Khám Phá Trải Nghiệm

Lễ hội Nàng Hai Tiên Thành - Lễ hội của tín ngưỡng và lịch sử

Trải qua những thăng trầm lịch sử, Lễ hội Nàng Hai của xã Tiên Thành (Phục Hoà) được gìn giữ với ý nghĩa là một tục lệ cầu mùa, được người dân tổ chức qua nhiều đêm hát xướng với nội dung vừa để tưởng nhớ nàng công chúa Tiên Dao của nhà Mạc, vừa là để mời các Nàng Hai – tức các con gái của Mẹ Trăng ở trên trời xuống thăm trần gian và giúp người dân trong công việc làm ăn.

Lễ hội Nàng Hai của nhân dân xã Tiên Thành (Phục Hoà) là lễ hội cổ truyền vừa mang tính tâm linh vừa mang tính khoa học lịch sử, bởi nó vừa thể hiện tín ngưỡng dân tộc, vừa phản ánh nguyện vọng của dân tộc Tày nói riêng và các dân tộc khác nói chung trong sự sinh tồn, trong bối cảnh nông thôn miền núi. Nhưng mặt khác, lễ hội cũng gắn liền với quá trình phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: nhà Lê, nhà Mạc. Từ năm 1945 trở về trước, Lễ hội Nàng Hai ở Tiên thành được tổ chức theo định kỳ 3 năm/lần. Nhưng từ năm 1945 đến 1975, nhân dân xã Tiên Thành đã dốc toàn bộ sức người, sức của cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước nên không tổ chức.

khám phá cao bằng, lễ hội sự kiện, lễ hội nàng hai tiên thành - lễ hội của tín ngưỡng và lịch sử

Nghi thức xin lửa

Từ sau năm 1975 đến nay, Lễ hội Nàng Hai của nhân dân xã Tiên Thành được khôi phục lại và được tổ chức 4 lần: lần 1 vào năm 1977 do xã tự đứng ra tổ chức; lần 2 vào năm 1997 do Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch phục dựng; lần 3 vào năm 2004 được tổ chức ở quy mô cấp xã.
Năm 2012, với khẩu hiệu “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá là trách nhiệm của các cấp, ngành và của mọi người dân; Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương”, huyện Phục Hoà đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để ngày Lễ hội Nàng Hai được phục dựng công phu với nhiều chi tiết theo nguyên bản của lễ hội.

khám phá cao bằng, lễ hội sự kiện, lễ hội nàng hai tiên thành - lễ hội của tín ngưỡng và lịch sử

Thầy cúng làm lễ cúng

Lễ hội Nàng Hai năm nay được tổ chức tại xóm Nưa Khau, xã Tiên Thành (Phục Hoà) với đầy đủ nghi lễ của một lễ hội truyền thống, bắt đầu từ lễ đón trăng (Nàng Hai) được bà con trong xóm tổ chức từ ngày 30 tháng Giêng đến ngày 22/3 âm lịch là trung tâm của lễ hội làm lễ đưa các Nàng Hai trở về trời.
Tham gia Lễ hội có Mẹ Trăng- là người phụ nữ có cuộc sống gia đình hạnh phúc, thành đạt, hát giỏi được bà con xóm Nưa Khau chọn và 24 cô gái đóng vai các nàng tiên, trong đó, chọn ra hai cô gái tài sắc để đóng hai chị em Trăng. Nàng Trăng chị mặc áo vàng, trên đầu vấn khăn có buộc một dẻ vải màu vàng chéo qua trên khăn. Nàng Trăng em mặc áo đỏ, trên đầu buộc dẻ vải màu đỏ. Các nàng tiên mặc áo chàm, trên đầu các cô đều có buộc dẻ vải màu đỏ, hoặc màu vàng. Các cô tiên được gọi là các mụ nàng đi phục vụ cho hai nàng Trăng.

khám phá cao bằng, lễ hội sự kiện, lễ hội nàng hai tiên thành - lễ hội của tín ngưỡng và lịch sử

Lễ vật cúng

Lễ tiễn các nàng Trăng về trời được tổ chức long trọng trong một ngày. Trước khi ra làm lễ đưa tiễn các nàng Trăng về trời ở ngoài đồng, Mẹ Trăng và các nàng Trăng phải làm lễ chia tay trong lều đón Trăng. Trong suốt buổi sáng, họ hát các bài hát chia tay, nội dung đưa tiễn các nàng Trăng về trời, hẹn năm sau lại mời các nàng xuống thăm trần gian, giúp người dân trong công việc mùa màng.
Bên cạnh các điệu hát Nàng Hai, lễ hội cũng được phục dựng một cách công phu, kỹ lưỡng với nhiều chi tiết: từ các thẻ cắm 4 góc sân ngăn không cho tà ma bốn phương xâm phạm nơi làm lễ với lều Trăng được dựng giữa sân, các mâm lễ vật dâng các nàng Trăng và thần thổ địa. Cạnh các mâm có đặt những chiếc thuyền đẽo bằng gỗ, trong đó có một chiếc to, trang trí đẹp hơn. Con thuyền tượng trưng để đưa hai nàng Trăng và chở của cải, hoa trái dưới dương gian đưa lên tiến cho các Mẹ Trăng lên trời.

khám phá cao bằng, lễ hội sự kiện, lễ hội nàng hai tiên thành - lễ hội của tín ngưỡng và lịch sử

Nghi thб»©c trб»« tГ

Trước cửa lều Trăng là những hàng cọc dựng lên thành khung, trên những khung đó được trải những tấm vải lợp qua, tạo thành một đường vòng quanh sân. Những khung lợp vải này gọi là “trại mùng mành” để đoàn các mẹ và các nàng Trăng đi qua khi làm lễ. Sau khi làm lễ chia tay trong lều đón Trăng, phần lễ trong buổi chiều là các điệu múa tiễn đưa các Nàng Hai. Điệu múa diễn ra dưới trại “mùng mành” được dựng theo hình dáng của một chiếc cầu – tượng trưng cho con đường đưa các nàng Trăng từ trần gian trở về trời.Khi kết thức điệu múa và các bài hát chia tay nàng Trăng, đưa của cải lên thuyền cho các mẹ Trăng, các mụ nàng vừa đi xung quanh lều Trăng, vừa dùng tay du mạnh những cột lều để cho lều đổ. Sau đó, các nàng phụ khiêng hai sào hoa và một người già cầm chiếc thuyền to nhất đi thả xuống nước.

khám phá cao bằng, lễ hội sự kiện, lễ hội nàng hai tiên thành - lễ hội của tín ngưỡng và lịch sử

Nghi thức tiễn Mẹ Trăng vượt lên biển trời

Cùng với đoàn hành lễ, đông đảo bà con các dân tộc trong xã, du khách gần xa cũng đi theo đoàn lễ để tiễn các nàng Trăng về trời, tạo thành một lễ rước đông vui. Con thuyền đưa các nàng Trăng và chở hoa trái dương gian cung tiến cho các Mẹ Trăng trên trời được thả xuống một khu ruộng nước, với ước vọng và niềm tin của người dân về một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống thanh bình, khang thái mà các Mẹ Trăng ban tặng cho trần gian.

 

Đăng bởi: Dâu Tây

YOLO! Khám phá các huyện ở Cao Bằng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก