TÀ CHÌ NHÙ Trekking

Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z

Ít ai biết rằng, Tà Chì Nhù chính là một trong những cung trekking đẹp hớp hồn các bạn trẻ ở Việt Nam. Bởi khung cảnh thiên nhiên, núi non ở đây rất đẹp và hùng vĩ. Tuy nhiên, chinh phục đỉnh núi này không hề dễ dàng bởi đoạn đường dài 12km chỉ toàn là con dốc. Do đó, hãy để những kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z của chúng mình hỗ trợ bạn nhé!

1. Tà Chì Nhù ở đâu?

Tà Chì Nhù là một đỉnh núi sở hữu độ cao 2.979m, thuộc khối Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Theo dân tộc Mông, ngọn núi này còn có tên gọi là Chung Chua Nhà. Còn người Thái lại gọi là Phu Song Sung. Đỉnh Tà Chì Nhù thuộc vào địa phận huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, vùng Tây Bắc Việt Nam.

Mặc dù thấp hơn Fansipan nhưng nơi đây có địa hình khá phức tạp với nhiều dốc cao, thẳng đứng cheo leo. Kèm theo khí hậu khắc nghiệt, gió mạn nên quá trình trekking Tà Chì Nhù tương đối vất vả và nhiều nguy hiểm rình rập. Thế nhưng, đối với trekker – những người đam mê chinh phục, ưa trekking và thích “cưỡi gió – săn mây” thì làm sao có thể bỏ qua ngọn núi này được chứ nhỉ?

Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z

Tà Chì Nhù – thiên đường “săn mây – cưỡi gió”. Ảnh: Internet

2. Nên trekking Tà Chì Nhù vào thời điểm nào?

Cũng giống như khí hậu của miền Bắc nước ta, ở Tà Chì Nhù mùa hè cũng là mùa mưa (kéo dài từ tháng 5-8). Cùng với mùa đông khá khô ráo nhưng lại lạnh, thậm chí rét buốt do địa hình núi cao.

Do đó, theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù của chúng mình thì các bạn nên thực hiện leo Tà Chì Nhù vào khoảng thời gian, từ tháng 11 đến tháng 3. Tức là vào những ngày đầu xuân hoặc nắng đông. Lúc này thời tiết sẽ se se lạnh nhưng tương đối khô ráo, ít mưa và có thể săn được mây.

Bên cạnh đó, các bạn có thể đi leo núi Tà Chì Nhù vào khoảng giữa mùa xuân (2 tháng đầu năm) để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa “lứa đôi” mang tên đỗ quyên.

Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z

Theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù, nên đến đây vào giữa mùa xuân

3. Cách di chuyển đến Tà Chì Nhù

Để chinh phục Tà Chì Nhù, các bạn cần thông thạo cách di chuyển đến đây. Cụ thể:

3.1. Hà Nội/ Sài Gòn – Yên Bái

Như đã nói, Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 170km. Các bạn có thể đến đây bằng:

  • Xe khách. Mức giá dao động 100-120k/người. Hãng xe uy tín, chất lượng như Việt Phương, Thành Lan… Chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa… sẽ thấy các nhà xe này, chạy đều đặn mỗi ngày 1 chuyến.
  • Phương tiện cá nhân (xe máy hoặc ô tô). Phải đảm bảo bạn có bằng lái và tay lái vững, nắm rõ luật giao thông rồi hãy thực hiện chuyến đi này nhé! Có thể tra google map để biết cụ thể cách đi. Hoặc tham khảo: hướng Láng Hòa Lạc – đi thẳng đại lộ Thăng Long. Rẽ phải vào QL21 đến Sơn Tây. Tiếp theo qua lối cầu Trung Hà, cầu Phong Châu. Chạy thẳng vào đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Gặp biển chỉ dẫn Hà Nội – Yên Bái. Đi theo hướng đó 3km là tới thành phố Yên Bái.

Bạn xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh miền Trung và muốn đi tour trekking Tà Chì Nhù thì phải đặt vé máy bay tới sân bay Nội Bài. Sau đó, cách di chuyển tới Yên Bái cũng tương tự như trên. 

3.2. Yên Bái – Mỏ Chì

Nếu đến Yên Bái bằng phương tiện xe khách thì tiếp theo bạn cần thuê xe máy tại đây. Đi khoảng 30km để đến huyện Trạm Tấu. Từ cây cầu đầu tiên của thị trấn Trạm Tấu, rẽ phải rồi đi theo biển chỉ dẫn hoặc hướng dẫn của người dân địa phương thì sẽ vào được khu Mỏ Chì. Đây được coi là điểm để các bạn bắt đầu hành trình chinh phục Tà Chì Nhù đầy cam go, thử thách phía trước.

Lưu ý:

Đoạn đường này khá nhỏ và có nhiều cua dốc. Do đó các bạn cần đặc biệt chú ý để luôn vững tay lái.

Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z

Xe khách di chuyển Hà Nội – Yên Bái. Ảnh: Internet

4. Gợi ý lịch trình chi tiết

Dưới đây là lịch trình chi tiết của chương trình tour đã giúp cho chúng mình có những kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù như đã chia sẻ với bạn. Các bạn có thể tham khảo thêm để book tour này.

4.1. Xuất phát từ Hà Nội – đi Trạm Tấu

19h00: Đoàn tập trung tại Lán Cafe 40 ngõ Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà nội. Bạn nào đi xe máy có thể gửi xe lại bãi gửi xe gần đó. 

Lời khuyên:

  • Nên ăn tối trước khi đi để tránh say xe.

19h30: Xe khởi hành đi Trạm Tấu (mất khoảng 6 tiếng đồng hồ)

4.2. Ngày 1: Trạm Tấu – Lán nghỉ

01h00: Đến homestay ở Trạm Tấu. Mọi người ai cũng thấm mệt sau một chặng đường dài nên lập tức nhận phòng và nghỉ ngơi, dưỡng sức. 

06h00: Dậy sớm ăn sáng và vệ sinh cá nhân. Sắp xếp lại đồ đạc, đồ dùng không cần thiết có thể để lại nhà nghỉ để hôm sau về lấy.

07h00: Di chuyển tới Mỏ Chì bằng xe ôm. Chi phí tự trả và dao động khoảng 80k/ người.

08h00: Tới Mỏ Chì (chân núi Tà Chì Nhù) và bắt đầu trekking.

Trên đường đi, mọi người có thể chụp hình nhưng nhớ chú ý tốc độ, leo sát đoàn, để tránh bị lạc.

11h00: Dừng chân ăn trưa tại bên cạnh con suối nhỏ. 

Sau đó tiếp tục trekking lên điểm nghỉ qua đồi Ba Cây nổi tiếng và những ngọn núi hùng vĩ xung quanh

16h00: Tới lán nghỉ đêm trên núi có độ cao 2800m. Dựng lều cắm trại. Nhóm lửa và nấu cơm tối. Cùng nhau giao lưu, hát hò, trò chuyện. 

Khu vực này, cảnh cũng rất đẹp nên tha hồ chụp ảnh, check in.

Lưu ý: 

Thời gian trekking sẽ là khoảng 7-8 tiếng. 

Theo kinh nghiệm leo Tà Chì Nhù thì thấy cung đường có dốc cao, dựng đứng nên các bạn cần phải cẩn thận.

Nghỉ đêm trong lán nghỉ của người chăn dê địa phương. Cạnh lán nghỉ có suối nhỏ có thể rửa chân tay. Nhưng không thể tắm. Và không có nhà vệ sinh nên khá bất tiện.

Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z

Dựa vào kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù, bạn nên book tour để đi

4.3. Ngày 2: Lán nghỉ – Đỉnh – Trạm Tấu – Hà Nội

05h00: Dậy sớm ngắm bình minh tuyệt đẹp ở khu cắm trại. Sau đó, cả đoàn nấu mì ăn sáng và tiếp tục trekking lên đỉnh (khoảng 3 tiếng)

09h00: Chạm đỉnh núi Tà Chì Nhù. Cùng nhau check in với chóp núi và chụp những bức ảnh kỉ niệm, rồi nghỉ ngơi. Sau đó quay trở về lán nghỉ theo đường cũ. 

10h30: Ăn trưa tại lán nghỉ. Thu dọn đồ và trở về. Theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù của chúng mình cho biết, con đường xuống núi đơn giản hơn khi leo núi rất nhiều. 

14h30: Về tới Mỏ Chì, mọi người lên xe ôm về lại điểm tập trung (chi phí xe ôm tự trả).

15h30: Về đến nhà nghỉ Trạm Tấu, lấy đồ và đi tắm ngâm mình trong bồn nước nóng để hồi phục sức khỏe.

17h00: Ăn tối liên hoan bữa cuối cùng với lẩu nóng hổi và những chén rượu Tây Bắc

19h00: Lên xe trở về Hà Nội

Khoảng 12h30 đoàn về tới Hà Nội. 

HDV xin chào tạm biệt và hẹn gặp bạn ở một cung đường gần nhất!

5. Hành trang cần thiết

Để chuyến leo núi Tà Chì Nhù diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì các bạn cần chuẩn bị những hành trang cần thiết như:

  • Quần áo: 1 bộ quần áo rộng rãi, thoải mái. Kèm theo 2-3 bộ quần áo mỏng để thay lúc nghỉ ngơi. Nếu đi vào mùa đông, nên mang theo quần áo ấm phù hợp như áo khoác, áo phao….và bộ quần áo mưa để đề phòng.
  • Giày trekking chuyên dụng, có độ bám tốt vì đường trơn trượt, rất dễ ngã.
  • Lương thực + nước uống. Chủ yếu là mang đồ ăn khô như lương khô, bánh quy… Hạn chế nhồi nhét quá nhiều, gây cản trở trong quá trình leo núi.
  • Mang theo một số loại thuốc cơ bản như hạ sốt, cảm cúm, đau đầu…
  • Nhiều vật dụng khác. Có thể kể đến là đèn pin, sạc pin dự phòng, tiền mặt, mũ, găng tay che nắng…

Kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù chi tiết từ A-Z

Vật dụng cần thiết cho chuyến trekking. Ảnh: Internet

6. Lưu ý

Theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù của chúng mình, để chuyến đi diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Nên book tour, để có HDV đi cùng hoặc thuê porter

Nếu bạn book tour sẽ luôn có hướng dẫn viên hoặc porter đi cùng. Họ sẽ là những người bạn đồng hành và trợ thủ đắc lực để giúp bạn chinh phục Tà Chì Nhù dễ dàng hơn. Bởi những con người này đều là người dân bản địa, rất thông thạo địa hình. Chắc chắn sẽ giúp cho bạn tránh được việc lạc đường. Hoặc giúp ích trong việc dẫn đường lên núi, ăn, nghỉ ngơi…

Không tách đoàn

Như đã nói, Tà Chì Nhù là một cung đường trekking sở hữu phong cảnh núi non rất tươi đẹp. Vì thế, đừng mải mê chụp ảnh mà bỏ mất dấu đoàn, điều đó cực kỳ nguy hiểm. Bởi địa hình của ngọn núi này cũng rất cheo leo với nhiều con dốc thẳng đứng, thật đáng sợ…

Không xả rác

Theo kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù của chúng mình đã từng đi thì các bạn tuyệt đối không nên xả rác bừa bãi. Thay vào đó, hãy giữ gìn cảnh quan xanh tươi như lúc chúng ta bắt đầu đến.

Không ăn nấm, hoa quả lạ trên đường

Trong rừng hay bên cạnh con suối, chắc chắn sẽ có nhiều loại cây, hoa, quả hoặc nấm lạ. Vì thế, bạn đừng có ăn khi chưa biết chắc chắn đó là gì? Hãy hỏi hướng dẫn viên hoặc porter nếu có thắc mắc.

Nếu bạn trang bị đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm trekking Tà Chì Nhù như chúng mình đã chia sẻ ở trên thì hứa hẹn các bạn sẽ có một chuyến đi hết sức mỹ mãn, tuyệt vời đấy. Chúc các bạn sẽ có một hành trình thật vui vẻ!

Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.

Đăng bởi: Phương Lô Minh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก