Kiên Giang Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Nhà tù Phú Quốc hay nhà lao Cây Dừa là cái tên đã không còn quá xa lạ gì tại thiên đường đảo ngọc. Một cái tên chỉ cần nhắc đến là hiện ra bao sự hải hùng, man rợ của những hình thức tra tấn khắc nghiệt. Một cái tên ban đầu chẳng ai biết đã bỗng chốc đã trở thành một nhà tù với tên gọi địa ngục trần gian.

Nội dung bài viết

Nhà tù Phú Quốc

Nằm tại thị trấn An Thới về phía cực Nam của đảo Phú Quốc. Nhà tù Phú Quốc hay còn gọi là nhà lao Cây Dừa, một nhà tù được biết đến là nơi lưu dấu của những tội ác mang rợ. Chỉ khoảng thời gian chưa đầy 8 năm, qua hai thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Lịch sử đã được chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh cũng như tra tấn man rợ của cai ngục Việt Nam Cộng Hòa.

Thời kháng chiến chống Pháp

Vào năm 1949, trước tình thế bại trận và có khả năng bị tiêu diệt trước quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tướng lĩnh tỉnh Hồ Nam Hoàng Kiệt đã dẫn hơn 30,000 quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng chạy sang Việt Nam để cầu cứu Pháp. Trong tình hình này, Pháp đã đồng ý cho quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng đóng quân trên đảo Phú Quốc.

Tình hình thay đổi, 4 năm sau (1953) theo lệnh của Tưởng Giới Thạch, Hoàng Kiệt đã đưa quân trở về lại Đài Loan. Lúc rời khỏi Phú Quốc, các căn cứ quân sự nhà cũng như đồn điền, nhà cửa đều giữ nguyên vẹn, không phá bỏ. Thấy vậy, Pháp đã tận dụng là lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gồm 4 khu nhà giam A, B, C, D.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Tù binh tại nhà tù Phú Quốc thời Pháp

Với diện tích rộng lớn của một nhà tù nằm cách biệt hoàn toàn với đất liền. Chỉ gần 1 năm áp dụng, Pháp đã đưa gần 14,000 tù binh ra giam tại Phú Quốc. Số tù bình này đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng) và tù binh bắt được trên chiến trường Bắc, Trung, Nam.

Trong quá trình bị giam giữ và tra tấn man rợ của Pháp. Tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa đã đấu tranh bất khuất kiên cường, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng. cũng trong thời gian này đã có 200 tù binh vượt ngục và 99 người chết do bị tra tấn.

Sau Hiệp định Genever, tháng 7 năm 1954 Pháp trao trả tù binh và quyền quản lý nhà tù cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà lao Cây Dừa lại bước sáng một giai đoạn mới, dã man và kinh hoàng hơn.

Thời kháng chiến chống Mỹ

Sau khi Pháp trao trả tù binh và giao quyền kiểm soát nhà tù cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hòa. Vào cuối năm 1955, một trại giam mới đã được xây ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa hay còn gọi là Nhà lao Cây Dừa.

Khác với lúc trước, nhà tù kỳ này được phân chia thành nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Toàn cảnh nhà tù Phú Quốc xưa

Bắt đầu cho những ngày u tối, ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định. Tại nhà lao Gia Định, 598 được lập hồ sơ rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang chở về Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện “Việt Cộng” hoặc “thân Cộng” cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa để giam giữ.

Sau 7 tháng kể từ ngày giam giữ (từ tháng 2 – 9 năm 1956). Nhiều cuộc tổ chức vượt ngục đã diễn ra với hơn 100 tù nhân, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Nổi bật trong cuộc vượt ngục này là sự có mặt của các nhân vật như Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng – thủ tướng thứ hai của Việt Nam cộng Hòa) và đồng chí Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá).

Trước tình hình bất ổn này, năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đã đưa số tù chính trị ở “Trại huấn chính Cây Dừa” về đất liền, và đây một số ra nhà tù Côn Đảo. Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn… Riêng tại Phú Quốc, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xây thêm một trại giam rộng 400 ha ở thung lũng An Thới, cách “Căng Cây Dừa” cũ 2 km.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Tù binh đang chết dần, chết mòn tại nhà tù Phú Quốc

Tại trạm giam mới này, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa phân thành 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D với trên 400 nhà giam. Trại giam này được đặt tên là Trại giam tù binh Phú Quốc. Với sự xuất hiện của trại giam này, Phú Quốc trở thành trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, giam giữ hơn 32,000 tù binh (40,000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).

Điều đáng nói trong số 32,000 tù binh này có khoảng 12000 tù nhân là bộ đội chủ lực; bộ đội địa phương khoảng 9,000 người (chỉ tính miền Nam); 20,000 tù nhân là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị; hơn 2000 sĩ quan, hạ sĩ quan, 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ chính trị trung cấp, sơ cấp (trong đó có 10 tỉnh ủy viên, trên 40 huyện ủy viên) và trên 200 chi ủy viên.

Vào tháng 5 năm 1969, một cuộc tổ chức vượt ngục táo bạo tại khu B2 đã diễn ra thành công, tác động mạnh mẽ đến tinh thần đấu tranh của những chiến sĩ cách mạng.

Những nhục hình ghê rợn tại nhà tù Phú Quốc

Trong thời gian chưa đầy 8 năm (từ tháng 6/1967 – 3/1937), tại trại giam Phú Quốc có hơn 4,000 người chết, hàng nghìn người bị thương và hàng chục người bị tàn phế.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Đánh đập dã man là điều xảy ra hàng ngày tại nhà tù Phú Quốc

Hầu hết tất cả tù binh đều bị tra tấn những hình phạt, tra tấn dã man như như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, anh em đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao làm phân hóa hàng ngũ địch, diệt ác ôn, tổ chức vượt ngục để tiếp tục đấu tranh.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Tra tấn tù binh bằng roi cá đuối tại nhà tù Phú Quốc

Cho đến nay, dù quá khứ đã khép lại, thế nhưng khi nhắc lại ký ức tại nhà tù Phú Quốc. Nỗi ám ảnh vẫn hiện hữu trong suy nghĩ của những người tù cách mạng thời đó. Và khi lịch sử được khơi lại, tinh thần bất khuất lại hiện lên với chí kiên cường đầy mạnh mẽ.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Tra tấn bằng cách giam ngoài trời nắng tại nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc – điểm tham quan phải một lần đến

Từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những tù binh cách mạng qua từng thế hệ; Nhà tù Phú Quốc là minh chứng sống cho cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại. Chính vì thế, trong chuyến hành trình đến đảo ngọc Phú Quốc, nhà tù là điểm đến không thể bỏ lỡ.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Bên trong một nhà giam tại nhà tù Phú Quốc

Đến tham quan nhà tù Phú Quốc, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến hệ thống phòng giam trong nhà, ngoài trời đầy khắc nghiệt. Cùng với đó là các dụng cụ tra tấn và các mô hình minh họa rợn người được phục dựng lại đúng nguyên mẫu.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Hệ thống phòng giam chuồng cọp tại nhà tù Phú Quốc

Bên cạnh các hệ thống giam giữ và tra tấn tù bình. Những hình ảnh mô tả, các tư liệu ghi chép thực tế sẽ là điều kinh hải với ai khi nhìn về quá khứ tàn khóc. Tuy nhiên, nhắc đến điều này không phải để hiềm khích, căm hận. Mà để cho thế hệ sau biết rằng, sự hy sinh của những người tù cách mạng là công lao to lớn góp phần vào cuộc chiến kiến quốc vĩ đại.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Hàng rào kiên cố tại nhà tù Phú Quốc

Công nhận nhà tù Phú Quốc

Để đánh dấu cho tinh thần bất khuất trong cuộc chiến đấu tranh giành độc lập. Đặc biệt là tô điểm cho một dấu ấn anh hùng của những chiến sĩ cách mạng kiên trung với đất nước. Năm 1995, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận nhà tù Phú Quốc là khu di tích cấp quốc gia.

nhà tù phú quốc – địa ngục trần gian nơi thiên đường đảo ngọc

Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc

Tổng thể trong khu di tích lịch sử quốc gia là tượng đài hình nắm tay – biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc. Nghĩa trang liệt sĩ – nơi tổ quốc ghi công và an nghĩ của những chiến sĩ cách mạng. Khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng trên nền đất cũ để đánh dấu cho những sự kiện anh hùng.

Thông tin tham quan

  • Địa chỉ: Nhà tù Phú Quốc – xã An Thới – thị Trấn An Thới – huyện Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang.
  • Thời gian: 7h30 – 17h00

Kafin

Đăng bởi: Hằng Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Kiên Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก