Khám Phá Trải Nghiệm

Nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Là một nhân viên mới, bạn có từng ‘nhụt chí’ khi không thể hòa nhập với các thành viên khác trong công ty hay không?

Thực tế cho thấy, bạn không phải người duy nhất trăn trở về vấn đề này. Kỹ năng chuyên môn tốt là điều đáng hoan nghênh, tuy nhiên, thái độ và cách giao tiếp của bạn với mọi người cũng là những yếu tố rất quan trọng, giúp bạn có được thiện cảm ngay từ những ngày đầu làm việc.

Lắng nghe câu chuyện của Mai để thấu hiểu tâm tư của ‘lính mới’ cũng như cách mà cô vượt qua những bỡ ngỡ trong những tháng đầu đi làm.

Trăm mối tơ vò của nhân viên mới

Mai tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành kế toán, đã có hơn 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Trước đây, cô công tác tại một công ty nước ngoài. Nhưng sau đó, do người quen giới thiệu, cô nhận làm kế toán cho công ty chuyên về phần mềm. Tuy quy mô không lớn nhưng lương bổng tương đối ổn, lại gần nhà, không quá áp lực, Mai quyết định bỏ công ty cũ và đến đây làm.

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Nhận việc với thái độ đầy hào hứng nhưng Mai không thể lường trước những điều gì đang chờ đợi mình tại nơi làm việc mới (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Phòng kế toán có 5 nhân viên, dĩ nhiên, Mai là ‘lính mới’ và thuộc dạng ít tuổi nhất. Chính vì vậy, cô luôn tập trung trong công việc, tránh để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Chính vì vậy, cô được ban giám đốc tin tưởng, giao phó những sổ sách báo cáo tài chính quan trọng của công ty.

Những tưởng hoàn thành tốt công việc là một lợi thế giúp cô ‘lấy lòng’ được mọi người nhưng có lẽ, Mai đã suy nghĩ quá đơn giản. Trong khoảng thời gian vùi đầu vào giấy tờ và những con số, không quan tâm đến chuyện bên lề nơi công sở, Mai đã vô tình biến mình thành tâm điểm chú ý của hội chị em. Điều tiếng về ‘nhân viên mới chảnh chọe, khó gần’ cũng dần được lan rộng khiến Mai rơi vào tình trạng khổ sở vì không thể hòa nhập.

Để giải quyết tình trạng này, Mai chủ động bắt chuyện với mọi người nhiều hơn. Khi ăn cơm cũng ngồi chung một nhóm với các chị trong phòng. Tuy nhiên, càng cố gắng, Mai càng cảm thấy mình là ‘người thừa’ trong câu chuyện của mọi người.

Tất cả mua hoa quả tráng miệng để ăn chung, nhưng không ai mời cô ăn cùng. Họ làm ngơ, coi như không có sự hiện diện của Mai ở đó. Thậm chí, khi có một người trong nhóm nói bóng gió về việc bàn chật, họ vô tư nói: “Mai ơi, em ngồi qua bên kia đi. Bàn này nhỏ, ngồi được ít người. Nguyên bọn chị là đẹp đội hình rồi. Em chịu khó nhé” khiến Mai muối mặt chuyển sang chỗ khác.

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Cuộc sống công sở của Mai bỗng chốc chìm trong bế tắc

Tuy thể hiện thái độ kỳ thị ra mặt nhưng mỗi khi có việc vặt cần nhờ, mọi người lại rất thân thiện gọi Mai ‘làm giúp’. Đành rằng trưởng phòng có thể sai bảo nhân viên, nhưng ngay cả giữa nhân viên với nhau, những ma cũ cũng chẳng ngần ngại kêu cô rót nước, pha trà, photo tài liệu…

Tình trạng này diễn ra suốt 1 tháng đầu đi làm, khiến mỗi ngày thức dậy, Mai lại ‘thở ngắn, than dài’, không muốn đến cơ quan vì quá ám ảnh trước những chiêu trò nơi công sở. Thậm chí, cô còn tính đến nước nghỉ việc cho…lành.

Thế cục thay đổi từ sau chuyến du lịch

Vì khó hòa nhập nên Mai thực sự đắn đo khi giám đốc thông báo về buổi du lịch kết hợp team building cho công ty, củng cố văn hóa doanh nghiệp. Ban đầu, cô định không đi vì vẫn e ngại cảm giác ‘như người thừa’ trước đó. Tuy nhiên, sau đó, do ban nhân sự động viên, Mai cũng quyết định lên đường, cho mình một cơ hội nữa để hòa nhập. Mai thực sự không ngờ, chuyến đi này đã khiến mình thay đổi toàn bộ suy nghĩ trước đó về công ty và những người đồng nghiệp.

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Chuyến du lịch Team Building giúp Mai kết nối gần hơn với mọi người (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Trong chuyến đi, Mai hăng hái tham gia các trò chơi tập thể, xung phong thi hát để giật giải về cho cả phòng. Tuy chỉ nhận được giải ba, nhưng thái độ của mọi người trong phòng với Mai cũng khác hẳn. Họ thân thiện hơn, chủ động chúc mừng Mai và mời cô ngồi cùng bàn với mọi người trong phòng.

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?
khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Nhận thấy đây là tín hiệu tốt để hòa nhập, Mai chủ động bắt chuyện với từng người, chia sẻ về cảm nhận khi tham gia các hoạt động tập thể. Từ đây, cô bỗng nhận ra, chị An trưởng phòng không khó tính như mình vẫn tưởng. Ngược lại, còn rất chăm tự sướng check – in. Anh Hùng vốn khắt khe trong công việc, nhưng hóa ra lại là người hài hước, thích bông đùa. Trong khi đó, Ngọc, người từng khiến cô có cảm giác ‘bị bắt nạt’ lại là người cởi mở nhất, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong những ngày đầu đi làm với Mai và dành lời khen ngợi đến sự chuyển biến tích cực trong cách hành xử của cô với mọi người trong phòng.

Nhờ Ngọc, Mai mới nhận ra, chính việc tập trung cao độ vào những con số, không quan tâm đến mọi người xung quanh và gương mặt nghiêm túc của cô đã vô tình tạo khoảng cách với những người đồng nghiệp.

Nhận biết được vấn đề, Mai càng thêm động lực thay đổi. Ngày thứ hai trong chuyến du lịch với cô tràn ngập niềm hứng khởi. Mai chủ động đi chung với mọi người trong phòng, cùng tham gia những trò chơi Team building bựa, lầy với thái độ hào hứng và kết hợp nhịp nhàng với những người đồng nghiệp.

Mai bỗng nhận ra, mình đang nhìn tập thể này dưới một lăng kính khác. Không chỉ những người trong phòng, ngay cả sếp cũng thực sự gần gũi trong mắt cô. Người đàn ông thường xuyên đăm chiêu với giấy tờ, sổ sách, nay cười vang khi bị tố ‘chơi bẩn’, hay rơm rớm nước mắt khi được nhân viên bất ngờ tổ chức sinh nhật trong chuyến đi.

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Tinh thần Mai phấn chấn hơn rất nhiều sau chuyến du lịch (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Đồng thời, Mai cũng nhận ra, văn hóa tại công ty là Tôn trọng – Đổi mới – Đồng đội. Nơi làm việc ‘ác mộng’ từng khiến cô sợ hãi, nay trở thành điểm đến đầu mới mẻ, nơi nhân viên được Nói thẳng, Lắng nghe và Bao dung, nơi mỗi người được tạo điều kiện để Sáng tạo không ngừng, nơi làm việc với tinh thần Đồng tâm – Tập thể – Chân tình.

Chuyến đi khép lại, trong Mai có thật nhiều cảm xúc. Cô nhận ra, để hiểu một tập thể cần nhiều hơn sự nỗ lực ban đầu. Chúng ta phải thật sự mở lòng mình và nhìn nhận mọi người một cách bao dung, đúng đắn thay vì phán xét chủ quan, nhận định vội vàng.

Team Building – Nơi tình thân gắn kết

Câu chuyện của Mai là một ví dụ điển hình cho quá trình hòa nhập của một nhân viên mới. Mặc dù khi tuyển dụng, bạn đã khẳng định chắc chắn rằng ‘lính mới’ sẽ rất dễ hòa nhập với văn hóa công ty, nhưng họ vẫn có thể không cảm thấy như vậy ngay trong một sớm một chiều.

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?
khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Nếu thiếu đi sự hòa nhập về văn hóa, họ sẽ có tâm lý như một ‘người thừa’. Từ đó nảy sinh tâm lý bất mãn, ảnh hưởng đến công việc chung.

Để xóa bỏ tâm lý này, bạn cần giúp nhân viên nhìn nhận đúng về vai trò của mình. Bởi chính họ là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của công ty. Đây chính là trách nhiệm của người lãnh đạo và đội ngũ nhân sự, cần hỗ trợ nhân viên hòa nhập với tổ chức một cách tự nhiên.

Hoạt động Team Building là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn. Nếu đội ngũ nhân sự đủ mạnh và sáng tạo, các doanh nghiệp có thể tự mình lên kế hoạch cho những hoạt động này. Tuy nhiên, với các sự kiện có quy mô lớn, sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp kết hợp cùng đối tác bên ngoài để xây dựng lịch trình hợp lý.

 

khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?
khám phá, trải nghiệm, nhân viên mới nản chí vì bị đối xử như 'người thừa', làm thế nào để khắc phục?

Họ là những đơn vị có đủ kinh nghiệm lẫn nguồn lực để xây dựng một chương trình Team Building hoàn hảo, quy mô lớn với những hoạt động phản ánh rõ nét văn hóa doanh nghiệp mà bạn muốn truyền tải.

chúng mình đơn vị uy tín, được các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn trong suốt 9 năm hình thành và phát triển. Tính riêng năm 2018, tổng số +5000 doanh nghiệp đã hợp tác với chúng mình, nhằm tổ chức những chuyến du lịch Team Building chất lượng, tạo nền móng vững chắc trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

HOTLINE  024.7307.50.60

Linh Lê

Đăng bởi: Hường Nguyễn Thị

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก