Giày

Những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

1. Phục hồi giày có đế ố vàng

Một số loại giày thường gặp tình trạng ố vàng ở đế có thể kể đến như: Nike Air Force 1, Nike Air Jordan, Adidas dòng đế boost, Adidas Stan Smith, Adidas Superstar…

Nguyên nhân

  • Sử dụng bàn chải cứng, chất tẩy rửa mạnh trong quá trình vệ sinh giày. Làm mất đi lớp sơn phủ của nhà sản xuất tạo điều kiện cho chất bẩn dễ bám vào đế giày gây hiện ố vàng ở đế.
  • Phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Tần suất sử dụng một đôi giày quá nhiều và không vệ sinh giày thường xuyên để các vết bẩn bám sâu trên đế giày. Một khi đế đã ố vàng thì vệ sinh chắc chắn sẽ không ra nữa.
  •  Để giày ở nơi ẩm ướt, chồng đè lên nhau…

Các phục hồi giày

Sử dụng dịch vụ repaint đế

Repaint đế là cách phục hồi giày có đế bị ố vàng được khôi phục về trạng thái ban đầu. Repaint có thể hiểu đơn giản là cách dùng màu Angelus (hoặc màu chuyên dụng dành để vẽ trên giày) phủ từng lớp lên bề mặt đế ố vàng. Có thể từ 2-3 lớp hoặc nhiều hơn để che lấp đi màu ố vàng. Kết thúc quá trình reapint sẽ phủ một lớp finisher để bảo vệ màu khỏi trầy xước, bong tróc. Thông thường đế giày sau khi phục hồi có thể giữ màu tầm 3-5 tháng tùy vào mức độ sử dụng và cách chăm sóc giày.

Ngoài ra đây cũng là cách phục hồi giày cũ trở nên như mới bằng cách repaint cho cả đế và thân giày.

những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

2. Phục hồi giày có thân bị ố vàng (vải)

Giày làm bằng chất liệu vải đặc biệt là giày màu trắng thường xuất hiện tình trạng ố vàng ở thân. Một số cái tên có thể kể đến như: Vans, Converse, Zara Mickey…

Nguyên nhân

  • Khi ra ngoài đường bụi bẩn sẽ bám vào giày nếu tích tụ trong một thời gian dài. Nó sẽ gây ra tình trạng cũ và có những vết ố khó vệ sinh. 
  • Giày tiếp xúc các vết bẩn như dầu ăn, tương ớt, nước mưa,… không được xử lý ngay lập tức thì nó sẽ dần biến thành những vết ố khó phai và mất nhiều thời gian để xử lý.
  • Giày sau khi vệ sinh, phơi ngoài nắng, phơi không đúng cách đều xuất hiện tình trạng ố vàng.

Cách phục hồi giày

những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

3. Phục hồi giày có thân bị bạc màu

Nguyên nhân

  • Dùng các chất tẩy rửa mạnh để giặt giày khiến cho giày nhanh bạc màu hơn so với tuổi thọ thông thường.
  • Để giày tiếp xúc với các chất hóa học, các chất tẩy lâu ngày.
  • Bảo quản giày không đúng cách: để giày ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp khiến giày bạc màu nhanh chóng.
    những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

Các phục hồi giày bạc màu

Tùy thuộc vào chất liệu giày để lựa chọn cách nhuộm hoặc repaint cho thân giày khôi phục về màu sắc như mong muốn.

những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

4. Giày bung keo, hở đế

Nguyên nhân

  • Khi giày tiếp xúc với các chất tẩy rửa quá nhiều sẽ xuất hiện các phản ứng oxi hóa – khử. Gây dãn nở lớp keo ở đế giày, dần dần chúng sẽ bị bung ra và hư hỏng.
  • Ngâm giày trong nước quá lâu hoặc để giày bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật hoạt động. Gây ảnh hưởng xấu tới chất liệu của giày và có khả năng phá hủy lớp dính của keo dán ở dưới đế giày. 
  • Đế giày ẩm càng lâu thì các vết keo dán giày sẽ càng dễ bị bung ra. 

Cách khắc phục 

Dán

  • Đối tượng áp dụng: Dùng cho các trường hợp giày bị hở keo phần mép và đế nhẹ (hở mũi giày, mép hở khoảng 1 lòng tay,..), đế bị rớt các chi tiết nhỏ,….
  • Phương pháp: Có thể dùng keo dán cố định lại. Tuy nhiên hãy sử dụng loại keo chuyên dụng dành riêng cho việc dán giày để gia tăng độ bền.
  • Đối tượng áp dụng: giày có đế làm bằng chất liệu nhựa dẻo cò thể đâm kim khâu may. Giày bị bung hai bên hông mép đế hoặc dưới mặt đế tùy vào tình trạng của giày.
  • Về độ thẩm mỹ: khâu may sẽ để lộ đường chỉ nên không thẩm mỹ bằng dán.
  • Về độ bền: khâu may chắc chắn sẽ bền hơn dán. Vì khi ta sử dụng giày, di chuyển nhiều, các lớp keo mới dán sẽ chịu tác động mạnh trong một thời ngắn cũng sẽ bung keo trở lại.
  • Phương pháp: khâu may viền đế hoặc khâu may mặt đế. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào kết cấu của đôi giày để lựa chọn cách khâu may sao cho phù hợp. Sau khi hoàn thành dịch vụ, đế giày sẽ được cố định chắn chắn hoàn toàn như ban đầu. 

những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

Trường hợp đế giày hỏng nặng, đế không còn tái sử dụng được nữa. Thì ta nên thay luôn mặt đế hoặc bộ đế mới để đảm bảo sự an toàn. Ngoài ra để hạn chế tình trạng bị mài mòn, gây trơn trượt, da tăng tuổi thọ giày có thể dán sole/vibram/topy…để bảo vệ mặt đế giày

5. Giày trầy da, bong tróc, giày da bị nứt

Nguyên nhân

  • Không có thói quen vệ sinh giày thường xuyên. Tạo cơ hội cho bụi bẩn và mồ hôi, nấm phát triển khiến logo, da giày dễ bong tróc hơn.
  • Xếp giày giày lộn xộn sẽ khiến bề mặt giày dễ bị thay đổi cấu trúc, dễ nhăn nheo, ẩm mốc.
  • Để giày dưới ánh nắng trực tiếp với tác động của nhiệt độ cao. Giày nhanh chóng bị bong tróc.
  • Thời tiết ẩm ướt hoặc nắng nóng gay gắt khiến da dễ bị trầy xước hơn.
  • Hoạt động mạnh, di chuyển nhiều. Va vấp vào vật cứng cũng là tác nhân khiến tình trạng giày bị xước, bị trầy.
  • Chăm sóc và bảo quản giày chưa đúng cách.
    những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

Cách phục hồi giày 

Sử dụng các đắp filler sơn phủ lên vết bong tróc trên giày. Đối với logo bị tróc có thể dùng cọ nhúng vào màu sơn Angelus để vẽ lại. Ngoài ra cách tốt nhất nên đem đến các cửa hàng chăm sóc giày để họ phục hồi cho bạn. Vì khi làm tự nhà, bạn không có đủ dụng cụ. Không biết cách sẽ càng làm giày hư và mất thẩm mỹ hơn.

những “căn bệnh” thường gặp và cách phục hồi giày

Đăng bởi: Võ Thành Chiến

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก