Hà Giang Hà Nội Hoàng Su Phì

Cung đường đi Hoàng Su Phì từ Hà Nội thì đi như thế nào?

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Hoàng Su Phì là một địa danh không còn quá xa lạ đối với khách du lịch, nhưng đường đi đến đây cũng khá vất vả. Hãy cùng chúng mình cùng tìm hiểu cung đường đi Hoàng Su Phì cũng như cách đi Hoàng Su Phì như thế nào nhé?

Hoàng Su Phì là vùng đất trải dài gồm 6 xã là Bản Luốc, Hồ Thầu, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Thông Nguyên và Nậm Ty thuộc vào địa bàn của Hà Giang. Hiện tại, huyện Hoàng Su Phì gồm có 24 xã và 1 thị trấn. Đây là nơi sinh sống của 12 dân tộc khác nhau, trong đó chiếm đa số là dân tộc Nùng, Mông, Tày, Dao và La Chí.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Hoàng Su Phì – Bản làng nhỏ bình yên giữa núi rừng (Ảnh: chúng mình)

Nằm ở thượng nguồn của sông Chảy nên địa hình của Hoàng Su Phì bị nhiều con suối chia cắt. Cũng chính vì vậy mà địa hình ở đây có độ dốc lớn. Với đặc điểm địa hình và những ưu ái của thiên nhiên. Hoàng Su Phì trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn với những cảnh quan khác biệt và độc đáo.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Vẻ đẹp vùng cao Hoàng Su Phì (Ảnh: chúng mình)

Hoàng Su Phì là huyện vùng núi có địa hình bị chia cắt mạnh do đó ở đây có rất nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng cũng như cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Chính vì lý do đó mà khi du lịch tới địa điểm này thì bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp:

Mùa xuân là khoảng thời gian lý tưởng dành cho những ai yêu thích khám phá các lễ hội độc đáo của Hoàng Su Phì. Đây cũng là cơ hội dành cho các tín đồ sống ảo được check-in cùng các vườn đào, lê, đồi chè.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Đến Hoàng Su Phì vào mùa này bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa bạt ngàn nối đuôi nhau từ dãy núi này sang dãy núi nọ.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Hoàng Su Phì mùa nước đổ (Ảnh: chúng mình)

Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Đây là giai đoạn tuyệt vời nhất dành cho những ai yêu thích chụp ảnh nghệ thuật, sống ảo trên những cánh đồng ruộng bậc thang vàng ươm.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Chiêm ngưỡng mùa lúa chín vùng cao (Ảnh: chúng mình)

Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết cũng hứa hẹn rất thú vị đấy nhé.

1. Cách đi Hoàng Su Phì từ Hà Nội

1.1. Đi bằng xe khách

Với quãng đường hơn 300km không phải là ngắn, nếu bạn có dư giả thời gian và kinh nghiệm phượt đường núi, bạn có thể lựa chọn đi xe máy. Nếu không bạn cũng có thể chọn di chuyển bằng xe khách.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: sưu tầm)

Bạn bắt xe từ bến xe Mỹ Đình di chuyển lên Hà Giang nhưng nên nói trước với phụ xe cho xuống ở ngã 3 Tân Quang, giá vé từ 250k – 300k/ lượt, từ đó đi xe tới Hoàng Su Phì gần hơn.

1.2. Đi bằng phương tiện cá nhân

Từ Hà Nội,bạn đi theo cung đường CT05 lên thị xã Phú Thọ, lên Tuyên Quang theo quốc lộ 2, nhưng không đi lên thành phố Hà Giang mà đến đoạn rẽ, đi theo đường DT177 đi lên Hoàng Su Phì.

Thường sẽ di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội lên Hà Giang. Việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân tuy hơi vất vả, nhưng bạn sẽ có được những trải nghiệm rất thú vị. Nếu đi bằng xe máy, bạn đi theo QL2 để đến Hoàng Su Phì. Sau đó, bạn có thể rẽ vào Xín Mần, Bắc Hà tham quan rồi theo đường Yên Bái về Hà Nội.

Bạn nên nghỉ ngơi 1 đêm ở thị trấn Vinh Quang ở Hoàng Su Phì, sáng hôm sau lên xe máy khám phá Hoàng Su Phì với những điểm đẹp như Chiêu Lầu Thi, ruộng bậc thang ở Thông Nguyên và nằm rải rác khắp huyện, săn mây Tây Côn Lĩnh…

1.3. Đi theo tour

– Nếu đi theo Tour, bạn được bao trọn từ việc thuê xe đến việc ăn uống, đi chơi, nghỉ ngơi.

– Cung đường đi theo Tour có thể đi theo các cung đường trên giống xe khách hay ô tô riêng tùy theo từng lộ trình.

– Đi theo Tour rất an toàn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

2. Khám phá những địa điểm ở Hoàng Su Phì

2.1. Ngắm nhìn ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì

Nhắc đến địa điểm du lịch Hoàng Su Phì người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của những thửa ruộng bậc thang với hình ảnh của những bông lúa xanh bát ngát vào những ngày tháng 8 hay đến độ tháng chín một hình ảnh là những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả được hiện trước mắt bạn, vào dịp ngày ngoài việc bạn được ngắm nhìn những hình ảnh đẹp mắt từ thửa ruộng bậc thang bạn còn được cảm nhận được mùi thơm của những bông lúa chín vàng óng ả tại khu vực Hà Giang này. Hứa hẹn Hoàng Su Phì sẽ là một trong những địa điểm dừng chân vô cùng nổi tiếng cũng như đặc biệt dành cho khách du lịch trong chuyến du lịch của mình để đến với vùng đất Hà Giang.

2.1.1. Ruộng bậc thang Bản Phùng

Bản Phùng là xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, bạn phải men theo một con đèo nhỏ dài khoảng 30 km vượt núi để đến trung tâm xã. Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn dốc. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

Đặc sắc nhất tại Bản Phùng Hà Giang chắc chắn là những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Lúc này cả một vùng trời thung lũng đều nhuộm một màu vàng ươm của lúa chín rũ. Nếu may mắn hoặc có tính toán từ trước thì bạn sẽ đến được tay vào lúc lúa chín đẹp nhất về người dân vẫn chưa thu hoạch. Đứng từ trên cao bạn sẽ thấy một bức tranh thiên nhiên sinh động với những thửa ruộng bậc thang vàng ươm. Quả không hổ danh là một trong những Di sản quốc gia về ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì.

2.1.2. Ruộng bậc thang Hồ Thầu

Hồ Thầu là xã Hoàng Su Phì, cách ngã ba Nậm Tịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thu của đồng bào dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có phong tục: phát quang nhỏ xung quanh mỗi cánh đồng để giữ đất khỏi sạt lở. Việc làm ruộng được thực hiện từ cao đến thấp với những công cụ lao động đơn giản như cuốc, bừa, xẻng, dao. Ruộng bậc thang Hồ Thầu bạt ngàn, cao ngút tầm mắt với những ngọn đồi trập trùng có bề ngang rộng, đều và ít dốc.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Ruộng bậc thang Hồ Thầu (Ảnh: sưu tầm)

Nơi đây còn rất nổi tiếng với núi Chiêu Lầu Thi cao 2419m, cao nhất Hà Giang. Độ cao trung bình của xã so với mực nước biển là 952 m vì thế tiết trời lúc nào cũng mát mẻ hoặc giá lạnh. Ngoài ra, còn có nhiều loại cây ăn quả như lê, mận, đào, các loại dược liệu quý như ấu tẩu, xuyên khung, thảo quả, lan kim tuyến…

2.1.3. Ruộng bậc thang Thông Nguyên

Nằm ở tả ngạn, nơi giao thoa của ba con suối lớn: Phìn Hồ đổ xuống, Nậm Ông chảy ngược và Nậm Khoa dội vào nhau tạo thành một cao nguyên ở lưng chừng núi, Thông Nguyên là một trong những địa điểm đẹp nhất để ngắm ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì. Đoạn đẹp nhất mà bạn có thể dừng chân chụp ảnh là khoảng km24 đường từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

2.1.4. Ruộng bậc thang Bản Luốc – San Sả Hồ

Cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì gần 16 km, Sán Sả Hồ, giáp với Bản Luốc cũng là một điểm đến cực kỳ thuận tiện mà bạn cũng nên ghé thăm. Phía Bắc giáp xã Tụ Nhận, phía Đông giáp xã Tụ Nhân và Bản Luốc, phía Nam giáp xã Hồ Thầu, phía Tây giáp xã Pờ Ly Ngài. Chính vì thế, từ đây bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các xã khác của Hoàng Su Phì.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: Sưu tầm)

Xã Sán Sả Hồ thu hút không nhiều du khách dù tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ. Đặc biệt, xã có quần thể ruộng bậc thang nằm trong vùng Di sản danh thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì với diện tích hơn 130 ha. Với hệ thống thảm thực vật phong phú cùng với nhiều thác nước dòng suối chảy quả nơi đây rất phù hợp phát triển loại hình du lịch đi bộ khám phá kết nối với các điểm du lịch trong vùng như đỉnh Chiêu Lầu Thi.

2.1.5. Ruộng bậc thang Nậm Ty

Nằm trên km 24 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì. Ruộng bậc thang Nậm Ty cũng là của người Dao đỏ và là một trong những nơi được công nhận là Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Những ai ưa mạo hiểm, muốn thử thách bản thân có thể chọn chinh phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh để ngắm toàn cảnh ruộng bậc thang từ trên cao cũng như tận hưởng không khí trong lành, hùng vĩ của thiên nhiên. Cuộc hành trình có thể dài hơn và khó khăn hơn, nhưng phong cảnh vẽ ra trước mắt sẽ khiến bạn nhớ mãi.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

2.2. Chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch

Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo với vẻ đẹp miên man, hoang dại, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Cao nguyên đá. Những năm gần đây, hoa tam giác mạch còn được trồng trên chính những thửa ruộng bậc thang tại 2 huyện phía Tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mùa hoa tam giác mạch (Ảnh: chúng mình)

Lên Hoàng Su Phì vào thời điểm cuối thu, sau khi những thửa ruộng bậc thang được thu hoạch xong thì cũng là lúc màu vàng của lúa được thay thế bằng sắc màu say đắm của những bông hoa tam giác mạch. Loài hoa nổi tiếng của vùng đất địa đầu tổ quốc. Hoa tam giác mạch mang một vẻ đẹp hoang dã.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

Ngoài ra, du khách có thể ngắm nhìn cánh đồng hoa tam giác mạch ở Thảo nguyên Suôi Thâu. Suôi Thầu là thảo nguyên hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ cũng như các tiện ích như nhiều điểm du lịch khác. Một trong những trải nghiệm giúp bạn tận hưởng trọn vẹn thiên nhiên nơi đây chính là cắm trại qua đêm. Mùa tam giác mạch ở Suôi Thầu bắt đầu vào khoảng cuối tháng 10, kéo dài đến cuối tháng 11.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: Vinh Dav)

Khi bắt đầu nở, hoa tam giác mạch có màu trắng của hoa xen lẫn màu xanh của lá. Ít ngày sau hoa chuyển dần sang hồng và đỏ nhạt. Đây là thời điểm đẹp nhất để ngắm vì màu hoa đẹp và lá cũng đã bắt đầu úa đi và rủ xuống, nhường chỗ cho hoa vươn lên khoe màu sắc. Khi hoa chuyển sang màu đỏ sậm cũng là lúc lá cùng hoa đã héo úa, đánh dấu thời điểm kết thúc của vụ hoa. Những du khách thích tông màu đỏ sậm thì đây là thời điểm để trải nghiệm và mang về những bức hình mang đậm chất cuối thu.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: Vinh Dav)

2.3. Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Với độ cao 2419 m, đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Nóc nhà vùng Đông Bắc (Ảnh: sưu tầm)

Trong cộng đồng yêu phượt, việc chinh phục Tây Côn Lĩnh thường được hiểu là cung đường từ Thanh Thủy đi xuyên qua dãy núi này để sang Hoàng Su Phì, chinh phục một điểm cao ở trên đỉnh núi (Bốt Đen). Đây là một chặng đường vô cùng vất vả, gian nan và nguy hiểm.

2.4. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi

Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất ở khu vực Đông Bắc. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi thuộc xã Hồ Thầu, vị trí cao nhất của đỉnh núi được tạo nên từ những khối đá lớn. Vào những ngày mưa và sương mù, nơi đây không khác gì chốn bồng lai tiên cảnh. Đặc biệt đến đây bạn sẽ được tham quan hệ sinh thái đa dạng.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

Địa điểm trekking săn mây lý tưởng (Ảnh: chúng mình)

Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm với dải đường bê tông và hơn 1000 bậc thang để đến được Chiêu Lầu Thi. Theo kinh nghiệm du lịch của chúng mình thì Chiêu Lầu Thi là một địa điểm cắm trại qua đêm tuyệt vời dành cho những ai muốn trải nghiệm những cảm giác mới lạ.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

2.5. Chợ phiên Hoàng Su Phì

Mang đậm nét đặc trưng của cuộc sống người dân địa phương. Chợ phiên diễn ra vào chủ nhật mỗi tuần tại chân núi Tây Côn Lĩnh. Không ồn ào, tấp nập và nhộn nhịp như ở các khu chợ dưới xuôi. Chợ phiên ở đây là nơi trao đổi, mua bán các vật phẩm sử dụng hàng ngày của người địa phương.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: chúng mình)

Phiên chợ là nơi trai gái gặp gỡ làm quen, người già thì gặp lại bạn cũ, vợ chồng đưa nhau đi mua hàng, con trẻ háo hức được mẹ mua cho chiếc cặp, cái nơ…, là nơi lòng người được sống lại những kỷ niệm một thời. Đến chợ phiên Hoàng Su Phì, du khách sẽ ngập trong sắc màu sặc sỡ của váy áo và trang sức đặc trưng của các chàng trai, cô gái người Dao, Nùng và người Cờ Lao.

3. Một số món nên thử khi đến Hoàng Su Phì

Bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn và đặc sản khi đến với Hoàng Su Phì. Một số món ăn được lòng khách du lịch mà bạn nhất định phải thử như:

3.1. Cơm Lam

Được làm từ gạo nếp với quy trình chế biến phức tạp. Bạn sẽ được thưởng thức một món ăn thơm ngon, hấp dẫn và mang đậm hương vị núi rừng.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: sưu tầm)

3.2. Cốm nếp

Đến với Hoàng Su Phì, bạn không thể không thưởng thức cốm nếp. Hương vị của cốm nếp nơi đây có hương vị thơm ngon, quyến rũ. Đây vẫn là món ăn được người La Chí sử dụng để tiếp đãi khách quý.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: sưu tầm)

3.3. Thắng cố

Món ăn này được chế biến từ nội tạng của bò hoặc ngựa. Nhìn món ăn được chế biến không mấy đẹp mắt, nhưng khi ăn lại rất tốn rượu. Bạn chắc chắn sẽ bị hấp dẫn bởi món thắng cố khi tham quan Hoàng Su Phì.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: sưu tầm)

3.4. Thịt trâu gác bếp

Đây là món ăn đặc sản của Tây Bắc. Nếu bạn không thích các món ăn kể trên, thì bạn có thể thưởng thức món thịt trâu gác bếp. Với quy trình và cách chế biến kỹ càng, bạn sẽ có được một món ăn rất ngon miệng

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: sưu tầm)

3.5. Cháo ấu tẩu

Được ví như vị thuốc thần giúp xua tan đi những mệt nhọc của một ngày dài và mang lại giấc ngủ khoan khoái cho thực khách, cháo ấu tẩu cũng là một đặc sản mà du khách không thể bỏ qua. Bát cháo ấu tẩu sau khi thêm trứng gà, hành, tiêu, ớt và rau mùi dậy lên một mùi thơm ngọt ngào khiến thực khách không thể nào quên.

khám phá, trải nghiệm, cung đường đi hoàng su phì từ hà nội thì đi như thế nào?

(Ảnh: sưu tầm)

Ẩm thực nơi đây rất phong phú và đa dạng, có những món ăn là đặc sản nơi đây. Và nếu có thời gian khi đi Hoàng Su Phì Hà Giang bạn nên khám phá thêm các món ăn khác.

Như vậy trong bài viết này, chúng mình đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin về cách đi Hoàng Su Phì và các đường lên Hoàng Su Phì cho bạn thoải mái lựa chọn. Dù đi theo cách nào bạn cũng sẽ đến được vùng đất Hoàng Su Phì thân yêu. Để tiết kiệm thì đi theo Tour sẽ phù hợp đối với những người yêu thích sự tiện lợi! chúng mình chúc bạn sớm chọn được phương tiện đi phù hợp để có một chuyến đi thật ý nghĩa!

Đăng bởi: Hồng Thúy

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก