Trekking

Kinh nghiệm Trekking núi Bà Đen

Núi Bà Đen đang dần trở thành một cái tên quen thuộc với dân phượt thủ miền Nam và những ai đang muốn thử thách bản thân. Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 95km và là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m, nơi đây thu hút rất nhiều khách tham quan và đến để chinh phục đỉnh núi vào các dịp cuối tuần và ngày lễ.

kinh nghiệm trekking núi bà đen

Với việc chỉ mất khoảng 2-4 tiếng đồng hồ để leo đến đỉnh, các bạn có thể đi về trong ngày hoặc có một chuyến leo núi Bà Đen cắm trại 2 ngày 1 đêm tùy vào thời gian và sức khỏe của mỗi người.

Để chinh phục núi Bà Đen có rất nhiều cung đường khác nhau, các bạn hãy cân nhắc kĩ càng đến thời gian, sức khỏe,… trước khi chọn cung đường leo phù hợp nhé:

  • Đường Chùa (ngắn nhất, nhưng lại dốc nhất, nhiều đá tảng khó vượt qua)
  • Đường cột điện (đường dễ leo và phổ biến nhất)
  • Đường Ma Thiên Lãnh (khó đi và dài)
  • Đường dốc Đá Trắng (khó chinh phục nhất, chỉ thích hợp bạn nào có sức khỏe tốt)
  • ….

  • Những vật dụng cần thiết
  • Đồ ăn và nước uống
  • kinh nghiệm trekking núi bà đen

  • Nước uống: nên chuẩn bị 3-4l/người đủ để vừa uống vừa dùng để sinh hoạt nha! Đối với nước uống, bạn nên pha tắc hoặc chanh với đường và mật ong, nhớ cho thêm chút muối để tạo chất điện giải bù nước hiệu quả và tránh bị ngộ độc, rũ nước, mệt nếu chỉ uống nước thuần trong cả chặng đường leo nhé!
    • Đồ ăn: mỳ ly, xúc xích, bánh mỳ, sandwich, dưa leo, bánh kẹo ngọt, viên sủi C, trái cây để chống đói và giải khát nha.
    • Trái cây: các bạn có thể chọn những loại quả mọng nước, tính mát và gọn nhẹ để mang theo như táo, quýt.

  • Lều, trại
  • kinh nghiệm trekking núi bà đen

    • Lều ngủ và túi ngủ chuyên dụng
    • Các bạn có thể chuẩn bị thêm than, vỉ nướng, bật lửa… để cắm trại qua đêm nhé!

  • Đồ dùng cá nhân
    • Giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, bằng lái, ví tiền, mũ bảo hiểm.. là những vật bất ly thân không thể thiếu
    • Đồ điện tử: máy ảnh, máy điện thoại, pin, sạc…
    • Áo ấm (vì buổi tối trên núi nhiệt độ thấp nên hơi lạnh)
    • Áo mưa (dùng trải lót lưng ngủ chống mưa, làm bạt ngồi, hoặc đơn giản mặc vào đi trong mưa)
    • Đèn pin để dùng ban đêm
    • Hai bịch nylon đựng rác (để đựng đồ điện tử hoặc bọc giầy cho vào lều khỏi mưa ướt)
    • Áo phản quang (ban ngày cũng mặc, mục đích là nhận ra nhau khi chạy xe và an toàn nếu về tối)
    • Giày đế mềm (đi dép lào leo núi đường cột điện cũng không sao)
    • Găng tay (hở ngón hoặc kín đều được, dùng để bám đá hoặc bảo vệ tay trước gai xước nhỏ)
    • Mũ lưỡi trai (tránh nắng)
    • Bản đồ

    Lưu ý: Các bạn tránh mang đồ quá lỉnh kỉnh sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển lên đỉnh núi

  • Di chuyển
  • Di chuyển từ Sài Gòn đến núi Bà Đen có rất nhiều cách:

    • Xe buýt: chúng ta sẽ đi 2 chặng là Bến Thành (TP Hồ Chí Minh) đi Gò Dầu (Tây Ninh) và tuyến tiếp theo là từ Gò Dầu đi Long Hoa.
    • Xe máy: Các bạn đi theo quốc lộ 22 theo hương đi Tây Ninh – tới huyền Gò Dầu – tới quốc lộ 22 rẽ thành hai nhánh là quốc lộ 22A đi Mộc Bài và quốc lộ 22B đi Tây Ninh – chạy theo quốc lộ 22B – tới thị xã Tây Ninh – đi thêm 5 km là tới núi Bà Đen.
    • Ngoài cung đường trên các bạn có thể di chuyển theo lộ trình sau: Chạy theo quốc lộ 22 – ngã ba Trảng Bàng – rẽ trái đi Dương Minh Châu (cách di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian).

    Những ai chọn đi phượt bằng xe máy và cung đường cột điện để chinh phục núi Bà Đen thì có thể tham khảo cách trekking xuyên núi này nhé!

    Các bạn tìm địa chỉ quán cô Năm (tọa độ trên bản đồ 11.363634 106.166454) và đây sẽ là điểm bắt đầu hành trình leo núi nhé! Sau khi gửi xe và nghỉ ngơi một chút tại quán cô Năm, các bạn đi men bờ tường đối diện về hướng núi sẽ gặp cột điện đầu tiên. Đây là đoạn dễ lạc nhất của đường này vì đang đi qua rẫy của người dân ở đây. Từ đoạn này bạn chú ý đi theo các vết mũi tên được sơn trên đá. Vừa đi vừa để ý dây điện chạy dọc trên đầu hoặc một bên. Sau 30p đầu tiên thì chỉ còn một con đường mòn duy nhất để lên đỉnh thôi, vừa đi vừa đếm cột để thấy khoảng cánh lên đỉnh đang nhỏ dần…!

    Dọc đường cột điện leo núi Bà Đen sẽ có một khe nước nhỏ ở bãi đá cột điện số 55, đây là điểm dừng chân lý tưởng vì nằm ở 1/2 đường đi, mọi người có thể lấy thêm nước và rửa mặt, nghỉ ngơi. Cảm giác sẽ hồi phục lại sức khỏe và cực kỳ sảng khoái.

    Càng leo lên cao sẽ càng thấy sự thay đổi của các loại cây, nếu dưới chân núi là xoài, điều thì càng lên cao sẽ là tre trúc, lên đỉnh thì chỉ chủ yếu là lau, cỏ bụi… Đồng thời bạn sẽ có cảm giác đi từ phía dưới mây, ngang tầng mây và vượt qua cả những đám mây. Đó là 1 cảm giác rất tuyệt vời.

    Men theo cột điện, khi nào bạn thấy được 2 cột đá và hàng rào kẽm gai, cột ăng ten thì đó là đỉnh núi, điểm cao nhất thì ở trong khu vực của bộ đội rồi. Bạn có thể cắm trại ở khu vực này hoặc di chuyển theo đường mòn ven bờ rào vòng ra hướng đông. Khu vực này thì thường sẽ đông hơn nhưng cũng có nhiều view hơn vì có thể nhìn được hồ Dầu Tiếng từ trên cao, là hướng đón bình minh và nếu may mắn có thể gặp được cả biển mây.

    Đến đây, các bạn chỉ còn việc dựng lều, đốt lửa nướng đồ ăn để nghỉ ngơi sau một chặng đường leo mệt mỏi, thư giãn cùng bạn bè và tận hưởng không khí núi rừng nhé!! Và một nhắc nhở nhỏ sau khi cắm trại, trước khi xuống núi các bạn hãy “nâng cao tinh thần” dọn sạch rác để bảo vệ bầu không khí nơi đây. :))

    Đăng bởi: Toàn Lê

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก