Nhật Bản

Lễ hội Bon – lễ Vu lan báo hiếu của người Nhật Bản

Nếu như Việt Nam có ngày lễ Vu lan để báo hiếu cha mẹ thì Nhật Bản cũng có một ngày lễ với mục đích tương tự. Đó là lễ hội Obon hay lễ hội Bon. Lễ hội Obon ở Nhật Bản thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm với mục đích thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên. Đây cũng là dịp đoàn tụ gia đình và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Nhật.

Nếu như Việt Nam có ngày lễ Vu lan để báo hiếu cha mẹ thì Nhật Bản cũng có một ngày lễ với mục đích tương tự. Đó là lễ hội Obon hay lễ hội Bon.

Lễ hội Obon ở Nhật Bản thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hàng năm với mục đích thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên. Đây cũng là dịp đoàn tụ gia đình và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Nhật.

lễ hội bon – lễ vu lan báo hiếu của người nhật bản

Hoạt động trong lễ Obon

1. Nguồn gốc lễ hội Obon ở Nhật Bản

Lễ hội này đã có cách đây khoảng 500 năm và liên quan đến một câu chuyện có quan hệ tới Phật giáo (và lễ Vu lan Báo hiếu ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ điển tích này).

Nguồn gốc của lễ hội Obon bắt nguồn từ một người tên là Mokuren. Ông là một đệ tử của Phật giáo đã tu hành nhiều năm và đạt được pháp lực cao siêu. Khi có được pháp lực đủ lớn, ông muốn tìm về linh hồn của người mẹ mất sớm để báo hiếu công sinh thành của bà. Khi tìm được linh hồn của mẹ ông mới biết mẹ bị đày xuống địa ngục chịu rất nhiều đau khổ. Không biết làm sao, Mokuren đã tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho linh hồn của mẹ mình. Đức Phật thấy lòng hiếu thuận của Mokuren nên đã mách cho ông một cách đó là chuẩn bị lễ vật để cúng cho các nhà tu đang tu hành trong dương gian vào đúng ngày 15 tháng 7. Mokuren làm theo và khi hoàn thành lễ cúng thì linh hồn của mẹ ông được siêu thoát có thể trở lại nhân gian gặp người thân. Quá đỗi vui mừng, ông ta đã nhảy múa khi gặp lại được linh hồn của mẹ.

lễ hội bon – lễ vu lan báo hiếu của người nhật bản

Sự tích Mokuren cứu mẹ

Câu chuyện về lòng hiếu thảo của Mokuren được rất nhiều người biết đến. Từ đó về sau, cứ hàng năm người dân Nhật Bản lại tổ chức lễ hội Obon (lễ hội Bon) để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ và đối với linh hồn của những người đã mất. Điệu nhảy mà Mokuren nhảy múa khi được gặp lại mẹ của mình cũng được người Nhật học theo và gọi điệu múa này là điệu múa Bon hay Bon Odori. Ngày nay, lễ hội này trở thành dịp để đoàn tụ gia đình và tham gia các tục lệ truyền thống như nhảy múa hay thả đèn lồng trôi sông.

2. Thời gian diễn ra lễ hội Bon ở Nhật Bản

Theo truyền thuyết, Mokuren đã làm lễ cúng các nhà sư vào ngày 15 tháng 7. Đúng ra, ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày mà lễ hội Obon được tổ chức. Tuy nhiên mỗi vùng lại hiểu truyền thuyết theo một cách khác nhau. Điều này dẫn đến việc lễ hội Bon có nhiều thời điểm tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng khác nhau. Hiện có 3 mốc thời gian chính diễn ra lễ hội Bon ở Nhật Bản:

  • Bon tháng 7: lễ hội Bon tháng 7 được gọi là Shichigatsu Bon được tổ chức vào ngày 15/07 theo dương lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Bon tháng 7 có thể nhắc đến như Tokyo hay Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.
  • Bon truyền thống: lễ hội Obon truyền thống được tổ chức vào ngày 15/07 theo Âm lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Obon theo ngày 15 tháng 7 âm lịch có thể kể ra như tỉnh Shimane, tỉnh Hiroshima, tỉnh Kagawa, tỉnh Kochi ..
  • Bon tháng 8: đây là lễ hội Bon được tổ chức phổ biến nhất tại Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Lễ hội Obon lớn nhất Nhật Bản được biết đến là lễ hội Obon ở Kyoto.

3. Những điểm đặc trưng trong lễ hội Obon

3.1. Đón và tiễn linh hồn trong lễ hội Bon

Tương tự như ngày lễ Vu lan ở Việt Nam, ngày lễ Obon của Nhật Bản cũng phải đón các linh hồn về nhà và lễ tiễn linh hồn trở lại âm phủ. Tuy lễ Obon được diễn ra vào ngày 15 nhưng thường ngày 13 sẽ là ngày mà các gia đình đốt lửa (đốt đuốc) để giúp các linh hồn tìm được đường trở về nhà. Ngày 14 và 15, linh hồn sẽ ở lại nhà và được người nhà dâng lên các đồ cúng là các món ăn truyền thống. Ngày 16, các gia đình sẽ dâng lên bánh Okuridango để tiễn linh hồn trở về âm phủ. Vào ngày 16, người ta cũng thực hiện đốt lửa giống như như ngày 13 để tiễn linh hồn.

Loại bánh được dùng đề đón, tiễn linh hồn trong ngày lễ Obon

3.2. Dâng lửa soi đường cho linh hồn

Việc dâng lửa soi đường cho linh hồn trở về nhà là phong tục mà bất kỳ gia đình nào cũng sẽ làm trong lễ hội Obon. Người ta sẽ đốt đuốc ở trong vườn hoặc cài trước cổng để dẫn đường cho linh hồn trở về.

lễ hội bon – lễ vu lan báo hiếu của người nhật bản

Lễ đón lửa để dẫn đường cho các linh hồn về chốn dương gian

Một số vùng thậm chí còn tổ chức những lễ dâng lửa với quy mô rất lớn. Điển hình về lễ dâng lửa soi đường có lẽ phải kể đến lễ dâng lửa ở Kyoto. Năm đám lửa lớn sẽ được đốt lên biểu trưng cho lễ dâng lửa của ngày Obon. Mỗi đám lửa sẽ thể hiện một chữ và được đốt trên sườn núi tạo thành một chữ bằng lửa khổng lồ có thể chiêm ngưỡng được từ xa. Năm chữ được đốt trong lễ hội Obon ở Kyoto là chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền (trong số 5 chữ có 2 chữ Đại được đốt cùng 3 chữ khác tạo thành 5 chữ).

3.3. Bon Odori – điệu múa của ngày lễ Bon

Trong lễ hội Bon, rất nhiều nơi đều tổ chức thành các lễ hội lớn và trong lễ hội người ta tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn nhưng không thể thiếu được điệu múa Bon Odori. Theo truyền thuyết, Mokuren khi biết linh hồn của mẹ đã được siêu thoát ông đã quá vui mừng và nhảy múa. Điệu múa đó được người ta truyền lại và gọi là Bon Odori. Chính vì thế, Bon Odori là điệu múa đặc trưng thể thiếu trong lễ hội Obon.

Điệu múa Bon Odori

3.4. Viếng mộ người thân trong ngày lễ Obon

Vào thời gian này rất nhiều người trong các gia đình thường đi viếng mộ. Họ thường dọn dẹp các mộ phần cho sạch sẽ, dâng hoa, thắp hương, dâng nước để thờ cúng tổ tiên. Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình lại tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Đây là khoảng thời gian quan trọng để tưởng nhớ đến những người đã khuất.

lễ hội bon – lễ vu lan báo hiếu của người nhật bản

Hoạt động viếng mộ trong lễ Obon

3.5. Nhiều hoạt động sôi nổi được tổ chức trong ngày lễ Obon

Lễ hội Obon cũng giống như rất nhiều lễ hội khác. Các địa phương tổ chức lễ hội Obon như một lễ hội truyền thống với rất nhiều hoạt động sôi nổi như lễ dâng lửa, biểu diễn điệu múa Bon Odori hay các trò chơi dân gian hấp dẫn rất nhiều người tham gia. Trong lễ hộ này, dưa hấu là một trong những loại quả được ưa chuộng và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong lễ hội từ các trò chơi cho đến dùng để trang trí hay để bày bán cũng đều có cả.

3.6. Nghi thức thả thuyền giấy trong lễ hội Obon

Nghi thức thả thuyền giấy (Toro Nagashi) trong lễ hội Obon là nghi thức kết thúc lễ hội. Những chiếc thuyền giấy nhỏ bên trong được thắp nến sẽ được thả ở các con sông với mục đích tiễn đưa linh hồn trở về. Những ngọn nến bên trong thuyền có ý nghĩa giống như việc dâng lửa để tiễn linh hồn trở về nơi thuộc về họ. Một số nơi, khi nghi thức thả thuyền giấy được diễn ra cũng là lúc những màn pháo hoa rực rỡ được bắt đầu để báo hiệu kết thúc lễ hội Obon.

lễ hội bon – lễ vu lan báo hiếu của người nhật bản

Lễ thả thuyền – kết thúc ngày lễ Obon

4. Lịch nghỉ lễ Obon năm 2021

lễ hội bon – lễ vu lan báo hiếu của người nhật bản

Lịch nghỉ lễ Obon trong năm 2021 (từ 13 đến 16 tháng 8)

chúng mình.blog hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ được biết thêm thông tin về một ngày lê khá đặc biệt của người Nhật. Nếu các bạn đang sinh sống ở Nhật thì hãy tranh thủ hòa mình vào không khí của lễ hội Obon nhé. Chúc các bạn một kỳ nghỉ lễ vui vẻ!

Nguồn: Tổng hợp

________________________ Theo dõi chúng mình để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

Đăng bởi: Ngô Thị Bích Ngân

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก