Trekking

Kinh Nghiệm Trekking Đường Rừng

kinh nghiệm trekking đường rừng

Trekking một khái niệm không còn xa lạ với giới trẻ ngày này đặc biệt với những bạn đam mê  xê dịch thì đây là một loại hình trải nghiệm mới đầy thú vị. Trekking được hiểu nôm na là hình thức đi bộ thăm quan, khoác balô trên vai đi bộ đến bản làng, vào rừng hoặc xuyên núi thường cách xa thành phố, giao thông khó khăn không có đường cho ô tô xe máy. Thường thì những địa điểm này không có hướng dẫn trên bản đồ, ta phải đi đến tận nơi thì mới khám phá ra cái hay.

Để thực hiện một cuốc đi bộ, trước hết bạn cần lên kế hoạch cho mình, kế hoạch càng chi tiết việc đi lại càng dễ dàng. Bài viết này sẽ giúp các bạn ít nhiều đấy.

  1. Vật dụng dùng chung cho cả đoàn: chia đều cho từng thành viên
  • Lều trại (nên dùng nhiều lều 2-3 vì địa hình rừng núi không bằng phẳng rất khó dựng lều có diện tích lớn)
  • Dây thừng, dù đoạn từ 20-30 m
  • Tấm trải cách nhiệt, túi ngủ
  • Dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo nhỏ gọn.
    Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, DEP chống vắt.
  • Một số đồ ăn có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, lương khô, mỳ tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, sô cô la, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng, orezol bù nước và đặc biệt là café hay một chai rượu nhỏ.
    kinh nghiệm trekking đường rừng

    Lều 2- 3 người

    kinh nghiệm trekking đường rừng

    Dụng cụ y tế cơ bản

    2. Các vật dụng cá nhân nên có:

    • Balô nên dùng loại nhiều ngăn,có dây đeo ngang lưng để cố định dễ dàng di chuyển. Tùy vào số lượng thành viên trong đoàn, thời gian mà balô có thể nặng từ 5-15 kg. Vì thế trước mỗi chuyến trekking bạn nên rèn luyện sức khỏe
    • Quần áo siêu nhẹ, chống mưa, muỗi, vắt, có nhiều túi đựng đồ, một bộ quần áo mềm để mặc đi ngủ vào buổi tối nên chọn áo dài tay cho áo vào trong quần để không bị xây xước do cây rừng cào phải và tránh bị cảm lạnh do vã mồ hôi và gặp gió rừng
    • Tất chân, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ (có thể mua loại găng tay hạt giá rẻ hơn)
    • Áo mưa bộ và áo mưa cho balô để ngăn ngoài cùng để khi cần lấy ra thật nhanh.
    • La bàn
    • Đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng)
    • Một đôi dép lê,giày leo núi có đồ bám cao có thể chọn giày bộ đội giá từ 60.000
    • Dao cá nhân, đèn pin (tốt nhất là loại đèn đeo trán)
    • Một bộ bát (nhựa), đũa thìa
    • Một ít đồ ăn vặt như kẹo, bánh, lương khô để ở vị trí dễ lấy nhất trong ba lô
    • Một bản copy về lịch trình chuyến đi hoặc bản đồ khu vực đi trekking.
      kinh nghiệm trekking đường rừng

      Một số vật dụng cần thiết khi trekking

      1. Trong khi trekking:
      • Giữ khoảng cách với nhau khi di chuyển để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố, không nên tách ra đi một mình, nhất là khi vượt suối, qua vực
      • Khi dừng lại nghỉ không nên tháo ba lô ra mà hãy dùng chính ba lô làm điểm tựa lưng.
      • Uống nước vừa phải, không nên uống quá nhiều dẫn đến chóng mệt mỏi và mồ hôi thoát ra nhiều.
      • Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
      • Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
      • Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.
      • Bữa sáng nên ăn cơm vì là bữa quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho cả ngày. Bữa trưa có thể ăn đồ khô như bánh, lương khô.
      • Dọc đường nếu uống nước pha orezol thì chỉ cần 1 chai 0,5 lít là được.
      • Nên hạ trại khi trời còn sớm tầm 4 giờ chiều rừng bắt đầu tối, hạ trại bên cạnh nguồn nước, đồ ăn cho bữa tối phải được chuẩn bị trước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
      • Một ngày trung bình bạn có thể đi bộ khoảng 12km đến 15km.
      • Vạch kế hoạch phù hợp cho chuyến đi, tính toán khoảng cách di chuyển sao cho hợp lý với sức người và đề phòng không rơi vào tình huống nguy hiểm.
      • Xem trước dự báo thời tiết để có những phương án chuẩn bị. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực đi trekking là vùng biên giới hoặc khu bảo tồn có sự quản lý riêng của các cơ quan chức năng chuyên ngành.

      Hãy dùng đôi chân bạn để cảm nhận hơi thở của núi rừng!

Theo kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng!

Đăng bởi: Nguyễn Đăng Vĩnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก