Khám Phá

Những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

In Flexo, in Offset, in kỹ thuật số, in lụa… là những công nghệ in ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Mỗi loại công nghệ in ra đời vào các thời điểm khác nhau sẽ có ưu nhược điểm riêng.

1. Công nghệ in Flexo

In Flexo (Flexography) là công nghệ in có bản in nổi được tạo bằng cao su hoặc nhựa polyme. Các bản in được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Các phần từ cần in có bề mặt nổi cao hơn các phần tử không in trên bản in. Mực được chuyển từ khay mực sang một trục quay tròn được nhúng một phần trong khay mực. Trục này quay tròn và tiếp xúc với một trục anilox có khả năng giữ một lượng mực cụ thể vì nó chứa hàng ngàn giếng nhỏ.

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in Flexo

Trục anilox quay tròn tiếp xúc với tầm bản in với độ dày mực đồng đều và nhanh chóng. Bản in quay quanh trục tròn tiếp xúc với bề mặt cần in để cho ra hình ảnh cần in. Hình ảnh trên khuôn in là ngược chiều. Để đảm bảo lượng mực vừa đủ, không quá nhiều trên bản in; Một thanh gạt mực được sử dụng để gạt mực thừa trên trục anilox trước khi trục anilox tiếp xúc với bản in. Để ép bề mặt tiếp xúc đều với bản in. một trục ép bằng cao su ép bề mặt cần in vào bản in.

In Flexo thường được ứng dụng in trên nhiều bề mặt vật liệu khác như: nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, in cốc và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.

In Fleox hiện nay đang được ứng dụng nhiều nhất trong In Flexo cuộn.

2. Công nghệ in Offset

Với những ưu điểm nổi bật, in offset được coi là công nghệ in ấn hiện đại nhất. Công nghệ in offset đã ra đời từ rất lâu nhưng sau này nhờ sự hỗ trợ của công nghệ chế bản điện tử và điều khiển học nên chất lượng in đã đạt đến trình độ cao, có thể in ra những sản phẩm với độ sắc nét và màu sắc tinh tế mà nhìn bằng mắt thường có thể tương đương với hình chụp, chủ yếu là in trên chất liệu giấy.

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in Offset

Công nghệ in offset được sử dụng khá nhiều trên thị trường hiện nay. Quy trình là các hình ảnh dinh mực in được ép lên các tấm offset(được làm bằng cao su) trước rồi ép tấm offset này lên giấy. In tốt trên bề mặt giấy, bìa cứng, carton nhựa hoặc chỉ cần chất liệu có bề mặt phẳng là được. Thích hợp in tờ rơi, name card, in lịch tết sách báo, bao bì…

3. Công nghệ in UV

In UV là phương pháp giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường được gọi là mực in UV offset. Công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường, vì phải có hệ thống sấy khô mực UV và các công đoạn khác như: xử lý corona, flame, plasma, UV nitro,… để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized.

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in UV

In UV có ưu điểm là mực khô nhanh, sức bề mặt căng. Đây là vấn đề quan trọng khi in trên nhựa bằng mực UV, để mực UV có thể bám tốt trên bề mặt thì năng  lượng bề mặt phải lớn( ít nhất là phải lớn hơn sức căng bề mặt của mực UV). Ưu điểm của in UV là không long tróc khi va chạm, vận chuyển.

In UV được dùng nhiều cho các sản phẩm:

  • In tem nhãn dược phẩm
  • Lịch để bàn.
  • Lịch treo tường.
  • Bao lì tết.
  • Bao bì hộp ngành dược.
  • Hộp bánh cao cấp.
  • Hộp rượu.
  • Nhãn mác rượu, bia…

Tìm hiểu thêm về công nghệ in này trong bài In UV.

4. Công nghệ in Typo

Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johann Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in.

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in Typo

Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in.

In catalogue bằng công nghệ in ấn typo là một công nghệ in ấn cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in.

Phương pháp in typo sắp chữ chỉ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim loại độc hại) nên đã được cho lên bàn thờ từ lâu. Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng… vẫn còn được sử dụng.

5. Công nghệ in lụa

Năm 1914, tại San Francisco, California, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in lụa

Phân loại kỹ thuật in lụa:

Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:

  • In lụa trên bàn in thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
  • In lụa trên máy in tự động

Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm hai loại:

  • In dùng khuôn lưới phẳng
  • In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Theo phương pháp in, có tên gọi:

  • In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
  • In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
  • In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được

Cho dù in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy thì kỹ thuật in lụa cũng bao gồm những công đoạn chính như sau: làm khuôn in; chế tạo bàn in, dao gạt; pha chế chất tạo màu, hồ in; và in.

Đặc điểm:

  • In được trên mọi vật liệu chỉ cần có mực in phù hợp
  • In được trên các sản phẩm đã gia công hoàn thiện: như in lịch phôi sẵn, in cốc, in bóng bay,
  • In lụa thường có tốc độ chậm
  • Sau khi in phải phơi, là, sấy để khô mực và hồ in.

6. Công nghệ in ống đồng

Đây là một công nghệ in ấn trong đó những chi tiết hình ảnh cần in được khắc lõm vào một trục in kim loại. Khi in, mực in được dẫn lên khuôn in bít đầy bản khắc và nhờ áp lực của máy hình ảnh phẩn từ in sẽ được in lên bề mặt vật liệu. In ống đồng thường được ứng dụng trong sản xuất số lượng lớn như in báo chí, bao bì, màng co nilon…

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in ống đồng

7. Công nghệ in kỹ thuật số – in Laser

Năm 1969, máy in Laser được phát triển bởi Gary Starkweather, một nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn Xerox.

Phần quan trọng nhất của máy in laser là trống cảm quang được phủ một lớp film hợp chất selen nhạy sáng có đặc điểm là trong bóng tối nó có điện trở rất cao và hoạt động như một tụ điện. Trống được tích điện cao thế khi lăn qua cây tích điện.

khám phá, những công nghệ in phổ biến được dùng trong in tem nhãn

Công nghệ in Laser

Nguyên lý hoạt động: Tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục. Tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. cường độ tia laser mạnh yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của điểm ảnh. Tại những vị trí khác nhau trên trống cảm quang sẽ có điện trở khác nhau. Khi lăn qua dây tích điện sẽ có điện tích khác nhau và hút mực nhiều hay ít tùy thuộc và điểm tích điện khi trống lăn qua hộp mực và tạo lên hình ảnh cần in.

Khi trống lăm qua bề mặt giấy in, nội dung cần in được truyền lên giấy. In laser sử dụng mực dạng bột. Bột mực được nấu chảy khi tờ giấy đi qua trục sấy với nhiệt độ khoảng 260 độ C và cùng với lực ép của trục sấy mực in nóng chảy sẽ bám chặt lên mặt giấy. In laser màu cũng có nguyên lý như in laser đen trắng nhưng thay vì 1 hộp mực đen trắng; nó sẽ có thêm các hộp mực màu cơ bản: đen, vàng, magenta và cyan.

Ưu điểm của công nghệ in laser là:

  • Phù hợp với in tại văn phòng
  • Tốc độ nhanh hơn in phun kỹ thuật số
  • Phù hợp với in số lượng ít, cần lấy ngay vì từ file thiết kế in thẳng lên giấy

Nhược điểm:

  • In số lượng lớn có chi phí cao
  • Chất lượng in kém hơn in offset
  • Chi phí đầu tư máy lớn.

Lựa chọn công nghệ in nào hoàn toàn phụ thuộc vào mặt hàng doanh nghiệp bạn sản xuất, nhu cầu sử dụng, điều kiện tài chính. Hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định hợp lý nhé!

Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên SNP – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên SNP

Website: sonnguyen.com.vn

Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0979 26 22 30

Email: [email protected]

Đăng bởi: Thái Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก