Kinh Nghiệm Nghỉ Dưỡng

Kinh nghiệm đi lễ đền Cặp Tiên chi tiết từ A đến Z cho du khách

Đền Cặp Tiên nổi tiếng linh thiêng và được nhiều người biết đến. Mỗi năm, nơi đây có rất nhiều lượt du khách từ các nơi trở về để cầu bình an, may mắn. Trong nội dung bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn kinh nghiệm đi lễ chi tiết từ A đến Z tại nơi này nhé.

1. Giới thiệu đôi nét về đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên là một ngôi đền linh thiêng ở Quảng Ninh. Ngôi đền còn được biết đến với tên gọi khác là đền Cô Bé Cửa Suốt. Đền tọa lạc ngay chân núi Tiên, vị trí rộng rãi, giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách thập phương và người dân địa phương.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Ngày trước, đền chính là nơi thờ cúng con gái của Trần Quốc Tảng. Chính vì vậy, người dân địa phương đã gọi đây chính là đền Cô Bé Cửa Suốt. Đến nay, ngôi đền đã trở thành một địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng với cảnh quan thơ mộng, hữu tình.

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến Đền Cặp Tiên

  • Địa chỉ: Thôn Cặp Tiên,xã Đông Xá,huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Đền Cặp Tiên thuộc xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Vị trí của đền cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 2km, giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách đến tham quan và làm lễ.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Gợi ý về cách di chuyển đến đền Cô Bé Cửa Suốt du khách có thể tham khảo thêm từ chúng mình như sau:

  • Xe khách: bạn có thể đi xe khách đến bến xe Bãi Cháy, tiếp đến, bạn sẽ di chuyển đến Móng Cái – Vân Đồn. Chi phí cho mỗi chuyến đi khoảng 200.000đ. 
  • Xe Limousine: Thời gian di chuyển bằng xe ô tô sẽ nhanh hơn so với việc đi xe khách. Ưu điểm của phương tiện giao thông này là bạn có thể chủ động chọn chỗ ngồi khi gọi cho nhà xe và được đưa đón đến tận nơi. 
  • Xe máy: Nếu bạn muốn có sự chủ động về hành trình di chuyển thì có thể chọn đi xe máy. Trước khi đi, du khách nên chủ động tìm hiểu đường đi trên Google trước, kiểm tra xe cẩn thận trước khi di chuyển nhé. 

3. Kiến trúc độc đáo của đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của đền chùa thời nhà Nguyễn. Vị trí đền nằm ngay chân đồi, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy. Sau này, đền đã được sửa chữa khang trang hơn, tiện cho việc thăm khám của du khách hàng năm.

Kiến trúc của đền được phân chia thành 3 khu vực khác nhau. Mỗi nơi mang một kiến trúc và dùng để thờ phụng những vị bề trên khác nhau.

3.1 Đền chính 

Đền chính được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Đinh. Từng trụ cột, cửa gỗ đều được chạm khắc tinh xảo và mang tính nghệ thuật đặc trưng của thời Nhà Nguyễn. Không gian bên trong đền còn được phân chia làm 3 gian thờ, mỗi khu vực được dùng vào từng mục đích riêng.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Ngay khi bước vào đền chính, du khách sẽ thấy một gian thờ lớn. Đây chính là nơi thờ Cô Bé Cửa Suốt. Bên cạnh chính là nơi thờ hồi đồng Thánh Cô, Hồng đồng Thánh Cậu và Cậu Bé Cửa Suốt.

  • Khu vực thứ 2 được dùng là nơi thờ Đông Hải Đại Vương. Bạn di chuyển vào bên trong gian thờ chính sẽ nhìn thấy được nơi thờ Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Quan Hoàng và Tứ Phủ Chầu Bà. 
  • Khu vực gian thờ thứ 3 của đền Cặp Tiên chính là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. 

3.2 Động Sơn Trang 

Khu vực bên ngoài đền chính là động Sơn Trang. Đây chính là nơi để du khách đến cúng bái và hành lễ. Trong hang động có bố trí một nơi dùng để để thờ Mẫu Thượng Ngàn, tượng nhị vị vương cô và 12 cô Sơn Trang bên pha tượng cậu bé. Khi đến đền Cặp Tiên dâng lễ, du khách sẽ để lễ vật tại đây.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

3.3 Giếng Tiên 

Giếng Tiên là một cái giếng thần kỳ vì quanh năm đều có dòng nước ngọt, tươi mát. Theo truyền thuyết kể lại, nếu bạn uống nước được lấy ở giếng, tâm tính sẽ càng dễ chịu, khoan khoái, có được lộc và mọi việc được suôn sẻ.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

4. Đi lễ đền Cô Bé Cửa Suốt cầu gì? 

Khi đến đền Cặp Tiên, mọi người cầu gì là điều rất được quan tâm. Đầu xuân năm mới, người dân địa phương lẫn khách thập phương thường đến để dâng lễ và thành tâm cúng lạy cô. Nhất là các ngư dân bám biển luôn mong muốn có một năm bình an, khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa để việc làm ăn suôn sẻ, tươi tốt hơn.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

5. Thời điểm nên đi đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên mở cửa quanh năm để chào đón du khách ghé đến. Khách du lịch có thể đến tham quan, vãn cảnh bất cứ khi nào. Trường hợp bạn muốn cúng bái, dâng lễ để cầu mong bình an, may mắn thì nên đến đến vào ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch hàng năm.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Đây là thời điểm diễn ra ngày hội lớn của đền, có nhiều hoạt động bao gồm làm lễ và vui chơi để mọi người cùng tham gia. Hoặc bạn có thể dâng lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng nhé.

6. Sắm lễ đi đền Cặp Tiên như thế nào? 

Việc chuẩn bị lễ khi đi đền Cặp Tiên luôn là nỗi băn khoăn của không ít người. Mâm quả dâng lễ không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần thành tâm, bề trên sẽ chứng cho. Một vài gợi ý về việc chuẩn bị lễ khi đi đền bạn có thể tham khảo thêm như :

  • Hoa tươi 
  • Ngũ quả
  • Bánh kẹo
  • Trà
  • Hương 
  • Vàng… 

Ngoài ra, du khách còn có thể chuẩn bị lễ mặn để dâng lên. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể dâng lễ mặn hay lễ chay đều được nhưng phải thành tâm, chu đáo, cẩn thận, không được chuẩn bị lễ sơ sài. Riêng phần lễ với hoa quả, bạn phải mua đủ năm loại quả để dâng lên bề trên nhé.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Nếu không có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị lễ vật, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ban quản lý đền để được tư vấn và hỗ trợ sắm đồ phù hợp nhất nhé.

Phần vàng để hóa, bạn có thể mua theo lòng thành nên tránh mua quá nhiều vì khi đốt sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Bạn chỉ cần mua đủ lượng vừa phải theo sự hướng dẫn của ban quản lý đền nhé.

7. Những lưu ý khi đến đền Cặp Tiên 

Bên cạnh việc chuẩn bị lễ như thế nào khi đến đền Cặp Tiên, bạn hãy chú ý đến một số lưu ý khác như sau:

  • Trang phục mặc đến đền phải trang nghiêm, không mặc đồ hở hang để tôn trọng bề trên. 
  • Bạn nên đi giày thể thao, dép bằng để thuận tiện cho việc di chuyển thay vì đi giày cao gót. 
  • Khu chụp ảnh, quay phim nên tránh quay bên trong đền, không tạo dáng phản cảm trong khu vực đền. 
  • Có ý thức giữ gìn môi trường công cộng, không tự ý xả rác để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 
  • Không văng tục, chửi bậy, đi đứng, ăn ngói đều phải nhìn trước, ngó sau. 
  • Không tự ý bẻ cành, ngắt hoa hay chạm vào bất kỳ đồ vật nào trong đền khi chưa có sự cho phép của ban quản lý. 
  • Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ban quản lý đền Cặp Tiên. 
  • Công đức tùy tâm của khách du lịch, không có quy định nên bạn không cần tham vấn ý kiến của người khác. 
  • Chú ý về thời gian đền mở cửa để đến dâng lễ, tránh đến quá sớm khi đền chưa mở cửa hoạt động. 

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

8. Những địa chỉ ăn uống ngon gần đền Cặp Tiên 

Du khách đến thăm đền Cặp Tiên, dâng lễ xong có thể đến một số địa chỉ ăn uống nổi tiếng gần đó để khám phá ẩm thực của Quảng Ninh. Dưới đây là những nhà hàng nổi tiếng mà chúng mình đã tổng hợp để bạn tham khảo thêm:

8.1 Nhà hàng La Bàn Vân Đồn

  • Địa chỉ: Khu 8, Khu đô thị thống nhất, Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
  • Số điện thoại: 0924 756 666 

Nhà hàng La Bàn Vân Đồn là khá gần với đền Cặp Tiên để bạn có thể ghé đến. Vị trí của nhà hàng tọa lạc ở khu vực trung tâm thị trấn, thuận tiện cho việc di chuyển của tất cả mọi người.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Không gian nhà hàng rộng rãi, thoáng mát và có cả phòng riêng để bạn đặt tiệc theo nhu cầu. Đội ngũ nhân viên của nhà hàng phục vụ chu đáo, nhiệt tình, niềm nở, sẵn sàng hỗ trợ thực khách bất cứ khi nào.

Các món ăn của nhà hàng được chế biến vô cùng đa dạng theo nhiều cách khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Nguyên liệu tươi ngon cùng với đôi bàn tay tài ba của đầu bếp đã mang đến những món ăn chất lượng. Khi đến thưởng thức món ngon, đảm bảo bạn sẽ nhớ mãi và muốn được quay trở lại.

8.2 Nhà hàng Vân Đồn New 

  • Địa chỉ: Đường Cảng Mới, Khu 2, Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Bên cạnh nhà hàng La Bàn thì Vân Đồn New cũng là một địa chỉ ẩm thực được du khách và người dân địa phương đánh giá cao. Các món ăn đều có giá niêm yết cụ thể để bạn gọi theo nhu cầu. Bên cạnh đó còn có đội ngũ nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn gọi món nếu bạn đến đây lần đầu.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

8.3 Nhà hàng Hương Biển

  • Địa chỉ: Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Cũng như các địa chỉ ăn uống khác, nhà hàng Hương Biển nổi tiếng với các món ăn hải sản độc đáo và mới lạ, đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Không gian nhà hàng rộng rãi, thoáng mát, cách bố trí bàn ghế hợp lý, tiện cho việc di chuyển của các vị khách. Đội ngũ nhân viên phục vụ chu đáo, tận tình để bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian lý tưởng tại nơi này.

nghỉ dưỡng, kinh nghiệm đi lễ đền cặp tiên chi tiết từ a đến z cho du khách

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi lễ đền Cặp Tiên mà chúng mình vừa gợi ý để bạn tham khảo. Hy vọng, du khách sẽ có một chuyến đi lễ đến ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Quảng Ninh. Chúc bạn cầu được ước thấy với những điều mà bản thân mong muốn.

Đăng bởi: Văn Thắng Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก