Hà Giang Hoàng Su Phì

Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì tự túc chi tiết nhất 2023

Hoàng Su Phì hấp dẫn du khách bởi những thửa ruộng bậc thang mùa vàng trùng điệp nối nhau chạy dài đến cuối chân trời, bởi khói lam chiều nghi ngút trên mái nhà tranh mỗi buổi chiều hoàng hôn lãng mạn. Hoàng Su Phì đơn sơ, mộc mạc mà có đôi chút gì đó rất “tình” quyến rũ và hấp dẫn du khách vô cùng. Cùng chúng mình, về với Hoàng Su Phì, để khám phá và cảm nhận nét đẹp của vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc này.

Giới thiệu về Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang với địa hình chủ yếu là đồi núi. Nơi đây là thượng nguồn của con sông chảy thơ mộng. Phần lớn người dân sinh sống tại đây đều là người dân tộc thiểu số, trong đó: Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số. Họ sống mộc mạc, an nhiên, chân chất và vô cùng chịu thương chịu khó. Có lẽ mảnh đất núi đá cao nguyên đã tôi luyện cho họ ý chí, sự kiên cường để rồng vươn lên, sống đẹp như những bông hoa thơm ngát giữa núi rừng Đông Bắc.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

Đến với Hoàng Su Phì, ngoài được giao lưu với đồng bào dân tộc thiểu số, tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với thửa ruộng bậc thang mùa vàng óng ả, bạt ngày trải dài bên sườn đồi. Trong một chiều cuối thu, đi dạo bên con đường đất, ngắm hoàng hôn buông xuống rực cả một bầu trời. Màu vàng của lúa chín hòa cùng ánh hoàng hôn chiều tà tạo nên khung cảnh thơ mộng, yên bình đến lạ thường. Có thể nói, Hoàng Su Phì đẹp tựa như một bức tranh, xứng đáng là điểm du lịch lý tưởng của du khách trong năm 2023 tới đây.

Mách bạn nên đi Hoàng Su Phì vào thời gian nào?

Hoàng Su Phì mỗi mùa lại mang đến một vẻ đẹp riêng. Vì thế mà mỗi lần trở lại với Hoàng Su Phì, du khách lại như say một thứ tình, rất khác nhưng vẫn thân thân thương.

Thời điểm tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân, ở Hoàng Su Phì diễn ra các lễ hội vô cùng náo nhiệt. Đến đây mùa này, du khách sẽ được hòa mình vào không gian náo nhiệt, khám phá bản sắc văn hóa đặc sắc của người dân vùng núi cao Đông Bắc. Bên cạnh đó, mùa này, những vườn đào, vườn lê cũng đua nhau nở hoa khoe sắc thắm. Đất trời như bừng tỉnh, tươi sáng sau những ngày đông lạnh giá.

Từ tháng 4 đến tháng 6 là trùng với mùa nước đổ Hoàng Su Phì. Thời điểm này, khi người dân dẫn nước về ruộng để chuẩn bị cho mùa vụ mới, Hoàng Su Phì như khoác lên mình tấm áo màu bạc, phản chiếu thiên nhiên và con người nơi đây. Trong ánh hoàng hôn chiều tà, hình ảnh bà con vùng núi đang miệt mài lao động, cày xới, be bờ khiến khung cảnh càng trở nên thơ mộng, bình yên đậm chất thôn quê.

Tháng 9 là mùa lúa chín Hoàng Su Phì. Đến đây mùa này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thửa ruộng bậc thang vàng ươm như rót mật, óng ả, hùng vĩ mà thơ mộng đến lạ kỳ. Đến đây, bạn đừng quên chụp những bức ảnh sống ảo vô cùng chất lượng bên thửa ruộng bậc thang vàng rực này nhé.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

Ngoài ra, Hoàng Su Phì những ngày đông cũng mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Nếu bạn thích săn mây, thích ngắm nhìn tuyết rơi mùa đông, Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Hướng dẫn di chuyển đến Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 300km. Để di chuyển đến đây, du khách có thể lựa chọn một trong 2 lộ trình sau đây:

1. Hà Nội – Thành phố Hà Giang – Hoàng Su Phì

Du khách có thể lựa chọn di chuyển qua thành phố Hà Giang để tham quan, vui chơi, sau đó mới tiếp tục di chuyển lên Hoàng Su Phì. Với lộ trình này, du khách thường lựa chọn đi xe khách đến thành phố, sau đó thuê xe máy để tiếp tục hành trình khám phá Hoàng Su Phì. Sau khi đã bắt xe khách lên đến thành phố Hà Giang, du khách có thể tiếp tục di chuyển với lộ trình sau:

Chạy xe dọc QL2 đến Tân Quang → DT177 → Hoàng Su Phì. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn lộ trình khác, đó là đi dọc QL2 lên cửa khẩu Thanh Thủy rồi đi qua Tây Côn Lĩnh đến Hoàng Su Phì.

2. Hà Nội – Hoàng Su Phì

Nếu di chuyển theo hướng Hà Nội – Hoàng Su Phì, quãng đường di chuyển như sau: Hà Nội → Kim Mã → Võ Chí Công → Vĩnh Ngọc → Võ Nguyên giáp → Quốc lộ 2A → ĐT 131 và ĐCT 05 → Quốc lộ 2C → QL37 → Đi theo cung đường 1 → DT177 đi thẳng đến Hoàng Su Phì.

Phương tiện đi đến Hoàng Su Phì Hà Giang

1. Phương tiện di chuyển đến Hà Giang

Nhà xe Quang Nghị

  • Lộ trình/ giờ xuất phát: 7h00 – 9h00 (Bến xe Mỹ Đình), 4h00 – 13h00 (Bến xe Hà Giang)
  • Giá vé: 350.000 VNĐ – 550.000 VNĐ

Nhà xe Bằng Phấn

  • Lộ trình/giờ xuất phát: 8h30 – 22h00 (Bến xe Mỹ Đình), 16h30 – 22h30 (Bến xe Hà Giang) 
  • Giá vé: 350.000 VNĐ – 550.000 VNĐ

Nhà xe Mạnh Quân

  • Lộ trình/giờ xuất phát: 8h30 – 22h00 (Bến xe Mỹ Đình), 3h30 – 14h30 (Bến xe Hà Giang) 
  • Giá vé: 300.000 VNĐ – 500.000 VNĐ

2. Phương tiện di chuyển đến Hoàng Su Phì

Từ trung tâm thành phố Hà Giang, bạn tiếp tục thuê xe máy để tham quan, khám phá các địa điểm du lịch trong trung tâm thành phố, sau đó tiếp tục di chuyển lên Hoàng Su Phì. Một số địa chỉ thuê xe máy uy tín tại Hoàng Su Phì như:

  • Ha Giang 1 hostel and Motorbike rental

Điện thoại: 0366 166 968

Địa chỉ: 54a Trần Phú, P. Minh Khai, Hà Giang

  • Phượt House Motorbikes & Tours

Điện thoại: 0944 686 366

Địa chỉ: Số 01 đường Nguyễn Trãi, Hà Giang

Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tại Hoàng Su Phì

1. Thửa ruộng bậc thang trùng điệp

Mỗi độ cuối thu, từ tháng 9 đến giữa tháng 10, Hoàng Su Phì lại khoác lên mình một tấm áo mới vàng ruộm óng ả của những thửa ruộng bậc thang chín vàng. Những thửa ruộng bậc thang mềm mại, uốn lượn quanh co quanh những ngọn đồi cao tít tắp khác biệt hoàn toàn với vẻ đẹp của các đồng lúa chín rộ ở các đồng bằng lớn. Đến Hoàng Su Phì thời điểm này, du khách có thể tận hưởng khung cảnh thiên nhiên yên bình, mộc mạc nhưng cũng hết sức mỹ lệ, ngắm nhìn những tia nắng ban mai ấm áp chiếu xuống những cánh đồng lúa chín vàng rực càm làm cho khung cảnh thêm phần ấm áp. Từ trên cao nhìn xuống, những ngôi nhà sàn lâu đời nép mình bên những cánh đồng lúa như những điểm chấm phá điểm tô cho bức tranh thiên nhiên.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

Sang đến tháng 5-7 năm sau là thời điểm mùa vụ mới bắt đầu, đây cũng là thời điểm những cơn mưa mùa hạ đổ xuống, những con nước đổ về khắp lối cũng là cơ hội để người dân lấy nước tưới tiêu, cày ruộng,… Nước về tràn ngập muôn lối từ những thửa ruộng trên cao đến thấp hơn khiến Hoàng Su Phì như tấm gương tráng khổng lồ soi chiếu cả một vùng trời bao la. Đến nơi đây vào thời điểm nước đổ du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lao động của những người dân vùng cao chăm chỉ làm ruộng, cấy mạ trên những thửa ruộng trên cao.

2. Cánh đồng hoa tam giác mạch

Sau khi mùa vụ kết thúc, Hoàng Su Phì lại thay cho mình chiếc áo mới. Cởi bỏ màu vàng rực óng ả của những bông lúa nặng trĩu, Hoàng Su Phì khoác lên mình màu hồng tím thơ mộng của những đồi hoa tam giác mạch rộng lớn. Thật là một tiếc nuối lớn nếu đến nơi đây mà chưa được chiêm ngắm vẻ đẹp ở những cánh đồng hoa bạt ngàn. Từ lâu, cây tam giác mạch không chỉ điểm tô vẻ đẹp thiên nhiên mà đây là còn nguồn thực phẩm chế biến những món ăn đặc sản của địa phương. Với những ai yêu thích mảnh đất thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và yêu thích check in thì cánh đồng hoa tam giác mạch là địa điểm bạn không thể bỏ lỡ.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

3. Chiêu Lầu Thi

Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi là một trong những đỉnh núi cao của dãy Tây Côn Lĩnh thuộc địa phận xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì và cách trung tâm huyện 42km. Để chinh phục đỉnh núi, du khách sẽ cần phải leo một quãng đường khá cao 2402m. Đây không phải là một quãng đường dài nhưng cũng đầy rẫy những nguy hiểm và du khách cần hết sức cẩn trọng khi leo. Tuy vậy, món quà dành tặng cho những nhà chinh phục rất giá trị, được đứng trên ngọn núi cao chiêm ngưỡng cảnh bình minh và hoàng hôn, đón nhận những ánh nắng vàng dịu nhẹ chiếu xuyên qua những đám mênh bồng bềnh trôi lững lờ làm rúng động tâm hồn mỗi người.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

4. Đền Suối Thầu

Là một trong 2 ngôi đền duy nhất được xây dựng tại địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Đền Suối Thầu đã trở thành địa điểm du lịch và địa điểm tâm linh không thể thiếu trong đời sống văn hóa của những người dân địa phương nơi đây.

Nằm ẩn mình bên cạnh những thửa ruộng bậc thang mềm mại uốn lượn, ngôi đền khiêm tốn nhưng khi đến thăm đền du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy tinh tế nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị. Theo lời các cụ thời xưa kể lại, ngôi đền bao gồm 2 khu chính là khu đền và bếp. Tường đền, chân cột, sà được làm bằng gỗ và lợp mái tranh. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi đền cũng bị hư hỏng và đã được tu sửa lại nhiều lần.

5. Tây Côn Lĩnh 

Với những bạn yêu thích các tác phẩm văn học Việt Nam thì đỉnh núi Tây Côn Lĩnh chắc hẳn không xa lạ gì. Đỉnh núi thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, phía Tây tỉnh Hà Giang và cách trung tâm thị trấn Hà Giang 46km. Dãy Tây Côn Lĩnh trải dài có diện tích rộng lớn trải dài trên địa bàn 2 huyện Su Phì và Vị Xuyên. Đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ chiêm ngắm được toàn bộ vẻ đẹp của dãy núi cao vút hùng vỹ, những cánh ruộng bậc thang mềm mại uốn lượn ở chân núi, những thung lũng quanh co ngoằn ngoèo,… Đến thăm Tây côn Lĩnh du khách sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây với những rặng mây lớn trôi nhè nhẹ, những ánh sáng chiếu xuyên qua rặng mây chiếu thẳng xuống bản làng tạo nên một bức tranh mà trời đất được nối kết với nhau, gần nhau hơn bao giờ hết mà không từ ngữ nào có thể miêu tả hết được vẻ đẹp đó.

Bước vào trong đền, du khách sẽ thấy được đền thờ được làm bằng đất và 14 pho tượng của các vị: Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Ngọc Nữ, Kim Đồng, Quan Thế Âm, Thiện Tài Đồng Tử, Thiện Tài Long Nữ, Lôi thần và 2 hầu cận, tượng Quan Âm và Mẫu, Thổ Địa, ông Đặng Minh Đông.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

Lưu trú ở Hoàng Su Phì Hà Giang

1. Hoàng Su Phì Bungalow

Nếu đến thăm Hoàng Su Phì trong nhiều ngày thì Hoàng Su Phì Bungalow là một trong những địa điểm bạn nên cân nhắc để lưu trú. Nằm ngay huyện Hoàng Su Phì và chỉ cách Nam Pi khoảng 7km, từ khách sạn này, bạn có thể dễ dàng di chuyển sang các địa điểm du lịch khác.

Đặc biệt, Hoàng Su Phì sẽ cung cấp các dịch vụ lễ tân chất lượng 24/7 đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khách sạn còn có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ như: nhà hàng, chỗ đậu xe riêng miễn phí, hồ bơi, sảnh khách chung, vườn hoa ngoài trời,…Trong phòng nghỉ cũng được cung cấp đầy đủ các thiết bị, đồ dùng: khăn tắm, ấm đun nước, máy sấy,..

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

2. Hoàng Su Phì Lodge 

Hoàng Su Phì Lodge bao gồm 12 bungalows và được sắp xếp nằm bên một sườn đồi. Vì thế, tất cả các phòng đều có 2 ban công hướng núi, thung lũng, ruộng bậc thang, bể bơi. Các Bungalows đều được xây dựng khép kín và được kết hợp chặt chẽ với thiên nhiên để đưa các khách hàng được hòa mình nhiều nhất vào thiên nhiên.

Điểm đặc biệt của Hoàng Su Phì Lodge chính là tất cả các khu đều được xây dựng từ những nguyên liệu thân thiện với thiên nhiên như tre, trúc, nứa, gỗ và được lập mái tranh. Từng căn phòng được thiết kế theo phong cách giản dị, tiện lợi, trang nhã nhưng mang đậm vẻ đẹp nét văn hóa của địa phương và đầy đủ các tiện nghi với phòng vệ sinh khép kín, vòi sen, giường, nệm cao cấp, quạt,…

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

3. Ecolodge Pan Hou Village

Đúng với tên gọi của mình Ecolodge Pan Hou Village là khách sạn thân thiện với môi trường, hệ thống nước nóng và quạt tại khách sạn đều được chạy bằng năng lượng mặt trời.

Mỗi bungalow trong khách sạn đều được thiết  kế rất thân thiện với thiên nhiên và được ao và vườn bao quanh. Ngoài ra, một số bungalow còn có ban công riêng và khu vực ghế ngồi để nhìn ngắm thiên nhiên tuyệt đẹp. Bên trong các phòng, cơ sở vật chất đều được khách sạn đầu tư đầy đủ, tiện nghi.

Ecolodge Pan Hou Village nằm ngay bên cạnh các bản làng của người dân địa phương. Vì thế, du khách lưu trú tại nơi đây còn có cơ hội để khám phá nét đẹp đời sống sinh hoạt, lao động của những người dân đồng bào vùng biên cương tổ quốc.

reviews, kinh nghiệm du lịch hoàng su phì tự túc chi tiết nhất 2023

Ăn gì khi đến Hoàng Su Phì 

1. Thịt chuột

Thịt chuột là món ăn đặc sản, được chế biến bởi người đồng bào dân tộc La Chí. Với họ, thịt chuột không đơn thuần là món ăn thường ngày mà còn được chế biến để dâng lên tổ tiên, các vị thần trong các dịp lễ cúng bái quan trọng.

Chuột sau khi bắt về được làm sạch, sau đó xiên que rồi mang đi nướng bằng rơm nếp cho da vàng xuộm, sau đó tiếp tục rửa, làm sạch phần nội tạng, ướp gia vị và mang đi nướng trên than hồng. Khi thưởng thức, thịt chuột có mùi thơm đặc trưng, vô cùng hấp dẫn.

2. Cá chép ruộng

Cá chép ruộng được người dân Hoàng Su Phì nuôi thả tự nhiên trên các thửa ruộng bậc thang, sau khi cấy lúa 1 tuần và thu hoạch cùng vụ với mùa lúa chín. Do chỉ ăn thức ăn từ tự nhiên, cá ở đây rất to, chắc và ngọt thịt. Đến Hoàng Su Phì, du khách có thể trải nghiệm tự lội ruộng bắt cá, chế biến và thưởng thức theo cách riêng của mình.

Gợi ý tour du lịch Hoàng Su Phì Hà Giang

NGÀY 1: HÀ NỘI – HÀ GIANG – QUẢN BẠ – YÊN MINH (ĂN – / TRƯA / TỐI)

6h00 sáng : Xe ô tô và hướng dẫn viên  của chúng mình sẽ đón Quý khách tại điểm hẹn trong khu vực Phố Cổ và Nhà hát lớn Hà Nội (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) khởi hành cho chuyến đi du lịch Hà Giang. Buổi sáng, xe sẽ dừng lại cho Quý khách nghỉ ngơi và tự do ăn sáng tại nhà hàng khu vực Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc) hoặc điểm dừng nghỉ trên cao tốc.

  • Lưu ý: Xe có thể đón Quý khách tại Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay Nội Bài 03km, gần khu vực các khách sạn ở Nội Bài vào khoảng 07h30 sáng). Do đó nếu khách hàng bay ra Nội Bài muộn có thể book phòng khách sạn gần sân bay để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi và tiết kiệm chi phí taxi về phố Cổ.

11h00: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Tân Yên (Hàm Yên, Tuyên Quang). Sau đó đoàn tiếp tục hành trình.

14h00: Dừng chân ghé thăm Đền Đôi Cô Cầu Má linh thiêng nằm ngay bên bờ Sông Lô. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất của vùng Đông Bắc.

15h00: Đến thành phố Hà Giang, chụp hình kỷ niệm tại cột mốc Km0 Hà Giang. Điểm giao nhau của QL2, QL34 và QL4C hay còn gọi là Con đường hạnh phúc.

16h30: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.

17h30: Đến Yên Minh, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Yên Minh.

NGÀY 2: YÊN MINH – LŨNG CÚ – MÃ PÌ LÈNG – ĐỒNG VĂN (ĂN SÁNG / TRƯA / TỐI)

06h00: Ăn sáng và khởi hành đi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vỹ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Dọc đường đi Quý khách dừng ghé thăm:

  • Phố Cáo với những ngôi nhà đặc trưng của người H’mông bởi những hàng rào đá xung quanh nhà.
  • Thăm bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa “Chuyện của Pao” năm 2006 của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thủy đã giành được 4 giải Cánh diều vàng. Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh.
  • Thăm Cột Cờ Lũng Cú – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam.

12h00: Quay lại thị trấn Đồng Văn ăn trưa. Sau bữa trưa, Quý khách tiếp tục:

  • Chinh phục đèo Mã Pì Lèng trên đường đi Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhất trên con đường mang tên “Đường Hạnh phúc”.
  • Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm vực Mã Pì Lèng sâu 800m – nơi địa hình bị chia cắt sâu nhất của Việt Nam.
  • Du thuyền trên Sông Nho Quế: Lên thuyền xuôi dòng Nho Quế đến với Hẻm Tu Sản, là hẻm vực sâu nhất của Việt Nam nằm trên dòng sông Nho Quế. Dòng Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đi qua Hẻm núi Tu Sản chạy men theo chân đèo Mã Pì Lèng (Quý khách tự túc phí xe ôm xuống bến thuyền và chi phí đi thuyền, trọn gói 300.000đ/pax).

17h00: Về lại thị trấn Đồng Văn, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối Quý khách tự do khám phá Phố Cổ Đồng Văn, địa danh đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ và ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Cafe phố Cổ (phí tự túc). Nghỉ đêm tại thị trấn Đồng Văn.

NGÀY 3: ĐỒNG VĂN – NHÀ VƯƠNG – HÀ GIANG – HÀ NỘI (ĂN SÁNG / TRƯA / – )

Sáng: Quý khách dậy tham gia chợ phiên Đồng Văn để chứng kiến cảnh bà con nhiều thành phần dân tộc náo nức từ các nẻo đường tập trung về với chợ phiên Đồng Văn để tham gia phiên họp chợ diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần.

07h00: Ăn sáng và lên xe về Hà Nội. Trên đường ghé thăm Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.

12h00: Đoàn ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục lên xe về Hà Nội.

19h30: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại Quý khách.

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines: 0914 79 1979 ( Zalo) – 0867.664.446

Email: [email protected]

Website: https://sinhtour.vn/

Đăng bởi: Hải Lê

YOLO! Khám phá các huyện ở Hà Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก