Top 131+ bài viết kinh nghiệm trekking đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Ôm tim học kinh nghiệm trekking Núi Đá Chồng độc nhất Việt Nam ai cũng muốn thử
  2. Kinh nghiệm Trekking Langbiang trong tháng 2/2023
  3. Tất tần tật kinh nghiệm trekking núi Putaleng chi tiết nhất
  4. Hội xê dịch gợi ý kinh nghiệm trekking núi Đại Bình (Bảo Lộc)
  5. Chưa có kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn? Đây là 5 điều bạn cần phải biết nếu lần đầu chinh phục “nóc nhà Y Tý”  
  6. Chia sẻ kinh nghiệm trekking núi Dinh Vũng Tàu chi tiết từ A – Z
  7. Kinh nghiệm trekking Pusilung chinh phục nóc nhà nơi biên giới
  8. Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp: Tất cả những điều bạn cần biết
  9. Tất tần tật kinh nghiệm Trekking bản làng Sapa
  10. Kinh nghiệm Trekking suối cửa tử cho người mới
  11. Review kinh nghiệm trekking & cắm trại tại núi Chứa Chan từ A đến Z 2022
  12. Kinh nghiệm trekking Ngũ Chỉ Sơn dành cho người mới bắt đầu
  13. Kinh nghiệm trekking Lùng Cúng – Địa điểm săn mây tuyệt đẹp ở miền Bắc
  14. Kinh nghiệm trekking Tả Liên Sơn - Vườn cổ tích nơi đại ngàn
  15. Kinh nghiệm trekking Bù Gia Mập – Điểm đến lý tưởng dành cho mọi người
  16. Bật mí kinh nghiệm trekking Mộc Châu mà bạn không thể bỏ qua
  17. Kinh nghiệm trekking núi Batur ở Bali, Indonesia mà khách du lịch cần ghi nhớ
  18. Những kinh nghiệm trekking cho phụ nữ
  19. Kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn săn mây an toàn, chi tiết
  20. Chư Bluk: Mách nhỏ kinh nghiệm trekking hang động núi lửa
  21. Kinh nghiệm Trekking chinh phục Fansipan đơn giản & chi tiết nhất- Wecheckin
  22. Núi Lảo Thẩn ở đâu – Kinh nghiệm Trekking nóc nhà Y Tý
  23. Cập nhật chi tiết kinh nghiệm trekking Pu Ta Leng mới nhất 2021
  24. Cập nhật kinh nghiệm Trekking Lảo Thẩn 2021 – Săn mây trên nóc nhà Y Tý
  25. Tổng hợp chi tiết kinh nghiệm trekking Tả Liên Sơn 2021
  26. Kinh nghiệm trekking Bạch Mộc Lương Tử từ A-Z mới nhất năm 2021
  27. Kinh nghiệm trekking Nhìu Cồ San cập nhật mới nhất 2021
  28. Kinh nghiệm trekking Tà Xùa Yên Bái 3 ngày 4 đêm mới nhất 2021
  29. Kinh nghiệm trekking leo núi Lảo Thẩn bạn không nên bỏ qua
  30. Phượt Tà Năng Phan Dũng - Kinh nghiệm trekking an toàn từ A - Z
  31. Kinh nghiệm trekking chinh phục thác Phi Lieng
  32. Kinh nghiệm trekking thác DraySap – DrayNur
  33. Kinh nghiệm trekking cực Đông từ A-Z đầy đủ và chi tiết nhất
  34. Kinh nghiệm trekking, leo núi Bạch Mã từ A-Z
  35. Kinh nghiệm trekking, chinh phục đỉnh LangBiang
  36. [Review] Review Núi Chứa Chan: Kinh nghiệm trekking, leo núi đi về trong ngày
  37. Review Núi Chứa Chan: Kinh nghiệm trekking, leo núi đi về trong ngày
  38. Kinh nghiệm trekking chinh phục Langbiang – “nóc nhà Đà Lạt”
  39. Bỏ túi kinh nghiệm trekking cho người đam mê hành trình chinh phục độ cao
  40. Kinh Nghiệm TREKKING NGỌC LINH – Khối Núi Huyền Thoại
  41. Kinh Nghiệm Trekking Đường Rừng
  42. Kinh nghiệm Trekking săn mây ảo diệu tại Bạch Mộc Lương Tử
  43. Bỏ túi mọi kinh nghiệm Trekking Tà Chì Nhù 
  44. Kinh nghiệm Trekking núi Bà Đen
  45. Kinh nghiệm trekking Tà Xùa – Yên Bái
  46. Nhìu Cồ San ở đâu? Kinh nghiệm trekking đỉnh Nhìu Cồ San cho người mới bắt đầu
  47. Bật mí kinh nghiệm Trekking Hang Én Quảng Bình cực chi tiết
  48. Kinh nghiệm Trekking Sapa vừa rẻ vừa khỏe
  49. 5 Kinh nghiệm Trekking, leo núi Chứa Chan
  50. Kinh nghiệm Trekking rừng Tà Năng – Phan Dũng tháng 2/2022
  51. Kinh nghiệm trekking Chư Yang Lăk: Khám phá “biển mây” giữa Tây Nguyên đại ngàn
  52. Chia sẻ chi tiết kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng
  53. Kinh nghiệm trekking từ A-Z chi tiết
  54. Kinh nghiệm trekking làng Aur – ngôi làng của thần rừng
  55. Kinh nghiệm trekking làng Aur từ A-Z đầy đủ và chi tiết nhất
  56. Chia sẻ kinh nghiệm trekking Fansipan chi tiết
  57. Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z
  58. Gợi ý những kinh nghiệm trekking Bidoup thú vị
  59. Kinh nghiệm trekking Fansipan từ A-Z đầy đủ và chi tiết nhất
  60. Kinh nghiệm trekking Bidoup từ A-Z chi tiết và đầy đủ
  61. Chia sẻ kinh nghiệm trekking 8 nàng tiên lần đầu
  62. Chia sẻ chi tiết kinh nghiệm trekking cực Đông Việt Nam
  63. Kinh nghiệm trekking Bù Gia Mập từ A-Z đầy đủ và chi tiết
  64. Kinh nghiệm trekking Bù Gia Mập cho người mới đi lần đầu
  65. Kinh nghiệm trekking thảo nguyên Tà Giang đầy đủ và chi tiết
  66. Kinh nghiệm trekking đỉnh Chư Nâm từ A-Z
  67. Kinh nghiệm trekking Hòn Giao từ A-Z đầy đủ và chi tiết
  68. Chia sẻ một số kinh nghiệm trekking thác Hang Én
  69. Kinh nghiệm trekking hòn Giao lần đầu mà bạn nên biết
  70. Kinh nghiệm trekking ven biển từ A-Z đầy đủ và chi tiết
  71. Phượt Tà Năng – Phan Dũng: kinh nghiệm trekking an toàn
  72. Kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z đầy đủ và chi tiết
  73. Kinh nghiệm trekking thác Hang Én từ A-Z đầy đủ và chi tiết
  74. Hướng dẫn kinh nghiệm trekking + climbing (leo núi) ở Nepal
  75. Kinh nghiệm trekking Putaleng chi tiết từ A-Z
  76. Review kinh nghiệm trekking thác K50 (Hang Én) Kbang Gia Lai tự tức
  77. Kinh nghiệm trekking Bạch Mộc Lương Tử kèm lịch trình cho ai đi lần đầu
  78. Kinh nghiệm trekking Bạch Mộc Lương Tử từ Lai Châu cho người đi lần đầu
  79. Kinh nghiệm Trekking chinh phục Fansipan đơn giản & chi tiết nhất-
  80. Kinh nghiệm trekking Bidoup Núi Bà – “nóc nhà” Tây Nguyên cực chi tiết
  81. Núi Chứa Chan: Kinh nghiệm trekking, leo núi đi về trong ngày
  82. Trekking Tà Năng Phan Dũng: Những kinh nghiệm hữu ích cần phải bỏ túi
  83. Kinh nghiệm đi trekking Sapa chi tiết từ A – Z 2023
  84. Kinh nghiệm đi trekking Vách đá thần trên núi Cô Tiên
  85. Kinh nghiệm và lịch trình tour trekking Sapa trong ngày
  86. Trekking ở Bhutan- một kinh nghiệm tuyệt vời không giống như những nơi khác
  87. Kinh nghiệm luyện tập trước khi đi Trekking
  88. Trekking sa mạc lớn nhất Việt Nam: lịch trình – kinh nghiệm – hướng dẫn chi tiết
  89. Trekking Bidoup: Kinh nghiệm chinh phục Nóc nhà Tây Nguyên
  90. Trekking Langbiang: Kinh nghiệm chinh phục nóc nhà Đà Lạt
  91. Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị thể lực trekking chi tiết nhất
  92. Tổng hợp tất tần tật kinh nghiệm đi trekking từ A-Z
  93. Kinh nghiệm đi trekking chi tiết từ A-Z
  94. Kinh nghiệm chọn mua ống nhòm phù hợp khi đi trekking
  95. Kinh nghiệm đi Trekking mùa hè cho giới trẻ
  96. Trekking Lảo Thẩn: Kinh nghiệm đi phượt cắm trại an toàn nhất
  97. Trekking Bạch Mộc Lương Tử: Kinh nghiệm phượt an toàn chi tiết nhất
  98. Kinh nghiệm đi rừng – Trekking cho người thể lực yếu
  99. Vườn quốc gia Núi Chúa: Kinh nghiệm cắm trại, trekking du lịch A – Z
  100. Thác K50 ở đâu? Kinh nghiệm đi trekking chi tiết nhất

Đà Lạt không chỉ ngọt ngào, lãng mạn mà còn ẩn chứa những bí ẩn và thử thách. Trekking Langbiang chính là thử thách khó khăn nhất. Hành trình chinh phục đỉnh núi luôn hấp dẫn các tín đồ phượt, trekking trải nghiệm. Hôm nay, Dulichso sẽ giới thiệu đến các bạn bộ kinh nghiệm đầy đủ nhất để chinh phục “nóc nhà của Đà Lạt”. Giới thiệu về Langbiang Được đặt tên theo đôi nam và nữ trong chuyện tình sử đầy bi kịch của hai bộ tộc lớn ở đây. Núi Langbiang nằm ở huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt 12km về hướng bắc, gồm hai đỉnh núi được gọi theo tên chàng và nàng. Đây luôn là địa điểm nằm trong top những địa điểm du lịch thu hút khách nhất Đà Lạt, bạn cũng sẽ không muốn bỏ qua nơi đây đâu. Bạn có tò mò vì sao nơi đây được gọi là Langbiang? Ẩn sau nó là một “thiên tình sử” bi đát của chàng Lang và nàng Biang. Chuyện xưa kể rằng, có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết – chàng K’lang và nàng Hơ Biang. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Sau khi chết họ đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi Langbiang ngày nay.Nếu tính toàn khu Langbiang sẽ có thêm đỉnh Ra-đa cao 1.929 m. Langbiang được ví như “Nóc nhà Đà Lạt” vì đây là đỉnh núi cao nhất tại đây. Langbiang mang đặc điểm khí hậu ôn đới núi cao. Quanh năm nhiệt độ thấp dưới 25 độ C. Nhiệt độ giảm dần từ chân núi lên đến đỉnh. Cứ 100m lại giảm 1 độ C. Langbiang thường xuyên chìm trong sương mù, mây. Mưa trên núi khá ít và tập trung theo mùa. Thảm thực vật và hệ động vật rất đa dạng, chủ yếu là các loại động thực vật ôn đới và ôn đới núi cao. Rừng lá kim, cây bụi và Phong Lan chiếm ưu thế. Langbiang là một trong những thử thách khó nhất tại Đà Lạt nhưng tương đối dễ dàng so với những ngọn núi khác ở Việt Nam. Bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi chinh phục. Nếu có theo dõi chương trình “Bố ơi mình đi đâu thế” mùa 2, bạn sẽ biết tập cuối cùng các ông bố và các bé cũng đã chinh phục được đỉnh núi này. Tuy nhiên không vì thế mà Langbiang “Nhạt”. Nơi đây sở hữu rất nhiều điều bất ngờ, thú vị, khí hậu trong lành, thiên nhiên tuyệt đẹp.  Nếu mới bắt đầu làm quen với leo núi, trekking, bạn chọn Langbiang là rất hợp lý. Dưới đây là thang điểm đánh giá về Langbiang: Độ khó: 4/10 Cảnh đẹp: 8/10 Yêu cầu điều kiện sức khỏe: Trung bình trở lên Thời gian chinh phục: Ít nhất 1 ngày ...

Điểm trekking núi Putaleng nằm ở đâu? Nên trekking núi Putaleng thời điểm nào trong năm? Hướng dẫn di chuyển đi trekking núi Putaleng Lưu ý khi đi trekking núi Putaleng Xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, hòa mình vào dòng suối mát lành và ngắm nhìn bạt ngàn hoa đỗ quyên mỗi mùa xuân về, đó là những trải nghiệm bạn sẽ có được khi trekking núi Putaleng. Điểm trekking núi Putaleng nằm ở đâu? Địa chỉ: Xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Nguồn ảnh: Sưu tầm Núi Putaleng hay còn có tên gọi khác theo tiếng H’mông là Pú Tả Lèng. Ngọn núi này tọa lạc vào địa phận của. Sở hữu độ cao 3.049m, Putaleng vinh dự là ngọn núi cao thứ 3 ở Việt Nam, chỉ sau Fansipan và Pu Si Lung. Ở nơi đây vẫn còn nguyên vẹn là một cánh rừng nguyên sinh đúng nghĩa, mang vẻ đẹp nên thơ. Do đó, trekking núi Putaleng luôn là mục tiêu chinh phục của rất nhiều trekkers. Nguồn ảnh: Sưu tầm Nên trekking núi Putaleng thời điểm nào trong năm? Thời điểm lý tưởng nhất để trekking núi Putaleng và ngắm hoa đỗ quyên là khoảng tháng 3 đến tháng 5. 1500m đầu tiên của hành trình là bắt buộc nếu bạn muốn thỏa sức chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp với đỗ quyên – loài hoa được mệnh danh là “nữ hoàng Tây Bắc”. Càng lên cao, hoa đỗ quyên càng nhiều, có nơi rải kín trên tảng đá và cả lối đi tạo thành một tấm thảm vô cùng êm ái, quyến rũ. Nguồn ảnh: Sưu tầm Nếu mục đích chuyến đi của bạn là săn mây trên “nóc nhà thứ 3” của Đông Dương thì hãy đến trekking núi Putaleng vào tháng 11-12. Đừng quên chuẩn bị quần áo ấm, vật dụng đa năng để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông lạnh giá nhé. Hướng dẫn di chuyển đi trekking núi Putaleng Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đến Lai Châu bằng xe máy hoặc xe khách. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho hành trình trekking núi Putaleng sắp tới, xe khách vẫn là lựa chọn tối ưu hơn. Từ bến xe Mỹ Đình, bạn có thể mua vé xe giường nằm cao cấp của các hãng xe uy tín như nhà xe Hoàng Anh, Hải Vân… Sau đó, thuê xe máy ở thành phố Lai Châu hoặc đi taxi đến chân núi Putaleng để gặp các porter và bắt đầu hành trình trekking. Nguồn ảnh: Sưu tầm Có 3 đường mà bạn có thể lựa chọn khi chinh phục đỉnh núi này với chiều dài và thời gian leo khác nhau: Lên Hồ Thầu xuống Tả Lèng: 3 ngày 2 đêm (hoặc 2 ngày 1 đêm). Lên Hồ Thầu xuống Sì Thâu Chải: 2 ngày 1 đêm. Cung đường đẹp nhất ở đỉnh này là lên Sì Thâu Chải xuống Tả Lèng: ...

Giới thiệu về địa điểm trekking núi Đại Bình (Bảo Lộc) Trekking núi Đại Bình Bảo Lộc bằng cung đường nào? Kinh nghiệm trekking núi Đại Bình Bảo Lộc: Thời gian lý tưởng Cần chuẩn bị gì nếu chưa có kinh nghiệm trekking núi Đại Bình? Với tổng chiều dài cung đường khoảng 14km, băng qua nhiều địa hình dốc cao, rừng rậm, núi Đại Bình được đánh giá là cung trekking đầy thử thách đối với bất cứ ai. Theo dõi bài viết dưới đây của Camping Việt để bỏ túi kinh nghiệm trekking núi Đại Bình nhé! Nguồn ảnh: Sưu tầm Giới thiệu về địa điểm trekking núi Đại Bình (Bảo Lộc) Cách Sài Gòn khoảng 160km, núi Đại Bình cao hơn 1.000m, trải dài từ thành phố Bảo Lộc sang huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Dưới chân núi có dòng sông Đạ Bin uốn lượn khiến Đại Bình vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Theo những người đã từng có kinh nghiệm trekking núi Đại Bình cho biết, trên đỉnh núi là khu rừng già còn nguyên sơ, với những suối đá khô và những trảng cỏ trải dài như sóng biển xanh ngát. Giữ riêng cho mình danh hiệu “nóc nhà của TP.Bảo Lộc “, khi đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt xuống ngắm nhìn bạn sẽ không khỏi trầm trồ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, toàn cảnh TP.Bảo Lộc ở phía xa xa. Nguồn ảnh: Sưu tầm Trekking núi Đại Bình Bảo Lộc bằng cung đường nào? Bạn có thể chinh phục núi Đại Bình Bảo Lộc bằng nhiều con đường như: đi theo hướng xã Lộc Châu, cung đường 1-5 đối diện trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc hoặc men theo quốc lộ 55. Vì địa hình khó khăn nên nếu chưa có kinh nghiệm trekking núi Đại Bình Bảo Lộc bằng những tuyến đường này, bạn cần có người bản địa dẫn đi. Hầu hết mọi người đều cho rằng xuất phát từ đường Lam Sơn (cách thức nhà hàng Tâm Châu 1km về hướng đi Đà Lạt) là cung đường dễ trekking núi Đại Bình Bảo Lộc nhất. Bạn đi khoảng 2 km rẽ vào đường Chi Lăng, sau đó đi thẳng đường bê tông cho đến khi gặp một con đường đang rải đá. Đến khi hết đường sẽ bắt đầu xuất hiện đường đất, nếu trên đường đi bạn có đi qua một cái cầu và một cái hồ tức là vẫn đang di chuyển đúng đường. Nguồn ảnh: Sưu tầm Sau khi qua khỏi hồ, đi vài trăm mét nữa sẽ có một ngã 3. Bạn hãy nhìn lên đỉnh núi và bắt đầu định hướng đường leo núi Đại Bình Bảo Lộc cho mình. Cũng không quá khó để xác định nhưng lúc này đường rất dốc và nhiều đá. Vượt qua được đoạn cuối này, bạn sẽ đến được địa điểm cắm trại và bắt đầu chiêm ...

Cách di chuyển đến núi Lảo Thẩn Toạ độ điểm trekking Lảo Thẩn: Đặc điểm của cung đường trekking Lảo Thẩn Thời điểm lý tưởng cho chuyến trekking Lảo Thẩn Những góc chụp sống ảo trên hành trình trekking Lảo Thẩn Cung đường cây khô trơ trụi trên đồi trống Cây sống ảo ở lán A Hờ Mỏm đá câu cá Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi đi trekking Lảo Thẩn Hành trình trekking Lảo Thẩn tựa một cuốn phim động mà mỗi cảnh phim sẽ được thay đổi theo bước chân của bạn. Nếu muốn chinh phục thành công “top” những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Camping Việt để bỏ túi kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn nhé! Nguồn ảnh: Ngọc Linh Cách di chuyển đến núi Lảo Thẩn Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn các nhà xe như nhà xe Hà Sơn, nhà xe Sao Việt, xe Green Bus, xe Sapa Express tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát, với giá vé dao động từ 220.000 – 350.000 đồng. Thời gian di chuyển sẽ mất khoảng từ 5 – 6 tiếng, do đó đa số mọi người sẽ chọn chuyến xe đêm khoảng 10 – 11 giờ để sáng mai có thể đến được với vùng đất Lào Cai và trekking Lảo Thẩn. Sau khi đến Lào Cai, bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt xe ôm để đến xã Y Tý, mất khoảng 4 tiếng để di chuyển qua Bản Xèo, Dền Sáng. Từ trung tâm Y Tý thì đi theo hướng ĐT158 đến bản Phìn Hồ. Toạ độ điểm trekking Lảo Thẩn: Vị trí: Thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Tọa độ: 22.610420◦, 103.686535◦ Nguồn ảnh: Ngọc Linh Đặc điểm của cung đường trekking Lảo Thẩn Là đỉnh núi đứng thứ 11 trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, núi Lảo Thẩn Y Tý được đánh giá là có độ khó trung bình nhưng lại mang đến trải nghiệm tuyệt vời. Địa hình trekking Lảo Thẩn có nhiều bụi, gai đồi cỏ, nương rừng thấp nên càng lên cao gió càng mạnh đôi khi sẽ khiến bạn mất sức khá nhiều. Trên độ cao 2.860m, đỉnh Lảo Thẩn được biết đến là nơi mặt trời mọc sớm nhất và đi ngủ muộn nhất ở Y Tý. Vì vậy, ngắm hoàng hôn là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua nếu bạn trekking Lảo Thẩn. Nguồn ảnh: Ngọc Linh Thời điểm lý tưởng cho chuyến trekking Lảo Thẩn Tháng 3 – tháng 5: Săn mây  Tháng 11 – tháng 2:  Săn mây và cánh rừng cỏ cháy vàng Hai khung thời gian trên là lý tưởng nhất để bạn lên kế hoạch và bắt đầu chuyến trekking Lảo Thẩn. Bởi vì lúc này thời tiết không mưa, đảm bảo an toàn và thời gian lý tưởng để bạn có thể khám phá ...

Hành trình trekking núi Dinh Vũng Tàu Điểm dừng chân số 1 – Suối Đá Điểm dừng chân số 2 – Thiền Tôn Phật Quang núi Dinh Điểm dừng chân số 3 – Khu du lịch Suối Tiên (Khu du lịch Safari) Điểm dừng chân số 4 – Di tích lịch sử Hang Tổ Điểm dừng chân số 5 – Chùa Kim Cang Điểm dừng chân số 6 – Chùa Diệu Linh Điểm dừng chân số 7 – Đỉnh La Bàn Điểm dừng chân số 8 – Tịnh Thất Thạch Vân Điểm dừng chân số 9 – Chùa Hang Mai Kinh nghiệm trekking núi Dinh Vũng Tàu Hướng dẫn di chuyển đến núi  Thời gian tốt nhất để trekking núi Dinh Vũng Tàu Ăn gì khi trekking núi Dinh Vũng Tàu? Ở đâu khi đến du lịch tại Núi Dinh Vũng Tàu? Những lưu ý khi leo núi Dinh Vũng Tàu Núi Dinh Vũng Tàu sở hữu không gian xanh mát, yên bình xen lẫn vào đó là màu nâu áo vải của người tu hành khiến nơi đây sở hữu vẻ đẹp tựa chốn “Tây Thiên cực lạc”. Hành trình chinh phục đỉnh núi này cũng khá thoải, không quá dốc và có nhiều điểm dừng chân nên đây sẽ là cung đường trekking phù hợp với nhiều du khách. Đặc biệt, cung đường trekking từ chân núi tới đỉnh núi Dinh đã được tráng nhựa nên việc di chuyển của du khách cũng trở nên đơn giản hơn. Du khách có thể lựa chọn leo bộ hoặc di chuyển bằng xe máy. Quãng đường từ Suối Đá chùa Diệu Linh (gần khu cắm trại Suối Tiên) du khách có thể di chuyển bằng xe máy sau đó gửi xe và bắt đầu trekking núi Dinh để khám phá 3 điểm dừng chân còn lại. Hành trình trekking núi Dinh Vũng Tàu Những điểm dừng chân vãng cảnh và trải nghiệm không gian xanh tại ngọn núi này mà du khách không nên bỏ lỡ gồm: Điểm dừng chân số 1 – Suối Đá Suối Đá Vũng Tàu – Ảnh: 周柏岑 Dòng suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh sở hữu làn nước trong vắt, uốn lượn trong những khe đá tạo nên khung cảnh thơ mộng tựa xứ sở Đà Lạt. Tại đây du khách có thể ngắm nhìn dòng suối đổ ồ ạt hoặc những tảng đá lớn nhỏ, nhấp nhô với nhiều hình thù khác nhau. Tại địa điểm này của núi Dinh Vũng Tàu có những tảng đá lớn, phẳng lỳ vô cùng thích hợp làm địa điểm check-in và ngắm cảnh. Hoặc đơn giản là đắm mình dưới dòng nước mát lành và chụp hình cùng bậc thang rêu xanh độc đáo cũng rất thú vị. Điểm dừng chân số 2 – Thiền Tôn Phật Quang núi Dinh Ảnh: Thiền Tôn Phật Quang Chùa nằm giữa hai hàng đại thụ rợp bóng, nhìn từ trên cao chùa Thiên Tôn Phật Quang thấp ...

Pusilung là cái tên không quá xa lạ đối với dân “mê” leo núi miền Bắc. Một đỉnh núi cao thứ 2 của Việt Nam nổi tiếng về độ khó cùng với những nguy hiểm rình rập trong hành trình. Trekking Pusilung là một cung leo núi đầy hoang sơ và vô vàn những trải nghiệm.

Cung đường đi bộ đẹp nhất thế giới gọi tên trekking Annapurna Base Camp Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp: cần thời gian bao lâu? Thời gian lý tưởng trekking Annapurna Base Camp Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp: Hướng dẫn di chuyển Lý do nên trekking Annapurna Base Camp 1 lần trong đời Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp: Các giấy tờ cần có  Giấy phép leo núi Đồ dùng nên mang khi trekking Annapurna Base Camp Cần chuẩn bị loại thuốc gì trước khi trekking Annapurna Base Camp Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp: Đồ ăn mang theo Tips nâng cao thể lực trước khi trekking Annapurna Base Camp Annapurna Base Camp tại Nepal được đánh giá là một trong những cung đường trekking đẹp và ngoạn mục nhất thế giới. Vậy trước khi trải nghiệm hành trình đắt giá này bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng lưu lại ngay kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Cung đường đi bộ đẹp nhất thế giới gọi tên trekking Annapurna Base Camp Nepal là quốc gia nổi tiếng thế giới với nhiều cung đường trekking tuyệt đẹp. Trong số đó không thể nào quên nhắc đến Annapurna Base Camp. Tuyến đường này được nhiều nhà leo núi có tiếng đánh giá là con đường trekking núi đẹp nhất thế giới. Hành trình chinh phục con đường này chắc chắn sẽ đem tới cho tín đồ mê leo núi những trải nghiệm thật sự khó quên. Trekking Annapurna Base Camp luôn là ước mơ chinh phục của nhiều người     Annapurna Base Camp được xem là con đường đi bộ đẹp nhất Nepal. Ảnh: nepalvisuals Một chuyến trekking Annapurna Base Camp sẽ là cơ hội để những ai mê trekking đường dài được chinh phục một số ngọn núi có độ cao lớn nhất thế giới và dành nhiều ngày sống trong thiên nhiên của dãy Himalaya. Trước khi tham gia hành trình này hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp. Ngắm cảnh sắc tuyệt diệu từ dãy núi Himalaya. Ảnh: nurhaidasahar Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp: cần thời gian bao lâu? Kinh nghiệm trekking Annapurna Base Camp đầu tiên bạn cần nắm đó là thời gian đi sẽ mất bao nhiêu ngày? Với một cung đường trekking đầy lý thú như ABC thì thời gian đủ và cần là từ 8 – 10 ngày. Trước khi đưa ra lịch trình cuối cùng về số ngày đi thì bạn cần cân nhắc kỹ về độ cao, vị trí, khoảng cách giữa những điểm đến trên đoạn đường và đặc biệt là điều kiện sức khoẻ, thể lực của mình. Bạn hãy dành ra 8 – 10 cho hành trình đắt giá này nha. Ảnh: visit.nepalofficial   Thời gian lý tưởng trekking Annapurna Base Camp Với cung đường trekking như ABC thì thời gian tuyệt vời nhất để chinh phục là từ tháng 4 – 5 và từ tháng 9 – 11. Lưu ý là ...

1. Giới thiệu về địa điểm trekking Sapa  1.1. Sapa ở đâu? Có gì hấp dẫn?  1.2. Trekking Sapa mùa nào đẹp nhất? 2. Hướng dẫn đường đi tới Sapa  2.1. Đường đi xuất phát từ Hà Nội  2.2. Đường đi xuất phát từ TP.HCM  3. Những vật dụng cần thiết khi đi trekking Sapa  4. Những điều cần lưu ý trong chuyến đi  5. Những trải nghiệm đáng nhớ trong tour trekking Sapa  Trekking bản làng ở Sapa là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nhất định phải thử một lần trong đời. Thử tưởng tượng, một chuyến đi băng qua cánh đồng, núi rừng Sapa, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên nơi này sẽ tuyệt vời như thế nào? Nếu muốn tham gia ngay, hãy để Trekking – Camping mách bạn kinh nghiệm trekking Sapa mới nhất ngay hôm nay nhé. 1. Giới thiệu về địa điểm trekking Sapa  1.1. Sapa ở đâu? Có gì hấp dẫn?  Sapa là một thị xã của tỉnh Lào Cai, nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Thị xã này là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam có tuyết rơi vào mùa đông. Vì vậy, vào mùa đông có rất đông khách du lịch tới đây thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Sapa – Địa được nhiều khách du lịch trải nghiệm, khám phá (Hình Ảnh: Internet) Ở Sapa có rất nhiều ruộng bậc thang – một nét đặc trưng của đồng bào miền núi. Cách tốt nhất để tham quan là đi bộ trên con đường giữa đồng lúa. Bạn có thể nhìn thấy nhiều bản làng của người dân tộc thiểu số, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên trên đường đi. Và chắc chắn bạn nên mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời này. Trong tour trekking Sapa 1 ngày, bạn còn được tham quan những ngôi nhà thô sơ làm từ tre, nứa của người dân địa phương. Thưởng thức ngô nướng, mận, đào, lê tươi hái từ nương rẫy. 1.2. Trekking Sapa mùa nào đẹp nhất? Từ tháng 6, Sapa bắt đầu bước vào hè, những cánh đồng lúa trải dài một màu xanh mướt cực đẹp nhưng trời mưa nhiều và khá nóng. Nếu bạn đi trekking Sapa vào mùa này thì không dễ chịu chút nào. Lý tưởng nhất lên lịch một chuyến Sapa trekking vào tháng 9, khi trời đã sang thu. Trời mưa ít hơn và lúa đã vào vụ gặt. Lúc này thời tiết và phong cảnh đều rất đẹp, rất phù hợp để bạn tham gia một tour trekking Sapa. Tháng 9 là lúc thời tiết đẹp nhất để Trekking Sapa (Hình Ảnh: Internet) 2. Hướng dẫn đường đi tới Sapa  2.1. Đường đi xuất phát từ Hà Nội  Thị xã Sapa nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40km và cách Hà Nội 376km. Phương tiện để bạn di chuyển từ Hà Nội đi Sapa khá đa dạng, có thể đi xe khách, xe ...

Trekking suối Cửa Tử Thái Nguyên 1. Suối cửa tử ở đâu? 2. Kinh nghiệm trekking suối Cửa Tử 3. Những lưu ý khi trekking suối Cửa Tử Tam Đảo Suối Cửa Tử Thái Nguyên hiện đang là một trong những điểm trekking mới thú vị cho các bạn trẻ tham quan, khám phá dịp cuối tuần. Trekking suối Cửa Tử Thái Nguyên Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý trekking suối Cửa Tử dành cho người mới bao gồm: suối Cửa Tử ở đâu và những kinh nghiệm khi trekking suối Cửa Tử nhé. 1. Suối cửa tử ở đâu? – Cửa Tử là một dòng suối nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, chảy từ dãy Tam Đảo xuống. – Nghe tên thì sợ vậy thôi chứ thực ra nó bắt nguồn từ 1 truyền thuyết, các vị bô lão trong vùng kể lại rằng nơi đây ngày xưa gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản, hai người liền rủ nhau đi ngược dòng suối và lập lời thề nguyện sống chết có nhau. Nguồn: sưu tầm 2. Kinh nghiệm trekking suối Cửa Tử – Chưa trekking bao giờ các bạn vẫn có thể trải nghiệm trekking suối cửa tử Thái Nguyên nha. – Suối cửa tử có 7 cửa, nếu bạn chưa đi trekking bao giờ thì bạn chỉ cần đi đến cửa 1. Cách homestay khoảng 2,7km. Trong đó là 2km đường bộ và 700m lội suối. – Nếu bạn có sức khoẻ, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, muốn thử sức mình thì hôm sau có thể khám phá cửa 2 cửa 3. Nguồn: sưu tầm 3. Những lưu ý khi trekking suối Cửa Tử Tam Đảo – Nếu chỉ định đi cửa 1 thì bạn chỉ cần ở tại Hoàng Nông Homestay rồi tự đi cũng được nhưng nên có người đi theo support vì nước sâu. – Nếu đi cửa 2 cửa 3 thì bắt buộc phải có leader/porter vì đường đi rất khó. Cần người có kinh nghiệm nếu không muốn bị lạc trong rừng. – Đặt tour trekking ở đâu? Các bạn liên hệ facebook anh Tùng Núi hoặc inbox fanpage Hoàng Nông Homestay nhé. Nguồn: sưu tầm

Núi Chứa Chan ở đâu và có gì hấp dẫn? Đi lên núi Chứa Chan bằng cách nào ? Chinh phục đỉnh núi Chứa Chan Leo núi Chứa Chan vào thời điểm nào? Cắm trại trên đỉnh núi Chứa Chan Núi Chứa Chan (Xuân Lộc, Đồng Nai) không chỉ là điểm trekking thu hút các bạn trẻ mê phượt mà còn là điểm dừng chân cắm trại nghỉ ngơi cuối tuần, tạm rời xa ồn ào chốn phố thị. Và để giúp các bạn có được một chuyến đi thuận lợi, Stour.vn muốn chia sẻ với các bạn trải nghiệm leo núi Chứa Chan mà Stour.vn mới đi cuối tuần vừa qua. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé! Ảnh: Phuong Thanh Núi Chứa Chan ở đâu và có gì hấp dẫn? Núi Gia Ray hay Gia Lào còn được gọi với tên khác là núi Chứa Chan. Đây là 1 điểm leo núi ngay sát Sài Gòn mà các bạn trẻ không thể bỏ qua.Bản thân mình cảm nhận thì núi này cũng có một chút khó đi vì nó dốc và đá rất nhiều trên con đường leo đến đỉnh núi, nhưng không sợ bị lạc vì mình có những cột trụ điện để mình kiểm tra là mình ở đâu. Núi này chỉ mệt cho những bạn mới đi lần đầu hoặc không thường xuyên tập thể dục vì trong quá trình leo thì bị tuột đường huyết. Núi Chứa Chan có độ cao 837m so với mực nước biển, là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai nên còn được gọi thân thương là “Nóc nhà của Đồng Nai” đó! Núi là điểm đến cho các bạn trẻ mê trekking, cắm trại nghỉ ngơi cuối tuần. Không chỉ đơn thuần leo núi rèn luyện sức khỏe, cuối tuần cùng bạn bè dựng lều ngủ đêm để đón bình minh sáng sớm trên núi Chứa Chan cũng là một trải nghiệm khá thú vị. Ảnh: Phuong Thanh Đi lên núi Chứa Chan bằng cách nào ? Núi Chứa Chan cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 110km. Với quãng đường này bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy. Nếu đi xe khách, bạn tới bến xe Miền Đông mua vé đi Bình Thuận, Đức Linh là được. Phần đông các bạn trẻ hay lựa chọn phượt xe máy bởi cung đường di chuyển tới núi Chứa Chan khá dễ đi, thời gian lại không quá lâu. Yên tâm là tới chân núi sẽ có chỗ gửi xe máy nhé! Sau khi chuẩn bị đồ đạc đầy đủ, chúng tôi bắt đầu di chuyển bằng xe máy cá nhân. Bọn mình xuất phát từ chợ An Đông chạy tới đường Võ Văn Kiệt về hướng bến Nhà Rồng. Đi qua hầm Thủ Thiêm sẽ dẫn tới đường Mai Chí Thọ chạy đến ĐCT Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây/ĐCT01 thì rẽ vào. Đến ngã ba Cầu Dây thì ...

1. Giới thiệu Ngũ Chỉ Sơn 2. Khám phá trekking Ngũ Chỉ Sơn 3. Các cung đường trekking Ngũ Chỉ Sơn Nên trekking Ngũ Chỉ Sơn vào thời gian nào? Một trong những điểm đến hấp dẫn với các bạn ưa mạo hiểm đó đỉnh Ngũ Chỉ Sơn. Không chỉ địa hình khó đi mà còn là các ngọn núi nằm cạnh nhau. Dưới đây là kinh nghiệm trekking Ngũ Chỉ Sơn dành cho người mới bắt đầu. 1. Giới thiệu Ngũ Chỉ Sơn Dãy núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc địa phận xã Giàng Tả Phình huyện Sa Pa. Đặc điểm của dãy núi là gồm năm ngọn núi tựa những ngón tay vươn lênbầu trời. Độ ca trung bình của dãy núi là 2850m. Dãy núi còn được nhận xét là ngọn núi đẹp nhất Tây Bắc. Ảnh: Sưu tầm Dãy Ngũ Chỉ Sơn thuộc Hoàng Liên Sơn, nằm giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường với xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa. Nơi đây nằm cách trung tâm thị trấn Tam Đường 25km. Và cách Khu du lịch Sa Pa chừng gần 40km. Là dãy núi hùng vĩ nhất vùng Tây Bắc. Nơi đây có bốn mùa mây trắng bao quanh, thảm thực vật rừng nguyên sinh phong phú. Bởi vậy, nơi đây là điểm khám phá thú vị về cảnh quan và dành cho các trekker. 2. Khám phá trekking Ngũ Chỉ Sơn Khám phá Ngũ Chỉ Sơn là để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp. Hơn hết, nơi đây còn có 5 ngọn núi với độ cao 2.650m – 2.800m. Bởi vậy, để leo núi chinh phục Ngũ Chỉ Sơn là thách thức vô cùng lớn. Ảnh: Sưu tầm Dãy núi chạy ngang song song với Tỉnh lộ 155 (từ Sa Pa đi Y Tý). Khi bạn di chuyển ở phía đường tỉnh lộ 155 thì đường lên núi khá thoải, dễ đi. Nhưng sang đến phía đèo Ô Quý Hồ đường đi bắt đầu khó khăn hơn nhiều. Phía này có thể xem là mặt sau của núi, có những vách đá dựng đứng cạnh vực sâu thăm thẳm. Bạn di chuyển phải hết sức cẩn trọng. Khi di chuyển men theo triền núi đi thẳng lên một đỉnh vô cùng khó khăn. Nếu tiếp tục chinh phục các đỉnh còn lại càng không dễ dàng gì. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn đối với các bạn ưa mạo hiểm chính là cảnh quan hùng vĩ. Là hãy núi đẹp nhất Tây Bắc nên khung cảnh tráng lệ, thảm thực vật đa dạng. Càng khó khăn càng thu hút và khơi dậy mong muốn chinh phục. Nên Ngũ Chỉ Sơn vẫn là điểm đến lý tưởng đối với nhiều người. 3. Các cung đường trekking Ngũ Chỉ Sơn Trước khi chia sẻ về các cung đường, có một điều thú vị đó là câu chuyện về tên Ngũ Chỉ Sơn. Dãy núi gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết. Chuyện kể ...

1. Giới thiệu về Lùng Cúng 2. Gợi ý các cung đường trekking Lùng Cúng 3. Khám phá vẻ đẹp khi trekking Lùng Cúng 4. Chuẩn bị gì khi trekking Lùng Cúng?  Một trong những điểm đến săn mây được mọi người yêu thích đó là đỉnh núi Lùng Cúng. Độ cao thuộc hàng top, cảnh đẹp hút hồn, trekking Lùng Cúng là trải nghiệm tuyệt vời cho chúng ta. 1. Giới thiệu về Lùng Cúng Lùng Cúng sở hữu độ cao 2913m, là một trong 10 ngọn núi cao nhất nước ta. Ngọn núi nằm tại xã Nậm Cỏ, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Đây là điểm đến trekking lý tưởng, thách thức về độ cao và địa hình đối với các trekker. Bên cạnh đó, khung cảnh hùng vĩ, đẹp nên thơ và tráng lệ chính là điều thú vị hấp dẫn mọi người. Ngọn núi có địa hình đa dạng, từ rừng rậm đến rừng trúc hay các đồi hoa cỏ. Càng lên cao, bạn sẽ càng choáng ngợp trước vẻ đẹp của những đám mây bồng bềnh. Cùng với đó, với độ cao lý tưởng này Lùng Cú chính là điểm đến săn mây tuyệt vời. Trên đỉnh núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc nên thơ, những tầng mây bồng bềnh. Và ngắm nhìn toàn cảnh các dãy núi, các thảm cỏ phía xa chạy dài. Đến với Lùng Cúng, chắc chắn là trải nghiệm tuyệt vời và khó quên. Một nơi đáng để chinh phục và là lại những bức ảnh xịn sò. 2. Gợi ý các cung đường trekking Lùng Cúng – Cung đường đi bản Lùng Cúng Bạn sẽ bắt đầu từ xã Nậm Có đi vào bản, khoảng 25km. Lưu ý cung đường vào núi khó đi, đặc biệt là vào mùa mưa. Nên nếu đi vào những ngày thời tiết khô ráo bạn có thể di chuyển xe máy, còn ngày mưa có thể đi bộ. Cung đường này cũng sở hữu cảnh đẹp hấp dẫn bất kỳ phượt thủ nào. Bởi một bên là cánh rừng hoang sơ, một bên là dòng suối uốn lượn. Những cánh rừng với hàng ngàn cây cổ thụ to lớn càng làm toát nên vẻ nguyên sơ, hùng vĩ. Ảnh: Internet – Cung đường đi bản Tu San.  Đây cũng là cung đường không hề dễ dàng. Nhiều trekker còn nhận xét đây là đoạn khó đi nhất. Tuy nhiên, hướng đi này lại có nhiều cảnh sắc tuyệt đẹp. Bởi hai bên là khung cảnh đa dạng, thảm thực vật phong phú. Những đồi cỏ lau bạt ngàn, rừng cổ thụ nguyên sơ, rừng tre trúc đan xen nhau. Tất cả tạo nên một khung cảnh choáng ngợp và tuyệt đẹp. Một hướng đi tuy gian nan nhưng rất đáng để trải nghiệm.  – Cung đường đi Thào Chua Chải So với hai cung đường trên, hướng này bạn phải đii theo đường mòn thêm 3km. Nhưng ...

1. Giới thiệu về đỉnh Tả Liên 2. Khám phá cung đường trekking Tả Liên Sơn Choáng ngợp trước sự bí ẩn của khu rừng Khi chinh phục thành công đỉnh Tả Liên 3. Trekking Tả Liên Sơn cần chuẩn bị những gì? Các vật dụng cần thiết Tìm hiểu về đường đi Sức khỏe và kỹ năng leo núi Một trong những điểm đến trekking vô cùng hấp dẫn đối với các phượt thủ đó là đỉnh Tả Liên. Là một trong những đỉnh núi cao nhất nước ta. Với nhiều người yêu bộ môn này thì đã khá quen thuộc nhưng với những người mới thì sao? Cùng chúng mình chia sẻ kinh nghiệm trekking Tả Liên Sơn dưới đây. 1. Giới thiệu về đỉnh Tả Liên Độ cao của đỉnh Tả Liên là 2996m, nằm tại  xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Bởi khi nhìn lên, đỉnh núi cao vời vợi như sống lưng của loài trâu mộng nên Tả Liên còn có tên gọi khác là Cổ Trâu. Đỉnh Tả Liên là một trong những đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam. Ảnh: Internet Không chỉ là đỉnh núi cao thách thức các phượt thủ mà đỉnh Tả Liên còn hấp dẫn bởi thảm thực vật nguyên sinh đa dạng. Khu rừng bao phủ bởi những cây cổ thụ, cành lá xum xuê thân cây to sần sùi và dương xỉ bám kín. Dọc các lối đi là hoa trà cổ thụ trắng muốt, nhuộm thêm màu đỏ của lá phong và thảm rêu xanh. Tạo nên bức tranh nên thơ, đặc sắc và thu hút. Rừng cổ thụ với những cây cao lớn, dây leo bám chằng chịt từ phiến đá đến cành lá. Khung cảnh vốn đã hùng vĩ lại càng trở nên bí ẩn, thu hút. Càng đi sâu vào khu rừng già, trekking khám phá cung đường chinh phục đỉnh Tả Liên, bạn sẽ càng bắt gặp nhiều điều bất ngờ. 2. Khám phá cung đường trekking Tả Liên Sơn Choáng ngợp trước sự bí ẩn của khu rừng Ấn tượng đầu tiên khi trekking có lẽ là việc băng qua khu rừng nguyên sinh. Nơi đây còn được gọi là khu rừng trong cổ tích. Thảm thực vật phong phú từ thảm rêu phong đến các loài cổ thụ. Cây chằng chịt lối đi, cây che kín những khoảng trời. Trước khi vào rừng, bạn sẽ đi qua đường mòn dài khoảng 1km. Đây là nơi người dân thường xuyên đi vào lấy củi nấu nên bạn sẽ bắt gặp người bản địa. Cũng từ đây, khi nhìn xuống sẽ thấy bức tranh những ruộng bậc thang trải dài. Ảnh: Inernet Khi chinh phục thành công đỉnh Tả Liên Đỉnh Tả Liên cao tới 2996m, cho nên suốt cung đường trekking không hề dễ dàng. Đường đi nhiều đoạn hiểm trở, đường đèo, dốc núi cheo leo. Càng lên cao càng nhiều con dốc ngược. Cho nên, không ...

1. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Bù Gia Mập Hướng dẫn di chuyển đến vườn Quốc gia Bù Gia Mập 2. Các cung đường trekking tại Bù Gia Mập 3. Thời điểm phù hợp để trekking Bù Gia Mập 4. Cần lưu ý những gì khi đi trekking Bù Gia Mập Nếu lựa chọn một điểm đến dành cho những người mới bắt đầu trải nghiệm phượt bộ. Thì hoạt động trekking Bù Gia Mập là lựa chọn lý tưởng. Một nơi khá nhẹ nhàng phù hợp với tất cả mọi người. Tất nhiên, nơi đây cũng hứa hẹn nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị. 1. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Bù Gia Mập Ảnh: Internet Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có diện tích hơn 26ha, là một trong 2 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Đây được xem là nơi sở hữu hệ sinh thái lớn nhất khu vực phía Nam. Và đặc biệt, vườn còn là rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước cho các hồ thủy điện: Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Thác Mơ. Tại đây, còn bảo tồn nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Những loài được xem là vị thuốc quý trong dân gian. Rừng còn nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của cây cọ dầu, họ đậu quý hiếm. Hệ thực vật nguyên sinh đa dạng từ tầng thấp đến tầng cao. Khi bước vào đây, bạn sẽ như trở về một khu rừng trong câu chuyện cổ tích, bởi vẻ đẹp hoang sơ và có phần kì bí. Bạn sẽ như được hòa mình vào thiên nhiên mát lành. Màu xanh bao quang xen lẫn màu gỗ nâu sần sùi. Âm thanh sống động bởi tiếng chim rừng, tiếng của gió thổi va vào cành cây và tiếng róc rách của những con suối. Hướng dẫn di chuyển đến vườn Quốc gia Bù Gia Mập Bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy để đến Bù Gia Mập. Chi tiết: Lựa chọn xe máy Bạn sẽ chạy theo QL13 về Bình Dương đến ngã tư Sở Giao rẽ phải, theo hướng Phú Giao đi đến Bình Phước. Tiếp đó, các bạn chạy thẳng đến thị xã Phước Long. Từ thị xã Đăk Ơ đi thêm 25km sẽ tới vườn quốc gia Bù Gia Mập. Tại khu vực vào đây, các lối đi còn khá khó khăn do đường hẹp, nhiều gốc cây to. Nếu chưa tự tin về đường đi các bạn nên hỏi nhờ người dân địa phương. Ảnh: Internet Lựa chọn đi xe khách Nếu bạn xuất phát từ Sài Gòn sẽ bắt xe tại bến xe Miền Đông. Tuyến xe thường chạy thắng tới Bù Gia Mập nên bạn sẽ an tâm hơn cho chuyến đi. 2. Các cung đường trekking tại Bù Gia Mập – Trekking theo hướng quốc lộ 14C, xuyên rừng Bù Gia Mập. Tại đây, bạn có tham quan khám phá hệ sinh ...

Trekking Mộc Châu có gì thú vị? Kinh nghiệm trekking Mộc Châu – bạn đã biết chưa? Tour trekking Mộc Châu Phượt Mộc Châu bằng phương tiện gì? Trekking đỉnh núi Pha Luông Trekking Tà Xùa Mộc Châu Tiểu kết Mộc Châu không chỉ khiến du khách thổn thức bởi khung cảnh thơ mộng, trữ tình. Mà Mộc Châu còn khiến người ta ngỡ ngàng với cái hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc. Nếu ai đã từng đặt chân với cao nguyên lộng gió này thì không thể bỏ qua cơ hội trekking Mộc Châu. Tuy nhiên, để chinh phục được đỉnh núi Pha Luông và săn mây Tà Xùa, thì cần phải bỏ túi ngay những thông tin sau đây nhé! Trekking Mộc Châu có gì thú vị? Được mệnh danh là “thánh địa bình yên”, Mộc Châu luôn đem đến cho du khách cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất. Trước cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, du khách như chìm vào chốn tiên ảo đầy mộng mơ. Nhưng Mộc Châu còn đẹp hơn ở cái trập trùng của núi non hiểm trở. Sẽ thú vị hơn nữa với cái mạo hiểm của việc chinh phục đỉnh Pha Luông – nóc nhà Mộc Châu. Hay việc trải nghiệm đỉnh núi Tà Xùa săn mây cũng là một lựa chọn không tồi. Trekking Mộc Châu có gì thú vị đến vậy? Đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ cảm nhận được những cơn gió ùa về. Từng bản làng, từng con xóm nhỏ được bao phủ bởi mây huyền ảo. Thật khó để mà nói hết điều thú vị tại nơi đây. Không dừng ở đó đâu, việc di chuyển từ Mộc Châu đến Tà Xùa. Bạn sẽ có cơ hội đi qua cung đường offroad Mộc Châu. Khi đi qua đoạn đường này, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước địa hình hiểm trở nơi đây. Song, chúng lại là trải nghiệm thú vị cho những người thích cảm giác mạnh đấy. Những lần đổ dốc sẽ khiến bạn cảm thấy thót tim. Nhưng đi chậm một chút, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thung lũng hoa trải dài, những đồi chè xanh biếc nhấp nhô che khuất bởi mây trời. Kinh nghiệm trekking Mộc Châu – bạn đã biết chưa? Thú thật việc trekking ở Mộc Châu không hề đơn giản đâu nhé! Với địa hình phức tạp của vùng núi Tây Bắc thật sự không dễ chút nào? Nhưng với khung cảnh mơ mộng nơi đây thì thật khó để bạn nản chí phải không? Để chuyến hành trình thú vị hơn thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình những thông tin sau đây nhé! Tour trekking Mộc Châu Mộc Châu là miền đất chứa đựng nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá. Chính vì vậy, hãy sắp xếp và lên lịch trình sao cho phù hợp nhất nhé. Nếu bạn có thời gian thì tour trekking Mộc Châu 3 ngày ...

1 Trekking núi Batur. 2 Leo núi Batur mà không có hướng dẫn 3 Độ an toàn khi trekking núi Batur 4 Làm thế nào để đến núi Batur 5 Thám hiểm bằng xe máy Trekking núi Batur có nhiều điều thú vị không tưởng so với nhiều ngọn núi khác. Đó chính là gì? Núi Batur, hay Gunung Batur, ở vùng Kintamani ở Đông Bali là một ngọn núi lửa còn hoạt động, thu hút khách du lịch không chỉ bằng vẻ đẹp của nó mà còn là cả 1 câu chuyện phiêu lưu đầy hấp dẫn cho những ai đặt chân đến đây. Để lên đến độ cao 1700m, chỉ mất khoảng 2h đối với những người có sức khỏe dẻo dai. Leo núi Batur chính là một cơ hội hiếm có để tận hưởng cảnh quan của mặt trời mọc khó quên từ đỉnh của một ngọn núi lửa đang hoạt động. Đứng ở đây, mọi người có thể nhìn được toàn bộ cảnh quan của Bali. Một phần của miệng núi lửa khổng lồ của Núi Batur được lấp đầy bởi Danau Batur, hồ miệng núi lửa lớn nhất của Bali. Một ngọn núi lửa tầng nhỏ hơn nhô ra khỏi mặt nước 700m và ngọn núi này dường như vẫn thường xuyên nhắc nhở các ngôi làng địa phương rằng chúng nằm trên đỉnh của một quả bom địa chất đang hẹn giờ. Tầm nhìn tuyệt vời của Núi Batur có thể được chụp từ ngôi làng Penelokan gần đó ở Kintamani. Những ngôi làng nhỏ và khu vực khác xung quanh rìa núi Batur chính là điểm thuận lợi và cơ hội tuyệt vời để khám phá các khu vực xung quanh. Leo núi Batur để đón bình minh là 1 trải nghiệm rất đáng để thử khi đặt chân đến Bali Trekking núi Batur. Một nhóm gồm các hướng dẫn viên và các tổ chức du lịch – tất cả đều hoạt động trong cùng một tổ chức – cung cấp dịch vụ đón khách sớm ở Ubud (khoảng 2 giờ sáng) và sẽ hướng dẫn họ lên đỉnh núi Batur. Các tour du lịch thường bao gồm vận chuyển, bữa sáng đơn giản và hướng dẫn đi bộ lên núi lửa để ngắm bình minh. Mặc dù các nhóm du lịch có xu hướng chen chúc trên đường mòn trong mùa cao điểm. Tour du lịch này đôi khi có cả bữa ăn trưa tự chọn. Nếu bạn tự đi đến Kintamani, hãy thuê một hướng dẫn viên tại văn phòng Hiệp hội leo núi Batur ở Toya Bungkah. Rất có thể họ sẽ tự tiếp cận bạn và đề nghị ngay khi bạn vào làng. Leo núi Batur mà không có hướng dẫn Leo núi Batur mà không cần mua tour du lịch có tổ chức cũng được nếu bạn có thể chịu đựng sự quấy rối liên tục và bắt nạt từ những người hướng dẫn viên địa phương khác. Những người ở Toya Bungkah không ...

Nhiều người cho rằng trekking quá vất vả, không phù hợp với chị em phụ nữ. Nhưng khoảng 1 – 2 năm gần đây, những đoàn trekking “100% chị em” càng ngày càng nhiều. Các địa điểm được chọn để trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố, giao thông bất tiện, không có đường cho ôtô, xe máy. Bạn chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ và phải mất khá nhiều thời gian. Những điểm đến này thường không có tên trên bản đồ mà chỉ đi đến tận nơi bạn mới biết và khám phá ra những điều đặc biệt. Chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều bất ngờ thú vị. Thường không bao giờ ít hơn 2 ngày và có thể kéo dài cả tháng trời tùy thuộc vào quỹ thời gian và kế hoạch của bạn. Một kế hoạch đi trekking thường được bắt đầu bằng ôtô hoặc xe máy để di chuyển gần nhất đến khu vực cần khám phá. Sau đó, cùng với một vài tấm bản đồ địa chính và địa hình, bạn sẽ bắt đầu những bước chân đầu tiên của hành trình đi bộ. Cung đường sẽ dắt bạn xuyên qua những khu rừng nguyên sinh, những dãy núi cao vời vợi rậm rạp cỏ cây, những bản làng bình yên trong nắng sớm… Theo nghiên cứu, mỗi người bình thường khỏe mạnh có khả năng đi bộ liên tục tối đa đến 15km/ngày, nhưng đến khoảng 10km là bắt đầu thấm mệt với vận tốc giảm chỉ còn một nửa. Lịch trình của bạn không nên quá dài trong một ngày. Bạn cũng nên phân chia hành trình của mình hợp lý, vào những ngày phải vượt qua địa hình suối, đèo, đường đi gập ghềnh hiểm trở thì hành trình nên ngắn lại. Trong 2h đầu tiên bạn hãy đi đến khi bắp chân mỏi thì nghỉ tầm 5 phút rồi hãy đi tiếp. Hãy nghỉ đến khi cơ gần phục hồi rồi hãy lên đường. Giai đoạn này là giai đoạn khởi động cho chuyến đi, bạn không nên vội cho giai đoạn này. Với những chuyến mang balo nhẹ hãy nghỉ ngắn rồi đi ngay vì cơ bắp của bạn đã hoàn toàn quen với việc chịu trọng lượng cơ thể nên áp lực lên cơ bắp không gia tăng đáng kể. Nếu balo nặng thì bạn phải nghỉ tầm 5 – 10 phút rồi hãy đi. Dù chỉ có tính tương đối, cũng nên nghiên cứu một ít về thời tiết để đảm bảo chuyến đi không bị ảnh hưởng. Trong nhóm phải có ít nhất một người am hiểu về địa hình, nếu bạn đi đoàn nhiều người thì nên có người đi tiền trạm để đảm bảo lịch trình. Đừng tiếc một khoản tiền nho nhỏ để thuê hướng dẫn viên bản địa, chặng đường của bạn sẽ ...

Nếu bạn đang tìm 1 địa điểm để được trải nghiệm trọn vẹn sự kết hợp giữa trekking và săn mây mà không cần quá nhiều thời gian cũng như sức khỏe thì đó chính là đỉnh Lảo Thẩn. Tham khảo kinh nghiệm chinh phục đỉnh Lảo Thẩn an toàn và chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I/ Thời điểm thích hợp để khám phá II/ Tất tần tật hành trình trekking Chư Bluk A/ Hành trình đến với hang Chư Bluk B/ Nhớ đến tháp Dray Sap sau chuyến đi nhé! III/ Cần chuẩn bị gì cho chuyến trekking  Chư Bluk là hang động núi lửa nằm ẩn mình trong rừng sâu, suốt bao ngàn năm nay nó vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn, chưa hề chịu một tác động nhỏ của con người. Đây là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á với hơn 100 hang động lớn nhỏ. Sự ra đời của hang động này phải kể đến sự kiện diễn ra cách đây 4000 năm về trước, đó là khi một ngọn núi lửa phun trào giữa núi rừng bazan tạo nên một hệ thống hang động đặc biệt như Chư Bluk. Hiện nay miệng ngọn núi lửa Chư Bluk vẫn còn nguyên vẹn với đường kính 600m, sâu tới 60m tạo nên một sự bí ẩn, khiêu khích sự tò mò của dân mê trekking trong nước. Nghĩa của từ Chư Bluk trong tiếng dân tộc có nghĩa là “vùng đất hoang sơ xa xưa”. Vẻ đẹp của Chư Bluk hoàn toàn đúng như tên gọi của nó, bấy lâu nay có biết bao bạn trẻ đam mê du lịch mong muốn một lần được khám phá vùng đất bí ẩn này. Hãy lắng nghe chia sẻ từ nhà Chúng mình bọn mình để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến trekking này nhé! I/ Thời điểm thích hợp để khám phá credit: @daophanyngoc Cũng giống như bất kỳ chuyến trekking nào khác, người khám phá cần đến với Chư Bluk vào thời điểm nắng ấm, ít mưa để có thể dễ dàng di chuyển qua những vùng địa hình hiểm trở khác nhau. Việc coi trước dự báo thời tiết tại điểm trekking là điều quan trọng nhất để đảm bảo chuyến phiêu lưu của bạn được thuận lợi. Nhà Chúng mình tụi mình dám chắc rằng không ai muốn ngụp lặn, băng qua những đầm lầy, hay cố vượt qua những con dốc trơn trượt đầy bùn đất. Do đó, bạn hãy đến với Chư Bluk vào mùa khô, tốt nhất là trước và sau Tết để có thể trải nghiệm khung cảnh khô ráo và thảm thực vật xanh tốt. II/ Tất tần tật hành trình trekking Chư Bluk A/ Hành trình đến với hang Chư Bluk 1. Làm thế nào để di chuyển đến đây credit: @sontungst Quần thể hang động Chư Bluk tạo lạc tại địa phận huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía Nam. Hiện có 2 cách chính để tụi mình đến với Chư Bluk: Cách thứ nhất là dành cho bạn nào có dòng máu “phượt thủ” trong người, muốn cùng bè bạn chạy nối đuôi nhau trên những cung đường tuyệt đẹp. Chúng ...

Tôi nên đi vào mùa nào? Đi bộ đường dài như thế nào? Hành trình: Các vật dụng cần chuẩn bị: Trải nghiệm leo núi chinh phục Fansipan dành cho nhóm ưa mạo hiểm và khám phá. Fansipan cao 3.143m – nóc nhà Đông Dương luôn là điểm đến hấp dẫn đối với bất kỳ người Việt Nam hay người nước ngoài yêu thích khám phá và chinh phục những thử thách mới. Ảnh Tuấn Anh Trước năm 2016, đỉnh Fansipan luôn là một thử thách mới đối với các bạn trẻ. Nhiều bạn đã chinh phục được và cũng có nhiều bạn phải bỏ cuộc. Tuy nhiên, năm 2016 dự án Cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đã thỏa lòng mong mỏi vô bờ bến của nhiều người. Dù chọn con đường nào, bạn vẫn phân vân không biết con đường nào phù hợp với mình, cần chuẩn bị những gì để không thừa cũng không thiếu. Ở bài viết trước, tôi đã chia sẻ Trải nghiệm chinh phục Fansipan bằng cáp treoVì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm phượt để chinh phục Fansipan, hay nói một cách đơn giản là leo núi chinh phục Fansipan. Ảnh Thu Thủy Ở trên blog chinh phục Fansipan bằng cáp treo Mình đã kể rất đầy đủ và chi tiết về chuyến đi từ Hà Nội đến Sapa, nên bây giờ mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm leo Fansipan của mình. Để chinh phục thành công chuyến phượt Fansipan, người leo núi phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về thể chất và tinh thần. Về mặt thể chất, người leo núi phải có sức khỏe và thể lực tốt. Nếu ai có vấn đề gì về sức khỏe, tôi khuyên bạn nên hoãn lại hoặc chọn cáp treo vì sự an toàn của bạn và của cả đoàn. Vì cung đường leo núi rất hiểm trở trên những con đường mòn, vách đá, chênh lệch nhiệt độ nếu không có thiết bị cứu hộ ngay sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của người leo núi. Về mặt tinh thần, người leo núi phải hiểu rõ đặc điểm địa hình đồi núi và chuẩn bị tâm lý vững vàng, ý chí vững vàng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách nếu gặp. Tránh leo đến điểm giữa vì sợ leo tiếp sẽ ảnh hưởng đến những người đi cùng. Tôi nên đi vào mùa nào? Thiên nhiên và cảnh quan của Hoàng Liên Sơn rất đẹp. Tuy nhiên, nếu đi phượt, bạn nên chọn mùa khô (tháng 10 đến đầu tháng 11, hoặc tháng 3 đến đầu tháng 4) để tránh bão vì đường núi, vách đá trơn trượt khó leo. Ngay cả khi đã chọn mùa khô, bạn nhất định nên xem lại dự báo thời tiết trước khi lên lịch, dù đã hẹn trước nhưng vào những ngày mưa (dù đã xem dự báo thời tiết) thì vẫn nên hoãn chuyến bay. hoặc chuyển ...

Địa điểm núi Lảo Thẩn ở đâu? Những nơi chụp hình sống ảo không thể bỏ qua tại núi Lảo Thẩn Cung đường cỏ khô Mỏm đá đối diện núi Nhìu Cồ San Nhánh cây sống ảo tại khu vực gần lán nghỉ A Hờ Tảng đá check-in siêu hot tại núi Lảo Thẩn Các hoạt động vui chơi trải nghiệm thú vị tại Lảo Thẩn Trekking lên núi Lảo Thẩn Cắm trại Đón bình minh, săn mây trên núi Tham dự chợ phiên Phìn Hồ Đến Lào Cai, lên thăm thành phố sương mù Sapa và tận hưởng nhiều quan cảnh thiên nhiên hùng vĩ là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Nhiều địa danh nổi tiếng như thị trấn Mường Hoa, đèo Ô Quy Hồ, Fansipang, núi Hàm Rồng,..chẳn hẳn đã không còn là cái tên xa lạ. Tuy nhiên nơi được cho là nóc nhà của Y Tý – Ngọn núi Lảo Thẩn xinh đẹp và cũng đầy chất hùng vĩ, thơ mộng vẫn còn khá mới lạ với nhiều người. Địa điểm núi Lảo Thẩn ở đâu? Núi Lảo Thẩn nằm ở tại thôn Phìn Hồ, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Nơi này cách Sapa 80km, vậy nên khi di chuyển đến đây sẽ mất khoảng tầm 2 – 3 tiếng đi xe. Là ngọn núi cao cách mặt nước biển 2.862m – được xem như là nóc nhà của Y Tý. Với đường đi lên núi cũng không quá khó khăn, mọi thứ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ vốn có vừa đẹp lại rất hùng vĩ. Một số người biết đến núi Lảo Thẩn cực kỳ yêu thích địa danh này vì chúng là một trong số những nơi săn mây đẹp nhất của khu vực Tây Bắc nước ta. Sau khi đã cùng nhau trả lời cho câu hỏi núi Lảo Thẩn ở đâu thì cùng tìm hiểu xem liệu tại đây có những địa điểm, hoạt động trải nghiệm nào thu hút mà nhất định bạn không nên bỏ lỡ nhé! Những nơi chụp hình sống ảo không thể bỏ qua tại núi Lảo Thẩn Cung đường cỏ khô Trong quá trình di chuyển lên trên đỉnh núi Lảo Thần thì bạn sẽ đi qua cung đường có đầy cỏ khô đang trơ trụi ở các khoảng đồi trống. Đây là địa điểm không ít bạn cho ra đời nhiều tấm hình sống ảo cực chất như đang lạc vào vùng đất nào đó ở Châu Âu vừa nghệ thuật lại ma mị, cuốn hút. Núi Lảo thẩn ở đâu – Cung đường cỏ khô núi lảo thẩn Mỏm đá đối diện núi Nhìu Cồ San Mỏm đá này còn được gọi với 1 cái tên khác đó chính là mỏm đá câu cá. Tại đây bạn sẽ được ngắm nhìn quan cảnh thiên nhiên một cách bao quát nhất. Ngoài những đám mây trắng lững lờ bay thì xa xa là trùng trùng điệp điệp các ...

Pu Ta Leng ở đâu? Nên đi Pu Ta Leng vào mùa nào? Cách di chuyển tới Pu Ta Leng Lịch trình tham khảo trekking Pu Ta Leng 3 ngày 2 đêm Ngày 1: Hà Nội – Lai Châu  Ngày 2: Xã Hồ Thầu – Điểm hạ trại 2.500m Ngày 3: Điểm hạ trại 2.500m – Đỉnh Pu Ta Leng – Xã Tả Lèng Muốn cảnh đẹp như Lảo Thẩn nhưng lại chê thấp? Muốn cao như Pu Si Lung nhưng sợ khó? Vậy thì hãy chọn ngay trekking Pu Ta Leng để thỏa mãn cả về độ cao lẫn cái đẹp. Hành trình lội suối băng rừng 3 ngày 2 đêm hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn một chuyến đi hấp dẫn. Mắt ngắm nhìn thiên nhiên hoang dại, tai nghe suối nguồn chảy róc rách. Chân băng qua từng cánh rừng già, hòa mình với ánh nắng ban mai. Tuổi trẻ này, cứ đi và trải nghiệm. Để sau cùng, chúng ta không cần phải hối tiếc thêm điều gì. Pu Ta Leng ở đâu? Nên đi Pu Ta Leng vào mùa nào? Sau Pu Si Lung thì Pu Ta Leng (3.049m) là ngọn núi cao thứ 2 ở Lai Châu và đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng Việt Nam. Cụ thể, núi nằm ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ngoài cái tên này, núi còn được người H’Mông gọi là Pú Tả Lèng. Pu Ta Leng còn có tên gọi khác là Pú Tả Lèng Đối với Pu Ta Leng, bạn có thể trekking quanh năm. Trừ tháng 6 – 8. Vì vào mùa mưa, leo núi rất hay gặp nguy hiểm. Tốt nhất nếu có điều kiện, nên lựa chọn đi vào mùa hoa đỗ quyên nở, khoảng tầm tháng 3 – 5. Hoặc tháng 11 – 12, mặc dù trời khá lạnh nhưng lại dễ săn được mây. Hoa đỗ quyên trên đỉnh Pu Ta Leng nở từ tháng 3-5 hàng năm Cách di chuyển tới Pu Ta Leng Điều đầu tiên quyết định xem bạn có trekking được Pu Ta Leng không, không phải là đường đi, sức khỏe hay thời tiết. Mà chính là tờ giấy phép xin thông hành. Mảnh rừng nguyên sinh Putaleng bị ảnh hưởng bởi những đoàn khách thiếu ý thức, khiến chính quyền tỉnh buộc phải ra quyết định giới hạn số người được phép trekking. Điều đó cũng làm giảm nguồn thu nhập của người dân từ ngành du lịch. Vì thế, để có thể đến đây, bạn phải làm thủ tục gửi tới UBND Tam Đường hoặc lựa chọn các đơn vị Tour leo núi Pu Ta Leng uy tín. Để trekking Pu Ta Leng, bạn phải đi theo tour hoặc tự xin giấy phép Giống như Bạch Mộc Lương Tử, Pu Ta Leng cũng có thể lên xuống theo hai hướng khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn một trong hai hướng ...

Tổng quan về Lảo Thẩn Nên trekking Lảo Thẩn vào thời gian nào? Lịch trình tham khảo cho chuyến trekking Lảo Thẩn 2 ngày 1 đêm Ngày 1: Sapa – Y Tý – Lán nghỉ Ngày 2: Lán nghỉ – Đỉnh Lảo Thẩn – Y Tý Kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn cần trang bị những gì? Trang phục Dụng cụ, thiết bị Tập luyện thể lực Lào Cai không chỉ có Sapa mà còn sở hữu núi Lảo Thẩn tuyệt đẹp. Trong bài viết này, Focus Asia Travel sẽ chia sẻ về kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn mới nhất. Giúp bạn có thể chuẩn bị đầy đủ cho hành trình chinh phục “nóc nhà” Y Tý của mình. Tổng quan về Lảo Thẩn Núi Lảo Thần tọa lạc tại thôn Phìn Hồ – xã Y Tý – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai. Ngọn núi này nằm đối diện đỉnh Nhìu Cồ San mẹ. Do đó nó còn được gọi là Nhìu Cồ San bố. Ngoài ra, theo tiếng Mông, núi còn có thêm một tên nữa là Hâu Pông San. Lảo Thần được ví như là “nóc nhà” của Y Tý và là ngọn núi cao cao thứ 14 tại Việt Nam Ở độ cao 2.860m so với mực nước biển, nơi đây được coi là “nóc nhà” của Y Tý. Và là ngọn núi cao thứ 14 của Việt Nam. Để leo đến đỉnh Lảo Thần, bạn phải trekking quãng đường dài 8km. Vượt qua các đồi cỏ, rừng thưa và những con dốc gần đỉnh. Địa hình này được đánh giá là khá dễ thở cho những người mới lần đầu tập trekking. Nên trekking Lảo Thẩn vào thời gian nào? Theo kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn của Focus Asia Travel, thời gian lý tưởng nhất để bắt đầu chuyến hành trình là từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau. Do lúc này trời dễ tụ mây nhất. Bên cạnh đó, thời tiết cũng dễ chịu hơn so với mùa hè khi bạn sẽ phải ở trên núi tới hai ngày. Thời gian trekking Lảo Thần đẹp nhất là vào tháng 9 tới tháng 2 năm sau Trước khi khởi hành, bạn nên theo dõi thời tiết trước tầm một tuần để tránh gặp phải trời mưa. Cũng như có thể chuẩn bị quần áo, dụng cụ phù hợp cho chuyến đi của mình. Lịch trình tham khảo cho chuyến trekking Lảo Thẩn 2 ngày 1 đêm Ngày 1: Sapa – Y Tý – Lán nghỉ Chặng 1: Sapa – Y Tý Sau khi đến Sapa bằng xe khách hoặc tàu hỏa từ đêm hôm trước, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và ăn sáng. Tiếp đó, nhận xe máy, kiểm tra lại và đổ xăng trước khi bắt đầu xuất phát. Từ Sapa theo cung đường Mường Hum – Dền Sáng tới Y Tý mất khoảng 3 tiếng đi đường (74 km). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn hình thức khác ...

Tả Liên Sơn ở đâu?  Nên đi Tả Liên vào mùa nào? Cách di chuyển đến Tả Liên Sơn Lai Châu Kinh nghiệm leo Tả Liên Sơn 3 ngày 2 đêm Ngày 1: Hà Nội – Lai Châu Ngày 2: Xã Tả Lèng – Lán nghỉ 2.100m  Ngày 3: Lán nghỉ 2.100m – Đỉnh Tả Liên Sơn – Xã Tả Lèng Những điều cần lưu ý khi chinh phục Tả Liên Sơn Nối tiếp hành trình khám phá những ngọn núi Lai Châu, ngày hôm nay Focus Asia Travel rất muốn chia sẻ tới bạn các kinh nghiệm trekking Tả Liên Sơn. Ngọn núi xấp xỉ 3.000m với thảm thực vật vô cùng phong phú đang là một trong những điểm đến yêu thích của các tín đồ xê dịch. Hơn thế nữa, địa hình còn khá dễ đi, có thể dành cho người leo núi lần đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có sức khỏe và sự chuẩn bị tốt trước khi vác hành trang lên đường nhé. Tả Liên Sơn ở đâu?  Tả Liên Sơn hay còn gọi là Cổ Trâu, thuộc địa phận xã Tả Lèng – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. Ngọn núi cao 2.996m nằm ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Dựa vào độ cao đáng nể, Tả Liên đã ghi tên mình vào vị trí thứ 6 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Núi Tả Liên Sơn hay còn gọi là Cổ Trâu là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam Nên đi Tả Liên vào mùa nào? Nhờ thảm thực vật phong phú mà mỗi mùa Cổ Trâu đều có “tấm áo mới” theo trend khác nhau. “Áo hoa” đỗ quyên tím mộng mơ mừng ngày xuân đến. Đổi xanh rì mùa hạ sang. Tới thu lại nhuộm sắc phong đỏ. Trắng hoa trà điểm xuyến ngày đông về. Mỗi mùa, mỗi vẻ khác nhau. Nhưng thời điểm tuyệt nhất để trekking Cổ Trâu là tầm tháng 9 – 10, hoặc những ngày đầu xuân. Nhờ thảm thực vật phong phú, mỗi mùa Tả Liên lại có vẻ đẹp khác nhau Cách di chuyển đến Tả Liên Sơn Lai Châu Do địa thế núi nằm giữa hai tỉnh nên bạn có thể bắt xe Hà Nội – Lai Châu dừng lại ở xã Tả Lèng. Hay thuê xe máy chạy khoảng 80km từ Sapa sang đây. Cung đường đi thẳng vào Tả Lèng sẽ giúp bạn tiết kiệm thể lực nhưng vẫn phải thuê thêm xê ôm, đi tầm 10km vào chân núi Cổ Trâu. Còn đổi lại nếu đi xe máy, bạn có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên đèo Ô Quy Hồ. Từ xã Tả Lèng cần đi thêm 10km để tới điểm trekking ở chân núi Tùy vào quỹ thời gian và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn một trong hai. Hoặc đối với những bạn trekking lần đầu, ...

Bạch Mộc Lương Tử ở đâu? Nên đi Bạch Mộc Lương Tử vào thời gian nào? Cách di chuyển đến Bạch Mộc Lương Tử Lịch trình tham khảo leo núi Bạch Mộc Lương Tử Ngày 1: Hà Nội – Sapa Ngày 2: Sapa – Sàng Ma Sáo – Lán nghỉ Ngày 3: Lán nghỉ – Núi Muối – đỉnh Bạch Mộc Lương Tử – Lán nghỉ Ngày 4: Lán nghỉ – Sapa – Hà Nội Trekking Bạch Mộc Lương Tử cần chuẩn bị gì? Một số lưu ý khi trekking Bạch Mộc Lương Tử Trekking Bạch Mộc Lương Tử không chỉ là hành trình chinh phục ngọn núi cao thứ 4 Việt Nam mà còn là thử thách vượt qua giới hạn của bản thân. Kể từ khi được khai phá vào năm 2012, Bạch Mộc đã in tên mình lên danh sách những con đường trekking nổi danh nhất đất Bắc. Nơi sở hữu thiên đường mây tuyệt đẹp, dải thực vật phong phú cùng độ khó khá cao. Chính điều đó đã khiến bao trái tim yêu xê dịch nóng lòng muốn thử sức. Bạch Mộc Lương Tử ở đâu? Bạch Mộc Lương Tử nằm giữa ranh giới hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Cụ thể ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Bạch Mộc Lương Tử là tên mà khách du lịch hay dùng. Còn với dân bản địa, họ thường gọi núi bằng tên Kỳ Quan San. Núi cao 3.046m so với mực nước biển. Để leo lên tới đỉnh, bạn phải vượt qua quãng đường dài khoảng 30km. Mốc thời gian hợp lý để chinh phục Bạch Mộc là tầm 4 ngày 3 đêm. Bạch Mộc Lương Tử còn có tên gọi khác là Kỳ Quan San Nên đi Bạch Mộc Lương Tử vào thời gian nào? Thời điểm đẹp nhất để trekking Bạch Mộc là vào cuối tháng 8 tới tháng 4 năm sau. Do thời tiết không còn nóng, thích hợp cho hành trình trên núi 3 ngày của bạn. Bên cạnh đó, trải nghiệm ngắm nhìn núi tuyết trắng vào mùa đông cũng rất thú vị. Tuy nhiên, đổi lại là một số đoạn đường có thể gặp tình trạng bùn lầy, trơn trượt. Vì thế, hãy nhớ trang bị thật cẩn thận các vật dụng cần thiết nhé. Hoặc nếu có ít kinh nghiệm thì bạn cũng có thể chọn tour leo núi Bạch Mộc Dương Tử để được hỗ trợ tốt nhất. Nên trek Bạch Mộc vào thời điểm từ tháng 8 tới tháng 4 năm sau Cách di chuyển đến Bạch Mộc Lương Tử Do nằm giữa hai tỉnh nên đến Bạch Mộc cũng có hai hướng xuất phát là từ Lào Cai hoặc từ Lai Châu. Hướng Lào Cai: Từ Hà Nội hoặc các tỉnh khác, mọi người mua vé xe khách tới thị trấn Sapa. Từ đây, bạn có thể ...

Nhìu Cồ San ở đâu? Nên chinh phục Nhìu Cồ San vào thời điểm nào? Cách di chuyển tới Nhìu Cồ San Chặng 1: Hà Nội – Sapa Chặng 2: Sapa – Bản Nhìu Cồ San Kinh nghiệm leo Nhìu Cồ San 2 ngày 3 đêm Ngày 1: Hà Nội – Sapa  Ngày 2: Sapa – Bản Nhìu Cồ San – Lán nghỉ Ngày 3: Lán nghỉ – Đỉnh Nhìu Cồ San – Sapa – Hà Nội Khi leo núi Nhìu Cồ San cần lưu ý điều gì? Rời xa xô bồ nơi phố thị, hành trình trekking Nhìu Cồ San là chuyến đi “F5” hiệu quả cho những tâm hồn đang thiếu một liều vitamin “thiên nhiên” hàng xịn. Cảnh đẹp nên thơ, thời tiết se lạnh, độ khó vừa tầm là những gì lý tưởng của một chuyến đi ngắn ngày cuối tuần. Nếu bạn đang kiếm tìm địa điểm như vậy thì còn chần chừ gì mà không tham khảo ngay bài viết dưới đây nào. Nhìu Cồ San ở đâu? Nhìu Cồ San là tên gọi do người dân bản địa đặt cho ngọn núi có hình dáng như cái sừng trâu ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Với độ cao 2.965m so với mặt nước biển, đây là ngọn núi cao thứ 9 của Việt Nam. Vừa lắm cảnh đẹp lại không quá gian nan, Nhìu Cồ San là địa điểm quen thuộc của giới treker trong những năm gần đây. Nhìu Cồ San ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Nên chinh phục Nhìu Cồ San vào thời điểm nào? Thời gian tuyệt vời nhất để chinh phục Nhìu Cồ San là từ tháng 1 tới tháng 5. Lúc này trời thường ít mưa. Hơn nữa, rất dễ chịu và mát mẻ, thuận lợi cho hành trình leo núi. Ngoài ra vào các tháng 11 và 12, bạn cũng có thể tới đây. Mặc dù lạnh thấu xương nhưng đổi lại sẽ có cơ hội ngắm tuyết rơi, cùng khung cảnh tráng lệ khi cả cánh rừng phủ trong sương giá. Ngoại trừ mùa hè, các tháng còn lại bạn đều có thể cân nhắc trekking Nhìu Cồ San Cũng bởi điều kiện khắc nghiệt như vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gặp nguy hiểm. Đặc biệt những ai không có kinh nghiệm trekking thì nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn. Còn 5 tháng mùa hè từ tháng 6 – 10, trời mưa nhiều dẫn đến đường trơn trượt, bùn lầy. Vì thế để bảo đảo an toàn, tốt nhất bạn nên lựa chọn các địa điểm du lịch khác. Cách di chuyển tới Nhìu Cồ San Chặng 1: Hà Nội – Sapa Ở chặng đường đầu tiên, bạn có thể lựa chọn xe khách để tiết kiệm thời gian và sức lực. Đây là phương tiện di chuyển phổ biến nhất và có nhiều chuyến vận hành. Đối ...

Tà Xùa ở đâu? Nên trekking Tà Xùa Yên Bái vào mùa nào? Lịch trình tham khảo tour trekking Tà Xùa Ngày 1: Hà Nội – Trạm Tấu Ngày 2: Trạm Tấu – Bản Công – Lán nghỉ Ngày 3: Lán nghỉ  – Đỉnh 3  – Lán nghỉ Ngày 4: Lán nghỉ – Trạm Tấu – Hà Nội Kinh nghiệm trekking Tà Xùa cần chuẩn bị những gì? Khác với cảm giác phiêu từ những chuyến phượt Tà Xùa xe máy qua các con đèo hiểm trở, thì trekking Tà Xùa Yên Bái lại mang đến trải nghiệm khó quên bằng chính đôi chân của kẻ chinh phục. Cung đường được ví như sống lưng khủng long không dành cho những tay mơ lần đầu trekking. Mà đòi hỏi khá nhiều sức khỏe cũng như kinh nghiệm leo núi lâu năm. Thêm vào đó là lịch trình chi tiết cũng như những lưu ý trước ngày lên đường. Vì thế, hãy cùng theo theo chân Focus Asia Travel khám phá vùng đất cheo leo này nhé. Tà Xùa ở đâu? Nên trekking Tà Xùa Yên Bái vào mùa nào? Thuộc phần giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, Tà Xùa nằm ở độ cao 2.865m so với mực nước biển. Và là ngọn núi cao thứ 13 của Việt Nam. Để trekking Tà Xùa, bạn phải tới xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái vào tháng 10 tới tháng 4 hàng năm. Thời gian hợp lý nếu muốn khám phá hết 3 đỉnh là khoảng 3 ngày 2 đêm với tổng quãng đường đi bộ tầm 30km. Nên đi Tà Xùa vào tháng 10 tới tháng 4 hàng năm Lịch trình tham khảo tour trekking Tà Xùa Ngày 1: Hà Nội – Trạm Tấu Xuất phát từ Hà Nội khoảng 7h tối, sau khi xe lăn bánh tầm 6 tiếng, bạn sẽ tới Trạm Tấu lúc 1h đêm. Đường đi qua nhiều đèo nên khá mệt. Tuy không góp quá nhiều cái tên vào danh sách những ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng Yên Bái lại sở hữu Tà Chì Nhù và Tà Xùa thuộc hàng khó trekking bậc nhất Tây Bắc. Vì thế, sau khi tới nhà nghỉ bạn cũng nên đi ngủ thêm để có sức cho hành trình gian nan phía trước. Xe tới Trạm Tấu tầm 1h sáng, bạn nên nghỉ ngơi thêm Ngày 2: Trạm Tấu – Bản Công – Lán nghỉ Buổi sáng Sáng sớm 6h sau khi thức dậy, đánh răng rửa mặt xong, bạn hãy kiểm tra kỹ lại đồ đạc. Bỏ những thứ không cần thiết để ở nhà nghỉ. Nếu bạn không đi tour trekking Tà Xùa thì hãy đón xe ôm vào Bản Công đến điểm đã hẹn với porter. Tốt nhất là bảo xe trở thẳng vào điểm Cây táo mèo. Như vậy bạn sẽ đỡ tốn sức, khi bỏ qua được mấy con dốc nối liền liên tiếp. Bạn nên ...

Trekking Lảo Thẩn vài năm trở lại đây được tìm kiếm nhiều hơn trước. Lảo Thẩn hay còn được gọi với cái tên Hâu Pông San, Nhìu cồ san bố, với độ cao 2860m, địa hình có nhiều thay đổi : bằng phẳng, rừng trụi, bụi rậm nhỏ, để trekking Lảo Thẩn một cách trọn vẹn, Du Lịch Phượng Hoàng gửi đến Quý khách một số kinh nghiệm được tổng hợp từ những người đi trước. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TREKKING LEO NÚI LẢO THẨN BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA Trekking Lảo Thẩn không còn lạ lẫm gì với những bạn trẻ ưa mạo hiểm, đỉnh Lảo Thẩn thuộc xã Phìn Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngoài cái tên Lảo Thẩn, đỉnh núi này còn có tên gọi khác như: Nhìu Cồ San bố (phân biệt với đỉnh Nhìu Cồ San mẹ ở hướng đối diện) hay người Mông gọi nó là Hâu Pông San. Lảo Thẩn nằm trên độ 2860m so với mực nước biển được xếp thứ 14 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, vậy nên còn được mệnh danh là “Nóc nhà Y Tý” Cung đường Trekking Lảo Thẩn có đặc điểm : nhiều cây bụi, cây gai nên sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, địa hình Lảo Thẩn có nhiều  đồi cỏ, nương rừng thấp cháy chụi nên càng lên cao gió càng mạnh khiến bạn mất sức khá nhiều. Nhưng càng lên cao, khung cảnh thiên nhiên hiện ra khiến bạn phải ngỡ ngàng. Đó là sắc màu rực rỡ của những khóm đỗ quyên nở rộ trong nắng ( vào khoảng tháng 9), xen lẫn giữa màn sương mờ, bạn sẽ bắt gặp những cây sơn trà nở hoa trắng muốt, hay màu vàng rực rỡ của loài hoa mang tên chí cò. Càng lên cao, khung cảnh càng đẹp, bạn sẽ bắt gặp những rừng cây xanh mướt mát mắt hay những con suối róc rách vui tai, hay những khu rừng với đầy sắc hoa dại chen chúc khiến bạn cảm thấy thể lực phục hồi đáng kể. Đỉnh Lảo Thẩn là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn vô cùng lý tưởng. Đó là khi mặt trời vừa thức giấc lấp ló sau những phiến đá to nhỏ cho đến khi chiếu rõ từng cảnh sắc huy hoàng trên đỉnh núi. Cả bầu trời được nhuộm sắc hồng rực rỡ rồi bỗng hóa vàng khi mặt trời dần lên cao tạo nên khung cảnh không đâu có được Những thứ cần chuẩn bị khi trekking Lảo Thẩn 1. Phải thường xuyên chạy, đi bộ thể thao ít nhất khoảng10km/tối hoặc sáng(tổng hành trình leo 18km). 2. Khi đi mang theo trang thiết bị gon, nhẹ  không qúa 3kg cho người Việt và 8kg cho người nước ngoài. 3. Mặc quần áo thể thao gọn nhẹ, ấm, thoải mái và linh hoạt cho việc leo núi, lên dùng quần áo ôm ...

1. Lý do Tà Năng – Phan Dũng hấp dẫn du khách? 2. Cách di chuyển đến Tà Năng – Phan Dũng 3. Chuẩn bị gì cho chuyến trekking Tà Năng – Phan Dũng? 4. Những điều cần biết khi phượt đèo Tà Năng – Phan Dũng Được mệnh danh là cung đường leo núi đẹp nhất Việt Nam, Tà Năng – Phan Dũng là một trong những điểm đến mà dân phượt không thể bỏ qua. Trong các cung đường, có lẽ leo núi là cung đường hấp dẫn, đối với những ai muốn rèn luyện ý chí bền bỉ và lòng can đảm. Tham khảo bài viết dưới đây của Justfly để có một trải nghiệm hoàn hảo nhất ở đây nhé! 1. Lý do Tà Năng – Phan Dũng hấp dẫn du khách? Cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng là cung đường nối liền ba tỉnh: Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận. Với quãng đường chim bay khoảng 18km. Nhưng trên thực tế, quãng đường này dài khoảng 60km. Là cung đường “khó nhằn” mà bất cứ phượt thủ nào cũng ước mơ một lần trong đời được chinh phục. Cảnh sắc đại ngàn hoang vu nhưng không kém phần kỳ vĩ, thơ mộng. Nơi đây chủ yếu là cuộc sống yên bình của những một số ít dân tộc ít người như: người Cơ Ho, người Churu, người Gia Rai,.. Bao trùm lên toàn bộ cung đường là rừng thông xanh mát rượi. Những đồng cỏ cao quá mặt người vi vu cùng gió. Xa xa là nương rẫy trồng chè, trồng bắp. Nắng vàng trải khắp không gian từ cao nguyên lộng gió xuống duyên hải miền Trung. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên cực kỳ sống động làm say đắm biết bao tâm hồn lữ khách khi ghé qua đây. Khung cảnh con đường phượt Tà Năng 2. Cách di chuyển đến Tà Năng – Phan Dũng Để thuận tiện nhất cho quá trình phượt, bạn nên di chuyển bằng máy bay hoặc xe khách tới Đà Lạt. Đây là cách được các bạn trẻ ưu tiên lựa chọn vì giảm thiểu thời gian và rủi ro trên đường di chuyển. Để có thể tới Tà Năng một cách nhanh và an toàn nhất. Từ sân bay Liên Khương, bạn bắt xe ôm hoặc taxi đến Đức Trọng. Sau đó hỏi đường tới Tà Hine (hồ Đại Ninh, đức Trọng, Lâm Đồng). Tiếp đến bạn có thể chọn một trong 2 cách: thuê xe ôm hoặc tự đi bộ di chuyển vào sâu bên trong rừng. Du khách có thể đi bằng xe máy Từ khu ngã 3 Tà Hine, trên dọc đường để tới được cung đường phượt Tà Năng. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn. Bạn có thể dừng chân ăn sáng để chuẩn bị nạp năng lượng cho những ngày dài phía trước. Sau đó, bạn thuê ...

1. Giới thiệu về thác Phi Liêng 1.1. Thác Phi Liêng ở đâu? Có gì hấp dẫn? 1.2. Trekking thác Phi Liêng mùa nào đẹp? 2. Hướng dẫn đường đi 3. Các trải nghiệm khi trekking thác Phi Liêng 5. Chuẩn bị và lưu ý khi trekking Phi Liêng 5.1. Chuẩn bị gì khi trekking Phi Liêng 5.2. Những lưu ý khi trekking Phi Liêng Thác Phi Lieng được ví như “báu vật” của Đà Lạt, hòa với thiên nhiên rừng núi núi tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng đặc trưng của miền sơn cước. Nơi đây cũng là điểm đến lý tưởng nếu bạn thích trekking, mê leo núi. Cùng theo chân Trekking – Camping tìm hiểu về những kinh nghiệm trekking Phi Liêng ngay trong bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về thác Phi Liêng 1.1. Thác Phi Liêng ở đâu? Có gì hấp dẫn? Thác Phi Lieng tọa lạc tại xã Phi Liêng, huyện Đam Đông, tỉnh Lâm Đồng. Thác nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 70km về hướng Tây Nam. Thác còn được biết đến với tên gọi khác là thác bảy tầng. Dòng thác hùng vĩ chảy xuống độ cao hơn 70m chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì nằm sâu trong rừng, chưa được khai thác du lịch nhiều nên thác vẫn còn giữ trọn nét đẹp hoang dã, nguyên sơ. Thác Phi Liêng xinh đẹp. (Hình ảnh: Internet) Đến đây vào mùa khô, bạn có thể dựng lều trại ở bãi đất rộng bên dưới chân thác. Thú vị hơn, bạn có thể mang theo dụng cụ câu cá, tìm khu vực nước êm để câu cá dưới suối. Bạn cũng nên mang theo dụng cụ nấu nướng để chế biến cá tươi tại chỗ nữa nhé. Buổi tối, ở khu vực chân thác khá lạnh. Vì thế, bạn nên mang đầy đủ đệm ngủ, giường xếp, chăn đắp, quần áo ấm và đèn sưởi. Một trong những hoạt động thú vị nhất dưới chân thác chính là bạn được quây quần với mọi người bên lửa trại. Cảm giác vừa ấm áp vừa vui vẻ chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi. Tour 4in1: Đạp xe, cắm trại, trekking, chèo Kayak khám phá PhiLieng 1.2. Trekking thác Phi Liêng mùa nào đẹp? Nếu bạn đang có dự định trải nghiệm một tour trekking Phi Liêng thì thời điểm tháng 9 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Đây là lúc khí hậu vùng Đam Đông không quá nóng, không mưa nhiều, có chút se lạnh. Thời tiết này rất thích hợp cho các hoạt động trekking Phi Liêng. Đặc biệt, theo đánh giá của những du khách đã đến Phi Liêng thì đây là lúc dòng nước của thác chảy êm ả nhất. Dòng suối có khu vực cạn khiến bạn có thể băng qua dễ dàng. Lưu ý nên di chuyển chậm ...

1.Giới thiệu về thác DraySap – DrayNur 1.1. Thác DraySap – DrayNur ở đâu? Có gì hấp dẫn? 1.2. Trekking thác DraySap – DrayNur mùa nào đẹp? 2. Hướng dẫn đường đi 3. Kinh nghiệm trekking, chinh phục thác DraySap – DrayNur 4. Các trải nghiệm khi trekking thác DraySap – DrayNur 5. Chuẩn bị và lưu ý  Thác DraySap – DrayNur ngày đêm réo rắt,  tựa như một bản hòa ca của thiên nhiên. Hai ngọn thác này được xem như biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên nắng gió. Nếu bạn đang có dự định du trekking thác DraySap – DrayNur thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Trekking – Camping nhé! 1.Giới thiệu về thác DraySap – DrayNur 1.1. Thác DraySap – DrayNur ở đâu? Có gì hấp dẫn? Vị trí thác DraySap Thác Đray Sáp còn có tên gọi khác là thác Chồng. Thác ở cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30km về hướng Nam. Phía thượng nguồn chừng 3,5 km là Thác Gia Long. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là “thác khói”. Bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói. DraySap hùng vĩ. (Hình ảnh: Internet) Dray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Sêrêpốk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây và được chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Vị trí thác DrayNur Nằm cách tháp Dray Sáp không xa chính là nơi ngự trị của ngọn Dray Nur. Tháp còn có tên gọi khác là tháp Vợ. Đến với Dray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn là một ngọn thác hùng vĩ, ngút ngàn. Thác có chiều dài trên 250m, với độ cao trên 30m, rộng khoảng 150m. Phía sau thác là gần 3000m2 hang động. Đặc biệt thích hợp với những bạn thích phiêu lưu khám phá. Thác DrayNur xinh đẹp. (Hình ảnh: Internet) 1.2. Trekking thác DraySap – DrayNur mùa nào đẹp? Tại thác DraySap – DrayNur, mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng. Mùa mưa, từng dòng nước cao đổ ào ào từ thượng nguồn tung bọt trắng xóa tạo nên những làn mưa nước huyền ảo. Đường dẫn vào thác có thảm cỏ xanh mướt và những cây cổ thụ xum xuê lá. Bạn sẽ ngỡ như lạc vào chốn tiên cảnh huyền ảo. Đến mùa khô, thác nước nhẹ nhàng, dịu hiền hơn. Từng dòng nước nhẹ nhàng chảy xuống, đọng lại chân thác là một hồ nước trong vắt. Cây cối in bóng nước, nước vẽ lên mây. Tất cả tạo nên một bức tranh thủy mặc động lòng người. Tuy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng nhưng ...

1. Giới thiệu về mũi Đôi cực Đông 2. Thời điểm lý tưởng để đi trekking cực Đông? 3. Cung đường trekking cực Đông Chặng 1: Tới Tuy Hòa, Phú Yên hoặc thành phố Nha Trang Chặng 2: Tới Đầm Môn Chặng 3: Chinh phục mũi Đôi cực Đông 4. Chuẩn bị gì trước khi đi trekking cực Đông? 4.1. Thể lực và tâm lý 4.2 Vật dụng cần thiết 5. Lưu ý khi tham gia tour trekking cực Đông Tuyệt đối không tách đoàn Không xả rác Hành lý gọn nhẹ, hạn chế mang quá nhiều đồ Book tour để có người dẫn đường Bạn đã bao giờ được đón ánh bình minh sớm nhất của một ngày mới trên dải đất hình chữ S chưa? Nếu chưa thì hãy xách balo lên và đi trekking cực Đông ngay nhé! Đây hứa hẹn sẽ là một hành trình vô cùng thú vị và tuyệt vời đấy. Tuy nhiên, trước khi đi đừng quên cập nhật những kinh nghiệm trekking cực Đông từ A-Z đầy đủ và chi tiết nhất mà bài viết dưới đây chia sẻ để có một chuyến đi trọn vẹn hơn. 1. Giới thiệu về mũi Đôi cực Đông Mũi Đôilà điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia. Nơi đây thuộc vào địa phận của làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Mũi Đôi cực Đông cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về hướng Nam. Đồng thời, cách thành phố Nha Trang khoảng 80km về hướng Bắc. Vì thế, theo kinh nghiệm trekking cực Đông từ A-Z của mình, muốn hoàn thành chuyến đi thì trước tiên bạn phải có mặt tại Tuy Hòa hoặc Nha Trang. Mũi Đôi cực Đông nằm trong vịnh Vân Phong. Ảnh: Internet Trước đây, nhiều người thường biết rằng, mũi Điện (ở hải đăng Đại Lãnh) thuộc tỉnh Phú Yên được coi là điểm cực Đông của đất nước. Thế nhưng, theo các số liệu đo đạc mới nhất thì mũi Đôi (Khánh Hòa) lại đón ánh bình minh trên đất liền sớm hơn so với mũi Điện khoảng 4 giây. Vì thế, nơi đây mới chính là cực Đông của Việt Nam. Vì thế, tại vị trí này, bạn cũng sẽ được đón “tia nắng đầu tiên” của một ngày mới. 2. Thời điểm lý tưởng để đi trekking cực Đông? Cũng giống như Khánh Hòa, khí hậu ở mũi Đôi cũng được phân chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng. Do đó, thời điểm lý tưởng để bạn có thể đi trekking cực Đông chính là khoảng thời gian từ tháng 1 – tháng 5. Lúc này, đang là mùa khô, thời tiết tương đối mát mẻ, dễ chịu. Lượng mưa cũng không nhiều nên sẽ giúp cho chuyến đi ...

1. Giới thiệu về núi Bạch Mã 1.1. Giới thiệu về núi Bạch Mã 1.2. Hướng dẫn đường đi đến Vườn Quốc gia Bạch Mã 2. Leo núi Bạch Mã mùa nào đẹp? 3. Các trải nghiệm hấp dẫn khi leo núi Bạch Mã: 3.1. Tham quan vọng Hải Đài 3.2. Chiêm ngưỡng thác Đỗ Quyên 3.3. Chiêm bái tượng Phật Quan Âm được tạc bằng đá cẩm thạch trắng 4. Chuẩn bị gì khi đi leo núi Bạch Mã Leo núi Bạch Mã hiện đang là lựa chọn lý tưởng của nhiều người trong thời gian gần đây. Đây cũng là địa điểm được đánh giá cao với độ mạo hiểm hứa hẹn đem đến trải nghiệm cực “khủng”. Để Trekking – Camping chia sẻ về kinh nghiệmleo núi Bạch Mã từ A – Z cho bạn nhé! 1. Giới thiệu về núi Bạch Mã 1.1. Giới thiệu về núi Bạch Mã Núi Bạch Mã nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 60km về phía Nam. Dãy núi thuộc khu vực vườn Quốc gia Bạch Mã tại địa phận huyện Phú Lộc. Nơi giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng. Dãy núi Bạch Mã hùng vĩ. (Hình ảnh: Internet) Núi Bạch Mã nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn. Nơi được xem là trung tâm của dải rừng xanh duy nhất ở Việt Nam. Núi nằm kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào. Ngọn núi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, lại có nét đẹp hoang sơ chưa bị con người khai thác. Bởi vậy khi leo núi Bạch Mã, đảm bảo bạn sẽ trầm trồ trước cảnh sắc núi rừng nơi đây. 1.2. Hướng dẫn đường đi đến Vườn Quốc gia Bạch Mã Để di chuyển đến vườn quốc gia Bạch Mã, bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên theo kinh nghiệm leo núi Bạch Mã của những người từng trải, để an toàn, thoải mái và phù hợp đi theo nhóm thì ô tô là sự lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, nếu bạn thích di chuyển tiện lợi và muốn trải nghiệm chút “bụi bặm” thì nên đi xe máy Đường đi đến vườn quốc gia Bạch Mã tương đối đơn giản. Bạn sẽ có 2 phương án lựa chọn sau: Xuất phát từ Huế Từ trung tâm thành phố Huế, bạn xuất phát theo hướng đi Đà Nẵng dọc theo quốc lộ 1A. Khi di chuyển tới địa phận xã Phú Lộc gặp biển màu xanh bên tay phải thì bạn rẻ theo chỉ dẫn, đi thắng một đoạn là đến dãy núi Bạch Mã Huế. Cách đi này tương đối dễ ngay cả những tay lái mới đặt chân đến đây cũng có thể dễ dàng tìm kiếm. Xuất phát từ Đà Nẵng Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn đi thẳng theo tuyến đường Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – đèo Hải Vân – ...

1. Giới thiệu về LangBiang 1.1. Giới thiệu về LangBiang 1.2. Hướng dẫn đường đi 2. Trekking LangBiang có gì hấp dẫn? 2.1. Đi trekking mùa nào đẹp? 2.2. Có gì hấp dẫn khi đi trekking tại LangBiang? 3. Chuẩn bị và lưu ý khi đi trekking 3.1. Chuẩn bị gì khi trekking LangBiang? 3.2. Một số lưu ý khi trekking LangBiang Núi Langbiang là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được xếp hạng thắng cảnh quốc gia. Nơi đây nổi bật với hai ngọn núi sừng sững là núi Ông và núi Bà. Đây được coi là biểu tượng thần kỳ của tạo hóa ban tặng vùng đất cao nguyên Lâm Đồng. Đến với Langbiang bạn sẽ được thỏa mãn sở thích leo núi. Không những vậy, bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, mê đắm lòng người. Vậy để trekking Langbiang bạn cần chuẩn bị những gì? Cùng Trekking – Camping khám phá kinh nghiệm chinh phục đỉnh Langbiang trong bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về LangBiang 1.1. Giới thiệu về LangBiang Núi LangBiang thuộc địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đến đây khoảng 12km về hướng Bắc. Đỉnh núi LangBiang được ví như “nóc nhà Đà Lạt” vì là đỉnh núi cao nhất tại đây. Langbiang gồm hai đỉnh núi lớn là Núi Ông và Núi bà. Trong đó núi Bà cao 216m và núi Ông cao 2124m. LangBiang – địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt. (Hình ảnh: Internet) Cái tên LangBiang được đặt theo tên của một đôi tình nhân. Đó là chàng Lang và nàng Biang. Chuyện xưa kể rằng, hai người là một đôi trai tài gái sắc yêu nhau. Nhưng do thù hằn giữa 2 gia tộc mà cả hai phải chia lìa. Sau khi chết họ hóa thân thành dãy núi có tên gọi Langbiang ngày nay. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng, luôn nằm trong top những địa điểm du lịch thu hút khách nhất Đà Lạt. 1.2. Hướng dẫn đường đi Bằng xe buýt Bạn đi xe bus số 48, lộ trình Đà Lạt – Lạc Dương – Langbiang. Các bạn có thể dễ dàng bắt xe tại bến xe trên đường Mai Anh Đào, phường 8, thành phố Đà Lạt. Bằng Xe máy Chính vì khoảng cách từ Đà Lạt đi Langbiang không quá xa, nên nhiều người thường lựa chọn xe máy để thuận tiện đi lại. Có 2 tuyến đường chính cho các bạn lựa chọn, cụ thể như sau: Tuyến thứ nhất: Khởi hành từ chợ Đà Lạt dọc theo đường Lê Đại Hành, đi qua Phan Đình Phùng. Từ đây, các bạn cứ đi thẳng theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh là đến Langbiang. Tuyến thứ hai: Xuất phát từ Hồ Xuân Hương, dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng đến ngã 5, các bạn đi đến đường Phù Đổng Thiên ...

1 / Vài nét về núi Chứa Chan 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào 4 / Cắm trại trên núi Gia Lào ở đâu? 5 / Cần chuẩn bị những gì khi trekking đỉnh Chứa Chan? Núi Chứa Chan, Đồng Nai là một trong những điểm leo núi lý tưởng cho du khách ở miền Nam. Bạn có thể chọn lịch trình đi trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm để ngắm bình minh. 1 / Vài nét về núi Chứa Chan Núi Chứa Chan còn được gọi là núi Gia Ray, Gia Lào. Tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với độ cao 837m, Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ, chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Chỉ cách Sài Gòn khoảng 2 giờ đi xe máy, cộng với vẻ đẹp mà nó mang lại. Hiện nay, Chứa Chan là một trong những địa điểm được giới trẻ yêu thích trải nghiệm và khám phá vào những ngày cuối tuần. 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan Từ Sài Gòn bạn sẽ có 2 cách để di chuyển đến Chứa Chan: – Hướng đi Suối Tiên, đi thẳng về hướng Cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải vào đường Võ Nguyên Giáp, đoạn đường này sẽ ngắn hơn đường qua thành phố Biên Hòa. – Hoặc bạn cũng có thể đi theo QL1A theo hướng Bình Thuận đến huyện Xuân Lộc, bạn cứ chạy thẳng, đến đường Hoàng Đình Thường thì rẽ trái nhé! Đường lên núi Chứa Chan có biển chỉ dẫn nên bạn chỉ cần để ý sẽ thấy. Đường lên núi Chứa Chan (Ảnh: ST) Chạy một đoạn ngắn sẽ thấy cửa hàng bán xe đạp địa hình (cột điện) của bà Yến. Cửa hàng này có tất cả! Đồ uống, thức ăn,… và lều trại. Bạn nào có ý định đi cắm trại mà từ Sài Gòn không thích thì thuê ở đây, giá chênh lệch chỉ 10-20k. 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào Để chinh phục Chứa Chan bạn sẽ có hai con đường chính là đường cột điện và đường chùa. – Đường Chùa: Bạn chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn lên chùa Bửu Long theo lối cầu thang. Dọc đường lên chùa sẽ có rất nhiều cỏ bao phủ, rừng trúc khá rậm rạp nên nếu nhóm bạn không có kinh nghiệm dẫn đường thì rất dễ bị lạc. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan theo đường chùa (Ảnh: ST) – Cột điện: Đúng như tên gọi, bạn chỉ cần đi theo đường mòn có đánh số cột điện. Có tổng cộng 145 cột điện, ở đây những cột điện đầu tiên sẽ mang số 20 chứ không phải số 1! Hóa ra chỉ có 125 cột điện. Chỉ cần nhìn vào ...

1 / Giới thiệu đôi nét về núi Chứa Chan 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào 4 / Cắm trại trên núi Gia Lào ở đâu? 5 / Cần chuẩn bị những gì khi trekking đỉnh Chứa Chan? Núi Chứa Chan, Đồng Nai là một trong những điểm leo núi lý tưởng cho du khách ở miền Nam. Bạn có thể chọn lịch trình đi trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm để ngắm bình minh. 1 / Giới thiệu đôi nét về núi Chứa Chan Núi Chứa Chan còn được gọi là núi Gia Ray, Gia Lào. Tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với độ cao 837m, Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ, chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Chỉ cách Sài Gòn khoảng 2 giờ đi xe máy, cộng với vẻ đẹp mà nó mang lại. Hiện nay, Chứa Chan là một trong những địa điểm được giới trẻ yêu thích trải nghiệm và khám phá vào những ngày cuối tuần. 2 / Cách di chuyển từ Sài Gòn Chứa Chan Từ Sài Gòn bạn sẽ có 2 cách để di chuyển đến Chứa Chan: – Hướng đi Suối Tiên, đi thẳng về hướng Cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải vào đường Võ Nguyên Giáp, đoạn đường này sẽ ngắn hơn đường qua thành phố Biên Hòa. – Hoặc bạn cũng có thể đi theo QL1A theo hướng Bình Thuận đến huyện Xuân Lộc, bạn cứ chạy thẳng, đến đường Hoàng Đình Thường thì rẽ trái nhé! Đường lên núi Chứa Chan có biển chỉ dẫn nên bạn chỉ cần để ý sẽ thấy. Đường lên núi Chứa Chan (Ảnh: ST) Chạy một đoạn ngắn sẽ thấy quán xe đạp địa hình (cột điện) của bà Yến. Cửa hàng này có tất cả! Đồ uống, đồ ăn, … và lều trại. Bạn nào có ý định đi cắm trại mà từ Sài Gòn không thích thì thuê ở đây, giá chênh lệch chỉ 10-20k. 3 / Hướng dẫn đường lên đỉnh núi Gia Lào Để chinh phục Chứa Chan bạn sẽ có hai con đường chính là đường cột điện và đường chùa. – Đường Chùa: Bạn chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn đến chùa Bửu Long theo lối cầu thang. Dọc đường đi chùa sẽ có nhiều cỏ che, rừng trúc khá rậm rạp nên nếu nhóm bạn không có kinh nghiệm dẫn đường thì rất dễ bị lạc. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan theo đường chùa (Ảnh: ST) – Cột điện: Đúng như tên gọi, bạn chỉ cần đi theo đường mòn có đánh số sẵn cột điện. Tổng cộng có 145 cột điện, ở đây những cột đầu tiên sẽ mang số 20 chứ không phải số 1! Hóa ra chỉ có 125 cột điện. Chỉ cần nhìn ...

Langbiang có lẽ là một tên gọi khá quen thuộc với khách du lịch khi đến tham quan và chinh phục thành phố Đà Lạt. Dù bạn là người chưa từng đến Đà Lạt, khi tham khảo những địa điểm nên chinh phục, núi Langbiang vẫn là một trong những điểm đến trong danh sách. Lý do tại sao hành trình du lịch Langbiang lại có thể hấp dẫn, thu hút du khách đến thế? Có phải trải nghiệm tour trekking leo núi Langbiang là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất ở nơi đây? Để tìm hiểu đáp án, hãy cùng Phượt Vi Vu khám phá những kinh nghiệm đi tour trekking leo núi Langbiang dưới bài viết này nhé! Bỏ túi ngay Nên đi du lịch Đà Lạt vào tháng mấy, mùa nào đẹp nhất trong năm? để chọn thời điểm du lịch tự túc Đà Lạt đẹp nhất trong năm. 1. Tổng quan về Langbiang 1.1 Đỉnh Langbiang cao bao nhiêu và ở đâu? Langbiang là một đỉnh núi thuộc địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Và có độ cao là 2.167m. Trong đó, Langbiang bao gồm có 2 đỉnh núi chính, là: Núi Bà: 2.167m.  Núi Ông: 2.124m. Kinh nghiệm đi leo núi chinh phục đỉnh Lang biang. (Hình ảnh: Internet) Ngoài hai ngọn núi Ông và Bà, nếu tỉnh toàn khu vực Langbiang sẽ còn có đỉnh Ra-đa với tổng độ cao là 1.929m so với mực nước biển. Chính vì sở hữu 3 đỉnh núi cao như vậy nên Langbiang được mệnh danh là “Nóc nhà Đà Lạt”. 1.2 Khí hậu của Langbiang  Langbiang là khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới núi cao. Nền nhiệt độ quanh năm của Langbiang tương đối thấp, chỉ dưới 25 độ C. Nhiệt độ sẽ giảm dần từ phần chân núi cho đến đỉnh, cứ 100m sẽ giảm khoảng 1 đến 2 độ C. Khu vực Langbiang thường xuyên bị “nhấn chìm” trong làn sương mù và mây dày đặc. Chính vì vậy, Langbiang cũng là địa điểm “săn” mây hấp dẫn được rất nhiều du khách ghé thăm. Kết hợp với đó chính là hệ sinh thái cùng thảm thực vật cực kỳ đa dạng cũng làm cho Langbiang trở nên nổi tiếng hơn. Khi leo núi chinh phục tour Langbiang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều hệ động vật quý hiếm. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn sẽ ngắm nhìn được một khu rừng cây lá kim, cây bụi cùng Phong lan rực rỡ bao bọc của một khu vực nữa đấy! 1.3 Địa chỉ Langbiang Núi Langbiang có địa chỉ chính xác là ở số 305 đường Langbiang, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây chỉ cách khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km về hướng Bắc nên bạn sẽ cực kỳ dễ di chuyển đến Langbiang. Mặc dù nằm xa trung tâm ...

Trekking là gì? Những yếu tố cần thiết khi thực hiện trekking Hiện nay hình thức trekking (leo núi) đang được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn để thử thách bản thân chinh phục. Vậy khi trekking thì cần chuẩn bị những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! Trekking là gì? Trước tiên, chúng ta cần biết trekking là gì. Trekking là hình thức du lịch mà những người tham gia cùng nhau chinh phục, băng qua những cung đường với đủ loại địa hình để đến với những khu vực xa xôi, phần lớn là những vùng đồi núi, nơi tương tác nhiều với thế giới tự nhiên. Hình thức du lịch này thường được những bạn trẻ với đam mê khám phá, ưa mạo hiểm lựa chọn. Hình thức trekking đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. (Ảnh: Ngân Mario Maurer) Phương tiện di chuyển chính của hình thức này là…đôi chân của bạn. Độ dài của những chuyến trekking dài hay ngắn là phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Có những chuyến trekking kéo dài vài ngày những cũng có những chuyến đi kéo dài hàng năm. Người tham gia phải vận dụng những kỹ năng định hướng cũng như phải trang bị những kiến thức cơ bản về y tế để góp phần mang lại thành công cho chuyến đi này. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe là yếu tố không thể thiếu trong chuyến đi này. “Đôi chân” là phương tiện di chuyển chính trong những chuyến trekking Những yếu tố cần thiết khi thực hiện trekking 1. Sức khỏe Sức khỏe luôn là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất để có một chuyến trekking thành công. Có một sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc có một thể lực khỏe khoắn và một tinh thần thoải mái để có thể hoàn thành chuyến đi một cách tốt nhất. Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng nhất trong 1 chuyến trekking. (Ảnh: Anh Phạm) Trong quá trình đi, bạn nên chú ý điều hòa hơi thở của mình và đi với tốc độ bình thường, nhất là khi di chuyển lên dốc và xuống dốc. Nếu cảm thấy quá mệt và không thể tiếp tục được nữa, hãy dừng lại và nghỉ ngơi một lát để điều hòa lại cơ thể nhưng tuyệt đối không nên nghỉ quá lâu vì sẽ làm cơ thể bị lạnh dẫn đến chuột rút hoặc căng cơ. 2. Những dụng cụ bổ trợ trekking Những dụng cụ bổ trợ có thể kể đến là giày trek, quần áo và nếu có thể, hãy sắm cho mình một chiếc gậy trekking để hỗ trợ lấy đà khi phải leo đến những con dốc cao. Gậy trekking là dụng cụ bổ trợ đắc lực cho dân trekking. (Ảnh: Anh Phạm) Dụng cụ y tế cũng là một trong những yếu tố hàng đầu cần thiết và bổ trợ ...

Khối Ngọc Linh Liên Sơn bao trùm 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, bắt đầu từ ngọn Ngọc Lum Heo ở tây bắc cho đến ngọn Ngọc Rơ phía đông nam. Trong đó, Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất (2.605 m). Nếu như đỉnh Phanxipang của dãy Hoàng Liên Sơn được người ta biết đến là đỉnh núi cao nhất Việt Nam thì Ngọc Linh lại được biết đến như một ngọn núi linh thiêng của huyền thoại bao đời nay, là dãy núi đồ sộ thứ 2 tại Việt Nam sau Hoàng Liên Sơn. Những câu chuyện xung quanh Ngọc Linh khiến người ta cảm thấy e ngại chốn rừng thiêng nước độc kì bí, ẩn chứa nhiều hiểm nguy nhưng cũng dấy lên sự tò mò làm nhiều người muốn chinh phục. Chóp Ngọc Linh (2605m) do đoàn phượt Kon Tum đặt năm 2015 Sau một tháng tìm hiểu cũng như hoàn thành các công tác chuẩn bị cho chuyến đi nhóm chúng tôi gồm 5 người, điều đặc biệt là mỗi người đến từ một nơi khác nhau từ Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Bình, Đà Nẵng đến Quãng Ngãi nhưng có cũng một mục tiêu đó là chinh phục bằng được ngọn núi này. Có 2 cách để đến Ngọc Linh, một là từ làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đắc Glei, tỉnh Kon Tum, hai là từ xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Hiện tại bây giờ chỉ có thể đi theo hướng xã Ngọc Linh, nhóm đã đi tiền trạm cung Nam Trà My nhưng vấp phải nhiều trở ngại lớn như việc không xin được giấy phép, không có người dẫn đường và cung đường rất khó. 1. Lộ trình Đoàn xuất phát từ Đà Nẵng lúc 13:00 chạy theo hướng Nam Giang – Đại Hồng –  Khâm Đức và qua đèo lo xo huyền thoại để đến được xã Ngọc Linh. Ở Đại Hồng có một ngọn núi hết sức đặc biệt và may mắn mình đã từng đặt chân đến đó. Tuy đoạn đường lên đỉnh rất khó, nhiều dốc cao vẫn có thể chạy xe máy nhưng xế phải thật chắc tay. Đến được đỉnh bạn sẽ phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy khối đá có hình mặt người cùng những vách đá dựng đứng chẳng khác gì lưỡi quỷ ở Pha luông. Chỉ đứng nhìn từ xa mà lòng cứ nao nao muốn lên lại đỉnh Am Thông. “Lưỡi quỷ” tại đỉnh Am Thông Tượng đá hình mặt người Tiếp tục chạy về hướng Khâm Đức dọc đường mòn Hồ Chí Minh có khá nhiều điểm đẹp để nghỉ chân và nhóm mình chọn thác nước gần Khâm Đức ở km số 136. Thác nước tại Khâm Đức ( 136km) Qua đèo lo xo cực nguy hiểm có rất nhiều khúc cua và nhiều xe lớn chạy rất nhanh. Khi vào được địa phận huyện Đắc Glei sẽ ...

Trekking một khái niệm không còn xa lạ với giới trẻ ngày này đặc biệt với những bạn đam mê  xê dịch thì đây là một loại hình trải nghiệm mới đầy thú vị. Trekking được hiểu nôm na là hình thức đi bộ thăm quan, khoác balô trên vai đi bộ đến bản làng, vào rừng hoặc xuyên núi thường cách xa thành phố, giao thông khó khăn không có đường cho ô tô xe máy. Thường thì những địa điểm này không có hướng dẫn trên bản đồ, ta phải đi đến tận nơi thì mới khám phá ra cái hay. Để thực hiện một cuốc đi bộ, trước hết bạn cần lên kế hoạch cho mình, kế hoạch càng chi tiết việc đi lại càng dễ dàng. Bài viết này sẽ giúp các bạn ít nhiều đấy. Vật dụng dùng chung cho cả đoàn: chia đều cho từng thành viên Lều trại (nên dùng nhiều lều 2-3 vì địa hình rừng núi không bằng phẳng rất khó dựng lều có diện tích lớn) Dây thừng, dù đoạn từ 20-30 m Tấm trải cách nhiệt, túi ngủ Dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo nhỏ gọn. Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, DEP chống vắt. Một số đồ ăn có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, lương khô, mỳ tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, sô cô la, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng, orezol bù nước và đặc biệt là café hay một chai rượu nhỏ. Lều 2- 3 người Dụng cụ y tế cơ bản 2. Các vật dụng cá nhân nên có: Balô nên dùng loại nhiều ngăn,có dây đeo ngang lưng để cố định dễ dàng di chuyển. Tùy vào số lượng thành viên trong đoàn, thời gian mà balô có thể nặng từ 5-15 kg. Vì thế trước mỗi chuyến trekking bạn nên rèn luyện sức khỏe Quần áo siêu nhẹ, chống mưa, muỗi, vắt, có nhiều túi đựng đồ, một bộ quần áo mềm để mặc đi ngủ vào buổi tối nên chọn áo dài tay cho áo vào trong quần để không bị xây xước do cây rừng cào phải và tránh bị cảm lạnh do vã mồ hôi và gặp gió rừng Tất chân, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ (có thể mua loại găng tay hạt giá rẻ hơn) Áo mưa bộ và áo mưa cho balô để ngăn ngoài cùng để khi cần lấy ra thật nhanh. La bàn Đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng) Một đôi dép lê,giày leo núi có đồ bám cao có thể chọn giày bộ đội ...

Những điều có thể chưa biết về Bạch Mộc Lương Tử Thời điểm đẹp nhất để đến Bạch Mộc Lương Tử Thời điểm không nên đi Thời điểm nên đi Mùa Thu (Tháng 9 – 11) Mùa Đông (Tháng 12 – 1) Chuẩn bị trước hành trình  Xin giấy phép leo Bạch Mộc Lương Tử Các vật dụng mang theo Hành trình đến Bạch Mộc Lương Tử Đi đường Lào Cai Đi đường Lai Châu Hành trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử Hành trình từ Lào Cai – Bạch Mộc Lương Tử Hành trình từ Lai Châu –  Bạch Mộc Lương Tử Cảnh đẹp trên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử Biển mây Bạch Mộc Lương Tử Bạch Mộc Lương Tử những ngày tuyết rơi Mùa Hoa tại Bạch Mộc Lương Tử Bình Minh tại Bạch Mộc Lương Tử Những địa điểm thú vị trên đường đến Bạch Mộc Lương Tử Địa điểm trên hành trình Lào Cai Địa điểm trên hành trình Lai Châu Những điều có thể chưa biết về Bạch Mộc Lương Tử Bạch Mộc Lương Tử là đỉnh núi cao nhất trong dãy Kỳ Quan San và cao thứ 4 trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Độ cao của đỉnh núi là 3.038 m so với mực nước biển. Đỉnh núi cao thứ 4 của Việt Nam (Ảnh sưu tầm) Dãy Kỳ Quan San là ranh giới tự nhiên giữa hai xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và xã Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử nằm gần khu biên giới Việt Nam với Trung Quốc. Vẻ hùng vĩ và dịu dàng kết hợp tại Bạch Mộc Lương Tử (Ảnh sưu tầm) Hành trình chinh phục Bạch Mộc Lương Tử mới được đưa vào khai thác ít năm trở lại đây. Đoạn đường chinh phục độ cao hơn 3000m với vô vàn khó khăn từ đèo cao, vực sâu, đường dốc đá, những khu rừng dây leo chắn bước. Chinh phục Bạch Mộc Lương Tử – thử thách tử thần với mọi dân Trekking (Ảnh sưu tầm) Tuy nhiên đây được phát hiện là một trong những nơi săn mây đẹp nhất Tây Bắc. Những biển mây tại đây dày và trải rộng quanh năm. Những buổi bình minh trên núi Muối đoạn đi qua Bạch Mộc Lương Tử khiến bất cứ ai cũng phải xao xuyến. Sức hút từ những biển mây giữa chốn thiên đường (Ảnh sưu tầm) Hiện tại có 2 con đường để chinh phục Bạch Mộc Lương Tử là qua Lào Cai hoặc qua Lai Châu. Thời điểm đẹp nhất để đến Bạch Mộc Lương Tử Thời điểm không nên đi Tháng 5 – 8 là mùa hè trùng với mùa mưa tại các tỉnh miền Bắc – Việt Nam. Giống như phần lớn những địa du lịch vùng núi khác, đường đi vào các tháng mùa mưa gây khó khăn, cản trở cho việc chinh ...

Những điều cần biết về Tà Chì Nhù Thông tin Trekking Tà Chì Nhù Thời gian nên tránh leo Tà Chì Nhù Mùa nên đi Tà Chì Nhù Tà Chì Nhù có gì hấp dẫn Mùa Xuân (tháng 2 – tháng 4) Mùa Thu (Tháng 10 – tháng 11) Mùa Đông (Tháng 12- tháng 1) Chuẩn bị cần thiết cho chuyến đi Tà Chì Nhù Chuẩn bị về thể lực Chuẩn bị hành trang mang đi Chặng đường di chuyển đến Yên Bái Đi tàu Hỏa Đi ô tô khách Đi xe máy Chặng đường từ thành phố Yên Bái đến bản Xà Hồ Chặng đường leo núi Tà Chì Nhù Hành trình lên đỉnh Chiêm ngưỡng bình minh trên đỉnh mây Chặng đường xuống núi Những điều cần biết về Tà Chì Nhù Tà Chì Nhù thuộc địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Đỉnh núi thuộc hệ thống dãy núi Hoàng Liên Sơn, vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Tà Chì Nhù – đỉnh núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ (Ảnh sưu tầm) Đỉnh núi có độ cao 2.979m. Tà Chì Nhù xếp hạng 6/10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Các tên gọi khác: Người Thái gọi là Phu Song Sung. Người Mông gọi là Chung Chua Nhà. Thông tin Trekking Tà Chì Nhù Hình thức du lịch: Trekking, phượt, leo núi, thám hiểm Thời gian tối thiểu: 3 ngày 2 đêm Địa hình chính: Đường đi thay đổi độ cao liên tục. Ít rừng cây, bóng râm, chủ yếu là đường nhiều đá sỏi, vách núi cao, dễ trượt ngã. Đặc điểm thời tiết: Nhiều nắng, gió lớn Xếp hạng độ khó: 8/10 Xếp hạng cảnh đẹp: 9/10 Tổng quãng đường leo bộ khoảng 30km Tà Chì Nhù – địa điểm Trekking đáng gờm của Tây Bắc (Ảnh sưu tầm) Thời gian nên tránh leo Tà Chì Nhù Mùa mưa (từ tháng 5 đến hết tháng 9). Mưa khiến đường trơn trượt, nhiều đoạn bùn lầy ngập đến nửa bánh rất khó đi. Dốc núi đá ngấm nước mưa lâu ngày dẫn đến sạt lở. Mưa rừng nhiều ngày tích tụ nước gây ra lũ quét. Leo núi vào mùa Hè rất nguy hiểm. Khu vực Tà Chì Nhù không có rừng cây bóng mát. Địa hình chủ yếu là vách núi đá trơ trọi hoặc cây bụi thấp tầng. Mùa Hè nắng gắt, gió Lào khô nóng thổi khiến cơ thể bị say nắng, mất nước, ảnh hưởng sức khỏe. Nắng nóng rát người không nên leo Tà Chì Nhù (Ảnh sưu tầm) Mùa nên đi Tà Chì Nhù Thời gian chinh phục Tà Chì Nhù thích hợp nhất là là khoảng tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Đây là khoảng thời gian mùa khô (Thu – Đông – Xuân) tại vùng núi Tà Chì Nhù. Thời tiết khô ráo, ít mưa, không khí se lạnh, mát rất thích hợp cho việc leo núi. Leo núi thích hợp nhất là ...

Núi Bà Đen đang dần trở thành một cái tên quen thuộc với dân phượt thủ miền Nam và những ai đang muốn thử thách bản thân. Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 95km và là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m, nơi đây thu hút rất nhiều khách tham quan và đến để chinh phục đỉnh núi vào các dịp cuối tuần và ngày lễ. Với việc chỉ mất khoảng 2-4 tiếng đồng hồ để leo đến đỉnh, các bạn có thể đi về trong ngày hoặc có một chuyến leo núi Bà Đen cắm trại 2 ngày 1 đêm tùy vào thời gian và sức khỏe của mỗi người. Để chinh phục núi Bà Đen có rất nhiều cung đường khác nhau, các bạn hãy cân nhắc kĩ càng đến thời gian, sức khỏe,… trước khi chọn cung đường leo phù hợp nhé: Đường Chùa (ngắn nhất, nhưng lại dốc nhất, nhiều đá tảng khó vượt qua) Đường cột điện (đường dễ leo và phổ biến nhất) Đường Ma Thiên Lãnh (khó đi và dài) Đường dốc Đá Trắng (khó chinh phục nhất, chỉ thích hợp bạn nào có sức khỏe tốt) …. Những vật dụng cần thiết Đồ ăn và nước uống Nước uống: nên chuẩn bị 3-4l/người đủ để vừa uống vừa dùng để sinh hoạt nha! Đối với nước uống, bạn nên pha tắc hoặc chanh với đường và mật ong, nhớ cho thêm chút muối để tạo chất điện giải bù nước hiệu quả và tránh bị ngộ độc, rũ nước, mệt nếu chỉ uống nước thuần trong cả chặng đường leo nhé! Đồ ăn: mỳ ly, xúc xích, bánh mỳ, sandwich, dưa leo, bánh kẹo ngọt, viên sủi C, trái cây để chống đói và giải khát nha. Trái cây: các bạn có thể chọn những loại quả mọng nước, tính mát và gọn nhẹ để mang theo như táo, quýt. Lều, trại Lều ngủ và túi ngủ chuyên dụng Các bạn có thể chuẩn bị thêm than, vỉ nướng, bật lửa… để cắm trại qua đêm nhé! Đồ dùng cá nhân Giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, bằng lái, ví tiền, mũ bảo hiểm.. là những vật bất ly thân không thể thiếu Đồ điện tử: máy ảnh, máy điện thoại, pin, sạc… Áo ấm (vì buổi tối trên núi nhiệt độ thấp nên hơi lạnh) Áo mưa (dùng trải lót lưng ngủ chống mưa, làm bạt ngồi, hoặc đơn giản mặc vào đi trong mưa) Đèn pin để dùng ban đêm Hai bịch nylon đựng rác (để đựng đồ điện tử hoặc bọc giầy cho vào lều khỏi mưa ướt) Áo phản quang (ban ngày cũng mặc, mục đích là nhận ra nhau khi chạy xe và an toàn nếu về tối) Giày đế mềm (đi dép lào leo núi đường cột điện cũng không sao) Găng tay (hở ngón hoặc kín đều được, dùng để bám đá hoặc bảo vệ tay trước gai xước nhỏ) ...

Thông tin về đỉnh Tà Xùa Thời điểm thích hợp để chinh phục đỉnh Tà Xùa Chuẩn bị trước khi đi Tà Xùa Đường đi tới Tà Xùa Trải nghiệm khi trekking Tà Xùa Check-in với mỏm đá Đầu Rùa Dựng trại qua đêm Ngắm bình minh trên đỉnh Tà Xùa Ngắm sống lưng khủng long Nếu bạn muốn chinh phục “sống lưng khủng long” ở miền Bắc, thì hãy lưu ngay những kinh nghiệm trekking Tà Xùa – Yên Bái dưới đây ngay nhé! Tà Xùa ở Yên Bái là một trong những điểm du lịch được dân phượt cực kỳ yêu thích trong thời gian gần đây. Ngọn núi này được hợp lại từ 3 đỉnh núi hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh tự nhiên đầy ấn tượng. Và đặc biệt, xung quanh đỉnh Tà Xùa luôn có mây ngàn bao phủ, mang đến một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn “săn mây”. Cùng tham khảo trước kinh nghiệm trekking Tà Xùa – Yên Bái, để chinh phục nơi được mệnh danh là “sống lưng khủng long” ở miền Bắc này nhé. Tà Xùa là một trong những địa điểm săn mây đẹp ở miền Bắc Thông tin về đỉnh Tà Xùa Tà Xùa là một xã vùng cao ở Bắc Yên, là điểm giáp danh của huyện Trạm Tấu – Yên Bái và Bắc Yên – Sơn La. Nơi đây trước kia chỉ nổi tiếng với chè shan tuyết cổ thụ và loại quả sơn tra, nhưng hiện nay đã trở thành một điểm đến gần gũi, phổ biến đối với những bạn trẻ yêu du lịch. Rất nhiều bạn trẻ chọn Tà Xùa làm điểm đến trong hành trình khám phá của mình Có đến tận 2 tên gọi Tà Xùa, 1 là ở Bắc Yên, Sơn La, đỉnh Tà Xùa này không quá cao, có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy, cách Hà Nội tầm 240km. Và Tà Xùa còn lại là ởi Trạm Tấu, Yên Bái, là một trong những đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, có độ cao là 2.875m. Tà Xùa này chính là điểm đến phổ biến của những người yêu thích khám phá, chinh phục. Chinh phục Tà Xùa là ước muốn của nhiều phượt thủ đấy Tà Xùa ở Yên Bái là một đỉnh núi cao, hiểm trở, với những đoạn đường khó đi, nhiều nơi uống lượn, gấp khúc như “sống lưng khủng long” vậy. Nhưng chính vì thế cho nên địa điểm này mới có sức hút đối với những người yêu thích khám phá, mạo hiểm. Những cung đường trekking Tà Xùa bắt đầu xuất hiện, với những người thích vận động, và nhìn ngắm thiên nhiên, thì trekking Tà Xùa chính là một trải nghiệm khó có thể bỏ qua. Sống lưng khủng long ở đỉnh Tà Xùa Thời điểm thích hợp để chinh phục đỉnh Tà Xùa Chỉ cần thực sự yêu thích và muốn đi, bạn ...

Nhìu Cồ San tọa lạc ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngọn núi này đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Hành trình chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San tuy khó khăn những chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Đừng quên tham khảo lịch trình và kinh nghiệm đi leo núi trekking nhìu Cồ San chi tiết dưới đây nhé! Nhìu Cồ San ở đâu? Điều cần biết về núi Nhìu Cồ San Đường đi đến Nhìu Cồ San  Chặng 1: đường đến Lào Cai Chặng 2: từ Lào Cai đến Nhìu Cồ San Nên đi Nhìu Cồ San thời điểm nào? Nhìu Cồ San có gì hấp dẫn? Tận hưởng khí hậu ôn đới quanh năm  Chiêm ngưỡng khu rừng thủy tinh  Săn mây và săn tuyết trên đỉnh Nhìu Cồ San Hành trình trekking đỉnh Nhìu Cồ San  Ngày 1: Bản Nhìu Cồ San – Thác Ong Chúa – Đỉnh Nhìu Cồ San – Lán nghỉ Ngày 2: Lán nghỉ – bãi thả dê – bản Nhìu Cồ San –  Hà Nội Đi Nhìu Cồ San cần chuẩn bị gì? Nhìu Cồ San ở đâu? Điều cần biết về núi Nhìu Cồ San Nhìu Cồ San thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nơi đây cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng chừng 60km, chính vì vậy nhiều người thường lựa chọn ghé tới Sapa sau đó di chuyển đến Nhìu Cồ San. Độ cao của núi Nhìu Cồ San Một thông tin mà bạn cần biết về Nhìu Cồ San chính là độ cao của ngọn núi này. Sở hữu cho mình độ cao 2965 trên mực nước biển. Đây cũng chính đỉnh núi đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách những ngọn núi cao nhất Việt Nam đó! Lý giải tên gọi Nhìu Cồ San Theo như tiếng dân tộc H’mông thì Nhìu Cồ San có nghĩa là sừng trâu. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi khi nhìn từ xa bạn sẽ thấy Nhìu Cồ San có 2 đỉnh chĩa ra và uốn cong giống như chiếc sừng trâu vậy đó! Bên cạnh đó còn có thêm nhiều những lý giải khác như Nhìu Cồ San trong tiếng Hà Nhì còn có ý nghĩa là ba ngọn núi to. Đường đi đến Nhìu Cồ San  Nhìu Cồ San nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai nên chặng đường tới đây mình sẽ tạm chia thành 2 chặng: Chặng 1: đường đến Lào Cai Để tới Lào Cai bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe khách hoặc xe máy. Di chuyển bằng tàu hỏa Nếu như ở Hà Nội thì bạn có thể lựa chọn xuất phát từ ga Hà Nội hoặc ga Long Biên để đến ga Lào Cai. Thời gian di chuyển mất khoảng chừng 5-8 tiếng đồng hồ (tùy từng loại ...

Tại mảnh đất đầy nắng và gió Quảng Bình, có một địa danh được xem là niềm tự hào của người dân nơi đây, đó chính là Hang Én Quảng Bình. Hãy cùng Digitcket tìm hiểu xem nơi đây có gì hấp dẫn cũng như kinh nghiệm tham quan cực chi tiết nhé. Nội dung chính 1. Tìm hiểu đôi nét về Hang Én Quảng Bình 2.Hướng dẫn di chuyển đến Hang Én 3. Note gấp 4 trải nghiệm thú vị tại Hang Én Khám phá hang động lớn thứ 3 thế giới Tìm hiểu cuộc sống người dân ở Bản Đoòng Trải nghiệm cảm giác bơi lội trong hang Cắm trại trong hang 4. Thời gian lý tưởng du lịch Hang Én Quảng Bình 5. Những lưu ý khi du lịch Hang Én Quảng Bình 5. Du lịch Hang Én Quảng Bình cần chuẩn bị những thứ gì? 1. Tìm hiểu đôi nét về Hang Én Quảng Bình Hang Én là một phần không thể thiếu của quần thể vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình – di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2003. Không chỉ là hang động cực kì rộng lớn và kì vĩ, Hang Én Quảng Bình còn nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ được nhiều người trên thế giới thán phục. Bạn biết không, Hang Én chính là bối cảnh của bộ phim Peter Pan đình đám Hollywood nữa đó! Theo số liệu, Hang Én Quảng Bình là hang động lớn thứ 3 thế giới, nằm sâu trong quần thể núi đá vôi thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, chỉ xếp sau Sơn Đoòng và hang Deer ở Malaysia. Hang Én có chiều dài khoảng hơn 1,6km cùng với đó là 3 cửa hang. Vòm hang cao 120m và rộng hơn 170m. Hang Én Quảng Bình được vợ chồng nhà thám hiểm người Anh Howard Limbert khám phá vào năm 1994. Thêm một trong những lý do khiến hang có cái tên độc đáo như vậy là vì nơi đây là nơi trú ngụ quanh năm của những chú chim én. Ảnh: @ducawaystory 2.Hướng dẫn di chuyển đến Hang Én Động Phong Nha Kẻ Bàng nằm tại 2 huyện Bố Trạch và Minh Hóa, Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc. Để đến Hang Én, trước tiên bạn cần di chuyển tới thành phố Đồng Hới. Từ đây, bạn tiếp tục di chuyển đến Phong Nha. Có nhiều phương tiện khác nhau cho bạn lựa chọn để di chuyển đến Phong Nha Kẻ Bàng. Một là đi bộ trekking, hai là đi trực thăng. Nếu đi trekking thì mất khoảng 4 tiếng còn đi trực thăng mất chưa đến 15 phút. Thông thường, nhiều khách chọn trải nghiệm trekking hơn để tận hưởng cảm giác vượt qua thử thách. Tuy nhiên, ngắm toàn cảnh Phong Nha – Kẻ Bàng từ trên cao cũng là một điều rất hấp dẫn ...

Thành công của những chuyến đi không phải là đích đến mà là những trải nghiệm trong cuộc hành trình. Tôi cho rằng cuộc sống không phải ngẫu nhiên, và mỗi nơi mình đặt chân đến, những người chúng ta gặp đều là định mệnh, duyên số. Bạn có bao giờ muốn đặt chân đến những vùng đất lạ để tìm hiểu văn hóa và gặp gỡ những con người khác. Đi để trở về, đi để cảm thấy yêu thương và trân trọng quê hương của mình hơn. Có nhiều loại hình du lịch và nếu bạn là người có sức khỏe dẻo dai thì có thể lựa chọn trekking. Sau đây là kinh nghiệm Trekking Sapa an toàn và tiết kiệm cho mọi người. Trekking — Trải nghiệm không phải ai cũng có thể thử Trekking hay đi bộ đường dài là loại hình du lịch được khá nhiều người yêu thích. Phương tiện di chuyển không phải là xe máy, ô tô mà bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ đi bộ để trải nghiệm thiên nhiên Tây Bắc và có thể cắm trại khi đêm về. Nghe thật thú vị đúng không? Nhưng trekking không phải ai cũng có thể thực hiện được. Thường thì mọi người sẽ trekking ở nơi có địa hình hiểm trở như núi cao, vùng hẻm… những nơi có thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. Nhưng trekking cũng có thể dành cho người mới đi lần đầu hoặc có ít kinh nghiệm. Vì các cung đường sẽ phân ra từ dễ đến khó nên mọi người có thể lựa chọn theo khả năng của mình. Và Sapa là một nơi được nhiều trekker hứng thú. Bởi vì nơi đây cảnh đẹp bao la, có nhiều điều cần được khám phá. Đến với vùng cao Tây Bắc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Ngoài ra du khách còn có cơ hội giao lưu với những dân tộc Mông, họ đều là những người rất hiếu khách và thân thiện. Niềm vui của trekking Tại sao mọi người lại hứng thú với trekking? Vì đi bộ cũng khá mệt, mất sức mà cũng dễ lạc đường. Thế nhưng trekking giúp chúng ta trải nghiệm được trọn vẹn thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng cao này. Trekking mang lại sự tự do tuyệt đối và có thể chinh phục những nơi khó tiếp cận bằng xe máy, ô tô. Trekking sẽ phải vượt qua nhiều chướng ngại vật, sinh hoạt thiếu thốn nhưng lúc này bạn sẽ phá bỏ được giới hạn của bản thân. Làm sao biết mình không thể khi chưa thử? Được đặt chân đến vùng đất mới, gặp những con người mới và khám phá thế giới khác lạ có vô vàn điều thú vị. Bên cạnh đó bạn sẽ phát triển được những kỹ năng của mình, học cách sinh tồn ở một nơi xa. Nếu đi theo ...

Núi Chứa Chan hay còn được gọi bằng cái tên là núi Gia Lào, Gia Ray. Đây là ngọn núi cao thứ 2 ở Nam Bộ với độ cao 840m, chỉ đứng sau duy nhất núi Bà Đen ở Tây Ninh. Phong cảnh thoáng mát, cây cối xanh tươi của núi rừng, thỉnh thoảng có thêm những đoạn rừng cỏ lau check in tuyệt vời vô cùng hấp dẫn, đựơc các bạn trẻ yêu thích khám phá núi rừng, khát khao được chinh phục thiên nhiên tìm đến, hôm nay Toplist sẽ chia sẽ đến các bạn một số kinh nghiệm trekking, leo núi Chứa Chan.

Tà Năng – Phan Dũng là cung đường lý tưởng dành cho những ai đam mê trekking, muốn tìm chốn bình yên, hòa mình với thiên nhiên. “Tuy nhiên, bạn nên đi theo đoàn đông, từ 10 người trở lên, có người địa phương trợ giúp”, anh thông tin. Tà Năng vào ban đêm cũng là nơi lý tưởng để những người đam mê nhiếp ảnh chụp dải ngân hà. Kinh nghiệm Trekking cung Tà Năng Phan Dũng Đường đi chủ yếu có lối mòn, nhưng khá dễ lạc do nhiều điểm rẽ lung tung, các bạn nên chuẩn bị kỹ về tracklog GPS hoặc thuê người dẫn đường (các điểm toạ độ mình sẽ ghi cụ thể trong bài) Rất nhiều điểm cắm trại (dựa vào địa hình bằng phẳng, bếp than các nhóm trước). Rải rác các sản phẩm của các phượt thủ gồm: bánh kẹo, mỳ gói, chai nước… Do đó, các bạn nếu đi nhớ giữ gìn chút nhé, rác nào không tiêu huỷ hay đốt được, cố gắng gom xuống dưới. Các nhóm thông thường sẽ đi cung này từ 2-3 ngày nếu tính từ Đa Quyn – rừng Tà Năng – cửa rừng Phan Dũng. Tuy nhiên, nếu bạn xuất phát sớm và đủ sức khỏe thì có thể đi trong 1,5 ngày. Tối chủ nhật lên xe, sáng sớm thứ 4 có mặt ở Sài Gòn. Vật dụng cần chuẩn bị – Nước uống: Nhóm mình mỗi bạn mang 3,5l nước (2 chai lớn và 1 chai nhỏ) và duy trì được 26 tiếng (6h sáng ngày 1 – 8h sáng ngày 2), sau đó sẽ dùng nước suối. Do đó, mỗi bạn nên mang tối thiểu 4l nước và phải chấp nhận uống nước suối (mình sẽ đánh dấu lại các điểm lấy nước). – Đồ ăn: Tuỳ vào số lượng ngày dự kiến đi mà mang lượng đồ ăn và dự phòng phù hợp. Nhóm mình mang theo đồ ăn cho 3 ngày: + Cơm nấu sẵn, gói sẵn, nhét ba lô mang đi. + Muối mè, thịt kho ruốc + Gạo (không sử dụng đến) + Mỳ gói + Lương khô, xúc xích (dự phòng) + Kẹo sữa bò: Cái này ăn cho đỡ buồn + lấy năng lượng rất tốt + C sủi (tăng sức đề kháng, tuy nhiên không nên uống nhiều quá), 1 số ít thuốc dự phòng. + Oreo, bánh gạo.. (Cái này có thể mang thêm: Nhẹ và ngon) – Vật dụng khác khi Trekking Tà Năng Phan Dũng Các nhóm trekking cần chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết để duy trì sự sống cũng như sinh tồn trong những ngày đó. “Nói chung là phải đủ nước, thức ăn, quần áo ấm và túi ngủ. Đây là những thứ bắt buộc phải có”, anh nói. + Smartphone có offline maps: mình xài iPhone, load các điểm đánh dấu trên bản đồ địa hình rồi lưu lại để đó. Dùng thêm 1 số apps ...

Không cần lặn lội đến Tây Bắc xa xôi, giờ đây bạn có thể đến Tây Nguyên hưởng chút nắng, chút gió và săn mây trên đỉnh Chư Yang Lăk. Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng BlogAnChoi xách ba lô lên và chinh phục hành trình khám phá ngọn núi cao gần 1.700 m này nhé! Vài nét về Chư Yang Lăk Cảm giác khó tả khi hoàn thành chặng hành trình chinh phục ngọn núi này. (Ảnh: BlogAnChoi) Chư Yang Lăk là tên một đỉnh núi thuộc rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Trải dài từ độ cao 700 m đến 1675 m so với mực nước biển, Chư Yang Lăk được ví là ngọn núi đẹp nhất Tây Nguyên không chỉ bởi cảnh quan hùng vĩ trên đỉnh núi mà còn bởi hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng suốt quãng đường đi. Loài hoa dại mang vẻ đẹp hoang dã, quyến rũ. (Ảnh: BlogAnChoi) Với những ai ưa khám phá và mạo hiểm thì tôi tin chắc Chư Yang Lăk sẽ là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo bởi bạn sẽ phải trekking liên tục suốt quãng đường đi và về với tổng chiều dài khoảng 18,5 km, có nhiều đoạn đường còn hoang sơ và dốc đứng, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng leo núi đường dài. Nghe đến đây thôi là đã thấy “cuồng chân” rồi phải không nào? Khám phá những vách đá cheo leo quả là một trải nghiệm thú vị. (Ảnh: BlogAnChoi) Thời điểm thích hợp để trekking Chư Yang Lăk Chư Yang Lăk nằm ở Tây Nguyên đồng nghĩa với việc khí hậu sẽ đặc trưng bởi hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để trekking đến Chư Yang Lăk chính là từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Lúc này, thời tiết nắng nóng, đường lên sẽ khô thoáng và cũng là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm để trải nghiệm cảm giác “săn mây” ngay ở Tây Nguyên thay vì phải lặn lội đến Tây Bắc xa xôi. Biển mây trên đỉnh Chư Yang Lắk. (Ảnh: BlogAnChoi) Biển mây trên đỉnh Chư Yang Lắk. (Ảnh: BlogAnChoi) Vào mùa mưa, đường lên núi sẽ rất trơn và khó khăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, nếu bạn là người ưa khám phá và mạo hiểm thì một chuyến trekking đến Chư Yang Lăk vào mùa mưa sẽ là một trải nghiệm khó quên đấy nhé! Chuẩn bị gì khi trekking Chư Yang Lăk Vì là một chuyến trekking đường dài nên càng tối giản các vật dụng mang theo càng nhẹ nhàng cho chuyến đi của bạn. Tuy nhiên, bạn không thể quên những món đồ “must have” sau: Giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe Áo ...

Nếu bạn là một phượt thủ có niềm đam mê bất tận với những cung đường trekking thì chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua những chia sẻ chi tiết về kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng mà Phuotvivu đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. 1. Cung đường Tà Năng – Phan Dũng ở đâu? Được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam, Tà Năng –Phan Dũng có độ dài 50km, trải dài qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận và cách thành phố Hồ Chí Minh 300km về phía Đông Bắc. Để bắt đầu hành trình chinh phục cung đường trekking này, các bạn sẽ bắt xe di chuyển về xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng – nơi cách thành phố Đà Lạt khoảng 60km về phía Nam và cũng chính là khu vực sinh sống của dân tộc Churu. Điểm kết thúc sẽ là Phan Dũng – Bình Thuận – nơi cư ngụ của dân tộc Raglai.  Tà Năng – Phan Dũng mùa cỏ xanh Ít ai biết rằng, phía Tà Năng cực kỳ ấn tượng với những cung đường đẹp, dốc không quá cao và cây cỏ mọc xanh mướt hai bên còn ở Phan Dũng lại là con đường ngoằn ngoèo, gồ ghề, khá trơn với dốc cao và chỉ có rừng thông ngút ngàn. Phải chăng, bởi địa hình như vậy mà cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng càng ngày càng thu hút nhiều phượt thủ đến và chinh phục? 2. Trekking Tà Năng mùa nào? Theo kinh nghiệm trekking Tà Năng thì trước khi chinh phục cung đường này, bạn phải tìm hiểu kỹ về khí hậu và kiểm tra thời tiết ở nơi đây. Vì Tà Năng thuộc Lâm Đồng và Phan Dũng nằm ở Bình Thuận nên khí hậu, thời tiết cũng có sự chênh lệch nhất định. Nếu như Tà Năng sở hữu kiểu khí hậu mát mẻ gần giống như Đà Lạt thì ở Phan Dũng khí hậu lại hơi khô và nóng như Phan Thiết. Bên cạnh đó, cũng giống như Nam Bộ, thời tiết của cung đường này cũng phân hóa theo hai mùa chính : mùa mưa và mùa khô hay còn được phượt thủ gọi bằng cái tên lãng mạn là mùa cỏ xanh và mùa cỏ vàng. Mùa cỏ xanh bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 hoặc tháng 12 với những cơn mưa bất chợt. Còn mùa cỏ vàng nối tiếp từ tháng 12 đến tháng 6 sang năm với kiểu khí hậu hanh khô vào ban ngày kèm theo những cơn gió se se lạnh về ban đêm.  Vậy nên đi trekking Tà Năng mùa nào? Thực ra, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng biệt, do đó dù bạn đi mùa nào cũng đều được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ.   Tà Năng – Phan Dũng mùa cỏ cháy 3. Kinh nghiệm trekking ...

Với những ai đi trekking lần đầu, kinh nghiệm luôn là thứ cần tích lũy. Làm sao để vững tin xách balo lên và trekking? Phượt Vi Vu xin chia sẻ rõ hơn kinh nghiệm trekking từ A-Z giúp chuyến đi của bạn trọn vẹn nhất. 1. Chuẩn bị khi đi trekking – lựa chọn cung đường Với người mới, bạn không nên chọn cung đường mạo hiểm, độ khó cao. Thay vào đó, chọn những cung đường đơn giản, ít thử thách để làm quen và tích lũy kinh nghiệm. Bạn cũng nên xem tình trạng của cung đường: lầy lội, bụi bặm, ẩm thấp, dài ngắn…để lên kế hoạch phù hợp. Đừng bỏ lỡ bài viết: những cung đường trekking cơ bản dành cho người mới Bạn cần lựa chọn cung đường phù hợp. Ảnh: Freepik Đồng thời, bạn nên xem sức khỏe của bạn thân có cho phép chinh phục cung đường với độ khó đó không? Nhớ “liệu cơm gắp mắm” sao cho phù hợp với thể trạng, cơ địa nữa nhé. 2. Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi là kỹ năng trekking cần thiết Xem thêm bài viết kinh nghiệm đi trekking “siêu” chi tiết dành cho trekkerđể có thêm nhiều kiến thức mới mẻ. – Thể lực + tâm lý Hoạt động trekking đòi hỏi sức khỏe và dẻo dai. Bởi bạn sẽ phải đi bộ nhiều, vượt qua loại nhiều địa hình như đồi núi, rừng rậm, đồi cát hay vách đá…  Đi bộ liên tục trong chặng đường dài, nếu không tập luyện thường xuyên thì sẽ nhanh xuống sức. Bạn có khả năng bị chấn thương nhẹ như trật chân, bong gân…Do vậy nếu muốn thử sức mình, bạn nên tập thể lực trước đó 2-3 tuần, thường là đi bộ, chạy bộ…để rèn sức bền cho cơ thể.  Kinh nghiệm trekking từ A-Z cho thấy tâm lý + thể lực ảnh hưởng lớn tới chuyến đi. Ảnh: Freepik Kinh nghiệm trekking từ A-Z cho thấy, tâm lý cũng ảnh hưởng rất đến chuyến trekking. Bạn cần vững vàng tâm lý, tránh bị những điều lo sợ, tiêu cực làm giảm “nhuệ khí”. – Tìm hiểu thông tin về nơi mình sắp đến Bạn cần tìm hiểu những thông tin về cung đường mình sắp đến. Bởi nếu không, bạn có thể bị lạc bất cứ lúc nào. Đồng thời, bạn nên chọn các tour có leader uy tín, biết rõ cung đường và nhiều kinh nghiệm. Nếu không, bạn cũng có thể nhờ người địa phương nắm rõ địa hình giúp bạn.  Nếu muốn tự khám phá, la bàn, GPS và tracklog là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn nên dành một chút thời gian để học cách sử dụng thành thạo các dụng cụ này. – Kiểm tra thời tiết kỹ càng Đây là điều bạn cần đặc biệt chú ý. Bởi nó sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới chuyến đi của bạn. Và nhờ ...

Lẩn khuất trong những cánh rừng già ở phía Tây của Quảng Nam là một ngôi làng của đồng bào dân tộc  Cơ Tu – mang tên  Aur. Muốn khám phá ngôi làng này, bạn có thể tham gia tour trekking làng Aur của Phượt Vi Vu. Tuy nhiên, để chuyến đi diễn ra an toàn và suôn sẻ thì đừng nên bỏ lỡ những kinh nghiệm hữu ích như  dưới đây. 1. Làng Aur ở đâu? Trước kia, làng Aur ở tận Pà Xuông thuộc xã Ba, Đông Giang. Sau một biến cố bất ngờ xảy ra thì một nửa dân làng thắng tiến về hướng núi Aur sinh sống. Một nửa còn lại tách đường ngược dốc Gió ở xã Sông Kôn, Đông Giang sang Nam Đông, Thừa Thiên Huế để lập làng. Về làng mới, nhưng những người dân nơi đây vẫn chưa thể yên ổn sống giữa rừng già. Bởi vì đói, không làm ăn được nên phải rời làng 2 lần nữa, người dân Cơ Tu mới chịu dừng lại tại vị trí bây giờ. Làng Aur tọa lạc tại xã A Vương, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Khu vực được cho là giáp ranh với biên giới của Thừa Thiên Huế. Aur là ngôi làng của Thần Rừng 2. Kinh nghiệm trekking làng Aur Aur là ngôi làng của thần rừng. Nơi đây có vô vàn những điều thú vị và đặc biệt. Nếu muốn trekking làng Aur, khám phá những điều đặc biệt và thú vị ấy thì bạn đừng nên bỏ qua kinh nghiệm dưới đây. Tất cả sẽ giúp cho bạn có một chuyến đi hoàn hảo và suôn sẻ. 2.1. Chuẩn bị thể lực Ít ai biết rằng, con đường duy nhất để đến làng Aur là quãng đường gần 20km. Gần 20km ấy, bạn phải xuyên rừng, băng qua những cánh đồng cỏ xanh bạt ngàn. Hoặc leo lên những ngọn đồi quanh năm mây phủ. Hay phải lội qua những con suối ngày đêm nước chảy róc rách… Tưởng chừng là đường mòn dễ đi. Nhưng không phải. Cung đường trekking này có những đoạn dốc đứng cheo leo, như một sợi chỉ vắt ngang qua núi, chỉ vừa cho một người đi. Phía dưới là vực sâu thăm thẳm… Vì thế, để đảm bảo chuyến đi an toàn và suôn sẻ thì các bạn nên chuẩn bị thể lực trước khi đi. Có thể tập luyện đều đặn các bài tập bổ trợ hàng ngày. Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, thể lực và tâm lý thì có thể đăng ký tour trekking làng Aur để bắt đầu hành trình khám phá và trải nghiệm. 2.2. Hành trang cần thiết cho chuyến trekking làng Aur Bên cạnh việc chuẩn bị thể lực thì cũng đừng quên những hành trang cần thiết cho chuyến trekking làng Aur như sau: – Balo Trong các chuyến trekking, bạn nên lựa chọn loại balo có kích ...

Sự chuẩn bị cho một chuyến đi trekking bao giờ cũng rất cần thiết. Bởi đây là một yếu tố giúp hành trình diễn ra suôn sẻ và thành công tốt đẹp. Nếu bạn cũng muốn như vậy thì đừng nên bỏ qua những kinh nghiệm trekking làng Aur từ A-Z đầy đủ và chi tiết nhất được Phượt Vi Vu trình bày trong bài viết dưới đây. 1. Giới thiệu về làng Aur Làng Aur là ngôi làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu và thuộc vào địa phận của xã A Vương, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ngôi làng nằm vắt vẻo và hẻo lánh, lẩn khuất sau những cánh rừng già của đại ngàn Trường Sơn. Muốn đến đây thì các bạn phải băng qua khoảng 20km đường rừng, hiểm nguy nhưng cũng đầy thách thức, thú vị. Gọi là làng nhưng thực ra ở đây chỉ có vỏn vẹn 21 nóc nhà xinh xắn tạo thành hình vòng cung. Tất cả ôm trọn lấy nhà Gươl xinh đẹp ở giữa – nơi sinh hoạt cộng đồng của gần 100 con người trong bản. Trekking làng Aur bạn mới thấy, ngôi làng này vẫn mang đậm dấu ấn của tập tục “du canh, du cư”. Và trao đổi hàng hóa là hình thức mua bán thông dụng, rất phổ biến. Làng Aur Đừng quên:  Theo chân Phượt Vi Vu, khám phá làng Aur 2. Cách di chuyển đến làng Aur Phượt Vi Vu đã từng nhiều lần có cơ hội đặt chân đến ngôi làng này. Và theo kinh nghiệm của Phượt Vi Vu, muốn khám phá làng Aur thì đầu tiên các bạn phải có mặt ở thành phố Đà Nẵng. Tập trung tại điểm hẹn như chương trình tour đã yêu cầu. Sau đó bắt đầu xuất phát: Đi về hướng Hòa Phú Vượt qua con dốc Kiền để tới Trung Mang Chạy thẳng lên Prao – trung tâm của Đông Giang Men theo đường Hồ Chí Minh, tới xã A Vương Qua cây cầu A Vương, có bảng chỉ dẫn đường vào làng Arec và Aur. Giao thông của Aur chủ yếu là những lối mòn nằm vắt vẻo giữa núi đồi, đan xen là những con suối chảy róc rách, êm đềm… Tuy nhiên, cũng có những đoạn là con dốc dựng đứng thăm thẳm, sâu hun hút. Phía dưới là tiếng suối Mơ ào ào hun hút như muốn nuốt chửng cả rừng già. Nguy hiểm nhưng vượt qua tất cả bạn sẽ đến được ngôi làng. Một ngôi làng đặc biệt, như sống ở trên trời. Xung quanh chỉ thấy bạt ngàn mây trắng. Chỉ bằng một cái với tay, bạn có thể chạm vào trời xanh… Đường vào làng Aur Bảng chỉ dẫn đường vào làng 3. Kinh nghiệm trekking làng Aur từ A-Z Có thể nói, cung đường trekking khám phá làng Aur đầy rẫy những thử thách và khá hiểm nguy. Vì thế, muốn chuyến đi ...

Chinh phục đỉnh Fansipan – chạm tay vào nóc nhà Đông Dương không chỉ là giấc mơ mà còn là thử thách đối với rất nhiều người. Vì thế, mong rằng những chia sẻ về kinh nghiệm trekking Fansipan của Phượt Vi Vu dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên kế hoạch của chuyến đi sắp tới. 1. Đỉnh Fansipan ở đâu? Fansipan hay còn gọi là Phanxipang. Tiếng địa phương gọi là Hủa Xi Pan – phiến đá khổng lồ chênh vênh. Ngọn núi này thuộc vào dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cách thị trấn Sapa khoảng 9km về phía Tây Nam. Và nằm giáp giữa 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Sở hữu độ cao  3.143m so với mực nước biển, Fansipan là ngọn núi cao nhất của đất nước ta và được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.  Có thể nói, trekking Fansipan – một trong những cung đường trekking đẹp “ hớp hồn” giới trẻ Việt Nam. Do đó, nó luôn là một khát khao mà ai cũng đều muốn chinh phục.  Fansipan – nóc nhà Đông Dương. Ảnh: Internet 2. Thời điểm leo Fansipan lý tưởng? Theo kinh nghiệm trekking Fansipan của Phượt Vi Vu, bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn cũng có thể thực hiện được chuyến đi này. Tuy nhiên, thời điểm đẹp và lý tưởng nhất chính là tháng 3 và tháng 11. Tháng 3 – mùa hoa đỗ quyên nở. Vì thế leo núi Fansipan dịp này, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn cả một vương quốc hoa đỗ quyên khổng lồ. Loài hoa đa dạng, đủ sắc màu hồng, đỏ, trắng, vàng… Dọc đường trekking, không đoạn nào không xuất hiện hoa. Từ rừng hoa nằm dưới chân dãy núi  Hoàng Liên Sơn cho đến những cây đỗ quyên đại thụ nở hoa trên núi cao hùng vĩ. Tháng 11 – thời tiết se se lạnh. Lúc này, tiết trời quang, không mây mưa, mù sương cũng chẳng nóng nực. Do đó, rất thuận tiện cho hành trình săn mây trên đỉnh Fan và  ngắm bình minh, hoàng hôn rực rỡ. Trekking Fansipan mùa hoa đỗ quyên. Ảnh: Internet Tuy nhiên, dù cho bạn lựa chọn tham gia tour trekking Fansipan vào tháng nào trong năm thì nhất định vẫn cần phải kiểm tra hoặc xem dự báo thời tiết trước. Để kịp thời đối phó với những thay đổi bất chợt, tránh nguy hiểm và giữ an toàn cho bản thân. 3. Kinh nghiệm trekking Fansipan Đầu tiên, muốn chinh phục đỉnh Fansipan, các bạn cần có giấy phép vào rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn do Ban quản lý cấp. Khi xin phép như vậy, khoản lệ phí bạn cần thanh toán là: Bảo hiểm: 5.000 vnđ/ ngày Phí kiểm lâm: 150.000 vnđ/ ngày Phí leo núi: 30.000 vnđ/ ngày Phí vệ sinh: 5.000 vnđ/ ngày 3.1. Chuẩn bị Theo kinh ...

Ít ai biết rằng, Tà Chì Nhù chính là một trong những cung trekking đẹp hớp hồn các bạn trẻ ở Việt Nam. Bởi khung cảnh thiên nhiên, núi non ở đây rất đẹp và hùng vĩ. Tuy nhiên, chinh phục đỉnh núi này không hề dễ dàng bởi đoạn đường dài 12km chỉ toàn là con dốc. Do đó, hãy để những kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z của Phượt Vi Vu hỗ trợ bạn nhé! 1. Tà Chì Nhù ở đâu? Tà Chì Nhù là một đỉnh núi sở hữu độ cao 2.979m, thuộc khối Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Theo dân tộc Mông, ngọn núi này còn có tên gọi là Chung Chua Nhà. Còn người Thái lại gọi là Phu Song Sung. Đỉnh Tà Chì Nhù thuộc vào địa phận huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, vùng Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù thấp hơn Fansipan nhưng nơi đây có địa hình khá phức tạp với nhiều dốc cao, thẳng đứng cheo leo. Kèm theo khí hậu khắc nghiệt, gió mạn nên quá trình trekking Tà Chì Nhù tương đối vất vả và nhiều nguy hiểm rình rập. Thế nhưng, đối với trekker – những người đam mê chinh phục, ưa trekking và thích “cưỡi gió – săn mây” thì làm sao có thể bỏ qua ngọn núi này được chứ nhỉ? Tà Chì Nhù – thiên đường “săn mây – cưỡi gió”. Ảnh: Internet 2. Nên trekking Tà Chì Nhù vào thời điểm nào? Cũng giống như khí hậu của miền Bắc nước ta, ở Tà Chì Nhù mùa hè cũng là mùa mưa (kéo dài từ tháng 5-8). Cùng với mùa đông khá khô ráo nhưng lại lạnh, thậm chí rét buốt do địa hình núi cao. Do đó, theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù của Phượt Vi Vu thì các bạn nên thực hiện leo Tà Chì Nhù vào khoảng thời gian, từ tháng 11 đến tháng 3. Tức là vào những ngày đầu xuân hoặc nắng đông. Lúc này thời tiết sẽ se se lạnh nhưng tương đối khô ráo, ít mưa và có thể săn được mây. Bên cạnh đó, các bạn có thể đi leo núi Tà Chì Nhù vào khoảng giữa mùa xuân (2 tháng đầu năm) để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa “lứa đôi” mang tên đỗ quyên. Theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù, nên đến đây vào giữa mùa xuân 3. Cách di chuyển đến Tà Chì Nhù Để chinh phục Tà Chì Nhù, các bạn cần thông thạo cách di chuyển đến đây. Cụ thể: 3.1. Hà Nội/ Sài Gòn – Yên Bái Như đã nói, Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 170km. Các bạn có thể đến đây bằng: Xe khách. Mức giá dao động 100-120k/người. Hãng xe uy tín, chất lượng như Việt Phương, Thành Lan… Chỉ cần ...

Một con đường rất nhỏ, trải dài là sỏi đá và lá cây rụng dọc khắp mặt đất. Những tán cây thông to và cao bao phủ cả bầu trời. Lâu lâu sẽ nhích một chút cho những tia nắng chiếu xuống mặt đất. Rừng cây rậm rạp, trải dài dọc hai đường đi, như một hành lang dài không lối thoát. Cây Pơ mu sừng sững giữa không gian với tuổi thọ hàng ngàn năm. Chưa kể đến hệ sinh thái tại đây vô cùng phong phú và đa dạng. Vườn quốc gia Bidoup – núi Bà chính là hành trình mà hầu như những ai thích xê dịch đều đam mê muốn khám phá. Hãy để Phượt Vi Vu chia sẻ kinh nghiệm trekking Bidoup cho bạn. Biết đâu, vào một cuối tuần rảnh rỗi, bạn lại hứng lên và muốn chinh phục Bidoup thì sao?  1. Đôi nét về vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Nếu bạn đi từ thành phố Đà Lạt, bạn hãy đi theo hướng tỉnh lộ 723, chỉ cách khoảng 50km giữa hai địa điểm.  Với độ cao 2.287m, Bidoup được mệnh danh là “nóc nhà Tây Nguyên” , hùng vĩ và cao lớn giữa núi rừng. Ngoài ra Bidoup hầu như chiếm trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Rừng Bidoup nằm trong hệ thống Vườn Quốc gia Việt Nam với diện tích lên tới 65 ngàn ha.  Nếu bạn tham gia trekking Bidoup. Tức là bạn đang khám phá 1 trong 27 vườn quốc gia thuộc các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Và cũng là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới. Hệ sinh thái vô cùng đa dạng với nhiều cây lá rộng và lá kim ẩm nhiệt đới. Chiếm 91% diện tích là rừng và đất nguyên sinh với đa dạng thảm thực vật. Thực vật chiếm 1.469 loài, trong đó 62 loài quý hiếm phân bố thành 29 loại thực vật khác nhau. Có thể kể đến như Thông đỏ, Bách xanh, Pơ mu, Thông 5 lá Đà Lạt, Thông 2 lá dẹp. Còn động vật thì có 56 loài được ghi trong danh mục các loài quý hiếm. 47 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. 30 loài trong danh mục sách Đỏ IUCN. Đặc biệt hơn hết, Bidoup còn có hơn 250 loại lan rừng bao phủ cả khu rừng.  Vườn quốc gia Bidoup. Ảnh: Internet 2. Kinh nghiệm trekking Bidoup Để có một chuyến đi thuận lợi, Phượt Vi Vu xin chia sẽ với mọi người kinh nghiệm leo núi Bidoup mà bên mình có:  2.1. Chuẩn bị  Đừng bỏ lỡ bài viết Bỏ túi 12 vật dụng cần thiết cho chuyến trekking để có sự chuẩn bị đầy đủ. – Trang phục, phụ kiện: Bạn cần chuẩn bị từ 2-3 bộ quần áo mỏng, thoáng ...

Dường như đến với Sapa, ai cũng có ước mơ được một lần chinh phục Fansipan – nóc nhà Đông Dương. Thế nhưng để chinh phục được đỉnh núi ấy không phải dễ dàng. Với kinh nghiệm 3 lần chinh phục đỉnh Fansipan, Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ tất tần những kinh nghiệm trekking Fansipan từ A-Z đầy đủ và chi tiết nhất trong bài viết dưới đây. Mục đích là để giúp bạn dễ dàng đạt được ước mơ chạm tay vào nóc nhà Fansipan. 1. Fansipan ở đâu? Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là ngọn núi cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Ngọn núi này sở hữu độ cao 3.143 m so với mặt nước biển. Nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn và có vị trí giáp giữa tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đỉnh Fansipan – Nóc nhà Đông Dương. Ảnh: Internet 2. Nên đến Fansipan vào mùa nào? Nếu như ở các địa danh du lịch khác, bạn phải đi đúng “mùa du lịch” thì mới được trải nghiệm “đặc sản” của điểm đến. Nhưng đối với tour trekking Fansipan, các bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian phù hợp. Vì ở đây luôn có “đặc sản 4 mùa” để thiết đãi du khách vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Theo kinh nghiệm trekking Fansipan từ A-Z của nhiều trekker thì bạn có thể đến Fansipan vào:  Mùa xuân (tháng 2 – tháng 4 dương lịch): Đến Fansipan mùa này, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những bông hoa bung nở khắp núi rừng Bắc trong tiết trời se se lạnh.  Mùa hạ (tháng 5 – tháng 7 dương lịch): Fansipan bây giờ là một thiên đường hoa mùa hạ, với những khóm hoa đỗ quyên đỏ rực, hồng cổ, hồng leo, hướng dương, thanh anh, cẩm tú cầu… ngợp ngời hương sắc. Mùa thu (tháng 8 – tháng 10 dương lịch): Leo Fansipan tự túc mùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang chín vàng như những bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Mùa đông (tháng 11 – tháng 1 dương lịch): Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tuyết rơi có 1-0-2 trên đỉnh Fansipan. Phải chăng, đây cũng chính là một trong những điều khiến Fansipan luôn được du khách yêu thích? Lựa chọn thời tiết đi trekking Fansipan. Ảnh: Internet 3. Lựa chọn cung đường lên Fansipan? Tùy thuộc vào thời gian, thể lực, thời tiết… mà các bạn có thể lựa chọn cho mình những cung đường phù hợp nhất. Hiện nay, có 3 con đường mòn với lối dẫn khác nhau để bạn có thể chạm đỉnh Fansipan. Đó là: 3.1. Leo Fansipan đường Trạm Tôn Cung đường này là sự lựa chọn phổ biến dành cho những ai lần đầu đi trekking Fansipan. Bởi chủ yếu là đường mòn ...

Vườn quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà với độ cao và diện tích choáng ngợp. Thích hợp với dạo bộ, cắm trại, khám phá, trekking hay mạo hiểm và chinh phục. Nếu bạn muốn trải nghiệm được Bidoup với những loại hình trên thì hãy cùng đến với bài chia sẻ kinh nghiệm trekking Bidoup từ A-Z dưới đây của Phượt Vi Vu nhé. 1. Giới thiệu VQG Bidoup Núi Bà thuộc hành chính của huyện Lạc Dương và một phần của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích là 64.000 ha và độ cao chạm đỉnh 2.287m, VQG Bidoup Núi Bà là cái tên mà nhiều phượt thủ thường nhắc đến khi muốn chinh phục. Đỉnh Bidoup (cao 2.287m) được mệnh danh “nóc nhà Tây Nguyên” hay là “nóc nhà Lâm Viên”. Bởi vì VQG chiếm trọn một phần lớn của cao nguyên LangBiang. Để đến được với đỉnh bạn phải trải qua những khu rừng già hay những con sông suối, chưa kể đến thảo nguyên mênh mông. Nghe có vẻ gian nan. Nhưng với cuốn bí kíp những kinh nghiệm trekking Bidoup từ A-Z của Phượt Vi Vu bạn có thể bớt lo lắng một chút.  Những điểm đặc trưng khác của Bidoup  Bidoup còn là 1 trong 27 vườn quốc gia thuộc các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn thuộc 1 trong 21 trung tâm chim đặc hữu của thế giới. Một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam 91% diện tích là rừng và đất nguyên sinh. Nơi đây nổi tiếng với đa dạng thảm thực vật với nhiều cây lá rộng và lá kim ẩm nhiệt đới. Rừng Bidoup có 1468 loài thực vật. Trong đó có 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 loại thực vật khác nhau. Ví dụ như Thông đỏ, Bách xanh, Pơ mu, Thông 5 lá Đà Lạt, Thông 2 lá dẹp. Chưa kể đến nơi đây còn là vương quốc của 250 loài lan rừng đẹp lộng lẫy giữa thiên nhiên xanh ngát.  Về động vật thì Bidoup có 56 loài được ghi trong danh mục các loài quý hiếm. 47 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. 30 loài trong danh mục sách Đỏ IUCN. Hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú chính là điều đã làm nên tên tuổi của VQG Bidoup – Núi Bà. Vì vậy mà phượt thủ trên khắp cả nước đều muốn thực hiện tour trekking Bidoup Núi Bà và trải nghiệm cảm giác khi đặt chân vào khu rừng cổ kính.  Khám phá thêm: Cây Pơmu 1300 năm tuổi ở vườn quốc gia Bidoup Vườn quốc gia Bidoup. Ảnh: Internet 2. Cách di chuyển cung đường trekking Bidoup thuận lợi  Điều đầu tiên để có một chuyến hành trình thuận lợi đó chính là tìm hiểu về cung đường đi. Nếu bạn chỉ mới là người bắt đầu và không có kỹ năng trekking ...

Trekking 8 nàng tiên được xem là cung đường trekking ven biển đẹp nhất ở Việt Nam. Cùng Phượt Vi Vu khám phá kinh nghiệm trekking biển 8 nàng tiênlần đầu tiên nhé! 1. Đôi nét về cung đường trekking 8 nàng tiên Trekking biển 8 nàng tiên là hành trình băng qua 8 bãi biển tuyệt đẹp nằm trên địa phận 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hoà bao gồm: Bãi Thùng; Bãi Nước Ngọt; Bãi Chà Là; Bãi Bình Tiên; Bãi Bà Bóng; Bãi Tôm; Bãi Cồn; Bãi Chuối.  Cảnh đẹp trên cung đường trekking 8 Nàng Tiên Chính vì đi qua 8 bãi biển, nên cái tên 8 nàng tiên cũng từ đó mà hình thành. Với khung cảnh đầy nắng – gió kết hợp biển và rừng tạo nên một sức hút vô cùng đặc biệt cho 8 nàng tiên. Hành trình trekking biển 8 nàng tiên trải dài hơn 18 km từ Ninh Thuận đến Khánh Hòa. Cung đường trekking 8 Nàng Tiên hứa hẹn mang đến cho bạn những điều mới lạ và hấp dẫn. Đọc thêm bài viết: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cung đường trekking 8 Nàng Tiên 2. Kinh nghiệm trekking 8 nàng tiên cho người đi lần đầu Đối với những người thích xê dịch nhưng chỉ mới đi trekking biển 8 nàng tiên lần đầu. Theo kinh nghiệm đi trekking của Phượt Vi Vu thì bạn phải đặc biệt lưu ý những điều sau đây:  2.1. Chuẩn bị trước khi đi Thể lực và tâm lý: Đây luôn là 2 yếu tố quan trọng trong hầu hết những chuyến trekking và du lịch khám phá. Nếu bạn thiếu một trong hai, bạn sẽ khó hoàn thành được mục đích mà bản thân đã đề ra.  Về thể lực: Bạn nên rèn luyện thể lực đều đặn như chạy bộ từ 30 phút đến 1 tiếng. Đi cầu thang nhiều lần (nếu khu vực bạn ở hoặc đi làm có cầu thang). Tập những động tác cơ bản để cải thiện sức khỏe tốt hơn.  Về tâm lý: Ngoài thể lực, bạn cũng cần một tâm lý tốt và ổn định. Đừng nên tự tạo áp lực cho bản thân rằng bạn sẽ không làm được. Hãy luôn nghĩ đến những điều tích cực, hứng thú về hành trình mà bạn sắp được trải nghiệm.  Chuẩn bị đầy đủ cả thể lực và tâm lý cho chuyến trekking 8 Nàng Tiên Kiểm tra thời tiết Yếu tố thứ hai góp phần cho sự thành công của hành trình trekking biển 8 nàng tiên đó chính là thời tiết. Theo kinh nghiệm trekking ven biển của mình thì thời tiết ảnh hưởng cực kỳ cao đến chuyến đi. Nếu bạn đi biển đúng lúc bão lớn hoặc mưa to thì sẽ gặp tình trạng sóng lớn, nước biển lên cao không thuận lợi cho việc cắm trại và đi biển. Ngoài ra trong hành trình, bạn cũng sẽ băng rừng, vượt thảo nguyên thì ...

Trekking là hoạt động giải trí mạo hiểm và khá gian nan nhưng đem lại rất nhiều trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng Phượt Vi Vu tham gia trekking cực Đông Việt Nam khám phá Mũi Đôi Khánh Hòa – nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam tuyệt đẹp và khó quên ngay thôi! 1. Giới thiệu về Mũi Đôi cực Đông Mũi Đôi Cực Đông ở đâu trên dải đất hình chữ S? Theo như thông tin chính xác thì Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc và cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 35km về hướng Nam. Mũi Đôi chính là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia. Tại vị trí này, bạn có thể đón bình minh với “tia nắng đầu tiên” của Việt Nam sớm hơn tất cả mọi nơi khác.  Cũng tại vị trí này, bạn sẽ thấy một chóp inox đã được gắn vào ngày 4-12-2012 để làm mốc điểm cực .Nếu bạn thực hiện hành trình trekking cực Đông thì đích đến sẽ là chạm tay vào chóp inox đó..  2. Thời điểm lý tưởng để đi trekking cực Đông Cũng giống như một số tỉnh thành ở khu vực miền Trung, Khánh Hòa sở hữu hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa khô sẽ bắt đầu từ tháng 1 – tháng 8 hàng năm, nhiệt độ dao động trong khoảng 34 – 38 độ C, khá nóng. Theo kinh nghiệm trekking Cực Đông của Phượt Vi Vu, thời điểm lý tưởng và phù hợp nhất để đến đây là khoảng đầu năm. Lúc này, cũng chính là mùa khô, thời tiết tương đối dễ chịu, lượng mưa không nhiều, sẽ giúp cho hành trình của bạn thuận lợi hơn.  Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế đi trekking cực Đông Việt Nam vào mùa mưa. Tức là khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 12. Vì mưa nhiều, biển động, cung đường trekking sẽ khó chinh phục hơn. 3. Cách di chuyển tới cực Đông Nếu bạn ở 2 đầu đất nước và muốn chinh phục Cực Đông, bạn cần tới được 1 trong 2 thành phố này. Đó là Tuy Hòa của Phú Yên và Nha Trang của Khánh Hòa. Từ Tuy Hòa và Nha Trang bạn sẽ bắt đầu di chuyển đến Đầm Môn. Bạn có thể sử dụng hai phương tiện chủ yếu đi đến Đầm Môn là xe máy hoặc xe buýt. Sau khi đã đến Đầm Môn (mất khoảng 1 tiếng) thì bạn sẽ bắt đầu hành trình đến với Cực Đông.  Có hai cách chính để bạn đến được với Mũi Đôi Cực Đông. Dù bạn đi bằng ...

Với hệ thống động, thực vật, sông hồ và thác nước vô cùng phong phú. Kèm theo đó là phong cảnh hoang sơ, đẹp mê mẫn được thiên nhiên ban tặng. Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã trở thành địa điểm trekking lý tưởng cho những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá. Chính vì lẽ đó, Phượt Vi Vu cất công 3 lần tới Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập để đúc rút nên bài viết kinh nghiệm trekking Bù Gia Mập từ A-Z. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích giúp bạn có thể chinh phục được rừng Bù Gia Mập này.  1. Vườn quốc gia Bù Gia Mập ở đâu? Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc địa phận hành chính trên địa bàn của xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ 210km trong đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam. Chính vì gần với thành thị, nên hành trình trekking Vườn quốc gia Bù Gia Mập luôn có sự hấp dẫn với khách du lịch. Nơi này có phía Tây Bắc giáp với ranh giới của Campuchia, Đông Bắc giáp ranh với tỉnh Đắk Nông.  2. Cách di chuyển đến Vườn quốc gia Bù Gia Mập Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 210km, cách di chuyển đến Bù Gia Mập khá đơn giản.  Xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh Bằng xe máy: Xuất phát từ Hồ Chí Minh theo quốc lộ 13 về Bình Dương. Đến ngã tư gần khu du lịch Đại Nam thì bạn rẽ phải theo hướng Phú Giáo. Tiếp tục đi thẳng con đường này, tới vòng xoay lớn thì bạn rẽ theo hướng Bình Phước. Sau đó, bạn lại tiếp tục đi tới thị xã Phước Long. Tới đây, bạn đi theo đoạn tới Đắk Ơ và chạy thêm 25km nữa là tới VQG Bù Gia Mập. Bằng xe khách: Bạn đi ra bến xe Miền Đông, mua vé đi đến VQG Bù Gia Mập. Chi phí 200.000/ người và mất khoảng 4 tiếng để tới nơi. Cách này thuận tiện hơn rất nhiều so với việc di chuyển bằng xe máy.  Cung đường trekking Bù Gia Mập Tại VQG Bù Gia Mập có khá nhiều cung đường để thực hiện trekking. Thông thường sẽ có 2 tuyến đường chính:  Chạy xe máy dọc theo quốc lộ 14 xuyên rừng, đi qua suối Đắk Ka, thác Lưu Ly. Thời gian dự kiến cho hành trình này là khoảng 2 ngày 1 đêm. Chạy xe máy dọc đường tuần tra biên giới tham quan các địa điểm Giếng Trời, thác Đắk Bô. Cung đường này sẽ mất tầm 3 ngày 2 đêm.  Theo kinh nghiệm trekking Bù Gia Mập của Phượt Vi Vu thì khi bạn gộp hai cung đường này lại với nhau. Nó sẽ tạo nên một vòng tròn, ôm trọn một phần của VQG Bù Gia Mập.  ...

Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập có vị trí địa lý khá gần với khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình đất đỏ không quá phức tạp nhưng cảnh quan thiên nhiên vô cùng xinh đẹp. Chính vì lẽ đó mà nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng để thực hiện trekking. Thế nhưng, nếu bạn mới đi trekking Bù Gia Mập lần đầu thì nên tham khảo thêm bài viết dưới đây của Phượt Vi Vu. Với kinh nghiệm đã từng trekking Bù Gia Mập, mình mong rằng có thể hỗ trợ các bạn trên cung đường chinh phục.  1. Vườn quốc gia Bù Gia Mập ở đâu? Liệu bạn có đang thắc mắc rừng Bù Gia Mập ở đâu không? Rừng Bù Gia Mập nằm ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. VQG có phía Tây Bắc giáp với ranh giới của Campuchia và Đông Bắc giáp với Đắk Nông. Với vị trí vô cùng thuận lợi và gần gũi với thành thị. Nơi đây chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 210km trong đoạn cuối của dãy Trường Sơn. Nên nơi đây rất thích hợp cho một tour trekking Bù Gia Mập.  2. Thời điểm lý tưởng để đi trekking Bù Gia Mập Đối với những bạn chỉ mới trekking Bù Gia Mập lần đầu thì nên lưu ý về thời gian để thực hiện hành trình này. VQG Bù Gia Mập có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.  Vườn quốc gia Bù Gia Mập Bạn nên đi vào khoảng thời gian mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Thời tiết ôn hòa, dễ chịu, địa hình dễ đi, không trơn trượt sẽ giúp bạn hoàn thành cung đường thuận lợi hơn. Nên hạn chế đi vào mùa mưa, tức vào thời gian tháng 5 đến tháng 10. Mưa nhiều sẽ khiến con đường khó đi, sình lầy và “vắt” cũng sẽ dễ tấn công bạn.   3. Kinh nghiệm trekking Bù Gia Mập lần đầu Dựa vào kinh nghiệm đi rừng Bù Gia Mập của Phượt Vi Vu, thì bạn nên chuẩn bị trước những điều sau đây:  3.1. Đăng ký tour:  Nếu bạn chỉ mới lần đầu tiên đặt chân đến với VQG Bù Gia Mập thì nên đăng ký tour từ những công ty du lịch uy tín. Ngoài có người đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường đi bạn sẽ còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Ví dụ như biết được hệ sinh thái cũng như những loài thực vật và động vật nổi tiếng ở đây là gì? Ngoài ra, bạn còn luôn được đảm bảo an toàn trong suốt hành trình.  3.2. Chuẩn bị trước khi đi: Liên hệ với công ty du lịch hoặc BQL VQG Bù Gia Mập: Nên liên hệ trước với điều hành hoặc hướng dẫn để hỏi những thông tin cần thiết trước khi đi. Ví dụ như xác nhận lại ...

Nếu bạn có dịp đến với vùng đất Khánh Hòa đầy nắng và gió nhưng lại không muốn tắm biển. Hãy thử đổi “khẩu vị” sang chinh phục thảo nguyên Tà Giang xinh đẹp. Và nếu bạn chưa biết gì về Tà Giang. Hãy để Phượt Vi Vu chia sẻ kinh nghiệm trekking thảo nguyên Tà Giang chi tiết cho bạn. Mục đích là của mình chính là hỗ trợ bạn có thể khám phá những vùng đất xa lạ trên mảnh đất Việt Nam.  1. Thảo nguyên Tà Giang xinh đẹp ở đâu? Khi nhắc đến Khánh Hòa, chắc chắn bạn sẽ chỉ nghĩ tới những bãi biển. Nhưng tại đây cũng có một nơi gọi là thảo nguyên Tà Giang. Thảo nguyên Tà Giang thuộc địa phận hành chính của xã Thành Sơn huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây chỉ là một thôn nhỏ của khu vực miền núi. Ngoài ra, Tà Giang còn nằm giáp ranh với Vườn quốc gia Phước Bình của Ninh Thuận.  Muốn trekking Tà Giang xinh đẹp, hãy đến Khánh Sơn, Khánh Hòa. Ảnh: Internet 2. Cách di chuyển đến Tà Giang  Để thực hiện tour trekking Tà Giang, đầu tiên bạn phải đến được với Ninh Thuận hoặc Khánh Hòa trước. Nhưng dựa theo hướng dẫn trekking Tà Giang của Phượt Vi Vu, bạn nên di chuyển theo hướng Cam Ranh, Khánh Hòa sẽ thuận tiện hơn cho bạn. Bạn có thể di chuyển bằng hai phương tiện để đến với Cam Ranh.  Xe máy: Xuất phát từ Hồ Chí Minh đi Cam Ranh. Sau đó di chuyển thêm 60km nữa để đến thôn Tà Giang. Hành trình khoảng từ 10 – 12 tiếng hoặc có thể hơn 1 ngày nếu bạn có dừng lại nghỉ ngơi. Nếu bạn có ý định phượt thì hãy chọn phương tiện này.  Xe khách: Xuất phát từ bến xe miền Đông đến Cam Ranh. Tiếp theo đi xe bus hoặc xe 16 chỗ để đến thôn Tà Giang. Đi bằng phương tiện này sẽ tiết kiệm được thời gian và không bị mất quá nhiều sức lực.  Tổng hành trình của cung đường trekking Tà Giang sẽ dao động khoảng 30km tính cả chặng đi lẫn về.  Một lưu ý nhỏ trong kinh nghiệm trekking thảo nguyên Tà Giang của Phượt Vi Vu đó là bạn nên đến thôn vào lúc sáng sớm. Để khi bạn dừng chân tại điểm hạ trại cũng sẽ vừa kịp chiêm ngưỡng khoảnh khắc hoàng hôn.  Xe giường nằm di chuyển đến Khánh Hòa. Ảnh: Internet 3. Trekking Tà Giang mùa nào đẹp nhất Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng Tà Giang một cách trọn vẹn nhất. Bạn nên lưu ý lựa chọn thời điểm hợp lý để thực hiện. Từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm là thời gian đẹp nhất để khởi hành tour trekking Tà Giang. Thời gian này, khí hậu sẽ vô cùng ấm áp, không có mưa nhiều và cung đường cũng ...

Núi Chư Nâm – người anh em của Chư Đăng Ya – đang trở nên khá phổ biến với giới trẻ dạo gần đây. Cung đường chinh phục không quá khó, thời gian tiết kiệm và cảnh quan lại vô cùng tươi đẹp. Chính vì những lý do trên, người đến với Chư Nâm ngày càng nhiều. Với mong muốn mọi người có thể chiêm ngưỡng Chư Nâm một cách trọn vẹn. Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đi trekking leo núi Chư Nâm chi tiết mà bạn cần phải có.  1 Đôi nét về núi Chư Nâm  Núi Chư Nâm ở đâu? Cao bao nhiêu? Núi Chư Nâm nằm ở địa phận hành chính của huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Nơi đây chỉ cách Gia Lai khoảng 30 phút di chuyển bằng xe máy. Đỉnh Chư Nâm được xem là cao nhất trong dãy của cao nguyên Pleiku ở phía Tây. Nơi đây có độ cao 1.500m so với mực nước biển.  Thảm thực vật tại Chư Nâm như thế nào? Ở Chư Nâm, hệ sinh thái cũng như thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Khi bạn thành công chặng đường chinh phục đỉnh Chư Nâm. Bạn sẽ có thể nhìn được toàn cảnh núi rừng, những đồng ruộng và cây cỏ bao bọc tại Gia Lai.  Trekking leo núi Chư Nâm chinh phục đỉnh cao 1.472m. Địa hình ở Chư Nâm có điểm gì nổi bật?  Cung trekking leo núi Chư Nâm tương đối dễ đi. Đường bằng phẳng, không có nhiều sỏi đá. Tuy nhiên, thử thách lên nhất để lên được đỉnh Chư Nâm chắc chắn là những con dốc cheo leo. Dốc tại Chư Nâm khó đi hơn những địa điểm khác. Nhưng chỉ cần bạn có một chút kỹ năng trekking đỉnh núi Chư Nâm. Bạn sẽ có thể thực hiện được một cách an toàn. Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ những công ty du lịch uy tín.  2 Nên đi trekking núi Chư Nâm vào thời điểm nào? Bất cứ chuyến trekking nào cũng có một thời điểm thích hợp để bạn có thể chiêm ngưỡng hết được vẻ đẹp của nó. Vậy thời điểm tốt nhất để đi tour trekking núi Chư Nâm là khi nào?  Nếu bạn muốn săn mây tại đỉnh Chư Nâm, thời gian tốt nhất là từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau. Khoảng thời gian này, Gia Lai đang bước vào mùa khô, ít mưa, gió hanh và thời tiết lạnh. Vào sáng sớm sẽ có một màn sương mù ẩn hiện vô cùng đẹp mắt.  Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng một thảm hoa vàng dã quỳ gợn sóng trong nắng sớm ở đỉnh Chư Nâm với độ cao 1.470m. Bạn nên đi vào tháng 11 hằng năm. Chư Nâm có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu bạn biết lựa chọn khung thời gian hợp lý, bạn ...

Bạn có biết đến khu rừng “rêu” cổ tích của Hòn Giao? Nơi đây có vẻ đẹp tựa như một thế giới ảo diệu với những lớp rêu bao phủ khắp mọi nơi. Chính sự lộng lẫy của khu rừng “rêu” đó đã làm lay động biết bao trái tim của những trekker. Nếu bạn vẫn chưa biết hoặc đã biết về Hòn Giao nhưng chưa có dịp khám phá. Tại sao không nhân dịp này, dành một cuối tuần rảnh rỗi để chinh phục Hòn Giao. Và với mong muốn hỗ trợ bạn trên con đường chiêm ngưỡng thiên nhiên Hòn Giao. Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ kinh nghiệm trekking khám phá đỉnh Hòn Giao từ A-Z, chỉ dành cho bạn! 1 Vài nét về Hòn Giao Câu hỏi đầu tiên Phượt nghĩ bạn sẽ đặt ra sau khi đọc đoạn mở bài, vậy Hòn Giao ở đâu? Hòn Giao cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 60km và một tiếng chạy xe. Nơi đây giáp ranh giữa hai tỉnh là Lâm Đồng và Khánh Hòa. Rừng Hòn Giao cũng là một phần của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Hòn Giao có vị trí vô cùng thuận lợi. Nếu bạn thực hiện tour trekking Hòn Giao. Tức là bạn đang khám phá Lâm Đồng với làn không khí sương lạnh tới Khánh Hòa đầy ắp những cơn gió.  Khi nhắc đến Hòn Giao, người ta cũng nhớ đến nơi đây như là điểm khởi đầu của cung đường đèo Omega huyền thoại. Cung đường đèo này nối giữa biển, hoa và núi rừng lại thành một bức tranh thơ mộng với sương mù bao quanh. Ngoài ra, đỉnh của Hòn Giao còn có độ cao gần 1.800m so với mực nước biển. Như đã nhắc ở mở bài, trên đỉnh của Hòn Giao, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khu vườn “rêu” cổ tích. Sức hút của rừng “rêu” vẫn đang mời gọi rất nhiều du khách từ phương xa đến đây khám phá.  Rừng Hòn Giao cũng là một phần của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Ảnh: Internet 2 Nên đi trekking Hòn Giao vào thời điểm nào? Một khi đã đi trekking Hòn Giao, điều chắc chắn mà bạn muốn thấy chắc hẳn là khu rừng nguyên sinh ở thời điểm tốt nhất. Vậy thời gian nào là hợp lý nhất cho một chuyến trekking rừng Hòn Giao? Dựa vào kinh nghiệm phượt Hòn Giao mà Phượt từng trải nghiệm. Thời gian tốt nhất để thực hiện một chuyến trekking Hòn Giao là từ tháng 12 đến tháng 4. Tương tự như tour Bidoup, Hòn Giao với thời gian này đang vào mùa xuân. Tiết trời lúc này vô cùng khô thoáng, thời tiết ấm áp và hầu như không có mưa nhiều. Đây cũng là dịp hoa lan rừng cùng nhiều loại thực vật khác đang đua nhau khoe sắc.  Một lưu ý nhỏ trong kinh nghiệm trekking Hòn ...

Thác Hang Én được mọi người đánh giá là một trong những thác nước đẹp nhất của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt hơn là thác Hang Én còn nằm trong top đầu những thác nước nên đến ở Châu Á. Chính bởi lý do này mà Hang Én trở thành địa điểm lý tưởng để thực hiện trekking. Để đến đây thành công, bạn nên có kinh nghiệm trekking thác Hang Én. Hoặc nếu bạn chỉ mới đến đây lần đầu. Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ chi tiết hơn về kinh nghiệm trekking thác Hang Én để bạn có thể chinh phục nhé! 1. Thác Hang Én (K50) ở đâu?  Thác Hang Én còn có tên gọi khác là K50. Nơi đây nằm ở phần giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định. Nhưng về mặt hành chính thì thác K50 thuộc địa phận của huyện Kbang tỉnh Gia Lai. Thác Hang Én thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng và xếp nhất nhì về mức độ đẹp trong các thác tại đây. Bạn cũng có thể đến với Pleiku để chinh phục thác Hang Én bởi vì hai nơi chỉ cách nhau khoảng 80km.  2. Cách di chuyển đến K50 Để di chuyển và trekking thác Hang Én (K50) thì bạn có thể đi theo 3 lộ trình sau:  2.1 Xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh Xuất phát từ bến xe miền Đông đến huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định.  Từ Bình Định tiếp tục đi thêm 20km để đến Xuân Phong. Rẽ vào thác K50 xã An Toàn, huyện An Lão. Khi đến An Lão, bạn đi theo con đường này khoảng 5km để đến với cột mốc số 10 để bắt đầu hành trình đến K50.  Từ TP. HCM bạn có thể đi xe khách tại bến xe miền Đông 2.2 Đến K50 từ Gia Lai Khởi hành từ Pleiku di chuyển đến xã An Khê khoảng 80km.  Đi thêm khoảng 30km để đến với huyện Kbang. Tiếp tục đi khoảng 60km để tới khu bảo tồn Kon Chư Răng. Từ đây bạn bắt đầu thực hiện khám phá thác Hang Én.  2.3 Đến K50 từ Bình Định Khởi hành từ xã An Khê tỉnh Bình Định. Di chuyển khoảng 30km để đến huyện Kbang.  Từ huyện Kbang đi thêm 60km đường đèo là sẽ tới Khu bảo tồn Kon Chư Răng.  Trong trường hợp bạn không muốn tự tìm đường đến K50. Bạn có thể liên hệ với công ty du lịch uy tín để đăng ký một tour trekking thác Hang Én. Sau đó, bạn chỉ cần ra đúng điểm hẹn đã được thông báo rồi bắt đầu hành trình.  3. Đi trekking thác Hang Én mùa nào đẹp?  Dựa theo kinh nghiệm trekking thác Hang Én của Phượt Vi Vu đã từng trải nghiệm. Bạn nên thực hiện trekking thác Hang Én vào khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 6. Đây là thời điểm đẹp ...

Nhắc đến Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Đa số chúng ta đều biết đến nơi đây với địa danh Bidoup nhiều hơn. Nhưng bạn có biết, ẩn sâu trong Vườn quốc gia (VQG) này, còn có một khu rừng “rêu” vô cùng quyến rũ. Khu rừng “rêu” đó chính là Hòn Giao. Nếu bạn chưa biết hoặc chỉ mới tham gia trekking chinh phục và khám phá Hòn Giao lần đầu. Hãy để Phượt Vi Vu hỗ trợ bạn trên con đường khám phá Hòn Giao nhé! 1 Đôi nét về Hòn Giao Hòn Giao ở đâu? Có độ cao bao nhiêu? Hòn Giao thuộc VQG Bidoup – Núi Bà. Hòn Giao có vị trí giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 60km. Hòn Giao có độ cao 1.800m so với mực nước biển. Nếu bạn chinh phục thành công đỉnh Hòn Giao. Bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng được khu rừng “rêu” cổ tích và đầy thơ mộng nơi đây.  Hệ sinh thái tại Hòn Giao như thế nào?  Điểm đặc biệt thu hút trái tim của những người trekker đó chính là thiên nhiên tại Hòn Giao. Với thảm thực vật xanh mướt cùng với hệ sinh thái phong phú. Hòn Giao làm điêu đứng rất nhiều người yêu thích thiên nhiên. Ngoài ra nơi đây còn có những loài cây vô cùng quý hiếm như cây thông 2 lá, cây pơ mu. Chưa kể đến 100 loài rêu khác nhau cùng với những loài lan rừng. Các loài động vật tại Hòn Giao cũng rất đa dạng với nhiều loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Chặng đường đầu tiên của tour Hòn Giao. Ảnh: Internet Địa hình ở Hòn Giao có khó chinh phục không?  Địa hình ở Hòn Giao chủ yếu là bằng phẳng, không có dốc nhiều. Chủ yếu là rừng rậm và những dòng suối chảy róc rách. Tương tự như Bidoup tour, bạn cũng phải băng qua những khu rừng, vượt qua những dòng suối. Và leo lên những con dốc cheo leo mới có thể đến được đỉnh của Hòn Giao. 2 Nên đi trekking hòn Giao vào thời điểm nào?  Nếu bạn chỉ mới trekking Hòn Giao lần đầu. Điều bạn nên lưu ý nhất chính là kiểm tra thời gian hợp lý để thực hiện hành trình. Dựa vào kinh nghiệm trekking Hòn Giao của Phượt. Bạn nên đi vào thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này là vào mùa xuân. Thời tiết ấm áp, tiết trời không quá nóng nực. Các loài động, thực vật cũng đua nhau sinh trưởng và đâm chồi nảy lộc. Khi đi vào thời gian này, bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng Hòn Giao một cách trọn vẹn nhất có thể.  Nên đi khám phá Hòn Giao vào tháng 12 – 4. Ảnh: Internet 3 Kinh nghiệm trekking hòn Giao lần đầu ...

Bạn đang cảm thấy mệt mỏi, áp lực với công việc bề bộn và muốn giải tỏa bằng một chuyến trekking mới lạ? Cung đường trekking đáng khám phá nhất Việt Nam mang tên “8 nàng tiên” sẽ là một sự lựa chọn cực kỳ hoàn hảo dành cho bạn đấy. Thế nhưng, để chuyến đi diễn ra suôn sẻ, thành công và tốt đẹp thì bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm trekking ven biển 8 nàng tiên từ A-Z đầy đủ và chi tiết mà mình sẽ chia sẻ dưới đây.  Tham khảo: Chia sẻ kinh nghiệm trekking 8 nàng tiên lần đầu 1. Giới thiệu chung về cung đường trekking 8 nàng tiên Cung đường “8 nàng tiên” có điểm khởi đầu là từ tỉnh Ninh Thuận – nơi được mệnh danh là vùng đất của nắng và gió. Trải dài 18km đến Khánh Hòa. Sở dĩ, cung đường này có tên gọi là “8 nàng tiên”, bởi nó băng qua 8 bãi biển tuyệt đẹp: bãi Tôm, bãi Chà Là, bãi Bà Bóng, bãi Thùng, bãi Chuối, bãi Cồn, bãi Bình Tiên và bãi Nước Ngọt.  Để khám phá trọn vẹn “8 nàng tiên”, bạn sẽ phải vượt qua nhiều địa hình đầy thách thức. Thế nhưng, nhờ có khung cảnh nắng, gió, kết hợp trọn vẹn rừng và biển mà cung đường trekking đã tạo ra sức hút vô cùng đặc biệt. Nó khiến cho biết bao trekker bất chấp cái nắng chói chang của đất Ninh Thuận hòa cùng vị mặn mòi của biển xanh để quyết tâm chinh phục bằng được.  Cung đường trekking 8 nàng tiên là 8 bãi biển tuyệt đẹp từ Ninh Thuân. Ảnh: Internet 2. Cung đường trekking ven biển có nguy hiểm không? Như đã nói, cung đường trekking “8 nàng tiên” sở hữu địa hình rất đa dạng nhưng cũng đầy thách thức. Cụ thể, bạn sẽ phải đi bộ với đoạn đường đầu tiên dài khoảng 18km. Rồi vượt qua nhiều cánh rừng rộng lớn, đầy hoang sơ và heo hút, rất dễ lạc đường. Không những vậy, ghềnh đá cao cũng rất dễ trượt chân. Có thể nói cung đường trekking ven biển này khá nguy hiểm.  Nên đọc: Review chi tiết về tour trekking biển 8 nàng tiên Do đó, theo kinh nghiệm trekking ven biển từ A-Z của mình, bạn nên đi cùng một nhóm bạn. Đồng thời, nên có hướng dẫn viên am hiểu địa hình cũng như có chuyên môn cao về du lịch mạo hiểm. Hiện nay, tour trekking 8 nàng tiên của trekking – camping.com hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu đó. Vì thế, bạn có thể đăng ký ở đây rồi chỉ cần xách balo lên và đi trải nghiệm thôi. 3. Kinh nghiệm trekking ven biển từ A-Z Để hành trình diễn ra suôn sẻ và thành công tuyệt vời thì bạn không nên bỏ lỡ một số kinh nghiệm chi tiết như sau: 3.1. ...

Cách Hồ Chí Minh khoảng 300 km, cung đường phượt Tà Năng – Phan Dũng nằm ở Lâm Đồng và Bình Thuận. Nơi đây được mệnh danh là cung trekking đẹp nhất Việt Nam, đã mê hoặc nhiều trekker vào mùa cỏ xanh rì. Tuy nhiên, cung đường Tà Năng – Phan Dũng này cùng ẩn chứa rất nhiều thử thách và gian nan. Để có một hành trình trekking chinh phục Tà Năng – Phan Dũng an toàn và thuận lợi. Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ kinh nghiệm trekking chi tiết nhất dành cho bạn.  1 Chuẩn bị trước khi đi phượt Tà Năng – Phan Dũng Hành trang đầu tiên để thực hiện cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng đó chính là:  Kiểm tra thời tiết:  Trước những chuyến đi, bạn luôn phải tìm hiểu thông tin thời tiết. Thông thường, bạn nên đi trekking vào mùa cỏ xanh. Tức là từ tháng 6 đến tháng 12. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm. Nhưng mùa này cũng hơi nguy hiểm vì thời tiết mưa gió rất thất thường. Chính vì thế, bạn sẽ phải kiểm tra thật kỹ thông tin trước khi đi.  Trước khi đi chinh phục Tà Năng – Phan Dũng phải kiểm tra thời tiết. Ảnh: Internet Thể lực:  Chuẩn bị sẵn sàng một thể lực thực tốt chính là điều bạn nên làm trước chuyến đi. Hãy tập luyện những bài tập thể dục cơ bản, chạy bộ khoảng 30 phút/ ngày. Leo cầu thang nếu nơi làm việc hoặc nhà của bạn có. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng sẽ góp phần giúp bạn có thể lực khỏe khoắn trước chuyến đi.  Tìm hiểu kỹ cung đường di chuyển:  Một kinh nghiệm nhỏ trong đi trekking của Phượt. Đó chính là bạn luôn phải tìm hiểu kỹ cung đường mà bạn sắp phải đối mặt. Và chính bởi vì đây là Tà Năng – Phan Dũng, nên bạn càng phải kiểm tra kỹ hơn. Chính bởi vì cung đường đi ở đây rất khó và gian truân. Nếu bạn đi sai, sẽ rất dễ bị lạc . Nếu bạn cảm thấy không an tâm trong việc tự tìm được. Hãy đăng ký một tour trekking giá rẻ mà uy tín từ những công ty du lịch. Từ đây, sẽ có người hướng dẫn bạn thực hiện hành trình chinh phục này.  Tìm hiểu kỹ về cung đường Tà Năng – Phan Dũng mà mình định chinh phục. Ảnh: Internet Liên hệ với đại lý hoặc hướng dẫn viên bản địa: Nếu bạn đã có đặt trước hoặc đăng ký dịch vụ qua các công ty du lịch. Bạn nên liên hệ với họ một ngày trước khi đi. Đây là để đảm bảo bạn đã thành công trong việc đặt tour, thứ hai đó chính là xác nhận tour có chắc chắn khởi hành vào ngày mai hay không. Ngoài ra, bạn còn có thể hỏi ...

Tà Năng – Phan Dũng là một trong những điểm đến trong mơ của những trekker ưu thích mạo hiểm và trải nghiệm. Cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng được xem là cung đẹp nhất ở Việt Nam. Để chạm đến vẻ đẹp đó, bạn sẽ phải trải qua hành trình có độ khó cao, thử thách và gian nan. Với mong muốn bạn có thể chinh phục được Tà Năng – Phan Dũng. Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z để bạn xem và tham khảo. Biết đâu được một ngày không xa, nhờ những bài viết của Phượt. Bạn có thể tự chinh phục và truyền đạt lại cho Phượt những kinh nghiệm của bạn thì sao! 1. Giới thiệu cung đường Tà Năng – Phan Dũng Hành trình trekking Tà Năng – Phan Dũng sẽ đưa bạn đến ba tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Bình Thuận. Chính vì Tà Năng – Phan Dũng trải dài qua ba tỉnh trên. Tà Năng là điểm xuất phát và Phan Dũng chính là điểm cuối của cuộc hành trình. Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng còn Phan Dũng lại nằm ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cung đường này tuy thuộc nhiều tỉnh khác nhau nhưng đều nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kalon sông Mao. Theo kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z đầy đủ và chi tiết của Phượt, với độ dài khoảng 50km cùng với hệ sinh thái, thảm thực vật phong phú và đa dạng. Cùng với đó là vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng, đây chính là một trong những cung đường đẹp nhất tại Việt Nam.  Chinh phục Tà Năng – Phan Dũng với độ dài 55km. Ảnh: Internet 2. Cách di chuyển  Để đi đến với Tà Năng – Phan Dũng, bạn sẽ phải tới Đà Lạt trước. Theo kinh nghiệm đi trekking của Phượt, bạn nên chọn phương tiện xe khách hoặc máy bay. Hai phương tiện này sẽ giúp bạn tiết kiệm sức lực cũng như thời gian cho chuyến đi của bạn.  Sau khi đến Đà Lạt, bạn đến chợ Đà Loan để ăn sáng. Nơi đây rất gần với điểm trekking. Khi đã tới chợ Đà Lạt, bạn có thể đi bộ để đến với khu vực trekking hoặc là đi xe ôm. Nếu được, bạn nên chọn xe ôm để rút gọn hành trình.  Khi tới bìa rừng, bạn sẽ bắt đầu thực hiện trekking từ đây. Vượt qua những đồi núi trùng điệp xanh mướt, những con suối chảy róc rách. Ngoài ra còn những khu rừng rậm sâu hun hút cùng con dốc cao cheo leo. Khi vượt qua hết những địa hình này, bạn sẽ chính thức hoàn thành chinh phục cung Tà Năng Phan Dũng. Một kinh nghiệm nhỏ trong hành trình trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z của Phượt. ...

Bạn có biết đến dải lụa trắng mang trong mình vẻ đẹp lộng lẫy giữa đại ngàn? Đó chính là thác Hang Én. Để đến và chinh phục được thác Hang Én. Bạn sẽ phải trải qua nhiều địa hình khác nhau, từ dễ dàng cho đến gian nan. Nhưng hầu như ai ai cũng muốn đến thử đây một lần và khám phá thác Hang Én. Chính vì thế, để hỗ trợ những bạn chưa từng đến thác Hang Én. Phượt Vi Vu sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trekking khám phá thác Hang Én (K50) chi tiết từ A-Z để bạn tham khảo. 1 Thác Hang Én (K50) ở đâu? Thác Hang Én còn có tên gọi khác vẫn được nhiều người gọi hơn là K50. Nơi đây có vị trí nằm ở phần giáp ranh giữa hai tỉnh là Gia Lai và Bình Định. Nói chính xác hơn, thác Hang Én thuộc địa phận hành chính của huyện Kbang tỉnh Gia Lai.  Thác Hang Én còn là 1 trong 8 thác thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng. Nhưng nói về độ hùng vĩ và nét đẹp tráng lệ. Thác Hang Én thuộc hành nhất nhì trong 8 thác còn lại.  Thác Hang Én 2 Cách di chuyển đến thác Hang Én Để đến và thực hiện tour trekking thác Hang Én. Điều đầu tiên bạn cần làm là đến với Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng trước. Bạn có thể đến với thác Hang Én từ 3 hướng:  2 1 Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh  Xuất phát từ bến xe miền Đông đến huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Dựa vào kinh nghiệm trekking thác Hang Én của Phượt Vi vu. Bạn nên sử dụng xe khách hơn là xe máy. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và sức lực hơn.  Từ huyện Hoài Nhơn, bạn đi thêm khoảng 20km là đến với Xuân Phong.  Từ Xuân Phong bạn sẽ rẽ vào thác K50 tại xã An Toàn, huyện An Lão.  Khi đến An Lão. Bạn chỉ cần đi thêm khoảng 5km sẽ tới được với cột mốc số 10. Từ cột mốc số 10 bạn sẽ bắt đầu trekking thác K50.  2 2 Đến K50 từ Gia Lai  Nếu bạn khởi hành từ Gia Lai. Bạn xuất phát từ Pleiku của tỉnh Gia Lai.  Từ đây bạn đi thêm 80km là tới An Khê. Từ An Khê, bạn tiếp tục di chuyển khoảng 30km nữa để đến huyện Kbang của tỉnh Gia Lai. Bạn sẽ phải đi xe thêm 60km để tới Khu bảo tồn Kon Chư Răng.  Tại Khu bảo tồn, bạn gặp kiểm lâm và bắt đầu chinh phục thác Hang Én.  2 3 Đến K50 từ Bình Định Bạn di chuyển từ xã An Khê đến huyện Kbang. Từ Kbang đi thêm khoảng 60km đường đèo là bạn sẽ tới Khu bảo tồn.  Bạn sẽ thực hiện trekking thác Hang Én từ ...

Trekking + climbing ở Nepal thì hàng năm có hàng vạn lượt người từ khắp thế giới, nhưng người Việt Nam mình đi leo núi ở Nepal thì chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, nếu bạn là người ưa thích mạo hiểm, khám phá núi non, chinh phục các độ cao của thế giới thì Nepal chắc chắn là địa chỉ kỳ thú dành cho bạn roài. Nepal nổi tiếng với những nhà leo núi, có nhiều đỉnh cao nhất và thử thách nhất thế giới. Về kỹ thuật, sườn đông nam của Everest thuộc Nepal dễ leo hơn nên hầu hết mọi người chuộng lên núi từ Nepal thay vì Tây Tạng. Theo wikiPedia Vậy kinh nghiệm đi trekking Nepal như thế nào, những thứ cần phải chuẩn bị là gì, rèn luyện thể lực ra sao… mời bạn tham khảo review hướng dẫn khá “hấp rẫn” của bạn Phạm Hồng Quân ở bên dưới của web nha: Phạm Hồng Quân chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm trekking và climbing ở Nepal Hôm nay mình xin phép chia sẻ lại toàn bộ kinh nghiệm leo núi Nepal của mình. Những kinh nghiệm này được đúc rút sau 3 lần chinh phục các núi Singu Chuli 6.501m, Tharpu Chuli 5.663m, Chulu West 6.419m của Nepal. Thủ tục leo núi Ngoài “Trekking Permit” và giấy phép vào vườn quốc gia thì bạn cần có thêm “Climbing Permit” (giấy phép leo núi). Tức là phải có đồng thời 3 loại giấy tờ và cả ba loại giấy tờ này bạn có thể làm tại Nepal Tourism Board. Note: Climbing permit thì bạn có thể mua từ Nepal Mountaineering Association (NMA) sẽ rẻ hơn. Người ta phân loại ra các đỉnh có độ khó dễ khác nhau, độ cao khác nhau, mùa khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau nhé mọi người. Để có được Climbing Permit thì các bạn “bắt buộc” phải có sherpa dẫn đường (điểm này khác với trekking, đó là nếu đi trekking thì các bạn có thể đi một mình, đi tự do, nhưng leo núi ở Nepal bắt buộc bạn phải có người dẫn đường). Cần tìm những người có kinh nghiệm leo núi tuyết ở Nepal để đi theo họ là tốt nhất Note: Ở Việt Nam, người dẫn đường kiêm luôn cõng đồ nên được gọi là Porter thì phải, ví dụ như tại khu du lịch Sapa và leo núi Fansipan Thông thuờng bạn sẽ phải thông qua một công ty du lịch nào đấy. Mình may mắn hơn là mình tìm được 3 sherpa leo cùng ngọn núi với mình (những người đã có kinh nghiệm climbing). Và mình khuyên các bạn nên làm theo cách này thì các bạn sẽ tiết kiệm được rất rất nhiều tiền. Những thứ cần trang bị để leo núi ở Nepal an toàn, thành công! Mình xin viết cho cả trekking và climbing luôn. Trước tiên, mọi người cần phân biệt ...

Thời gian gần đây, cung đường trekking Putaleng nổi như cồn trong giới xê dịch. Không những thế, nơi đây càng ngày càng được nhiều bạn trẻ đam mê chinh phục tìm đến. Còn bạn thì sao? Nếu đôi chân của bạn như đang thôi thúc thì hãy lên lịch một chuyến trekking khám phá Putaleng ngay nhé! Tuy nhiên, để có được một chuyến đi thành công trọn vẹn thì bạn đừng nên bỏ qua những kinh nghiệm leo núi chinh phục Putaleng chi tiết mà VIVU đã tổng hợp được trong bài viết dưới đây. 1. Putaleng ở đâu? Núi Putaleng hay còn có tên gọi khác theo tiếng H’mông là Pú Tả Lèng. Ngọn núi này tọa lạc vào địa phận của xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Sở hữu độ cao 3.049m, Putaleng vinh dự là ngọn núi cao thứ 3 ở Việt Nam, chỉ sau Fansipan và Pu Si Lung.  Ở nơi đây vẫn còn nguyên vẹn là một cánh rừng nguyên sinh đúng nghĩa. Do đó, nó mang trong mình vẻ đẹp vừa hùng vĩ lại hoang sơ khiến ai đặt chân đến đây đều đắm say. Đặc biệt, ở Putaleng còn có những gốc cây hoa đỗ quyên cổ thụ rừng nở rộ trên nền xanh đặc trưng của rêu và địa y như muốn tô điểm thêm nét đẹp độc đáo, mộng mơ cho đỉnh núi ấy.  Tuy đẹp đẽ, mộng mơ như một thiên đường chốn bồng lai nhưng để chinh phục được Putaleng không hề dễ dàng. Cung đường trekking vô cùng gian nan, vất vả. Dốc nối dốc, đèo nối đèo như muốn vắt kiệt sức của những trekker. Nhiều người lại cho rằng, đó chính là sự thử thách và họ càng muốn chinh phục để được đặt chân lên đỉnh núi sừng sững này. 2. Thời điểm lý tưởng trekking Putaleng Để leo núi Putaleng, bạn có thể đi vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Thế nhưng, thời điểm lý tưởng nhất chính là khoảng tháng 3 – tháng 5. Lúc này, mùa hoa đỗ quyên nở rộ khắp núi rừng. Bạn sẽ được thỏa sức chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp với loài hoa được mệnh danh là “nữ hoàng Tây Bắc”. Nhưng nhớ phải chinh phục 1500m đầu tiên của hành trình. Bởi càng lên cao, hoa đỗ quyên càng nhiều. Có chỗ rải kín trên tảng đá và cả lối đi tạo thành một tấm thảm vô cùng êm ái, quyến rũ. Bên cạnh đó, nếu mục đích chuyến đi của bạn là săn mây trên nóc nhà thứ 3 của Đông Dương thì hãy đến đây vào tháng 11-12. Tuy nhiên, lúc này thời tiết rất lạnh. Bạn đừng quên chuẩn bị những quần áo ấm, vật dụng đa năng để giữ nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm chinh phục núi Putaleng của VIVU, bạn hạn chế nên đây vào mùa mưa, dao động trong tháng 6 – ...

1-Giới thiệu thác k50 Gia Lai? Thác K50 Nằm ở đâu? *Giới thiệu *Vài lưu ý trước khi đi thác K50 2-Hành trình di chuyển đến thác K50 Gia Lai *Từ Sài Gòn đến thác K50 *Hướng đi từ Sài Gòn – Gia Lai – thác K50 *Từ thị xã An Khê Bình Định đến thác K50 3- Những khó khăn, thử thách nào chờ đón bạn? *Đầu tiên là giun đất *Vắt *Rắn rết *Những triền dốc, mỏm đá, khe suối 4-Đi phượt thác Hang Én nên chọn mùa nào đẹp? 5- Đi thác K50 An Lão không nên bỏ lỡ những cảnh đẹp nào? *Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng *Thác k50 6-Tour trekking Thác Hang Én: K’Bang – Gia Lai Ngày 1: Sài Gòn – huyện Kbang Ngày 2: Kbang – thác K50 Ngày 3: K50 – Kbang – Sài Gòn Nằm giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (Kbang, Gia Lai) thác k50 hay còn gọi là thác Hang Én là điểm đến đầy hiểm họa tuy nhiên cảnh đẹp lại tựa chốn bồng lai nên là động lực cho những đôi chân lên đường chinh phục. Cùng kenhhomestay.com điểm qua 1 số kinh nghiệm của các phượt thủ trước đó nhé, để bạn có hành trình chủ động hơn. Được đánh giá là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên hiện nay và xếp vào top đầu những thác nước ở châu Á. Với nơi thâm sơn cùng cốc, hoang dã như thác k50 Gia Lai bạn đừng vội xốc ba lô lên và đi ngay nhé. Hãy giắt lưng 1 số kinh nghiệm trek, xem thác k50 thuộc tỉnh nào, thác k50 ở đâu, đi như thế nào rồi mới sẵn sàng lên đường. Nguồn: FB Bach Hop Quoc 1-Giới thiệu thác k50 Gia Lai? Thác K50 Nằm ở đâu? *Giới thiệu Thác Hang Én (tên gọi khác) của thác K50, nằm ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, tuy nhiên vẫn thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 80km. Bạn phải qua nhiều đoạn dốc cao dựng đứng thì mới được tận mắt ngắm nhìn thác nước kỳ vĩ này Thác Hang Én thuộc về 1 trong 8 thác của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng nhưng đứng nhất nhì về độ đẹp và hùng vĩ. Sau nó có thác Ba Tầng, người anh em này tuy không kém cạnh nhưng vẫn còn chưa đạt đến tầm khoáng đạt như thác k50 kbang Gia Lai. Theo kinh nghiệm trek trước đó để đến được thác bạn cần đến khu vực Trại Bò, sau đó làm thủ tục với ban quản lý trạm kiểm lâm, rồi xuyên qua khu bảo tồn Kon Chư Răng. Bạn còn được 2 anh kiểm lâm dẫn đường (bắt buộc) để đi đến thác. Hành trình trekking thác k50 đúng nghĩa là băng rừng lội suối, vượt dốc. Nên buộc bạn cần ...

Là một trong top 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử luôn là khao khát của rất nhiều trekker muốn trải nghiệm và chinh phục. Còn chờ gì mà không cùng Halo khám phá và note lại kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi này ngay thôi nào! Nội dung chính 1. Giới thiệu về Bạch Mộc Lương Tử 2. Thời điểm thích hợp để chinh phục Bạch Mộc Lương Tử 3. Hướng dẫn cung đường phượt Bạch Mộc Lương Tử 4. Một số lưu ý và đồ dùng cần chuẩn bị 5. Gợi ý lộ trình chinh phục Bạch Mộc Lương Tử 4N3D 1. Giới thiệu về Bạch Mộc Lương Tử Địa chỉ: Trung Lèng Hồ, Bát Xát, Lào Cai Bạch Mộc Lương Tử còn được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là Kì Quan San. Cái tên Bạch Mộc Lương Tử là tên do các khách du lịch đặt.  Đây là một trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Dãy núi Bạch Mộc Lương Tử có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt Tây Bắc hấp dẫn được dân phượt khai phá từ 2012. Ảnh: @phunggquangglongg Ngọn cao nhất của dãy núi này cao khoảng 3046m so với mực nước biển. Quãng đường từ chân núi lên tới đỉnh dài khoảng 30km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn cho đến những vách đá cheo leo toàn rêu phủ. Để chinh phục đỉnh núi này, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe dẻo dai, sức bền tốt và ý chí quyết tâm cao. Ảnh: @tungage Kinh nghiệm phượt đèo Ô Quy Hồ chi tiết nhất cho người mới đi 2. Thời điểm thích hợp để chinh phục Bạch Mộc Lương Tử Thời điểm phù hợp nhất để phượt Bạch Mộc Lương Tử là từ cuối tháng 8 đến tháng 4. Lúc này, thời tiết mát mẻ, không quá lạnh cũng không quá nóng. Ngoài ra leo núi vào mùa đông cũng là một trải nghiệm đầy thử thách nhưng cũng khá thú vị khi được chiêm ngưỡng cảnh tuyết rơi phủ trắng núi tạo nên khung cảnh vô cùng bắt mắt. Ảnh: @nature_vietnam 3. Hướng dẫn cung đường phượt Bạch Mộc Lương Tử Trước tiên, các bạn nên đi xe khách hoặc tàu tới Sapa. Từ Hà Nội đi Sapa có khá nhiều xe khách ở các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát,.. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Sapa khoảng 4 tiếng. Vé xe khoảng 200.000 – 250.000 VNĐ/ lượt. Sau đó bạn đi xe ô tô từ thị trấn xuống chân núi mất khoảng 1 giờ 30 phút. Hoặc nếu muốn tự đi bằng phương tiện cá nhân, các bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau: Cách thứ 1: các bạn xuất phát từ bản Dền Sung, xã Sin Suối ...

Kinh nghiệm Trekking chinh phục Fansipan dành cho team ưa mạo hiểm và khám phá. Fansipan cao 3143m- Nóc nhà của Đông Dương luôn là điểm đến hấp dẫn bất cứ người Việt Nam hay nước ngoài nào yêu thích khám phá và chinh phục thử thách mới. Ảnh Tuấn Anh Ảnh Thu Thủy Để trekking chinh phục Fansipan thành công, đòi hỏi người leo phải chuẩn bị tốt về cả thể chất lẫn tinh thần. Về thể chất, yêu cầu người leo phải có sức khỏe tốt, bền sức. Nếu ai có bệnh lý về sức khỏe thì mình khuyên bạn nên hoãn hoặc chọn cáp treo cho an toàn cho mình và cả đoàn. Vì đoạn đường leo rất nguy hiểm trong đường mòn, vách núi, nhiệt độ chênh lệch mà lại không có đội cứu trợ ngay, như thế rất nguy hiểm đến sức khỏe của người leo. Về tinh thần, người leo phải am hiểu đặc điểm địa hình núi rừng và chuẩn bị tâm lý vững vàng, ý chí kiên định, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách nếu gặp phải. Tránh việc leo đến nửa đường sợ hãi không dám leo tiếp làm ảnh hưởng đến những người đi cùng. Nên đi mùa nào? Trekking như thế nào? Lịch Trình đi: Đồ cần chuẩn bị: Nên đi mùa nào? Thiên nhiên và cảnh vật Hoàng Liên Sơn cực đẹp. Tuy nhiên nếu bạn đi phượt thì nên chọn mùa khô ( từ tháng 10 đến đầu tháng 11, hoặc từ tháng 3 đến đầu tháng 4) đi để tránh mưa bão hiến đường núi và vách đá trơn trượt rất khó leo. Dù đã chọn mùa khô nhưng các bạn nhất định phải xem dự báo thời tiết trước khi lên lịch trình, kể cả đã lên lịch trình mà vào đúng những ngày mưa (dù đã xem dự báo thời tiết) thì tốt nhất bạn nên hoãn chuyến đi hoặc chuyển sang đi cáp treo để tránh nguy hiểm. Trekking như thế nào? Trecking Phanxipang: Có 3 cung đường phổ biến, nhưng tùy theo mùa mà ban tổ chức cho phép cung đường nào được đi. 3 cung đường theo độ khó tăng dần: Trạm Tôn – Trạm Tôn: (Độ khó thấp nhất) Sín Chải – Trạm Tôn: (Độ khó trung bình) Cát Cát – Trạm Tôn: (Độ khó cao nhất) Ảnh sưu tầm Nhóm mình đi theo cung đường 2: Sín Chải – trạm Tôn Ảnh sưu tầm Lịch Trình đi: Ngày 1: Từ Hà Nội lên Sapa, nhận phòng, checkin, nghỉ ngơi. Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thể chọn cho mình những điểm đến thú vị trước khi leo lên đỉnh Fansipan. Ảnh Hoài Thu Ảnh Thu Thủy Ảnh Nhị Phạm Ảnh Nhị Phạm Ngày 2: 10h Xuất phát leo Phanxipang – mua vé tham quan + thuê túi ngủ- 18h Cứ điểm 2200m – Ăn tối + ngủ tại lều ở đây. ...

Có thể nói trekking trong rừng luôn đem đến cho người trải nghiệm những cảm giác lí thú, khó quên khi được đặt chân vào chốn đại ngàn, hòa mình cùng thiên nhiên. Một trong những địa điểm du lịch và trekking ở Lâm Đồng được giới trẻ vô cùng yêu thích đó là vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm trekking Bidoup Núi Bà đầy đủ và chi tiết nhất.

1/ Giới thiệu sơ lược về núi Chứa Chan 2/ Cách di chuyển từ Sài Gòn – Chứa Chan 3/ Hướng dẫn đường đi lên đỉnh núi Gia Lào 4/ Cắm trại ở đâu trên núi Gia Lào? 5/ Cần chuẩn bị gì khi trekking đỉnh Chứa Chan? Núi Chứa Chan, Đồng Nai là một trong những đểm trekking, leo núi lý tưởng cho du khách ở phía Nam. Bạn có thể chọn lịch trình đi về trong ngày, hoặc cắm trại qua đêm để ngắm bình minh. 1/ Giới thiệu sơ lược về núi Chứa Chan Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là núi Gia Ray, Gia Lào. Tọa lạc tại địa phận huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Với độ cao 837m, Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ chỉ đứng sau núi Bà Đen (Tây Ninh). Chỉ cách Sài Gòn khoảng 2 tiếng chạy xe máy, cộng với vẻ đẹp của nó mang lại. Hiện nay, Chứa Chan là một trong những địa điểm rất được lòng các bạn trẻ thích trải nghiệm, khám phá vào dịp cuối tuần. 2/ Cách di chuyển từ Sài Gòn – Chứa Chan Từ Sài Gòn bạn sẽ có 2 cách di chuyển đến Chứa Chan: – Hướng đi Suối Tiên, đi thẳng về hướng cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải để vào đường Võ Nguyên Giáp, đi đường này sẽ ngắn hơn so với đường qua TP.Biên Hòa. – Hoặc bạn cũng có thể đi theo QL1A hướng đi Bình Thuận đến huyện Xuân Lộc bạn chỉ cần chạy thẳng, tới đường Hoàng Đình Thương thì rẽ trái nhé! Ở đây có đề bảng đường vào núi Chứa Chan nên các bạn chỉ cần để ý một xíu là thấy thôi. Con đường dẫn vào núi Chứa Chan (Ảnh: ST) Chạy một lúc sẽ thấy quán gửi xe leo núi Chị Yến (Đường cột điện). Quán này có đầy đủ hết nhé! Nước uống, thức ăn,… rồi có cả cho thuê luề trại nữa đó. Nhóm nào dự định camping mà không thích thuê từ Sài Gòn thì có thể thuê tại đây, giá chênh lệch từ 10-20k thôi. 3/ Hướng dẫn đường đi lên đỉnh núi Gia Lào Để chinh phục Chứa Chan bạn sẽ có hai con đường chính: Đường cột điện và đường chùa. – Đường chùa: Bạn chỉ cần đi theo biển hướng dẫn lên chùa Bửu Long theo lối cầu thang. Men theo lối chùa sẽ có nhiều cỏ lau che phủ, rừng trúc khá rậm rạp nên nếu nhóm bạn không có người kinh nghiệm hướng dẫn thì rất dễ lạc. Đường lên đỉnh núi Chứa Chan theo đường chùa (Ảnh: ST) – Đường cột điện: Như tên gọi là đường cột điện, các bạn chỉ cần men theo con đường mòn có các cột điện đánh số sẵn. Có tất cả 145 cột điện, ở ...

Lí do mà bạn nên đi Tà Năng Phan Dũng Đi trekking Tà Năng Phan Dũng vào mùa nào là đẹp nhất? Cách di chuyển tới Tà Năng Phan Dũng Những thứ không thể thiếu khi đi trekking Tà Năng Phan Dũng 1. Giày leo núi 2. Đồ ăn, nước uống  3. Quần áo  4. Vật dụng y tế 5. Lều trại Một số lưu ý quan trọng khi đi trekking tại Tà Năng Phan Dũng  Với những người có niềm đam mê với bộ môn trekking, có lẽ con đường Tà Năng Phan Dũng đã không còn quá xa lạ. Nhưng bên cạnh đó, khi bộ môn trekking trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ thường có xu hướng đi theo phong trào. Chắc chắn, nếu các bạn đi theo phong trào và lựa chon cung đường này thì phải chuẩn bị khá nhiều kiến thức để có một chuyến đi an toàn. Vậy hãy để Getgo Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm trekking Tà Năng Phan Dũng cho các bạn nhé! Lí do mà bạn nên đi Tà Năng Phan Dũng Mệnh danh là cung đường trekking đẹp và nên tới 1 lần trong đời, Tà Năng Phan Dũng hấp dẫn con người ta bởi khung cảnh lãng mạn, màu xanh bao phủ bởi không khí trong lành. Với cung đường dài lên tới 35km, các bạn sẽ được trải nghiệm đi qua nhiều con dốc, đồi và cánh rừng già với cảnh đẹp hoang sơ kì vĩ. Cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Nơi đây còn là vùng đất sinh sống yên bình của các dân tộc thiểu số như: người Cơ Ho, Gia Rai, Churu,… Trên đường đi các bạn sẽ được trải nghiệm những phong tục tập quán của người bản địa, ngắm nhìn khung cảnh lao động trên các nương rẫy, những cánh đồng cỏ xanh. Tất cả hội tụ như một bức tranh thiên nhiên sống động làm say đắm tâm hồn của du khách khi tới nơi đây. Đi trekking Tà Năng Phan Dũng vào mùa nào là đẹp nhất? Để có một chuyến đi trekking an toàn và thành công nhất, có lẽ chúng ta luôn quan tâm tới vấn đề là đó là thời điểm nào là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu khởi hành. Về đặc điểm thời tiết và khí hậu ở đây, sẽ có 2 mùa rõ rệt nhất đó là mùa cỏ xanh và mùa cỏ cháy. Nghe tới đây thôi, các trekker đã cảm thấy rất đặc biệt đúng không nào? Với mỗi mùa, sẽ có những nét đẹp, đặc điểm riêng biệt. Vậy hãy cùng Getgo tìm hiểu xem khung cảnh và thời tiết 2 mùa này ở Tà Năng nhé: Mùa cỏ cháy: Thường sẽ vào tháng 1 tới tháng 5. Vào mùa cỏ cháy, Tà Năng được thay màu áo mới đó là màu vàng của những cảnh đống, những ngọn cỏ khô. Thời tiết mùa này ...

SaPa Lào Cai không chỉ thu hút khách bởi vẻ đẹp của những ruộng bậc thang trong mùa lúa chín hay những phong tục tập quán của người dân nơi đây. Điều để SaPa thu hút được khách du lịch đến tham quan đông đảo như vậy bởi nơi đây có địa điểm lý tưởng để những ai có đam mê du lịch khám phá những cung đường. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn đến du lịch khám phá trải nghiệm về Trekking SaPa vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây của Sinhtour để hiểu rõ hơn nhé! Thời gian trekking Sapa lý tưởng nhất Hướng dẫn đi đến Sapa 1. Di chuyển bằng xe khách  2. Di chuyển bằng tàu hỏa 3. Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân 4. Di chuyển bằng máy bay Chuẩn bị đồ trước khi trekking Sapa 1. Đồ trekking cần thiết 2. Quần áo và giày dép 3. Đồ dùng cá nhân Có nên book tour trekking Sapa Lịch trình các cung đường trekking Sapa 1. Trạm Tôn – Thác Tình Yêu – Thác Bạc – Ý Linh Hồ – Lao Chải – Tả Van  2. SaPa – Tả Phìn – Tả Giàng Phình 3. Chinh phục đỉnh núi Fansipan – nóc nhà của Đông Dương Trekking Sapa nên ở đâu? Gợi ý tour trekking Sapa Ưu Đãi Thời gian trekking Sapa lý tưởng nhất Thời gian nào trekking SaPa là lý tưởng nhất? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thắc mắc chọn được thời điểm thích là là điều rất quan trọng nó giúp bạn có chuyến đi thuận lợi hơn và trọn vẹn hơn rất nhiều. SaPa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Dưới đây là gợi ý một số thời điểm  để bạn chọn cho mình phù hợp nhé: Thời điểm mà đẹp nhất là để trekking SaPa là từ tháng 9 đến tháng 11 lúc này mùa lúa chín và bạn sẽ có cơ hội săn những đám mây tuyệt đẹp, thời tiết lúc đó se se lạnh và không có mưa. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn đi từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa hoa rừng đua nhau nở rộ tạo nên một khung cảnh thơ mộng, khoảng thời gian này bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều lễ hội của người dân nơi đây, thời tiết cũng se lạnh, mát mẻ. Bạn nên lưu ý khi đi trekking vào thời điểm mùa hè trên SaPa khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 lúc đó là mùa mưa trên trên đây, vì vậy đường đi rất khó khăn, nguy hiểm, dễ trơn trượt, trong quá trình trekking bạn thật phải cẩn thận nếu lựa chọn tháng đó. Hướng dẫn đi đến Sapa Ngày nay hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, chính vì thế việc di chuyển đến SaPa ngày càng trở nên dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều. Có rất nhiều phương ...

Vách đá thần Hà Giang là một trong những địa danh làm đốn tim đối với mọi khách du lịch khi đến với Hà Giang, dừng chân tại khu vực này du khách có cơ hội ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của Hà Giang. Nếu như đến với Hà Giang mà không thử một lần đặt chân đến với vách đá thần thì đây qủa là một điều thiếu sót dành cho bạn, để biết thêm thông tin chi tiết về địa danh du lịch này bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Sinhtour để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé! Vách đá thần ở đâu? Hướng dẫn đi đến vách đá thần Hà Giang Truyền thuyết về vách đá thần ở Hà Giang Cần chuẩn bị gì để trekking vách đá thần Trải nghiệm thú vị trekking vách đá thần 1. Khám phá vẻ đẹp của vách đá thần 2. Địa điểm cắm trại Vách đá thần ở đâu? Vách đá thần là một trong những địa danh du lịch mà rất nhiều khách du lịch biết đến cũng như tham quan vô cùng nổi tiếng và nổi bật dành cho khách du lịch, đặc biệt là những bạn trẻ yêu thích bộ môn phượt vô cùng thích thú với địa điểm du lịch này. Thuộc địa phận xã Pải Lủng và Pả Vi của huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang một trong những huyện có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng cũng như hấp dẫn nhất khu vực Hà Giang, vách đá thần với độ cao khoảng 1700m so với mức nước biển, đây cũng là một địa điểm nằm ngay trên bộ phận cũng như địa bàn của con đèo Mã Pí Lèng hùng vỹ cách khu vực trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160 km và cách khu vực thị trấn Đồng Văn. Vách đá thần cách thị trấn Mèo Vạc Hà Giang khoảng 2 km, với quãng đường tương đối thuận tiện cho việc bạn di chuyển đến những địa điểm du lịch chính vì vậy bạn có thể dễ dàng lựa chọn đến với vách đá thần để di chuyển cũng như đến đây để tham quan du lịch. Cung đường để bạn đi đến khu vực vách đá thần là một trong những con đường bạn để bạn trekking với địa điểm du lịch đầy mạo hiểm này, đừng chân với địa điểm du lịch này bạn có cơ hội khám phá cũng như nhiều trải nghiệm vô cùn tuyệt vời. Đối với những tín đồ yêu thích sự mạo hiểm cũng như yêu thích sự khám phá đây chắc hẳn sẽ là một trong những địa điểm không thể thiếu đối với khách du lịch, làm chủ thiên nhiên đây quả là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời dành cho bạn trong hành trình khám phá cũng như chinh phục mảnh đất Hà Giang vô cùng nổi bật và thích thú. Hướng dẫn ...

1. Trekking là gì? Tour Trekking Sapa có gì thú vị 2. Thời điểm thích hợp để đi tour trekking Sapa 3. Đi tour trekking Sapa nên chuẩn bị những gì? 4. Gợi ý lịch trình tour trekking Sapa Buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều 5. Lưu ý khi đi du lịch tour trekking Sapa Trekking Sapa là một hình thức du lịch rất được yêu mến bởi các bạn trẻ bởi độ thử thách và tự do trải nghiệm. Nếu đến vùng đất này chơi, hãy khám phá ngay sổ tay lịch trình tour trekking Sapa trong ngày mà chúng mình mang đến sau đây nhé. 1. Trekking là gì? Tour Trekking Sapa có gì thú vị Trekking là chỉ hoạt động đi bộ đường dài để khám phá thiên nhiên hoang dã; kết hợp du lịch dã ngoại và du lịch thể thao mạo hiểm, cắm trại,… Thông thường, các khu vực được người ta lựa chọn để tổ chức hoạt động trekking là các vùng có địa hình hiểm trở, vùng núi, rừng hoang sơ hay rừng quốc gia,… Trekking thú vị ở chỗ người tham gia sẽ được chứng kiến cận cảnh từng góc nhỏ của cảnh vật phong phú và gần gũi, đồng thời được trải nghiệm thiên nhiên một cách chân thực và sống động. Ảnh: @la.fracchia Khác với các hình thức du lịch có tổ chức khác, tour trekking đề cao sự tự do, thoải mái khám phá xung quanh. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết, địa hình cũng như sức khỏe sẽ ảnh hưởng nhiều đến lịch trình di chuyển của các trekker. Sapa sở hữu khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, với cảnh quan núi non hùng vĩ, rừng thông xanh tươi cùng những thửa ruộng bậc thang chín vàng chờ người gặt, một đến một bức tranh đầy đầy ấn tượng. Tour trekking Sapa sẽ giúp các “phượt thủ” trải nghiệm vẻ đẹp của Sapa bằng mọi giác quan, mang đến cảm giác mới lạ và hấp dẫn. 2. Thời điểm thích hợp để đi tour trekking Sapa Khoảng thời gian tuyệt vời nhất để trải nghiệm tour trekking Sapa là vào tháng 9 đến tháng 11. Đây là thời điểm có khí hậu dễ chịu, lạnh vừa phải và khô ráo, hơn nữa bạn sẽ còn có cơ hội được săn mây trên bầu trời xứ sở sương mù. Ảnh: @bongbangbang Tháng 9 cũng là mùa thu hoạch của những người nông dân Tây Bắc trên những thửa ruộng bậc thang vàng ươm, hòa cùng khung cảnh núi non hùng vĩ để tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ. 3. Đi tour trekking Sapa nên chuẩn bị những gì? Để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi tour trekking Sapa, bạn cần phải mang theo đầy đủ những dụng cụ cần thiết sau đây: Balo dã ngoại, balo trekking cỡ lớn Giày leo núi (tốt nhất hãy chọn loại chất lượng) Lều cắm trại, ghim và cọc ...

Nhưng trước đó, bạn nên biết rằng đâu là lý do tại sao bạn nên lập kế hoạch trekking ở Bhutan! Thời gian nào tốt nhất để trekking ở Bhutan? Nơi nào là tốt nhất để trekking ở Bhutan? 1. The Jomolhari Trek 2. The Snowman Trek 3. Bumthang Owl Trek 4. Dagala Thousand Lakes Trek 5. Druk Path Trek 6.Punakha Winter Trek Nên mang theo gì khi đi trekking ở Bhutan? Lời khuyên cho những người đi Trekking ở Bhutan! 1 Nhưng trước đó, bạn nên biết rằng đâu là lý do tại sao bạn nên lập kế hoạch trekking ở Bhutan! 2 Thời gian nào tốt nhất để trekking ở Bhutan? 3 Nơi nào là tốt nhất để trekking ở Bhutan? 3.1 1. The Jomolhari Trek 3.2 2. The Snowman Trek 3.3 3. Bumthang Owl Trek 3.4 4. Dagala Thousand Lakes Trek 3.5 5. Druk Path Trek 3.6 6.Punakha Winter Trek 4 Nên mang theo gì khi đi trekking ở Bhutan? 5 Lời khuyên cho những người đi Trekking ở Bhutan! Bài viết này dành cho những người tìm kiếm cảm giác hồi hộp và cho những người thích đi đến những nơi “không phải tầm thường”, trekking ở Bhutan là cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất để mọi người tận hưởng được cảm giác đó! Nằm ở phía đông dãy Himalaya, quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất này là một thiên đường đang chờ bạn khám phá. Bhutan có thời tiết hoàn hảo, bầu không khí ấm áp nhất, và những ngọn núi và thung lũng tuyệt vời như tranh vẽ sẽ làm say đắm trái tim bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên! Nhưng trước đó, bạn nên biết rằng đâu là lý do tại sao bạn nên lập kế hoạch trekking ở Bhutan! Trekking ở Bhutan là 1 trải nghiệm tuyệt vời dành cho những người ưa thích sự mạo hiểm Với những lý do đủ để khiến cho Bhutan xinh đẹp là lựa chọn tuyệt vời, Dưới đây là lý do tại sao bạn nên lên kế hoạch đi trekking ở Bhutan ngay lập tức. Đây là 1 trong 10” điểm nóng “có hệ sinh thái đa dạng toàn cầu. Nền văn hóa phong phú và có bản chất tâm linh. Con người thân thiên và lòng hiếu khách Bhutan có các lễ hội đầy màu sắc, sống động và độc đáo. Những ngọn núi, thung lũng và tu viện rất đẹp. Bạn sẽ chứng kiến tất cả cùng một lúc trên các tuyến đường trekking ở Bhutan. Thời gian nào tốt nhất để trekking ở Bhutan? Mùa xuân và mùa thu là thời điểm tốt nhất để đi trekking ở Bhutan Mùa xuân và mùa thu thực sự là mùa trekking tốt nhất ở Bhutan, và đây là lúc thích hợp để lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ trong thời gian này ...

Trekking – hay tiếng Việt gọi chung  là leo núi – dù ít mệt hơn climbing (leo núi dốc đứng), nhưng vẫn cần có một thể lực dồi dào để có thể đi bộ qua những quãng đường dài hàng chục km. Vậy nên, để có thể có những chuyến trek thành công, bạn cần phải tập luyện thật nghiêm túc trước mỗi chuyến đi. 1. Chạy bộ – bài tập hiệu quả nhất Vì trek là đi bộ đường dài qua nhiều địa hình nên lẽ dĩ nhiên bài tập chạy bộ sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều nhất. Khi mới bắt đầu, hãy cố gắng chạy được 1km trong vòng tối đa là 15 phút. Sau đó cố gắng đẩy nhanh tốc độ để có thể đạt được tốc độ 1km trong vòng ít hơn 10 phút. Về quãng đường, ban đầu bạn có thể chạy tùy theo sức của mình, nhưng để có thể chinh phục những đỉnh cao từ 3000m trở lên, bạn phải chạy liên tục được ít nhất là 6km thì mới có thể gọi là đạt chỉ tiêu. 2. Tập luyện trước chuyến đi bao lâu? Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy đảm bảo là bạn tập trước chuyến đi ít nhất 1 tháng. Việc tập luyện 4 tuần liên tục sẽ giúp cơ thể bạn làm quen với cường độ hoạt động cao để có thể vượt qua những thử thách trong chuyến trekking. Với những chuyến đi khó (kéo dài trên 1 tuần, độ cao trên 5000m) thì thời gian tập luyện của bạn phải dài hơn, ít nhất là 3 tháng. 3. Những bài tập bổ trợ – Tập cơ bụng: 30 lần trong ít hơn 90 giây nhé. – Hít đất: 30 lần trong ít hơn 90 giây. – Đi bộ đường dài: ít nhất 10km cho mỗi lần đi. – Bơi: Ít nhất 200m cho mỗi lần bơi. 4. Chế độ ăn uống khi tập luyện Bạn cần đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng khi tập luyện để tránh nguy cơ kiệt sức, đau cơ. Quan trọng nhất là chất khoáng, canxi và protein. Hãy uống nhiều sữa, ăn nhiều chuối, hải sản và thịt đỏ nhé. 5. Chế độ nghỉ ngơi Sau mỗi buổi tập, bạn cần nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi rồi hãy đi tắm. Hãy tắm bằng nước lạnh bởi nước lạnh sẽ giúp co mạch máu, giúp cơ bớt đau nhức. Lưu ý, khi bạn đang mệt, tuyệt đối không được tắm nước nóng bởi nước nóng sẽ khiến máu lưu thông mạnh, trong khi đó tim bạn đang mệt nên sẽ không đẩy máu kịp, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong những ngày nghỉ hoặc tập nhẹ, bạn có thể tắm nước ấm để tăng cường lưu thông khí huyết. Bạn cũng cần phải ngủ đủ. Hãy đảm bảo ngủ đủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày, lý tưởng nhất là 8 tiếng. Nếu ...

I. Chuẩn bị gì cho chuyến trekking sa mạc? II. Hướng dẫn đường đi và trekking sa mạc Hoà Thắng: 1. Từ Sài Gòn đến Bàu Trắng: 2. Cung đường trekking chính: III. Lịch trình tham khảo: 1. Lịch Trình 1: tối ưu hoá hơn, hạn chế đi quá khuya 2. Lịch Trình 2: đi đêm, hạn chế mất nước IV. Lưu ý: Cung đường trekking sa mạc Hoà Thắng băng qua những đồi cát tuyệt đẹp và nhiều loại địa hình thú vị khác nhau. Sa mạc Hoà Thắng không chỉ thử thách dân mê trekking bởi quãng đường dài khoảng 15km mà còn bởi những bước chân lún sâu trên cát và thời tiết nắng nóng giữa sa mạc. Cùng nhau tham khảo lịch trình trekking sa mạc lớn nhất Việt Nam này nào! Bài viết này được đóng góp bởi: Cường Lỳ Là người yêu thích trekking, từng trekking Tà Năng – Phan Dũng và trải nghiệm leo núi nhiều, mình viết bài này để hướng dẫn mọi người có cơ hội trải nghiệm cung đường trekking thú vị này. I. Chuẩn bị gì cho chuyến trekking sa mạc? Nước uống: Nếu di chuyển toàn cung nên chuẩn bị khoảng 3-5 lít nước. Chuyến vừa rồi mình di chuyển ban đêm hết khoảng 2 lít, nhưng nếu ban ngày thì sẽ cần nhiều hơn. Nếu có thể hãy sử dụng túi nước: khá tiện và tiết kiệm nước. Ăn uống: Do địa hình không có quá nhiều cây cối, củi khô, vì vậy nên mang theo đồ ăn sẵn, hạn chế nấu nướng. Nếu muốn nướng BBQ giữa sa mạc thì nên mang theo than và cồn. Thông thường bạn sẽ phải chuẩn bị khoảng 2 – 3 bữa ăn cho cung trekking sa mạc này. Có thể mang thêm một ít chanh, quít để ăn giữ nước và chống say nắng. Quần áo: Nếu bạn đi ban ngày, trời nắng nên mang theo áo quần dài tay để che nắng và giữ nước cho cơ thể. Giày: Nên mang giày và tất cao không để cát chui vào tất hoặc giày, dễ khiến bị phồng rộp chân. Với địa hình sa mạc nên lựa chọn giày càng nhẹ càng tốt – không nên mang giày chuyên trekking ở các địa hình khác thường có trọng lượng nặng. Balo: Bạn nên dùng loại có trợ lực, bọc balo để cát hay mưa không làm ướt. Hạn chế sử dụng “hành lý xách tay”. Bản đồ: Ưu tiên sử dụng Google Maps hoặc bản đồ offline nào phù hợp. Hãy lưu lại những điểm mình note trong bài vào maps của bạn. Lều trại, tấm che, đèn pin, pin điện thoại, dao, quẹt v.v. tuỳ nhu cầu bản thân. Đi đêm thì phải có đèn pin – đèn đội đầu thì càng tốt. II. Hướng dẫn đường đi và trekking sa mạc Hoà Thắng: 1. Từ Sài Gòn đến Bàu Trắng: Đi xe khách Phương Trang hoặc Sinh Cafe ra Phan ...

1. Trải nghiệm trekking trong vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà    2. Thời điểm thích hợp để trekking Bidoup 3. Hướng dẫn di chuyển đến Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà 4. Những hoạt động thú vị khi trekking Bidoup Trải nghiệm băng cầu treo Bidoup Check-in với cây Pơ-mu hơn 1.300 tuổi Khám phá thảm thực vật đa dạng của Bidoup Check-in cột mốc Bidoup Cắm trại qua đêm 5. Gợi ý lịch trình trekking Bidoup 2 ngày 1 đêm 5. Kinh nghiệm cho người trekking Bidoup lần đầu Trekking Bidoup là một trong những trải nghiệm trekking được yêu thích nhất hiện nay. Với hệ thống động – thực vật đa dạng và phát triển tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ cùng những cung đường đầy thách thức, trekking Bidoup sẽ là hành trình đáng nhớ cho các bạn trẻ đam mê du lịch khám phá và trải nghiệm. Vậy làm thế nào để chinh phục hành trình trekking Bidoup? Hãy cùng theo chân team Chúng mình để khám phá ngay nào bạn nhé! 1. Trải nghiệm trekking trong vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà    Sở hữu đỉnh Bidoup ở độ cao 2.287m và cao nhất tỉnh Lâm Đồng, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà là địa điểm trải nghiệm thiên nhiên quen thuộc được yêu thích tại khu vực Tây Nguyên. Vườn quốc gia Bidoup cách trung tâm Đà Lạt khoảng 40km về hướng Bắc, nên bạn có thể kết hợp với du lịch Đà Lạt luôn ha. Để chinh phục được Bidoup, bạn cần trèo qua những ngọn núi cheo leo, băng qua những khu rừng rậm kỳ bí, vượt sông lội suối… Đoạn đường cũng không hề bằng phẳng mà dốc cao, ẩm ướt khiến hành trình càng gian nan hơn. Thế nhưng, cảm giác chinh phục “nóc nhà Tây Nguyên” sẽ khiến bạn vô cùng mãn nguyện khi có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của thế giới tự nhiên. Bạn có thể lựa chọn trekking Bidoup theo tour xuất phát từ Đà Lạt hoặc từ TP. Hồ Chí Minh. Khi đó bạn không cần lo lắng gì về phương tiện di chuyển, chuẩn bị thức ăn, lều trại vì đã được chăm lo đầy đủ hết luôn. Chặng đường trekking đầy thách thức nhưng cũng đẹp lắm đó | Credit: @boniyu 2. Thời điểm thích hợp để trekking Bidoup Để vừa trekking an toàn vừa ngắm nghía được cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhất, bạn cần chú ý đến thời gian khi đến Bidoup nha. Thời điểm thích hợp nhất để trekking Bidoup là vào mùa xuân, từ tháng 12 đến tháng 4 đó. Thời điểm này vừa khô ráo, thoáng mát mà các loài thực vật cũng sinh sôi nảy nở, đặc biệt là có hoa lan rừng và đỗ quyên khoe sắc nữa nè. Bạn đặc biệt nên tránh ...

1. Thời điểm thích hợp để trekking Langbiang 2. Hướng dẫn di chuyển đến Langbiang a. Chặng 1 b. Chặng 2 3. Các trải nghiệm thú vị khi trekking Langbiang 4. Bạn cần chuẩn bị gì trước khi trekking Langbiang?  Trekking Langbiang – ngọn núi cao nhất Đà Lạt là một trải nghiệm hấp dẫn cho các bạn mê thiên nhiên. Vượt quãng đường 18km, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp Đà Lạt ở độ cao 2.167m. Với khí hậu mát mẻ và cung đường khá dễ đi, trekking Langbiang phù hợp cho cả những bạn chưa có kinh nghiệm đấy! Hãy thử một lần vượt qua giới hạn bản thân và khám phá núi rừng nào! Trong bài viết này, Chúng mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chi tiết để bạn chuẩn bị trekking Langbiang nhé! 1. Thời điểm thích hợp để trekking Langbiang Bạn nên đến Langbiang vào thời điểm mùa khô (tháng 11 đến tháng 3) nha. Với khí hậu mát mẻ, khô ráo, hành trình của bạn vừa thuận lợi, vừa thoải mái hơn. Còn tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa nên đường rừng trơn trượt gây khó khăn cho chuyến trekking Langbiang của bạn. Tùy vào thể trạng mà bạn có thể trekking đến đỉnh Langbiang mất 2 đến 3 tiếng. Bạn có thể xuất phát từ buổi sáng, lên đến đỉnh núi và nghỉ ngơi vào buổi trưa. Sau đó thong thả đi xuống mất thêm 1-2 tiếng nữa. Bạn nên sắp xếp kế hoạch để dành khoảng nửa ngày cho chuyến trekking Langbiang này nha. Còn nếu bạn yêu thích săn mây, bạn có thể tự túc cắm trại qua đêm trên đỉnh núi. Khi đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh bình minh tráng lệ và biển mây bềnh bồng. Không chỉ vậy, cảnh Đà Lạt lên đèn về đêm cũng lung linh, huyền ảo trong làn sương trắng xóa. Lưu ý là ban đêm nhiệt độ xuống khá thấp nên bạn cần chuẩn bị nhiều đồ ấm nhé. Credit: @chuyenketunhungchuyendi. Hãy thử một lần trekking Langbiang và cắm trại qua đêm để được chiêm ngưỡng toàn cảnh Đà Lạt về đêm. | Credit: @luckymouse224. 2. Hướng dẫn di chuyển đến Langbiang a. Chặng 1 Ngọn núi Langbiang thuộc thị trấn Lạc Dương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 15km. Langbiang gồm 3 đỉnh núi, là đồi Ra Đa, núi Ông, núi Bà. Trong đó núi Bà là đỉnh cao nhất mà ai đến trekking Langbiang cũng mong muốn chinh phục. Credit: bidouptour.com. Thông thường, du khách sẽ đến với khu du lịch Langbiang bằng ô-tô, xe máy hoặc xe bus. Sau đó du khách có thể đi xe jeep để lên đồi Ra Đa ở độ cao 1.929m. Đây cũng chính là địa điểm check-in quen thuộc của khách du lịch khi đến đây. Còn khi trekking, bạn có thể xuất phát từ chân núi, đi qua nương rẫy của người dân địa ...

Các bài tập chuẩn bị thể lực trekking 1. Chạy bộ – Bài tập sức bền 2. Leo cầu thang – Bài tập sức mạnh 3. Đứng lên ngồi xuống – Bài tập sức chịu đựng 4. Kiễng chân – Bài tập thăng bằng Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học Trong quân ngũ có một câu rất hay: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Tương tự như vậy, nếu lên kế hoạch chuẩn bị thể lực trekking kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều vất vả cũng như nguy hiểm trên đường đi. Thay vì mệt mỏi và lê chân từng bước, chúng ta có thể dễ dàng leo núi và tận hưởng khung cảnh xung quanh. Đặc biệt, chưa kể tới những đỉnh núi cao khác trên thế giới thì để chinh phục các cung trek khó như Tà Xùa hay Ngũ Chỉ Sơn, bạn đã phải luyện tập từ ít nhất 1 tháng trước khi đi rồi. Vậy bài tập dành cho người lần đầu leo núi là gì? Hãy cùng Focus Asia Travel tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé. Các bài tập chuẩn bị thể lực trekking 1. Chạy bộ – Bài tập sức bền Chạy bộ là bài tập rèn thể lực cũng như sức bền dễ thực hiện nhất. Để đạt hiệu quả tối đa, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 1 tiếng sáng sớm để tập luyện. Mới đầu có thể chạy với tốc độ 5-6km/h. Sau đó, bạn phải tăng dần lên 9-10km/h. Bài tập này không chỉ tốt cho quá trình leo núi mà còn rất thích hợp cho mọi người tập luyện duy trì sức khỏe hàng ngày. Bài tập chạy bộ rèn luyện sức bền 2. Leo cầu thang – Bài tập sức mạnh Leo cầu thang đòi hỏi các nhóm cơ bắp phần chân, đùi, hông và cơ lõi phải hoạt động mạnh và liên tục. Do đó, sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ cảm nhận được những phần này dần săn chắc và khỏe khoắn hơn rất nhiều. Hơn nữa, leo cầu thang còn tốt cho huyết áp và tim mạch. Đồng thời trong thời gian tập sẽ sản sinh ra một lượng adrenaline giúp tinh thần trở nên sảng khoái, vui vẻ và yêu đời hơn. Khi đã quen với bài tập này, bạn nên đeo thêm balo tầm 4-5kg để tăng thêm cường độ cũng như thích nghi dần với quá trình trekking. Leo cầu thang giúp rèn luyện sức mạnh 3. Đứng lên ngồi xuống – Bài tập sức chịu đựng Mỗi ngày bạn có thể dành khoảng 10 phút để đeo balo tập đứng lên ngồi xuống. Khoảng thời gian đầu sẽ khá đau và khó đi nhưng đây là bài tập rất tốt, tránh cho bạn khỏi bị chuột rút trong quá trình leo núi. Một lưu ý nhỏ là ở tư thế đứng lên, bạn phải kiễng đầu mũi ...

5 điều cần chuẩn bị trước khi trekking 1. Tìm hiểu lộ trình, thông tin nơi trekking 2. Học các kỹ năng cần thiết khi leo núi 3. Rèn luyện thể lực 4. Kiểm tra thời tiết 5. Chuẩn bị trang phục và thiết bị trekking Leo núi là một trải nghiệm đòi hỏi nhiều sức khỏe và khá gian nan. Nhưng chính vì thế lại đang dần thu hút được đông đảo bạn trẻ muốn tham gia thử sức. Đặc biệt là các địa điểm săn mây nổi tiếng như Lảo Thẩn, Kỳ Quan San hay những nơi có tính thử thách như Tà Xùa hoặc Pu Si Lung. Vì thế, trang bị kinh nghiệm đi trekking trước khi vác balo lên đường sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, không muốn lê bước cùng cảnh “đổ máu” không đáng có. Do bất cẩn và thiếu kỹ năng di chuyển. 5 điều cần chuẩn bị trước khi trekking 1. Tìm hiểu lộ trình, thông tin nơi trekking Khi khám phá bất cứ một nơi nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Đặc biệt là khi đi trekking trên các cung đường có phần hiểm trở và ít người sinh sống. Đối với hành trình leo núi, ngoài các thông tin cơ bản như thời tiết, địa chỉ thì bạn cần lưu ý một số điều như: Địa hình đó khó hay dễ? Có khúc nào nguy hiểm? Có phù hợp với sức của mình không? Có những cách nào di chuyển đến địa điểm đó? Cần mấy ngày để hoàn thành hành trình? Ngọn núi sẽ trekking có cần xin giấy phép không? Nếu có thì xin ở đâu và xin đơn vị nào? Nên lựa chọn thuê porter hay đi theo tour. Họ đã chuẩn bị những gì và mình cần mang thêm gì? Mình sẽ ngủ ở đâu, ăn uống thế nào,… Tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng về nơi đến là việc rất quan trọng 2. Học các kỹ năng cần thiết khi leo núi 2.1. Kỹ năng di chuyển Leo núi không chỉ cần thể lực mà còn đòi hỏi một chút khéo léo để đỡ vất vả cũng như tránh gặp nguy hiểm. Hãy note lại 3 bí kíp này ngay bạn nhé. Phân bổ sức lực: Lỗi nhiều bạn mới hay mắc phải nhất, là lúc đầu leo quá hăng để rồi đến đoạn sau thì bị đuối sức và tụt lại cuối đoàn. Do đó, bạn cần rút kinh nghiệm, luôn cố gắng duy trì tốc độ và điều hòa hơi thở. Khi mệt quá có thể dừng lại một lát hoặc ăn ít chocolate để tiếp thêm năng lượng. Ngoại trừ bữa trưa và các điểm nghỉ, bạn sẽ không có thời gian để nghỉ quá lâu. Bởi ngoài làm ảnh hưởng tới đoàn thì quan trọng hơn, bạn rất dễ bị căng cơ và chuột ...

1. Chuẩn bị khi đi trekking – lựa chọn cung đường 2. Kỹ năng đi trekking cần chuẩn bị trước 2.1 Thể lực 2.2 Tâm lí 2.3 Tìm hiểu địa điểm 2.4 Liên hệ với đại lý đặt tour 3. Hành trang cần thiết – kinh nghiệm đi trekking cần biết 3.1 Trang phục 3.2 Giày dép 3.3 Dụng cụ sơ cứu 3.4 Phụ kiện phượt khác  4. Những bí kíp đi trekking an toàn Nếu bạn đã có kinh nghiệm đi trekking thì việc chuẩn bị cho một chuyến trekking – leo núi không là vấn đề. Ngược lại, nếu lần đầu đi trekking, bạn sẽ khá bỡ ngỡ. Việc chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng cũng như tích lũy những kinh nghiệm trekking sẽ góp phần tạo nên thành công cho chuyến đi của bạn. Những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết rất nhiều. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù mỗi chuyến đi: địa điểm, địa hình, thời tiết… bạn sẽ cần chuẩn bị khác nhau. Hy vọng, bài viết sau sẽ giúp ích bạn có đầy đủ những kinh nghiệm khi đi trekking. 1. Chuẩn bị khi đi trekking – lựa chọn cung đường Bạn có thể chọn lựa cung đường theo độ khó cho chuyến trekking của mình. (Ảnh: Freepik) Nếu có nhiều kinh nghiệm, những cung đường khó hơn sẽ thử thách và thú vị hơn. Đó có thể địa điểm trekking lí tưởng như Tà Xùa, Putaleng…rồi tới Pusilung, Pờ Ma Lung… Ngoài ra, bạn có thể chọn lựa những địa hình quen thuộc, gần nơi bạn sinh sống. Đó là cơ hội để bạn trải nghiệm, tích lũy trước. Đây là kinh nghiệm đi trekking của mình. 2. Kỹ năng đi trekking cần chuẩn bị trước 2.1 Thể lực Hành trình trekking tour tiêu hao rất nhiều thể lực và năng lượng. Do đó, bạn cần rèn luyện thể lực để quen với cường độ vận động mạnh và liên tục. Nếu không, khi tham gia “thực địa” bạn sẽ bị đuối sức và chấn thương. Với những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bật cao…sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. 2.2 Tâm lí Kinh nghiệm đi trekking của mình cho thấy, tâm lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chuyến trekking. Bạn cần vững vàng tâm lý. Tránh bị những điều lo sợ, suy nghĩ tiêu cực trước và trong chuyến đi ảnh hưởng. Việc chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu thông tin chuyến đi… sẽ củng cố tâm lý rất nhiều. Bạn cần chuẩn bị thể lực và tinh thần thật tốt trước mỗi chuyến trekking. (Ảnh: Freepik) 2.3 Tìm hiểu địa điểm Thông tin về địa điểm chuyến đi rất quan trọng. Bởi nếu không, bạn có thể bị lạc bất cứ lúc nào. Bạn cũng nên tìm hiểu về địa hình, dân cư, phong tục ...

Kích thước Độ phóng đại Đường kính vật kính Độ sáng tương đối Độ nét Để hỗ trợ cho các hoạt động sinh tồn khi đi trekking, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ những phụ kiện phượt cần thiết. Trong đó, vật không thể thiếu là ống nhòm trekking. Vậy dựa vào đâu để chọn mua dụng cụ này cho phù hợp khi đi trekking? Đó chính là dựa vào các yếu tố dưới bài viết sau đây: Kích thước Hiện nay, trên thị trường, ống nhòm trekking có rất nhiều kích thước. Mỗi loại sẽ phù hợp cho các hình thức hoạt động khác nhau như: Cỡ lớn (8 x 42mm hoặc 10 x 50mm): Ống nhòm này có thể thu được lượng ánh sáng khá lớn. Nhờ đó, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh vật thể rõ hơn. Đồng thời, phạm vi quan sát của bạn cũng rộng lớn hơn. Chính vì thế, loại dụng cụ này phù hợp với chuyến đi trekking trong rừng rậm, những nơi thiếu ánh sáng. Cỡ vừa (7 x 35mm hoặc 10 x 32mm): Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, một chiếc ống nhòm cỡ vừa là phụ kiện phượt hoàn hảo giúp bạn chinh phục mọi loại địa hình. Nó vừa có kích cỡ vừa phải, vừa truyền tải ánh sáng trên mức trung bình. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng quan sát đường đi và di chuyển trên cung đường trekking. Cỡ nhỏ (7 x 35mm hoặc 10 x 32mm): Đây là loại ống nhòm trekking nhỏ và nhẹ nhất. Với những chuyến đi trekking trong thời gian ngắn hoặc đi trong ngày, dụng cụ này sẽ cực kỳ phù hợp dành cho bạn. Xem xét kích thước của ống nhòm. Ảnh: Internet Độ phóng đại Độ phóng đại là một trong hai con số phân loại ống nhòm. Cách đọc thông số như sau: Nếu trên phụ kiện, dụng cụ trekking này có ghi 7 x 35mm, nó có nghĩa là độ phóng đại bằng 7. Bạn có thể nhìn thấy vật to gấp 7 lần so với khi quan sát bằng mắt thường. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn ống nhòm có mức độ phóng đại cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không nên chọn ống nhòm dã ngoại có thông số lớn hơn 10. Bởi nó sẽ phóng đại sự chuyển động của tay bạn. Từ đó, việc quan sát cố định của bạn sẽ gặp khó khăn. Đường kính vật kính Thông số thứ 2 bạn cần quan tâm là đường kính của vật kính, có đơn vị tính bằng mm. Ví dụ như trên ống nhòm có ghi 7 x 35mm, tức là vật kính đo được 35mm. Thông số này dùng để xác định lượng ánh sáng mà ống nhòm có thể thu được là bao nhiêu. Nếu đi trekking trong rừng rậm, cành thiếu sáng bao nhiêu, bạn càng nên chọn loại ...

Mùa hè đến, ngoài những cung đường xa hoặc những điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, có khá nhiều bạn trẻ cũng muốn khám phá thiên nhiên hoang dã. Các bạn muốn được thử sức mình và yêu thích sự phiêu lưu, mạo hiểm, vận động trong mỗi chuyến đi. Nên Trekking thường được các bạn ưu tiên vào dịp mùa hè. Tuy ngiên bạn phải là người có sức khỏe và ý chí tốt thì mới có thể tham gia một chuyến trekking theo đúng nghĩa. Những địa điểm các bạn trẻ thích chọn để Trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố, giao thông bất tiện, không có đường cho ôtô, xe máy. Bạn chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ và phải mất khá nhiều thời gian. Những điểm đến này thường không có tên trên bản đồ mà chỉ đi đến tận nơi mới biết và khám phá ra những điều đặc biệt. Chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều bất ngờ thú vị. Trekking trong rừng rậm Trước khi đi cần lên kế hoạch và chuẩn bị thật kĩ các vật dụng cá nhân, đồ bảo hộ và lịch trình. Những vật dụng cơ bản không thể thiếu như là: lều trại, dây thừng, tấm trải, túi ngủ, dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo, siêu đun nước. Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, vắt. Trải nghiệm thú vị khi trekking trong rừng sâu Một số đồ ăn khô, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, lương khô, mỳ tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, sô cô la, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là café hay một chai rượu nhỏ. Những đồ đạc mang theo các bạn nên chia sẻ đều cho các thành viên vận chuyển hạn chế thấp nhất những đồ đạc không cần thiết cho chuyến đi. Những vật dụng không nên thiếu trong ba lô của bạn là một vài bộ quần áo đi trekking (siêu nhẹ, chống mưa, muỗi, vắt), một bộ quần áo mềm để mặc đi ngủ vào buổi tối, tất chân, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ, đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng), áo mưa choàng, giầy đi mưa, dao cá nhân, đèn pin, chén bát, đũa thìa và một ít đồ ăn vặt như kẹo, bánh, lương khô để ở vị trí dễ lấy nhất trong ba lô. Một số vật dụng nữa như là máy ảnh, một cuốn sổ nhỏ và cây bút để ghi chép lại những kinh nghiệm quý báu trên đường. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, ...

Lảo Thẩn ở đâu? Một số lưu ý khi trekking Lảo Thẩn Trekking Leo núi Lảo Thẩn cần chuẩn bị những gì? Trekking Lảo Thẩn có gì hấp dẫn? Nếu bạn đang tìm hiểu về bộ môn trekking, bạn muốn tìm một địa điểm không tốn nhiều thời gian, công sức thì đỉnh Lảo Thần có lẽ là địa điểm phù hợp nhất vào thời điểm này đó. Trong bài viết ngày hôm, hãy cùng với tụi mình tìm hiểu chi tiết các bước để trekking Lảo Thẩn an toàn và vui vẻ nhất nhá. Lảo Thẩn ở đâu? Lảo Thần là tên gọi từ lâu và phổ biến nhất mà người dân ở đây muốn ám chỉ ngọn núi nhọn hoắt sừng sững ở vùng đất nhiều mây trời xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngoài ra thì địa điểm này còn được gọi với cái tên như Nhìu Cồ San bố hoặc Hâu Pông San. Lảo Thẩn cao bao nhiêu? Lảo Thần được đánh giá là nóc nhà của Y Tý khi đạt độ cao lên tới 2.862m, đây cũng là cung đường trekking hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Nơi đây cũng có núi mây bạt ngàn nhưng không đòi hỏi phải có sức khỏe cao như leo trekking Fansipan. Vị trí : Thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Tọa độ : 22.610420°, 103.686535° Cao độ : 2862 m. Chênh cao : 1026 m (leo từ 1800m). Thời gian leo : 2 ngày 1 đêm. Quãng đường leo : 16km với 2 chiều lên xuống. Cảnh quan : Đẹp, đỉnh nhọn, view 360 độ, có nhiều phiến đá dốc, núi và thung lũng Địa hình : Đồi cỏ, nương rừng cháy, rừng thưa và trên đỉnh là cây bụi nhỏ Độ phức tạp : Lên xuống ít, đường lên núi không nhiều dốc, gần đỉnh mới dốc, nhiều gió Điểm cắm trại, nguồn nước : Hang đá tại cao độ 2560m, cách nguồn nước nửa giờ và cách đỉnh 1 tiếng leo bộ. Vùng núi ít suối và mạch nước Một số lưu ý khi trekking Lảo Thẩn Có 1 khoảng đất trống, cạnh hang đá của 1 cặp vợ chồng, đây sẽ là địa điểm cắm trại lí tưởng của bạn với độ cao 2.560m. Hang đá chỉ có thể chứa được 4 người thôi nên bạn vẫn cần phải chuẩn bị cả lều ngủ và bạt nhé. Nguồn nước cũng cách vị trí đo chừng 30 phút đi bộ thế nên tốt nhất là các bạn hãy đen theo nước nhé. Tuy đây không phải là một cung đường trekking quá khó nhưng các bạn vẫn nên thuê porter cho chắc chắn nhé. Tổng thời gian di chuyển của bạn sẽ rơi vào khoảng 6 tiếng. Lảo Thần được đánh giá là nơi mặt trời mọc sớm nhất và cũng đi ngủ muộn nhất thế nên nếu bạn đi được từ sáng sớm và ...

Độ cao của núi Bạch Mộc Lương Tử Lào Cai Trekking & Leo núi Bạch Mộc Lương Tử bắt đầu từ vị trí nào? Thủ tục cần xin phép trước khi trekking Bạch Mộc Lương Tử Thời điểm không nên đi trekking Bạch Mộc Lương Tử? Du lịch Bạch Mộc Lương Tử Lào Cai cần chuẩn bị gì trước khi đi? Xem dự báo thời tiết Thể lực và tâm lý vững vàng Trang phục và các vật dụng cần thiết Thực phẩm và dụng cụ y tế Cùng với đỉnh Tà Xùa huyền thoại thì gần đây các phượt thủ còn nhắc đến địa điểm Bạch Mộc Lương Tử với nhiều điều thú vị. Được đánh giá là 1 trong 4 đỉnh núi có độ cao lớn nhất tại Việt Nam, việc săn mây, hái sao ở đây thật sự quá dễ dàng. Thế nhưng để lên được độ cao này cũng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị thật kĩ từ tinh thần, sức khỏe đến đồ dùng đem theo. Hôm nay hãy cùng với mình tìm hiểu các kinh nghiệm trekking Bạch Mộc Lương Tử nhé. Độ cao của núi Bạch Mộc Lương Tử Lào Cai Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước thì tổng quãng đường từ chân núi lên tới đỉnh rơi vào khoảng 14 km, từ chân núi lên tới lán 2100 m sẽ rơi vào khoảng 8.5 Km. Tính về độ cao thì điểm khởi đầu của bạn có độ cao 835m và đỉnh sẽ cao 3046m. Phần lớn cung đường của các bạn sẽ là đi lên chứ ít đoạn bằng phẳng lắm. Hành trình sẽ chia thành 2 đoạn tương đối mệt vì nó dài và dốc, doạn dốc có thể lên đến 2.100 m. Chỉ có quãng đường từ lán 2100m ra đến núi Muối là bạn sẽ thấy nhàn thôi nhưng đoạn này cũng chỉ dài 700m thôi nha. Trekking & Leo núi Bạch Mộc Lương Tử bắt đầu từ vị trí nào? Như đã chia sẻ ở trên thì núi Bạch Mộc Lương Tử sẽ kết nối địa phận 2 xã Bát Xát, Lào Cai và Phong Thổ, Lai Châu. Nếu bạn quyết định đi đường Lai Châu thì sẽ dễ hơn, địa hình đa dạng hơn, rừng rậm con nguyên sinh, mới lạ, nhiều điều để khám phá. Còn đường đi từ Lao Cai sẽ xa và khó hơn, hiểm trở hơn, nhiều vách đá. Cung đường sẽ không có chỗ để bạn dừng chân, ngắm cảnh đâu, cảnh vật cũng không đa dạng cho lắm nhưng đổi lại bạn sẽ có góc nhìn thoáng hơn, tầm mắt phóng xa hơn. Đặc biệt là bạn sẽ có cơ hội chụp nhiều bức ảnh ảo diệu hơn. Thủ tục cần xin phép trước khi trekking Bạch Mộc Lương Tử Nếu bạn chọn lựa đi theo cung đường Lao Cai thì hiện tại chưa cần phải có giấy giới thiệu nhưng nếu bạn chọn theo đường Lai Châu ...

1. Tập luyện trước khi đi trekking 2. Chọn thời gian trekking phù hợp 3. Lựa chọn trang phục Trekking phù hợp 4. Cắt móng tay, chân trước khi trekking 5. Khi thực hiện chuyến Trekking, không được quá gắng sức 6. Chuẩn bị đúng đồ đạc trekking 7. Đi trekking cùng đồng đội hiểu bạn 8. Tạo ra một động lực để chinh phục Đi bộ đường dài – Trekking là một loại hình du lịch mạo hiểm ngoài trời ở những địa điểm xa xôi. Người đi bộ chỉ dựa vào khả năng sức khỏe đôi chân của mình. Họ phải đi bộ mang theo hành lý của mình đến rừng, núi, hoặc bản làng xa trung tâm, mất nhiều thời gian, khó khăn và thậm chí nguy hiểm. Những con đường mòn đi bộ đường dài thường khá hoang dã nhưng chúng cũng hấp dẫn đến không ngờ. Đi bộ leo núi giúp rèn luyện cơ thể, tốt cho sức khỏe, mang đến cảm giác bị chinh phục khi hòa mình vào thiên nhiên hoang dã. Dù thể lực yếu, nhưng nếu bạn là một tín đồ thích trải nghiệm, muốn chinh phục thiên nhiên thì bạn vẫn có thể trekking để vượt lên chính mình với một số lưu ý dưới đây. 1. Tập luyện trước khi đi trekking Để rèn sức bền, bạn nên dành khoảng 15 phút đến nửa tiếng mỗi ngày để đi hoặc chạy bộ nhẹ nhàng. Khi đó, cơ thể bạn sẽ quen với việc vận động, tránh tình trạng bất ngờ hoạt động quá nhiều khi trekking, dễ bị chuột rút và nhanh chóng kiệt sức. Sức bền là quan trọng nhất cho việc trekking vậy nên hãy tìm những bài tập rèn luyện điều này. 2. Chọn thời gian trekking phù hợp Bạn nên đi trekking vào thời điểm mùa thu hoặc đầu đông, khi trời không quá rét hoặc quá nóng. Nếu trời nóng, bạn sẽ dễ bị say nắng và ra quá mồ hôi, nhanh chóng mất sức, khó hoàn thành mục tiêu. Nắng là điều kiện đẹp để săn mây và chụp ảnh, song trời râm mát, không mưa mới là thời tiết phù hợp nhất với người thể lực yếu. Nếu bạn vẫn thích chụp ảnh có nắng, nên chọn những ngày thời tiết nắng dịu, có mây rải rác. Với những người trekking lần đầu, nên chọn những cung đường 2 ngày 1 đêm để thong thả về thời gian. 3. Lựa chọn trang phục Trekking phù hợp Trang phục tốt nhất khi trekking là áo khô nhanh. Giày leo núi phải chọn lớn hơn 0,5 đến một size so với size giày bình thường bạn đi hằng ngày. Khi leo núi, mọi lực sẽ dồn xuống chân, khiến chân dễ bị phồng nên giày cần rộng để bàn chân thoải mái. Đặc biệt, khi leo xuống, lực dồn vào đầu ngón chân, nếu đi giày chật hoặc quá vừa, ngón chân sẽ ...

Du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa không thể bỏ qua check – in sống ảo ở Hang Rái Trekking Núi Chúa – trải nghiệm du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa cực hấp dẫn Tham quan những vườn nho bạt ngàn Tận hưởng bãi Nước Ngọt trong vắt Là một trong những khu vực có thảm thực vật đa dạng và phong phú bậc nhất tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, vườn quốc gia Núi Chúa chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi đặt chân đến đây. Du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa được xem là một trong những điểm đến hot nhất Ninh Thuận do du khách bình trọn. Du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa không thể bỏ qua check – in sống ảo ở Hang Rái Được ví là “thác trên biển” duy nhất ở Việt Nam, nhắc đến vườn quốc gia Núi Chúa là những du khách địa phương chắc chắn sẽ giới thiệu ngay đến với Hang Rái. Hang Rái là nơi sẽ cho cánh săn ảnh những khuôn hình đầy vẻ ma mị, kỳ bí của rêu và sóng hòa quyện. Đứng trước Hang Rái, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước tuyệt tác của thiên nhiên với các mảng rêu mọc cổ xưa trên những rặng san hô hiện ra dưới làn nước trong vắt. Đáy biển tại Hang Rái rất nông nên chỉ cần ghé mình là du khách có thể nhìn thấy cả một thế giới biển với những tảng ngọc xanh khổng lồ vô cùng độc đáo. Hang Rái đẹp nhất là vào lúc bình minh, khi mà ánh mặt trời chỉ như vừa thoát khỏi mực nước biển trong xanh và lóe lên những tia nắng đầu tiên. Màu nắng mới chan hòa với màu biển xanh chắc chăn sẽ khiến bạn không khỏi yêu thích và nhớ mãi không quên. Đừng quên chụp lại những bức ảnh check-in để về khoe với bạn bè và người thân về chuyến đi của mình nhé! Trekking Núi Chúa – trải nghiệm du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa cực hấp dẫn Đến du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa mà không thử một lần trekking thì hẳn bạn đã bỏ qua trải nghiệm tuyệt vời nhất tại điểm đến này rồi đấy. Mặc dù có độ cao xấp xỉ hơn 1.000m trên mực nước biển, thế nhưng để có thể chinh phục được đỉnh Núi Chùa thì không phải là điều mà du khach nào cũng có thể làm được. Với nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, Núi Chúa như thử lòng cảm đảm và quyết tâm của các phượt thủ khi muốn chinh phục quần thể này. Cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.040m. Nhưng trước khi đến với đỉnh núi này, bạn phải có lòng kiên trì vượt qua khi 6 đỉnh núi Chúa chắt, Chúa cháu, Chúa em, Chúa anh, Chúa ...

Nhắc đến mảnh đất Gia Lai chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những thác nước hùng vĩ. Bật mí cho bạn, một thác nước được mệnh danh là “nàng thơ” giữa núi rừng Tây Nguyên chính là thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én. Cùng khám phá kinh nghiệm đi trekking thác K50 Gia Lai siêu chi tiết dưới đây nhé! Thác K50 ở đâu? Hướng dẫn di chuyển đến thác K50 Gia Lai Thời điểm nên đi thác K50 Kbang Gia Lai Thác K50 Gia Lai có gì hấp dẫn? Khám phá hệ sinh thái ở Kon Chư Răng  Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thác K50 Tìm hiểu về cuộc sống của người dân tộc Ba Na  Hành trình trekking thác K50 chi tiết nhất Ngày thứ 1: Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng – Trại Bò – đỉnh thác K50 Ngày thứ 2: Chân thác K50 – Trại Bò – Sài Gòn Đi thác K50 cần chuẩn bị gì? Thác K50 ở đâu? Thác K50 nằm ở trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Tọa lạc tại huyện Kbang, giáp ranh giữa Bình Định với Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng chừng 80km. Nếu như bạn còn đang không biết thác K50 thuộc tỉnh nào thì nơi đây vẫn thuộc tỉnh Gia Lai nhé! Hướng dẫn di chuyển đến thác K50 Gia Lai Từ Sài Gòn đến Gia Lai Từ Sài Gòn để di chuyển đến Gia Lai bạn sẽ phải trải qua hành trình dài khoảng gần 600km. Chính vì vậy, phương tiện chủ yếu được nhiều người lựa chọn là xe khách hoặc máy bay để tới thẳng thành phố Pleiku. + Máy bay: bạn có thể tìm mua vé của các hãng hàng không nội địa. Giá vé khoảng chừng từ 1.500.000đ – 4.000.000đ/khứ hồi (tùy từng thời điểm khác nhau) + Xe khách: từ Sài Gòn di chuyển qua bến xe Miền Đông và bắt các hãng xe khách đi Pleiku. Thời gian di chuyển sẽ mất khoảng 12 giờ đồng hồ nên hầu hết các xe thường khởi hành vào buổi tối. Giá vé khoảng chừng 270.000đ/lượt. Từ Gia Lai đến thác K50 Từ trung tâm thành phố Pleiku bạn sẽ phải di chuyển một quãng đường dài 80km để tới thị trấn An Khê, sau đó tiếp tục di chuyển thêm 30km để tới huyện Kbang tỉnh Gia Lai. Hành trình này sẽ phải kéo dài thêm khoảng 60km qua đường đèo, xuyên rừng để tới thác K50 khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Thời điểm nên đi thác K50 Kbang Gia Lai Theo như tìm hiểu, vì huyện Kbang Gia Lai nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng bởi 2 vùng khí hậu Duyên Hải và Tây Nguyên. Chính vì vậy, nhiệt độ tại đây thường khá mát mẻ, mưa xuất hiện khá nhiều. Còn vào mùa khô thì thường khá ngắn và không nắng nóng gay ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก