Hành trình chinh phục những đỉnh cao mới của bạn sẽ có thêm rất nhiều trải nghiệm thú vị, mới mẻ và không kém phần phiêu lưu với gợi ý top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam dưới đây. Cùng Travelgear đi khám phá sự đặc biệt của từng ngọn núi nhé!

Hành trình chinh phục độ cao của những dãy núi huyền thoại dường như là không giới hạn. Núi càng cao càng hiểm trở lại càng mang đến sức hút lớn. Và đó là lý do những đỉnh núi cao nhất thế giới luôn là đích nhắm lý tưởng của các nhà thám hiểm leo núi. Dưới đây là danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Được xem là nóc nhà của Đông Dương thuộc dãy Hoàng Liên Sơn với tầm cao mà bất kì ai cũng muốn chinh phục. Leo núi Fansipan chắc chắn là một trong những trải nghiệm mới mẻ đầy thử thách nhưng không kém phần thú vị. Đó là lý do để các bạn không nên bỏ qua những thông tin hữu ích cho bài viết này. Biết đâu ở những chuyến đi sắp tới bạn sẽ cần đến thì sao?

Là ngọn núi luôn giữ cho mình những nét hoang sơ, kì vĩ của tự nhiên nhưng cũng không kém phần mộng mơ và độc đáo, vì thế mà núi Putaleng Lai Châu từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của bạn ưa xê dịch. Hãy cùng mình khám phá về ngọn núi ở vùng đất Tây Bắc này trong 3 ngày 2 đêm ngay nhé.

Tà Năng Phan Dũng – một trong những giấc mơ chinh phục thiên nhiên của người trẻ yêu thích mạo hiểm, trải nghiệm. Đây là một cung đường trekking có độ khó cao, thử thách sức khỏe, độ dẻo dai cũng như ý chí của con người rất nhiều. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn lịch trình và kinh nghiệm trekking Tà Năng Phan Dũng 2020 từ A-Z.

Nếu như Vũng Tàu nổi tiếng với những dãy cát trắng, bờ biển hoang sơ, Đồng Nai với sự màu mỡ của đất đai, những con thác tự nhiên thì khi trekking Bù Gia Mập Bình Phước bạn sẽ thấy được nét đẹp của cỏ cây lá rừng nơi đây. Mang một nét đẹp chất chứa của tự nhiên, của những khu rừng nguyên sơ, đây chính là địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ.

Đến với Ninh Thuận không thể không nhắc đến vườn quốc gia núi Chúa, nơi sở hữu thiên nhiên hoang dã và hệ sinh thái đa dạng. Một trong những trải nghiệm thú vị ở vườn quốc gia này chính là trekking xuyên rừng. Nếu như lần đâu tiên bạn ...

Có thể nói trekking trong rừng luôn đem đến cho người trải nghiệm những cảm giác lí thú, khó quên khi được đặt chân vào chốn đại ngàn, hòa mình cùng thiên nhiên. Một trong những địa điểm du lịch và trekking ở Lâm Đồng được giới trẻ vô cùng yêu thích đó là vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm trekking Bidoup Núi Bà đầy đủ và chi tiết nhất.

Núi Chứa Chan ở Đồng Nai hay còn gọi là núi Gia Lào, là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ, được gọi với cái tên Đệ nhị thiên sơn nằm ở độ cao 837m so với mực nước biển. Đến với núi Chứa Chan, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên trong lành hay tham quan các di tích lịch sử của địa phương. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm, lịch trình leo núi Chứa Chan (Gia Lào) Đồng Nai.

Núi Lảo Thẩn được mệnh danh là nóc nhà Y Tý, một trong những địa danh đẹp nhất nhưng cũng bí ẩn nhất của mảnh đất Tây Bắc. Khám phá Lảo Thẩn là một hành trình không hề dễ dàng nhưng sẽ là cơ hội để bạn hòa mình cùng thiên nhiên, săn mây trên đỉnh núi tuyệt đẹp. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm leo núi Lảo Thẩn Lào Cai và lịch trình trekking đầy đủ từ A-Z. 

Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với biển xanh, cát trắng trải dài mà nơi đây còn có nhiều ngọn núi đẹp với các di tích tâm linh gắn bó với đời sống tinh thần của người dân. Núi Thị Vải là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch như thế. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm leo núi và cắm trại núi Thị Vải Vũng Tàu chi tiết nhất. 

Núi Cấm An Giang là ngọn núi cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long và được mệnh danh là “Đà Lạt” thu nhỏ của miền Tây. Hiện nay, núi Cấm là một địa điểm du lịch giải trí, hành hương thu hút rất nhiều du khách trong và ngoại tỉnh. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm du lịch và leo núi Cấm An Giang đầy đủ, chi tiết nhất.

Nếu bạn đang cần tìm một địa điểm trekking vừa đủ hiểm trở để thử thách đôi chân nhưng cũng vừa đủ đường đi để bản thân có thể chinh phục trong khoảng thời gian nhất định, thì Tà Chì Nhù chính là một điểm đến như thế. Sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm và lịch trình trekking Tà Chì Nhù 2 ngày 1 đêm chi tiết nhất!

Núi Bạch Mộc Lương Tử hay có tên gọi khác là Kỳ Quan San. Là một trong những ngọn núi có độ cao thứ 3 ở Việt Nam. Chắc chắn hành trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử không hẳn là lựa chọn dễ dàng và suôn sẻ, đặc biệt với những phượt thủ lần đầu đến với ngọn núi này. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm và lịch trình 2 ngày 1 đêm chi tiết dưới đây nhé!

Thuộc vùng núi Tây Bắc nổi tiếng với những cao nguyên trải dài thơ mộng, với những ngọn núi cao ngút ngàn, hùng vĩ. Từ lâu, Lào Cai đã trở thành điểm đến lý tưởng dành cho các bạn trẻ. Trong đó không thể không kể đến Nhìu Cồ San ...

Những con đường mòn thường có bề mặt khô cằn và gồ ghề, cho nên khi đi thường gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay cả những đôi giày da chắc chắn nhất cũng sẽ trông hơi tơi tả sau khi hoàn thành chuyến đi. Ngoài vấn đề về các vết trầy xước, vải da cũng dễ bị khô và nứt. Vì vậy, để giúp đôi giày của bạn bền lâu hơn và hoạt động tốt hơn, bạn cần biết cách chăm sóc giày leo núi vải da đúng cách

Ngay cả những đôi giày vừa vặn cũng cần phải tốn thời gian để làm quen với đôi chân của bạn. Nếu bạn dành thời gian để “break-in” (làm mềm) đôi giày leo núi mới, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi phượt. Tuy nhiên, mỗi đôi giày có thời gian làm mềm khác nhau; bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm mềm giày leo núi đúng cách. 

Nếu bạn dành bất kỳ thời gian nào để trượt tuyết trong chuyến đi leo núi, bạn và bạn bè của bạn phải mang theo 3 thiết bị quan trọng: máy thu phát tuyết lở (còn gọi là đèn báo tuyết lở), đầu dò và xẻng. Biết cách chọn máy thu phát tuyết lở sẽ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn nếu một trận tuyết lở xảy ra.

Một chiếc xẻng xúc tuyết được thiết kế để sử dụng khi đi leo núi có thể xử lý nhiều công việc khác nhau, nhưng cứu hộ tuyết lở dễ dàng là điều không thể thiếu. Bài viết này cung cấp các gợi ý hướng dẫn lựa chọn và sử dụng xẻng xúc tuyết đúng cách.

Bạn thường leo núi và cảm thấy chân bạn hay bị đau, phồng rộp, hoặc khó chịu và làm cản trở sự thích thú của chuyến đi chơi của bạn? Nếu vậy, bạn có thể muốn xem bài viết hôm nay về cách chọn lớp lót cho giày leo núi để mang lại sự thoải mái và hỗ trợ thêm cho bàn chân.

Có những lúc khi bạn không thể nắm giữ các mấu đá nhỏ hoặc các cạnh có kích thước bằng đồng xu để leo lên vách đá. Đó chính là một thời điểm tốt để học cách sử dụng Hangboard để luyện tập leo núi đá. Hangboard là một dụng cụ thể thao được làm bằng nhựa hoặc gỗ và có nhiều loại mấu bám mà bạn có thể thực hành lên.

Dựa trên địa hình, người leo núi băng xen kẽ giữa hai kỹ thuật cơ bản. Kỹ thuật của Pháp hoạt động tốt nhất trên các sườn dốc thấp. Họặc kỹ thuật của Đức hoạt động tốt nhất trên địa hình rất dốc hoặc thẳng đứng. Bài viết này sẽ thảo luận về thiết bị leo núi và các kỹ thuật cơ bản giúp hướng dẫn leo núi băng tốt nhất.

Tuyết chính là một trong những lý do hấp dẫn của các môn thể thao trên tuyết. Tuy nhiên, những tình huống không ngờ đến như tuyết lở có thể xảy ra khi bạn đang leo núi tuyết. Để giúp hạn chế rủi ro, bài viết này tóm tắt tầm quan trọng của cách lựa chọn thiết bị an toàn tuyết lỡ phù hợp. Thiết bị này sẽ không ngăn bạn tham gia vào trận tuyết lở. Tuy nhiên, nó cung cấp cơ hội sống sót cao nhất nếu tai nạn xảy ra.

Bảo vệ môi trường khi leo núi là rất quan trọng vì người leo núi cũng giống như những người khách lạ trên vùng đất của quốc gia khác. Cho dù trên đất công cộng hoặc tư nhân, các khu vực leo núi được chia sẻ với những người leo núi khác và thường bởi những khách du lịch khác. Do đó, nắm rõ các nguyên tắc không để lại dấu vết khi leo núi sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tác động đến môi trường thiên nhiên.

Tầm quan trọng của việc chọn dây đai bảo hộ chính xác có thể trở nên khá rõ ràng khi bạn ở trên mặt đá hoặc mặt băng. Kiểu leo núi của bạn sẽ xác định loại đai bảo hộ dành cho bạn.

Những người leo núi trượt tuyết, leo núi băng, và những người leo núi vùng cao đều cần một chiếc rìu băng để chinh phục những ngọn núi đó. Lựa chọn rìu băng leo núi phù hợp chủ yếu dựa trên kích thước và hoạt động của bạn, cùng với chiều dài, trọng lượng, hình dạng và xếp hạng CEN của rìu.

Carabiner đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ loại hình leo núi nào. Để tăng cường sự an toàn của bạn, hãy chắc chắn bạn biết cách bảo quản và vệ sinh khóa carabiner. Bài viết này cung cấp cho bạn những lời khuyên cơ bản về kiểm tra, làm sạch, chà nhám và bảo quản carabiner của bạn.

Vì dây đai bảo hộ của bạn giúp kết nối bạn với đá, điều quan trọng là phải đánh giá mức độ hao mòn một cách thường xuyên. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về việc dây đai bảo hộ không an toàn, hãy thay thế nó ngay lập tức. Bài viết này bao gồm những điều cơ bản, cách vệ sinh và bảo quản dây đai bảo hộ leo núi

Một sợi dây thừng leo núi là cuộc sống của bạn trên các vách đá. Vệ sinh và bảo quản dây thừng leo núi đúng cách là rất quan trọng cho sự an toàn của bạn và để đảm bảo tuổi thọ dài cho dây. Biết khi nào nên thay thế một sợi dây cũng rất quan trọng.

Trong khi tất cả những người leo núi đều khao khát đạt đến đỉnh cao của một ngọn núi, thì việc tụt dây xuống cũng quan trọng không kém. Hạ thấp người leo núi là những gì hầu hết chúng ta làm khi mới bắt bắt đầu leo ​​núi. Cách tụt dây xuống khi leo núi là một kỹ năng thiết yếu để bạn trở thành một nhà leo núi thành thạo.

Mặc dù việc đào tạo kỹ thuật leo núi phù hợp và có vóc dáng săn chắc là rất quan trọng đối với trải nghiệm leo núi thành công, nhưng trang bị dụng cụ và thiết bị leo núi địa hình cần thiết là một trong những yếu tố giúp chuyến leo núi của bạn suôn sẻ hơn.

Thực hiện một cuộc thám hiểm leo núi kỹ thuật hoặc leo núi nhiều ngày là một thách thức lớn sẽ tạo ra những kỉ niệm ấn tượng lâu dài. Việc học các kỹ thuật leo núi thích hợp thông qua một người hướng dẫn có kinh nghiệm và tham dự các buổi đào tạo về bí quyết luyện tập khi leo núi địa hình sẽ giúp củng cố các kỹ năng leo núi của bạn tốt hơn.

Đế đinh cho giày leo núi, hay còn gọi là crampon là một thiết bị cần thiết để thám hiểm và trải nghiệm an toàn trên băng tuyết. Với chúng, bạn có thể băng qua sông băng, leo lên những con dốc tuyết, leo lên những thác nước đóng băng và những tảng đá phủ đầy băng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để chọn đế đinh cho giày leo núi chính xác nhất.

Trong một chuyến leo núi điển hình, đế đinh có thể bị lạm dụng rất nhiều từ việc đi bộ và leo trèo trên các tuyến đường hỗn hợp giữa tuyết và đá. Dưới đây là một số lời khuyên về cách vệ sinh và bảo quản đế đinh cho giày leo núi tốt nhất.

Các hình thức leo núi khác nhau đòi hỏi các loại carabiner khác nhau. Để chọn và sử dụng carabiner đúng cách, trước tiên bạn phải hiểu sự khác biệt giữa chúng. Có ba lĩnh vực chính để xem xét bao gồm hình dạng, kiểu chốt, kích thước, trọng lượng và sức mạnh. Một khi bạn hiểu được sự khác biệt, hãy nghĩ về loại hình leo núi nào bạn thực hiện và cách bạn sử dụng carabiner sẽ xác định loại bạn cần mua.

Thiết bị hãm dây hoạt động như một phanh thắng trên dây thừng leo núi bằng cách áp dụng ma sát với nó. Thiết bị này kết hợp với bàn tay sẽ giúp giữ căng trên dây và giúp bảo vệ người leo núi. Tóm lại đây là một thiết bị cần thiết để leo núi an toàn; bài viết dưới đây sẽ hướng dân bạn cách chọn thiết bị hãm dây phù hợp nhất dựa vào hình thức leo núi của bạn.

Nếu bạn là một nhà leo núi truyền thống đầy tham vọng, bạn sẽ muốn có một loạt các thiết bị bảo hộ động và tĩnh (còn gọi là: pro). Bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn lựa chọn thiết bị bảo hộ khi leo núi, chủ yếu là thiết bị tĩnh. 

Leo núi thể thao dễ tiếp cận hơn leo núi truyền thống, cả về vị trí và chi phí trang bị. Đây là một loại hình thể thao vui vẻ, cạnh tranh, dễ dàng hoàn thành nhiều tuyến đường khó khăn trong một chuyến đi chơi, khiến cho giới trẻ càng ngày càng tìm đến môn thể thao này nhiều hơn.

Khi bạn tiến bộ hơn từ việc leo với neo trên đỉnh đến leo tự do, việc ngã có thể khiến bạn rơi xa hơn gấp hai lần so với khi bạn móc vào chốt cuối cùng. Học cách ngã đúng cách khi leo núi đá, bạn sẽ giúp bản thân mình giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Biết cách sử dụng móc dây hai đầu khi leo núi tự do là một trong những yếu tố an toàn và rất đơn giản để thực hiện. Mở chốt carabiner bằng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn (hoặc chỉ cần nhấn vào vị trí chốt) và kẹp nó vào chốt trên vách đá.

Cần mang theo thiết bị gì, mang theo như thế nào và làm thế nào để đeo chúng trong khi leo núi là những cân nhắc quan trọng khi bạn tiến bộ trong kỹ năng leo núi truyền thống. Trong bài viết này, chúng mình sẽ thảo luận về một số hướng dẫn chuẩn bị thiết bị leo núi cần thiết, bao gồm cách mang tất cả các loại chốt, nêm chèn, carabiner, móc dây hai đầu, v.v.

Nếu bạn đặt mục tiêu trở thành một người leo núi truyền thống, bạn sẽ cần có một loạt các thiết bị bảo hộ. Trong bài viết này, chúng mình sẽ tập trung hướng dẫn lựa chọn thiết bị bảo hộ động.

Mountaineering là một loại hình leo núi, và liên quan đến việc sử dụng nhiều kỹ năng leo đá, tuyết và đường mòn để đạt đến đỉnh. Vậy mountaineering là gì? Mountaineering có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn: luyện tập các động tác thể thao, leo dốc trên một tảng đá bên đường hoặc leo tự do trên các tuyến đường có chốt tại một địa điểm leo núi yêu thích.

Mũ bảo hiểm leo núi được thiết kế với mục đích để bảo vệ bạn trước những tình huống nguy hiểm phổ biến khi leo núi như khi đá hoặc đồ vật rơi trên đầu bạn, bạn bị trượt tay và đập vào tường, bạn bị đập đầu phần tường hoặc đá nhô ra. Biết cách lựa chọn mũ bảo hiểm leo núi sẽ giúp đảm bỏa an toàn cho đầu của bạn tối đa.

Ngay cả khi bạn chưa từng trải nghiệm trên khu vực leo núi ngoài trời, bạn có thể nghe thấy ai đó nói về hệ thống xếp hạng mức độ khó của leo núi và leo khối đá khi mô tả một tuyến đường leo. Những gì hệ thống này mô tả là mức độ khó của việc leo lên và xếp hạng theo hệ thống thập phân Yosemite (YDS). Mặc dù được ứng dụng chủ yếu ở ngoài trời, hệ thống này cũng được sử dụng để đánh giá độ khó của tuyến đường trong các phòng tập thể dục leo núi.

Khi bạn đang leo núi cùng với sợi dây thừng của mình, một giá đỡ tốt cũng quan trọng như người bạn hỗ trợ đáng tin cậy. Tuy nhiên nếu bạn chỉ tham gia leo núi truyền thống, bạn sẽ cần phải biết hướng dẫn chọn dây nối, dây đai, và dây dù leo núi. Cùng với dây thừng leo núi, các loại dây này đều có thể được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau.

Leo núi tự do là một hình thức thể thao thú vị và đầy thách thức. Nó cho phép bạn trải nghiệm vách đá một cách mới mẻ và thúc đẩy bản thân về thể chất và tinh thần theo những cách mà bạn không thể đạt được khi leo núi với neo trên đỉnh.

Học cách đặt thiết bị bảo hộ khi leo núi tự do là một kỹ năng thiết yếu khi bạn tiến bộ như một người leo núi truyền thống. Có nhiều loại thiết bị bảo hộ khác nhau, bao gồm chốt, các loại nêm chèn, nêm lục giác, và nhiều hơn nữa. Đặc điểm chung là chúng có thể tháo rời, trái ngược với các thiết bị cố định được bảo vệ lâu dài với đá (như bu lông).

Nếu bạn là người hỗ trợ thành thạo, bạn sẽ sẵn sàng học cách hạ người leo núi tự do đúng cách. Sự khác biệt lớn giữa việc hạ và đỡ trên đỉnh là bạn dành phần lớn thời gian của mình để việc nhả dây thừng, thay vì kéo căng nó.

Một kỹ năng cơ bản mà bạn cần trang bị khi leo núi là học cách gút dây thừng khi leo núi. Chặng leo núi của bạn có thành công hay không phụ thuộc khá lớn vào sự thành thạo của bạn ở mảng này. Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả các cách gút dây, tạo nút thắt và nối dây thừng khi đi leo núi cùng với video hướng dẫn đi kèm.

Khi bạn lần đầu tiên leo ​​núi với neo trên đỉnh, bạn luôn muốn có một người leo núi có kinh nghiệm hơn lắp đặt mọi thứ cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết cách đặt neo trên đỉnh để có thể tự do trải nghiệm mà không bị lệ thuộc người khác.

Mỗi mấu bám leo núi khác nhau sẽ có một hình dạng độc đáo và đòi hỏi một kỹ thuật khác nhau để tận dụng tối đa. Biết được cách bám tay nào sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để chinh phục một tuyến đường và giúp bạn hỗ trợ những người leo núi khác. Bài viết bên dưới sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn bám tay đúng cách khi leo núi.

Một trong những trang thiết bị quan trọng khi leo núi chính là mấu neo. Đây chính là dụng cụ chủ yếu hỗ trợ bạn leo lên đỉnh an toàn hơn, tuy nhiên để thiết lập mấu neo có thể khá khó khăn với những người mới bắt đầu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí mấu neo khi leo núi chính xác nhất.

Khi bạn đã trang bị giày leo núi, dây đai bảo hộ, thiết bị hãm dây, khóa carabiner và mũ bảo hiểm, việc mua thiết bị tiếp theo là một vài bộ móc dây hai đầu. Trong bài viết hôm nay, Travelgear sẽ hướng dẫn chọn móc dây hai đầu chi tiết nhất.

Phấn leo núi là một phụ kiện leo núi cần thiết, giúp bạn bám vững hơn trên những mấu bám và chống ẩm. Bạn cũng có thể chọn phấn dựa theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các loại phấn, hướng dẫn cách chọn và sử dụng phấn leo núi

Mặc dù một số người leo núi trong nhà không bao giờ mạo hiểm vượt ra ngoài khu vực kiểm soát của họ, nhưng đối với hầu hết chúng ta, leo núi ngoài trời chắc chắn là một vị trí đáng để thử thách trong tương lai. Nếu bạn quyết định thử thách chính mình, thì hướng dẫn leo núi ngoài trời này sẽ hỗ trợ bạn.

Bouldering có nghĩa là leo khối đá, đây là một hình thức leo núi đơn giản nhất, không cần dây thừng, dây đai bảo hộ và các thiết bị khác trên các mặt đá vì chúng thường thấp hơn các bức tường tại các khu vực leo núi tự do. Bài viết dưới đây sẽ đề cập những kiến thức và kinh nghiệm leo khối đá dành cho người mới bắt đầu.

Leo núi và leo khối đá là những con đường tuyệt vời để thử thách bản thân. Học các kỹ năng và bí quyết luyện tập để leo núi là một đầu tư xứng đáng về cả thời gian và năng lượng.

Những người leo núi có kinh nghiệm không sử dụng toàn bộ sức mạnh để leo lên tường, mà dùng kỹ thuật của họ bằng cách sử dụng những động tác di chuyển được thiết kế để giúp họ đối phó với các vấn đề cụ thể. Nếu bạn muốn trở thành một người leo núi giỏi hơn, những kỹ thuật và tư thế leo núi chuẩn nhất trong bài viết này sẽ giúp bạn

Danh sách vật dụng cần thiết khi leo núi địa hình này sẽ giúp bạn không quên bất cứ điều gì quan trọng. Đối với các chuyến đi nhiều ngày, bạn sẽ cần thêm các thiết bị để đi phượt, cắm trại hoặc hiking.

Nếu bạn yêu thích môn thể thao leo núi đá, dây thừng là một trong những trang thiết bị không thể thiếu. Bài viết này sẽ hương dẫn bạn cách chọn dây thừng leo núi phù hợp với loại hình leo núi bạn dự định tham gia.

Nếu bạn thích học cách leo trèo, hoặc bạn muốn tìm cách tăng cường sức mạnh và kỹ năng leo núi của mình, tham gia leo núi trong nhà là một cách tuyệt vời để nâng cao kỹ năng. Bài viết này sẽ gợi ý một số kinh nghiệm leo núi trong nhà dành cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để đỡ người leo núi đúng cách là một kỹ năng cần thiết nhất khi leo núi, bởi vì khi người leo núi bị ngã, hoàn toàn phải dựa vào kỹ năng của người đỡ để đảm bảo an toàn. Đó là một mối quan hệ tin tưởng tuyệt đối giữa người leo núi và người đỡ.

Ngoài những Sapa, Đà Lạt,... đã quá nổi tiếng và được nhiều người khám phá thì Mộc Châu cũng không nằm ngoài danh sách bởi sự hoang sơ và thơ mộng của nó. Mình đã đi & đúc kết khá nhiều kinh nghiệm, nay mình sẽ chia sẻ để các bạn mới chuẩn bị đi hoặc sắp đi sẽ có nhiều kinh nghiệm bổ ích nhé!

Có thể nói, Tây Ninh từ trước đến nay không phải là nơi mà mọi người nghĩ đến mỗi khi đi du lịch. Nhưng vài năm gần đây, nơi này đã xây dựng thêm nhiều đị điểm vui chơi mới, khiến “hội” yêu du lịch không thể không đặt chân đến. Vơi vị trí không quá xa Sài Gòn, vùng đất này trở thành một điểm đến thích hợp để du lịch Tây Ninh tự túc cho những ai không muốn đi biển hè này.

Câu chuyện nam phượt thủ 24 tuổi tử vong tại Tà Năng để lại sự xót xa lớn cho cộng đồng. Vậy trước khi du lịch bụi, bạn cần phải có kỹ năng gì để bảo vệ tính mạng của mình? Vậy chúng ta nên xem & học hỏi 9 bí kíp sinh tồn khi bị lạc trong rừng dành cho dân Phượt dưới đây nhé !

Trong những ngày hè nóng nực, không gian ồn ào, huyên náo nơi thành phố có thể làm cho bạn cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi. Một chuyến dã ngoại leo núi, cắm lửa trại là một giải pháp tuyệt vời để bạn thư giãn và giải nhiệt cho ngày hè này đấy. Núi Chứa Chan đang là một trong những điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn để chinh phục ở phía nam.

Ngũ Chỉ Sơn Sapa không phải ngẫu nhiên mà dân phượt gán cho cái tên “ngọn núi đẹp nhất Tây Bắc”, mà bạn phải đến tận nơi, đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa mới thấy sự kì vĩ đến mê đắm của nó. Mặc dù không phải là đỉnh núi in dấu nhiều bước chân của phượt thủ vì địa hình hiểm trở, cheo leo; nhưng người ta vẫn phải thừa nhận rằng vẻ đẹp và sức hút của núi Ngũ Chỉ Sơn quá lớn.

Mấy năm trở lại đây, trào lưu “phượt” đã lan rộng và được yêu thích trong giới trẻ. Tuy nhiên, trên những cung đường đẹp như trong cổ tích là những hiểm nguy rình rập. Vì vậy các bạn trẻ nếu có đam mê những chuyến hành trình thì cần phải chuẩn bị thật kỹ để chuyến đi của mình được an toàn. Hãy cùng nghe các những “phượt gia” từng có nhiều năm đi phượt chia sẻ kinh nghiệm chinh phục 4 địa điểm được rất nhiều bạn trẻ muốn khám phá.

Trên 1 Group của các bạn đam mê xê dịch có xuất hiện bài đăng về việc chóp núi Bà Đen bị phá hoại , sau khi đăng tải thì vụ việc đã nhận được sự lên án của cộng đồng phượt cũng như sự phẫn nộ của người dân trước việc chóp độ cao bị phá vì thiếu ý thức .

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก