Ẩm Thực Bảo vệ sức khỏe Khám Phá

Khám phá những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá tía tô

Lá tía tô từ ngày xưa đã được nhiều người biết đến là loại rau gia vị xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm Việt để tăng hương vị cho bữa ăn. Nhưng ít ai biết rằng ngoài là 1 loại rau thơm ra thì lá tía tô có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Vậy đó là những công dụng gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Lá tía tô

tác dụng lá tía tô, lá tía tô, khám phá những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá tía tô

Lá tía tô

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậytía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.

Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

2. Tác dụng của lá tía tô

Đối với sức khỏe

Giải cảm

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.

  • Xông: Chuẩn bị sẵn lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra, chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
  • Nấu cháo: Cháo giải cảm phải có thịt nạc xay, lá tía tô và gạo. Nấu cháo như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá thái chỉ.

Giảm đau dạ dày

Lá cây tía tô có công dụng giảm đau dạ dày. Đó là nhờ tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Nhờ vào những thành phần hóa học bên trong mà nó có thể giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng, đầy bụng cực kỳ hiệu quả.

Hơn nữa người bệnh bị trào ngược dạ dày và co thắt cũng nên dùng lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên dùng lá cây ở dạng nước sắc. Nhờ vậy mà cơ thể người bệnh mới hấp thụ nhanh hơn, giảm dịch vị về mức bình thường.

Ngăn ngừa bệnh tim

Sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể giúp bạn ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.

Chống viêm, dị ứng

Hiệu quả về khả năng chống viêm và dị ứng của lá tía tô đã được khoa học chứng minh. Nhờ vào những thành phần bên trong mà nó có khả năng ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.

Hỗ trợ chữa bệnh gút

Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được. Có 2 cách để tận dụng loại lá cây này:

  • Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sưng tấy lên thì hay lấy lá cây tía tô nhai và nuốt để ngăn chặn cơn đau
  • Lấy khoảng 6-12g lá cây cho vào nồi đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.

Thư giãn tinh thần

Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.

Đối với làm đẹp

tác dụng lá tía tô, lá tía tô, khám phá những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá tía tô

Tác dụng của tía tô trong làm đẹp

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.

Bạn có thể tham khảo cách dưỡng trắng da bằng lá tía tô ở 1 trong 2 cách sau đây:

  • Uống nước tía tô: Lấy lá cây rửa sạch rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày. Hiệu quả của nước tía tô là tăng độ ẩm, chống lão hóa và làm mềm vết chai sần trên da. Lưu ý nên uống từ từ từng ngụm một để các dưỡng chất từ từ thấm vào da.
  • Tắm bằng lá nước tía tô: Bạn rửa sạch, thái nhỏ cành và lá tía tô tươi rồi đun trong nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó hòa tan hỗn hợp trên với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ rồi tắm.

3. Lưu ý khi sử dụng tía tô

Tía tô có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được. Những người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô. Nếu không thì sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, táo bón.

Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường khi tía tô thì hãy dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ nữ có thai nếu muốn dùng lá tía tô thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Topcachlam

Đăng bởi: Tuyên Bùi

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก