Leo Núi Nepal Trekking

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

Liệu có quá viển vông để làm một cuộc hành trình leo lên đỉnh ngọn núi cao nhất thế giới: dãy Himalaya? Trekking ở Nepal là một cuộc phiêu lưu mà bạn không nên bỏ lỡ. Vì đây là một chuyến đi khá mạo hiểm, nên Phuotvivu hướng dẫn cách chọn cung trekking, thời gian nào đi trekking tốt nhất, chuẩn bị quần áo trekking, visa… để bạn có một chuyến đi an toàn vượt qua tất cả mọi giới hạn bản thân để tới đích.

Mục lục

Thời gian tốt nhất để trekking Nepal Tôi nên chọn cung đường trekking nào? Bạn sẽ gặp phải những khó khăn nào khi leo núi ở Nepal? Làm cách nào để có thể chất tốt nhất? Tôi có cần hướng dẫn viên không? Hướng dẫn và người khuân vác (porter) Trekking an toàn Độ cao an toàn Ăn uống Nước uống Tiền bạc Phương tiện đi lại Giấy phép leo núi ở Nepal Điện thoại và WiFi Thị thực Những vật dụng cần mang theo khi trekking ở Nepal
Trekking có trách nhiệm

Thời gian tốt nhất để đi bộ

Bạn có thể đi leo núi ở Nepal quanh năm, nhưng hầu hết mọi người thường trekking vào của mùa thu và mùa xuân. Nếu đây là lần đầu tiên bạn trekking ở Nepal, chúng tôi khuyên bạn nên đến đây vào một trong những mùa cao điểm này. Tuy những cung trekking sẽ đông hơn, nhưng bù lại sẽ an toàn hơn cho bạn.

Mùa thu (tháng 10 – tháng 11):Đây là mùa leo núi cao điểm nhất ở Nepal. Đây là thời điểm tốt nhất để ngắm cảnh núi non, bầu trời đầy nắng, khí hậu ôn hòa và ít mưa. Nhược điểm thời gian này có rất nhiều khách du lịch khác và các khách sạn (teahouse) luôn trong tình trạng quá tải, đặc biệt dọc theo các tuyến trekking nổi tiếng ABC Anapunar. Nếu bạn đi cung Anapunar thì đừng đi vào 2 tháng này.

Mùa xuân (tháng ba – tháng tư):Mùa xuân là mùa cao điểm thứ hai và cũng là mùa đẹp nhất trong năm để trekking ở Nepal. Đây là lúc lớp băng tuyết tan chảy trên những đèo núi cao, cây đỗ quyên khổng lồ bắt đầu nở hoa trên các sườn đồi của Nepal. Đây là thời điểm không khí mát mẻ, và cũng rất thích hợp để xem động vật hoang dã. Hai nhược điểm chính khi trekking vào mùa xuân là những con đường trekking đông và bầu trời khá âm u, có thể che khuất tầm nhìn của bạn.Tuy nhiên, càng leo lên cao,trời càng sáng hơn, khung cảnh càng rõ ràng hơn.

Những mùa khác:Ngoài những mùa cao điểm ở Nepal thì trekking vào những mùa khác cũng có ưu điểm riêng. Các con đường trở nên vắng vẻ hơn, giá cả rẻ hơn. Tuy nhiên, trekking ngoài những mùa cao điểm ở Nepal cũng tiềm ẩn những nguy hiểm rình rập, do đó, bạn phải cân nhắc kỹ.

Du khách mùa đông có kinh nghiệm (tháng 12 – tháng 2) có thể tìm thấy những ngày nắng đẹp và quang cảnh núi non rực rỡ vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, nhiệt độ có thể lạnh buốt, ban ngày ngắn hơn ban đêm, và các cơn bão mùa đông khắc nghiệt có thể phá vỡ kế hoạch leo núi của bạn hoặc bạn phải buộc bỏ qua nhiều điểm đến trong đường đi . Ngoài ra, nhiều cung trek phổ biến sẽ không thể đi được vào thời gian này trong năm do tuyết rơi nặng hạt ở độ cao lớn.

Trekking trong những tháng mùa mưa (tháng 5 – tháng 9) không nên đi. Gió mùa và những cơn mưa gây nên tình trạng sạc lở đất và xói mòn ở Nepal. Điều này làm cho việc leo núi trở nên khó khăn và nguy hiểm.  Thời tiết cũng có thể nóng ẩm trong thời gian này của năm và những ngọn núi thường bị che khuất bởi những đám mây.

Tôi nên chọn cung đường trekking nào?

Hãy tự hỏi mình về số ngày mà bạn có thể dành ra để leo núi, độ cao tối đa mà bạn có thể leo được, sức khoẻ bản thân và những phong cảnh bạn muốn được chiêm ngưỡng để tìm cho mình chuyến trekking phù hợp nhất. Dưới đây là thông tin về các cung đường phổ biến nhất mà chúng tôi tổng hợp cho bạn.

Everest Base Camp

  • 14 – 16 ngày
  • Độ khó:  khó
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Đây là cung đường trekking khó và nổi tiếng nhất ở Nepal, và điều này này hoàn toàn hợp lý. Bạn sẽ đi theo cung đường mà các nhà leo huyền thoại đã đi và chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của đỉnh Everest từ đỉnh Kala Patthar gần đó.

Annapurna Circuit

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 12 – 16 ngày
  • Độ khó: trung bình đến khó
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Một chuyến trekking được đa số du khách lựa chọn với quang cảnh vô cùng đa dạng. Tuyến đường này kết hợp phong cảnh núi non ngoạn mục với nền văn hóa chịu ảnh hưởng từ Tây Tạng và thể hiện rõ nét qua một trong những cung đường trekking cao nhất thế giới, Thorong La. Phuotvivu khuyên chọn cung này hơn Annapurna ABC hơn vì bạn sẽ được ngắm cả hồ cao nhất thế giới – Tilicho, đường trekking cũng nhẹ nhàng hơn ABC và cảnh thì chắc chắn đẹp hơn.

Annapurna Base Camp

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 7 – 10 ngày
  • Độ khó: trung bình
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Một chuyến đi tuyệt vời cho những người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn trải nghiệm cảm giác leo núi ở Nepal. Đây cũng là cung đường có độ cao thấp nhất, nên những người lo lắng về độ cao hoặc leo núi vào mùa cao điểm có thể yên tâm.

Everest Three Passes Loop

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 18 – 20 ngày
  • Độ khó: khó
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Đối với những người có thời gian và sức khỏe tốt, đây là một trong những tuyến đường leo núi ngoạn mục nhất thế giới. Cung đường bao gồm những cảnh quan nổi bật và tuyệt đẹp của tuyến đường Everest Base Camp và tuyến đường Hồ Gokyo và ngày càng phổ biến này. Lưu ý cung này chỉ dành cho những người có kinh nghiệm leo núi nhiều & sức khoẻ thật tốt.

Thung lũng Langtang

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 7-9 ngày
  • Độ khó: trung bình
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Đây là một trong những tuyến đường leo núi nổi tiếng nhất ở Nepal. Những người chuyên nghiệp thường chọn cung đường này để tránh đám đông. Thung lũng Langtang mang đậm văn hóa Tây Tạng, thiên nhiên nhiều cảnh sắc, và chắc chắn là cảnh quan Himalaya hiện lên rất tuyệt vời, bạn có thể quan sát mọi thứ ở khoảng cách gần hơn.

Manaslu Circuit

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 16-18 ngày
  • Độ khó: trung bình đến khó
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Chuyến đi này có phong cảnh núi non ngoạn mục kết hợp với nền văn hóa Tây Tạng hết sức đa dạng. Mặc dù Manaslu đang dần trở nên phổ biến nhưng chưa đông nghẹt người đi như chuyến Everest Base Camp và Annapurna. Ngoài ra, nếu bạn có thời gian, nên đi kèm thêm thung lũng Tsum. Đây cũng là một cung rất đẹp phù hợp cho người có sức khoẻ tốt.

Hồ Gokyo

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 10-12 ngày
  • Độ khó: trung bình đến khó
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Đây là một chuyến đi tuyệt vời dành cho những ai muốn tìm chỗ yên tĩnh tránh sự đông đúc của cung đường Everest Base Camp nhưng vẫn muốn tận hưởng phong cảnh hùng vĩ nhất của Everest. Đỉnh Gokyo Ri được coi là nơi có vị trí ngắm cảnh đẹp ở dãy Himalaya.

Upper Mustang

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 10-12 ngày
  • Độ khó: trung bình đến khó
  • Thời gian tốt nhất: tháng 5 – tháng 10
  • Đây là cung rất đẹp, cảnh đa dạng của núi Himalaya và Tây Tạng, là một trong những cung được đánh giá đẹp nhất ở Nepal, Phuotvivu khuyên bạn nên chọn.

Poon Hill

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

  • 4-5 ngày
  • Độ khó: dễ
  • Thời gian tốt nhất: tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 – tháng 11
  • Poon Hill không hẳn là dễ vì xong cung này chân bạn cũng sẽ run lẩy bẩy, view đón mặt trời mọc ở Poon Hill rất đẹp, bạn sẽ ngắm được rõ cảnh các ngọn núi trứ danh của dãy Himalaya, cung này rất đông khách du lịch đặc biệt vào mùa cao điểm và phù hợp cho ai muốn thử sức leo núi ở Nepal.

Bạn sẽ gặp phải những khó khăn nào khi leo núi ở Nepal?

Những khó khăn gặp phải khi trekking phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, thể lực, trọng lượng hành lý và điều kiện thời tiết. Có rất nhiều cung đường khác nhau mà bạn có thể lựa chọn ở Nepal theo mức độ từ dễ đến khó. Vậy nên, bạn nhớ lưu ý đến vấn đề thể chất của bản thân, cũng như kinh nghiệm để định sẵn cho mình cung đường phù hợp trước chuyến đi.

Các chuyến trekking ở Nepal không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật (không có dây thừng, rìu, hoặc móc sắt), nhưng vẫn sẽ có những khó khăn nhất định. Chắc chắn sẽ có những ngày gian nan và đôi chân mỏi nhừ, nhưng chuyến đi ở Nepal có lịch trình cụ thể để giúp bạn thích nghi dần và có thời gian hồi sức, vì vậy đừng băn khoăn.

Bạn nên thuê một người khuân vác (porter) để giảm bớt khó khăn cho chuyến đi của mình. Một người khuân vác sẽ giúp bạn mang những vật dụng nặng. Điều này khiến những cung trekking trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thậm chí Phuotvivu còn gặp rất nhiều người cao tuổi U60 trên đường trekking.

Bạn có thể xem xét về việc thuê một người khuân vác để giảm bớt khó khăn cho chuyến đi của mình. Một người khuân vác sẽ giúp bạn mang những vật dụng nặng, tất cả những gì các bạn cần phải mang chỉ là một chiếc túi đựng đồ dùng cá nhân nhỏ. Điều này khiến những con đường mòn trở nên dễ dàng tiếp cận hơn. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên và ấn tượng bởi những người leo núi trong độ tuổi 50, 60 và thậm chí 70 tuổi mà chúng tôi gặp trên đường trekking.

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

Làm cách nào để có thể chất tốt nhất?

Những người leo núi có kinh nghiệm sẽ dễ trekking hơn những người khác, tuy nhiên nếu bạn chưa có leo núi nhiều thì cũng không sao cả. Bắt đầu từ sáu đến tám tuần trước trước chuyến đi, ít nhất hai ngày một tuần bạn phải chạy bộ và làm thế nào càng nhanh càng tốt, duy trì thói quen leo lên cầu thang.

Nếu được hãy leo những cung cuối tuần tại Việt Nam mấy tháng trước khi đi. Những cung trekking nổi bật ở Việt Nam: Bạch Mộc Lương Tử, Fansipan, Tà Năng Phan Dũng,…
Cho dù bạn chọn các bậc thang của nhà hàng hay cầu thang tại nơi làm việc, hãy đi bộ trong khoảng thời gian cố định ít nhất từ ​​10 đến 15 phút lên và xuống cầu thang. Bởi vì bạn sẽ phải leo những bậc thang bất tận trong chuyến đi của mình.

Tôi có cần hướng dẫn viên không?

Đây là một câu hỏi quan trọng đối với nhiều người leo núi và quyết định này còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và sở thích cá nhân. Nếu bạn là một phượt thủ có kinh nghiệm đi du lịch dọc theo tuyến đường phổ biến (Annapurna Circuit, Trại cơ sở Everest, v.v.), bạn vẫn sẽ ổn dù thiếu hướng dẫn viên.

Hướng dẫn viên tại Nepal sẽ giúp bạn rất nhiều ngoài việc dẫn đường và đặt các dịch vụ trên đường đi. Một hướng dẫn viên tốt có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về văn hóa địa phương, thậm chí còn có thể trở thành một người bạn cổ vũ bạn hay giúp bạn khiêng đồ trong một số đoạn bạn bị mệt.

Đối với nhiều tuyến đường leo núi phổ biến như Annapurna Base Camp và Poon Hill , bạn sẽ không phải thuê hướng dẫn viên. Các cung này này hầu hết được đánh dấu và luôn đông khách du lịch nên bạn không sợ bị lạc. Điều này là cánh cửa mở cho những trekker có kinh nghiệm thích đi môt mình hay những người có kỹ năng và bí quyết. Nếu bạn không chắc chắn về sự chuẩn bị của mình hoặc lo lắng về độ an toàn, chúng tôi khuyên bạn nên thuê hướng dẫn viên hoặc porter. Ngoài ra, đối với các chuyến trekking xuyên rừng đến bất kỳ khu vực nguy hiểm nào, bạn sẽ được yêu cầu thuê hướng dẫn viên.

Nếu bạn có kế hoạch trekking một mình, hãy đảm bảo bạn có một tấm bản đồ chính xác, giấy phép hợp lệ và cẩm nang hướng dẫn trước khi rời khỏi Kathmandu (xem phần bản đồ và sách hướng dẫn bên dưới).Bên cạn đó, bạn nên dành thời gian để lên một kế hoạch để chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi của bạn.

Ưu điểm khi thuê hướng dẫn viên

  • Tất cả thủ tục trước chuyến đi đều được làm giúp (giấy phép, phí này nọ…)
  • Sắp xếp các phương tiện di chuyển (xe buýt, máy bay, xe jeep…)
  • Không phải lo lắng nhiều về bất kỳ chi tiết nào khi trekking (chỗ ở, tuyến đường, lịch trình…)
  • Hướng dẫn và đảm bảo an toàn khi trekking
  • Có thêm thông tin địa phương về tôn giáo, văn hóa, ẩm thực.

Trekking theo lịch trình của riêng bạn

  • Ít tốn kém hơn.
  • Đi theo lịch trình của riêng bạn.
  • Gặp gỡ nhiều hơn với người dân địa phương.
  • Có nhiều lựa chọn hơn về nơi ở và món ăn (mặc dù các hướng dẫn viên thường biết những nơi tốt nhất)
  • Không có đồng đội để cùng ứng phó khi gặp sự cố, chỉ mình bạn và đường trekking trừ khi bạn đi ABC thì đa số lúc nào cũng đông người.

Hướng dẫn và người khuân vác (porter)

Lần đầu leo núi không có kinh nghiệm mà đi dài ngày cần có đồ nhiều thì Phuotvivu khuyên bạn nên thuê hướng dẫn và porter.

Một hướng dẫn viên sẽ có giá khoảng 20-25 $/ngày tính theo số ngày chứ không tính số người và một porter 15-20 $ mỗi ngày. Hướng dẫn sẽ lo việc hậu cần, thông tin và sự an toàn trên suốt chuyến đi của bạn. Porter sẽ mang vác các đồ dùng cồng kềnh, vì vậy bạn chỉ phải leo núi với một túi đồ nhỏ.

Nếu bạn chọn trek với hướng dẫn viên, hãy đảm bảo họ nói thông thạo tiếng Anh vì họ là người quan trọng trong chuyến đi của bạn. Họ sẽ quản lý các vấn đề về phương tiện đi lại, chỗ ở, ăn uống, lịch trình leo núi, các tuyến đường an toàn. Hướng dẫn viên của bạn cũng sẽ là người giới thiệu với bạn về văn hóa, phong tục, lễ hội địa phương.

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

Các porters giúp ích rất nhiều cho chuyến đi của bạn ở Nepal. Như hồi Phuotvivu đi trekking nghĩ là sức khoẻ tốt mang theo balo 6kg leo núi nhưng thiệt là 6kg sau khi leo mười mấy cây thì nặng như mấy chục ký vậy. Do đó bạn đừng tiếc tiền mà không thuê porter, mỗi porter vác được tối đa 30kg nên 2-3 bạn có thể thuê 1 porter.

Dù đã trả tiền cho porter nhưng bạn cũng nên lựa đồ nào quan trọng nhất để mang theo trong chuyến đi thôi, đi leo núi không phải là đi check in chụp hình và trình diễn thời trang. Hãy để công việc của porter nhẹ nhàng hơn với những người khách hàng văn minh.

Ngoài ra, nếu hài lòng về người khuân vác và hướng dẫn viên của mình bạn nên thưởng thêm cho họ. Thông thường là 15% tổng số tiền họ được trả. Giao tiền trực tiếp cho từng người để đảm bảo họ nhận được toàn bộ khoản thanh toán. Hướng dẫn viên và người khuân vác có công việc rất mệt nhọc và họ thường nhận được số tiền thấp hơn so với công sức đã bỏ ra.

Trekking Nepal an toàn

Khi leo núi ở Nepal, bạn sẽ phải đi sâu vào các khu vực hẻo lánh xa xôi, nơi thiếu các bệnh viện. Đó là lý do tại sao việc chuẩn bị các biện pháp đề phòng trước khi bắt đầu chuyến đi là vô cùng quan trọng. Dưới đây bạn sẽ tìm thấy một số mẹo an toàn cho chuyến leo núi ở Nepal. Ngoài ra, hãy xem video hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khẩn cấp để có thêm kiến ​​thức trong việc đảm bảo an toàn tại nơi hoang dã..

  • Tìm hiểu về Hội chứng Say độ cao (thông tin thêm bên dưới). Dành ra vài ngày để thích nghi dần với độ cao, uống nhiều nước và lắng nghe nhu cầu cơ thể của bạn.
  • Việc đi xuống bằng trực thăng không phổ biến lắm ở Nepal, và nhiều người có thể tránh được chứng say độ cao.
  • Nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì không còn cách nào khác là phải đi trực thăng xuống, vậy nên chúng tôi khuyên bạn hãy chọn gói bảo hiểm du lịch (được đi trực thăng và nằm viện mấy ngày miễn phí) trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Xem cách chọn bảo hiểm du lịch ở đây.
  • Đừng đi một mình. Nếu bạn đang đi du lịch một mình, hãy cân nhắc việc thuê một hướng dẫn viên hoặc kết bạn trên đường.
  • Luôn chú ý đến điều kiện thời tiết, đặc biệt là trong chuyến đi dài. Bão sẽ mạnh lên nhanh chóng ở vùng núi và có thể gây tử vong nếu bạn không chuẩn bị.
  • Luôn mang theo bộ dụng cụ sơ cứu cơ bản và 10 vật dụng cần thiết.
  • Để lại bản hành trình chi tiết với số liên lạc khẩn cấp và viết số điện thoại quan trọng này vào một mảnh giấy sẽ dễ tìm trong trường hợp có sự cố xảy ra.
  • Nếu gặp phải đàn trâu lùn Yak hoặc lừa đi qua, hãy di chuyển vào bên trong (tránh xa bất kỳ vách đá nào) và để chúng đi qua. Những con vật này đôi khi có thể vụng về va vào bạn.
  • Nepal ít có tình trạng trộm cướp. nhưng cũng không phải là chưa có vụ mất cắp nào xảy ra. Để ý đồ đạc của mình, đặc biệt nếu trong ba lô của bạn chứa đồ có giá trị.
  • Mang đủ nước trong chuyến đi và uống nhiều nước. Ngoài ra, mang theo một máy lọc nước (thông tin thêm bên dưới) để đảm bảo nước uống của bạn sạch sẽ.
  • Luôn sát đường đi để tránh bất kỳ sai lầm nào có thể kết thúc cuộc hành trình của bạn.
  • Hãy thật cẩn thận xung quanh các khu vực lở đất. Tham khảo ý kiến hướng dẫn viên hoặc hỏi người dân địa phương nếu việc vượt qua có vẻ khó khăn hay phải chịu những rủi ro không cần thiết. Có thể chọn một con đường khác.

Độ cao an toàn

Nếu bạn đang đi bộ xuyên rừng ở Nepal, đây sẽ là cơ hội tốt để nâng độ cao lên , nhưng điều quan trọng là bạn phải biết những điều cơ bản về leo núi đường dài. Say độ cao (AMS) không phải là trò đùa, và nếu bạn đưa ra quyết định liều lĩnh hoặc bỏ qua các triệu chứng, nó thậm chí có thể giết chết bạn. Hầu hết người leo núi đều dành thời gian để thích nghi và trải qua các triệu chứng AMS ở mức thấp nhất, nếu có, vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Nhưng bạn cần phải hiểu AMS là gì và đề phòng nó.

 Ăn uống

Không có nhiều lựa chọn tại teahouse, các món ăn thường đơn giản. Thực đơn tại hầu hết tea house  gần như giống y hệt nhau (xem ví dụ thực đơn dưới đây) với món chủ đạo là dhal bhat. Bạn cũng sẽ tìm thấy momos (bánh bao), mì ống, cơm, súp, pizza, và ở một số nơi có bán cả bít tết yak trâu lùn, bánh táo. Trong chuyến đi Phuotvivu thích nhất là món maccaroni with cheese (maccaroni nấu với phô mai) và súp rau củ.

Mặc dù thực đơn các quán trà luôn giống nhau, nhưng càng xa khỏi thành phố mức giá sẽ càng cao. Các nguồn thực phẩm được thồ trên trâu lùn yak hoặc lừa để chở đi xa, điều này giải thích cho sự gia tăng chi phí. Bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ như socola, snack, các loại hạt giàu protein khi trekking giữa các ngôi làng và để tiếp thêm năng lượng vượt qua ngày dài.

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

Lưu ý: Nếu bạn dự định đặt chuyến đi thông qua một công ty du lịch, hãy hỏi trước về chi phí ăn uống. Hầu hết các công ty sẽ cho bạn hai lựa chọn: 1) bạn trả trước một khoản phí sẽ bao gồm hết chi phí ăn uống trong chuyến đi của bạn hoặc 2) bạn mang tiền và trả tiền cho mỗi bữa ăn của bạn. Lựa chọn đầu tiên dễ dàng hơn cho bạn vì không phải mang theo nhiều tiền mặt khi đi bộ và sử dụng tiền suốt cả ngày. Lựa chọn thứ hai có thể rẻ hơn nhiều, bởi vì bạn chỉ trả tiền chính xác những món ăn hay đồ uống bạn gọi.

Nước uống

Điều quan trọng là phải nghĩ cách xử lý nước trước khi bạn trekking ở Nepal. Ở đây có nhiều nguồn nước, nhưng bạn sẽ muốn làm sạch nó trước khi uống để đảm bảo an toàn. Thuốc làm sạch nước, máy tiệt trùng UV và bộ lọc nước đều là những lựa chọn phổ biến. Ở các Tea House cũng có nước đóng chai nhưng dùng thì không thân thiện với môi trường.
Trong khi leo núi, chúng tôi khuyên bạn nên mang ít nhất 1-2 lít nước và đổ đầy thường xuyên. Duy trì nước cho cơ thể là điều cần thiết trong khi trekking và nó càng trở nên quan trọng hơn khi độ cao tăng lên. Sẽ rất dễ quên đi việc phải uống nước khi thời tiết ngoài trời lạnh cóng, nhưng đây là điều bắt buộc để cơ thể không bị mất nước. Uống các bình trà nóng cũng là một cách tuyệt vời để đảm bảo cơ thể bạn đủ nước vào những ngày lạnh.

Tiền bạc

Các thị trấn ven đường không có máy ATM và Tea House chỉ chấp nhận tiền mặt nên bạn phải mang đủ tiền mặt. Mang ít nhất 30 $ một người mỗi ngày cho ăn uống và chỗ ở.

Nói chung, số tiền mặt cần mang theo trên đường đi sẽ nhiều hơn so với bạn nghĩ đấy. Các mặt hàng xa xỉ như sô cô la, trà, bia, wifi và vòi sen nóng đều là những nguồn năng lượng giúp vực dậy tinh thần bạn một cách tuyệt vời, nhưng điều này cũng khiến chi phí bị tăng lên. Bạn cũng có thể muốn mua những món quà nhỏ, thay thế vật dụng bị hỏng hoặc thuê phương tiện đi lại nếu chuyến đi vượt ra khỏi kế hoạch mà bạn đã chuẩn bị trước đó.

Bên cạnh đó, việc sạc các thiết bị điện tử cũng có thể ảnh hưởng đến ví tiền của bạn. Một số ít quán trà cho phép bạn sạc pin miễn phí, nhưng hầu hết đều có thu phí. Thông thường, bạn có thể sạc đầy pin với giá 2-5 đô la, nhưng ở các vùng sâu vùng xa, chi phí có thể cao hơn.

Phần đông các quán trà đều có vòi sen nước nóng với phí từ 3-5 đô la cho 1 phòng tắm. Vòi sen có chất lượng khá tệ. Nó không đáng giá để bỏ tiền ra, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên mang khăn ướt để lau chùi nhanh.

Phương tiện đi lại

Phương tiện đi lại ở Nepal rất nghèo nàn, đường rất xấu nhiều ổ gà ổ vịt, với bạn nào say xe thì sẽ là một cơn ác mộng. Tuy di chuyển giữa các thành phố đều có xe buýt, mang tiếng là xe VIP hay tourist bus nhưng rất tệ và đi lâu, kẹt xe, đường hư do ảnh hưởng trận động đất nặng nề năm 2015.

Nếu bạn không có nhiều thời gian, không chịu nổi đi xe thì nên đặt vé máy bay nội địa trước vài tháng để có giá tốt.

Đi lại trong thành phố có thể chọn taxi, taxi Nepal giá cũng rất đắt và hay nói thách vì không có đồng hồ meter, nên trả giá kỹ trước khi lên xe và kiểm tra khoảng cách chỗ bạn cần đến để không bị tính tiền quá cao.

Giấy phép trekking ở Nepal

Nếu bạn chọn đi tour thông qua một công ty du lịch, họ sẽ lo liệu các thủ tục cho bạn. Còn nếu bạn muốn đi phượt một mình, bạn sẽ cần phải có giấy phép thích hợp và đóng mọi lệ phí, bảo hiểm cần thiết trước chuyến đi của bạn.

Mỗi người leo núi ở Nepal đều cần có thẻ TIMS (Hệ thống quản lý thông tin leo núi), chi phí khoảng 20 đô. Bạn có thể lấy thẻ TIMS để thay cho giấy phép tại các văn phòng của Hội đồng Du lịch Nepal ở Kathmandu hoặc Pokhara trước chuyến đi của bạn.

Cũng có khả năng bạn sẽ phải mua giấy phép trước khi bay. Giấy phép này khá thông dụng và có giá khoảng 20 – 30 đô, tùy thuộc vào nơi bạn sẽ leo núi. Bạn có thể mua giấy phép trên đường đi, sẽ dễ hơn nếu chuẩn bị trước trong việc đảm bảo mọi thứ đâu ra đó ngay từ đầu.

Điện thoại và WiFi

Wifi vẫn đang ngày càng trở nên dễ dàng kết nối trong khi đi trekking ở Nepal. Dọc theo các tuyến đường nổi tiếng nhất, một số teahouse có wifi và thậm chí điện thoại của bạn còn bắt được tín hiệu nữa nếu bạn dùng SIM địa phương. Tuy nhiên, đừng quá trông chờ vào việc sử dụng wifi vì kết nối khá kém.

Nếu bạn mua SIM điện thoại ở Kathmandu, có hai công ty chính để lựa chọn: Ncell và Nepal Telecom. Tính đến mùa thu năm 2016, rất ít (nếu có) vùng phủ sóng ở các vùng xa xôi hẻo lánh như Manaslu, Tsum Valley hoặc Dolpo. Tại khu vực Annapurna, các thẻ SIM của Nepal Telecom có ​​vẻ hoạt động tốt, trong khi ở khu vực Everest, NCell lại cho nhiều review tốt hơn.

Wifi có thể có sẵn tại một số teahouse trong theo chuyến đi của bạn, mặc dù tốc độ siêu chậm và hay bị mất sóng. Ở khu vực Everest có bán thẻ wifi trả trước (khoảng 3 cho 10 đô cho truy cập wi-fi, nhưng kết nối cực kỳ chậm.

Thị thực

Để nhập cảnh Nepal bạn cần visa. Visa có thể lấy được dễ dàng tại sân bay, bạn chỉ cần điền vào form xin visa Nepal và chuẩn bị tiền đô để thanh toán visa. Giá visa cho 15 ngày là 25$, 30 ngày: 40$, 90 ngày 60$.

Những vật dụng cần mang theo khi trekking ở Nepal

Chúng tôi đã soạn sẵn một danh sách những vật dụng cần thiết cho một chuyến trekking ở Nepal dựa trên kinh nghiệm và những lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho bạn.
Bạn phải tìm kiếm các đồ dùng cần thiết cho chính mình cho dù thuê hay mua. Thuê đồ sẽ là lựa chọn hấp dẫn hơn nếu bạn có một chuyến đi ngắn, không có nhiều điểm đến. Ngoài ra trên trang web còn bán nhiều thứ khác như quần áo, gậy đi bộ được khuyến khích sử dụng nếu như đầu gối bạn bị đau.

Kinh nghiệm leo núi trekking ở Nepal

Quần áo khi đi trekking Nepal:

  • Quần dài để trekking/ zipping
  • Áo thun
  • Áo thể thao (tay dài)
  • Áo khoác trùm đầu không thấm nước
  • Mũ vải
  • Mũ giữ ấm
  • Găng tay
  • Áo giữ nhiệt
  • Quần giữ nhiệt

Phụ kiện cho chuyến trekking Nepal:

  • Ba lô đựng được 30L-40L
  • Túi ngủ ấm
  • Gậy (đề nghị)
  • Kính râm
  • Bộ sạc điện
  • Mp3 nghe nhạc

Những vật dụng khác cho chuyến trekking Nepal

  • Chai 1 lít (chai nhựa bị cấm)
  • Thuốc làm sạch nước
  • Kem chống muỗi
  • Dụng cụ sơ cứu cơ bản
  • Tiền mặt

Bạn muốn đến Nepal nhưng không muốn mang theo tất cả những thứ này? Không phải lo lắng, tất cả các vật dụng thiết yếu như túi ngủ, áo ấm, giày leo núi và gậy đi bộ đều được cho thuê ở Kathmandu và Pokhara. Ngoài ra, các vật dụng này và tất cả các loại quần áo giữ nhiệt với giá thấp đang được bán tại các thành phố, giá rẻ hơn so với Việt Nam.

Trekking Nepal có trách nhiệm

  • Quy tắc số một khi đi du lịch bụi là “Đi không để lại gì ngoài dấu chân” đừng xả bất kỳ miếng rác nào trên dọc đường.
  • Không mua nước đóng chai trong các tea house. Chi phí không đáng và còn thải rác ra môi trường. Thay vào đó, hãy sử dụng thuốc làm sạch nước, ống lọc nước (bạn có thể mua của life straw) hoặc thiết bị tiệt trùng bằng tia cực tím. Chúng tôi đã sử dụng SteriPEN Ultra và rất xài rất thích.
  • Đừng xả rác. Bỏ rác trong một bọc và mang theo bên mình để giữ Nepal sạch đẹp cho thế hệ mai sau.
  • Nạn phá rừng là một vấn đề thực sự ở Nepal. Tránh sử dụng củi và ở trong những nhà nghỉ sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
  • Ăn mặc kín đáo, đặc biệt là khi tham quan ở các thị trấn. Đối với phụ nữ, đừng mặc áo hở vai và quần đùi, nên mang theo sarong quấn khi đi vào đền thờ.
  • Thể hiện tình cảm ở nơi công cộng sẽ nhận được cái cau mày khi ở Nepal, vì vậy hãy giữ nó cho thời gian riêng tư.
  • Đi bên trái khi vào các di tích tôn giáo như tường mani, chortens và bánh xe cầu nguyện. Nếu bạn xoay bánh xe cầu nguyện, luôn xoay nó theo chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện các quy tắc khi đến thăm đền thờ. Mang giày, ăn mặc kín đáo, che chân và không chụp ảnh bên trong.
  • Ngoài ra, đừng vào đền thờ Hindu khi đang mặc trên người các sản phẩm bằng da thú.
  • Luôn xin phép trước khi chụp ảnh người nào đó. Hầu hết mọi người sẽ vui vẻ đồng ý, nhưng nếu họ từ chối, hãy tôn trọng mong muốn của họ.

Xem thêm các tips du lịch tiết kiệm

Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất.

Đăng bởi: Trần Thành

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก