Top 71+ bài viết kinh nghiệm leo núi đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Kinh nghiệm leo núi Rinjani trên đảo Lombok
  2. Kinh nghiệm leo núi Ijen mà không cần local guide
  3. Kinh nghiệm leo núi Putaleng mùa hoa đỗ quyên đẹp như tiên cảnh
  4. Kinh nghiệm leo núi Chư Yang Lắk từ A-Z dành cho các bạn mới bắt đầu
  5. Núi Hàm Rồng Sapa có gì đẹp? Kinh nghiệm leo núi cho chuyến đi an toàn
  6. Bật mí những kinh nghiệm leo núi Bà Đen Tây Ninh chi tiết nhất
  7. Kinh nghiệm leo núi Bài Thơ – Checkin sống ảo nhất Hạ Long, Quảng Ninh
  8. Fansipan – Kinh nghiệm leo núi và đi cáp treo
  9. Mách bạn kinh nghiệm leo núi ban ngày mùa nắng nóng
  10. Lảo Thẩn ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Lảo Thẩn và lịch trình chi tiết
  11. Núi Thị Vải ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Thị Vải đơn giản nhất
  12. Kinh nghiệm leo núi Putaleng – Chinh phục đỉnh Putaleng cao 3.049m
  13. Núi Langbiang ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Langbiang đầy đủ nhất
  14. Kinh nghiệm leo núi Fansipan 2020: đường đi, mất bao lâu, chuẩn bị gì…?
  15. Tà Chì Nhù ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Tà Chì Nhù đầy đủ A-Z
  16. Lịch trình và kinh nghiệm leo núi Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn trong ngày
  17. Trekking Bidoup khó không? Kinh nghiệm leo núi Bidoup Lâm Đồng chi tiết
  18. Kinh nghiệm leo núi Chứa Chan chi tiết cho người mới bắt đầu
  19. Kinh nghiệm leo núi Bà Đen - Cung đường trekking cho người mới bắt đầu
  20. Kinh nghiệm leo núi - trekking cùng trẻ
  21. Kinh Nghiệm Leo Núi Chứa Chan Cho Người Mới Bắt đầu
  22. Kinh nghiệm leo núi Kinabalu – Nóc nhà của Đông Nam Á
  23. Kinh nghiệm leo núi Ngũ Chỉ Sơn Sapa và những điều cần biết
  24. Một vài kinh nghiệm leo núi trong nhà mà người mới bắt đầu tập nên biết
  25. KINH NGHIỆM LEO NÚI TÀ XÙA YÊN BÁI – Chinh phục 3 đỉnh Tà Xùa 3 ngày 1 đêm (mới nhất)
  26. Kinh nghiệm leo núi Chứa Chan
  27. Kinh nghiệm leo núi Tà Chì Nhù với lịch trình, lưu ý A-Z
  28. Toàn tập kinh nghiệm leo núi Bài Thơ Quảng Ninh mới cập nhật
  29. Kinh nghiệm leo núi Ngọc Linh tự túc, an toàn
  30. Kinh nghiệm leo núi Chúa lộ trình 1 ngày kèm chi phí
  31. Chia sẻ kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ và những lưu ý quan trọng
  32. Kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ khi du lịch Nhật Bản
  33. Tất tần tật kinh nghiệm leo núi an toàn mà bạn cần biết
  34. Kinh nghiệm leo núi Bà Đen của “bánh bèo” 20 tuổi
  35. Chia sẻ kinh nghiệm leo núi Chứa Chan ngắm cảnh núi non hùng vĩ
  36. Kinh nghiệm leo núi Bà Đen
  37. Kinh nghiệm leo núi lửa Batur ở Bali
  38. Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal
  39. Chia sẻ chi tiết kinh nghiệm leo núi Bidoup
  40. Kinh Nghiệm Leo Núi Bà Đen - Chinh Phục Nóc Nhà Đông Nam Bộ
  41. Chia sẻ kinh nghiệm leo núi Hàm Rồng Sapa 2022
  42. Lịch trình và Kinh nghiệm leo núi Fansipan tự túc an toàn
  43. Pusilung ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Pusilung Lai Châu 3 ngày CỰC CHI TIẾT
  44. Núi Thị Vải Vũng Tàu: kinh nghiệm leo núi và cắm trại qua đêm chi tiết nhất
  45. Kinh nghiệm leo núi, trekking Nhìu Cồ San 2 ngày 1 đêm chi tiết
  46. Kinh nghiệm leo núi Langbiang Đà Lạt và cắm trại từ A-Z
  47. Kinh nghiệm leo núi thể thao dành cho người mới bắt đầu
  48. Kinh nghiệm leo núi tự do dành cho người mới bắt đầu
  49. Kinh nghiệm leo núi trong nhà dành cho người mới bắt đầu
  50. Kinh nghiệm leo núi trekking đỉnh Kỳ Quan San – Bạch Mộc Lương Tử
  51. Kinh nghiệm trekking leo núi Lảo Thẩn bạn không nên bỏ qua
  52. Kinh nghiệm trekking, leo núi Bạch Mã từ A-Z
  53. [Review] Review Núi Chứa Chan: Kinh nghiệm trekking, leo núi đi về trong ngày
  54. Review Núi Chứa Chan: Kinh nghiệm trekking, leo núi đi về trong ngày
  55. Kinh Nghiệm đi Tour Nhật Bản Leo Núi Phú Sĩ
  56. Leo núi Phú Sĩ – Kinh nghiệm và thông tin hữu ích
  57. Những kinh nghiệm cần lưu tâm để leo núi ban đêm thành công
  58. Kinh nghiệm đi leo núi một mình - Độc hành an toàn
  59. Kinh Nghiệm Leo Nhìu Cồ San – đỉnh Núi Cao Thứ 9 ở Việt Nam
  60. 5 Kinh nghiệm Trekking, leo núi Chứa Chan
  61. Kinh nghiệm phượt, du lịch bụi, leo núi Bà Đen an toàn
  62. Núi Fansipan: Kinh nghiệm du lịch tự túc, hướng dẫn leo núi
  63. Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng ba lô leo núi tốt, bền nhất
  64. Kinh Nghiệm Klook: Tour Tàu điện Leo Núi ở Hồng Kông
  65. ‘Note’ ngay kinh nghiệm du lịch núi Minh Đạm Long Hải Vũng Tàu, trải nghiệm leo núi vượt rừng ở thành phố biển
  66. Kinh nghiệm du lịch và leo núi Cấm An Giang: có gì đẹp, đường đi,…
  67. Leo núi Bà Đen Tây Ninh có khó không: Kinh nghiệm và Lịch trình A-Z
  68. Kinh nghiệm và Lịch trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử 2 ngày 1 đêm
  69. Núi Chứa Chan: Kinh nghiệm trekking, leo núi đi về trong ngày
  70. Leo núi Bà Đen Tây Ninh có khó không? Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen Tây Ninh 2019
  71. Chia sẻ kinh nghiệm vượt thác, leo núi

Vậy cần chuẩn bị gì để chinh phục nó? Rồi mình đi như thế nào đây? Chi tiết Ăn uống sẽ như thế nào? Processed with VSCO with kp1 preset Công viên quốc gia Núi Rinjani trên đảo Lombok, là ngọn núi lửa cao thứ 2 ở Indonesia. Ở đây nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp và có tầm quan trọng về văn hóa và địa chất, với độ cao là 3726m. Đây là một nơi đáng để cho bạn trải nghiệm với địa hình đủ đầy: đồng cỏ, rừng cây, đá, dốc cát, mây, đặc biệt là có hồ ở giữa là ngọn núi lửa đang hoạt động và có những thứ xinh đẹp khác nữa. Vậy cần chuẩn bị gì để chinh phục nó? Với mình đầu tiên là sức khoẻ, sự dẻo dai, có kinh nghiệm leo núi thì càng tốt và đồ leo núi. Rồi mình đi như thế nào đây? Ở Bali bạn chỉ có việc mua vé tới Lombok, di chuyển về gần chỗ leo núi thì có rất là nhiều nơi bán tour để cho bạn leo. Còn nếu bạn muốn đặt trước rồi chỉ việc đến, để leo thì bạn có thể bấm đường link bên dưới là instagram của một anh mình quen khi ở bên đó. Anh này bán vé tàu đi từ Bali qua luôn. Giá leo núi sẽ khác nhau vì bạn muốn trải nghiệm như thế nào, sẽ có tour 2N1Đ, 3N2Đ, 4N3Đ. Mình thì đi tour 2N1Đ giá là 1500K IDR. Xuất phát từ Sembalun. Nhưng mình nghĩ nếu bạn có thời gian thì nên chinh phục 3N2Đ là chuẩn nhất. Chi tiết Từ Việt Nam bay sang Bali, Indonesia (ta nói bay Vietjet chuẩn bài giá rẻ rồi) sau đó di chuyển về Padang Bai. Đi tàu thì bạn có thể chọn tàu EKA JAYA sang Lombok. Sau đó di chuyển về làng Senaru để nghỉ chân qua đêm, tại đây bạn có thể check-in thác Tiu Kelep. Sáng hôm sau bạn sẽ bắt đầu đi từ 7h sáng di chuyển qua Sembalun, việc đầu tiên là bạn sẽ kiểm tra y tế. Sau khi hoàn tất, mình đi vào điểm bắt đầu treck. Từ Pos số 1 cho đến Pos số 3 mình cảm thấy khá ổn, với mình thôi nhé chứ mấy bạn sao thì mình không biết. Bắt đầu Pos số 3 trở lên ta nói nó như 1 cực hình với mình vậy, trong đầu pop-up ra điều là, sao mình lại bỏ tiền ra để hành xác bản thân vậy, sao không ở Bali hay Gili chơi cho sướng leo chi cực vậy chời. Leo đến điểm camp tầm khoảng 4h chiều, thì trong lòng mình vui sướng không tả thể nổi. Vui vì đã đến điểm camp, vui vì mình không phải mệt nữa, vui vì đã hoàn thành được chặn đường của ngày hôm nay. Sang ngày hôm sau, mình phải thức dậy lúc 1h30 sáng ...

IJEN là 1 trong 130 núi lửa vẫn còn đang hoạt động ở Indonesia. Địa điểm này thu hút khách du lịch bởi 2 thứ: ngọn lửa xanh chỉ có ở 2 nơi trên thế giới và hồ nước màu xanh ngọc tuyệt đẹp nằm giữa đỉnh núi. Để đến được núi Ijen, du khách thường di chuyển từ Bali sang 200km và nghỉ lại tại 1 thị trấn Banyuwangi và sáng hôm sau xuất phát từ đó lúc 12h đêm và di chuyển thêm 40km nữa để đến chân núi. Mình có tìm thấy 1 homestay ở ngay chân núi và tìm cách liên lạc qua Whatsapp để đặt phòng. Chủ nhà yêu cầu đặt cọc qua chuyển khoản nhưng mình bảo đang ở Việt Nam nên không chuyển được nên chủ nhà cũng bảo thôi không cần đặt cọc nữa. Mọi người có thể tìm trên map homestay này là Rante Cafe & homestay hoặc cạnh đó là Karona Homestay. Mình dậy từ 2h sáng và bắt đầu leo núi ngay sau đó. Buổi sáng ở đây rất rét, nhiệt độ khoảng 10 độ nhưng mọi người lưu ý đi bộ leo núi rất nóng nên khoảng 5 phút sau là phải cởi bớt đồ rồi. Qua cửa 1 đoạn sẽ có quầy mua vé, giá người lớn là 100.000 rupiah = 160k vnd. Rồi cứ theo dòng người mà leo lên thôi. Đi với tốc độ bình thường, vừa đi vừa nghỉ thoải mái hết 1,5h với quãng đường 3,7km. Nói chung là đường đi dễ, ai yếu thì có xe kéo dọc đường rất nhiều, bên này gọi là Taxi, 2 người kéo và 1 người đẩy bạn lên đến đỉnh luôn, giá khoảng 200k rupiah. Từ trên đỉnh bạn đi bộ xuống 1 đoạn dốc khá dài và khó đi để xuống gần chỗ mặt nước có khói bốc lên kia để ngắm ngọn lửa xanh đẹp mắt và chất lỏng chảy ra từ lòng núi rồi cô đặc lại thành những cục màu vàng to đùng mà các thợ mỏ gánh lên, người ta gọi đó là sunfua. Chỗ này bạn phải đeo mặt nạ thì mới chịu được mùi lưu huỳnh phát ra từ lòng núi, bạn có thể hỏi thuê cái này ở khách sạn, khoảng 80k. Bạn mất khoảng 1h để leo xuống và leo lên ở chỗ này. Sau đó thì đi tiếp đến chỗ ngắm bình minh dọc theo đỉnh núi. Phải nói là cảnh bình minh trên này tuyệt đẹp, biển mây tứ phía, rất nhiều ngọn núi cao mờ ảo trong sương, thậm chí còn nhìn thấy cả biển ở phía xa. Cả quãng đường ngày hôm đó khoảng 10km leo lên và xuống nhưng nó đáng giá từng đồng. Mọi người hãy đến và trải nghiệm nhé!

Thông tin về núi Putaleng Núi Putaleng ở đâu? Núi Putaleng cao bao nhiêu? Núi Putaleng độ khó bao nhiêu? Các cung leo núi Putaleng Leo núi Putaleng mùa nào đẹp nhất? Leo núi Putaleng cần chuẩn bị những gì? Lịch trình leo núi Putaleng tham khảo Leo Putaleng để ngắm hoa đỗ quyên – bạn phải đi một lần trong đời nếu bạn là dân ghiền leo núi. Núi Putaleng vào mua hoa đỗ quyên là một thiên đường Putaleng – Hoa Đỗ Quyên Thông tin về núi Putaleng Núi Putaleng ở đâu? Núi Putaleng có độ cao 3049m (chỉ sau đỉnh Fansipan và Pusilung), nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20km. Núi Putaleng hay còn được những người dân tộc H’Mông sinh sống tại đây gọi là Pú Tà Lèng hay Pú Tả Lèng. Đỉnh núi Putaleng Nơi đây vẫn còn được giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sinh của mình mà chưa bị bất kỳ tác động gì từ bàn tay con người, do đó bất kỳ ai đặt chân đến nơi đây cũng đều bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng của nó. Ngọn núi này được đánh giá là một trong những ngọn núi khó chinh phục nhất nước ta bởi vì cung leo dài, khúc khuỷu và địa hình núi dốc dựng đứng. Để có thể chạm tay vào nóc nhà thứ hai của Đông Dương bạn sẽ phải vượt qua những con dốc với những phiến đá phủ một màu xanh rêu, những con suối trong veo chảy róc rách và băng qua khu rừng đầy ma mị … Cánh rừng ma mị ở núi Putaleng – Ảnh: Páo Pun Cánh rừng ma mị ở núi Putaleng – Ảnh: Páo Pun Có thể nói, núi Putaleng chính là sự cộng hưởng của nhiều ngọn núi khác nhau. Tại nơi đây bạn có thể ẩn mình vào những khu rừng hệt như trong những câu chuyện cổ tích, bạn cũng có thể ngắm nhìn những biển mênh bồng bềnh lững lờ trôi, bạn cũng có thể hòa mình vào dòng suối trong vắt mát lạnh để rửa trôi đi những mệt mỏi, và đặc biệt là bạn sẽ được ngắm nhìn những bông hoa đỗ quyên nở rực rỡ cả vùng trời Tây Bắc mà không đâu sánh bằng. Hoa đỗ quyên nở rộ núi Putaleng Ảnh: Thank Trung A Páo Ảnh: Thank Trung A Páo Núi Putaleng cao bao nhiêu? Núi Putaleng có độ cao 3049m (chỉ sau đỉnh Fansipan và Pusilung). Núi Putaleng độ khó bao nhiêu? Mặc dù cao thứ 3 ở Việt Nam, nhưng độ khó lại nằm ở nhóm 4. Núi này tuy cao, nhiều dốc nhưng lại không có nhiều đoạn sống khủng long nguy hiểm như bên Kỳ Quan San (Bạch Mộc Lương Tử). Các cung leo núi Putaleng Lên từ xã Hồ Thầu – Xuống đường Tả ...

Giới thiệu về núi Chư Yang Lắk Hướng dẫn di chuyển đến núi Chư Yang Lắk Quá trình leo núi Chư Yang Lắk Thời điểm thích hợp để leo núi Chư Yang Lắk Các trải nghiệm của bạn khi leo núi Chư Yang Lắk Cần chuẩn bị gì khi đi leo núi Chư Yang Lắk Một trong những điểm săn mây nổi tiếng tại Tây Nguyên đó là đỉnh núi Chư Yang Lắk. Đây là điểm đến thú vị, đặc biệt còn là trải nghiệm trekking hấp dẫn dành cho các bạn. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy tham khảo chia sẻ kinh nghiệm leo núi Chư Yang Lắk dưới đây. Chắn chắn hữu ích dành cho bạn. Giới thiệu về núi Chư Yang Lắk Núi Chư Yang Lăk thuộc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nằm ven QL27, huyện Lăk, Đăk Lăk. Đỉnh Chư Yang Lăk cao khoảng 1.700 m, đây là độ cao đủ hấp dẫn để các phượt thủ trekking. Đặc biệt, núi Chư Yang Lắk còn là một trong số các địa điểm săn mây tuyệt vời ở khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Internet Đỉnh Chư Yang Lăk có tầm nhìn khá thoáng, nhìn xuống thị trấn Liên Sơn và hồ Lăk. Tại khu vực núi có thảm thực vật phong phú.Suốt hành trình, bạn sẽ được khám phá sự thay đổi liên tục của cảnh quan. Từ rừng bụi lá thấp đến rừng thôi rồi trekking qua rừng nguyên sinh nhiệt đới. Ở mỗi độ cao, bạn sẽ được tận hưởng vẻ đẹp khác nhau và đắm mình trong khung cảnh riêng biệt. Hướng dẫn di chuyển đến núi Chư Yang Lắk Núi nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 50 – 60km về phía Đông Nam. Bởi vậy, nếu từ nơi khác đến, bạn cần đến Buôn Ma Thuột rồi di chuyển đến Vườn quốc gia. Bạn có thể lựa chọn đi máy bay hoặc xe khách để tới thành phố Buôn Ma Thuột. Hiện nay, các hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways đều có chuyến bay đến đây. Nếu ở các tỉnh gần thì bạn có thể lựa chọn đi xe khách. Khi tới Buôn Ma Thuột, bạn có thể thuê xe máy để chủ động và tiết kiệm chi phí. Bạn di chuyển theo QL27 đến thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Sau đó, bạn rẽ vào con đường mòn đi tới Trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia. Tới đây là ở chân núi, bạn hỏi thăm người dân xung quanh để được hướng dẫn lối đi. Quá trình leo núi Chư Yang Lắk Khi đến Trạm quản lý Vườn quốc gia, bạn cần mua vé vào cổng. Ngoài ra nếu cắm trại qua đêm, bạn cũng cần đăng ký với các anh kiểm lâm. Để đảm bảo an toàn và ban quản lý sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình. Ảnh: Internet Cung đường leo núi dài khoảng 13km, đi từ độ cao 700m ...

Giới thiệu về núi Hàm Rồng Sapa Núi Hàm Rồng Sapa ở đâu? Núi Hàm Rồng Sapa cao bao nhiêu? Giờ mở cửa và giá vé núi Hàm Rồng Sapa Núi Hàm Rồng Sapa có gì đẹp? Vườn đá Thạch Lâm Vườn hoa trung tâm Vườn tượng 12 con giáp Vườn đào Vườn lan Chinh phục núi Hàm Rồng Sapa Có gì trên hành trình chinh phục  Kinh nghiệm leo núi Hàm Rồng Sapa Núi Hàm Rồng Sapa gây ấn tượng bởi ngọn núi có hình dáng của hàm con rồng khá kỳ lạ.Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km, ngọn núi với độ cao trung bình dưới 1800m là điểm tham quan lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Sapa. Theo Truyền thuyết núi Hàm Rồng Sapa khi vùng đất này còn là đại dương mênh mông, có hai anh em nhà rồng trốn vua cha đến chơi. Khi trời tối, chỉ có rồng anh nghe thấy cha gọi để trở về trời, còn rồng em mải chơi đến khi ngoi lên trên mặt nước thì cổng trời đã khép nên phải ở lại mãi mãi và hóa đá với tư thế một ngọn núi hình rồng hướng lên trời. Giới thiệu về núi Hàm Rồng Sapa Ngọn núi với hình dáng độc đáo là một điểm đến không thể bỏ lỡ với du khách mỗi lần có dịp ghé thăm thị trấn sương mờ. Ngọn núi có hình như hàm của chú rồng nên được đặt tên “Hàm Rồng”; nơi đây là điểm hội tụ của thiên nhiên, văn hóa và con người vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số ít những ngọn núi có hình dáng rõ ràng và dễ liên tưởng tại Việt Nam. Núi Hàm Rồng Sapa ở đâu? Nằm ngay sát trung tâm thị trấn Sapa (cách khoảng 3km), xung quanh có nhiều cánh rừng và ngọn núi bao quanh, việc tham quan và chinh phục ngọn núi này vô cùng thuận tiện. Với quãng đường khoảng 3,5km du khách có thể lựa chọn một trong những phương thức di chuyển sau: Xe máy: Thời gian di chuyển tới chân núi Hàm Rồng khoảng 10 phút; chi phí thuê xe máy 120.000 – 150.000đ/xe/ngày; phí gửi xe: 10.000đ/lượt; một số đơn vị cho thuê xe tại Sapa: Cho thuê xe máy Học Lý: số 08 đường Hoàng Liên Sơn, TT Sapa; số điện thoại: 0915 190 874; Cho thuê xe Tám Trần: số 10 đường Hoàng Liên Sơn, TT Sapa; số điện thoại: 0879 689 886; Cho thuê xe máy Mr Cò: số 19 đường Đông Lợi, TT Sapa; số điện thoại: 098 607 35 59. Taxi: Đối với khách du lịch lần đầu đến với Sapa và muốn khám phá khu du lịch núi Hàm Rồng nhanh và tiện nhất thì bạn nên lựa chọn Taxi để di chuyển đến chân núi. Thời gian di chuyển 10p; chi phí 50.000đ/xe 4 chỗ/chiều; Một số hãng taxi tại ...

1. ĐÔI NÉT VỀ NÚI BÀ ĐEN 2. HƯỚNG DẪN CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN NÚI BÀ ĐEN TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3. THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ LEO NÚI BÀ ĐEN 4. HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG LÊN NÚI BÀ ĐEN 5. CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ CHINH PHỤC NÚI BÀ ĐEN 5.1 Tâm lý và thể lực 5.2 Đồ ăn, nước uống và thuốc 5.3 Trang phục 6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI LEO NÚI BÀ ĐEN 7. CÁC ĐIỂM CHECK IN KHI LEO NÚI BÀ ĐEN 7.1 Mỏm đá đỉnh núi 7.2 Ban công trên mây 8. ẨM THỰC TẠI NÚI BÀ ĐEN 8.1 Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo 8.2 Bò tơ Tây Ninh 8.3 Nem bưởi Tây Ninh 8.4 Bánh canh Trảng Bàng 8.5 Thằn lằn núi Bà Đen Leo núi Bà Đen Tây Ninh có đơn giản như thường thấy không? Đó chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người muốn chinh phục ngọn núi này. Hành trình chinh phục núi Bà Đen của bạn sẽ trở nên thú vị và trọn vẹn hơn khi áp dụng những kinh nghiệm mà chúng mình sẽ tiết lộ dưới đây nhé. 1. ĐÔI NÉT VỀ NÚI BÀ ĐEN Núi Bà Đen là một cảnh đẹp nổi tiếng của Tây Ninh nằm cách thành phố Tây Ninh về phía Đông Bắc. Núi Bà Đen có độ cao 986m, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngoài độ cao ấn tượng, nơi đây còn có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ. Hiện nay tại đây đã có tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh núi để vãn cảnh và chiêm ngưỡng các điểm du lịch, di tích lịch sử. Núi Bà Đen từ lâu đã được biết đến như là một biểu tượng lâu đời của vùng đất Tây Ninh. Nổi tiếng với phong cảnh hữu tình và thơ mộng, núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích lịch sử – văn hóa núi thắng cảnh nổi tiếng Bà Đen. Núi Bà Đen cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km Từng được mệnh danh là “Đệ nhất thiên sơn”, ngọn núi này ở độ cao 986m dưới chân núi, là ngọn núi cao nhất Nam Việt Nam. Nơi đây được biết đến từ xa xưa cách đây khoảng 300 năm là là một vùng đất mọc lên từ đồng bằng giữa một khu rừng già hiểm trở và bí ẩn. Quần thể di tích trải dài 24 cây số, được bao bọc bởi núi rừng, cây cối sum suê, đường đi lên rất quanh co, khúc khuỷu. Nhìn từ xa, núi Bà Đen như chiếc nón lá giữa vùng đồng bằng rất hữu tình. Tại đỉnh núi bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của đất trời bao la khi leo núi Bà Đen Tây Ninh. 2. HƯỚNG DẪN CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN NÚI BÀ ĐEN TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đi bằng ô tô ...

Núi Bài Thơ ở Đâu? Thời gian leo núi Bài Thơ phù hợp Đi lại đến Núi Bài Thơ Đi lại trong Hạ Long Chỗ ở Hạ Long Review leo núi Bài Thơ Một số kinh nghiệm leo núi Bài Thơ Mình là Hải ông địa của Thổ Địa Du Lịch Viettravelo.com, mình vừa leo lên núi Bài Thơ cách đây 15 phút trước. Trong bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm leo núi Bài Thơ – địa điểm check-in sống ảo nhất Hạ Long, Quảng Ninh. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích bạn cho chuyến du lịch núi Bài Thơ sắp tới. Trên đỉnh núi Bài Thơ nhìn xuống vịnh Hạ Long Núi Bài Thơ ở Đâu? Núi Bài Thơ là địa điểm check-in sống ảo mới chỉ nổi thời gian gần đây, nếu bạn đến Hạ Long nếu không để ý thì rất dễ bỏ qua địa điểm này. Truớc kia núi là nơi lui tới của dân quan trắc, môi trường để lên đó đo đạc. Tuy nhiên gần đây được giới trẻ rất yêu thích chinh phục – check-in và sống ảo. Nổi bật là sau MV của Bằng Kiểu và Văn Mai Hương sử dụng trong MV ca nhạc. Thắng cảnh Núi Bài Thơ Núi Bài Thơ tên gọi theo tương truyền trước đây gọi là núi Truyền Đăng. Vào năm 1468, vua Lê Thánh Tông một lần đi tuần tra vùng Đông Bắc có ghé chân nghỉ lại và khắc một bài thơ lên vách núi. Từ đó, núi được gọi là Núi Bài Thơ. Núi Bài Thơ nằm ngay trong TT TP. Hạ Long cách khoảng 2,3km, cách Hà Nội khoảng 160KM. Thời gian leo núi Bài Thơ phù hợp Thời gian thích hợp để leo núi thơ thích hợp là lúc sáng sớm và lúc chiều muộn khi đó bạn sẽ săn được hoàng hôn và bình minh trên núi. Mình thì đến Hạ Long lúc tối muộn và sáng hôm sau dậy vào lúc 8h sáng lên leo được lên đỉnh thì mặt trời đã lên cao nên không chộp được những khoảnh khắc đẹp. Hy vọng lần sau mình tới sẽ đi vào thời điểm này. Đi lại đến Núi Bài Thơ Núi Bài Thơ nằm trong TT Tp. Hạ Long, cách Thủ Đô Hà Nội khoảng 160KM các bạn có thể tự di chuyển bằng xe máy đến hoặc đi xe khách tới Hạ Long và bắt xe ôm ( Grab) đến núi Bài Thơ. Các nhà xe chạy uy tín chất lượng như Kumho Việt Thanh ( Tuyến Hà Nội – Cẩm Phả giá vé 80K), hoặc các tuyến Limosine Hà Vy, Hoàng Phú ( giá vé là 200K). Đi lại trong Hạ Long Ở Hạ Long mới mở Grab ở đó, các bạn quen dùng có thể bật lên để đi lại cho đảm bảo, lưu ý các địa điểm ở Hạ Long không được rõ ràng lắm nên bạn nên ...

Fansipan – điểm du lịch lý tưởng Thời điểm hợp lý để đi Fansipan Sapa Kinh nghiệm đi Sapa Fansipan bằng cáp treo Kinh nghiệm leo núi Fansipan Fansipan – điểm du lịch lý tưởng Thời điểm hợp lý để đi Fansipan Sapa Thường thì khi đi du lịch Sapa du khách sẽ kết hợp luôn việc tham quan Fansipan, tuy nhiên cũng có những du khách khi tới Sapa cũng không tới chiêm ngưỡng ngọn núi này. Vậy nên nếu bạn chỉ đi Sapa thì có thể đi lựa chọn khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, còn nếu chỉ đi Fansipan thì thời điểm hợp nhất là vào tháng 10, tháng 11 hàng năm bởi vào thời điểm thời tiết không quá nắng cũng không lạnh lẽo, rất thích hợp cho việc ngắm nhìn toàn cảnh Sapa từ trên cao cũng như leo núi. Tham khảo thêm Kinh nghiệm đi Sapa Fansipan bằng cáp treo Đối với nhiều du khách không có sức khỏe để leo núi thì cáp treo chính là lựa chọn tuyệt vời để giúp bạn giảm thiểu thời gian lẫn sức lực của mình. Bắt đầu đi vào hoạt động từ đâug năm 2016 đến nay thì hệ thống cáp treo được du khách đón nhận rất nhiệt tình. Để đặt chân tới đỉnh nóc nhà Đông Dương không phải điều đơn giản vậy nên cáp treo đã hiện thực hóa ước mơ của rất nhiều du khách, thời gian di chuyển chỉ khoảng 15 phút nhưng ai cũng đồng ý rằng dây là một trong những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời trong đời họ. Không khí trên núi rất loãng, đặc biệt là vào những này nhiều mây, nhiều sương và trời lạnh sẽ khiến tầm nhìn của du khách bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là vào những ngày gió to thì cáp treo sẽ hơi lắc lư khiến nhiều du khách có cảm giác như đang chơ trò chơi mạo hiểm vậy. Cáp treo nơi này đều là cáp treo khứ hồi với giá vé là 700.000 VNĐ/vé người lớn, còn với trẻ em thì sẽ được tính giá theo chiều cao. Nhiều du khách sợ hết vế nên luôn có tư tưởng mua hôm trước, hôm sau đi nhưng thực chất vé cáp treo chỉ có giá trị trong ngày nên tuyệt đối không thể mua trước mà khi tới ga mới mua nhé. Cáp treo sẽ xuất phát từ ga đầu từ thung lũng Mường Hoa lên tới độ cao khoảng 3000m, sau đó bạn leo bộ thêm 600 bậc thang để lên tới đỉnh núi. Mỗi cabin cáp treo có thể chứa từ 30 – 35 người nên rất rộng rãi thoải mái. Khi đi cáp treo bạn nên hạn chế mang theo hành lý lỉnh kỉnh vì nếu quá nhiều đồ đạc nhân viên sẽ không cho phép bạn mang vào cabin đâu nhé. Kinh nghiệm leo ...

Lập kế hoạch: Chọn địa điểm và thời điểm đi hợp lý Chọn cung đường Tips lựa chọn quần áo và đồ dùng để đi trekking trong thời tiết nóng bức Mối quan tâm về sức khỏe khi đi bộ đường dài trong thời tiết nóng bức Cháy nắng Mất nước Thừa nước Chuột rút do nhiệt Kiệt sức Đột quỵ do nhiệt Những ngày nắng đẹp là thời điểm lý tưởng để bạn thắt dây giày và đi ra ngoài để tìm kiếm hồ nước trên núi cao, chinh phục đỉnh núi hoặc khám phá một hẻm núi đầy ấn tượng. Tuy nhiên, đôi khi, trời có thể trở nên nắng nóng gay gắt, và nếu bạn không quản lý sự kết hợp của cả hai đúng cách, ngày vui của bạn có thể trở thành một ngày đau khổ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy để biết cách có một khoảng thời gian tận hưởng thoải mái đồng thời vẫn giữ gìn sức khỏe trong tiết trời nắng gắt bạn cần gì: Lập kế hoạch: Chọn địa điểm và thời điểm đi hợp lý Quần áo và dụng cụ: Quần áo phù hợp và dụng cụ hỗ trợ có thể giúp bạn rất nhiềuLời khuyên về sức khỏe: Bảo vệ bản thân khỏi bị cháy nắng, mất nước, kiệt sức vì nóng và đột quỵ do nhiệt Mẹo lập kế hoạch để đi hiking trong thời tiết nóng Suy nghĩ về thời gian và địa điểm bạn sẽ đi là những bước quan trọng để tận hưởng cung đường thành công trong thời tiết nắng nóng. Thời điểm lên đường Tránh thời gian nóng nhất trong ngày: Thời gian nóng nhất trong ngày thường vào khoảng giữa trưa đến 3 giờ chiều. Vào những ngày nắng gắt, tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn khoảng thời gian này bằng cách bắt đầu sớm và kết thúc chuyến đi của bạn vào đầu giờ chiều hoặc nghỉ chân và tiếp tục sau 3 giờ chiều. Đi hiking vào ban đêm: Nếu bạn sống hoặc đang đến khám phá một vùng đất nóng nực, nhiệt độ như thiêu đốt gây khó chịu (hoặc thậm chí không thể chịu đựng nổi) vào ban ngày thì đi vào ban đêm có thể mang lại cảm giác nhẹ nhõm hơn. Tìm hiểu thêm về đi bộ đường dài vào ban đêm trong bài viết của chúng tôi: Kiến thức cơ bản về đi bộ đường dài vào ban đêm. Chọn cung đường Ở dưới bóng râm: Chọn một cung đường đi giúp bạn luôn ở dưới bóng cây hoặc trong những bức tường hẻm núi dốc, thay vì tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở ngoài đồi trọc lại là một ý kiến hay. Di chuyển gần nơi có nước: Nếu không có nhiều bóng râm nhưng bạn ở gần sông hoặc hồ lớn, hãy đi gần những nơi này để tận hưởng làn gió mát mẻ. Nếu ...

Nếu như bạn là một người trót yêu mây trời của vùng núi Tây Bắc thì hành trình chinh phục núi Lảo Thẩn Y Tý chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời. Dưới đây mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trekking leo núi Lảo Thẩn để các “trekker” sẽ có một chuyến đi khám phá núi rừng Y Tý đại ngàn thật trọn vẹn. Núi Lảo Thẩn ở đâu? Kinh nghiệm leo núi Lảo Thẩn cho người mới bắt đầu Leo núi Lảo Thẩn có khó không?  Nên leo Lảo Thẩn trong mấy ngày? Thời điểm lý tưởng nên đi Thuê porter leo Lảo Thẩn ở đâu?  Đi leo núi trekking Lảo Thẩn cần chuẩn bị gì?  Các điểm chụp hình đẹp ở Lảo Thẩn  Cây sống ảo gần lán nghỉ A Hờ  Mỏm đá câu cá Tảng đá sống ảo Lịch trình leo núi Lảo Thẩn 2 ngày 1 đêm Ngày thứ 1: Sapa – Mường Hum – Y Tý – Lán nghỉ Lảo Thẩn Ngày thứ 2: Lán nghỉ – đỉnh núi Lảo Thần – về nhà Porter Chi phí leo núi Lảo Thẩn Lào Cai Núi Lảo Thẩn ở đâu? Có lẽ cái tên Lảo Thẩn vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Nếu như bạn còn đang không biết Lảo Thẩn Y Tý ở đâu thì đây là một ngọn núi thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sapa khoảng chừng 80km. Ảnh: i.am.green Lảo Thẩn cao bao nhiêu? Sở hữu độ cao khoảng 2860m, Lảo Thẩn được xem là nóc nhà Y Tý. Tuy không quá hùng vĩ như Fansipan, đường đi cũng chẳng nguy hiểm như leo núi Putaleng thế nhưng Lảo Thẩn lại được nhiều người yêu thích bởi đây chính là một trong những điểm săn mây đẹp nhất chốn Tây Bắc. Chuyến hành trình của mình xuất phát từ Hà Nội nên cả nhóm quyết định lựa chọn đi xe khách từ đêm hôm trước để đến Sapa vào sáng sớm sau đó ăn sáng tại Sapa rồi bắt đầu hành trình khám phá Lảo Thẩn Y Tý. Ảnh: cow.photoss Đường đi Y Tý từ Sapa bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đồi Mường Hum, Sàng Ma Sáo ẩn hiện trong làn sương sớm. Quãng đường từ Sapa đến Lảo Thẩn Y Tý khoảng 80km, di chuyển mất 2-3 giờ đồng hồ. Kinh nghiệm leo núi Lảo Thẩn cho người mới bắt đầu Leo núi Lảo Thẩn có khó không?  Trong danh sách những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, Lảo Thẩn đứng ở vị trí 11 với độ cao 2860m, quãng đường trekking khoảng chừng 15km. So với việc chinh phục những ngọn núi khác ở vùng Tây Bắc thì Lảo Thẩn được đánh giá ở mức độ tương đối dễ dàng. Bởi đặc điểm đường đi leo núi ở đây chủ yếu là đồi cỏ, mương rừng chứ không có nhiều đá tảng hay hốc núi như leo ...

Nhắc đến Vũng Tàu người ta thường nghĩ ngay đến những bãi biển xanh và chốn nghỉ dưỡng sang trọng mà quên mất rằng tại đây còn có những địa điểm lý tưởng cho việc trekking leo núi. Một trong những điểm leo núi được nhiều người yêu thích nhất chính là núi Thị Vải – nơi bạn có thể vừa kết hợp du lịch tâm linh lại vừa rèn luyện sức khỏe khi leo núi. Núi Thị Vải ở đâu? Chỉ đường đến núi Thị Vải Đi leo núi Thị Vải cần chuẩn bị gì? Hướng dẫn đường leo núi Thị Vải Vũng Tàu Chặng 1: Từ chân núi đến chùa Hồng Phúc Chặng 2: trekking đến chùa Linh Sơn Bửu Thiền Chặng 3: trekking đến cổng trời Thị Vải  3 trải nghiệm tuyệt vời khi đi núi Thị Vải  Hành hương ở những ngôi chùa linh thiêng  Vượt hơn 1300 bậc thang để tới cổng trời Cắm trại qua đêm trên núi  Núi Thị Vải ở đâu? Chỉ đường đến núi Thị Vải Núi Thị Vai tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 65km. Núi Thị Vải hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là núi Thị Vãi. Ngọn núi này có độ cao khoảng 470m so với mực nước biển. Trên đường tới đỉnh núi có 3 ngôi chùa lớn theo thứ tự là chùa Liên Trì, chùa Hồng Phúc và chùa Linh Sơn Bửu Thiền. Với lợi thế chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng chừng 65km (khoảng 2 giờ đi xe máy). Chính vì vậy bạn có thể tới đây một cách dễ dàng. Đường đi tới núi Thị Vải đa phần là đường mòn, không quá nguy hiểm nên mình khuyên bạn nên đi bằng xe máy để chủ động hơn và còn được ngắm cảnh đẹp nữa! Theo như kinh nghiệm của nhiều người từng đi trước đây chia sẻ, có 2 cung đường để bạn lựa chọn: Cung đường thứ 1:  Từ trung tâm thành phố HCM bạn di chuyển theo hướng quốc lộ 52 (Xa lộ Hà Nội), khi nào tới ngã tư Vũng Tàu thì rẽ phải vào hướng quốc lộ 51. Tiếp tục chạy xe đến khi nào tới siêu thị Co.opmart Tân Thành thì rẽ trái vào đường Trường Chinh. Đi thêm khoảng vài km là bạn sẽ tới Núi Thị Vải. Đường đi đoạn gần tới núi chủ yếu là đường đá dăm nên hãy cẩn thận không rất dễ bị te đó! Bạn có thể gửi xe ở nhà dân phía dưới chân núi sau đó bắt đầu đi bộ qua những bậc thang dẫn lên núi rồi bắt đầu hành trình trekking lên tới đỉnh. Cung đường thứ 2:  Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bạn đi theo hướng quà Cát Lát (nếu di chuyển theo cung đường này sẽ phải đi qua phà) sau ...

Nếu như bạn đang muốn tìm cho mình một điểm leo núi khó bậc nhất ở Việt Nam thì chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Putaleng. Sở hữu độ cao 3049m cùng với những con đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo chắc chắn nơi đây sẽ “kích thích” đôi chân những ai mê leo núi. Đừng quên lưu ngay kinh nghiệm leo núi Putaleng Lai Châu chi tiết để chuyến đi trọn vẹn hơn nhé! Putaleng ở đâu?  Leo núi Putaleng có khó không? Đi leo Putaleng cần chuẩn bị gì?  Nên đi Putaleng Lai Châu thời điểm nào?  Núi Putaleng có gì hấp dẫn? Chiêm ngưỡng sắc hoa đỗ quyên  Chinh phục đỉnh Putaleng  Lịch trình chinh phục đỉnh Putaleng 3N2Đ  Ngày thứ 1: Hà Nội – Lai Châu – xã Hồ Thầu – điểm hạ trại 2.500m Ngày thứ 2: chinh phục đỉnh Putaleng  Ngày thứ 3: Di chuyển về bản Tả Lèng  Lưu ý khi đi leo núi Putaleng  Putaleng ở đâu?  Núi Putaleng là một ngọn núi tọa lạc ở địa phận xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ngọn núi này được người dân tộc H’mông sinh sống tại đây gọi là Pú Tà Lèng hay Pú Tả Lèng. Sở chiều cho mình độ cao 3049m – con con số “khủng” trong danh sách những ngọn núi hùng vĩ và cao nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, vì Putaleng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn nên nơi đây sở hữu cho mình những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, hệ động thực vật phong phú và đa dạng chưa bị “động chạm” bởi bàn tay con người. Leo núi Putaleng có khó không? Với những ai muốn tìm cho mình một địa điểm leo núi trekking để thử thách bản thân thì Putaleng chắc chắn sẽ là một gợi ý lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua. So với những ngọn núi cao nhất Việt Nam khác như Fansipan hay Bạch Mộc Lương Tử thì núi Putaleng được đánh giá cao về độ khó cũng như nguy hiểm. Chính vì vậy, để chinh phục được đỉnh núi này bạn sẽ phải thuê một người Porter (người chỉ đường, khuân đồ và nấu ăn) để hành trình được giảm nhẹ phần nào. Với những ai chưa từng đi leo núi đường dài thì mình khuyên bạn không nên lựa chọn cung đường này cho chuyến đi đầu tiên. Bởi để leo núi Putaleng sẽ đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm cũng như sức khỏe bền bỉ, dẻo dai đó! CẬP NHẬT: Theo như cập nhật mới nhất của mình, từ tháng 5/2019, UBND tỉnh Lai Châu vừa ra thông báo cấm không được leo núi nếu chưa xin phép. Để leo núi trekking núi Putaleng Lai Châu bạn BẮT BUỘC phải xin phép chính quyền địa phương tại đây nhé! Đi leo Putaleng cần chuẩn bị gì?  Khi đi trekking Putaleng Tam Đường bạn sẽ phải thuê Porter nên bạn sẽ không cần phải chuẩn bị ...

Nhắc đến thành phố Đà Lạt nhiều người thường nghĩ đến những địa điểm du lịch thơ mộng mà quên mất rằng nơi đây còn có một điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích trekking leo núi. Chỉ cách trung tâm Đà Lạt khoảng chừng 12km là bạn đã có thể đến với núi Langbiang – ngọn núi sở hữu độ cao 2.167 m – nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Đà Lạt từ trên cao. Nếu còn đang băn khoăn thĩ hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm dưới đây nhé! Những điều cần biết trước khi leo Langbiang  Núi Langbiang ở đâu?  Truyền thuyết Langbiang  Giá vé Langbiang 2020 Cách di chuyển đến núi Langbiang ở Đà Lạt Leo núi Langbiang cần chuẩn bị gì?  Chỉ dẫn đường lên đỉnh Langbiang  Cung đường leo đồi Radar Cung đường leo núi Bà Chặng 1: từ cổng KDL Langbiang đến trạm kiểm soát Bidoup Núi Bà Chặng 2: từ trạm kiểm soát lên đến đỉnh núi Bà Lưu ý khi đi leo núi Langbiang  Những điều cần biết trước khi leo Langbiang  Núi Langbiang ở đâu?  Địa chỉ núi Langbiang Đà Lạt nằm ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt khoảng chừng 12km. Nơi đây đã được phát triển và mở rộng thành khu du lịch Langbiang. Có thể bạn chưa biết nhưng thực chất khu du lịch núi Langbiang gồm 2 ngọn núi là Núi Ông và Núi Bà. Trong đó đỉnh núi cao nhất là Núi Bà với độ cao 2167m còn Núi Ông là 2124m. Nếu như bạn không đi trekking tới đỉnh Núi Bà thì sẽ dừng chân ở ngọn đồi Radar với độ cao 1929m. Truyền thuyết Langbiang  Việc đi đến một địa điểm nào đó mà bạn biết thêm được những câu chuyện, sự tích chắc chắn sẽ giúp bạn mở rộng tầm hiểu biết của mình đúng không nào? Đã bao giờ bạn từng băn khoăn vì không biết tại sao ngọn núi này lại có tên là Langbiang chưa? Sở dĩ Langbiang là tên ghép từ câu chuyện tình yêu của chàng K’lang và nàng H’biang. Sự tích núi Langbiang bắt nguồn từ việc hai người khác bộ tôc nên không được phép cưới nhau. Thế nhưng vì tình yêu mãnh liệt nên cả hai đã lựa chọn cái chết để khẳng định tình yêu cũng như phản đối những hủ tục khắt khe. Khi cả 2 người mất đi, cha của Biang liền hối hận và quyết định thống nhất các bộ tộc trong làng thành dân tộc với tên gọi là K’Ho. Mộ của hai người chính là 2 ngọn núi Núi Ông và Núi Bà nằm bên cạnh nhau. Từ đó, người dân vô cùng cảm kích trước chuyện tình Langbiang liền ghép tên của 2 người để đặt tên cho ngọn núi này là Langbiang. Giá vé Langbiang 2020 Giá vé vào khu du lịch núi Langbiang chỉ 30.000đ/người lớn/lượt và 15.000đ/trẻ ...

Fansipan được biến đến là một ngọn núi cao nhất Việt Nam và bán đảo Đông Dương. Trước đây, leo núi Fansipan chỉ dành cho những ai ưa mạo hiểm bởi hành trình vô cùng vất vả và gian nan. Thế nhưng, hiện nay bạn đã có thể chinh phục nóc nhà Đông Dương một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng quên “bỏ túi” kinh nghiệm leo núi Fansipan 2020 siêu chi tiết dưới đây nhé! Các thông tin chính về Fansipan Leo Fansipan mất bao lâu? Leo Fansipan mùa nào đẹp nhất?  Nên chọn tour leo núi Fansipan hay đi tự túc? Leo Fansipan cần chuẩn bị những gì? Hướng dẫn các cung đường leo Fansipan Đường đi đèo Trạm Tôn Đường đi qua bản Sín Chải  Đường đi qua bản Cát Cát  Các thông tin chính về Fansipan Núi Fansipan ở đâu? Fansipan hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Phan Xi Păng hay Phan Si Păng… Đây là một ngọn núi cao nhất Việt Nam thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn và giáp giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Từ trung tâm thị trấn Sapa để đến Fansipan bạn sẽ mất khoảng chừng 9km. Đỉnh Fansipan cao nhiêu mét? Như đã nói ở trên, Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam cũng như toàn bán đảo Đông Dương. Theo như Wikipedia, vào năm 1909 Fansipan được đo có độ cao 3.143m. Tuy nhiên, theo như số liệu mới nhất vào tháng 6 năm 2019 cho thấy đỉnh núi Fansipan đã cao đến 3.147,3m. Leo Fansipan mất bao lâu? Theo như chuyến đi vừa rồi của mình thì điểm xuất phát sẽ được tính từ đèo Trạm Tôn – đây cũng chính là điểm xuất phát thường được nhiều người lựa chọn. Từ đèo Trạm Tôn (ở lối vào Thác Tình Yêu) đến đỉnh núi Fansipan khoảng 11.2km. Con đường lên đỉnh núi Sapa Fansipan được chia thành 3 chặng: Chặng 1: từ trạm Tôn đến điểm nghỉ 2200m (nghỉ chân) Chặng 2: từ điểm nghỉ 2200 đến điểm nghỉ 2800m (nghỉ qua đêm) Chặng 3: từ điểm nghỉ 2800m đến đỉnh Fansipan Như vậy, nếu như bạn còn đang không biết leo đỉnh Fansipan mất bao lâu thì điều này còn phụ thuộc vào nhiều đối tượng khác nhau.Với những ai đã có nhiều kinh nghiệm đi trekking và có sức khỏe dẻo dai thì có thể leo Fansipan trong 1 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe trong suốt hành trình thì mình khuyên bạn nên đi ít nhất trong khoảng 2 ngày 1 đêm nhé! Với những ai lần đầu leo núi còn chưa quen và cần nhiều thời gian để nghi ngơi hoặc tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà có thể kéo dài thời gian leo núi. Một chút thông tin ngoài lề cho các bạn: hiện nay ở Fansipan đã có dịch vụ cáp treo lên tới đỉnh với giá vé ...

Tà Chì Nhù hay còn được biết đến với tên gọi khác là Phu Song Sung. Đây là một ngọn núi tọa lạc ở địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Một điều khá thú vị chính là Tà Chì Nhù đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Người ta đến với Tà Chì Nhù không chỉ để thử thách bản thân chinh phục độ cao mà còn bởi vì say đắm cảnh đẹp của núi rừng nới đây. Tà Chì Nhù ở đâu? Giới thiệu về núi Tà Chì Nhù Thời điểm lý tưởng để đi Tà Chì Nhù  Tà Chì Nhù có gì hấp dẫn? Chiêm ngưỡng sắc hoa tím Chi Pâu  Săn mây trên đỉnh Tà Chì Nhù Cách di chuyển đến Tà Chì Nhù Hướng dẫn đường leo núi Tà Chì Nhù Yên Bái Chặng 1: Từ Mỏ Chì đến lán nghỉ 2400m Chặng 2: Từ lán nghỉ 2400m đến đỉnh Tà Chì Nhù Đi leo núi Tà Chì Nhù cần chuẩn bị gì?  Lịch trình đi Tà Chì Nhù 3N2Đ  Ngày thứ 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Lán nghỉ 2400m Ngày thứ 2: Lán 2400m – Đỉnh Tà Chì Nhù – Trạm Tấu Ngày thứ 3: Trạm Tấu – Hà Nội Tà Chì Nhù ở đâu? Giới thiệu về núi Tà Chì Nhù Tà Chì Nhù là một đỉnh núi nằm ở địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Trong tiếng dân tộc Thái, Tà Chì Nhù còn có tên gọi khác là Phu Song Sung hay trong tiếng Mông là Chung Chua Nhà. Nếu như bạn đang không biết Tà Chì Nhù cao bao nhiêu thì nơi đây sở hữu cho mình độ cao khoảng 2979m – 2985m. Mặc dù chỉ nằm ở vị trí thứ 6 trong danh sách những đỉnh núi cao nhất Việt Nam thế nhưng con đường chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù lại vô cùng hiểm trở và luôn thuộc dạng top những địa điểm trekking khó nhất Việt Nam. Địa hình ở Tà Chì Nhù chủ yếu là đồi dốc cao, đường đi khúc khuỷu, thậm chí có những đoạn là đồi dựng đứng. Khí hậu tại đây tường rất lạnh và có giật mạnh nên hành trình lên tới đỉnh càng thêm phần khó khăn và nguy hiểm. Tuy nhiên, nhờ sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp và vô cùng lãng mạn nên Tà Chì Nhù luôn được nhiều người lựa chọn để đi trekking leo núi. Thời điểm lý tưởng để đi Tà Chì Nhù  Thời tiết ở Tà Chì Nhù cũng có 4 mùa giống như ở các tỉnh miền Bắc: xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, để giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn nhất, trong bài viết này chúng mình sẽ gợi ý thời điểm lý tưởng nhất để đi Tà Chì Nhù chính là từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để ...

Nếu như bạn đang muốn tìm cho mình một địa điểm leo núi kết hợp cùng với tắm biển thì đừng bỏ qua núi Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn ở Kiên Giang. Nơi đây không chỉ sở hữu cho mình bãi tắm hoang sơ mà còn hấp dẫn du khách với đỉnh núi hùng vĩ. Hãy cùng theo chân mình khám phá với lịch trình leo núi Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn trong ngày dưới đây nhé! Cách di chuyển đến Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn  Lý giải tên gọi Ma Thiên Lãnh  Đi leo núi Ma Thiên Lãnh cần chuẩn bị gì?  Lịch trình leo núi Ma Thiên Lãnh  Lưu ý khi đi núi Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn  Cách di chuyển đến Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn  Núi Ma Thiên Lãnh sở hữu độ cao 450m trên mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất trong số bảy ngọn núi trên đảo Hòn Sơn, thuộc địa phận của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây cách đất liền khoảng chừng 60km, chính vì vậy để đặt chân tới núi Ma Thiên Lãnh bạn sẽ phải di chuyển bằng tàu để ra Hòn Sơn. Phương tiện di chuyển thường được nhiều người lựa chọn chính là tàu cao tốc. Ở cảng Rạch Giá có 2 chuyến tàu để đi ra Hòn Sơn (vào lúc 8h15). Sau khi tới cầu cảng Bãi Nhà (Hòn Sơn) bạn di chuyển thêm khoảng chừng 1km nữa để đến Bãi Bàng. Trên đường đi bạn sẽ thấy có một con đường bậc thang bên tay trái – đây chính là nơi để bắt đầu tới đỉnh núi Ma Thiên Lãnh Hòn Sơn. Lý giải tên gọi Ma Thiên Lãnh  Như đã nói ở trên, Ma Thiên Lãnh là một trong số 7 ngọn núi liền nhau ở đảo Hòn Sơn Kiên Giang. Ma Thiên Lãnh sở hữu độ cao 450 là cũng là ngọn núi cao nhất tại đây. Có lẽ điều mà nhiều du khách băn khoăn nhất chính là tên gọi của của nơi này đúng không nào? Theo như những người dân địa phương tại đây cho hay, Ma Thiên Lãnh có thể hiểu là vùng đất của ma quỷ. Những nơi này thường được xem là vùng đất dữ hoặc có nhiều câu chuyện tâm linh xung quanh. Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa Ma Thiên Lãnh ở Hòn Sơn là một vùng đất có ma quỷ đâu nhé. Có rất nhiều những câu chuyện kỳ bí Ma Thiên Lãnh, thế nhưng nổi bật nhất trong số đó có lẽ chính là truyền thuyết về các nàng tiên nữ. Từ thuở sơ khai, trên đỉnh núi xuất hiện một gành đá, nhìn ra bốn bề xung quanh là nước non kì vĩ, chốn bồng lai tiên cảnh nên thu hút những nàng tiên trời ghé xuống đàn ca, múa hát. Cũng có người thì cho rằng, Ma Thiên Lãnh còn là nơi những đạo sĩ thiền định ...

Nhắc đến Lâm Đồng người ta thường nghĩ ngay đến thành phố Đà Lạt mộng mơ hay những thác nước hùng vĩ mà quên mất rằng nơi đây còn có một ngọn núi Bidoup lý tưởng dành cho yêu thích trekking khám phá. Nếu như lần đầu bạn ghé tới đây thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm trekking Bidoup Núi Bà dưới đây nhé! Tổng quan về Núi Bà Bidoup Chi phí trekking Bidoup bao nhiêu?  Cần chuẩn bị gì khi đi trekking Bidoup?  Nên đi trekking Bidoup vào mùa nào? Các cung đường leo núi Bidoup  Các địa điểm đẹp ở vườn quốc gia Bidoup  Check in ở cây cầu giăng Chiêm ngưỡng cây Pơ Mu đại thụ hơn 1300 năm tuổi Khám phá hệ động thực vật ở rừng Bidoup  Lịch trình trekking Bidoup Núi Bà  Ngày thứ 1: trạm kiểm lâm – cây cổ thụ Pơ Mu – bãi cắm trại Ngày thứ 2: bãi cắm trại – rừng Bidoup  Lưu ý khi đi leo núi Bidoup  Tổng quan về Núi Bà Bidoup Núi Bà Bidoup hay còn được biết đến với tên gọi khác là vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Đây là một trong những vườn quốc gia lớn nhất ở Việt Nam. Tên gọi Bidoup Núi Bà được đặt tên theo hai đỉnh núi cao nhất dọc theo dãy núi Liangbiang là Bidoup (cao 2287m) và Núi Bà (2167m). Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ở đâu? Nơi đây nằm trên 2 huyện Lạc Dương và Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng chừng 50 km. Theo như kinh nghiệm của nhiều người thì để chinh phục Bidoup Núi Bà bạn sẽ phải sẽ phải dành ra ít nhất 2 ngày, mỗi ngày nên leo núi từ 4-6 giờ mỗi ngày. Cấp độ thử thách: Trung bình (phù hợp cả với những người mới bắt đầu) Quãng đường: 28km Chiều cao: 2.287 mét Thời gian thích hợp: 2 ngày 1 đêm Chi phí trekking Bidoup bao nhiêu?  Chi phí leo núi Bidoup Lâm Đồng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Song, trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ gợi ý các mức chi phí cơ bản cho chuyến đi 2N1Đ dành cho nhóm 5 người để bạn tham khảo: Giá vé tham quan vườn quốc gia Bidoup: 200.000đ/5 người Chi phí thuê porter mang đồ và nấu ăn: 1.000.000đ/2 porter Tiền bữa trưa và bữa tối: 500.000đ Chuẩn bị đồ ăn, nước uống: 300.000đ Các chi phí phát sinh: 500.000đ Nhìn chung, mức chi phí của một người khi đi trekking Bidoup Núi Bà thường trong khoảng từ 600.000đ đến 1.500.000đ. Bên cạnh việc đi tự túc bạn cũng có thể lựa chọn các tour leo núi Bidoup Đà Lạt nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm nhé! Cần chuẩn bị gì khi đi trekking Bidoup?  Việc chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn cho việc thuê ...

Núi Chứa Chan hay còn được biết đến với tên gọi khác là núi Gia Lào. Sở hữu độ cao khoảng 837m nên Chứa Chan luôn là điểm trekking leo núi yêu thích của nhiều người. Nếu như bạn muốn chinh phục đỉnh núi này thì hãy tham khảo kinh nghiệm leo núi Chứa Chan chi tiết cho người mới bắt đầu dưới đây nhé!  Núi Chứa Chan (Gia Lào) ở đâu?  Đường đi núi Gia Lào Chứa Chan Leo núi Chứa Chan có khó không? Leo núi Chứa Chan cần chuẩn bị gì? Hướng dẫn leo núi Chứa Chan chi tiết Cung đường chùa Cung đường cột điện Cắm trại ở núi Chứa Chan Lưu ý khi đi leo núi Chứa Chan Núi Chứa Chan (Gia Lào) ở đâu?  Núi Chứa Chan hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là núi Gia Lào. Vậy núi Gia Lào ở đâu? Núi Chứa Chan Gia Lào nằm ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng chừng 100km. Có thể nhiều người chưa biết nhưng núi Chứa Chan đã được xếp hạng vào trong danh sách những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam đó! Núi Gia Lào cao bao nhiêu mét? Sở hữu độ cao 837m – núi Chứa Chan Gia Lào là một ngọn núi cao thứ nhì ở miền Nam (sau núi Bà Đen). Tuy nhiên, so với việc leo núi Bà Đen Tây Ninh thì leo núi Chứa Chan có phần đơn giản hơn khá nhiều. Đường đi núi Gia Lào Chứa Chan Bên cạnh việc tìm hiểu núi Gia Lào nằm ở đâu thì bạn cũng nên quan tâm đến cách di chuyển. Với lợi thế cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng chừng 100km nên bạn có thể dễ dàng ghé tới Chứa Chan bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe khách hay đi phượt núi Chứa Chan bằng xe máy: Đi bằng xe khách:  Từ TPHCM bạn di chuyển ra bến xe Miền Đông và tìm các nhà xe chạy tuyến Bình Thuận, Đức Linh. Các xe này sẽ đi qua cổng chào khu du lịch núi Chứa Chan Việt Nam nên bạn có thể xin dừng tại đây. Sau đó tiếp tục di chuyển thêm khoảng chừng 2-3km để vào bên trong (có thể bắt xe ôm ở đó). Đi bằng xe máy:  Từ TPHCM bạn di chuyển theo hướng xa lộ Hà Nội xuống Cầu Đồng Nai. Sau khi đi qua trạm thu phí thì rẽ phải vào QL51 rồi đi thẳng đến Võ Nguyên Giáp. Đi đến cuối đường thì rẽ phải để vào QL1A. Tiếp tục đi thẳng đến Trảng Bom – Long Khánh. Từ vòng xuyến Long Khánh bạn rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Bé. Đi thêm một đoạn sẽ thấy ngã ba Ông Đồn Đồng Nai. Tại đây bạn rẽ phải rồi di chuyển thêm khoảng chừng 200m là sẽ thấy đường leo núi Chứa Chan. ...

1. Giới thiệu núi Bà Đen  2. Chuẩn bị gì cho chuyến leo núi Bà Đen 3. Đường đến đỉnh núi 4. Một số lưu ý đặc biệt Đi leo núi hả? Đi đâu? – Núi Bà Đen á – Nóc nhà của Đông Nam Bộ à nha! 1. Giới thiệu núi Bà Đen  Núi Bà Đen thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh – Đỉnh núi cao 989m, là cung đường yêu thích của rất nhiều trekker, đặc biệt là điểm đến nổi tiếng đối với những bạn mới bắt đầu sự nghiệp trekking của mình.  Núi Bà Đen cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 100km đi xe máy. Bạn có thể di chuyển đến núi Bà Đen bằng nhiều phương tiện. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy: Cách 1: Khởi hành từ quốc lộ 22A, bạn đi đến ngã ba Trảng Bàng thì rẽ phải vào tỉnh lộ 782; Đi trên tỉnh lộ 782  khoảng 62km nữa là đến núi Bà Đen. Thời gian di chuyển khoảng ba tiếng – sẽ khá mỏi lưng nên hãy cân nhắc nghỉ ngơi ở quán nước ven đường, giữ sức còn leo núi nữa. Cách 2: Vẫn khởi hành từ quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng, bạn rẽ trái vào thị trấn Gò Dầu rồi rẽ phải đi tiếp trên quốc lộ 22B, tiếp tục đi khoảng 67Km tới Thị Xã Tây Ninh, tiếp tục đi khoảng 5km nữa là núi Bà Đen. Cung đường này có phần dài hơn, nhưng phù hợp cho những bạn có đam mê chụp ảnh, check-in. Hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng: Xe bus. Ta sẽ đi 2 chuyến, Chặng 1 đi chuyến 703 Bến Thành (Hồ Chí Minh) đến Gò Dầu (Tây Ninh), sau đó đi chặng 2 từ Gò Dầu đi Long Hoa (Ví dụ như tuyến số 4 – bến xe Tây Ninh – bến xe Gò Dầu, tuyến này hoạt động từ 5h-17h hằng ngày). 2. Chuẩn bị gì cho chuyến leo núi Bà Đen 1. Chuẩn bị thể lực Có thể đây là chuyến đi đầu tiên của bạn, nhưng cho dù là lần thứ “n” bạn chinh phục ngọn núi này thì thể lực vẫn là điều cần chuẩn bị chu đáo. Không cần những bài tập chuyên nghiệp cường độ cao, chỉ cần tập duy trì sức bền và tập để bạn không bị đau cơ khi di chuyển xuống núi. 2. Chuẩn bị vật dụng dùng chung Một số vật dụng dùng chung nhất định phải chuẩn bị chia làm 2 phần: Chỗ ngủ: Cần chuẩn bị những thứ cơ bản như: Lều Tăng (Mùa mưa thì nhất định phải có) Tấm trải Dụng cụ ăn uống + sinh hoạt: Đồ ăn – Hãy chuẩn bị đủ bữa, đủ khẩu phần Dụng cụ nấu ăn: Vỉ nướng, bếp nấu, nồi, ấm, đũa, muỗng,… Dụng cụ ăn uống: Chén, dĩa, ly uống nước,… Nước uống, nước ...

1. Chọn đúng cung đường 2. Lên kế hoạch cho mọi thứ  3. Chuẩn bị hành trang đầy đủ cho trẻ 4. Cùng trẻ luyện tập trước chuyến đi 5. Hướng dẫn cho trẻ những Kỹ năng – nguyên tắc cơ bản trong chuyến đi 7. Kiên nhẫn và vững tâm lý trước mặt trẻ 8. Giao nhiệm vụ và giáo dục cho trẻ 9. Bên cạnh đó bạn có thể treo thưởng khi trẻ xuất sắc về đích 10. Không rời mắt khỏi trẻ 1. Chọn đúng cung đường Một cung đường phù hợp là vô cùng quan trọng, có thể nói đây là yếu tố quyết định sự háo hức của trẻ với chuyến đi, và sự an toàn, thành công của chuyến đi. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà chọn một cung đường có độ khó phù hợp. Hãy chọn một cung đường đủ đơn giản, về cả độ dài đoạn đường trek và độ khó của địa hình.  Đồng thời sự thú vị của cung đường và thiên nhiên nơi đó cũng là một điểm quan trọng thu hút sự chú ý, sự quan tâm của trẻ, tạo động lực cho trẻ trong chuyến đi. Đặc biệt là những cung đường có thảm thực vật đa dạng, với nhiều loại động vật, hoa, nấm,… sẽ tạo niềm vui thú với trẻ trên đường đi. Những cung đường có nhiều loại địa hình như đồi núi, ao hồ, sông suối sẽ thu hút trẻ hơn. Tuy nhiên nên xem xét tình nguy hiểm của những yếu tố địa hình trên trước khi chọn nó làm điểm đến cho chuyến đi.  Đồng thời cần có một bãi cắm trại đủ rộng rãi để trẻ có thể thoải mái chơi đùa và sinh hoạt. 2. Lên kế hoạch cho mọi thứ Sau khi đã có cung đường và điểm đến phù hợp thì bạn hãy bắt tay vào lên kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết cho chuyến đi. Cơ bản thì nó sẽ giống với một chuyến trekking, leo núi bình thường, bạn có thể tham khảo những bước để lên kế hoạch cho một chuyến hiking. Tuy nhiên chuyến đi này có chút chi tiết hơn, cụ thể ở những điểm sau: Về phương tiện di chuyển – Hãy chọn một loại phương tiện mà trẻ có thể ngủ, nghỉ ngơi trước khi bắt đầu hành trình leo núi. Điều này giúp chuẩn bị cho trẻ sức khỏe và tinh thần tốt nhất để bắt đầu hành trình.  Chuẩn bị thêm thức ăn cho trẻ, chủ yếu là kẹo, bánh bổ sung năng lượng, hoặc trái cây ăn dặm cho trẻ. Lên một kế hoạch cụ thể đến chi tiết nhất về phương tiện di chuyển, lịch trình và thời gian di chuyển.  Hãy cho trẻ tham gia lập kế hoạch, để trẻ có cái nhìn đầu tiên về chuyến đi, và bạn đầu nắm được những gì sẽ xảy ra trong chuyến đi ...

2.Những khung giờ đẹp nhất: từ cáp treo leo lên đỉnh khoảng 3 tiếng – đi để trải nghiệm. 3. Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến đi núi Chứa Chan của Team FanFan. Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Từ thành phố Biên Hòa, đi theo Quốc lộ 1A (hướng Hà Nội) khoảng 70 km đến ngã ba Ông Đồn, rẽ theo Tỉnh lộ 766 về hướng Đông Bắc khoảng 2 km, nhìn bên trái thấy bảng Khu Di tích lịch sử – Danh thắng núi Chứa Chan, rẽ vào đường nhựa khoảng 3,5 km là đến chân núi. Nội dung: 1. Những thứ cần chuẩn bị khi leo núi Chứa Chan 2. Những khung giờ đẹp nhất: từ cáp treo leo lên đỉnh khoảng 3 tiếng – đi để trải nghiệm. 3. Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến đi núi Chứa Chan của Team FanFan Núi cao 837m so với mực nước biển, sườn dốc 30-35 độ, núi này có đôi chỗ là vách dựng đứng. Đây là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi rực rỡ xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám; tháng mười núi mờ ảo trong sương mù cùng với những dải mây trắng lững lờ bay lượn, bao phủ ôm lấy núi. Nếu bạn là người lần đầu đi Chứa Chan, bạn nên chọn đi lên nửa đường bằng cáp treo và đi bộ tiếp lên đỉnh núi nửa đường còn lai, còn khi xuống thì đi bộ. Nếu đi cáp treo bạn nên đi vào khoảng chiều tà 17h00 – 17h30 để ngắm hoàng hôn và đi lên đỉnh núi khi đêm xuống. + Giá vé lên là 120.000đ/người, đi xuống 80.000đ/người và khứ hồi là 160.000đ/người. 1. Những thứ cần chuẩn bị khi leo núi Chứa Chan Đây là ngọn núi mình cho là khá nhẹ nhàng, dễ đi phù hợp cho những bạn mới bắt đầu nhưng cũng cần lưu ý về một số dụng cụ cần thiết cho chuyến đi để bạn có thể trải nghiệm được chuyến đi một cách trọn vẹn nhất. + Lều: Chúng ta có thể mang theo lều phù hợp với số lượng người đi, nên chọn loại lều có 2 lớp vì đêm khá lạnh và có sương khá dày, lều 2 lớp sẽ ấm áp và hạn chế việc đọng sương trong lều. Khi dựng lều cũng cần chọn hướng phù hợp và lưu ý là phải căng hết các dây, đóng cọc đầy đủ cho lều để đảm bảo độ chắc chắn cho lều. + Tấm tăng: Tấm tăng cũng ...

Kinh nghiệm du lịch núi Kinabalu từ A-Z mới nhất 1. Khái quát về núi Kinabalu 2. Quang cảnh và khí hậu trên núi Kinabalu 3. Thời điểm thích hợp để khám phá núi Kinabalu 4. Những điều thú vị khi khám phá núi Kinabalu 5. Những kinh nghiệm leo núi Kinabalu Kinh nghiệm leo núi Kinabalu – Nóc nhà của Đông Nam Á Đỉnh núi này là món quà vô giá giúp đảo Borneo trở thành hòn đảo nổi tiếng khắp thế giới chỉ sau Hawaii và New Guinea. Núi Kinabalu là điểm tham quan và leo núi tuyệt vời cho những người thích trải nghiệm khám phá thiên nhiên, và là nơi ngắm bình minh tuyệt đẹp. Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm leo núi Kinabalu cho du khách muốn chinh phục ngọn núi này. Kinh nghiệm du lịch núi Kinabalu từ A-Z mới nhất 1. Khái quát về núi Kinabalu Là một trong những đỉnh núi có độ cao xếp thứ ba thế giới, đỉnh núi Kinabalu cao gần 4100m so với mặt nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất của Malaysia nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung. Núi Kinabalu là đỉnh núi cao nhất tại Malaysia với độ cao hơn 4000m. Ảnh: thichdibui.com Núi Kinabalu sở hữu khí hậu đặc trưng riêng, đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật sinh sôi phát triển. Với hơn 5000 loài thực vật đã và đang sinh sống ở nơi đây Ngoài ra, còn có đến gần 330 loài chim và 100 loài động vật có vú sinh sống ở các sườn núi vô cùng đa dạng phong phú. 2. Quang cảnh và khí hậu trên núi Kinabalu Núi Kinabalu là đỉnh cao nhất trong dãy Crocker ở Sabah. Các cảnh quan thay đổi, từ rừng mưa nhiệt đới đến những phụ núi ở gần đỉnh. Kinabalu là điểm thu hút chính trong công viên Kinabalu. Khi leo núi Kinabalu bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. ảnh: borneocalling.com Khí hậu trong công viên Kinabalu và tại núi Kinabalu phụ thuộc vào độ cao bạn đang đứng, lạnh dần từ thấp đến cao. Tầng dưới cùng là khí hậu nhiệt đới, trong khi phần đỉnh núi có thể đóng băng. 3. Thời điểm thích hợp để khám phá núi Kinabalu Leo núi Kinabalu vào độ thời tiết tốt nhất là vào khoảng tháng tư trong khi tháng mười một và tháng mười hai mang mưa đến. Nhiệt độ thích hợp là từ 20 – 25 độ C. Thời điểm thích hợp nhất để du khách leo núi kinabalu là vào tháng 4. Ảnh: klook.com Bạn nên mang theo quần áo ấm và dụng cụ chắn gió thích hợp. Nếu có thể, thì bạn hãy leo núi trong những ngày trăng tròn, vì ánh sáng mặt trăng có thể chiếu rọi những sợi dây màu trắng đánh dấu con đường leo núi. 4. Những điều thú vị khi ...

Chinh phục đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn Sapa để tận hưởng hết cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc bao la rộng lớn. Cùng Digiticket trekking Ngũ Chỉ Sơn và khám phá những điều thú vị tại đây. Nội dung chính 1. Núi Ngũ Chỉ Sơn ở đâu? 2. Thời điểm leo núi Ngũ Chỉ Sơn lý tưởng 3. Đường đi đến Ngũ Chỉ Sơn Sapa 4. Review núi Ngũ Chỉ Sơn có gì đẹp? Trekking đường rừng Ngắm thác Cầu Mây trắng xóa Chuyến cắm trại giữa núi rừng Check in đỉnh Ngũ Chỉ Sơn 5. Kinh nghiệm khám phá Ngũ Chỉ Sơn 1. Núi Ngũ Chỉ Sơn ở đâu? Địa chỉ: ranh giới giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai Ảnh: @nhattrun_ Tọa lạc tại ranh giới giữa xã Sơn Bình và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa, Ngũ Chỉ Sơn với địa hình hiểm trở nhanh chóng trở thành một trong các điểm tham quan ở Sapa được yêu thích của vô số phượt thủ. Dãy núi này có 5 ngọn núi chính, thẳng đứng và chĩa thẳng lên trời. Nhìn từ xa như 5 ngón tay chọc thẳng lên nền trời bao la. Có lẽ đó chính là nguyên nhân của cái tên Ngũ Chỉ Sơn. 2. Thời điểm leo núi Ngũ Chỉ Sơn lý tưởng Chuyến du lịch sẽ trở nên hoàn hảo nếu bạn có sự hậu thuẫn từ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đầu tiên phải nhắc đến chính là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá ngọn núi này. Ảnh: @macthanhbinh Vì là địa hình đồi núi dễ trơn trượt vào những ngày mưa, nên thời điểm cần tránh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Khoảng thời gian còn lại trong năm bạn có thể trekking bất cứ khi nào muôn. Đặc biệt, đi du lịch Sapa tháng 9, bạn còn có cơ hội thưởng thức khung cảnh nước đổ vô cùng tuyệt đẹp tại đây. 3. Đường đi đến Ngũ Chỉ Sơn Sapa Núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc địa phận huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Bởi vậy, trong quá trình di chuyển đến ngọn núi này, bạn cần di chuyển 2 chặng. Ảnh: @jms.films Ở chặng đầu tiên, bạn cần di chuyển lên thị trấn Sapa. Quãng đường này khá dài nên bạn nên lựa chọn di chuyển bằng xe khách. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cũng như giữ cho bạn một sức khỏe tốt chuẩn bị cho chuyến trekking tại Ngũ Chỉ Sơn. Chặng thứ 2 là quãng đường từ thị trấn Sapa đến bản Tả Giàng Phình. Đây là điểm xuất phát của chuyến trekking tại ngọn núi này. Quãng đường này dài khoảng 25km, bạn có thể thuê xe máy để có thể dễ dàng di chuyển. Ảnh: sưu tầm Quãng đường từ thị trấn lên đến bản Tả Giàng Phình khá ...

Có phải bạn đang muốn trải nghiệm loại hình thể thao leo núi trong nhà nhưng vẫn còn dè chừng vì nỗi sợ? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết bổ ích này của Beauties Vietnam nhé. Vì ngay sau đây tớ sẽ bật mí một vài kinh nghiệm leo núi trong nhà cho người mới bắt đầu siêu hay ho nhưng cũng rất đơn giản. Thế bạn còn chờ gì mà không xem ngay những kinh nghiệm ấy là gì nào? 1. BẮT ĐẦU TỪ MỨC ĐỘ DỄ Bộ môn leo núi trong nhà có ba hình thức chính đó là leo khối đá, leo núi với neo trên đỉnh và leo tự do. Tùy theo từng hình thức sẽ có những đặc điểm cũng như yêu cầu khác nhau. Trong đó leo khối đá có mức độ dễ hơn so với hai hình thức còn lại. Nếu bạn là người mới thì có thể chọn bắt đầu với hình thức leo khối đá vì nó khá đơn giản. Tuy không mang lại nhiều cảm giác thách thức mạo hiểm nhưng đây là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả và giúp cơ thể giữ cân bằng tốt hơn. Việc tập luyện gần mặt đất cùng miếng đệm bên dưới cũng sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi mới chơi đấy. Đến khi bạn đã nắm được một số kỹ thuật cơ bản thì có thể “đổi gió” với các hình thức khó hơn như leo núi với neo trên đỉnh. Nếu bạn cảm thấy mình tự tin về mặt kỹ thuật cũng như sự linh hoạt của cơ thể, thì có thể thử thách mình với hình thức leo núi tự do luôn nhé. Nhưng dù thế nào khi mới bắt đầu, bạn vẫn chưa biết hiểu rõ các khó khăn của nó, vậy nên hãy từ từ và thận trọng nha. 2. LỰA CHỌN TRANG PHỤC PHÙ HỢP Một trong những kinh nghiệm leo núi trong nhà cho người mới bắt đầu mà bạn nên lưu tâm đó là chú ý lựa chọn trang phục phù hợp. Bạn có thể chọn áo phông rộng/ áo ba lỗ kết hợp với quần short hay legging để có thể tiện trong việc di chuyển. Ngoài ra những set đồ thể thao cũng vô cùng thích hợp để mặc khi chơi môn thể thao này đấy. Nếu bạn sợ mình trông kém duyên khi diện short ngắn thì hãy chọn những chiếc quần có lớp lót bên trong nhé. 3. LƯU Ý KHI CHỌN GIÀY Bên cạnh trang phục thì việc lựa chọn giày thích hợp cũng vô cùng quan trọng đấy nhé. Tất nhiên những đôi giày thể thao siêu tiện lợi chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bộ môn thể thao này rồi. Nhưng để có thể bám và di chuyển tốt hơn, bạn nên ưu tiên chọn những em có đặc điểm đế mỏng và mũi giày thon gọn. Vì chúng sẽ giúp bạn ...

Khác với Tà Xùa thiên đường mây ở Bắc Yên – Sơn La có thể dễ dàng chinh phục bằng xe máy, thì leo Tà Xùa Yên Bái sẽ khó khăn hơn nhiều. Hành trình 3 ngày 2 đêm băng rừng, vượt qua sống khủng long hùng vĩ và những khu rừng ma mị phủ đầy rong rêu với ngọn núi nằm trong top 15 Việt Nam. Sống lưng khủng long huyền thoại trên đường leo lên đỉnh Tà Xùa 1. Thông tin về leo núi Tà Xùa Yên Bái Tà Xùa là một ngọn núi cao 2.865m so với mực nước biển, ngọn núi này xếp thứ 13 trong tổng 15 núi cao nhất ở Việt Nam (xét về độ cao). Đỉnh 3 là đỉnh cao nhất được đặt chóp Đỉnh Tà Xùa thuộc Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, là một đỉnh săn mây cực kỳ nổi tiếng được các bạn trẻ biết đến. Tà Xùa có ba đỉnh: đỉnh 1, đỉnh 2 và đỉnh 3, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh 3 (độ cao 2.865m). Đỉnh 2 có độ cao cũng xấp xỉ đỉnh 3 nhưng hiện nay rất ít người leo vì trước đây đỉnh 2 bị cháy rừng nên thảm thực vật không còn phong phú và chóp trên đỉnh 2 cũng bị nhổ mất nên hiện nay đa số mọi người chỉ leo đỉnh 1 và đỉnh 3 với thời gian leo là 2 ngày 1 đêm. Nếu bạn quan tâm và muốn chinh phục cả 3 đỉnh Tà Xùa thì hãy theo dõi bài viết đây của mình nhé. Porter dẫn đường lần này của mình: anh Phàng A Ga, nhà ở ngay bản Công (SĐT: 0822427710). Theo mình thấy thì anh là một người nhiệt tình, nhẹ nhàng và rất ít nói. Porter Phàng A Ga 2. Hành trình leo núi Tà Xùa Yên Bái Ngày 1: Trạm Tấu – Bản Công – Lán nghỉ Nhóm chúng mình gồm 7 người: anh Sáng, anh Xuân Anh, anh Nghĩa, anh Giang, chị Ngọc, chị Trang và mình (Hằng Bắp) cùng hẹn nhau tập trung ở bến xe Mỹ Đình để di chuyển đến Nghĩa Lộ (Yên Bái). Đến đêm thì chúng mình đã có mặt ở bến xe Nghĩa Lộ, sau đó lên xe bán tải đã thuê từ trước đó về Trạm Tấu nghỉ ngơi qua đêm để sáng mai bắt đầu cuộc hành trình. Mới tờ mờ sáng, tất cả mọi người đã lục đục dậy chuẩn bị đồ đạc, ăn sáng và đi chợ mua đồ ăn, thức uống cần thiết cho 3 ngày ở trên núi. Thông thường mọi người đi leo núi đều giao cho poster đi mua đồ ăn đúng không, nhưng mình có một lời khuyên là nếu các bạn có thời gian thì hãy tự tay chuẩn bị mua đồ ăn, hoa quả, mình thấy đồ do mình mua sẽ ngon hơn khi để cho poster mua rất nhiều. Trước khi lên ...

Ngoài núi Bà Đen thì điểm leo núi Chứa Chan cũng được rất nhiều người yêu thích lựa chọn để khám phá. Vậy thì trong hành trình đến với núi Chứa Chan các bạn nên đi theo đường nào? Cần chú ý những gì? Tất cả những điều cần biết để chuẩn bị tốt cho chuyến đi sẽ được giải đáp chi tiết sau đây. Hãy bớt chút thời gian cùng tìm hiểu nhé! Giới thiệu núi chứa chan Núi Chứa Chan hay còn được gọi bằng cái tên là núi Gia Lào, Gia Ray. Đây là ngọn núi cao thứ 2 ở Nam Bộ với độ cao 840m, chỉ đứng sau duy nhất núi Bà Đen ở Tây Ninh. Ngọn núi Chứa Chan Gia Lào nằm ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Địa điểm này cách Sài Gòn khoảng 100km. Phong cảnh thoáng mát, cây cối xanh tươi của núi rừng, thỉnh thoảng có thêm những đoạn rừng cỏ lau check in tuyệt vời vô cùng hấp dẫn. Tất cả sẽ mang đến cho các bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị về cảnh sắc núi non của quê hương. Hiện nay, du lịch theo phong cách phượt đến với núi Chứa Chan đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích khám phá núi rừng, khát khao được chinh phục thiên nhiên. Núi chứa chan cách TP. HCM bao nhiêu km? Những ngày nghỉ cuối tuần rất đông các bạn trẻ tìm về với địa danh núi Chứa Chan để cùng nhau vượt những chặng đường khó khăn, thử thách bản thân. Đồng thời cũng để thưởng thức và ngắm những khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Chỉ cách khoảng chừng 100km với thời gian 2-3 tiếng đồng hồ các bạn đã có thể đến được với núi Chứa Chan. Thế nhưng để có thể lên được đến đỉnh núi thì vẫn còn là một hành trình khá dài để các bạn khám phá. Hành trình từ Hồ Chí Minh đi núi Chứa Chan có thể xuất phát từ nhiều điểm khác nhau. Nhưng các bạn có thể đi theo cung được được nhiều phượt thủ lựa chọn khi đi bằng xe máy sau đây. Xuất phát từ chợ An Đông chạy tới đường Võ Văn Kiệt hướng về phía nhà Rồng. Từ đó đi qua hầm Thủ Thiêm sẽ tới đường Mai Chí Thọ, chạy tiếp tục đến ĐTC Hồ Chí Minh qua Long Thành đến Dầu Giây/ĐCT01 thì rẽ vào. Khi đến với ngã ba Cầu Dây thì rẽ vào quốc lộ 1A thẳng tiến tới huyện Xuân Lộc. Lúc đến đây không nhớ đường các bạn có thể hỏi thăm người dân để đến với kinh nghiệm leo núi Chứa Chan dễ dàng hơn. Có những đường nào lên núi? Có rất nhiều con đường để phượt núi Chứa Chan nhưng có hai con đường chính để các bạn có ...

Mục lục nội dung bài viết Kinh nghiệm chinh phục Tà Chì Nhù 2022  Thông tin chung về đỉnh Tà Chì Nhù Hướng dẫn di chuyển đến Tà Chì Nhù 2. Gợi ý lịch trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù Lưu ý khi leo núi Tả Chì Nhù Đồ dùng thiết yếu Núi Tà Chì Nhù là một trong 6 ngọn núi cao nhất ở Việt Nam. Mọi dân phượt đều biết rằng Tà Chì Nhù chính là vương quốc của nắng và gió và cũng là điểm dừng chân không thể thiếu của những bạn yêu thích sự chinh phục. Nếu bạn chưa sẵn sàng thì hãy bỏ túi ngay kinh nghiệm leo núi Tà Chì Nhù an toàn, suôn sẻ dưới đây nhé. Săn mây Tả Chì Nhù Kinh nghiệm chinh phục Tà Chì Nhù 2022 Tà Chì Nhù với khí hậu khắc nghiệt và đường để chinh phục nóc nhà Đông Dương này cũng vô cùng khó khăn nhưng điều đó không nề hà gì với những bạn thích chinh phục cái đẹp của nơi mây vờn gió này đúng không.  Thông tin chung về đỉnh Tà Chì Nhù Địa điểm: Tà Chì Nhù Vị trí: Trạm Tấu, Pú Luông, Hoàng Liên Sơn Độ cao so với mực nước biển: 2.979 m Đặc điểm: Thời tiết khắc nghiệt, đường leo nhiều núi đá Thời gian leo: 3 ngày Hoạt động Outdoor nổi bật: Trekking, leo núi, săn mây, cắm trại Thời gian lý tưởng: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (thời điểm săn mây đẹp) Đường leo Tả Chì Nhù Hướng dẫn di chuyển đến Tà Chì Nhù Đoạn đường di chuyển từ Hà Nội tới đỉnh Tà Chì Nhù gồm 2 chặng: Từ Hà Nội tới Yên Bái và từ Yên Bái tới Xà Hồ (điểm leo lên núi). Chặng 1: Hà Nội đến Yên Bái Có thể tham khảo thông tin xe khách đi Hà Nội qua bài viết: Kinh nghiệm du lịch Yên Bái và Các tuyến xe đi Yên Bái Nếu thích tự đi bằng xe máy thì bạn có thể tham khảo cung đường dưới đây: + Hà Nội –> QL32, Nhổn –> Thị xã Sơn Tây –> Đi qua cầu Trung Hà rẽ trái vào đường Thanh Thủy –> Tới ngã 3 Thanh Sơn Thu Cúc –> Đi tiếp tới đèo Khế–> Di chuyển tới Ba Khe thì rẽ trái là tới được Nghĩa Lộ (Yên Bái) Chặng 2: Từ Nghĩa Lộ, Yên Bái đến bản Xà Hồ (điểm leo) Bạn có thể di chuyển từ Yên Bái tới Xà Hồ theo hướng sau: + Nếu đi xe khách: Bạn tiếp tục thuê xe máy để tham gia lộ trình như tự đi phượt bằng phương tiện cá nhân dưới đây. Từ trung tâm thành phố bạn chay xe thêm khoảng 3,5km nữa là tới được Trạm Tấu rồi tiếp tục chạy thêm tầm mười mấy km nữa là vào được bản Xà Hồ. Từ bản bạn đi thêm ...

Mục lục nội dung bài viết Kinh nghiệm leo núi Bài Thơ Quảng Ninh 2022 Thời gian leo núi Bài Thơ, Quảng Ninh đẹp nhất Hướng dẫn cách di chuyển tới núi Bài Thơ Quảng Ninh Ăn gì khi leo núi Bài Thơ Quảng Ninh? Leo Núi Bài Thơ có gì? Những lưu ý khi leo núi Bài Thơ, Quảng Ninh Núi Bài Thơ là một ngọn núi vô cùng nổi tiếng ở Quảng Ninh. Tuy ngọn núi không quá cao nhưng lại mang những trải nghiệm mới mẻ cùng khung cảnh đẹp mê hồn. Nếu như bạn không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu thì bạn nên bỏ túi kinh nghiệm leo núi Bài Thơ Quảng Ninh cập nhật. Du lịch núi Bài Thơ đi đường nào, lưu ý gì? Kinh nghiệm leo núi Bài Thơ Quảng Ninh 2022 Trong những năm gần đây du lịch Quảng Ninh luôn được chú trọng và núi Bài Thơ là một điểm dừng chân không thể bỏ qua Thời gian leo núi Bài Thơ, Quảng Ninh đẹp nhất Tại Việt Nam thì mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 hàng năm đây chính là khoảng thời gian tốt nhất cho việc leo núi nói chung và núi Bài Thơ nói riêng. Bạn cần cân nhắc và nghiên cứu thật sự kỹ lưỡng thời tiết trước chuyến đi để đạt được mục đích cuối cùng. Đường đi núi Bài Thơ Hướng dẫn cách di chuyển tới núi Bài Thơ Quảng Ninh Đến với núi Bài Thơ bạn sẽ được ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao, rất đẹp và hùng vĩ. Để di chuyển tới núi Bài Thơ bạn sẽ không mất quá nhiều công sức vì ngọn núi chỉ cao 200m so với mực nước biển. Bạn chỉ cần duy trì tốc độ trong khoảng 30 phút là leo tới đỉnh. Mọi người thường chinh phục núi từ khi sáng sớm và trở về vào buổi chiều tà. Cách leo lên núi Bài Thơ đơn giản và suôn sẻ nhất + Từ trung tâm thành phố Quảng Ninh bạn đi theo đường Lê Thánh Tông đến phố Hàng Nồi khi thấy biển cafe Nam Phong thì bạn lập tức rẽ sang đường đối diện. + Bạn đi vào một con ngõ nhỏ vòng qua cả nhà dân quanh đó từ đây bạn hỏi người dân xung quanh để bạn tìm được đúng đường lên đỉnh núi Bài Thơ. + Chân núi Bài Thơ được gia đình của một bác trung niên hiện đang trông coi và bảo bệ. Nếu bạn thấy cổng lên núi đóng lại thì bạn có thể gọi bác để mở cổng cho bạn và đoàn của bạn nhé. + Bạn nhớ gửi xe ngay tại quán nước đầu ngõ hoặc đưa xe sang khu vực chợ Hạ Long Ăn gì khi leo núi Bài Thơ Quảng Ninh? Du lịch núi Bài Thơ Quảng Ninh bạn có thể tranh thủ để thưởng thức ...

Mục lục nội dung bài viết Kinh nghiệm leo núi Ngọc Linh 2022 tự túc, an toàn Thông tin chung về núi Ngọc Linh Tư vấn: Lộ trình leo núi Ngọc Linh Kinh nghiệm leo núi Ngọc Linh Những lưu ý quan trọng khi leo núi Ngọc Linh Núi Ngọc Linh Liên Sơn nằm trên 4 tỉnh Kom Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai. Đỉnh Ngọc Linh cao cao nhất với độ cao 2.605m so với mực nước biển. Những câu chuyện xung quanh núi thực sự khiến các bạn trẻ thêm phần tò mò. Bởi vậy hãy bỏ túi kinh nghiệm leo núi Ngọc Linh tự túc, an toàn để chinh phục một cách hoàn hảo nhất nhé. Chinh phục đỉnh Ngọc Linh Kinh nghiệm leo núi Ngọc Linh 2022 tự túc, an toàn Thông tin chung về núi Ngọc Linh Hiện nay có hai cách để chinh phục núi Ngọc Linh. Cụ thể: Cách 1: Đến núi từ làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đắc Glei, tỉnh Kon Tum Cách 2: Từ xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nhưng hiện giờ các bạn chỉ có thể đi theo hướng xã Ngọc Linh cùng với trạm cung Nam Trà My nhưng có nhiều khó khăn, trở ngại lớn về việc xin giấy phép và người dẫn đường vì nếu không cực khó khăn nhé. Lưu ý quan trọng khi tới núi Ngọc Linh Tư vấn: Lộ trình leo núi Ngọc Linh Bạn xuất phát từ Đà Nẵng vào lúc 13h00 chạy theo hướng Nam Giang – Đại Hồng – Khâm Đức. Tiếp sau đó bạn đi qua đèo lo xo huyền thoại để đến được xã Ngọc Linh. Đoạn đường khá khó đi nhưng nhiều dốc cao tuy nhiên bạn có thể chạy xe máy phải chắc tay lái nữa nhé. Khi đến được Ngọc Linh bạn sẽ cực ngỡ ngàng khi thấy khối đá có hình mặt người cùng những vách đá dựng đứng chẳng khác gì lưỡi quỷ ở Pha Luông. Bạn tiếp tục chạy về hướng Khâm Đức dọc đường mòn Hồ Chí Minh có khá nhiều cảnh đẹp để nghỉ chân và chọn thác nước ở gần km số 136 nhé. Qua đèo lò xo cực nguy hiểm với các khúc cua với nhiều xe chạy nhanh bạn sẽ thấy hướng dẫn đường lên xã Ngọc Linh. Ở đoạn này chỉ có 39km đến xã thế nhưng phải mất hơn 2 tiếng chạy xe vì đường rất xấu nhiều ổ gà nhưng với mình đây là đoạn đường đẹp nhất có thể ngắm dãy núi đồ sộ Ngọc Linh bao phủ bởi mây trời. Mất 6 tiếng để đến được đỉnh, ở đoạn này gần như không có lối mòn nữa phải phát cây rừng để đi, sức lực không còn cả nhóm chỉ có thể dùng tinh thần, ý chí quyết tâm để động viên nhau. Chạm vào đỉnh Ngọc Linh trong niềm vui sướng đến muốn khóc, khoác trên ...

Mục lục nội dung bài viết Kinh nghiệm leo núi Chúa lộ trình 1 ngày 2022 Thông tin cơ bản về Núi Chúa Hướng dẫn phương tiện, cách di chuyển tới núi Chúa Những vật dụng cần thiết cho chuyến trekking núi Chúa Gợi ý: Lịch trình chinh phục núi Chúa cực chuẩn Chi phí dự kiến leo núi trekking núi Chúa Núi Chúa là một ngọn núi vô cùng ấn tượng ở mảnh đất xinh đẹp Ninh Thuận. Trong những năm gần đây thì núi chính là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các điểm tham quan đẹp nơi này. Cùng bỏ túi ngay kinh nghiệm leo núi Chúa lộ trình 1 ngày cực đã để chuẩn bị lên đường nhé. Du lịch núi Chúa đi thế nào? Kinh nghiệm leo núi Chúa lộ trình 1 ngày 2022 Thông tin cơ bản về Núi Chúa Núi Chúa là một quần thể núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Thuận. Độ cao của ngọn núi không quá cao với mức 100m so với mực nước biển. Núi Chúa  bao gồm đỉnh Cô Tuy hay còn gọi là Chúa Anh và nhiều đỉnh Chúa Em xung quanh nữa Hiện tại việc chinh phục các đỉnh núi Chúa thuộc quyền sở hữu và khai thác của trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ của đơn vị vườn quốc gia thành lập trong năm 2013. Trung tâm này nằm ngay bên trục đường ven biển Vĩnh Hy ở Ninh Hải. Hành trình leo núi Chúa Hướng dẫn phương tiện, cách di chuyển tới núi Chúa Để di chuyển tới núi Chúa thì bạn phải trải qua hai chặng đường lớn là từ Hà Nội hay Sài Gòn vào tới Phan Rang và chặng thứ 2 là từ Phan Rang tới Vĩnh Hy. Bạn sẽ tới được núi Chúa sau khi kết thúc các cuộc hành trình về khoảng cách như sau: Có thể tham khảo thêm đường đi tới Phan Rang, Ninh Thuận trong bài viết: Kinh nghiệm du lịch Ninh Thuận Chặng 1: Sài Gòn – Phan Rang hoặc Hà Nội – Phan Rang – Tàu hỏa: Bạn có thể lựa chọn tàu hỏa để từ hai miền của nước ta để đến tới Phan Rang, Ninh Thuận. – Xe khách: Xe khách cũng là một sự lựa chọn không tồi cho bạn khi di chuyển tới đây. Tuy nhiên nếu từ Hà Nội vào thì hơi xa nên bạn cần cân nhắc nhé. – Xe máy: Nếu bạn là một tay phượt chuyên nghiệp thì còn gì bằng khi có điều kiện để n ngắm nhìn những cung đường đẹp nhất trong nước. Xuất phát từ Hà Nội bạn chạy theo tuyến đường sau đây: Sài Gòn –> Hồ Cốc –> La Gi –> Kê Gà –> Phan Thiết –> Mũi Né –> Bàu Trắng –> Phan Rí Cửa –> Cà Ná –> Phan Rang –> Vĩnh Hy. Chặng 2: Phan Rang – Vĩnh Hy ...

Mục lục nội dung bài viết Kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ 2022 Tổng quan về núi Phú Sĩ – Nhật Bản Leo núi Phú Sĩ cần chuẩn bị những gì? Những lưu ý đi leo núi Phú Sĩ Kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ khi du lịch Nhật Bản Một trong những điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Nhật Bản thì không thể không kể đến núi Phú Sĩ, biểu tượng của Nhật Bản. Khi tới đây, không những bạn được ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh của Nhật Bản từ trên cao, bạn còn được tham quan, khám phá những hang động băng, khu rừng “chết chóc” độc đáo, thú vị. Thời điểm thích hợp nhất đi leo núi Phú Sĩ là vào tháng 7 và tháng 8, lúc này thời tiết đẹp nên rất đông du khách tới đây. Vậy để giúp chuyến du lịch leo núi Phú Sĩ của bạn an toàn và thuận lợi hơn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ và những lưu ý quan trọng bên dưới đây nhé. Kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ 2022 Tổng quan về núi Phú Sĩ – Nhật Bản Núi Phú Sĩ hay còn gọi là núi Fuji, với độ cao 3.776m là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là một trong 3 “ngọn núi thánh” của xứ sở hoa anh đào. Nằm ở vị trí trung tâm đảo Honsu, trải dài từ tỉnh Shizuoka đến tỉnh Yamanashi phía tây nam Tokyo, ngọn núi Phú Sĩ này được xem là biểu tượng mang đậm hình tượng của đất nước Nhật Bản, chính vì thế nơi đây đã thu hút được rất nhiều du khách tới đây ghé thăm hằng năm. Điều đặc biệt ngọn núi này, đây là ngọn núi lửa vẫn còn đang hoạt động và lần phun trào gần đây nhất là vào năm 1707 trong thời kỳ Edo. Leo núi Phú Sĩ cần chuẩn bị những gì? Sức khỏe để đi leo núi Phú Sĩ: Sức khỏe là điều quan trọng nhất và cũng là nền tảng để chinh phục được ngọn núi Phú Sĩ. Bạn cần phải có một thể lực tốt, bền bỉ, dẻo dai cộng với sự kiên trì thì mới có thể leo lên tới đỉnh núi. Chính vì thế, theo kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ, Nhật Bản an toàn, thuận lợi của mình thì bạn cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe trước khi lên kế hoạch cho cuộc hành trình du lịch nhé. Một số vật dụng cần mang theo khi leo núi Phú Sĩ: Balo: Vì leo núi Phú Sĩ bạn sẽ phải trải qua một chặng đường dài nên cần mang theo loại balo gọn nhẹ, chắc chắn và không thấm nước, để tiết kiệm thể lực khi leo núi. Găng tay: Bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi găng tay len có độ bám và ma sát cao sẽ ...

Hàng năm, núi Phú Sĩ du lịch Nhật Bản được mở cửa trong vòng hai tháng: từ ngày 1 tháng 7 tiến hành nghi thức làm lễ mở cửa và kết thúc mọi hoạt động vào ngày 31 tháng 8. Ðây cũng là thời gian du khách tìm đến Phú Sĩ nhiều nhất để chinh phục đỉnh núi huyền thoại và ngắm bình minh trên núi. Núi Phú Sĩ có đến 10 trạm, để lên được đến đỉnh ngắm mặt trời mọc, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau: Chuẩn bị những vật dụng cần thiết Trước khi đi, nên kiểm tra lại mọi vật dụng cần thiết: Ba lô du lịch gọn nhẹ, đèn pin, chai nước (loại nước giúp bổ sung ion, các chất điện giải), cơm nắm gói trong rong biển (phòng khi không ăn được thức ăn của nhà hàng), điện thoại pin có độ trữ lâu và chống thấm nước, kính bảo vệ mắt, bình thở oxy loại dành cho người leo núi không chuyên… Chọn trang phục phù hợp Quần áo ấm loại dành cho người leo núi, loại áo mưa mặc vào người – gồm quần và áo có mũ (Trạm trên núi có bán, nhưng giá cao hơn và không có nhiều để lựa chọn). Giày leo núi có độ bám tốt. Gậy chống để leo núi (rất hữu ích khi bạn lên và xuống). Mang theo thuốc cảm. Thời tiết ở núi Phú Sĩ rất khó đoán vì đây là vùng núi, chung quanh lại có hồ, nên có thể gặp mưa và không mưa. Nếu đi vào lúc trời mưa thì có thuận lợi là vắng người hơn ngày không mưa, leo lên rồi đi xuống không nóng bụi nhiều. Nhưng nếu quần áo không tốt, nước mưa thấm vào quần áo, bạn sẽ lạnh run và cảm sốt ngay. Vì thế lúc nào cũng cần có thuốc giảm sốt. Đừng nên đi một mình Đoạn đường leo núi rất dài nên bạn đừng bao giờ quá tự tin để đi một mình, sẽ dễ bị nhầm đường. Dù đi khoảng 30 phút sẽ thấy một trạm dừng, thường là quán có bán thức ăn, nước giải khát, đồ lưu niệm và các vật dụng cần thiết. Ngay cả trạm cuối thứ 10 – nằm gần bên cạnh miệng núi lửa, cũng có hai quán phía đường đi lên, và phía đường đi xuống. Nhưng nếu bạn bị sốt, lạnh, chuột rút thì khó có thể cầu cứu nếu như đó là đêm khuya. Các quán sẽ đóng cửa, tắt đèn để ngủ. Nên dùng xe vận chuyển đến tầng 5 Đoạn đường từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ được chia thành 10 tầng (hay 10 trạm). Xe ở trạm dưới chân núi sẽ đưa du khách lên tầng 5 – trạm dừng đầu của núi để bạn chuẩn bị mọi thứ trước khi leo bộ đến tầng 10. Bạn không nên phá kỷ lục là đi ...

Với những ai yêu thích bộ môn leo núi cần phải chuẩn bị kỹ năng leo núi cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm leo núi an toàn để chuyến đi được suôn sẻ và thuận lợi. Leo núi là bộ môn thể thao khá nguy hiểm nhưng rất tốt cho sức khỏe. Và những ai yêu thích bộ môn này luôn phải rèn luyện một sức khỏe dẻo dai và tinh thần thép để chinh phục những cung đường, những chướng ngại vật đầy gian nan, thử thách. Tuy nhiên, bộ môn leo núi này nếu không được trang bị kiến thức kỹ càng thì dễ gặp phải hiểm nguy và tai nạn. Do đó, với những ai lần đầu tham gia leo núi thì hãy học hỏi kinh nghiệm leo núi an toàn từ những người đi trước nhé. Dưới đây là một vài “tips hay” trong quá trình leo núi an toàn mà bạn không nên bỏ qua! Chuẩn bị vật dụng cần thiết như giày thể thao Kinh nghiệm leo núi an toàn cần nắm trước mỗi chuyến đi Tìm hiểu chặng đường sắp đi Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi leo núi sắp tới, bạn hãy tìm hiểu kỹ cung đường cũng như ngọn núi mà bản thân sắp sửa khám phá. Để hành trình leo núi an toàn thì bạn hãy chắt lọc thông tin địa hình, độ cao, thời tiết, văn hóa địa phương và cả những câu chuyện liên quan đến ngọn núi sắp chinh phục nếu có. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm leo núi an toàn qua hội nhóm du lịch, hay sách báo, Internet…từ những người đã tham gia chuyến hành trình trước đó. Đồng thời nhớ trang bị cho mình kỹ năng sơ đẳng nhất như: sơ cứu, ứng phố với những trường hợp không may xảy ra. Tìm hiểu chặng đường sắp đi Chuẩn bị sức khỏe thật tốt Không giống như những môn thể thao khác, bộ môn leo núi là một hoạt động tiêu tốn khá nhiều sức lực và năng lượng. Do đó, khi quyết định tham gia vào hành trình leo núi thì chắc chắn việc rèn luyện sức khỏe tốt là điều cần thiết của một trekking. Hãy vận động thể lực tốt (cardio cho thêm dẻo dai và nên duỗi người thường xuyên); có chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều món ăn có protein để tốt cho cơ bắp; hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu; và cuối cùng luôn ngủ đúng giờ giấc. Ngoài ra, khi tham gia du lịch leo núi an toàn thì bạn cũng phải phân bổ sức lực phù hợp. Bởi bạn sẽ không thể biết được đoạn đường phía trước là như nào. Thế nên, hãy luôn giữ sức theo kiểu dành công lực vì đoạn đường phía trước còn khá dài. Trong quá trình leo núi, nếu bạn cảm nguy hiểm thì hãy yêu cầu sự ...

Nội dung chính Chuẩn bị gì trước khi leo núi Bà Đen? Thời điểm nào tốt để leo núi Bà Đen? Nên leo núi Bà Đen theo lịch trình nào? Điểm check-in sống ảo khi leo núi Bà Đen? Núi Bà Đen cao 986m, thuộc Tây Ninh, cách Tp.HCM 110km là điểm đến chinh phục của không ít người trẻ ưa thích mạo hiểm. Là con gái, bạn hoàn toàn có thể leo núi Bà Đen thành công nếu làm theo các hướng dẫn dưới đây của mình: Chuẩn bị gì trước khi leo núi Bà Đen? 1. Chuẩn bị tinh thần Khác với con trai, con gái bọn mình thường tinh thần yếu đuối, dễ nản hơn và hay mang tiếng “ỷ lại” trong các chuyến phượt núi Bà Đen Tây Ninh. Thực tế đây là một trải nghiệm du lịch tương đối mạo hiểm, nên tinh thần chủ động, tự giác cần được đề cao hơn bao giờ hết. (Mình luôn tự nhắc bản thân như vậy) Leo núi Bà Đen không khó, nhưng tương đối mệt (Ảnh: ST) Hãy hiểu, nhớ và chấp nhận những điều này trước khi bạn quyết định leo núi Bà Đen: Đây là phượt, không có bảo hiểm, không thể an toàn như đi cáp treo hoặc máng trượt (giá 80k/người, an toàn hơn nhưng không “phê”) Bạn sẽ phải leo núi bình đẳng như mọi người, cộng thêm một balo cá nhân 3-4kg suốt hành trình chẳng ai mang giúp Nghe đến thế bạn đã sợ chưa? Nếu chưa, hãy đọc tiếp những dòng dưới đây! 2. Chuẩn bị thể lực Thể lực là điều rất quan trọng trong bất kì chuyến leo núi, trekking nào. Xác định đi du lịch kiểu này, mình đã phải chuẩn bị kĩ về thể lực, cụ thể lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức bền và độ dẻo dai của đôi chân. Hãy tập luyện cho chân khỏe hơn trước khi leo núi Bà Đen (Ảnh: ST) Kinh nghiệm chuẩn bị thể lực trước khi leo núi Bà Đen: Động tác 1: Đứng lên ngồi xuống: Vừa đeo một balo leo núi nặng khoảng 3-4kg có đai thắt bụng, vừa đứng lên ngồi xuống liên tục, khi đứng lên kiễng trên đầu mũi chân, mỏi thì dừng lại. Mỗi ngày tập 10-15 phút. Tập liên tục ít nhất 10 ngày trước khi đi. => Hạn chế bị chuột rút, đau cơ khi leo núi Bà Đen. Động tác 2: Kiễng chân: Tập kiễng chân cao nhất có thể rồi từ từ hạ xuống sát đất, mỏi thì dừng lại. Mỗi ngày tập 5-10 phút. Tự tập khi đi lại trong nhà. => Hạn chế bị chuột rút, trẹo chân khi leo núi bằng mũi chân. Động tác 3: Chạy bền: Hàng ngày chạy bộ khoảng 20-30 phút. Tập càng sớm càng tốt. => Tăng sức bền khi leo. 3. Chuẩn bị kiến thức Trước khi phượt núi Bà Đen Tây Ninh, mình dành vài ngày nghiên cứu ...

Nội dung chính Kinh nghiệm leo núi Chứa Chan Giới thiệu địa danh núi Chuẩn bị đồ khi leo núi Di chuyển tới núi Quá trình leo núi Chứa Chan Núi Chứa Chan hiện đang là điểm đến yêu thích của những bạn trẻ muốn thử thách mình chinh phục ngọn núi và chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ trong những ngày cuối tuần. Và để giúp các bạn có được một chuyến đi thuận lợi, tôi muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm leo núi Chứa Chan mà tôi và mấy đứa bạn thân mới đi cuối tuần vừa qua. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé! Kinh nghiệm leo núi Chứa Chan Giới thiệu địa danh núi Hình ảnh núi Chứa Chan nhìn từ xa – địa điểm du lịch gần Sài Gòn (Ảnh ST) Và trước khi chia sẻ tới các bạn kinh nghiệm leo núi Chứa Chan của mình, tôi muốn nói qua một vài thông tin mà bạn cần biết về địa danh này ngay sau đây. Đây là một trong những ngọn núi cao thứ 2 tại vùng Nam Bộ với độ cao lên tới 800 mét so với mặt nước biển. Ngọn núi này thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, vào ngày 29/3/2012 thì núi Chứa Chan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là một trong những danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 1204/QĐ-BVHTTDL. (Ảnh ST) Núi Chứa Chan còn được gọi núi Gia Ray hay núi Gia Lào, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km nên bạn mất có hơn 2 tiếng đồng hồ là tới đây. Một trong những địa điểm yêu thích được rất nhiều bạn trẻ Sài Thành tìm đến. Và không để các bạn chờ đợi lâu nữa, chúng ta sẽ ngay đến với chuyến đi leo núi Chứa Chan của tôi sau đây. Chuẩn bị đồ khi leo núi – 1 bộ quần áo leo núi chuyên dụng và 1 bộ bình thường để thay vào buổi tối cho dễ ngủ. Ngoài ra, để chụp hình đẹp thì nên chọn quần áo có tông màu sáng và nhớ là bỏ vào túi nilon để khỏi bị ướt nhé. – 1 đôi giày chuyên dụng để dùng leo núi hoặc hoặc giày thể thao nhưng miễn sao đi thoải mái là được. Thêm vào đó là một đôi dép mỏng để đi lại vào buổi tối hoặc khi nào mỏi chân. – Mũ, khăn quàng cổ, tất và bao tay đi xe – Áo mưa là loại dù đi mưa hoặc cánh dơi để trải ngồi nghỉ ngơi. – Lều, đèn pin, bật lửa, nước uống và đồ ăn để mở tiệc trên núi. – Chuẩn bị cả thuốc phòng thân như thuốc đỏ, băng bông, gạc, băng keo cá nhân, thuốc đau bụng, thuốc chống muỗi. Di chuyển tới núi (Ảnh ST) Sau khi chuẩn bị đồ đạc đầy đủ, chúng tôi bắt đầu di ...

Leo núi Bà Đen Tây Ninh là một trong những hành trình mà các phượt thủ miền Nam đều không thể bỏ qua. Cách Sài Gòn khoảng 100km và độ cao chỉ trên 900m, núi Bà Đen luôn là nơi thu hút đông đảo các bạn trẻ và khách hành hương vào những ngày cuối tuần. Leo núi, ngắm mặt trời, săn mây,… đều là những trải nghiệm khó quên khi đến đây. Đọc ngay bài viết sau để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về việc lựa chọn cung đường, chuẩn bị sức khỏe, hành lý, và những lưu ý khi leo núi. Lựa chọn cung đường Lượng sức mình để chọn cung đường phù hợp. Có nhiều đường lên đỉnh, cứ hỏi người dân xung quanh là sẽ ra điểm bắt đầu. Mình liệt kê 03 đường mà nhiều người thường hay lui tới, độ khó tăng dần nha: Đường chùa (nửa đường là bậc thang lên chùa Bà, nửa đường còn lại là đất đá như hình dưới) Đường cột điện (đường thẳng, đất đá như hình, cứ bám theo hướng các cột điện sẽ lên đỉnh) Đường Ma Thiên Lãnh (đường dài nhất, dễ lạc nhất, xa nhất, lời khuyên là lần đầu tiên leo thì đừng đi cung này) Tham khảo thêm bài viết: Kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng chi tiết từ A-Z Chuẩn bị sức khoẻ Khác với các núi khác, núi Bà Đen gần như là đâm thẳng lên trời, nên việc leo núi Bà Đen sẽ chỉ có một hướng đi lên đi lên đi lên và đi lên liên tục, chứ không phải đi lên rồi đi xuống rồi đi lên rồi đi xuống như cách chinh phục các ngọn núi khác. Điều này cần nhiều thể lực của người leo núi. Nên trước khi leo nên chuẩn bị xíu về thể lực, cần lắm đùi khoẻ, bắp chân khoẻ, cổ chân khoẻ, tim khoẻ, cái gì cũng cần phải khoẻ! Chuẩn bị hành lí Một bộ dành riêng cho việc di chuyển trên xe máy (tay dài, quần dài lỡ có té xe thì ít trầy). Tới nơi mình thay bộ đồ leo núi, bỏ bộ đó vào bỏ cốp xe, hôm sau thân xác tả tơi còn bộ đồ quay về nơi thành thị. Ưu tiên quần áo gọn nhẹ, thoáng khí, co dãn tốt, 1 ngày 1 bộ, 2 ngày 2 bộ. Giày tốt, có gai, bám đất. Giày leo núi chuyên dụng thì nhất rồi, sang thì Nike Running, nhưng mình khuyên mang giày bộ đội hoặc Thượng Đình là tốt nhất rồi, nhìn nó cùi cùi vậy thôi chứ giúp ích cho chuyến đi của mình lắm. Găng tay nhé, vì đường đá gần như 90%, không có bao tay thì sẽ dễ té hoặc bị trầy. Nước: 2 ngày thì 4 lít, 1 ngày thì 2 lít. Uống thành từng ngụm, tiết kiệm nước vì bạn không biết hành trình mình ...

Batur là ngọn núi lửa nổi tiếng nhất Bali và rất đông du khách đến tham gia leo núi. Muốn leo lên đến đỉnh, bạn không cần phải quá chuyên nghiệp thể thao, ngọn núi này mọi người đều có thể leo được. Cuộc leo núi có thể sẽ là một trải nghiệm vui và đầy thách thức sau vài ngày thư giãn êm đềm trên bãi biển. Batur cao 1717m, tọa lạc ở phía Đông Bắc của Bali. Cư dân nơi đây xem những ngọn núi chính là nơi cư ngụ của các vị thần – một địa điểm tôn giáo linh thiêng, Batur cũng vậy. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn kinh nghiệm leo núi Batur, chuẩn bị thể lực, mua tour hay tự đi… Chuẩn bị leo núi Nếu muốn leo lên Gunung Batur – ‘gunung’ trong tiếng Indonesia có nghĩa là núi lửa – bạn có thể đặt tour tại đây. Chuyến đi có thể xuất phát từ nhiều địa điểm khác nhau: Toya Bungkah, Songan và Kedisan. Khi bạn ở một nơi khác, người tổ chức tour vẫn sẽ có đưa đón tại khách sạn. Bạn sẽ được đón đi rất sớm (chừng 2 giờ sang). Trên đường, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức điểm tâm tại một đồn điền cà phê – nơi bạn nếm thử nhiều loại trà và cà phê phong phú. Đồng thời, Phuotvivu khuyên bạn nên kiểm tra thời tiết để chuẩn bị chu đáo. Trên đỉnh núi lửa lúc chờ bình minh thường rất lạnh nên bạn phải chuẩn bị áo khoác. Hành trình đến leo núi Batur Khi đã đến điểm xuất phát, bạn sẽ gặp người hướng dẫn đi cùng chuyến chinh phục đỉnh  Batur. Bạn nên đi từ sớm thường là 2 giờ sáng để lên đỉnh núi đúng giờ chiêm ngưỡng bình minh. Chuyến leo núi Batur mất khoảng 2 giờ đồng hồ và leo không quá khó. Từ đỉnh núi Batur, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ ôm trọn một tầm nhìn tuyệt mỹ với hồ Daunau Batur và cảnh mặt trời mọc tinh khôi rực rỡ – một bức tranh tuyệt đẹp, cùng cảnh nhiều du khách leo núi. Ngoài ra là cả chục chú khỉ chạy lon ton, khiến cho trải nghiệm khám phá càng thêm phần độc đáo. Dưới ánh bình minh, bạn có thể thưởng thức bữa sáng với trà và bánh mì chuối, có thể luộc một quả trứng trong nước nóng của vành đai núi lửa. Đối với dân cuồng thể thao còn sức sẽ leo lên tới đỉnh Batur sau khi mặt trời mọc, điểm quan sát bạn đang đứng thì thấp hơn một chút. Từ đỉnh núi, bạn có thể nhìn vào miệng núi lửa. Đường đi về dễ dàng hơn nhiều, bạn có thể đi bộ và lúc đó là ban ngày, giúp bạn thấy rõ hơn khi về. Nếu không thích dậy sớm, bạn có thể leo Batur vào ...

Liệu có quá viển vông để làm một cuộc hành trình leo lên đỉnh ngọn núi cao nhất thế giới: dãy Himalaya? Trekking ở Nepal là một cuộc phiêu lưu mà bạn không nên bỏ lỡ. Vì đây là một chuyến đi khá mạo hiểm, nên Phuotvivu hướng dẫn cách chọn cung trekking, thời gian nào đi trekking tốt nhất, chuẩn bị quần áo trekking, visa… để bạn có một chuyến đi an toàn vượt qua tất cả mọi giới hạn bản thân để tới đích. Mục lục Thời gian tốt nhất để trekking Nepal Tôi nên chọn cung đường trekking nào? Bạn sẽ gặp phải những khó khăn nào khi leo núi ở Nepal? Làm cách nào để có thể chất tốt nhất? Tôi có cần hướng dẫn viên không? Hướng dẫn và người khuân vác (porter) Trekking an toàn Độ cao an toàn Ăn uống Nước uống Tiền bạc Phương tiện đi lại Giấy phép leo núi ở Nepal Điện thoại và WiFi Thị thực Những vật dụng cần mang theo khi trekking ở Nepal Trekking có trách nhiệm Thời gian tốt nhất để đi bộ Bạn có thể đi leo núi ở Nepal quanh năm, nhưng hầu hết mọi người thường trekking vào của mùa thu và mùa xuân. Nếu đây là lần đầu tiên bạn trekking ở Nepal, chúng tôi khuyên bạn nên đến đây vào một trong những mùa cao điểm này. Tuy những cung trekking sẽ đông hơn, nhưng bù lại sẽ an toàn hơn cho bạn. Mùa thu (tháng 10 – tháng 11):Đây là mùa leo núi cao điểm nhất ở Nepal. Đây là thời điểm tốt nhất để ngắm cảnh núi non, bầu trời đầy nắng, khí hậu ôn hòa và ít mưa. Nhược điểm thời gian này có rất nhiều khách du lịch khác và các khách sạn (teahouse) luôn trong tình trạng quá tải, đặc biệt dọc theo các tuyến trekking nổi tiếng ABC Anapunar. Nếu bạn đi cung Anapunar thì đừng đi vào 2 tháng này. Mùa xuân (tháng ba – tháng tư):Mùa xuân là mùa cao điểm thứ hai và cũng là mùa đẹp nhất trong năm để trekking ở Nepal. Đây là lúc lớp băng tuyết tan chảy trên những đèo núi cao, cây đỗ quyên khổng lồ bắt đầu nở hoa trên các sườn đồi của Nepal. Đây là thời điểm không khí mát mẻ, và cũng rất thích hợp để xem động vật hoang dã. Hai nhược điểm chính khi trekking vào mùa xuân là những con đường trekking đông và bầu trời khá âm u, có thể che khuất tầm nhìn của bạn.Tuy nhiên, càng leo lên cao,trời càng sáng hơn, khung cảnh càng rõ ràng hơn. Những mùa khác:Ngoài những mùa cao điểm ở Nepal thì trekking vào những mùa khác cũng có ưu điểm riêng. Các con đường trở nên vắng vẻ hơn, giá cả rẻ hơn. Tuy nhiên, trekking ngoài những mùa cao điểm ở Nepal cũng tiềm ẩn những nguy ...

Để có một hành trình khám phá thành công vườn quốc gia Bidoup Núi Bà thì đòi hỏi người thực hiện phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ tinh thần đến sức khỏe. Chưa kể đến họ còn phải chuẩn bị một hành trang kiến thức. Cũng như những vật dụng cần thiết để thực hiện chuyến đi. Và đặt biệt hơn, đó chính là những kinh nghiệm. Chính vì vậy ở bài viết này Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ kinh nghiệm leo núi Bidoup. Để bạn có thể hoàn thành cung đường trekking Bidoup một cách thuận lợi nhất nhé.  1. Bidoup ở đâu? Vườn quốc gia (VQG) Bidoup Núi Bà thuộc hành chính của huyện Lạc Dương và là một phần của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. VQG Bidoup cũng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (hay còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50km chạy dọc theo hướng tỉnh lộ 723.  Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Lâm Đồng. Ảnh: Internet Có hai cách chính để đến được với VQG Bidoup khi đến Đà Lạt:  Cách một:  Xuất phát từ trung tâm Đà Lạt. Chạy dọc theo hướng đường Hùng Vương. Tới quốc lộ 20 rồi tiếp tục tới bùng binh Trại Mát.  Tại bùng binh Trại Mát. Rẽ sang Huỳnh Tấn Phát. Rồi chạy thẳng hết đường thì gặp cây xăng Thái Phiên.  Từ cây xăng Thái Phiên tiếp tục chạy thẳng quốc lộ 27 để đến xã Đa Nhim. Cuối cùng, nhìn về phía tay trái sẽ thấy vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Cách hai:  Xuất phát từ trung tâm Đà Lạt. Chạy dọc theo đường Phan Chu Trinh đến Hồ Xuân Hương.  Tiếp tục chạy đến Ngô Gia Tự chạy đến trạm xăng dầu ngã 3 Thái Phiên.  Từ trạm xăng Thái Phiên, chạy dọc theo quốc lộ 27 đến xã Đa Nhim.  Nhìn về phía tay trái để thấy vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Theo kinh nghiệm leo núi Bidoup của Phượt Vi Vu thì cả hai cách đều dễ đi. Tùy theo vị trí khách sạn hoặc điểm khởi đầu của bạn. Từ đó bạn chọn cung đường thuận tiện cho mình.  2. Nên trekking Bidoup – Núi Bà vào thời điểm nào?  Trekking Bidoup – Núi Bà để khám phá rừng nguyên sinh cùng các loài thực vật. Nên bạn lưu ý hãy chọn thời điểm mà chúng đẹp nhất. Theo kinh nghiệm leo núi Bidoup thì Phượt Vi Vu nghĩ bạn nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4.  Thời điểm này chính là vào mùa xuân. Lúc này thời tiết khô ráo, không khí cũng ấm áp hơn, đường ít trơn trượt khi di chuyển. Ngoài ra vào mùa này thì hoa đỗ quyên, hoa lan. Cùng với nhiều loài thực vật khác vô cùng xinh đẹp. Đây chính là bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc mà ...

Sở hữu độ cao đến 986m (theo Wikipedia), núi Bà Đen được mệnh danh là “Nóc Nhà Đông Nam Bộ” hay hoa mỹ hơn thì có tên “Đệ Nhất Thiên Sơn”. Đây là địa điểm cực HOT với đa dạng hoạt động trekking, leo núi, cắm trại… năng động. Bỏ túi kinh nghiệm leo núi bà đen do Klook tổng hợp và lên kế hoạch vi vu cuối tuần này thôi.  Núi Bà Đen ở đâu? Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, núi Bà Đen toạ lạc ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc quần thể di tích văn hoá – lịch sử cùng tên. Bên cạnh độ cao ấn tượng, địa điểm này còn thu hút du khách bởi thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ cùng vô số điển tích dân gian được truyền miệng qua hàng trăm năm. ©baomoi Mặc dù đã có tuyến cáp treo hiện đại đưa du khách lên đỉnh núi (ga Bà Đen thậm chí còn được công nhận là “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”), hầu hết giới trẻ khi đến đây đều có chung một mục đích là chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ.  Muốn chinh phục núi Bà Đen tiện lợi và tiết kiệm? Đặt mua vé cáp treo núi Bà Đen trên Klook để tiết kiệm 10%, cộng thêm nhiều quà tặng và tiện ích ĐỘC QUYỀN khác. Ting…Ting… Bạn Có Quà! Từ 30.03.2021, Nhập mã BETTERONAPP để được giảm giá ngay 5%, tối đa 230.000đ cho đơn hàng đầu tiên của bạn trên ỨNG DỤNG KLOOK nhé.  Xem thêm mã giảm giá Klook tại đây => http://bit.ly/Klook_Uu_Dai Download ứng dụng Klook ngay => https://klook.onelink.me/1436524434/vnblog Hướng dẫn cách đi đến núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh ©baomoi Bạn có thể chọn hai loại phương tiện là xe hơi riêng (nếu đi theo nhóm từ ba người trở lên) hoặc đi núi Bà Đen bằng xe máy. Có hai cung đường chính dẫn đến núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh.  Khởi hành từ quốc lộ 22A, bạn đi đến ngã ba Trảng Bàng thì rẽ phải vào tỉnh lộ 782; sau đó, đi khoảng 62km nữa là đến núi Bà Đen. Thời gian di chuyển khoảng ba tiếng. Bạn nên dừng lại ở các quán nước ven đường nghỉ chân, dưỡng sức để còn leo núi nha. Vẫn đi trên quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng, bạn rẽ trái vào thị trấn Gò Dầu rồi rẽ phải đi tiếp trên quốc lộ 22B tầm 72Km nữa là núi Bà Đen. Cung đường này tuy dài nhưng lại dễ đi, khung cảnh đẹp, phù hợp cho những bạn thích check-in. Xem chi tiết đường đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh tại đây.  (*) Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe buýt từ trạm Bến Thành đến Gò Dầu; sau đó, chuyển xe đi từ Gò Dầu đến Long Hoa, Tây Ninh.  ...

Cuồng biết là nhiều bạn đi du lịch Sapa, dù là đi du lịch Sapa trọn gói hay du lịch Sapa tự túc thì đều không thể bỏ qua núi Hàm Rồng – một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ngay tại trung tâm thị trấn Sapa. Thật không ngoa khi nói rằng Hàm Rồng là ngọn núi nổi tiếng nhất Sapa.  Nói đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc là chỉ leo núi thôi thì có gì đẹp, đi đến chỗ nào ở Sapa mà chẳng có núi, nhưng Cuồng xin đảm bảo là trên đường lên tới đỉnh núi Hàm Rồng, bạn sẽ bắt gặp những cảnh đẹp không đâu có được như lạc vào những khu vườn thượng uyển rồi lên tới sân Mây, cổng Trời, cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh rồi tha hồ săn mây, chụp ảnh checkin. Cảnh đẹp như thể bạn lên tới Trời vậy đó, vậy nên bạn nào muốn xem cảnh Trời đẹp như thế nào thì phải đến núi Hàm Rồng Sapa nha. Đi du lịch Sapa mà không tới thăm núi Hàm Rồng thì tiếc lắm đấy. Sau đây, Cuồng sẽ review chi tiết hành trình khám phá núi Hàm Rồng Sapa để các bạn bỏ túi kha khá những địa điểm chụp ảnh selfie đẹp tại địa điểm du lịch Sapa này nhé! 1. Vị trí núi Hàm Rồng Sapa Núi Hàm Rồng nằm ngay sát thị trấn Sapa. Từ trung tâm thị trấn Sapa, du khách muốn lên núi Hàm Rồng phải đi về hướng nhà thờ đá cổ, vì đường lên đỉnh Hàm Rồng nằm phía sau nhà thờ đá cổ Sapa. 2. Giá vé tham quan núi Hàm Rồng Để du lịch núi Hàm Rồng ở Sapa, bạn phải mua vé vào cổng. Giá vé niêm yết là 70.000 đồng/ người lớn và 20.000 đồng/ trẻ em (cao dưới 1.2m). Qua cửa soát vé, bạn sẽ thấy một cầu thang bằng đá dẫn lên đỉnh Hàm Rồng. Giờ mở cửa núi Hàm Rồng Sapa là 7h sáng, giờ đóng cửa là 6h chiều, nên bạn có la cà dọc đường hay chụp ảnh gì thì cũng nên căn ke thời gian để xuống núi nha, kẻo xuống núi lúc trời tối quá sẽ khó nhìn đường hơn đấy.  3. Hướng dẫn cách đi tới núi Hàm Rồng Sapa nhanh nhất, dễ nhất Đường lên núi Hàm Rồng nằm ở phía sau nhà thờ đá cổ Sapa, vậy nên bạn muốn lên núi Hàm Rồng phải đi đến nhà thờ đá cổ. Nhà thờ đá Sapa nằm khá gần trung tâm thị trấn Sapa, thế nên bạn chỉ mất ít phút đi bộ là tới. Nếu bạn nào thuê xe máy để tự do đi khám phá Sapa thì bạn có thể gửi xe ngoài cổng khu du lịch núi Hàm Rồng Sapa, chỗ các cô bán thịt nướng nhé. Giá gửi xe tùy vào thời điểm nhưng yên tâm các ...

Được xem là nóc nhà của Đông Dương thuộc dãy Hoàng Liên Sơn với tầm cao mà bất kì ai cũng muốn chinh phục. Leo núi Fansipan chắc chắn là một trong những trải nghiệm mới mẻ đầy thử thách nhưng không kém phần thú vị. Đó là lý do để các bạn không nên bỏ qua những thông tin hữu ích cho bài viết này. Biết đâu ở những chuyến đi sắp tới bạn sẽ cần đến thì sao?

Lai Châu luôn là vùng đất nổi tiếng với không gian xanh, với những ngọn núi hoang sơ, hùng vĩ. Vì thế mà nơi đây luôn thu hút rất nhiều khách du lịch thích khám phá, đặc biệt là núi Pusilung Lai Châu. Hãy cùng mình chinh phục đỉnh núi nóc nhà biên giới này xem nhé. Pusilung ở đâu? Nội dung Pusilung ở đâu? Chỉ dẫn đường đi đến Pusilung Lai Châu Lịch trình leo Pusilung Lai Châu 3 ngày 4 đêm chi tiết Chuẩn bị gì khi leo núi Pusilung Núi Pusilung tọa lạc tại xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tà, tỉnh Lai Châu, với độ cao 3.078m. Là ngọn núi nằm ở biên cương Tây Bắc xa xôi, trấn giữ biên cương, dù mang nét khắc nghiệt nhưng lại đẹp tuyệt mỹ. Vì thế mà núi Phu si lung luôn là điểm đến lý tưởng dành cho các bạn trẻ. Có thể nói, Pusilung mang trong mình một nét đẹp hoang sơ, hữu tình đặc trưng của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc, của ngọn núi miền biên viễn. Nguồn: Internet Vì thế đến với một trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này bạn không chỉ được tận hưởng không khí mát lành mà còn là sự kì vĩ của ngọn núi trấn giữ biên cương, của nét đẹp Tây Bắc. Bạn có thể đến đây vào bất kỳ mùa nào, bởi mùa nào thì Pusilung cũng đều mang trong mình một nét đẹp riêng biệt, một sắc màu mới. Tuy nhiên, nên tránh đi vào thời điểm mưa vì đường sẽ khá khó đi đấy. Nguồn: Internet Chỉ dẫn đường đi đến Pusilung Lai Châu Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng gần 400km, vì thế có thể nói là một quảng đường khá xa, mất khoảng hơn 10 tiếng để di chuyển. Vì thế bạn nên bắt xe khách đến Lai Châu để được nghỉ ngơi lấy sức cho chuyến đi 3 ngày 4 đêm tiếp theo. Bạn có thể tham khảo các nhà xe giường nằm uy tín như: nhà xe Hải Vân, nhà xe Hưng Thành, nhà xe Hoàng Anh,… bạn nên đi từ buổi tối hôm trước để sáng hôm sau đến được với Lai Châu. Ở Lai Châu thì các bạn có thể bắt xe khách hoặc thuê xe máy để đến với Pa Vệ Sử, mất khoảng 150km nữa, đường cũng khá khó đi nên bạn cũng cần cẩn thận. Đến đây bạn có thể gửi xe và bắt đầu hành trình chinh phục núi Pusilung Lai Châu rồi. Lịch trình leo Pusilung Lai Châu 3 ngày 4 đêm chi tiết Như mình đã nói, leo núi Pu si lung tuy không phải ngọn núi khó leo nhất nhưng hành trình chinh phục nó cũng không hề dễ dàng đâu nhé. Những chặng dốc núi nối tiếp nhau hay đường dài khó đi luôn là một trong những trở ngại khiến nhiều người không thể ...

Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với biển xanh, cát trắng trải dài mà nơi đây còn có nhiều ngọn núi đẹp với các di tích tâm linh gắn bó với đời sống tinh thần của người dân. Núi Thị Vải là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch như thế. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm leo núi và cắm trại núi Thị Vải Vũng Tàu chi tiết nhất. 

Thuộc vùng núi Tây Bắc nổi tiếng với những cao nguyên trải dài thơ mộng, với những ngọn núi cao ngút ngàn, hùng vĩ. Từ lâu, Lào Cai đã trở thành điểm đến lý tưởng dành cho các bạn trẻ. Trong đó không thể không kể đến Nhìu Cồ San – một trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nội dung Những điều cần biết về Nhìu Cồ San Trekking đỉnh Nhìu Cồ San có cần xin giấy phép không? Trekking đỉnh Nhìu Cồ San vào mùa nào? Cần chuẩn bị những gì? Chỉ dẫn đường đi đến Nhìu Cồ San Nơi nghỉ chân ăn uống tại Nhìu Cồ San 6 trải nghiệm đặc biệt tại Nhìu Cồ San Lịch trình leo núi Nhìu Cồ San 2 ngày 1 đêm Ngày 1: Sàng Ma Sáo – bản Nhìu Cồ San – Thác Ong Chúa – lán nghỉ Ngày 2: Lán nghỉ – Đỉnh Nhìu Cồ San – thị trấn Sapa – Hà Nội Tổng kết chi phí Lời khuyên từ porter “thổ địa” Những điều cần biết về Nhìu Cồ San Nhìu Cồ San ở đâu? Nhìu Cồ San là ngọn núi toạ lạc tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng Độ cao: 2.965m Mức độ khó: cao (phù hợp với người đã có kinh nghiệm leo núi) Thời gian leo núi: 2N1Đ hoặc 3N2Đ Địa hình chủ yếu: leo thác, núi, lội suối, băng rừng và đồi trọc. Những trải nghiệm đặc biệt: săn mây trên núi, ngắm thảo nguyên xanh, cắm trại, leo thác, đi đường rừng… Trekking Nhìu Cồ San có an toàn không? Chuyến trekking sẽ đảm bảo an toàn nếu bạn lựa chọn thời điểm di chuyển thuận lợi và tuân thủ các quy tắc an toàn khi leo núi để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy đến trên đường đi Ngọn núi xếp thứ 8 trong top 10 đỉnh núi cao nhất tại Việt Nam gồm Pusilung, Tà Chì Nhù, Bạch Mộc Lương Tử, Fansipan nguồn: internet Trekking đỉnh Nhìu Cồ San có cần xin giấy phép không? Có một điểm mà bạn cần lưu ý đó là trekking Nhìu Cồ San cần xin giấy phép để đảm bảo an toàn trong chuyến hành trình. Tại một số địa điểm trekking Sapa trong thời gian gần đây đã thắt chặt hoạt động leo núi. Chính vì vậy nếu có dự định đi leo núi ở những địa điểm này các bạn cần tham khảo nhé! Việc xin giấy để trek Nhìu Cồ San cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân đến với đội biên phòng ở Sàng Ma Sáo, hoặc có thể nhờ những anh poster “thổ địa” ở đây xin cũng được nhé. Sau khi xin giấy phép xong thì bạn có thể bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh núi Nhìu Cồ San tuyết, chinh phục mây mù ...

Hành trình leo núi Langbiang tỉnh Lâm Đồng của bạn sẽ phần nào trở nên thuận lợi hơn nếu tham khảo chỉ dẫn chi tiết về các cung đường và những điều cần lưu ý sau đây. Và tất nhiên, điều quan trọng để có thể thoải mái chinh phục một đoạn đường dài với nhiều chông gai và thử thách các bạn cần chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt và tâm thế thoải mái nhất.

Leo núi thể thao dễ tiếp cận hơn leo núi truyền thống, cả về vị trí và chi phí trang bị. Đây là một loại hình thể thao vui vẻ, cạnh tranh, dễ dàng hoàn thành nhiều tuyến đường khó khăn trong một chuyến đi chơi, khiến cho giới trẻ càng ngày càng tìm đến môn thể thao này nhiều hơn.

Leo núi tự do là một hình thức thể thao thú vị và đầy thách thức. Nó cho phép bạn trải nghiệm vách đá một cách mới mẻ và thúc đẩy bản thân về thể chất và tinh thần theo những cách mà bạn không thể đạt được khi leo núi với neo trên đỉnh.

Nếu bạn thích học cách leo trèo, hoặc bạn muốn tìm cách tăng cường sức mạnh và kỹ năng leo núi của mình, tham gia leo núi trong nhà là một cách tuyệt vời để nâng cao kỹ năng. Bài viết này sẽ gợi ý một số kinh nghiệm leo núi trong nhà dành cho người mới bắt đầu

Bạch Mộc Lương Tử hay thường được gọi nhất chính là Kỳ Quan San, đỉnh núi cao vời vợi, sừng sững, đẹp nên thơ nhất vùng Tây Bắc. Lần này bạn hãy cùng chúng tôi trekking để chinh phục đỉnh cao này ngay thôi nào! Kỳ Quan San nơi bạn thấy cả đại dương mây trắng Chinh phục đỉnh núi cao tuy không quá khó khăn nhưng nắm rõ được kinh nghiệm, sẽ giúp cho hành trình đến Kỳ Quan San được chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức hơn. 1-Giới thiệu tổng quan về đỉnh núi Kỳ Quan San là cái tên chính xác nhất về nơi này gọi theo dân bản địa định cư gốc. Nhưng mới là chính xác theo cách đặt của người dân tộc tại địa phương. Bạn đừng nhầm lẫn chúng với Bạch Mộc Lương cũng là tên ngọn núi khác. Vì nơi này có 1 cái tên nữa là Bạch Mộc Lương Tử. Đỉnh núi cao 3046m này đang chờ bạn khám phá, chinh phục Nơi này có đỉnh vờn mây lên tới 3046m nên đứng ở đây bạn ngỡ như đang chạm đến sự bồng bềnh vây. Nó được ví như là đại dương mây trắng quả không ngoa. Nó cũng là đỉnh núi cao đứng thư 4 của Việt Nam, thuộc địa phận giáp ranh của Lào Cai và Lại Châu. Đỉnh núi này cũng được dân du lịch balo, dân phượt hay nhóm các tín đồ yêu trekking rất hào hứng khám phá. 2-Di chuyển đến địa điểm Kỳ Quan San Hành trình trekking Kỳ Quan San bạn cần xuất phát từ Sapa, đi hơn 2 giờ đồng hồ, đến xã Sàng Ma Sáo huyện Bát Xát Lào Cai. Đến đỉnh Kỳ Quan nhiều người lựa chọn con đường dễ, ít dốc từ Sapa Cách 2 bạn di chuyển từ Lai Châu, bản Dền Sung, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ đi theo hướng đến xã Sàng Ma Sáo – Bạch Mộc Lương Tử – Sin Súi Hồ. Trong 2 con đường đó nếu muốn dễ, ít dốc trơn bạn chọn cách 1. Ngoài ra nếu cách 2 tiện đường hơn và bạn thích sự chinh phục hơn hãy lựa chọn. 3- Hành trình chinh phục đỉnh núi Sau khi đến đây rồi, bạn bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao thôi nào.Muốn lên dốc cao cần vượt dốc cao, đương nhiên rồi, bạn chú ý chọn tiết trời đẹp, hửng nắng, có nắng dịu nhẹ, tránh ngày mưa, ngày lạnh đường trơn trượt nhé để không nguy hiểm. Đẹp nhất cuối tháng 8 đến tháng 04 của năm. Tránh những ngày quá oi nồng, nắng to để leo núi không mất sức nhé. Cùng đi săn mây Kỳ Quan San ngay thôi nào! Vì nơi này khá nhiều dân du lịch khám phá, nên các hàng quán cũng phục vụ tương đối nhiều, bạn không cần chuẩn bị nước quá nhiều, bê vác nặng mất ...

Trekking Lảo Thẩn vài năm trở lại đây được tìm kiếm nhiều hơn trước. Lảo Thẩn hay còn được gọi với cái tên Hâu Pông San, Nhìu cồ san bố, với độ cao 2860m, địa hình có nhiều thay đổi : bằng phẳng, rừng trụi, bụi rậm nhỏ, để trekking Lảo Thẩn một cách trọn vẹn, Du Lịch Phượng Hoàng gửi đến Quý khách một số kinh nghiệm được tổng hợp từ những người đi trước. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TREKKING LEO NÚI LẢO THẨN BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA Trekking Lảo Thẩn không còn lạ lẫm gì với những bạn trẻ ưa mạo hiểm, đỉnh Lảo Thẩn thuộc xã Phìn Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngoài cái tên Lảo Thẩn, đỉnh núi này còn có tên gọi khác như: Nhìu Cồ San bố (phân biệt với đỉnh Nhìu Cồ San mẹ ở hướng đối diện) hay người Mông gọi nó là Hâu Pông San. Lảo Thẩn nằm trên độ 2860m so với mực nước biển được xếp thứ 14 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, vậy nên còn được mệnh danh là “Nóc nhà Y Tý” Cung đường Trekking Lảo Thẩn có đặc điểm : nhiều cây bụi, cây gai nên sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, địa hình Lảo Thẩn có nhiều  đồi cỏ, nương rừng thấp cháy chụi nên càng lên cao gió càng mạnh khiến bạn mất sức khá nhiều. Nhưng càng lên cao, khung cảnh thiên nhiên hiện ra khiến bạn phải ngỡ ngàng. Đó là sắc màu rực rỡ của những khóm đỗ quyên nở rộ trong nắng ( vào khoảng tháng 9), xen lẫn giữa màn sương mờ, bạn sẽ bắt gặp những cây sơn trà nở hoa trắng muốt, hay màu vàng rực rỡ của loài hoa mang tên chí cò. Càng lên cao, khung cảnh càng đẹp, bạn sẽ bắt gặp những rừng cây xanh mướt mát mắt hay những con suối róc rách vui tai, hay những khu rừng với đầy sắc hoa dại chen chúc khiến bạn cảm thấy thể lực phục hồi đáng kể. Đỉnh Lảo Thẩn là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn vô cùng lý tưởng. Đó là khi mặt trời vừa thức giấc lấp ló sau những phiến đá to nhỏ cho đến khi chiếu rõ từng cảnh sắc huy hoàng trên đỉnh núi. Cả bầu trời được nhuộm sắc hồng rực rỡ rồi bỗng hóa vàng khi mặt trời dần lên cao tạo nên khung cảnh không đâu có được Những thứ cần chuẩn bị khi trekking Lảo Thẩn 1. Phải thường xuyên chạy, đi bộ thể thao ít nhất khoảng10km/tối hoặc sáng(tổng hành trình leo 18km). 2. Khi đi mang theo trang thiết bị gon, nhẹ  không qúa 3kg cho người Việt và 8kg cho người nước ngoài. 3. Mặc quần áo thể thao gọn nhẹ, ấm, thoải mái và linh hoạt cho việc leo núi, lên dùng quần áo ôm ...

1. Giới thiệu về núi Bạch Mã 1.1. Giới thiệu về núi Bạch Mã 1.2. Hướng dẫn đường đi đến Vườn Quốc gia Bạch Mã 2. Leo núi Bạch Mã mùa nào đẹp? 3. Các trải nghiệm hấp dẫn khi leo núi Bạch Mã: 3.1. Tham quan vọng Hải Đài 3.2. Chiêm ngưỡng thác Đỗ Quyên 3.3. Chiêm bái tượng Phật Quan Âm được tạc bằng đá cẩm thạch trắng 4. Chuẩn bị gì khi đi leo núi Bạch Mã Leo núi Bạch Mã hiện đang là lựa chọn lý tưởng của nhiều người trong thời gian gần đây. Đây cũng là địa điểm được đánh giá cao với độ mạo hiểm hứa hẹn đem đến trải nghiệm cực “khủng”. Để Trekking – Camping chia sẻ về kinh nghiệmleo núi Bạch Mã từ A – Z cho bạn nhé! 1. Giới thiệu về núi Bạch Mã 1.1. Giới thiệu về núi Bạch Mã Núi Bạch Mã nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 60km về phía Nam. Dãy núi thuộc khu vực vườn Quốc gia Bạch Mã tại địa phận huyện Phú Lộc. Nơi giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng. Dãy núi Bạch Mã hùng vĩ. (Hình ảnh: Internet) Núi Bạch Mã nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn. Nơi được xem là trung tâm của dải rừng xanh duy nhất ở Việt Nam. Núi nằm kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào. Ngọn núi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, lại có nét đẹp hoang sơ chưa bị con người khai thác. Bởi vậy khi leo núi Bạch Mã, đảm bảo bạn sẽ trầm trồ trước cảnh sắc núi rừng nơi đây. 1.2. Hướng dẫn đường đi đến Vườn Quốc gia Bạch Mã Để di chuyển đến vườn quốc gia Bạch Mã, bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên theo kinh nghiệm leo núi Bạch Mã của những người từng trải, để an toàn, thoải mái và phù hợp đi theo nhóm thì ô tô là sự lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, nếu bạn thích di chuyển tiện lợi và muốn trải nghiệm chút “bụi bặm” thì nên đi xe máy Đường đi đến vườn quốc gia Bạch Mã tương đối đơn giản. Bạn sẽ có 2 phương án lựa chọn sau: Xuất phát từ Huế Từ trung tâm thành phố Huế, bạn xuất phát theo hướng đi Đà Nẵng dọc theo quốc lộ 1A. Khi di chuyển tới địa phận xã Phú Lộc gặp biển màu xanh bên tay phải thì bạn rẻ theo chỉ dẫn, đi thắng một đoạn là đến dãy núi Bạch Mã Huế. Cách đi này tương đối dễ ngay cả những tay lái mới đặt chân đến đây cũng có thể dễ dàng tìm kiếm. Xuất phát từ Đà Nẵng Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn đi thẳng theo tuyến đường Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – đèo Hải Vân – ...

1 / Vài nét về núi Chứa Chan 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào 4 / Cắm trại trên núi Gia Lào ở đâu? 5 / Cần chuẩn bị những gì khi trekking đỉnh Chứa Chan? Núi Chứa Chan, Đồng Nai là một trong những điểm leo núi lý tưởng cho du khách ở miền Nam. Bạn có thể chọn lịch trình đi trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm để ngắm bình minh. 1 / Vài nét về núi Chứa Chan Núi Chứa Chan còn được gọi là núi Gia Ray, Gia Lào. Tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với độ cao 837m, Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ, chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Chỉ cách Sài Gòn khoảng 2 giờ đi xe máy, cộng với vẻ đẹp mà nó mang lại. Hiện nay, Chứa Chan là một trong những địa điểm được giới trẻ yêu thích trải nghiệm và khám phá vào những ngày cuối tuần. 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan Từ Sài Gòn bạn sẽ có 2 cách để di chuyển đến Chứa Chan: – Hướng đi Suối Tiên, đi thẳng về hướng Cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải vào đường Võ Nguyên Giáp, đoạn đường này sẽ ngắn hơn đường qua thành phố Biên Hòa. – Hoặc bạn cũng có thể đi theo QL1A theo hướng Bình Thuận đến huyện Xuân Lộc, bạn cứ chạy thẳng, đến đường Hoàng Đình Thường thì rẽ trái nhé! Đường lên núi Chứa Chan có biển chỉ dẫn nên bạn chỉ cần để ý sẽ thấy. Đường lên núi Chứa Chan (Ảnh: ST) Chạy một đoạn ngắn sẽ thấy cửa hàng bán xe đạp địa hình (cột điện) của bà Yến. Cửa hàng này có tất cả! Đồ uống, thức ăn,… và lều trại. Bạn nào có ý định đi cắm trại mà từ Sài Gòn không thích thì thuê ở đây, giá chênh lệch chỉ 10-20k. 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào Để chinh phục Chứa Chan bạn sẽ có hai con đường chính là đường cột điện và đường chùa. – Đường Chùa: Bạn chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn lên chùa Bửu Long theo lối cầu thang. Dọc đường lên chùa sẽ có rất nhiều cỏ bao phủ, rừng trúc khá rậm rạp nên nếu nhóm bạn không có kinh nghiệm dẫn đường thì rất dễ bị lạc. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan theo đường chùa (Ảnh: ST) – Cột điện: Đúng như tên gọi, bạn chỉ cần đi theo đường mòn có đánh số cột điện. Có tổng cộng 145 cột điện, ở đây những cột điện đầu tiên sẽ mang số 20 chứ không phải số 1! Hóa ra chỉ có 125 cột điện. Chỉ cần nhìn vào ...

1 / Giới thiệu đôi nét về núi Chứa Chan 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào 4 / Cắm trại trên núi Gia Lào ở đâu? 5 / Cần chuẩn bị những gì khi trekking đỉnh Chứa Chan? Núi Chứa Chan, Đồng Nai là một trong những điểm leo núi lý tưởng cho du khách ở miền Nam. Bạn có thể chọn lịch trình đi trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm để ngắm bình minh. 1 / Giới thiệu đôi nét về núi Chứa Chan Núi Chứa Chan còn được gọi là núi Gia Ray, Gia Lào. Tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với độ cao 837m, Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ, chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Chỉ cách Sài Gòn khoảng 2 giờ đi xe máy, cộng với vẻ đẹp mà nó mang lại. Hiện nay, Chứa Chan là một trong những địa điểm được giới trẻ yêu thích trải nghiệm và khám phá vào những ngày cuối tuần. 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan Từ Sài Gòn bạn sẽ có 2 cách để di chuyển đến Chứa Chan: – Hướng đi Suối Tiên, đi thẳng về hướng Cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải vào đường Võ Nguyên Giáp, đoạn đường này sẽ ngắn hơn đường qua thành phố Biên Hòa. – Hoặc bạn cũng có thể đi theo QL1A theo hướng Bình Thuận đến huyện Xuân Lộc, bạn cứ chạy thẳng, đến đường Hoàng Đình Thường thì rẽ trái nhé! Đường lên núi Chứa Chan có biển chỉ dẫn nên bạn chỉ cần để ý sẽ thấy. Đường lên núi Chứa Chan (Ảnh: ST) Chạy một đoạn ngắn sẽ thấy quán xe đạp địa hình (cột điện) của bà Yến. Cửa hàng này có tất cả! Đồ uống, đồ ăn, … và lều trại. Bạn nào có ý định đi cắm trại mà từ Sài Gòn không thích thì thuê ở đây, giá chênh lệch chỉ 10-20k. 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào Để chinh phục Chứa Chan bạn sẽ có hai con đường chính là đường cột điện và đường chùa. – Đường Chùa: Bạn chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn đến chùa Bửu Long theo lối cầu thang. Dọc đường đi chùa sẽ có nhiều cỏ che, rừng trúc khá rậm rạp nên nếu nhóm bạn không có kinh nghiệm dẫn đường thì rất dễ bị lạc. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan theo đường chùa (Ảnh: ST) – Cột điện: Đúng như tên gọi, bạn chỉ cần đi theo đường mòn có đánh số sẵn cột điện. Tổng cộng có 145 cột điện, ở đây những cột đầu tiên sẽ mang số 20 chứ không phải số 1! Hóa ra chỉ có 125 cột điện. Chỉ cần nhìn ...

1 Thời điểm leo núi thích hợp 2 Đồ dùng cần thiết mang theo 3 Những điều cần chú ý 4 Không nên đi một mình 5 Luôn giữ ấm cơ thể và bổ sung năng lượng Đi du lịch Nhật Bản leo núi Phú Sĩ là ao ước của rất nhiều người. Không chỉ là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc mà núi Phú Sĩ còn khiến du khách phải ngưỡng mộ bởi sự kiêu hãnh của chính ngọn núi này. Tuy nhiên, để có một chuyến đi thành công thì bạn cần phải trang bị rất nhiều. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm đi tour Nhật Bản leo núi Phú Sĩ rất cần thiết dành cho bạn. Thời điểm leo núi thích hợp Núi Phú Sĩ nổi tiếng đẹp quanh năm, đẹp mọi lúc mọi nơi và đẹp hoàn hảo trong mắt khách đi tour Nhật Bản đã từng tới đây. Tuy nhiên, để nói thời điểm thích hợp nhất cho bạn leo núi thì vào khoảng tháng 7 đến tháng 8. Lúc này, thời tiết vào thu khá dễ chịu và mát mẻ, không quá oi ả như mùa hè và cũng không quá lạnh giá như mùa đông. Bạn hoàn toàn có một chuyến đi ấn tượng và đáng nhớ với hoạt động leo núi cũng đầy sự mạo hiểm và trải nghiệm. Đồ dùng cần thiết mang theo Đầu tiên, sức khỏe là điều kiện nền tảng và tiên quyết để chinh phục núi Phú Sĩ. Bạn cần phải có một thể lực tốt, dẻo dai và bền bỉ. Vì địa hình leo núi khá hiểm trở và khó khăn nên nếu muốn đặt chân lên ngọn núi nổi tiếng này thì du khách di du lich Nhat Ban hãy chuẩn bị thật tốt về mặt sức khỏe. Ngoài ra cũng nên đem theo các dụng cụ leo núi cần thiết. Một điều cũng hết sức quan trọng trong mỗi chuyến đi leo núi của du khách, đó là bạn nên chuẩn bị balo loại gọn, nhẹ, chắc chắn và không thấm nước, giày leo núi chuyên dụng. Hoặc du khách có thể mang giày thể thao nhưng phải vừa chân, thoải mái, đế bằng và độ ma sát cao. Ngoài ra, găng tay cũng rất cần thiết để bảo vệ đôi tay của bạn chống trơn trượt, trầy xước. Bạn nên đeo gang tay có độ bám và ma sát cao đề phòng trời mưa thì nên đem thêm găng tay chống thấm nước. Quần áo là những đồ đạc không thể thiếu bạn chắc chắn phải mang theo trong chuyến du lịch Nhật Bản khám phá núi Phú Sĩ. Bạn nên mặc quần áo leo núi chuyên dụng, co giãn tốt và thoải mái. Nhớ mang áo ấm, áo gió vì theo kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ khi du lịch Nhật Bản thì càng lên cao càng lạnh. Ngoài ra nên mang áo mưa và ...

1 Leo núi Phú Sĩ – Kinh nghiệm và thông tin hữu ích 1.1 Đừng hy vọng sự yên bình 1.2 Thông tin cơ bản 1.2.1 1. Các điểm dừng trên núi 1.2.2 2. Nhiệt độ và các trang bị cần thiết 1.2.3 3. Chuẩn bị thể chất cần thiết 1.3 Những vấn đề cần lưu ý khi leo núi Phú Sĩ 1.3.1 1. Say núi 1.3.2 2. Tắc nghẽn 1.3.3 3. Nhà vệ sinh và cấm cắm trại 1.4 Các địa điểm ưa thích 1.5 Du lịch Nhật bản 1.6 Phú Sĩ Leo núi Phú Sĩ – Kinh nghiệm và thông tin hữu ích Núi Phú Sĩ cao 3.776 mét, là biểu tượng của Nhật Bản, không chỉ đối với khách du lịch mà đối với người Nhật đây còn là một địa điểm mang tính linh thiêng. Núi Phú Sĩ không có quá nhiểu thử thách và khá đơn giản, phù hợp với cả những người không có kinh nghiệm leo núi. Tuy nhiên vẫn sẽ có những lưu ý và thông tin bạn nên biết trước khi bắt đầu trải nghiệm tuyệt vời này. Đừng hy vọng sự yên bình Núi Phú Sĩ chỉ mở cho người dân và khách du lịch leo núi 2 tháng hè mỗi năm. Vậy nên nếu bạn mong chờ một trải nghiệm leo núi yên bình, tĩnh lặng với ít sự xuất hiện của con người thì hãy thay đổi sớm đi nhé. Với hơn 300.000 khách du lịch tập trung vào 2 tháng, đây là thời gian đông đúc và sôi động nhất của núi Phú Sĩ. Thông tin cơ bản Để leo lên đỉnh núi bạn sẽ phải đi vào bàng những con đường mòn. Những con đường mòn này chỉ mở một vài tháng trong năm, thường là từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 tùy theo điều kiện thời tiết. Leo núi Phú Sĩ trái mùa rất nguy hiểm, vì hầu như cả năm đỉnh núi đều bị tuyết bao phủ. Đôi khi vì điều kiện khí hậu đặc biệt có thể dẫn đến sự thay đổi thời tiết đột ngột. Ngoài ra, trong thời gian trái mùa, các điểm dừng chân trên núi đều đóng cửa. Điều này rất nguy hiểm nếu bạn thực hiện leo núi vào thời gian này, ngoài việc ở trên đỉnh đáng lẽ phải ở qua đêm ngoài trời để chờ bình minh, nhưng mọi điểm nghỉ đều đóng cửa. Hơn nữa, trong trường hợp cần thiết, lực lượng cứu hộ sẽ không thể đáp ứng. Leo núi thường được thực hiện vào ban đêm , bắt đầu vào buổi tối để lên đến đỉnh và ngắm bình minh. Tất nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một chuyến du ngoạn trong ngày, nhưng hãy cân nhắc rằng trên núi Phú Sĩ không có cây cối, vì vậy bạn leo dưới ánh nắng mặt trời. Khi đi xuống đòi hỏi thời gian đi bộ khá lâu và bạn cũng ...

Nội dung bài viết: Các mẹo và thủ thuật cho chuyến leo núi trong đêm an toàn Thuận lợi của leo núi buổi đêm Bất lợi của leo núi trong đêm Rủi ro của việc leo núi trong màn đêm Nhiều người thường nghĩ rằng leo núi ban đêm là cực kỳ nguy hiểm. Chắc chắn, đó có thể là một thách thức khá lớn, đặc biệt nếu bạn đi một mình hoặc bạn không có đủ kinh nghiệm hay không có sự chuẩn bị trước. Tuy nhiên, vẫn có khả năng thực hiện được điều đó sau khi bạn nắm vững một số kỹ năng và kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho chuyến leo núi trong đêm diễn ra an toàn. Hoạt động leo núi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, mà có thể vẫn đòi hỏi rất khắt khe ngay cả khi đi vào ban ngày lúc có đủ ánh sáng tự nhiên. Trekking vào ban đêm sẽ có cảm giác khác hẳn với trekking vào ban ngày. Trên thực tế, nó là một trải nghiệm hoàn toàn khác, mang đến những thử thách độc đáo hơn. Leo núi trong màn đêm không dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người mới tiếp xúc với bộ môn này. Chắc hẳn những ai nghe đến leo núi buổi đêm đều sẽ hỏi: “Tại sao lại đi vào ban đêm? Liệu có an toàn không?”. Nhưng đừng lo, chỉ cần biết các mẹo thiết thực dành cho leo núi ban đêm, bạn sẽ vẫn an toàn mà còn được trải nghiệm mặt hiếm thấy của thiên nhiên đấy. Các mẹo và thủ thuật cho chuyến leo núi trong đêm an toàn Trước khi đi đến ưu và nhược điểm của hiking vào ban đêm, hãy xem một số quy tắc cơ bản để hoạt động leo núi buổi đêm trở nên an toàn. Những điều này áp dụng cho cả những người mới và người có kinh nghiệm. Nắm rõ địa hình / khu vực trước khi leo núi trong đêm Khởi đầu với một cung đường quen thuộc. Sẽ hơi phức tạp nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm leo núi/cắm trại đêm, vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu với cung đường có địa hình mà bạn biết rõ. Nhiều người thường hay bắt đầu với ngọn núi mà họ đã chinh phục vài lần, như leo núi bà đen ban đêm hoặc leo núi chứa chan ban đêm là các nơi hay được lựa chọn cho thử thách này. Chọn cung đường dễ dàng hơn Đặc biệt nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm từ trước hoặc bạn chưa bao giờ trải nghiệm phiêu lưu vào ban đêm, thì đây không phải là thời điểm thích hợp để chọn con đường khó. Tìm kiếm cung nào có địa hình tương đối dễ dàng và ngắn (khoảng 10-15km) với độ dốc không quá lớn. Theo nguyên tắc chung, hãy tránh những ...

1. Leo núi một mình có gì thú vị? 2. Cần chuẩn bị những gì cho chuyến độc hành an toàn 3. Kinh nghiệm leo núi một mình ​ 1. Leo núi một mình có gì thú vị? Một câu hỏi khá ngớ ngẩn đế bắt đầu topic này. “Leo núi một mình có gì thú vị?” hay “Tại sao lại đi leo núi một mình?” Câu trả lời đơn giản là vì “Mình thích” thôi. Sẽ không có một lý do cụ thể nào cả, đơn giản và vì thích đi một mình, nhưng thích phải đi đôi với khả năng, chứ mỗi thích thôi thì không được đâu. Kinh nghiệm cho thấy, khi thực hiện những chuyến độc hành sẽ có những thuận lợi sau: Làm những gì mình thích: Bạn thích chụp ảnh, thích thì chụp thôi và không ai than phiền cả, muốn chụp bao nhiêu thì chụp. Còn nếu bạn không có hứng thú với những bức ảnh thì cũng không cần cố cười để vào cùng một khung ảnh với mọi người trong đoàn.  Đi hay nghỉ, nó tùy vào bạn, muốn đi thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ, hành trình này là của bạn và bạn tự làm chủ nó. Tự làm chủ tốc độ di chuyển của mình, tức là đi nhanh hay đi chậm tùy vào tình trạng sức khỏe của mình, không phụ thuộc vào bất kỳ ai cả.  Khi đi một mình bạn có thể tự làm chủ được lịch trình của mình, linh hoạt thay đổi theo nhu cầu của bản thân. Nếu bạn là một người yêu đến điên cuồng sự yên tĩnh thì leo núi một mình là gợi ý thú vị. Bạn thoải mái đắm chìm trong thế giới của mình mà không sợ ai làm phiền. Và sau đó, sau khi hoàn thành chuyến leo núi độc hành bạn sẽ nhận ra yêu bản thân mình hơn, tin tưởng bản thân mình hơn. Tuy nhiên một số điểm trừ của việc đi leo núi một mình: Sẽ không có ai hỗ trợ bạn trong trường hợp cần sự phối hợp, ví dụ như qua suối, bị thương,… nên đòi hỏi nếu muốn đi leo núi một mình bạn cần có kinh nghiệm chắc chắn và sức khỏe đảm bảo.  Sẽ không có người nói chuyện, sẽ hơi buồn nhưng nếu bạn yêu sự yên tĩnh thì nó không vấn đề gì. Sẽ không có ai động viên bạn những khi yếu lòng, mệt mỏi. Bạn phải tự đứng dậy là đi tiếp – một bài tập ý chí khá hiệu quả. Sẽ có những nỗi sợ: Bạn sợ thú rừng, sợ côn trùng rắn rết, sợ cả những người đàn ông râu rậm đang tiến về phía bạn. Nhưng nếu chọn đúng cung đường thì nỗi sợ chỉ là do bạn tự tạo ra thôi, hãy bình tĩnh chinh phục nó. Và tất nhiên là vẫn phải cẩn thận nhé!  2. Cần chuẩn ...

Nhìu Cồ San là một đỉnh núi cao nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là ngọn núi cao thứ 9 của Việt Nam, cao 2.965m so với mực nước biển. Nhìu Cồ San vốn nổi tiếng là một cánh rừng già với đầy đủ các loại gỗ quý hàng trăm năm tuổi, nhiều nương thảo quả xanh tốt. Leo Nhìu Cồ San không quá khó nhưng cũng chẳng dễ dàng nếu bạn là người mới bắt đầu leo núi. Đối với nhiều người, leo núi như là một thói quen “gây nghiện” khó bỏ được. Ai bước vào con đường leo núi cũng trở nên cuồng nhiệt với nó. Tuy leo núi vừa mệt, hành xác nhưng những trải nghiệm thú vị trên đường đi sẽ khiến ta nhớ mãi không quên. Cảm giác đứng ở trên đỉnh núi nhìn xuống quãng đường đầy khó khăn mà mình đã vượt qua thật là hạnh phúc. Với những ngọn núi khác nhau sẽ để lại cho mỗi người một cảm nhận riêng, vẻ hùng vĩ của Bạch Mộc Lương Tử, nét thơ mộng của núi Lảo Thẩn, hay choáng ngợp trước đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn. Bài viết dưới đây, wecheckin sẽ giới thiệu cho các bạn một cung đường trek tuyệt đẹp nằm ở Lào Cai, một đỉnh núi hội tụ đầy đủ nét thơ mộng, hùng vĩ – đó là núi Nhìu Cồ San. Hành trình leo Nhìu Cồ San: Hà Nội – Sapa – Sàng Ma Sáo – bản Nhìu Cồ San Vẫn như thường lệ, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội đi Sapa với chuyến xe muộn vào khoảng 11h30 tối, xe đón chúng tôi ở bến xe Mỹ Đình. Mình hay chọn những nhà xe uy tín, dịch vụ tốt để di chuyển như nhà xe: Sơn Hà – Hải Vân, hãng xe Sao Việt,… Chỉ mất khoảng 6 tiếng đồng hồ là chúng tôi có mặt ở thành phố Sapa mờ sương. Cảm nhận đầu tiên đó là rét, rất rét. Mới tuần trước trên đỉnh Fan còn xuất hiện băng tuyết nên chúng tôi cũng mang theo quần áo ấm đầy đủ. Xuống xe ngồi nghỉ ngơi một lúc, chúng tôi bắt đầu đi thuê xe máy. Chúng tôi thuê xe máy của anh Hà Thành Sơn, người đã dẫn tôi leo Fansipan lần trước. Vì trời vẫn còn sớm nên anh đã cho chúng tôi vào nhà để nghỉ ngơi, đánh răng rửa mặt, đợi trời sáng để lên đường. Nhà anh Sơn có kinh doanh cả nhà nghỉ nên có rất nhiều phòng nhé (SĐT: 0915049138) Sau khi vệ sinh cá nhân xong, chúng tôi đi ăn sáng và bắt đầu hành trình của mình. Từ thị trấn Sapa chúng tôi sẽ di chuyển gần 60 km sang bên Sàng Ma Sáo. Đường chủ yếu là đường đèo, nhiều sương nên các bạn nhớ lái xe cẩn thận nhé. Chúng tôi có hẹn với ...

Núi Chứa Chan hay còn được gọi bằng cái tên là núi Gia Lào, Gia Ray. Đây là ngọn núi cao thứ 2 ở Nam Bộ với độ cao 840m, chỉ đứng sau duy nhất núi Bà Đen ở Tây Ninh. Phong cảnh thoáng mát, cây cối xanh tươi của núi rừng, thỉnh thoảng có thêm những đoạn rừng cỏ lau check in tuyệt vời vô cùng hấp dẫn, đựơc các bạn trẻ yêu thích khám phá núi rừng, khát khao được chinh phục thiên nhiên tìm đến, hôm nay Toplist sẽ chia sẽ đến các bạn một số kinh nghiệm trekking, leo núi Chứa Chan.

Mục lục nội dung bài viết Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen 2022 an toàn, chi tiết Những lưu ý, thông tin quan trọng khi phượt núi Bà Đen: Điều cần nhớ, cần chuẩn bị Cách di chuyển tới núi Bà Đen/ Đi tới núi Bà Đen bằng xe máy, xe bus Chinh phục núi Bà Đen/Đường lên núi Bà Đen/Leo núi Bà Đen bằng đường bộ Phượt núi Bà Đen có gì hay? Một số điểm tham quan tại núi Bà Đen Kinh nghiệm ăn uống, ngủ nghỉ khi phượt núi Bà Đen Gợi ý lịch trình phượt núi Bà Đen 2 ngày Được mệnh danh là nóc nhà của Đông Nam Bộ với độ cao 986m núi Bà Đen được xem như là biểu tượng cho con người và mảnh đất quật cường Tây Ninh. Đã từ lâu núi Bà Đen không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi dành cho những ai ưa mạo hiểm thích khám phá. Để có thể dễ dàng, thuận lợi chinh phục đỉnh núi này hãy nắm những thông tin cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về kinh nghiệm phượt núi Bà Đen 2022 an toàn sau đây. Hướng dẫn du lịch núi Bà Đen Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen 2022 an toàn, chi tiết Những lưu ý, thông tin quan trọng khi phượt núi Bà Đen: Điều cần nhớ, cần chuẩn bị Hành lý mang theo Bạn cần ưu tiên quần áo gọn nhẹ, thoáng khí, co dãn tốt, thấm mồ hôi, với số lượng 1 ngày 1 bộ, 2 ngày 2 bộ. Giày chuyên dụng leo núi có gai, bám đất nếu có kinh phí bạn nên đầu tư loại Nike Running, còn không sự lựa chọn tốt và tiết kiệm nhất cho bạn là giày Thượng Đình nhìn xấu xấu nhưng với kinh nghiệm phượt núi Bà Đen của các dân chuyên nghiệp thì nó hữu ích vô cùng. Do là đường núi nên bạn nên mang theo găng tay để tăng độ bám dính. Trên đường di chuyển lên đỉnh núi có chỗ bán nước và lương thực nhưng giá rất đắt lại không cơ động do vậy bạn nên chuẩn bị nước cũng như lương thực từ nhà nếu đi 1 ngày thì 2 lít nước còn 2 ngày thì 4 lít (nên nhớ khi uống uống từng ngụm nhỏ) Do di chuyển bằng đường núi nên bạn nhớ mang theo các loại thuốc chống và trị côn trùng đốt. Một vài vật dụng khác cần thiết là: Dao, bật lửa, áo mưa, kem chống nắng… Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước khi leo núi Chuẩn bị sức khoẻ tốt Cũng giống như khi bạn có ý định chinh phục một ngọn núi nào đó thì điều đầu tiên bạn phải nghĩ ngay tới đó là sức khỏe. Bạn phải có sức khỏe tốt, dẻo dai để có đủ sức leo lên, leo xuống ngọn núi một cách an toàn. Do ...

Leo núi Fansipan trong chuyến du lịch có thể tự túc không, là điều mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang thắc mắc? Hãy cùng chúng mình giải đáp ngay nhé. Fansipan là một trong những đỉnh núi cao nhất Đông Dương, được nhiều bạn trẻ yêu thích chinh phục độ cao tìm đến du lịch mỗi năm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu núi Fansipan ở đâu, cao bao nhiêu mét, cũng như cách di chuyển và cách leo núi tại đây như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 1. Núi Fansipan thuộc tỉnh nào? Fansipan biệt danh là nóc nhà Đông Dương, nằm ở giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, là ngọn núi cao nhất trong dãy Hoàng Liên Sơn. Núi Fansipan được xem là nóc nhà của Đông Dương 2. Đỉnh Fansipan cao bao nhiêu mét? Đỉnh Fansipan cao 3.147,3 mét và được xem là ngọn núi cao nhất tại Việt Nam cũng như cao nhất tại 3 nước Đông Dương gồm: Lào, Campuchia, Việt Nam. Núi Fansipan được xem là nóc nhà của Đông Dương 3. Nên du lịch núi Fansipan vào mùa nào? Do địa hình là núi cao, nên ngoài công việc chuyên môn cần yêu cầu đến núi Fansipan, bạn nên đi du lịch tự túc vào thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đây là mùa đẹp nhất của núi Fansipan do vào lúc này, trời không có mưa, lũ quét gây sạt lở mà thời tiết không quá lạnh, có nắng nhẹ nên mát mẻ và dễ chịu thích hợp với việc leo núi cao. Thời điểm du lịch Fansipan đẹp nhất từ cuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau 4. Di chuyển tới núi Fansipan như thế nào? Du lịch Fansipan bằng cáp treo Cáp treo Fansipan được xây dựng dưới chân núi Fansipan. Để di chuyển tới ga cáp treo Fansipan gồm có 2 cách: Cách 1 Đi đường bộ bằng cách từ thị trấn Sapa đến ga cáp treo, trong khu du lịch Sun World Fansipan Legend, cách trung tâm Lào Cai khoảng 1,7 km. Cách 2 Đi chuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa. Đến đây phải thử đi chuyến tàu đẹp mắt này bởi trên đường đi, dưới chân tàu là bạt ngàn thung lũng hoa, rực rỡ đầy sắc màu. Đi trên tàu hỏa Mường Hoa này sẽ rút ngắn thời gian còn 4 phút thay vì đi bằng xe trên đường núi gập ghềnh. Cáp treo Fansipan – Sapa Giá vé từ ga di chuyển đến đỉnh fansipan rơi vào khoảng từ 700.000 đồng/người lớn và 500.000 đồng/trẻ em, đặc biệt sẽ miễn phí cho trẻ cao dưới 1m. Đây là giá vé cho 2 lượt đi và về, thời gian đi trên cáp treo chỉ mất khoảng 15 phút. Trong khoảng thời gian đi cáp treo, bạn tự do ...

Để có thể đựng những vật dụng cần thiết khi đu leo núi thì bạn rất cần đến một chiếc balo. Đa số hiện nay, các bạn trẻ thường muốn lựa chọn cho mình chiếc ba lô thật cool và thật ngầu mà quên đi rằng phải cần thêm yếu tố tiện lợi, phù hợp với mục đích chuyến đi. Làm sao để có được chiếc balo lớn, đựng được vô số vật dụng mà vẫn có thể bước đi nhẹ nhàng, không gặp bất cứ khó khăn gì là việc không hề đơn giản. Hãy để BlogYeuPhuot giúp bạn, cách lựa chọn và sử dụng ba lô leo núi sắp được bật mí dưới đây hi vọng sẽ mang lại cho bạn chiếc ba lô phù hợp nhất. 👌👌👌👌 Danh mục nội dung 1 Bật mí cách lựa chọn và sử dụng ba lô leo núi 1.1 Tại sao lại là ba lô leo núi mà không phải bất kì loại ba lô nào khác? 1.2 Nên chọn kích thước ba lô như thế nào? 1.3 Cách sử dụng ba lô leo núi 1.4 Cách xếp hành lý, đồ đạc vào ba lô 1.5 Bài viết liên quan Bật mí cách lựa chọn và sử dụng ba lô leo núi Bạn đã biết cách chọn và sử dụng ba lô leo núi hay chưa? Tại sao lại là ba lô leo núi mà không phải bất kì loại ba lô nào khác? Đây là cách gọi chung đã thành thói quen của dân Phượt Việt Nam đối với các dòng ba lô dành cho du lịch chuyên nghiệp, các dòng ba lô này thường phục vụ cho các hình thức du lịch như leo núi, trekking và hiking (đi bộ đường trường), nhưng có lẽ leo núi là hình thức khắc nghiệt nhất nên tên này mặc định được sử dụng chung. 🌟🌟🌟🌟 Và ở bài viết này loại ba lô được đề cập tới là loại phổ biến nhất mà các bạn thường thấy dân Phượt Tây ba lô hay mang, đương nhiên sử dụng tốt cho rất nhiều mục đích khác như Trekking và Hiking nhưng để khỏi phức tạp, chúng ta hãy cứ theo số đông gọi chung là “ba lô leo núi”. *** Cấu tạo và chức năng của ba lô leo núi: Tại sao ba lô leo núi lại quan trọng đến như vậy? Nếu bạn nghĩ rằng cần gì đến ba lô leo núi, chỉ cần một vật dụng có thể đựng đồ là có thể tiến hành chuyến đi thì có nghĩa bạn đã sai. Ba lô leo núi không chỉ có chức năng đựng đồ mà còn đáp ứng hơn chỉ là một cái túi với hai quai có thể đeo được ở trên lưng như các loại ba lô rẻ tiền đầy ngoài vỉa hè. Khi bạn thực hiện một chuyến đi khắc nghiệt với thời gian kéo dài đến cả tháng và hầu hết thời gian đó bạn phải đeo ba ...

Bất kỳ du khách nào ghé thăm Hồng Kông sẽ sớm phát hiện ra rằng có một địa điểm thuộc hàng top để thưởng thức khung cảnh nổi tiếng của Hồng Kông: Đỉnh Núi The Peak. Chuyến đi chơi ở Hồng Kông sẽ là thiếu sót nếu bạn không đi hành hương đến nơi cao của thành phố, vậy thì đâu là cách tốt nhất để lên đến đỉnh núi nhỉ? Tất nhiên là tour tàu điện leo núi Peak Tram ở Hongkong rồi! Được khai trương vào năm 1888, tàu điện Peak Tram ban đầu được xây dựng để đưa cư dân đến những tòa nhà có uy tín được xây dựng trên đỉnh The Peak, bằng chuyến xe lửa trên sợi dây cáp bằng thép có lộ trình đi cực kỳ dốc. Lúc đi lên, bạn sẽ trải nghiệm cảnh tượng The Peak nổi tiếng – bởi vì góc nghiêng khá “gắt” bạn sẽ cảm thấy những tòa nhà chọc trời ở thành phố thậm chí còn nghiêng hơn cả tuyến xe bạn đang ngồi. Tuyến đường này vốn dĩ có khá nhiều điểm dừng để thả khách ở nhiều địa điểm dân cư khác nhau trên đường đi nhưng đến bây giờ chuyến tàu này (chủ yếu dành cho khách du lịch) bắt đầu tại Peak Tram Terminus ở Admiralty và kết thúc vào đỉnh núi The Peak. Đây còn được cho là cách duy nhất để thực sự trải nghiệm Hồng Kông vì vậy bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy cả hàng người xếp hàng đứng chờ nhé (xem thêm ở đây). Tour sẽ bắt đầu ở cổng K của trạm MTR Central – cách đó một khoảng đi bộ nên bạn sẽ có kha khá thời gian để đi đến đó. Khi ra khỏi cổng, bạn sẽ ngay lập tức phát hiện nhóm du khách đang vô cùng háo hức và hướng dẫn viên cầm tấm bảng có chữ ‘Klook’. Mất chừng 10 phút đi bộ đến Peak Tram Terminus nhưng dọc đường đi hướng dẫn viên nhiệt tình này chia sẻ bạn nghe những điều thú vị: phong thủy của tòa nhà HSBC, lịch sử kiến trúc của Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc và một số phong tục tập quán văn hoá khác. Đến Peak Tram Terminus rồi, team Klook cảm giác mình giống như người nổi tiếng vậy, vì được bỏ qua cả hàng dài xếp hàng mua vé và đi thẳng đến lối vào đặc biệt dành cho người dùng Klook (tiết kiệm tới tận một tiếng đồng hồ chờ đợi). Lối vào đặc biệt này nằm ở phía bên trái của hàng đợi thông thường, điều này có nghĩa tất cả chúng ta đều có thể đứng gần cửa xe điện và có được những chỗ ghế ngồi tốt nhất để ngắm cảnh (Mẹo: hãy chọn chỗ ngồi phía bên tay phải nhé, như vậy thì tầm nhìn thành phố của bạn sẽ không bị cản trở!) Trên đỉnh núi, hướng ...

Núi Cấm An Giang là ngọn núi cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long và được mệnh danh là “Đà Lạt” thu nhỏ của miền Tây. Hiện nay, núi Cấm là một địa điểm du lịch giải trí, hành hương thu hút rất nhiều du khách trong và ngoại tỉnh. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm du lịch và leo núi Cấm An Giang đầy đủ, chi tiết nhất.

Bên cạnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì ở Tây Ninh còn có một địa điểm du lịch được các phượt thủ đặc biệt yêu thích chính là Núi Bà Đen. Nơi đây được xem là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao gần 1000m. Nếu như bạn đang không biết leo núi Bà Đen có khó không thì hãy bỏ túi kinh nghiệm leo núi Bà Đen Tây Ninh và cắm trại qua đêm cực hữu ích mà mình gợi ý bên dưới nhé!  Leo núi bà Đen có khó không?   Núi Bà Đen cao bao nhiêu mét? Được biết, chiều cao núi Bà Đen khoảng 986 m. Đây là một ngọn núi cao nhất miền Nam và được xem là nóc nhà của Nam Bộ và trở thành biểu tượng cho mảnh đất cũng như con người Tây Ninh, xứng danh “Đệ Nhất Thiên Sơn”. Có khá nhiều cách để bạn chinh phục ngọn núi này như đi bằng cáp treo, đường bộ hoặc di chuyển bằng máng trượt núi Bà Đen. Tuy nhiên, việc leo núi bằng đường bộ khá khó khăn và đòi hỏi bạn cần phải trang bị sức khỏe và sức lực. Được biết, có nhiều cung đường leo núi khác nhau (5 cung đường), mỗi một cung đường leo núi Bà Đen sẽ có độ khó nhất định. Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn, mình sẽ đánh giá theo thang từ 1 đến 5 theo mức độ khó: Đường chùa màu vàng: CẤP ĐỘ 1 Đường cột điện màu xanh đậm: CẤP ĐỘ 2 Đường ống nước màu xanh nhạt: CẤP ĐỘ 3 Đường Ma Thiên Lãnh màu xanh lá cây: CẤP ĐỘ 4 Đường núi Phụng màu hồng: CẤP ĐỘ 5 Hướng dẫn leo núi Bà Đen chi tiết nhất Bên cạnh việc lựa chọn các tour leo núi Bà Đen thì việc tự mình trải nghiệm phượt leo núi Bà Đen chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị. Để giúp bạn có thể chinh phục đỉnh núi một cách dễ dàng, trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn chi tiết 5 cung đường leo núi Bà Đen phổ biến và an toàn nhất: Leo núi Bà Đen đường chùa Đây được xem là một cung đường đơn giản nhất và được nhiều người lựa chọn. Cung đường này sẽ dẫn bạn đến với chùa Bà Đen, đường đi bậc thang khá thuận tiện. Cung đường này có tới 4 trạm nghỉ chân và tiếp tế lương thực như nước uống, bánh mì, mì gói… Tuy nhiên, ở khu vực lên đỉnh núi bạn sẽ rất dễ bị lạc nên cần đi theo đoàn đông. Hơn nữa, cần chú ý đề phòng tai nạn leo núi Bà Đen bởi có một số đoạn nhiều đá lăn, trơn trượt nguy hiêm. Ngoài ra, nếu như bạn leo núi vào buổi sáng thì sẽ rất nắng. Leo núi Bà Đen đường cột điện Nếu ...

Núi Bạch Mộc Lương Tử hay có tên gọi khác là Kỳ Quan San. Là một trong những ngọn núi có độ cao thứ 3 ở Việt Nam. Chắc chắn hành trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử không hẳn là lựa chọn dễ dàng và suôn sẻ, đặc biệt với những phượt thủ lần đầu đến với ngọn núi này. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm và lịch trình 2 ngày 1 đêm chi tiết dưới đây nhé!

1/ Giới thiệu sơ lược về núi Chứa Chan 2/ Cách di chuyển từ Sài Gòn – Chứa Chan 3/ Hướng dẫn đường đi lên đỉnh núi Gia Lào 4/ Cắm trại ở đâu trên núi Gia Lào? 5/ Cần chuẩn bị gì khi trekking đỉnh Chứa Chan? Núi Chứa Chan, Đồng Nai là một trong những đểm trekking, leo núi lý tưởng cho du khách ở phía Nam. Bạn có thể chọn lịch trình đi về trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm để ngắm bình minh. 1/ Giới thiệu sơ lược về núi Chứa Chan Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là núi Gia Ray, Gia Lào. Tọa lạc tại địa phận huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Với độ cao 837m, Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Chỉ cách Sài Gòn khoảng 2 tiếng chạy xe máy, cộng với vẻ đẹp của nó mang lại. Hiện nay, Chứa Chan là một trong những địa điểm rất được lòng các bạn trẻ thích trải nghiệm, khám phá vào dịp cuối tuần. 2/ Cách di chuyển từ Sài Gòn – Chứa Chan Từ Sài Gòn bạn sẽ có 2 cách di chuyển đến Chứa Chan: – Hướng đi Suối Tiên, đi thẳng về hướng cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải để vào đường Võ Nguyên Giáp, đi đường này sẽ ngắn hơn so với đường qua TP.Biên Hòa. – Hoặc bạn cũng có thể đi theo QL1A hướng đi Bình Thuận đến huyện Xuân Lộc bạn chỉ cần chạy thẳng, tới đường Hoàng Đình Thương thì rẽ trái nhé! Ở đây có đề bảng đường vào núi Chứa Chan nên các bạn chỉ cần để ý một xíu là thấy thôi. Con đường dẫn vào núi Chứa Chan (Ảnh: ST) Chạy một lúc sẽ thấy quán gửi xe leo núi Chị Yến (Đường cột điện). Quán này có đầy đủ hết nhé! Nước uống, thức ăn,… rồi có cả cho thuê luề trại nữa đó. Nhóm nào dự định camping mà không thích thuê từ Sài Gòn thì có thể thuê tại đây, giá chênh lệch từ 10-20k thôi. 3/ Hướng dẫn đường đi lên đỉnh núi Gia Lào Để chinh phục Chứa Chan bạn sẽ có hai con đường chính: Đường cột điện và đường chùa. – Đường chùa: Bạn chỉ cần đi theo biển hướng dẫn lên chùa Bửu Long theo lối cầu thang. Men theo lối chùa sẽ có nhiều cỏ lau che phủ, rừng trúc khá rậm rạp nên nếu nhóm bạn không có người kinh nghiệm hướng dẫn thì rất dễ lạc. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan theo đường chùa (Ảnh: ST) – Đường cột điện: Như tên gọi là đường cột điện, các bạn chỉ cần men theo con đường mòn có các cột điện đánh số sẵn. Có tất cả 145 cột điện, ở ...

Bên cạnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì ở Tây Ninh còn có một địa điểm du lịch được các phượt thủ đặc biệt yêu thích chính là Núi Bà Đen. Nơi đây được xem là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao gần 1000m. Nếu như bạn đang không biết leo núi Bà Đen Tây Ninh có khó không thì hãy bỏ túi kinh nghiệm du lịch cực hữu ích mà Travelgear gợi ý bên dưới nhé! 

Mấy năm trở lại đây, trào lưu “phượt” đã lan rộng và được yêu thích trong giới trẻ. Tuy nhiên, trên những cung đường đẹp như trong cổ tích là những hiểm nguy rình rập. Vì vậy các bạn trẻ nếu có đam mê những chuyến hành trình thì cần phải chuẩn bị thật kỹ để chuyến đi của mình được an toàn. Hãy cùng nghe các những “phượt gia” từng có nhiều năm đi phượt chia sẻ kinh nghiệm chinh phục 4 địa điểm được rất nhiều bạn trẻ muốn khám phá.

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก