Khám Phá Kinh Nghiệm Trải Nghiệm

Kinh nghiệm tham quan Đền Quán Thánh – Một trong “Thăng Long Tứ Trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Hà Nội là trái tim của Việt Nam, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, truyền thống lâu đời của đất nước. Từ xa xưa, phong tục đi đền, chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa mà chúng ta nên gìn giữ và phát huy. Một trong những ngôi đền linh thiêng, biểu tượng cho văn hoá tâm linh của người dân mảnh đất Kinh Kỳ chính là đền Quán Thánh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng mình tham quan đền Quán Thánh để khám phá những nét đặc sắc văn hóa phía sau nhé!

1. Đền Quán Thánh ở đâu?

Đền Quán Thánh nằm ở đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và văn hóa tín ngưỡng đối với khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Đền Quán Thánh – một trong Thăng Long Tứ Trấn, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội

Bên cạnh đó, đền Quán Thánh còn được biết đến là một trong “Thăng Long Tứ Trấn” của mảnh đất kinh kỳ, là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương.

Thăng Long Tứ Trấn bao gồm đền Quán Thánh, đền Bạch Mã, đền Voi Phục và đền Kim Liên. Đây là 4 ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 phương huyết mạch của mảnh đất Thăng Long. Trong đó:

  • Đền Voi Phục – Tây trấn từ: Trấn giữ phía Tây kinh thành
  • Đền Quán Thánh – Chân Vũ quán: Trấn giữ phía Bắc kinh thành

Mỗi ngôi đền đều mang ý nghĩa và những nét đặc trưng riêng. Nơi đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng của đời sống tâm linh và văn hóa của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng.

2. Đền Quán Thánh thờ ai?

Tên gọi đền Quán Thánh bắt nguồn từ cách đọc chệch của từ Quan Thánh Trấn Võ, hay còn gọi là Trấn Vũ Quán. Đền Quán Thánh thờ vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Bắc của kinh thành Thăng Long là Huyền Thiên Trấn Vũ.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc kinh thành

Ngày nay, đền Quán Thánh là một địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của người dân Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, nơi đây cũng rất nổi tiếng với du khách thập phương nhờ kiến trúc độc đáo và các pho tượng đồng thể hiện nghệ thuật cương nhu đặc trưng của Đạo Giáo.

3. Lịch sử và sự tích đền Quán Thánh

3.1. Lịch sử đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, theo các tài liệu sử sách và những ghi chép được tìm thấy trên văn bia, đền được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893 và 1941. Đến đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc đã ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất kho để di tạo Trấn Vũ Quán cùng với pho tượng thánh Trấn Vũ. Theo đó, nghệ nhân Vũ Công Chấn là người trực tiếp chỉ huy đúc tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun thay thế cho tượng bằng gỗ trước đó.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Đền Quán Thánh được xây dựng dưới thời nhà Lý và trải qua nhiều lần tu sửa

Đến năm 1794, đời vua Cảnh Thịnh, đô đốc Tây Sơn Lê Văn Ngữ đã lệnh cho đúc thêm một chiếc khánh đồng lớn đặt ở chính điện. Khi vua Minh Mạng đi tuần thú Bắc Thành đã đổi tên thành “Chân Vũ Quán”. Ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan, nhưng bức hoành đặt trong Bái đường vẫn đề là “Trấn Vũ Quán”.

Năm 1872, trong một lần đến thăm đền, vua Thiệu Trị đã ban tiền để đúc vòng vàng đeo vào tượng thánh Trấn Vũ.

Đến năm 1962, ngôi đền chính thức được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng cần được bảo tồn.

Đến nay, đền Quán Thánh vẫn được biết đến với hai tên gọi là Quán Thánh và Trấn Vũ Quán. Trong đó, “Quán” xuất phát từ cụm từ “Đạo Quán” – tức nơi thờ tự của Đạo Giáo.

3.2. Sự tích Thánh Trấn Vũ

Thánh Trấn Vũ là một hình tượng nhân vật trong thần thoại của Việt Nam và Trung Quốc, nên có 2 sự tích về vị thánh này.

Tương truyền, Huyền Thiên Trấn vũ là vị thần được giao nhiệm vụ trấn giữ Bắc môn Thiên phủ vào thời nhà Tùy. Sau này, ngài hạ thế và đầu thai vào làm con của vua nước Tĩnh Lạc, Trung Quốc.

Đến khi trưởng thành, ngài quyết định từ bỏ quyền lực, đến tu hành tại núi Vũ Dương. Sau khi trải qua 42 năm khổ hạnh, Huyền Thiên Trấn Vũ đắc đạo và du ngoạn đến Việt Nam.

Khi đến làng Long Đỗ, sông Nhị Hà (tức Hà Nội ngày nay), ngày quyết định dừng chân để tu đạo tại một ngôi đền bên Hồ Tây. Nhờ đạo pháp cao siêu, ngài đã tiêu diệt ma quỷ, bảo vệ dân làng. Để tỏ lòng biết ơn, nhân dân đã lập đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ngay tại ngôi đền mà ngài đã tu hành và đặt tên thành Trấn vũ Quán, tức đến Quán Thánh ngày nay.

Bên cạnh đó, cũng có tích Huyền Thiên Trấn Vũ là sứ giả do Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để diệt hồ ly 9 đuôi quấy phá dân làng Long Đỗ. Do đó, khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã lập đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ để trấn yểm yêu ma quỷ quái tới làm hại dân làng.

4. Kiến trúc độc đáo của đền Quán Thánh

Đến tham quan đền Quán Thánh, du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa truyền thống cùng tín ngưỡng vô cùng đặc sắc của con người Việt Nam.

Phía trước cổng tam quan có 4 trụ đá với 4 tượng nghê trên đỉnh trụ. Xung quanh bốn cột trụ là các chi tiết nổi như mãnh hổ hạ sơn, cá hóa rồng cùng với các cặp câu đối đỏ làm tăng thêm sự uy nghi chô ngôi đền.

Tiếp đến là cổng tam quan, với cấu tạo như một phương đình gồm 3 cửa và 2 tầng. Gác tam quan là nơi đặt quả chuông bằng đồng được đúc vào năm 1677 đời vua Lê Hy Tông.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Cổng tam quan đền Quán Thánh

Bước qua cổng tam quan là đến nhà bia với nhiều bia văn tạc khắc về thời điểm trùng tu đền. Phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh chính là khu vực thờ các liệt sĩ được xây dựng theo dạng phương đình, bên trong là bàn thờ và di ảnh các chiến sĩ đã hy sinh ở khu vực đền Quán Thánh.

Tiến vào sân bái, đây là nơi để du khách thập phương bày biện, sắp xếp lễ vật. Khoảng sân nhỏ với cây đa già, xung quanh là bể cá cùng những hòn non bộ…

Khu tiền đường nằm ngay sau hòn non bộ, trước mặt khu tiền đường là 2 bức tượng voi phục được thiết kế tỉ mỉ, độc đáo. Bên trong khu tiền đường có khám thờ, án thư và bức tượng ông Trùm Trọng – nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ.

Bên trái nhà tiền đế có treo một chiếc khánh bằng đồng có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m, được đúc vào vào năm 1784.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thế kỷ 17 – 18

Tòa trung tế của đền Quán Thánh có 4 lớp mái, chính giữa tòa là bức hoành phi đề 3 chữ “Trấn Vũ Quán”. Điểm nhấn của tòa trung tế là bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ màu đen.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen

Nói về bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, trước kia được làm bằng gỗ, đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen cao 4 mét, nặng khoảng 4 tấn, ngồi oai phong trong tư thế đầu nhìn thẳng trên phiến đá cẩm thạch cao khoảng hơn 1 mét. Khuôn mặt tượng vuông chữ điền, trông oai nghiêm nhưng lại rất hiền hậu. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên kiếm, kiếm chống trên lưng rùa. Quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. (Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ).

Trải qua nhiều triều đại, đền Quán Thánh đã được trùng tu nhiều lần nhưng cơ bản không có quá nhiều sự thay đổi và được coi là một trong những quần thể kiến trúc đẹp ngày nay. Đền Quán Thánh là di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc nổi tiếng nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ đã góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

5. Thời gian diễn ra lễ hội đền Quán Thánh và giá vé tham quan

Đền Quán Thánh mở cửa từ 8h – 17h tất cả các ngày trong tuần. Vào thời điểm giao thừa đền sẽ mở cửa qua đêm.

Đặc biệt vào dịp lễ tết, ngày mùng 1 và ngày rằm (Âm lịch) hàng tháng có đông người dân địa phương hơn bình thường đến dâng hương và cầu nguyện thì đền mở cửa từ 6h – 20h.

Giá vé tham quan đền Quán Thánh là 10.000 VND/người và miễn phí vé cho trẻ nhỏ.

Vào ngày mùng 3 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm sẽ diễn ra lễ hội Đền Quán Thánh. Đây là dịp để người dân Hà Nội trở về với tâm linh để nhớ ơn vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ vừa diệt trừ yêu quá vừa là biểu tượng cho sự trấn an ở phía Bắc kinh thành Thăng Long để nhân dân được hưởng cuộc sống yên vui, thái bình.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Đền Quán Thánh là nơi diễn ra các lễ hội và hoạt động tín ngưỡng đặc sắc

Tại lễ hội này sẽ diễn ra nhiều nghi lễ với nhiều hoạt động tín ngưỡng khác nhau như: giáng bút, cầu mộng, cầu lộc. Trong đó, ý nghĩa của nghi lễ giáng bút là để khuyên bảo, răn dạy, kêu gọi của thần phù hộ cho con người trên cõi trần gian.

Bên cạnh đó, khi tới đền Quán Thánh, du khách có thể kết hợp trải nghiệm một số hoạt động khác như tham quan chùa Một Cột, Lăng Bác, chùa Trấn Quốc, công viên Bách Thảo, chợ Đồng Xuân, Hoàng Thành Thăng Long,… Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức ẩm thực xung quanh khu vực hồ Tây, một số món ăn đặc trưng nổi tiếng như: Bánh cuốn số 29 Thụy Khuê, bánh tôm Hồ Tây số 1 Đường Thanh Niên, kem Hồ Tây, hay vịt quay, heo quay Lạng Sơn ở số 40 An Dương.

6. Phương tiện và cách di chuyển đến đền Quán Thánh

Để đi đến đền Quán Thánh, du khách có thể sử dụng phương tiện cá nhân, bắt taxi hoặc xe ôm công nghệ. Phố Quán Thánh nằm ngay ở khu vực trung tâm thủ đô nên khá dễ tìm. Nếu xuất phát từ Quảng trường Ba Đình, bạn sẽ đi theo hướng đường Độc Lập và Hoàng Văn Thụ, sau đó rẽ phải vào đường Hùng Vương. Từ đường Hùng Vương, chỉ cần đi thẳng thêm 400m nữa sẽ đến nơi.

Nếu muốn trải nghiệm xe buýt, bạn có thể lên các tuyến có điểm dừng gần đền Quán Thánh như tuyến số 14, 33 và 50. Khoảng cách từ điểm dừng đến đền rất ngắn, bạn có thể đi bộ. Đặc biệt, đền Quán Thánh cũng là một điểm đến trong xe buýt 2 tầng Hanoi City Tour nên bạn có thể tham khảo phương tiện này.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Xe buýt 2 tầng dạo quanh các điểm tham quan nổi tiếng ở Thủ đô

7. Đi đền Quán Thánh nên cầu gì?

Đi lễ đền Quán Thánh, du khách có thể chuẩn bị như cách sắm lễ đi chùa cầu may vào các dịp trong năm. Theo phong tục, việc đi lễ tứ trấn được diễn ra hàng năm theo chiều thuận là Đông – Tây – Nam – Bắc, tức là đến đền Quán Thánh cuối cùng. Thứ tự lễ tại đền lần lượt sẽ là cổng tam quan, gian thờ tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và hậu cung phía sau. Đồ lễ là đồ chay, mặc tùy theo gia đình, bên cạnh đó nên chuẩn bị thêm tiền vàng và tiền để gửi hòm công đức.

Người ta thường đến đền Quán Thánh vào đầu năm với mục đích là cầu bình an, hóa giải xua đuổi tà ma, xua đuổi những điềm xấu. Đền Quán Thánh nổi tiếng là “cầu gì được nấy” nên vào dịp rằm, lễ mùng một hay dịp đầu năm, lễ hội,… đền đón tiếp hàng nghìn lượt du khách thập phương dâng hương cầu tài lộc, bình an.

khám phá, trải nghiệm, kinh nghiệm tham quan đền quán thánh – một trong “thăng long tứ trấn” của mảnh đất kinh kỳ

Đền Quán Thánh là một địa danh du lịch nổi tiêng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

8. Một số lưu ý khi đến Đền Quan Thánh

Dưới đây chúng mình xin chia sẻ với bạn một số lưu ý khi đến đền Quán Thánh, các bạn hãy note lại để chuyến tham quan của mình trở nên thuận lợi hơn nhé.

  • Khi đến đền, bạn nên mặc trang phục nhẹ nhàng, lịch sự, kín đáo, không nói tục, cười nói to và xả rác bừa bãi trong khuôn viên đền.
  • Nếu muốn vãn cảnh đền, bạn nên đi vào các ngày thường bởi lượng khách đến đền trong những ngày mùng 1, ngày rằm hay lễ tết thường rất đông.
  • Không xâm hại các hiện vật cổ trong nền, thắp hương đúng nơi quy định.
  • Có thể kết hợp tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó như Chùa Trấn Quốc, Đền Bạch Mã, Chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn…

9. Các địa điểm lưu trú gần Đền Quán Thánh

Để thuận tiện hơn cho việc tham quan đền Quán Thánh, du khách nên lưu trú tại các nhà nghỉ, khách sạn nằm quanh khu quận Ba Đình. Dưới đây là một số địa điểm mà bạn có thể tham khảo.

Tryst Hotel

  • Địa chỉ: Số 71 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 02439276363 – 0902365369
  • Giá phòng một đêm từ 570.000 VND

Tryst Hotel là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách sau một ngày dài khám phá đền Quán Thánh. Khách sạn này nằm ở vị trí gần nhiều điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô, rất thuận tiện cho việc đi lại. Phòng ốc tại đây được bài trí đơn giản, có Wifi miễn phí, TV màn hình phẳng, két an toàn, dụng cụ pha trà và cà phê, khu tiếp khách và phòng tắm riêng có vòi sen. Một số phòng có ban công. Phục vụ ăn uống tại phòng 24/7.

Moon View Hotel

  • Địa chỉ: 65 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3716 4777
  • Giá phòng một đêm từ 1.000.000 VND

Nằm ở “vị trí vàng” của quận Ba Đình, với quy mô 40 phòng nghỉ tiện nghi, Moon View Hotel sẽ là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách. Ngoài hệ thống phòng nghỉ chất lượng với mức giá tốt, khách sạn còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích như nhà hàng, quán bar, buffet sáng, đặt tour…

Smile Hotel Hanoi

  • Địa chỉ: Số 30A Trúc Lạc, Trúc Bạch, Ba Đình
  • Điện thoại: 093 316 2992
  • Giá phòng một đêm từ 300.000 VND

Nếu bạn đang tìm kiếm một khách sạn gần đền Quán Thánh thì The Autumn Homestay chính là một điểm đến dành cho bạn. Đúng nghĩa một căn homestay, The Autumn mang đến cho bạn một cảm giác thoải mái như đang ở nhà mình. Phòng nghỉ tại đây được trang trí rất xinh xắn, có ban công và góc view hồ cực xinh. Ngoài ra, homestay cùng có khu bếp và phòng ăn riêng cho bạn tha hồ trổ tài nấu nướng.

Đền Quán Thánh là một điểm đến hấp dẫn, không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Thủ đô Hà Nội, đặc biệt với những ai muốn tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng dân tộc. Hy vọng những chia sẻ của chúng mình trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến tham quan sắp tới.

Đăng bởi: Yến Trương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก