Ẩm Thực Món Ngon Top

TOP 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Tác dụng của dứa đối với con người vô cùng đa dạng. Dứa không chỉ cung cấp các loại enzyme, vitamin, chất xơ cho cơ thể mà còn làm chậm quá trình oxy hóa, nâng cao đề kháng, ổn định đường huyết. Bài viết dưới đây, Eatgo.vn sẽ giúp mọi người biết tới 19 tác dụng không thể chối bỏ của loại trái cây này.

1. Nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể

Dứa bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin C lớn, đây là yếu tố tăng cường hệ thống miễn dịch hoàn hảo. Vitamin C có khả năng chống oxy hóa, hạn chế các tổn thương cho tế bào.

Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ con người trước nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, ăn dứa là cách để con người giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bệnh viêm khớp, tiểu đường và bệnh ung thư.

2. Bảo vệ xoang và đường họng

Theo nghiên cứu từ y khoa, chất Bromelain và Vitamin C trong dứa làm cho dịch nhầy ở khoang mũi, cổ họng giảm đi. Nhờ đó, mọi người tránh khỏi những dấu hiệu như nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, viêm mũi, viêm xoang, dị ứng theo thời tiết.

top 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Dứa bảo vệ xoang và đường họng khỏi viêm nhiễm

Chúng ta có thể ăn dứa trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, dưa góp, nước ép. Cách chế biến nào cũng mang tới hiệu quả tương tự như nhau. Tuy nhiên, với người dễ mắc bệnh về họng và xoang thì không nên uống lạnh.

3. Tác dụng của dứa ngăn chặn máu đông

Tình trạng máu đông quá mức đe dọa rất lớn tới tính mạng con người. Khi máu đông đột ngột sẽ làm cho người bệnh đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tai biến. Ăn dứa là cách an toàn để phòng chống đông máu nhờ vào thành phần Bromelain.

Các nhà khoa học khuyến khích người làm việc trong môi trường hàng không, người có tiền sử bệnh đông máu nên chú ý bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày. Cùng với đó, thường xuyên luyện tập thể dục nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn.

4. Dứa phòng ngừa hen suyễn

Tác dụng của dứa với việc phòng ngừa hen suyễn hoàn toàn dựa trên các cơ sở khoa học. Bệnh hen suyễn làm giảm hoặc mất khả năng hô hấp của chúng ta. Nếu không được điều trị hay cấp cứu kịp thời rất dễ mất mạng.

Dứa chứa lượng lớn Bromelain và chất Beta Carotene, đây là những thành phần làm giảm hen suyễn. Đồng thời, chúng cũng bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh.

5. Tác dụng của dứa với hệ tiêu hóa

top 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Chất xơ trong dứa tốt cho hệ tiêu hóa con người

Dứa là một loại trái cây giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Lượng chất xơ này kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Vitamin C trong dứa còn có khả năng ngăn chặn các bệnh về đường ruột vô cùng hữu hiệu.

6. Dứa làm đẹp da

Ăn dứa có tác dụng gì với làn da? Dứa cung cấp vitamin C làm chậm quá trình lão hóa cho da. Nhờ thế mà làn da của chúng ta luôn tươi trẻ, giảm vết nhăn. Cùng với đó, dứa là trái cây mọng nước nên sẽ khiến làn da lúc nào cũng căng mượt, sáng hồng.

Chị em vẫn chia sẻ với nhau phương pháp chăm sóc da bằng cách uống mỗi ngày một cốc nước ép dứa. Việc làm đó vừa giúp cho da đẹp lại tốt cho tiêu hóa, làm đẹp dáng.

7. Điều trị ho và cảm lạnh

Nhờ có hàm lượng lớn Bromelain và vitamin C nên dứa có tác dụng hỗ trợ chúng ta điều trị cảm lạnh và ho. Từ nghiên cứu khoa học, chúng ta biết Bromelain là hợp chất dùng để hạn chế viêm, giảm sưng, phòng ngừa một số bệnh về đường hô hấp. Cùng với đó, dịch nhầy ở họng cũng sẽ được làm sạch khi chúng ta ăn dứa.

8. Giảm huyết áp hiệu quả

Bệnh huyết áp cao rất phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh huyết áp cao cần ăn nhạt,  giảm dầu mỡ và đặc biệt là nên ăn dứa đều đặn. Lượng Kali phong phú trong dứa sẽ làm giãn mạch một cách tự nhiên. Nhờ thế mà máu lưu thông dễ dàng, áp lực lên thành mạch giảm.

top 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Dứa có thể điều hòa huyết áp ổn định hơn

Đối với người bị cao huyết áp mỗi tuần nên ăn hoặc uống nước ép dứa từ 3 đến 4 lần. Chú ý nên dùng dứa chín để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày, vì trong dứa xanh lượng acid khá cao.

9. Làm cho móng tay chắc khỏe

Ăn dứa có tác dụng gì? Đó chính là làm cho móng tay thêm chắc khỏe, hồng hào. Vì dứa hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, mao mạch dưới móng tay được cấp máu đầy đủ. Thế nên, lúc nào chúng ta cũng thấy móng tay mình hồng hào, khỏe khoắn.

Cơ thể thiếu vitamin A, vitamin B khiến cho móng tay mỏng và dễ gãy. Trong khi đó, dứa là trái cây có lượng vitamin A và B vô cùng phong phú. Chính vì thế, tác dụng của dứa đối với móng tay được mọi người đánh giá khá cao.

10. Tóc dày hơn nhờ dứa

Như đã nói ở trên, dứa có khả năng cung cấp vitamin C và làm chậm quá trình oxy hóa. Thế nên, ăn dứa đúng cách, đều đặn cũng là phương pháp ngăn chặn rụng tóc hiệu quả. Các gốc tự do không đủ điều kiện hình thành, tóc cũng bớt gẫy rụng, chắc khỏe hơn.

Một số sản phẩm chiết xuất dứa dùng để thoa trực tiếp lên tóc. Dưỡng chất từ chiết xuất dứa thẩm thấu nhanh chóng qua tế bào da, kích thích tóc đã rụng mọc lại, tóc trên đầu có độ đàn hồi tốt và ít rụng. Đặc biệt, dứa còn là phương pháp chăm sóc tóc lành mạnh với chị em phụ nữ sau sinh.

11. Tác dụng phòng chống ung thư của dứa

Ung thư mang đến nỗi ám ảnh cho tất cả mọi người, chúng ta không chữa được ung thư nhưng có thể phòng chống. Ăn dứa thường xuyên hơn để làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do hình thành. Như thế, nguy cơ bị bệnh ung thư của mọi người cũng giảm đi đáng kể.

top 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Tác dụng của dứa với phòng chống ung thư

Dĩ nhiên, để phòng chống ung thư chúng ta cần ăn bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh khác. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.

12. Dứa tăng cường sức khỏe cho xương khớp

Hệ xương khớp của con người trở nên khỏe mạnh, cứng cáp hơn nhờ vào lượng Mangan và vitamin C có trong dứa. Chúng làm cho các mô liên kết trong xương chặt chẽ, tăng cường mật độ xương. Mỗi một cốc nước ép dứa có tới 70% lượng Mangan mà cơ thể cần có mỗi ngày.

Ăn dứa là phương pháp bổ sung Mangan cho xương hoàn hảo, nhanh chóng, tiện lợi. Phụ nữ sau sinh có thể ăn dứa để làm sản dịch và làm cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương sau này.

13. Hỗ trợ giảm căng thẳng, áp lực

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, vitamin B  có khả năng làm cho hệ thần kinh thư giãn. Hàm lượng vitamin B này khá lớn trong dứa, thế nên ăn dứa là cách hữu hiệu giúp chúng ta giảm đi sự căng thẳng, áp lực.

Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, bạn nên uống một cốc nước ép dứa hoặc ăn trực tiếp một trái dứa tươi. Chắc chắn, bạn sẽ thấy tinh thần mình thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

14. Dứa tăng cường sức khỏe của mắt

top 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Ăn dứa giúp cho đôi mắt sáng khỏe

Vitamin A có trong dứa cũng chính là một yếu tố làm cho đôi mắt thêm sáng khỏe, tinh tường. Ngoài ra, vitamin C hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Chế độ ăn uống hàng ngày có thể chưa cung cấp đủ lượng vitamin A và C cần thiết cho đôi mắt. Thế nên, mọi người nên ăn thêm dứa để bảo vệ đôi mắt lúc nào cũng khỏe mạnh.

15. Dứa tốt cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường là hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao so với mức bình thường. Căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mọi người, làm cơ thể suy sụp nhanh chóng. Thế nhưng, dứa lại là khắc tinh của căn bệnh nguy hiểm đó.

Mỗi một trái dứa có khoang 13g đến 15g chất xơ, do đó khi người bệnh tiểu đường ăn dứa sẽ làm cho đường huyết giảm đi. Mặc dù vậy, chúng ta cần ăn dứa nguyên chất, không nên làm sinh tố dứa và thêm đường, thêm sữa. Điều đó làm giảm đi tác dụng tích cực của loại trái cây bổ dưỡng này.

16. Tác dụng của dứa với khả năng sinh sản

Một tác dụng của dứa nữa mà chúng ta không thể bỏ qua chính là hỗ trợ sinh sản. Cơ chế làm chậm oxy hóa, duy trì hormone cho chị em, nâng cao chất lượng trứng. Đó là lý do mà phụ nữ ăn dứa thường xuyên sẽ kéo dài tuổi sinh sản của mình.

Với những người đang mong con, bị rối loạn kinh nguyệt, đa nang buồng trứng cũng được bác sĩ khuyến khích bổ sung dứa vào trong bữa ăn hàng ngày của mình.

17. Cải thiện triệu chứng viêm khớp

Mối quan hệ giữa vitamin C, Bromelain đối với xương khớp không thể chối cãi. Đây đều là những thành phần có tác dụng làm cho xương chắc khỏe hơn. Đồng thời, nó cũng hạn chế tình trạng viêm khớp do chấn thương, thoái hóa khớp,…

top 19 tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe

Người bị viêm khớp nên ăn dứa để giảm sưng tấy

Chúng ta nên ăn dứa mỗi ngày để có sức đề kháng tốt, tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Tuy nhiên, trong dứa chứa một lượng acid nhất định nên khi sử dụng phải thật chú ý. Đặc biệt là với người bị đau dạ dày, cần cân nhắc kỹ trước khi ăn dứa, không nên ăn khi bụng đói.

18. Tăng cường sức khỏe cho răng, lợi

Một điều rất dễ cảm nhận đó là khi ăn dứa xong, chúng ta thấy khoang miệng của mình vô cùng sạch sẽ. Đó là nhờ vào hoạt chất có trong sứa, chúng tẩy rửa hết mảng bám, thức ăn dư thừa và thậm chí là tiêu diệt khá nhiều vi khuẩn có hại.

Vitamin, khoáng chất trong loại trái cây này hỗ trợ mô nướu săn chắc, bám chắc vào chân răng. Ngoài ra, dứa còn làm giảm nguy cơ vòm họng bị ung thư, làm trắng răng, thơm miệng tự nhiên tại nhà mà không cần dùng tới bất cứ hóa chất nào.

19. Giảm buồn nôn

Tác dụng của dứa trong việc làm giảm hoặc làm mất đi cảm giác buồn nôn khá hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn do mùi từ thực phẩm, say tàu xe thì hãy ăn ngay một lát dứa chính. Vị chua chua, ngọt ngọt từ dứa ngay lập tức làm vị giác bạn thay đổi, hết buồn nôn.

Cùng với đó, hương vị thơm ngon của dứa mau chóng thức tỉnh hệ thần kinh đang mệt mỏi của mọi người.

Trên đây chính là 19 tác dụng của dứa đối với sức khỏe. hãy ăn dứa đều đặn, đúng cách để bảo vệ cơ thể toàn diện nhé.

Cập nhật lúc 01:01 – 30/07/2021

Đăng bởi: Quân Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก