Thanh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก