Hà Tiên Kiên Giang

Khu di tích lăng Mạc Cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất Hà Tiên

Nhắc đến Kiên Giang, người ta không khỏi nhớ đến những bãi tắm trải dài thoai thoải ôm theo bờ biển xanh trong tại huyện đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, còn có một điểm nhấn du lịch đặc sắc không kém, chính là khu di tích lăng Mạc Cửu tại thị xã Hà Tiên. Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!

Địa chỉ: phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Bản đồ Maps: tại đây

Giá vé: miễn phí vào cổng

Số điện thoại Công An khu vực: 0773 850 302 (Công an phường Bình San)

Số điện thoại Y Tế khu vực: 0297 3852 871 (Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tiên)

Sân bay gần nhất: Sân bay Rạch Giá

Phương tiện di chuyển tiện nhất: xe khách, xe limousine, taxi,…

Mùa đông khách nhất: tháng 1 – 2 âm lịch

Lưu ý quan trọng nhất: chú ý trang phục phù hợp, tôn trọng tài sản chung, tuân thủ nội quy khu di tích,..

1. Giới thiệu khu di tích lăng Mạc Cửu

Nằm ngay dưới chân núi Bình San, thuộc địa bàn phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, khu di tích lăng Mạc Cửu được coi là một trong những nét đẹp đặc sắc tại thị xã này. Di tích được xây dựng từ khoảng 300 năm trước, vì vậy rất có bề dày lịch sử và nổi tiếng linh thiêng. Đến đây, bạn sẽ được nghe những câu chuyện kỳ thú về dòng họ Mạc cũng như tưởng nhớ công lao to lớn của dòng họ này đối với đất nước. Nếu có cơ hội, đừng quên ghé thăm di tích đẹp trứ danh này nhé!

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Lăng Mạc Cửu là một trong những nét đặc sắc của du lịch Hà Tiên (Nguồn: Google)

1.1 Lịch sử khu di tích lăng Mạc Cửu

Được khởi công vào năm 1735 và hoàn thành sau 4 năm vào năm 1739, khu di tích lăng Mạc Cửu có bề dày lịch sử lâu đời, lại nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, phong thủy, đã trường tồn rất lâu với thời gian. Lăng vốn được xây nên để thờ dòng họ Mạc, khởi đầu là Tống trấn Mạc Cửu – người có công khai phá ra mảnh đất Hà Tiên hàng trăm năm về trước. Đến năm 1708, ông dâng lại mảnh đất này cho nhà Nguyễn và được phong lên làm “Tống trấn Hà Tiên”.

Một số tài liệu chép rằng, Mạc Cửu vốn là người Hoa, tuy nhiên không chấp nhận những hủ tục ở nước mình nên đã bỏ đi làm thương lái nội trong vùng Đông Nam Á. Ông ghé Hà Tiên lần đầu vào năm 1680 và ở lại đó, sau xây dựng nên lăng Mạc Cửu.

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Khu di tích được quy hoạch hợp lý và bài trí đẹp mắt (Nguồn: Google)

1.2 Kiến trúc khu di tích lăng Mạc Cửu

Kiến trúc khu di tích lăng Mạc Cửu mang những nét đẹp đặc trưng của lối kiến trúc Á Đông, chia ra làm hai phần chính là khu điện thờ và lăng mộ. Phần mặt tiền lăng hướng về phía Đông, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vô cùng vững chãi. Trước đền là hai ao lớn, trồng rất nhiều sen, vốn là nơi cung cấp nước ngọt cho dân mùa khô hạn do nhà Mạc Cửu cho đào. Bên trong cổng là một khoảng sân rộng, đối diện cổng là đền thờ Mạc Cửu, đem lại cảm giác cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh cho lăng.

Phần chánh điện đặt một biển thờ đề bốn chữ “Khai trấn trụ quốc”, vốn là lời tuyên dương của họ Nguyễn dành cho họ Mạc dựa trên công đức mở mang bờ cõi về phía Nam đất nước. Trên vách đền còn lưu giữ dấu tích những bài thơ của Hà Thiên Tích trong “Hà Tiên thập vịnh”.

Năm 2008, để kỷ niệm 300 năm thành lập thị xã Hà Tiên, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức khánh thành tượng đài Mạc Cửu cao 10m, nằm cạnh cầu Tô Châu.

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Cổng vào khu di tích lăng Mạc Cửu oai phong, bệ vệ vô cùng (Nguồn: Google)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Bên trong khu di tích được bài trí đẹp mắt nhưng không kém phần nghiêm trang (Nguồn: Google)

2. Tham quan khu di tích lăng Mạc Cửu

Đến tham quan khu di tích Mạc Cửu, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian yên tĩnh, thanh tịnh, cũng như được thưởng ngoạn sự trong lành, mát mẻ của không gian nơi đây, do lăng được bao phủ bởi màu xanh của cây cối. Vào sâu bên trong di tích, bạn sẽ thấy bên phải đền là “nhà tiền hiền”, nơi thờ những người đã đến đây trước ông Mạc Cửu; bên trái là “nhà hậu hiền”, lại để thờ những người đã đặt chân đến Hà Tiên sau ông Mạc Cửu.

Tại chính điện, bạn sẽ bắt gặp bàn thờ Mạc Cửu được bài trí ở giữa, hai bên là hậu duệ của ông, trong đó bên phải là quan văn, quan võ, bên trái thờ các phu nhân dòng họ Mạc. Một không gian linh thiêng, trang nghiêm, oai vệ bao trùm lên nơi đây, bạn chắc chắn sẽ không khỏi trầm trồ trước nét đẹp của khu di tích lăng Mạc Cửu.

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Ánh nắng chiếu qua mái ngói ở di tích lăng Mạc Cửu (Nguồn: Google)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Khu vực mộ phần được bài trí hợp lý (Nguồn: Google)

Khu vực lăng một được đặt tại chân núi Bình San, bao bọc bởi muôn ngàn cây xanh râm mát. Dẫn lên khu một chính là những bậc thang đá trên sườn núi. Nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm lăng đều được cấn đá xanh, có những tảng dài tới 3m, vốn được những thương gia Trung Hoa trước đây biếu tặng. Nơi đây có tới 60 ngôi mộ, được chia thành 4 khu riêng biệt, trong đó ngôi mộ của Mạc Cửu có hình bán nguyệt, khoét sâu vào núi, xây theo thế trâu nằm (tọa ngưu).

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Đường đi được nhuộm một màu xanh tươi mát của cây cối (Nguồn: Google)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Dù trang nghiêm, cổ kính nhưng lăng Mạc Cửu vẫn đem lại cảm giác ôn hòa, dễ chịu (Nguồn: Google)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Khu vực mộ phần trang nghiêm, linh thiêng (Nguồn: Google)

Phần lăng mộ được xây theo phong thủy: lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, hai bên có tượng hai vị tướng oai phong, đường bệ canh giữ. Lần theo đường đi, bạn sẽ bắt gặp mộ phần của gia đình và tướng tá họ Mạc. Phía dưới là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tích, vốn nằm ở bên trái, và mộ Mạc Tử Hoàng bên trái. Phần mộ của Mạc Thiên Tích có phần to hơn và bài trí đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Ngoài ra, đi vòng theo chân núi khoảng 3km, du khách sẽ thấy chùa Phù Dung, một ngôi chùa do Mạc Thiên Tích cho xây dựng cho thứ thiếp của mình.

Hằng năm, vào ngày 15/1 âm lịch, người dân sẽ lập các đàn cúng. Bạn có thể ghé thăm chiêm bái lăng cũng như hòa chung vào không khí tâm linh tại đây. 

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Một phần mộ của một nhân vật trong dòng họ Mạc (Nguồn: Google)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Một số chi tiết lưu lại được tại khu di tích (Nguồn: Google)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Khu vực thờ cúng bên trong khu di tích lăng Mạc Cửu (Nguồn: Google)

Ngoài đóng vai trò là một di tích lịch sử có giá trị, khu di tích lăng Mạc Cửu còn là một điểm tham quan, chụp ảnh lý tưởng. Rất nhiều các nhiếp ảnh gia đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính nơi đây và lưu lại những bức hình đẹp mắt, ấn tượng. Nơi đây cũng là một địa điểm chụp ảnh check in ưa thích của đa phần các bạn trẻ. Đắm mình trong không gian cổ kính, nghiêm trang, kỳ ảo của một công trình kiến trúc Á Đông cổ và lưu lại những bức hình tuyệt đẹp thì còn gì bằng?
Xem ngay một số bức ảnh của những du khách đã tham quan khu di tích lăng Mạc Cửu nhé! 

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Học cách check in cực mộng mơ của anh chàng @_la_nhan_ trên Instagram

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

@hieu.ricky vô cùng khỏe khoắn trên phông nền lăng Mạc Cửu cổ kính (Nguồn: Instagram)

khu di tích lăng mạc cửu - dấu ấn văn hóa lịch sử đất hà tiên

Hay dịu dàng như cô bạn @hoangyenhqkg bên khu di tích (Nguồn: Instagram)

3. Di chuyển đến khu di tích lăng Mạc Cửu

Khu di tích lăng Mạc Cửu nằm trong khu vực đất liền của tỉnh Kiên Giang, do đó việc đi lại cũng thuận tiện hơn. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng cách đi xe khách, xe limousine nếu đi theo tour hoặc nếu khoảng cách không quá xa. Giá vé xe khách từ Sài Gòn đi Kiên Giang sẽ dao động từ 210.000đ – 470.000đ/vé. Nếu bạn là du khách sinh sống ở xa khu vực này, có thể chọn cách di chuyển đến khu di tích lăng Mạc Cửu bằng máy bay rồi bắt taxi tới điểm du lịch; giá vé máy bay từ Hà Nội sẽ dao động từ 1.468.000đ – 1.964.000đ/vé.

Gợi ý một số hãng xe uy tín tại tỉnh Kiên Giang:

  1. Hãng xe khách Huỳnh Tâm (0908 958 089)
  2. Hãng xe limousine Thiện Thành (1900 888 684)
  3. Hãng xe limousine Hoàng Hải (1900 7070)
  4. Hãng xe khách Tư Tiến (1900 888 684)
  5. Hãng xe khách Gia Huệ (1900 888 684)

Đối với những du khách muốn tự mình khám phá những cung đường dẫn đến khu di tích lăng Mạc Cửu thì hãy bấm vào đây để tham khảo đường đi từ trung tâm tỉnh Kiên Giang nhé!

4. Lưu ý khi tham quan khu di tích lăng Mạc Cửu

Cần ghi nhớ một số lưu ý khi tham quan khu di tích lăng Mạc Cửu. Khi đến đây, bạn cần chú ý mặc trang phục thật phù hợp, tuân thủ nghiêm túc nội quy khu di tích, tôn trọng tài sản chung. Ngoài ra cũng có thể chụp ảnh lưu niệm, tuy nhiên cần chú ý phù hợp với cảnh quan lăng. Trước chuyến đi, hãy chú ý theo dõi thời tiết để chuẩn bị tư trang phù hợp. Khi tham quan di tích, bạn cũng có thể mang theo một chút đồ ăn nhẹ và đủ nước uống, tránh phát sinh những chi phí không mong muốn.

Trên đây là bài viết tổng hợp một số thông tin cần chú ý khi tham quan khu di tích lăng Mạc Cửu. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ lượng thông tin cần thiết cho bạn. Hy vọng bạn sẽ sớm có một chuyến đi thật vui vẻ và bổ ích!

Đăng bởi: Phạm Sơn

YOLO! Khám phá các huyện ở Kiên Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก