Top 684+ bài viết trung thu đầy đủ và chi tiết nhất - Phần 4

  1. Những món bánh trung thu hấp dẫn của năm nay
  2. 100 đèn lồng khổng lồ hội tụ ở đêm Trung thu lớn nhất Việt Nam
  3. Địa điểm vui chơi trung thu 2015 ở TP. HCM hấp dẫn nhất
  4. Phong cách đón trung thu đặc trưng của 3 miền đất nước
  5. Du lịch Sài Gòn ngắm phố đèn lồng rực rỡ đón Trung thu
  6. Top 4 địa điểm vui chơi trung thu cho giới trẻ Sài Gòn
  7. Thôn Hảo – nơi tìm về tuổi thơ với đồ chơi Trung thu truyền thống
  8. Độc đáo bánh trung thu ở các nước Châu Á
  9. Vì sao Trung Thu có bánh nướng, bánh dẻo?
  10. Đặc sắc ẩm thực bánh trung thu của các nước châu Á
  11. Hình dáng và ý nghĩa của từng loại bánh trung thu
  12. Bánh trung thu phiên bản các nước Châu Á
  13. Giới trẻ Sài Gòn rủ nhau check in phố lồng đèn dịp Trung thu
  14. Ngon thật đấy nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "BÉO" cỡ nào không?
  15. Ai không nên ăn bánh Trung thu?
  16. Trung thu ở các nước châu Á có gì đặc biệt?
  17. Review 7 địa điểm chơi trung thu ở Đà Nẵng thú vị nhất năm 2022
  18. Trung thu này check-in ngay 10 địa điểm vui chơi Sài Gòn
  19. Giá bánh trung thu 2020: Kinh Đô, Thu Hương, Givral, Long Đình…
  20. Bánh trung thu yến sào Khánh Hòa thơm ngon 2017
  21. Bánh trung thu Bảo Phương phố Thụy Khuê: Địa chỉ, giá cả, các vị bánh
  22. Top 10 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội không thể bỏ qua
  23. Lễ Hội Đèn Lồng Hội An đẹp “lung linh” trong đêm rằm trung thu
  24. Đưa nhau đi trốn đến Hội An ngắm đêm hội Trung Thu ngay thôi!
  25. Đón Trung thu nhộn nhịp bên phố lồng đèn Lương Nhữ Học
  26. 6 địa điểm vui chơi Trung Thu lý tưởng ở Sài Gòn
  27. Gợi ý địa điểm vui chơi trung thu ở Nha Trang 2017
  28. Đến Royal City mùa trung thu ngắm “siêu trăng” khổng lồ
  29. Những địa điểm vui chơi trung thu ở Quy Nhơn “siêu đẹp”
  30. Vườn hoa Phương Linh Hà Nội – Địa chỉ cũ, không gian mới cho dân “sống ảo” dịp Trung thu
  31. Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam tại Phan Thiết
  32. 5 địa điểm vui chơi Tết Trung thu ở Sài Gòn cực vui và hấp dẫn
  33. Đi chơi phố Lồng Đèn rực rỡ tại Quận 5 đêm Trung Thu
  34. Lộ diện 7 quán cafe decor trung thu ở Hà Nội đẹp ‘lạc lối’
  35. Tết Trung thu ở Trung Quốc diễn ra như thế nào?
  36. Muôn sắc màu bánh trung thu vòng quanh châu Á
  37. Cách làm nhân bánh Trung thu đơn giản mà hấp dẫn cực kỳ!
  38. Cách làm bánh trung thu hoa sen đẹp mắt không cần lò nướng
  39. Cách làm bánh trung thu ngàn lớp đầy mới lạ, hấp dẫn
  40. Cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc thơm ngon, mới lạ
  41. Cách làm bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào cực mới lạ
  42. Cách làm bánh trung thu rau câu nhân flan ngon giòn đẹp mắt
  43. “Bắt trend” Tiktok: Thử ngay công thức làm bánh trung thu từ bánh mì sandwich cực đơn giản
  44. Top 3 công thức làm bánh trung thu siêu ngon tại nhà trong mùa dịch Covid-19
  45. Top 20 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội vui và sôi động nhất
  46. ‘Note’ 10 địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn siêu vui, cảnh đẹp check-in thả ga
  47. Du Lịch Singapore Mùa Trung Thu: Đi Đâu, Chơi Gì, Ăn Gì?
  48. Lượm Lặt Trước Chuyến đi: Thăm Hàn Quốc Dịp Tết Trung Thu
  49. Cùng Klook dạo vòng quanh các nước Châu Á đón Tết Trung Thu!
  50. Độc đáo hoạt động Trung Thu ở các nước châu Á
  51. Những Điểm “Check-In” Thú Vị Mùa Trung Thu
  52. Bật mí các hoạt động vui chơi Trung thu không thể bỏ qua
  53. Có nên đi Cù Lao Chàm vào dịp Trung Thu sắp tới?
  54. Top 10 địa chỉ bán bánh trung thu cao cấp chính hãng ngon TPHCM 2020
  55. Sau Tết trung thu, phố Hàng Mã lại tiếp tục ‘thay áo’ mới đón lễ Halloween
  56. 5 loại bánh trung thu truyền thống tiêu biểu không thể bỏ qua ở Trung Quốc
  57. Đâu cần đến phố Lương Nhữ Học mới có không khí trung thu, những quán cafe này cũng nhộn nhịp chẳng kém
  58. Check in 5 địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn
  59. Gợi ý những điểm vui chơi trung thu ở Đà Nẵng năm 2020
  60. Không chỉ Hàng Mã, Hà Nội còn 5 điểm check-in mùa Trung Thu lên ảnh là đẹp
  61. Khám phá nguồn gốc bánh trung thu: Chiếc bánh nhỏ xinh mang theo tinh hoa ẩm thực ngàn năm
  62. Top 5 bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ Trung Hoa
  63. Top 5 là bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ Trung Hoa
  64. Phố Hàng Mã – 'Hội An thu nhỏ' tại Hà Nội mùa Trung Thu
  65. 'Sống ảo' ở 6 quán ngon Hà Nội có décor Trung Thu đẹp
  66. Có gì trong bánh trung thu 'chọc trời' xa xỉ của Vinpearl Luxury Landmark 81?
  67. Đâu chỉ riêng Sài Gòn - Trung Thu Hội An cũng nhộn nhịp lắm đấy!
  68. Phố Hàng Mã vắng trước dịp trung thu
  69. Tức tốc “check-in ngàn kiểu” tại CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐÓN TRUNG THU SỚM hoành tráng nhất Sài Gòn
  70. Tức tốc “check-in ngàn kiểu” tại 3 TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐÓN TRUNG THU SỚM hoành tráng nhất Sài Gòn
  71. Lưu gấp những địa chỉ bánh trung thu ngon nhất ở TP Hồ Chí Minh
  72. Điểm danh loạt địa chỉ mua bánh trung thu được tín đồ ẩm thực Huế ưa chuộng
  73. Có gì khác lạ trong đêm Trung thu ở Hội An trứ danh
  74. Top 7 địa chỉ bánh trung thu được các tín đồ ẩm thực Hà Nội yêu thích
  75. “Đi đu đưa” ngay tiệm cà phê Laika hot nhất nhì phố cổ ngày trung thu
  76. 9+ Địa Điểm Vui Rước Đèn – Khi Không Khí Trung Thu Rộn Ràng Khắp Mọi Nẻo Đường Hà Nội
  77. Cùng “nếm” thử 5 loại bánh trung thu độc, lạ nhất 2019
  78. Top 7 Thương Hiệu Bánh Trung Thu Ngon 2019 Chuẩn Hương Vị Việt Nhất Định Phải Thử!
  79. Bánh trung thu đắt nhất thế giới? Một hộp 230 USD nâng sự sang chảnh lên tầm cao mới
  80. Gần 2 triệu đồng để thưởng thức bánh trung thu đèn lồng đẹp lung linh
  81. Trung thu đến rồi! Sao bạn còn chưa đến những địa điểm đặc sắc này ở Sài Gòn? 
  82. Tận hưởng trọn vẹn mùa Trung thu Hội An với biết bao hoạt động thú vị 
  83. Lễ hội trung thu Tuyên Quang 2019 vào ngày nào, có gì đặc biệt?
  84. Trung thu đi đâu chơi ở TPHCM? 10 địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn thu hút giới trẻ 2019

Nhiều người yêu thích trung thu không phải vì thích ngắm trăng hay thích rước đèn lồng mà là vì mong chờ được ăn những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Hãy cùng điểm qua những loại bánh hấp dẫn của năm nay nhé. Bánh trung thu các loại hạt Cứ nhắc đến bánh trung thu, ta không khỏi nghĩ ngay đến bánh nhân đậu xanh. Thế nhưng năm nay, bạn hãy thử đổi khẩu vị bằng những món bánh làm từ các loại hạt khác như mè đen, đậu đỏ thử nhé. Mùi vị vừa thơm, vừa bùi, vừa beo béo chắc chắn sẽ làm bạn “ngất ngây”. Mua ở đâu? Thương hiệu Đại Phát là nơi bạn nên thử loại bánh Trung Thu mè đen cực ngon. Bánh trung thu kem lạnh Không có gì tuyệt vời bằng món ngọt phương Tây kết hợp cùng phong vị Á Đông. Hãy thử cảm giác kem chảy cực “hay ho” vì phần bánh nướng cổ truyền vốn nóng hôi hổi nay có thể làm mát lạnh không khí trung thu. Với loại bánh kem lạnh đặc biệt này, bạn sẽ không thấy”ngán” chỉ sau một miếng như bình thường nữa đâu. Mua ở đâu? Haagen-Dazs, Baskin Robbin, Bud’s đều là những thương hiệu ngon và nổi tiếng, trước khi mua hãy xem xét về giá cả và nhu cầu của bản thân nhé, bánh kem lạnh thường có giá khá “chát” đấy. Bánh trung thu rau câu nhân bánh flan Tạm biệt những vỏ bánh trung thu nướng và làm quen với sự mát mịn của rau câu cùng sự ngọt ngào, béo ngậy của nhân bánh flan bên trong. Hình dáng bên ngoài thì chẳng khác gì một chiếc bánh trung thu truyền thống nhưng khi ăn chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ. Đây có thể gọi là “bình cũ rượu mới” của món bánh này.. Mua ở đâu? Một số thương hiệu như Kinh Đô, Đại Phát cận ngày rằm đều có bán món bánh này nhưng cần đặt trước hoặc nhanh chân mua vì rất mau hết hàng. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng online cũng đang rao bán bánh trung thu rau câu nhưng độ vệ sinh có thể khiến bạn “hồi hộp”. Một gợi ý cho bạn là hãy thử sức làm món bánh đặc biệt nhưng đơn giản này để đãi gia đình nếu như bạn có “đam mê” với bếp núc và muốn tạo ra hương vị theo ý thích của bản thân. Bánh trung thu tiramisu Lại một sự kết hợp thú vị giữa hương vị truyền thống và hiện đại. Tuy nghe có vẻ “khó tin” nhưng đảm bảo với bạn rằng, chỉ cần một lần thử chiếc bánh trung thu tiramisu này, bạn sẽ bị “ghiền” ngay. Mùi vị thơm lừng của vỏ bánh nướng truyền thống kết hợp với cái bùi bùi,béo béo, đậm đà của socola và kem phô mai sẽ cho ra một hương vị ấn tượng. Mua ...

Gần 100 mô hình đèn lồng khổng lồ nối đuôi nhau dài hàng cây số, cả thành phố Tuyên Quang rực sáng, lung linh sắc màu trong đêm hội Trung thu lớn nhất Việt Nam. Từ chiều tối đến đêm khuya ngày 7/9 (14/8 âm lịch), đường phố Tuyên Quang luôn chật kín người. Gần 100 mô hình đèn trung thu khổng lồ mô phỏng các sự tích dân gian, mô hình con giống gắn với đời sống của trẻ thơ… nối đuôi nhau tạo thành vệt sáng trải dài. Từ năm 2004, mô hình đèn trung thu khổng lồ do nhân dân tổ 12, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang tự làm để mang lại niềm vui cho con trẻ trong khu dân cư đã đặt nền móng cho hoạt động văn hoá đặc sắc này. Sách kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận đây là lễ hội có nhiều mô hình đèn lớn nhất Việt Nam. Sau 10 năm tổ chức bắt đầu từ tự phát đến có tổ chức, năm 2014, lần đầu tiên Lễ hội thành Tuyên được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Từ 7h tối, gần 100 mô hình đèn tập trung đầy đủ về khu vực Trung tâm hội nghị tỉnh để chuẩn bị cho lễ rước. Đoàn rước đèn lồng kéo dài hàng cây số đi qua các tuyến phố chính của thành phố Tuyên Quang. Mô hình đèn mô phỏng tích “Cóc kiện trời”. Biểu tượng “chị Hằng trên cung trăng”. Đèn “Quạ – Công” nổi bật với ánh sáng xanh, hoạ tiết cầu kỳ. Đèn “Lý ngư vọng nguyệt”. Mô hình chim diệc khổng lồ dài đến 15m. Bà Đỗ Thị Minh Hà (55 tuổi, phường Tân Quang, Tuyên Quang) chia sẻ: “Tham dự đêm Trung thu cùng các cháu tôi thấy mình như trẻ lại, đem đến niềm vui cho trẻ nhỏ, người lớn cũng thấy vui mừng, phấn khởi hơn”. Đôi bạn trẻ tranh thủ ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm đêm Trung thu. Trẻ em phá cỗ Trung thu ngay trong chiếc đèn lồng. Em bé trên vai bố ngắm nhìn dãy phố rực rỡ màu sắc. Đoàn rước đèn kéo qua các tuyến phố đến gần 12h đêm.  Ảnh: ST Theo Khám Phá

Trung thu này để các bé được vui chơi thỏa thích cha mẹ cần tìm hiểu các địa điểm vui chơi trung thu cho bé ngay từ bây giờ. Dưới đây là những gợi ý cho các bậc phụ huynh về địa điểm vui chơi trung thu 2015 ở TP. HCM. Địa điểm vui chơi trung thu 2015 ở TP. HCM hấp dẫn nhất Nhà thiếu nhi TP. HCM (36 Lê Quý Đôn, Q.3, TP. HCM) Vào dịp này có rất nhiều hoạt động dành cho các bé với chủ đề “Trung thu nhớ Bác”. Ở hội thi lồng đèn thả trên mặt nước, các bé nhà bạn sẽ thi tài thiết kế mô hình sử dụng vật liệu nhẹ, nổi được trên mặt nước, có gắn mô-tơ di chuyển được, có đèn chiếu sáng… Hội thi bày cỗ và cắm hoa, các bé sẽ trổ tài bày biện, sắp đặt, ngoài trái cây ra còn có bánh trung thu, lồng đèn, bánh ngọt, đèn cầy, rau, củ… Ngoài ra, ở đây còn có màn biểu diễn bắn tên lửa nước. Những chiếc tên lửa nước được làm từ vật liệu tận dụng, dễ kiếm (như ống nước, chai nhựa…) được bắn lên cao vài chục mét, có thể tách thành nhiều tầng và rơi xuống nhẹ nhàng nhờ những chiếc dù… sẽ làm nhiều bạn nhỏ thích thú. Rạp xiếc ở Công viên 23/9 (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. HCM) Dịp trung thu này rạp xiếc sẽ có vô số vở kịch hay. Với nhiều tiết mục xiếc mới, âm nhạc và cảnh trí được biên đạo kỹ càng, vở kịch xiếc được đầu tư kinh phí lớn không chỉ đem lại niềm vui mà còn giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Khu du lịch Bình Quới 1 (1147 Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, TP. HCM) Với những gia đình vừa thích vui chơi, vừa thích thư giãn, thì đây là một địa chỉ phù hợp. Với lợi thế mặt bằng rộng, thoáng mát bên bờ sông Sài Gòn, dịp trung thu này khu du lịch Bình Quới 1 vẫn tiếp tục thế mạnh của mình là khu thư giãn, ẩm thực theo phong cách Nam Bộ dân dã, mộc mạc. Tại đây, các em nhỏ và gia đình sẽ được trở về với không khí làng quê Việt Nam với các trò câu cá, chèo thuyền trên kênh, đi xe ngựa, xe điện… Đặc biệt, các trò chơi dân gian đồng quê tưởng đã mai một nay lại được tái hiện cho các em tìm hiểu như: bịt mắt đập niêu, đi cầu thăng bằng, nhảy sạp, đi cà kheo… Công viên văn hóa Đầm Sen (3 Hòa Bình, P.3, Q.11, TP. HCM) Dịp trung thu, các em nhỏ sẽ như lạc vào một miền đất của… lồng đèn. Dịp này ở Đầm Sen còn diễn ra cuộc thi thiết kế và trang trí lồng đèn, biểu diễn lân sư rồng, ca nhạc ...

Là dịp lễ hội lớn thứ hai trong năm của người Việt (chỉ sau Tết Nguyên Đán), trung thu ở 3 miền mang những nét văn hóa rất đặc trưng. Miền Bắc tinh tế, cầu kỳ Miền Bắc đón thu sang với sự chuyển mình rõ rệt của đất trời. Trung thu ở đây thoáng nét trang nhã, tinh tế, gắn liền với niềm vui của vụ mùa bội thu, của cốm xanh thơm ngát, của những quả chín như hồng, như bưởi. Mỗi dịp trung thu, phố cổ Hà Nội lại tưng bừng với các loại lồng đèn. Chuẩn bị cho mùa trăng tháng tám, phố phường Hà Nội sẽ ngập tràn các thức quà bánh, lồng đèn. Giữ nét truyền thống nghìn năm Thăng Long cổ kính, trọng lễ trọng tình nên những hộp bánh trung thu được cẩn trọng chọn lựa, chăm chút từ rất sớm. Bánh được mang biếu các bậc trưởng thượng trong họ tộc, gia đình trước tiên. Sau đó, sẽ đến những hộp bánh biếu láng giềng, bạn bè thân hữu, đối tác khách hàng. Mỗi hộp bánh đều ẩn chứa tình cảm chân thành, với ước mong bền chặt mối thâm giao. Hộp bánh cuối cùng sẽ được chọn vào khoảng 10 ngày trước trung thu, đặt lên bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Đây cũng sẽ là hộp bánh phá cỗ đêm rằm, để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức với tách trà thơm ấm áp. Miền Trung rộn ràng, náo nhiệt Tại miền Trung, dải đất hẹp giao thoa giữa văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ, trung thu nghiêng nhiều về phần “hội” hơn so với phần “lễ”. Đây luôn là dịp để mọi người tạo nên không khí rộn ràng, vui nhộn cho cả trẻ em lẫn người lớn. Người Hội An thả đèn trung thu bên sông. Phố cổ Hội An sẽ rực rỡ ánh đèn lồng. Người người đổ xô ra đường, hòa vào các trò chơi dân gian. Huế cổ kính và trầm mặc cũng trở nên tưng bừng với những mâm cỗ đón trăng tinh tế được chăm chút, mang đến bao nhiêu háo hức cho con trẻ. Đêm trung thu không thể thiếu ánh nến, đèn lồng. Việc thưởng thức các hương vị trung thu được chú trọng đặc biệt tại dải đất miền Trung – nơi nổi tiếng với sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong ẩm thực. Muôn hình vạn trạng kiểu bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon được các gia đình chọn mua. Với người dân ở đây, không gì vui hơn đêm trung thu quây quần cả gia đình cùng nhau thưởng thức bánh. Miền Nam ấm áp nghĩa tình Là miền đất mới, hội tụ đủ mọi nét văn hóa; nơi sự hào sảng, chân thành, sẵn lòng giúp đỡ nhau của người đi mở cõi luôn được coi trọng, trung thu phương Nam mang màu sắc rất riêng. Tại xứ “khởi nghiệp” này, bà con ...

Đường Lương Nhữ Học những ngày qua trở nên nhộn nhịp hơn với đủ loại lồng đèn rực rỡ, thu hút người dân và du khách đến dạo chơi, mua sắm. Du lịch Sài Gòn ngắm phố đèn lồng rực rỡ đón Trung thu Cứ mỗi dịp Trung thu, đường Lương Nhữ Học, quận 5 lại thu hút du khách gần xa bởi không khí vui tươi và không gian đầy màu sắc. Phố đèn lồng là tên gọi quen thuộc mà giới trẻ Sài Gòn đặt cho con đường này. Tại đây có hàng nghìn mẫu lồng đèn bày bán hai bên đường. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, mỗi năm lại có nhiều kiểu lồng đèn mới về chất liệu cũng như kiểu dáng. Nhưng không vì thế mà các loại đèn lồng truyền thống bị lãng quên. Nhiều gia đình sinh sống và kinh doanh nghề bán lồng đèn lâu năm ở con đường này. Đối với họ, đây không chỉ là nghề mà còn là niềm vui trong cuộc sống. Đèn giấy là một trong những loại được nhiều người yêu thích. Du khách sẽ cảm nhận được không khí Trung thu đang đến rất gần khi đi trên con đường này. Đến đây vào những ngày vắng, bạn như được quay về miền ký ức của tuổi thơ, văng vẳng tiếng trống lân đâu đó. Đặc biệt, nơi đây còn là địa điểm lý tưởng của các bạn trẻ ưa thích chụp ảnh. Bạn có thể bắt gặp những cô gái duyên dáng trong tà áo dài truyền thống trên đường ghi lại khoảnh khắc đẹp trước Trung thu. Đường Lương Nhữ Học nhộn nhịp hơn khi thành phố lên đèn. Một vòng dạo chơi cùng người thân và bạn bè sẽ để lại cho bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong dịp Trung thu này. Theo Vnexpress.net

Top 4 địa điểm vui chơi trung thu cho giới trẻ Sài Gòn Phố lồng đèn Lương Nhữ Học Cứ mỗi dịp trung thu, đường Lương Nhữ Học, quận 5 lại thu hút du khách gần xa bởi không khí vui tươi và không gian đầy màu sắc của lồng đèn. Tuy chỉ dài hơn 300m nhưng con đường luôn nhộn nhịp với hàng trăm mẫu lồng đèn nhiều hình dáng, kích thước khác nhau khiến con phố này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ảnh: vtv.vn Vào dịp trung thu tại khu vực này khá đông, bởi không chỉ có những bậc phu huynh đến mua lồng đèn cho các bé mà còn rất nhiều bạn trẻ tìm đến đây để chụp hình kỉ niệm. Ảnh: kul.vn Ảnh: baomoi.com Trung tâm thương mại AEON Mall Tân Phú Nhắc tới trung thu là nghĩ ngay đến phố lồng đèn, nhưng nếu bạn muốn có một trải nghiệm “độc” hơn thì lễ hội lồng đèn lớn nhất Việt Nam – Thung Lũng Sao Băng đang chờ bạn đấy. Lạc vào đây, bạn sẽ được “mãn nhãn” với hình ảnh lạ mắt của những cụm lồng đèn thiên nga, khủng long và những con thú khổng lồ với ánh sáng huyền ảo, lung linh. Ngoài ra, một điểm cộng cực lớn cho Thung Lũng Sao Băng nữa là dù vào ban ngày hay ban đêm, những con thú khổng lồ nơi đây vẫn luôn sáng lung linh “ảo diệu”. Ảnh: Foody Ảnh: ticketbox.vn Ảnh: ticketbox.vn Giờ mở cửa: – Trong tuần: 17:00 – 22:00 – Thứ 7, Chủ Nhật & Ngày lễ: 9:00 – 21:00 Trung tâm thương mại AEON Mall Bình Tân Cũng không kém AEON Mall Tân Phú, AEON Mall Bình Tân sẽ mang đến một mùa trung thu rất khác – rất lạ với lễ hội lồng đèn Nhật Bản. Đến đây vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng, cũng như cho “ra đời” những bức ảnh cực lung linh bên hàng trăm chiếc lồng đèn Chochin rực rỡ ánh sáng. Ảnh: dunghuynh1990 Ảnh:lanniemyly Ngoài ra, tại đây cũng có rất nhiều hoạt động hấp dẫn được diễn ra dành cho các bé thiếu nhi như múa lân, lớp dạy làm lồng đèn, mặt nạ, tò he, bánh trung thu… Ảnh: trucloan_ily  SC VivoCity Để chào đón trung thu, SC VivoCity đã mang đến chương trình “Đến Phố Trăng, vui hội trăng rằm” với nhiều hoạt động vui chơi thú vị trong suốt tháng 9. Đến đây bạn sẽ được dạo bước dưới không gian lung linh sắc màu với hơn 500 chiếc lồng đèn cùng những gian hàng, trò chơi dân gian tái hiện khung cảnh tết trung thu của làng quê xưa vô cùng thú vị. Đặc biệt, 500 chiếc lồng đèn này sẽ được tăng dần lên 1.000 chiếc vào đêm 15/9 khi khách đến tham quan và tham gia trang trí lồng đèn. Ảnh: haonguyn Ảnh: lyraliza Ảnh: kieuhuyentrang Ảnh: ngoisao.net Theo Mi Mi ...

Làng đồ chơi truyền thống cho Tết Trung thu hội tụ đủ những loại mặt nạ, đầu lân, trống… ở thôn Hảo cách trung tâm Hà Nội 60 km. Thôn Hảo – nơi tìm về tuổi thơ với đồ chơi Trung thu truyền thống Thôn ông Hảo, xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên từ lâu đã được biết đến với nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống. Mỗi dịp Trung thu về, cả thôn lại nhộn nhịp, rôm rả trong tiếng mài, đúc đẽo, tiếng thử trống từ đầu đến cuối thôn. Từ Hà Nội, xuôi theo Quốc lộ 5 đến Thị trấn Phố Nối, bạn đã tới thôn Hảo. Cổng thôn nằm trên mặt đường quốc lộ 39A, ngay mặt đường giữa chợ cóc nhỏ. Đi sâu vào thôn sẽ gặp nhiều hộ gia đình phơi những chiếc thân trống màu đỏ sặc sỡ hoặc nhưng chiếc mặt nạ đa hình dạng ngay ngoài đường, ngoài sân. Đầu tháng 8 hàng năm là thời điểm những người thợ ở đây bắt đầu xẻ gỗ, tiện đục bụng trống, sản phẩm hoàn thiện chất cao tại nhà kho, chỉ chờ đến vụ là bung hàng. Để tạo ra chiếc trống Trung thu, người sản xuất phải tuân thủ hàng chục bước, từ làm thân trống, làm da, bưng trống… Cả thôn giờ chỉ còn 5 gia đình giữ nghề, làm đủ các công đoạn để hoàn thiện trống. Nhưng cũng có nhiều gia đình chỉ gia công vài công đoạn. Hiện thôn còn ít gia đình còn giữ nghề nên việc giữ hồn cho đồ chơi Trung thu khiến các gia đình phải sản xuất quanh năm mới đủ lượng hàng tiêu thụ. Những chiếc trống khi hoàn thiện sẽ được sơn đỏ và phơi cô lần cuối trước khi xuất đi. Ngoài sản xuất trống, nhiều năm gần đây do nắm bắt được xu thế thị trường nhiều gia đình đã tự học hỏi để làm mặt nạ giấy, bồi nhiều lớp theo kiểu truyền thống, đầu sư tử… để bán kèm cho đa dạng mặt hàng. Gần 20 loại mặt na, đầu lân sư đủ các hình hài, màu sắc để được làm từ bàn tay khéo léo của người dân thôn Hảo. Nghề làm đồ chơi truyền thống tại làng Hảo không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho bà con nơi đây, mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo lưu và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Hưng Yên. Đến với thôn Hảo, bạn có thể vào nhà các hộ sản xuất lớn như: gia đình bà Vũ Thị Thoàn, ông Vũ Huy Đông, bà Vũ Thị Nà… sẽ được đón tiếp như người thân trong gia đình. Những ngày qua, nơi đây đang là điểm đến tham quan, check in của vô số bạn trẻ muốn tìm về lại tuổi thơ.

Trung thu là một trong những ngày tết truyền thống của người Châu Á. Và bánh Trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Tuy nhiên, mỗi nước có một loại bánh trung thu khác nhau, nhưng đều rất độc đáo và đặc trưng cho truyền thống ẩm thực của dân tộc trong dịp Tết trông trăng. 1. Bánh trăng khuyết Songpyeon (Hàn Quốc) Người Hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon – bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn), ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Nếu như người Việt Nam, Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Bởi “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở. Và đó là lý do tại sao những chiếc bánh songpyeon được nặn theo hình lưỡi liềm. Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm songpyeon. Người Hàn có câu truyền tụng rằng, thiếu nữ nào làm bánh songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Chính vì thế mà phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm bánh songpyeon. 2. Tsukimi Dango, chiếc bánh trung thu dễ thương của Nhật Bản Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango. Bánh Tsukimi Dango được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó những chiếc bánh được đặt kế lên hiên nhà hoặc cạnh cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn. 3. Bánh trung thu Đoàn viên (Trung Quốc) Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Chính bởi vậy, bánh trung thu của ...

Người Trung Hoa có những món ăn lưu truyền trong dân gian, và có những sử tích kèm theo nó chẳng hạn như bánh Trung Thu, bánh chưng vào ngày Tết Đoan Ngọ (loại bánh chưng này gói có trứng trong đó khác với bánh chưng ngày Tết của VN), bột vò viên (giống như trôi nước của VN) vào Rằm Tháng Giêng … đều có những câu chuyện lý thú tương truyền trong dân chúng. Ý nghĩa và tên gọi của bánh trung thu Bánh trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Mỗi năm vào ngày rằm tháng tám, người Trung Hoa đoàn tụ với gia đình, ăn bánh, trái cây, uống trà và thưởng ngoạn trăng rằm. Bánh trung thu người Tàu gọi là bánh Trăng (Nguyệt), ngày xưa còn gọi là bánh Hồ (bánh của người Hồ), bánh nhỏ, bánh đoàn (đoàn tụ), bánh đoàn viên. Những loại bánh trên người Tàu ngày xưa dùng để cúng tế, dần dần trở thành bánh dùng để cúng và ăn vào ngày trung thu. Lịch sử có chiếc bánh này Bánh Nguyệt có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh Hồ Đào. Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh Hồ Đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau Bánh trung thu có tên là Bánh Nguyệt mà người Tàu dùng cho đến bây giờ. Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh trung thu, thưởng ngoạn Trăng vào ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian việc ăn bánh trung thu mới trở thành phổ cập. Các nhà kinh doanh nghề bánh dùng câu chuyện Hằng Nga trên cung trăng để tăng thị hiếu. Tại sao gọi trung thu là Tết đoàn viên? Đối với người Việt Nam, tết trung thu hàng năm là dịp đoàn tụ, sum họp các thành niên trong gia đình. Trong mâm cỗ cúng tết trung thu cũng không thể thiếu những cái bánh nướng, bánh dẻo. Những ngày như tết trung thu là dịp để các thành viên trong ...

Không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu còn là lễ hội truyền thống ở nhiều nước châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines…Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có những bản sắc, phong tục cũng như ẩm thực riêng. Bánh trung thu Việt Nam Người Việt thường thưởng thức bánh nướng ( bánh trung thu ) và bánh dẻo hay bánh pía vào dịp Tết trung thu. Bánh nướng có lớp vỏ vàng ươm với nhân làm từ nhiều nguyên liệu mặn, ngọt vô cùng hấp dẫn. Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quýt, ngó sen, bí đao. Phần vỏ bánh với các hoa văn trang trí bắt mắt. Bánh dẻo có lớp vỏ mềm dai, ngọt ngào, tượng trưng cho mặt trăng. Bánh trung thu Trung Quốc Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng. Bánh trung thu Nhật Bản Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ và được gọi là Lễ ngắm trăng – Otsukimi. Vào ngày Otsukimi này, người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki sau đó đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất, để vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng. Bánh Tsukimi Dango là loại bánh được làm từ bột gạo, bánh tròn mềm, với xốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre và uống kèm trà xanh. Bánh trung thu Hàn Quốc Bánh trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon. Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Bánh có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng từ rau, củ, quả… Nhân bánh có đậu xanh mịn bên trong. Bánh được hấp cùng với lá thông, bánh thành phẩm dẻo, dai ngọt thanh thanh, nhẹ nhàng và đặc biệt mang hương vị của lá thông tươi. Bánh trung thu Philippines Bánh trung thu Philippines được gọi là Hopia. Tuy Hopia không nhiều màu sắc hay hoa văn ...

Tuy không xuất xứ từ Việt Nam, nhưng từ rất lâu, những chiếc bánh trung thu đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Trung Thu hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu. Hãy theo dõi bài viết sau đây để khám phá những điều thú vị về món bánh truyền thống này nhé.     Với những chiếc bánh trung thu đầy ý nghĩa, bạn có thể sử dụng chúng như là món quà ấm áp vào dịp Tết Trung Thu. Bánh trung thu nướng truyền thống Chiếc bánh trung thu nướng với mẫu khuôn truyên thống (hình tròn hoặc vuông) làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, có nhân thuần túy làm bằng đậu xanh, khoai môn, hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai lòng đỏ trứng vịt muối nướng trong nhiệt độ cao, để qua hai đến ba ngày mới ăn ngon mang ý nghĩa dù trải qua bao khó khăn, khắc nghiệt trong công việc thì vẫn có người thân luôn bên cạnh, chở che. Chiếc bánh nướng có vị mặn và ngọt khác nhau làm ta nhớ đến hương vị của cuộc sống dù nếm trải bao nhiêu thì khi về gia đình thì vẫn luôn ngọt ngào, ấm áp, đậm đà tình thân. Ngoài ra bánh trung thu nướng còn có nhân mùi vani hay sầu riêng hay nhân thập cẩm với các loại thịt chà bông, mứt bí, hạt dưa, thịt quay, mỡ… Bánh trung thu hình cá chép Bên cạnh việc sử dụng cá chép để làm lồng đèn, người ta còn làm ra những chiếc bánh trung thu hình cá chép loại dẻo hay nướng, có nhân đủ loại thơm ngon, hấp dẫn. Cá chép là biểu tượng của sự đoàn kết, sức mạnh và cao quý. Hình ảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự kiên định và nỗ lực không ngừng. Khi mang tặng cho người trưởng thành những chiếc bánh trung thu hình cá chép, cũng đồng nghĩa với việc gửi tặng lời chúc thành công, thăng tiến trong công việc dành tặng cho họ. Còn với trẻ nhỏ, cá chép là biểu tượng cho sự vươn lên, đạt được những nấc thang trong nhận thức, học tập và thi cử. Bánh trung thu hình con heo Cùng với những chiếc bánh trung thu hình tròn hay hình cá chép, ngày nay người ta còn làm ra những chiếc bánh có hình dáng động vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, trong đó có hình những chú heo. Hình ảnh những chú heo con kế bên heo mẹ thể hiện tình thân gia đình ấm áp, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Người ta thường tặng hộp bánh trung thu hình heo cho gia đình, bạn bè hay người thân quen như lời chúc gia đình êm ấm, cuộc sống được sung túc, ...

Khi nhắc đến ẩm thực ngày Tết trung thu, không thể nào không nhắc đến những chiếc bánh trung thu huyền thoại, món ăn đong đầy những kỷ niệm của tuổi thơ, mang hương vị ấm áp của gia đình ngày đoàn viên. Tuy nhiên, không chỉ có mỗi Việt Nam có Tết trung thu thôi đâu, nào cũng khám phá những chiếc bánh trung thu phiên bản các nước Châu Á nhé.      Trung Quốc Ảnh: VCG Đối với người Trung Quốc, Trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để mọi người trong gia đình sum họp. Do đó, loại bánh sử dụng trong dịp này thường là bánh nướng có hình tròn. Trên bánh, họa tiết có thể có hoặc không. Gần như mỗi vùng miền lại có một phong cách, hình dáng và hương vị bánh khác nhau. Nổi bật nhất là bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông, Bắc Kinh, Triều Sán, Vân Nam, Tô Châu, Ninh Ba, Thượng Hải, Hong Kong và Đài Loan. Hàn Quốc Ảnh: Conde Nast Traveler Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở xứ sở kim chi. Trong dịp này, người ta làm món bánh truyền thống, gọi là songyeon. Bánh trung thu của Hàn Quốc mang hình bán nguyệt và không tròn như của Trung Quốc. Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ. Ngày nay, loại bánh này không chỉ có màu trắng. Người ta đã biến tấu songyeon với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh và vàng, trông rất bắt mắt. Nhật Bản Ảnh: Lv Lâm Vào Tết Trung thu, người Nhật làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Họ tin rằng thỏ ngọc sống trên mặt trăng. Khi ngắm trăng, họ thường tưởng tượng những chú thỏ đang ăn bánh bao hoặc giã bánh Tsukimi Dango. Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép dẹt nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn. Malaysia Ảnh: Rebecca Saw Bánh Trung Thu ở Malaysia đặt sự sáng tạo lên hàng đầu. Do đó, hình dạng bánh ở quốc gia này rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống có hình tròn giống bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông của Trung Quốc, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao. Ngoài hình dạng phong phú, màu sắc bánh trung thu tại Malaysia cũng rất bắt mắt. Philippines Ảnh: Pepper.ph Bánh Trung Thu truyền thống của Philippines có tên gọi hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú và hấp dẫn. Thông thường, nhân bánh hopia là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng ...

Nếu như Hà Nội nổi tiếng với con đường Hàng Mã sầm uất vào dịp trung thu hay Hội An sáng rực với những chiếc đèn lồng ở mọi con ngõ thì Sài Gòn lại được du khách thập phương biết đến với phố lồng đèn. Phố lồng đèn là tên gọi giới trẻ đặt cho con đường Lương Nhữ Học – Sài Gòn. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác quay về những năm tháng tuổi thơ trong không khí Trung Thu náo nhiệt.      Nguồn gốc của đèn lồng Ảnh: Thai Hoang Thanh Thao‎ Đèn lồng vốn có xuất phát từ người Hoa, và đặc biệt ở khu phố này, ngoài những sản phẩm được sản xuất công nghệ thì vẫn có những sản phẩm thủ công do chính người Hoa tạo ra. Họ lưu giữ được những đường nét và bản sắc của những chiếc đèn lồng xa xưa. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học Ảnh: master_ca_khia_ Phố lồng đèn nằm trên các tuyến phố gần nhau ở quận 5, trong đó nổi tiếng và nhộn nhịp nhất phải kể đến con đường Lương Nhữ Học. Tháng 8 Âm lịch hàng năm, khu phố này lại được trang hoàng lung linh, thu hút người dân Sài thành tìm đến mua sắm và check-in. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác quay về năm tháng tuổi thơ trong không khí Trung Thu nhộn nhịp và những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc. Thiên đường lồng đèn đủ màu sắc Ảnh: Quintramm Ở đây, bạn sẽ được lạc vào thiên đường lồng đèn với đủ các kiểu loại làm bằng giấy thủ công, bằng giấy kính, có đủ hình dáng như: đèn ống, đèn lồng tròn, đèn ngôi sao, hình dáng con thú… tất cả đều rất bắt mắt và sáng rực cả khu phố. Hội An thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn Ảnh: ththanhthao Du khách lần đầu đến đây không khỏi choáng ngợp trước màu sắc rực rỡ của loạt cửa hàng bày bán lồng đèn san sát nhau. Nhiều bạn trẻ thích thú tạo dáng, mang về những bức ảnh sống ảo tại một Hội An thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn. “Tuy người bán ở đây rất niềm nở, bạn cũng phải tinh ý chụp nhanh để không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng”. Dân Sài Thành đổ về phố đèn lồng dịp Trung Thu Ta có thể bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ con vui mừng sung sướng khi trên tay cầm đèn lồng. Hay hình ảnh các bạn trẻ chụp selfie những tấm hình lưu giữ kỉ niệm. Hay hình ảnh cả gia đình dắt tay nhau chọn đèn Lồng … Tất cả đều hòa mình vào con phố sầm uất này. Lưu ý bảo vệ tài sản cá nhân khi check in phố Lồng đèn Ảnh: minhthu13.1 Những ngày này, rất đông các bạn trẻ có mặt tại phố lồng đèn nên khách tham quan có ...

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8. Nhưng dù cho bạn có dặn lòng “ăn thật ít, thật ít” thôi thì điều đó không có nghĩa là vòng bụng, cân nặng của bạn ở mức an toàn đâu nhé! Vì sao ư, bởi bản thân 1 chiếc bánh trung thu đã đầy ứ ự calories rồi. Trong khi đó, Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chế độ ăn của một người trưởng thành chỉ vào khoảng 2.000 calo/ngày.  Nếu bạn ăn thừa quá nhiều calo/ngày, bạn rất dễ mắc bệnh béo phì; trong khi đó ăn ít hơn calo quy định cũng không thật tốt với sức khỏe. Thế nên, nếu bạn là “fan cuồng” của bánh trung thu thì hãy làm 1 phép tính nho nhỏ để có thể biết được ta đã nạp bao nhiêu calories vào người và phải làm gì để tẩu tán chúng nhé!  Quy định: Mỗi chiếc bánh trung thu là loại 250gr. Tốc độ chạy bộ 10km/h. Đùi gà rán hay bánh nướng đều là món khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng, nếu bạn lỡ thưởng thức 1 chiếc bánh nướng nhân sen nhuyễn thì bạn cần phải “trả giá” bằng 70 phút chạy bộ để tiêu hao hết được nó đấy! Bánh nướng thêm quả trứng muối nữa thì tuyệt cú mèo, thế nhưng đổi lại bạn sẽ nạp vào cơ thể gần 800 calo – gần 1/2 lượng calo cho phép tiêu thụ trong ngày rồi. Thế nên, sẽ chẳng có gì lạ nếu bạn phải chạy tới quãng đường dài tới 12km – khoảng 7 vòng hồ Hoàn Kiếm. Sự thật là bánh nướng nhân thập cẩm rất ngon nhưng bạn có hay chúng đã thêm vào cơ thể 800 – 900 calo không? Làm sao để vứt bỏ lượng calo thừa thãi này? Hãy tự nguyện chạy bộ 90 phút thôi nào. Bánh nhân đậu đỏ thơm ngon tuyệt cú mèo thật đấy nhưng chúng sẽ tặng bạn 825 calo nếu ăn hết 1 chiếc. Để “xả” sạch lượng calo này thì bạn hãy cố chạy bộ từ Sân bay Tân Sơn Nhất về tới quận 1 rồi quay lại nhé! Fan trứng muối thì khó lòng bỏ qua bánh nướng sen nhân 2 trứng rồi. Và lượng calo trong chiếc bánh này tương đương với việc bạn ăn 3 miếng pizza đó. Cố gắng chạy bộ 1,5 tiếng mà đừng than thở gì nhé! Hamburger pho mai thì miễn chê, thế nhưng tiêu thụ 2,5 chiếc bánh này thì mới gần bằng lượng calo có trong 1 chiếc bánh nướng sen 4 trứng cơ. Với lượng calo khủng như vậy, thì bạn lên dây cót chạy 10 vòng chiều dài Hầm Thủ Thiêm đi nha. Trà sữa thực sự rất mê, nhưng uống 2 cốc trà sữa vẫn chưa thể sánh được bằng việc bạn nạp 1 lượng calo khủng ...

Bánh Trung thu, món ăn truyền thống ngày Rằm tháng Tám. ẢNH: TL Đa dạng chủng loại Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Trung thu. Trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm bánh Trung thu phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các chủng loại bánh sử dụng cho đối tượng riêng biệt (như người tiểu đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp). Các sản phẩm này thông thường được sản xuất từ 3 nguồn: Bánh Trung thu của các công ty (hãng), của các nhà sản xuất tư nhân (thủ công), của các gia đình tự sản xuất (gọi là bánh home-made). Nếu trước đây chỉ có bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm theo truyền thống thì bây giờ các loại bánh rất đa dạng: Gà quay, lạp xưởng, bào ngư, nấm đông cô, hải sâm, trứng… đến khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, hạt sen, sữa dừa, rau câu, táo tàu, mứt bí, hạt dưa, hạt điều, mè… và một số loại bánh chay, bánh cho người ăn kiêng: Tiểu đường, thừa cân béo phì,… Bánh Trung Thu cổ truyền thường có độ ngọt cao và chất béo nhiều, giữ được nét truyền thống, lại là bánh gia truyền nên được người lớn tuổi và trẻ nhỏ hâm mộ. Ngoài ra các loại bánh home-made cũng đang rất thịnh hành, bánh này hình thức chưa thực sự đẹp nhưng ghi điểm bằng sự sáng tạo, mới lạ cũng như nguồn gốc rõ ràng. Những người trẻ thường thích các loại bánh hiện đại của các công ty sản xuất theo dây chuyền. Bánh Trung thu: Ai cần thận trọng khi ăn? Về thành phần dinh dưỡng của bánh Trung thu, bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, do vậy nó cung cấp nhiều năng lượng. Vì bánh giàu năng lượng từ đường và chất béo, với những trẻ gầy còn đỡ, với trẻ thừa cân béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thì là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe. Những trẻ gầy lại ít thích ăn, trẻ thừa cân béo phì sẵn sàng thanh toán gọn ghẽ, thậm chí bánh càng ngọt càng béo chúng lại càng thích. Vì vậy, sau tết Trung thu, bao nhiêu công tập luyện, chế độ ăn kiêng trước đó coi như vô ích. Trong bánh có rất nhiều đường và chất béo, trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng, ngoài tạo nên hương vị đặc trưng còn là một biện pháp để bảo quản. Về thành phần dinh dưỡng của một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170gam, nó cung cấp 566kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid; một bánh dẻo một trứng đậu xanh khoảng 176g chứa 648 Kcal (năng lượng gấp 2 – 2,5 lần bát phở bò). Còn trong một bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706kcal, 18g đạm, 31,5g lipid ...

Mỗi độ tháng 8 âm lịch đến, nhiều nước châu Á lại tất bật chuẩn bị cho Tết Trung thu, một lễ hội truyền thống có vị trí đặc biệt trong văn hóa mang bản sắc riêng của đất nước đó. Do khác biệt văn hóa nên mỗi nước đều có cách đón lễ hội trăng rằm theo một cách riêng biệt.    Ảnh: Shutterstock/Midori Photography Trung thu ở Trung Quốc Trung Quốc được xem là “cha đẻ” của lễ hội Trung thu, với nhiều sự tích, truyền thuyết li kì về tết Trung thu, về chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng… Tết Trung thu ở Trung Quốc đã có từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỷ thứ 8. Ban đầu, họ chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng. Sau này, Trung thu là tết đoàn viên vì người Trung Quốc rất xem trọng sự sum họp của gia đình. Vào dịp này, những người thân trong gia đình đều trở về quây quần bên mâm cơm, cùng trò chuyện và tận hưởng không khí vui vầy. Do đó, loại bánh sử dụng trong dịp này thường là bánh nướng có hình tròn. Trên bánh, họa tiết có thể có hoặc không. Nổi bật nhất là bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông, Bắc Kinh, Triều Sán, Vân Nam, Tô Châu, Ninh Ba, Thượng Hải, Hong Kong. Trung thu ở Malaysia Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu. Trong suốt mùa Trung thu ở Malaysia, bánh Trung thu được bày bán ở khắp nơi. Bánh Trung Thu ở Malaysia đặt sự sáng tạo lên hàng đầu, do đó hình dạng bánh ở quốc gia này phong phú, có cả hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí tưng bừng ở trên các đường phố. Trung thu ở Hàn Quốc Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là lễ Chunseok và có nét khá tương đồng với Trung Quốc. Dịp này, người dân sẽ mặc áo Hanbok, ăn những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (loại bánh được làm từ gạo, nhân đậu), uống rượu sindoju… Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ. Trung thu ở Nhật Bản Tại xứ sở hoa anh đào, Tết Trung thu có tên gọi là Tsukimihay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Vào dịp này, người Nhật thường làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Họ tin rằng thỏ ngọc sống trên mặt trăng. Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép ...

Hello Center Hello Center dường như chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong mỗi mùa trung thu. Đây là trung tâm giải trí phức hợp mà hầu hết mọi trẻ em đều muốn đến vào dịp trung thu. Đến đây bạn sẽ được đắm mình trong không khí của những chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc như múa lân, múa rối, nhảy flashmod, ca hát,… Cùng với đó là con đường đèn lồng đầy màu sắc thu hút mọi ánh nhìn sẽ là trải nghiệm tuyệt vời chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Là một trong những trung tâm giải trí phức hợp, Hello Center chính là điểm đến hấp dẫn và lý tưởng dành cho mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ nhân dịp trung thu. Cùng nhau thưởng thức sự thăng hoa của nghệ thuật, cái đẹp truyền thống của những chiếc đèn lồng cho một trung thu đúng nghĩa hơn! Một số hình ảnh múa lân tại Hello Center Một số trò chơi tại Hello Center Công viên Châu Á (Asia Park) Đây là địa điểm giải trí không thể thiếu dịp trung thu này, tới đây bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp mờ ảo, hoành tráng của vòng quay mặt trời lung linh ánh đèn cao tận tầm mây. Và có một điều không thể bỏ qua đó chính là lễ hội đèn long hàng năm tại đây. Hàng trăm chiếc đèn lồng với đủ sắc màu rực rỡ mang đậm dấu ấn của nhiều quốc gia được treo trang trí khắp công viên, đã góp phần làm cho không khí trung thu trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Có một điều chắc chắn là đến đây bạn sẽ “thu hoạch” được những tấm hình lung linh bổ sung vào bộ sưu tập ảnh của mình. Không cần đi lại chen chúc chỉ cần đi dạo và ngắm nhìn những chiếc đèn lồng độc đáo này cũng đủ cho một trung thu thúc vị rồi. Ngoài ra, các trò chơi trong công viên cũng là gợi ý vô cùng hấp dẫn không chỉ cho các em nhỏ mà còn cả các bạn trẻ nữa đó. Được vui chơi trong không gian ngập tràn sắc đèn lồng thì còn gì đẹp bằng nhỉ? Công viên Châu Á (Asia Park) Trưng bày đèn lồng tại Asia Park Phố đèn lồng Hùng Vương Nếu ở Hà Nội là những con đường nhỏ ở Phố Cổ tấp nập người chen nhau chọn những món đồ trang trí cho trung thu tại Hàng Mã thì ở Đà Nẵng lại là một không khí khác hẳn. Mỗi dịp lễ đến đặc biệt là ngày trung thu như thế này, con đường này lại ngập tràn màu sắc, rực rỡ ánh đèn lồng treo khắp cả con đường, bày bán khắp mọi nơi. Những chiếc đèn lồng ấy đã tạo nên một diện mạo mới cho cả con phố. Cả con phố như rực sáng ...

Sắp tới Tết Trung Thu rồi, mọi người đã có kế hoạch đi chơi ở đâu chưa? Tranh thủ rủ hội chị em check-in ngay 10 địa điểm vui chơi Sài Gòn, làm bộ ảnh lung linh thôi nào. Trung thu này check-in ngay 10 địa điểm vui chơi Sài Gòn Phố Lồng đèn Lương Nhữ Học  Từ lâu, khu phố lồng đèn quận 5 đã là một địa điểm vui chơi Sài Gòn mỗi dịp Tết Trung thu. Đây được xem là nơi bày bán lồng đèn lớn nhất Sài Gòn, bởi phần lớn người Hoa đều sinh sống tại đây. Đến đây, bạn sẽ thấy cả con đường Lương Nhữ Học trang trí lồng đèn rực rỡ với rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. Vào rằm tháng 8 hàng năm, khu phố này đông du khách ghé tới chụp hình sống ảo bên những chiếc đèn lồng xinh lung linh. Ảnh: @im.lucass Địa chỉ: khu đường Lương Nhữ Học – Trần Hưng Đạo, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Phố đi bộ Nguyễn Huệ Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong danh sách địa điểm vui chơi Sài Gòn dịp Tết Trung Thu. Đây vốn là chốn ăn chơi quen thuộc của những ai đang sinh sống tại Sài Gòn. Vào dịp Trung thu, phố đi bộ Nguyễn Huệ càng trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tiếng nhạc rộn rã từ các ban nhạc đường phố và những quầy bán đồ chơi thú vị như vòng tay phát sáng, con quay… càng làm khu phố thêm phần vui tươi, náo nhiệt. Địa chỉ: đường Nguyễn Huệ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Quán Khóm Coffee & Tea Lưu lại ngay tọa độ quán Khóm decor Trung thu siêu đẹp này tới check-in liền nha. Quán trang trí theo phong cách đơn giản, tinh tế với đèn lồng với nhiều kiểu dáng: Đèn ông sao năm cánh, đèn cá chép, đèn bươm bướm… vô cùng lung linh. Tranh thủ rủ hội chị em đi sống ảo sớm thôi nào. Ảnh: @chinngram Địa chỉ: Số 5 Trần Quý Khoách, Tân Định, Quận 1 Takashimaya Một trong các địa điểm vui chơi Sài Gòn “cực hot” dịp Trung Thu chính là trung tâm thương mại Takashimaya – Saigon Center. Nằm ngay vị trí trung tâm thành phố, nơi đây ngập tràn không khí Trung thu, trang trí thỏ trắng, đèn lồng, hoa sen, những con thú bông đáng yêu… Đừng quên check-in những bức hình lung linh nhé. Địa chỉ: 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1 TTTM Estella Place  Là một trong những trung tâm thương mại Sài Gòn trang trí Trung thu sớm nhất, với không gian ngập tràn cá chép, ông trăng, hoa sen và ánh đèn lung linh thu hút nhiều tín đồ sống ảo, đặc biệt là các bạn trẻ. Địa chỉ: 88 Song Hành, phường An Phú, Quận 2 SC VivoCity  SC VivoCity cũng là điểm ...

Nội dung chính Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô Bảng giá bánh trung thu Thu Hương Bảng giá bánh trung thu Givral Bảng giá bánh trung thu Long Đình Bảng giá bánh trung thu Hữu Nghị Bảng giá bánh trung thu Đồng Khánh Bảng giá bánh trung thu Bibica Không khí trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm mọi người có nhu cầu mua sắm bánh trung thu cho gia đình hay biếu tặng người thân, bạn bè. Sau đây là giá bánh trung thu mới nhất năm 2020 của những thương hiệu uy tín như Kinh Đô, Thu Hương, Givral, Long Đình… để các bạn tham khảo và lựa chọn. Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô Kinh Đô là một trong những thương hiệu bánh được nhiều người yêu thích nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất bánh trung thu, Kinh Đô biết cách làm thể nào để đem đến cho mọi người không khí tết Trung Thu đoàn viên và ấm áp nhất. Các nguyên liệu làm bánh luôn tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng cùng dây chuyền làm bánh tiên tiến, hiện đại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là bảng báo giá bánh trung thu Kinh Đô: Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô năm 2020 Bấm  để xem kích thước phóng to của ảnh. Bảng giá bánh trung thu Thu Hương Ra đời từ năm 1996, đến nay Thu Hương đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trong lòng người dân thủ đô cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bánh trung thu Thu Hương được sản xuất trên dây chuyền hiện đại kết hợp cùng những bí quyết gia truyền đã tạo nên những sản phẩm không chỉ hấp dẫn về hình thức mà còn giữ được hương vị bánh đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới đây là bảng báo giá bánh trung thu Thu Hương Bảng giá bánh trung thu Thu Hương Bảng giá bánh trung thu Givral Với tiêu chí “Vì sức khỏe người tiêu dùng”, các dòng bánh của Givral luôn là dòng bánh tươi, không có chất bảo quản hay phụ gia có hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Qua bàn tay khéo léo giàu kinh nghiệm của các nghệ nhân, bánh trung thu Givral mang đến cho khách hàng hương vị thơm ngon từ các nguyên liệu tinh khiết được chọn lọc kỹ càng. Đặc biệt lớp vỏ bánh mỏng vàng bao bọc lấy lớp nhân ngọt, beo béo một cách tinh tế tạo một nên hương vị đặc trưng rất riêng. Dưới đây là bảng giá bánh trung thu Givral: Bảng giá bánh trung thu Givral Bảng giá bánh trung thu Long Đình Mang đậm hương vị Hồng Kông, bánh trung thu Long Đình không chỉ nổi bật về hương vị mà các hộp bánh còn được chăm chút kĩ lưỡng về vẻ ngoài khiến chúng trở nên trông cực kỳ trang trọng ...

Mùa thu – mùa của những hàng cây hoa sữa thi nhau tỏa hương ngào ngạt, mùa của tiếng trống giòn giã thôi thúc các em nhỏ chào đón ngày tựu trường, mùa của những gánh cốm xanh tươi được gói trong lớp lá sen già vẫn còn ấm hương lúa mới… Mùa thu là mùa đem lại cho người ta cảm nhận về những điều dịu dàng lãng mạn nhất. Thế nhưng mùa thu chưa thật trọn vẹn nếu không nhắc tới Tết Trung thu – Tết của sự đoàn viên. Theo câu chuyện thuở ấu thơ được bà được mẹ kể lại, vào ngày rằm tháng Tám, mặt trăng sẽ to tròn, đẹp và sáng nhất trong năm. Khi ấy ngước lên bầu trời sẽ thấy bóng dáng chị Hằng Nga hay Chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa trong sự tích. Bởi vậy, không chỉ có các em nhỏ mới mong đến trung thu để được nhìn thấy những nhân vật trong truyện cổ tích, mà ngay cả người lớn cũng không khỏi háo hức mỗi dịp thu về. Bởi lẽ, đây là lúc các thành viên trong gia đình dù ở nơi đâu xa cũng tranh thủ về nhà, cùng nhau sum họp sau bữa cơm tối ấm áp, vừa thưởng trăng trong làn gió mát lành, vừa nhâm nhi tách trà sen thơm ngon với miếng bánh trung thu ngọt dịu. Bánh trung thu là món quà không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đoàn viên. Cách thưởng thức bánh trung thu chuẩn nhất là kết hợp với trà sen thơm nóng. Người ta nhận ra Tết Trung thu sắp tới là khi trên khắp các con phố bắt đầu bày bán những chiếc bánh nướng, bánh dẻo vuông vắn in hoa văn bắt mắt. Ngoài các loại nhân truyền thống như đậu xanh, thập cẩm, bánh trung thu nay có thêm nhiều vị mới hơn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như nhân trứng muối, trà xanh, đậu đỏ… Thị trường bánh trung thu hiện nay có thêm nhiều loại nhân mới. Thế nhưng bạn có từng nghĩ rằng, yến sào – thứ đặc sản cao cấp của vùng đất Khánh Hòa, cũng được dùng làm nguyên liệu chế biến ra những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon hay chưa? Món đặc sản nổi tiếng của vùng đất biển thơ mộng nay được giới thiệu đến rộng rãi người tiêu dùng hơn thông qua thức quà cổ truyền quá đỗi quen thuộc. Cái vị là lạ mà lại quen quen của bánh trung thu yến sào chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị đánh thức vị giác của bạn. Bánh trung thu yến sào. Bánh trung thu yến sào Khánh Hòa là một món ăn khá mới lạ. Yến sào được dùng làm nhân bánh và pha vào bột bánh tạo ra vị ngọt vô cùng tinh tế. Với nguyên liệu là yến sào và một số đặc ...

Nội dung chính Địa chỉ cửa hàng bánh trung thu Bảo Phương ở đâu? Các hương vị và giá bánh trung thu Bảo Phương Đậm đà hương vị truyền thống bánh trung thu Bảo Phương Có thể nói bánh trung thu Bảo Phương là đặc sản Hà Nội được lòng rất nhiều người bởi hương vị truyền thống khó có thể tìm thấy ở những hộp bánh được sản xuất công nghiệp. Chính vì thế mà mỗi khi đến dịp trung thu hay cúng lễ, người ta lại chẳng hề thấy lạ lùng cảnh mọi người “rồng rắn” xếp hàng trước cửa hàng Bảo Phương để cố gắng mua cho mình một vài hộp bánh trung thu mang về. Địa chỉ cửa hàng bánh trung thu Bảo Phương ở đâu? Cửa hàng bánh Bảo Phương có hai cơ sở ở số nhà 183 và 201A đều cùng nằm trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Cửa hàng bánh Bảo Phương số 183 Thụy Khuê (ảnh sưu tầm) Các hương vị và giá bánh trung thu Bảo Phương Mang hương vị cổ truyền, thế nên những chiếc bánh trung thu ở cửa hàng Bảo Phương vẫn giữ nguyên những loại nhân truyền thống như thập cẩm, đậu xanh, sen… thay vì những loại nhân lạ lẫm socola, trà xanh hay bào ngư… của những loại bánh hiện đại. Bánh ở đây không sử dụng chất bảo quản nên có thời hạn sử dụng khá ngắn, 7 ngày đối với bánh dẻo và 15 ngày với bánh nướng. Giá mỗi chiếc bánh trung thu Bảo Phương từ 40.000đ – 65.000đ tùy từng loại. BẢNG GIÁ BÁNH TRUNG THU BẢO PHƯƠNG Thập cẩm lạp xườn 300g : 50k/ chiếcThập cẩm jam bông hạt dưa : 60k/ chiếcThập cẩm jam bông trứng muối : 70k/ chiếcThập cẩm jam bông gà quay trứng mặn : 80k/ chiếc Đậu xanh hạt dưa : 40k/ chiếcĐậu xanh hạt dưa trứng muối : 50k / chiếcSen nhuyễn hạt dưa trứng muối : 70k/ chiếcĐậu xanh trứng muối vỏ sôcôla : 70k/ chiếc Dẻo chay : 25k/ chiếcBánh chả 180g : 20k/ góiBánh xú dừa : 50k/ gói 5 chiếcBánh khảo : 15k/ góiBánh cắt nhân thập cẩm nhỏ : 20k/ chiếc Bánh trung thu Bảo Phương (ảnh Zing.vn) Đậm đà hương vị truyền thống bánh trung thu Bảo Phương Nhìn dòng người nườm nượp xếp hàng trước những cửa hàng Bảo Phương dịp trung thu có lẽ cũng phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi “Bánh trung thu Bảo Phương có ngon không?”. Có lẽ chưa từng thấy ở một cửa hàng nào khác người Hà Nội lại kiên trì nhẫn nại như vậy để mua những hộp bánh nướng, bánh dẻo. Đặc biệt vào những ngày cận rằm trung thu thì lượng người đổ về đây mua bánh càng đông khiến tiệm không phục vụ kịp. Bánh trung thu ở đây cực kỳ hợp vị. Dù trải qua mấy chục năm nhưng vị bánh của Bảo ...

Nội dung chính 10 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội lý tưởng và hấp dẫn nhất 1. Phố đèn lồng Hàng Mã 2. Hoàng Thành Thăng Long 3. Phố đi bộ Hà Nội 4. Bảo tàng dân tộc học 5. Công viên nước Hồ Tây 6. Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên 7. Công viên Thủ Lệ 8. Time City 9. Thiên đường Bảo Sơn 10. Royal City Tết Trung thu 2020 đang đến thật gần. Đây không chỉ là sự kiện ngày lễ “TO LỚN” dành cho trẻ em mà còn là thời điểm để người lớn, gia đình, đôi lứa sum vầy hay cùng nhau ra đường vui chơi. Nếu đang băn khoăn chưa biết đi chơi Trung thu ở đâu Hà Nội thì sau đây Vntrip xin giới thiệu với các bạn những địa điểm đi chơi Trung thu hấp dẫn và thú vị nhất để bạn tham khảo nhé. 10 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội lý tưởng và hấp dẫn nhất 1. Phố đèn lồng Hàng Mã Đã nhắc tới Trung thu ở Hà Nội thì không thể nào không nhắc đến phố Hàng Mã. “Đến hẹn lại lên”, cứ tới dịp trung thu ở đây lại nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu của đồ chơi và đồ trang trí. Chắc hẳn trẻ con khi được chạm tay vào những món đồ chơi sẽ vô cùng thích thú, từ những đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, mặt nạ, trống cơm… cho đến những loại đồ chơi hiện đại như ô tô, máy bay điều khiển từ xa. Ngập tràn các món đồ chơi trung thu trên phố Hàng Mã (ảnh sưu tầm) Đồng thời với không gian rộn ràng, phố Hàng Mã cũng gợi lại kỉ niệm thời thơ ấu của chúng ta với cảm xúc háo hức khi được bố mẹ đưa đi chơi. Ngoài ra, cả các bạn có thể chụp một bức ảnh kỉ niệm chơi Trung thu với gia đình hay bạn bè đáng nhớ tại đây. Phố Hàng Mã chính là địa điểm vui chơi trung thu lý tưởng dành cho bé và gia đình (ảnh sưu tầm) Nếu cần ở lại qua đêm thì bạn có thể tham khảo một số khách sạn khu vực Phố cổ như: 2. Hoàng Thành Thăng Long Một địa điểm vui chơi Trung thu nữa rất đáng tham khảo chính là Hoàng Thành Thăng Long. Nhằm mang đến cho khách tham quan và trẻ em có những trải nghiệm thú vị và bổ ích, tại đây sẽ diễn ra hoạt động văn hóa dân gian như xem các nghệ nhân trình diễn ca nhạc, múa sư tử. Du khách tới đây sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như ô ăn quan, đi cầu tre gánh lúa, pháo đất; xem nghệ nhân trình diễn và hướng dẫn làm bánh và đồ chơi Trung thu truyền thống như bồi và vẽ mặt nạ, ...

Nhắc đến Hội An, ta không thể không nhắc đến những đêm phố cổ lung linh trong lễ hội đèn lồng rực rỡ, đặc biệt là trong đêm rằm Trung Thu. Đây đã trở thành một nét đặc trưng diễn ra hàng tháng của Hội phố và làm níu chân biết bao du khách mỗi khi có dịp đến du lịch Hội An. Lễ Hội Đèn Lồng Hội An (Ảnh: Sưu tầm) Lễ hội đèn lồng Hội An được tổ chức tại phố cổ Hội An vào các ngày 14 Âm lịch hàng tháng và càng trở nên đẹp và lung linh hơn trong đêm rằm Trung Thu. Trong ngày diễn ra lễ hội, người dân phố Hội sẽ tắt hết đèn điện và treo những chiếc đèn lồng rực rỡ đầy màu sắc chiếu sáng toàn bộ khu phố cổ. Trong đêm lễ hội đèn lồng đón Trung Thu, phố cổ Hội An dường như trở nên bừng sáng và lung linh hơn ngày thường trong những sắc đỏ rực, sắc vàng dịu,… toả ra từ những chiếc đèn lồng từ khắp các ngõ phố nhỏ xinh. Tràn ngập sắc màu lồng đèn phố Hội (Ảnh: Sưu tầm) Hội An đẹp lung linh trong đêm hội đèn lồng Trung thu (Ảnh: Sưu tầm) Lễ hội thường bắt đầu từ khoảng 6h chiều (khi trời bắt đầu tối) cho đến tầm 9-10 giờ tối và diễn ra nhộn nhịp, đông vui nhất trên đoạn ven bờ sông giữa cầu Nhật Bản và cầu An Hội với nhiều hoạt động thú vị, sôi động thu hút người dân cũng như cả du khách trong nước và nước ngoài. Những chiếc đèn lồng được treo từ những góc phố cổ dẫn ra đến bờ sông Hoài (Ảnh: Sưu tầm) Đèn lồng được trang trí với đủ mọi hoạ tiết và màu sắc (Ảnh: Sưu tầm) Một hoạt động thú vị khác cũng diễn ra trong lễ hội đó chính là hoạt động thả đèn hoa đăng xuống sông Hoài cầu may mắn, bình an và hạnh phúc. Những chiếc đèn hoa đăng thường được bán bên dọc bờ sông với giá chỉ từ 5,000đ – 10,000đ/cái. Không khí lễ hội nhộn nhịp thu hút nhiều du khách (Ảnh: Sưu tầm) Một hoạt động thú vị khác cũng diễn ra trong lễ hội đó chính là hoạt động thả đèn hoa đăng xuống sông Hoài cầu may mắn, bình an và hạnh phúc. Những chiếc đèn hoa đăng thường được bán bên dọc bờ sông với giá chỉ từ 5,000đ – 10,000đ/cái. (Ảnh: Sưu tầm) Bạn cũng có thể thuê thuyền và ngao du lênh đênh trên sông Hoài giữa không gian ánh đèn hoa đăng lung linh như một bức tranh đẹp huyền ảo. Hàng trăm những chiếc đèn thủ công lấp lánh soi sáng cả một vùng sông nước và chứa gửi nguyện ước đến khắp nơi. Thả đèn hoa đăng dưới sông Hoài (Ảnh: Sưu tầm) Vào dịp Trung thu ...

Nội dung chính Múa Lân Đèn Hoa Đăng Các trò chơi dân gian Hội An là điểm đến “hot” thu hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ vì khi đến đây bạn cảm nhận được sự bình yên, nhẹ nhàng, nhịp sống như chậm lại mà Hội An còn khoác lên mình vẻ đẹp lung linh quyến rũ  du khách tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc  thưởng thức Đêm Trung Thu ở phố cổ Hội An. Hãy để VNTRIP.VN “dắt túi” cho bạn những thông tin hữu ích nhé!  Phố cổ Hội An, Quảng Nam (Ảnh sưu tầm)  Sau những áp lực mệt mỏi công việc, chắc hẳn bạn luôn dành cho một mình vài kế hoạch du lịch đến Phố cổ Hội An yên bình để thấy nhịp sống như chậm lại và có thời gian thư giãn cho bản thân. Nhưng cũng thử tưởng tượng xem bạn chọn thay đổi không khí khi đến đây để thưởng thức một Hội An lung linh với đủ ánh đèn màu, một Hội An huyền ảo, kì diệu và một Hội An nhộn nhịp, rộn ràng trong đêm Trung Thu. Đêm Trung Thu tại Hội An (Ảnh sưu tầm)  Khác với các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn,..Đêm Trung Thu Hội An sẽ diễn ra trong 4 ngày kể từ ngày 12/8 – 15/8 Âm lịch hàng năm với rất nhiều lễ hội, những hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn. Đón Trung Thu ở một nơi xa thành phố mình đang sống cảm giác thật mới mẻ và thú vị. Lễ hội Trung Thu mỗi vùng miền luôn có những nét đặc trưng riêng mà không thể lẫn với bất kì lễ hội nào khác. Phố đèn lồng Hội An (Ảnh sưu tầm)  Đặt chân đến Phố Cổ Hội An – Quảng Nam, du khách choáng ngợp với không khí đón Tết Trung Thu ở nơi đây. Đâu đâu cũng nhìn thấy từ con phố tới mọi ngóc ngách đều rực rỡ, lung linh trong ánh đèn lồng được trang trí khắp nơi. Bình thường, đi dạo một tối ở Hội An, bạn đã thấy hiện ra trước mắt bức tranh huyền ảo với ánh đèn lồng đủ màu sắc rồi thì những ngày này, mọi thứ đều trở nên ý nghĩa và đẹp hơn bao giờ hết, dường như chỉ muốn vẻ đẹp nơi đây như một thước phim được quay chậm lại. Từ con phố tới mọi ngóc ngách đều rực rỡ, lung linh trong ánh đèn lồng được trang trí khắp nơi  (Ảnh sưu tầm) (Ảnh sưu tầm )  (Ảnh sưu tầm ) Vào những ngày này, những gian hàng bày bán ở Hội An từ 5h chiều đã ngập tràn trong không khí lễ hội Trung Thu nên trước cửa nhà ai cũng có một hay rất nhiều đèn lồng. Đèn lồng không chỉ là thứ để trang trí mà còn có một giá trị văn hoá vô cùng ý nghĩa. ...

Phố lồng đèn Lương Nhữ Học từ lâu nay đã trở thành một điểm hẹn vui chơi lý tưởng cho người dân Sài Gòn vào dịp Trung thu. Càng gần đến đêm rằm Trung thu, không khí của con phố này lại càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp giữa một không gian lung linh của một “thiên đường” lồng đèn rực rỡ. Phố đèn lông Lương Nhữ Học Hồ Chí Minh – địa điểm du lịch Sài Gòn đẹp (Ảnh: Sưu tầm) Phố lồng đèn Lương Nhữ Học Nằm ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và cũng là nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Với nhiều hộ kinh doanh sản xuất và buôn bán đèn lồng, con phố này đã trở thành một địa điểm độc đáo thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến mua sắm, dạo chơi, chụp ảnh và đặc biệt là được hoà mình trong không khí Tết trung thu đông vui, náo nhiệt. Phố lồng đền Lương Nhữ Học trong dịp Trung thu (Ảnh: Sưu tầm) Đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn hàng ngàn chiếc lồng đèn với đủ mọi chủng loại, hình dáng và màu sắc khác nhau. Từ các loại lồng đèn kiểu tròn, kiểu quả trám, kiểu dù, kiểu kim cương,… cho đến lồng đèn có hình dạng các con vật quen thuộc như con cá, con gà và nhiều hình thù khác vô cùng bắt mắt. Những chiếc lồng đèn đẹp lung linh đủ hoạ tiết (Ảnh: Sưu tầm) Lồng đèn hình cầu (Ảnh: Sưu tầm) Con đường Lương Nhữ Học quận 5 – Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm) Các gian hàng còn có những loại đèn lồng nhạc điện tử Trung Quốc được trang trí với các nhân vật hoạt hình, có nhạc và đèn chớp cực kì thu hút các em nhỏ. Và tất nhiên cũng không thể thiếu được những chiếc lồng đèn truyền thống như đèn kéo quân, trống ếch được làm từ giấy kiếng và tre nhưng được cách tân với các hoạ tiết cầu kì và màu sắc rực rỡ hơn. Con phố đèn lòng quân 5 Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm) Ngoài những chiếc lồng đèn rực rỡ, nhiều loại đồ chơi và phụ tùng trang trí khác cũng được bày bán để chào đón lễ hội trăng rằm sôi động. Từ sau 17h, phố Lương Nhữ Học bắt đầu “lên đèn” với những dãy đèn lồng hàng loạt được thắp sáng. Lúc này, con phố cũng dần trở nên náo nhiệt và đông vui hơn với dòng người đổ về nườm nượp. Các gia đình có con nhỏ cũng thường đưa các bé đến đây để lựa lồng đèn và mua đồ chơi đón Trung thu. Cầm trong tay những chiếc lồng đèn rực rỡ, tung tăng vui rước đèn với bạn bè là niềm háo hức của mỗi em nhỏ mỗi dịp Tết Trung thu. (Ảnh: Sưu tầm) Ngoài ra, các bạn trẻ ...

Đêm Trung thu diễn ra vào 15 tháng Tám Âm lịch hàng năm không chỉ là ngày lễ của trẻ em mà còn là một dịp để người dân trong thành phố đổ ra đường vui chơi. Năm 2020 này thì Trung Thu sẽ rơi vào thứ 5 ngày 1 tháng 10. Nội dung chính Các địa điểm chơi trung thu ở TPHCM 1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học 2. Phố đi bộ Nguyễn Huệ 3. Trung tâm thương mại AEON Mall Tân Phú, Bình Tân 4. Cầu Ánh Sao, Hồ Bán Nguyệt 5. Đầm Sen, Suối Tiên 6. Công viên Lê Thị Riêng Ở Sài Gòn thì đi chơi Trung thu ở đâu? Hãy cùng nghía qua 6 địa điểm vui chơi Trung thu với nhiều hoạt động thú vị trong không gian nhộn nhịp và khung cảnh bắt mắt nhé! Các địa điểm chơi trung thu ở TPHCM 1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học Địa điểm đi chơi trung thu ở Sài Gòn đẹp (Ảnh: Sưu tầm) Nhắc đến Trung thu là nói đến những chiếc đèn lồng rực rỡ đầy màu sắc. Toạ lạc tại Quận 5 và kéo dài hơn 300m, phố Lương Nhữ Học từ lâu đã được mệnh danh là “thiên đường lồng đèn” của Sài Gòn với vô vàn những chiếc lồng đèn với đủ màu sắc, hình dáng và kích thước được trang trí hai bên phố. Vào những ngày gần Trung thu, dãy phố tràn ngập những sắc đỏ rực rỡ, sắc vàng ấm áp,… và luôn tập nập người đến ngắm cảnh, mua sắm, chụp ảnh, cùng hoà mình vào không khí lễ hội. Nơi thu hút nhiều bạn trẻ khi trung thu Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm) Nếu xác định đi chơi khuya và cần phòng bạn có thể chọn 1 số khách sạn quận 5 giá rẻ đang có phòng như: 2. Phố đi bộ Nguyễn Huệ Nằm giữa trung tâm Sài Gòn, phố đi bộ Nguyễn Huệ với vị trí đắc địa đã là một tụ điểm vui chơi trong những dịp lễ với nhiều các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí sôi động thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan. Trong Đêm hội Trung thu, phố đi bộ lại được khoác lên mình màu áo mới rực rỡ hơn với những chiếc lồng đèn treo lung linh cùng với hàng loạt các hoạt động đón Trung thu như rước đèn, múa lân, ca hát và biểu diễn nghệ thuật sôi động.   Một trong địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn không thể bỏ qua (Ảnh: Sưu tầm) 3. Trung tâm thương mại AEON Mall Tân Phú, Bình Tân Bên cạnh những con phố nổi tiếng trên thì những Trung tâm thương mại trong thành phố cũng là điểm đến lý tưởng để vui chơi vào dịp Trung thu. Mọi năm, AEON Mall Tân Phú và AEON Mall Bình Tân đều hưởng ứng nhiệt tình lễ Trung thu với ...

Trung thu đang đến gần và bạn chưa biết đi đâu, chơi gì, làm gì? Tham khảo ngay 3 địa điểm vui chơi trung thu ở Nha Trang sau để tìm cho mình một lựa chọn thích hợp nhé! Chợ đêm Nha Trang Ngày trăng rằm thanh mát đi dạo phố đi bộ chợ đêm với đám bạn vừa ngắm nghía các gian hàng đầy màu sắc cũng thú vị không kém. Chợ đêm không chỉ hấp dẫn các bạn trẻ ở Nha Trang mà còn tập trung rất đông những vị du khách người Nga. Nằm ngay cạnh Trung tâm Văn hóa ở 46 đường Trần Phú, chợ đêm Nha Trang có hơn 100 gian hàng bày bán đồ thủ công mỹ nghệ được thiết kế đẹp mắt cùng các hàng quán bán đồ ăn mang bản sắc Việt Nam. Chợ đêm Nha Trang là địa điểm vui chơi trung thu hợp lí vì nằm ngay trung tâm thành phố, được hòa mình vào bầu không khí vui nhộn, tấp nập và giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế. Bởi vậy, nếu còn đắn đo cho kế hoạch sắp tới thì hãy thử gợi ý này xem sao nhé! Đón trung thu trong không khí tấp nập tại chợ đêm Nha Trang (Ảnh: ST). Bãi biển Nha Trang được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều bãi biển tự nhiên, bãi nào cũng trong xanh và tuyệt đẹp. Ngày rằm tháng tám, hãy chọn cho mình một bãi mà bạn thích, tận hưởng làn gió biển mát rượi và âm thanh sóng vỗ rì rào. VNTRIP.VN gợi ý một số bãi biển đẹp như: bãi biển Nha Trang, bãi Hòn Chồng, Hòn Mun, Bãi Dài, Dốc Lết… Ban ngày bạn có thể leo núi, ngắm biển, chụp ảnh với những góc siêu nghệ thuật. Nếu có nhiều thời gian hãy cùng nhóm bạn nán lại tới tối muộn để thưởng thức vẻ đẹp của chị Hằng vào ngày trăng to tròn và sáng nhất trong năm. Nha Trang được thiên nhiên ưu ái với nhiều bãi biển đẹp (Ảnh:ST). Hãy mang theo một ít lương thực cho chuyến picnic và đừng quên những món đồ đậm chất trung thu như đèn ông sao, bánh nướng, bánh dẻo, hồng ngâm, bưởi chín…để tổ chức bữa cỗ ngày rằm y như thời thơ ấu. Phá cỗ trung thu ngay trên bãi biển – bạn đã thử cảm giác đó chưa ? (Ảnh: ST) Vinpearl Land Nha Trang Đứng đầu danh sách này chắc chắn là Vinpearl Land Nha Trang – thiên đường vui chơi giải trí mang đẳng cấp quốc tế. Nằm độc lập trên đảo Hòn Tre – 1 trong 29 hòn đảo đẹp nhất hành tinh, Vinpearl Nha Trang hứa hẹn mang đến cho bạn và người thân giờ phút giải trí thoải mái nhất. Địa điểm này phù hợp tuyệt đối cho các gia đình có con nhỏ hoặc những bạn trẻ muốn biến giấc mơ ...

Nội dung chính Siêu trăng kỉ lục Phố đèn lồng đoàn viên Vincom Royal City luôn là điểm đến hấp dẫn mỗi dịp trung thu đến của người dân Hà Thành. Nối tiếp thành công những năm trước, sự kiện trung thu năm nay với tên gọi “Đến Vincom – Đón quà đoàn viên” với sự hiện diện nổi bật của siêu trăng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay hứa hẹn sẽ thu hút rất đông người dân đến vui chơi và chiêm ngưỡng. Siêu trăng kỉ lục Siêu trăng kỉ lục này sẽ là điểm nhấn của xuyên suốt sự kiện diễn ra vào dịp trung thu này tại Royal City. Đèn mặt trăng khổng lồ này thực tế có đường kính lên đến 8m, in 3D với mục đích mô phỏng thật nhất mặt trăng. Công trình công phu này được các kỹ sư thi công liên tục trong thời gian hơn 3 tuần. Mặt trăng khổng lồ này sẽ được chiếu sáng bởi đèn pha có công suất lớn, màu sắc từ đèn ánh lên dát bạc nên hứa hẹn sẽ vô cùng lung linh. Đến đây vào mùa trung thu, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian lung linh, huyền ảo đúng chất một lễ hội trung thu lên đèn sôi động. Rất nhiều người đổ về đây chiêm ngưỡng siêu trăng (Ảnh: ST) Đèn siêu trăng này cũng được trao kỉ lục Guiness Việt Nam vào chính ngày ra mắt là ngày 21/9. Thỏ vincom tại công trình “Vạn thỏ ngắm siêu trăng” (ảnh sưu tầm) Phố đèn lồng đoàn viên Ngoài siêu trăng, lễ hội trung thu năm nay tại Royal City còn có thêm một phố đèn lồng siêu lung linh hứa hẹn sẽ là điểm vui chơi, chụp ảnh vô cùng tuyệt vời cho các gia đình, nhóm bạn bè…Điểm đặc biệt còn nằm ở sự xuất hiện của 41 chú Thỏ ngọc, những chú Thỏ Ngọc sẽ có mặt ở Royal City và từ đây tỏa ra tất cả các trung tâm thương mại Vincom ở địa bàn Hà Nội để phát kẹo, bánh cho các em nhỏ. Đèn lồng được trang trí lung linh ở Royal City vào mùa trung thu (Ảnh: ST) Những tiệm ảnh đoàn viên xinh xắn, đáng yêu sẽ được lập ra để lưu giữ ngay những khoảnh khắc vui vẻ của các gia đình, các em nhỏ bên bố mẹ, những người bạn bên cạnh nhau…Các bố mẹ đưa bé đến đây chơi hẳn các bé sẽ rất thích thú vì được tự tay làm nên các sản phẩm trung thu truyền thống như đèn lồng, mặt nạ thỏ hay những chiếc bánh trung thu ngọt ngào… Royal City trở nên lung linh sắc màu vào lễ trung thu (Ảnh: ST) Trung thu năm nay hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo khách tham quan đến Royal City (Ảnh: ST) Ngoài ra, còn rất nhiều hoạt động thú vị sẽ diễn ...

Ngày tết trung thu đang đến gần mà bạn vẫn loay hoay tìm kiếm địa điểm để tụ tập vui chơi ? Bạn muốn có một dịp trung thu đặc biệt đáng nhớ với tiêu chí “tìm lại tuổi thơ”? Vậy hãy cùng VNTRIP.VN khám phá ngay 3 địa điểm vui chơi trung thu tại Quy Nhơn sau đây. Những địa điểm vui chơi trung thu ở Quy Nhơn 2017 Dạo bộ Quảng trường Quy Nhơn Quảng trường Quy Nhơn về đêm được ví như một “bữa tiệc ánh sáng” hoành tráng bởi sự kết hợp của những ánh đèn rực rỡ nhiều màu. Buổi tối có rất nhiều người dân tới đây để hóng gió dạo bộ. Quảng trường Quy Nhơn lung linh ánh đèn (Ảnh: ST). Đón trung thu tại quảng trường là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Tưởng tượng những kỉ niệm ngày xưa vui tết trung thu cùng lũ bạn hàng xóm nay ùa về y như ngày xưa ấy. Và Quảng trường Quy Nhơn địa điểm lí tưởng để bạn mang những kỉ niệm thời thơ ấu trở lại. Trung thu năm nay hãy thử tụ tập lại đám bạn, đeo mặt nạ hóa trang thành các nhân vật, đi theo sau các đoàn múa lân dạo quanh thành phố, hay đơn giản là tới Quảng trường, hòa vào dòng người tấp nập để cảm nhận không khí trung thu. Khu dã ngoại Trung Lương Khu dã ngoại Trung Lương nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km, là một địa điểm du lịch Quy Nhơn mới nổi thu hút du khách tới vui chơi, cắm trại. Tổ chức buổi picnic đón đêm trăng rằm tại khu dã ngoại Trung Lương (Ảnh: ST). Điều làm du khách thấy thích thú khi tới Trung Lương chính là diện mạo trẻ trung của khu dã ngoại này. Những mái lều xanh đỏ, những hàng ghế đầy màu sắc với tầm nhìn thẳng ra biển cùng khung cảnh nên thơ khiến khách du lịch không nỡ bỏ phí cơ hội một lần được đặt chân tới vùng đất này. Xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi và thảm cỏ xanh chiếm màu sắc chủ đạo. Ở khu dã ngoại Trung Lương có sẵn các căn lều xinh xắn tiện lợi cho các nhóm bạn trẻ muốn tới đây tổ chức buổi phá cỗ trung thu. Đi nhóm đông còn có thể tham gia đốt lửa trại – một trong những hoạt động hấp dẫn nhất tại khu thung lũng này. Công viên FLC Zoo Safari Park Nằm trong quần thể nghỉ dưỡng cao cấp FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort, công viên động vật hoang dã FLC Zoo Safari Park là nơi bảo tồn của 900 cá thể động vật như: thiên nga đen, hươu sao, đà điểu, vịt vàng Tadorama… Trở về tuổi thơ tại công viên Zoo Safari Park (Ảnh: ST). Thăm quan Zoo Safari Park ...

Giới trẻ Hà Nội mê chụp ảnh chắc chẳng còn xa lạ với vườn hoa Phương Linh – hay còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn: vườn đào Nhật Tân. Đây là địa điểm đầu tiên mà người ta nghĩ tới mỗi khi tìm kiếm một nơi để “sống ảo”. Vườn hoa Phương Linh nằm ở ngõ 264 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một trong những vườn hoa đẹp và rộng nhất Nhật Tân, đặc biệt thu hút nhiều đôi uyên ương tới chụp ảnh cưới. Nhiều cặp đôi chọn vườn hoa Phương Linh là nơi ghi lại khoảnh khắc đẹp của cuộc đời mình (Ảnh: ST). Vườn hoa mở cửa quanh năm, mỗi mùa lại có sự thay đổi diện mạo và cách bày trí cho phù hợp với từng dịp. Đến đây vào những ngày Tết Nguyên đán bạn sẽ được ngập tràn trong sắc hồng dịu dàng của những bông đào tươi thắm. Không thiếu những gốc đào có tuổi thọ hàng chục năm với thế độc đáo, hiếm có. Đây là vườn hoa đẹp và rộng nhất Nhật Tân (Ảnh: ST) Nhưng nếu bạn muốn có những tấm ảnh rực rỡ đầy màu sắc với hoa bách nhật, hướng dương, hoa loa kèn, cúc cánh bướm thì hãy ghé thăm vào mùa thu, mùa hạ nhé. Đảm bảo bạn sẽ ngây ngất trước vẻ đẹp khó cưỡng của hàng ngàn bông hoa vây xung quanh như đang âu yếm “ôm” lấy bạn. Tháng 9, tháng 10 hằng năm là thời điểm bắt đầu mùa cưới, cũng là dịp người người, nhà nhà háo hức chuẩn bị cho Tết Trung thu. Vườn hoa Phương Linh vì thế cũng được chăm chút nhiều hơn để mở cửa chào đón các bạn trẻ tới ngắm hoa và chụp ảnh. Không gian trong vườn được thay đổi diện mạo mang đầy màu sắc Trung thu. Những chiếc nón lá Huế, những dải lồng đèn nhiều màu sắc lại là điểm nhấn chính trong dịp Tết đoàn viên năm nay. Vườn hoa nhưng đâu chỉ có hoa. Đây chính là điều khác biệt khiến mọi người yêu mến vườn Phương Linh bởi lẽ mỗi lần đặt chân tới đây là một lần được trải nghiệm trong không gian mới lạ, không lần nào giống lần nào. Gợi ý thêm cho các bạn nữ trang phục áo dài truyền thống hay sườn xám hiện đại sẽ là sự kết hợp vô cùng ăn ý với những cánh đồng hoa mênh mông nơi đây. Không gian tràn ngập màu sắc Trung thu (Ảnh: ST). Với giá vé vào cửa chỉ khoảng 50 ngàn đồng một người, vườn hoa Phương Linh đem lại cho bạn hàng trăm tấm ảnh “sống ảo” và quãng thời gian được chìm đắm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Hãy một lần rủ bạn bè tới đây để được tự mình cảm nhận không gian đặc biệt này nhé. Đảm bảo bạn ...

Mỗi khi đến dịp rằm tháng Tám, người dân Bình Thuận lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội rước đèn Trung thu. Lễ hội không chỉ là sân chơi thú vị và hấp dẫn cho các em thiếu nhi trong dịp Trung Thu mà còn là một lễ hội Trung thu lớn nhất ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đến với thành phố biển Phan Thiết. Lễ hội rước đèn Trung thu thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một lễ hội tôn vinh những giá trị truyền thống đã xác lập kỷ lục “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất ở Việt Nam” và cũng được công nhận là “Lễ hội văn hoá đặc sắc và thành công nhất trong ngành du lịch Việt Nam”. Điểm đặc sắc của lễ hội là hàng nghìn chiếc đèn lồng nhỏ xinh đều được làm thủ công bằng vải, tre, giấy, khung sắt và được thắp sáng bằng đèn sáp sáng lung linh, không sử dụng đèn pin và đèn điện tử. Những chiếc đèn lồng với đủ các hình dạng truyền thống: ông sao, kéo quân, cá chép,… đã mang đến cho lễ hội không gian truyền thống rực rỡ trong đêm hội Trung thu. Không chỉ có hàng ngàn những chiếc đèn nhỏ xinh, du khách tham gia lễ hội còn ấn tượng bởi những chiếc đèn khổng lồ được chế tác cực kì công phu, cao đến 4m, đẹp mắt và giàu ý nghĩa. Những chiếc đèn ông sao cùng toả sáng rực rỡ bên ánh trăng rằm (Ảnh: Sưu tầm) Những chiếc đèn lồng với đủ mọi hình dáng (Ảnh: Sưu tầm) Năm 2017, Lễ hội Trung thu Phan Thiết tổ chức vào tối 02/10 (13/08 Âm lịch) đã thu hút hàng ngàn học sinh của các trường trong thành phố. Trong tiếng trống múa lân rộn rã, các em thiếu nhi sẽ lần lượt tham gia rước đèn Trung thu và diễu hành qua các đường phố trong trung tâm thành phố. (Ảnh: Sưu tầm) Cả một góc thành phố như được dát vàng bởi những ánh đèn lung linh ấm áp (Ảnh: Sưu tầm) Trong đêm hội này, dòng người đổ về thành phố Phan Thiết cũng ngày càng đông đúc và nhộn nhịp. Trong khung cảnh đường phố rực rỡ của những ánh đèn lồng lung linh, người dân thành phố Phan Thiết cùng nhiều du khách thập phương cùng hoà mình vào không khí sôi động, rộng ràng để mang đến cho các em thiếu nhi một đêm hội trăng rằm độc đáo và một Tết Trung Thu ý nghĩa. Lễ hội rước đèn đã đi vào truyền thống và trở thành nét văn hoá đặc sắc không thể thiếu mỗi dịp Trung thu của người dân nơi đây. Cập nhập thông tin mới nhất về Lễ hội rước đèn trung Thu ở Phan Thiết 2020: Sáng 31-8, đại diện UBND TP Phan Thiết xác nhận ...

Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Trung thu đã chạm ngõ, chắc bạn đang nghĩ “Tết Trung thu đi chơi ở đâu?”? Hãy cùng BlogAnChoi xem qua gợi ý 5 địa điểm vui chơi Tết Trung thu ở Sài Gòn cực vui và hấp dẫn ngay dưới đây nhé! 1. Phố lồng đèn Quận 5 – khu vui chơi Tết Trung thu nổi tiếng nhất Sài Gòn Là người Sài Gòn, có lẽ không ai còn xa lạ gì với Phố lồng đèn Quận 5 hay còn gọi là Phố lồng đèn Lương Nhữ Học. Con đường này còn được mệnh danh là “Thiên đường mùa Trung Thu” với vô số các loại lồng đèn từ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, giá thành khác nhau. Dù chỉ dài hơn 300m nhưng con phố luôn “hút hồn” người qua lại bởi sắc màu rực rỡ của những chiếc lồng đèn được các bày trí đẹp mắt. Lồng đen xinh xắn…Ảnh: internet …đủ màu… Ảnh: internet Lồng đèn kiểu xưa… Ảnh: internet …đến đủ loại lồng đèn khác đều có ở đây. Ảnh: internet Bạn nào thích ngắm lồng đèn, chụp choẹt thì khó mà bỏ qua phố lồng đèn này. Vào ngày Trung thu, nơi đây rất đông, bạn sẽ phải chen chân mà đi nhưng bù lại, đấy mới là không khí của lễ hội, đúng không nào? Chụp ảnh đẹp ở phố lồng đèn (ảnh: internet) Xinh ngất ngây bên lồng đèn luôn! (ảnh: internet) Tha hồ chụp choẹt nhé! Ảnh: internet Địa chỉ: Đường Lương Nhữ Học, Quận 5. 2. Các siêu thị, trung tâm thương mại lớn Trung thu này, các khu trung tâm thương mại, siêu thị lớn như AEON Mall Bình Tân, AEON Mall Tân Phú, SC Vivo City, Takshimaya,…  sẽ không thể không có cách bày trí đậm màu cổ tích của cái tết đáng yêu này, các bạn nhỉ? Các bạn có thể xem các khu trung tâm thương mại lớn ở Sài Gòn tại đây! Bên cạnh đó, hãy cùng hội bạn, người thân, cả nửa kia của mình đến đây để cùng check in, chụp ảnh, ăn uống, mua sắm để gắn kết tình cảm với nhau hơn trong ngày tết đoàn viên thôi nào. Các em nhỏ đón Tết Trung thu ở SC Vivo City vui vẻ (ảnh: internet) Năm 2016, Takashimaya có hoạt động cho các em vào dịp tết này ý nghĩa thế này đây! (ảnh: internet) Hình ảnh ở AEON Mall Bình Tân vào Tết trung thu năm 2016. Ảnh: internet Lộng lẫy lồng đèn. Ảnh: internet 3. Hồ Bán Nguyệt – Cầu Ánh Sao Nếu bạn đang muốn hâm nóng tình cảm với người ấy thì đây là địa điểm tuyệt vời dịp Trung thu. Đến đây, các bạn có thể nắm tay người ấy đi dạo bên hồ, cùng ngắm sao và thích hơn nữa là dạo bước trên cầu Ánh Sao – cây cầu “đẹp rụng tim” nổi tiếng ở Sài Gòn. Hồ thơ mộng (ảnh: ...

Nếu như Hà Nội nổi tiếng với con đường Hàng Mã sầm uất vào dịp trung thu hay Hội An sáng rực với những chiếc đèn lồng ở mọi con ngõ thì Trung Thu tại Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến Phố lồng đèn Quận 5. Địa chỉ phố lồng đèn quận 5, thành phố Sài Gòn – Địa điểm du lịch gần Sài Gòn đẹp Khám phá con phố đèn lồng rực rỡ Địa chỉa: nằm ở khu đường Lương Nhữ Học – Trần Hưng Đạo, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đèn lồng vốn có xuất phát từ người Hoa, và đặc biệt ở khu phố này, ngoài những sản phẩm được sản xuất công nghệ thì vẫn có những sản phẩm thủ công do chính người Hoa tạo ra. Họ lưu giữ được những đường nét và bản sắc của những chiếc đèn lồng xa xưa. Chúng ta có thể bắt gặp đa dạng các loại đèn lồng với những họa tiết khác nhau : Đèn lồng giấy. Đèn lồng kiểu tròn. Loại đèn lồng kiểu tỏi. Đèn lồng kiểu trám. Đèn lồng kiểu dù. Loại đèn lồng kiểu kim cương. Đèn lồng kiểu đĩa bay… Phố lồng đèn quận 5 miền nam đi đường nào ? Đèn lồng họa tiết hình ảnh con người Việt Nam Để có thể cảm nhận được không khí rộn ràng và con phố lồng đèn rực rỡ nhất thì thời điểm rằm trung thu chính là dịp đặc biệt nhất của năm mà du khách nên chọn lựa để thăm thú. Con phố có những nét riêng vào ban ngày và ban đêm. Nếu như ban ngày là sự dịu dàng , đằm thắm của con đường với những chiếc đèn lồng được treo bày bán với đủ màu sắc và họa tiết đậm chất cổ. Phố Lồng đèn quận 5 nằm ở đâu thành phố sầm uất tp. hcm Thì buổi tối là sự nhộn nhịp, tấp nập và rộn ràng của dòng người thăm thú, mua sắm cho dịp trung thu. Ta có thể bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ con vui mừng sung sướng khi trên tay cầm đèn lồng. Hay hình ảnh các bạn trẻ chụp selfi những tấm hình lưu giữ kỉ niệm. Hay hình ảnh cả gia đình dắt tay nhau chọn đèn Lồng … Tất cả đều hòa mình vào con phố sầm uất này. Hình ảnh các bạn trẻ chụp selfi (Ảnh ST) Ngoài đèn lồng truyền thống hay hiện đại, ở khu phố còn có những đồ vật đặc trưng cho dịp trung thu như đầu Lân, đèn Lồng có Nến ở bên trong, Vương Miệng… rất thu hút trẻ em. Khu cảnh nhộn nhịp đêm trung thu tại đây (Ảnh minh họa) Vui chơi trung thụ tại phố đèn lòng nay (ảnh ST) Các loại đèn Lồng truyền thống hay hiện đại Chơi đêm Trung Thu nếu cần đặt phòng bạn có thể xem những khách sạn Quận 5 đang ...

Người ta nói trung thu ở Hà Nội đẹp lắm. Không chỉ đẹp ở những con phố, những quán cà phê còn là điểm nhấn tạo nên một mùa Trung thu Hà Nội rất riêng trong lòng giới trẻ. Trung thu sắp đến rồi, sắm sửa đi 6 Quán cafe decor trung thu tại Hà Nội Dưới đây là những điều tốt nhất để kiểm tra. 1994 Coffee nổi tiếng là quán cà phê rất biết cách “bắt nhịp” với thời đại bởi view ở đây rất “khó” thay đổi theo các dịp trong năm. Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian cafe lý tưởng để hàn huyên hay check in dịp trung thu thì 1994 Coffee chắc chắn là ứng cử viên sáng giá nhất. Ảnh: CAFE 1994 Với không gian mang đậm màu sắc Trung Hoa cổ kính, 1994 Coffee được đánh giá là một trong những quán cà phê ngon nhất trang trí quán cafe trung thu hà nội rất đẹp. Không quá lời khi nói rằng 1994 Coffee giống như một studio chụp ảnh. Vì không chỉ có không gian trong nhà mà ở đây còn có rất nhiều góc đẹp để bạn chụp ngoài trời. Ảnh: CAFE 1994 Tại đây, bạn có thể thỏa thuê trang phục cổ trang và “sống ảo” ngay tại background cực chất của quán cà phê “chất như nước cất” này. Ảnh: CAFE 1994 Ảnh: CAFE 1994 Contents 1 2. Hovi De Bali 2 3. Trốn tìm Kafe 3 4. Laika Café Hàng Cót 4 5. Kabuki. đường phố 5 7. YANGLING Coffee and Beer 2. Hovi De Bali Dù là tân binh mới trong danh sách những quán cafe có decor trung thu nhưng ngay từ khi mới khai trương, Hovi De Bali đã nhanh chóng thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé thăm. Điểm độc đáo của quán cà phê này là góc bể bơi ảo theo phong cách Bali. Ảnh: Đỗ Linh Không chỉ vậy, vào dịp Tết Trung thu sắp tới, Hovi De Bali còn được trang trí bằng đèn và đèn đom đóm nhiều màu sắc đẹp mắt. Nó trông giống như một con phố đèn lồng! Bên dưới bể bơi còn có đèn hoa đăng và thuyền trắng để khách tha hồ chụp hình! Ảnh: Đỗ Linh Địa chỉ nhà: 71 Trần Quang Diệu, Hà Nội Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 VND Tham khảo: Checkin Maison de éte ‘ – Quán cà phê mang cả trời Âu về Hà Nội 3. Trốn tìm Kafe Trên một con phố nhỏ, có một quán cà phê yên tĩnh pha chút bí ẩn và cuốn hút cùng cái tên không thể tuyệt hơn – Hide and Seek Kafe. Với không gian ấm cúng, gần gũi và decor theo phong cách vintage cổ kính, nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm vui chơi trung thu tuyệt vời nhất cho các bạn trẻ. Ảnh: @trontim_kafe Đến với Hide and Seek Kafe, bạn sẽ có cảm giác ...

Ở Trung Quốc, Trung thu là lễ tết lớn thứ hai trong năm, người ta coi vầng trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn tụ mỹ mãn trong cuộc sống. Vậy nên tết Trung thu thường được người Trung Quốc gọi là tết Đoàn viên, là ngày lễ để các thành viên trong gia đình đoàn tụ bên nhau. Thời gian và tên gọi của tết Trung thu Người Trung Quốc quan niệm mùa Thu bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9 âm lịch, vậy nên tháng 8 là tháng nằm giữa tiết mùa thu, ngày 15/8 là ngày chính Thu. Vậy nên tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15/8. Tên gọi của tết Trung thu (中秋节) gắn liền với thời gian tổ chức lễ tết, đó là chính giữa mùa Thu. Ngoài ra ngày Tết này còn có những tên gọi khác như tết thiếu nhi, tết trẻ con, tết trông trăng, tết hoa đăng… Tết Trung thu là dịp gia đình đoàn tụ (Nguồn: Internet). Tết Trung thu có nguồn gốc từ thời Hán (206 TCN – 220 SCN), được hoàn thiện vào thời Đường (618 – 907), hiện nay đây là ngày Tết lớn thứ 2 trong năm. Theo lịch nghỉ Tết của chính phủ Trung Quốc, thì năm nay cả nước được nghỉ 3 ngày, từ 19/9 đến 21/9. Các hoạt động trong ngày tết Trung thu Cúng trăng và ngắm trăng Đây là phong tục tập quán quan trọng trong ngày tết Trung thu ở Trung Quốc, xuất phát từ thời cổ đại. Các triều đại phong kiến Trung Quốc coi tết Trung thu là dịp để cúng tế mặt trăng, hoàng gia cho dựng đàn tế trăng và tổ chức ca hát dưới trăng. Hiện nay vẫn còn tồn tại một số di tích liên quan đến lễ cúng trăng như Bái Nguyệt Đàn, Bái Nguyệt Đình, Vọng Nguyệt Lầu… Tết cúng trăng (Nguồn: Internet). Ăn bánh trung thu Bánh có hình tròn, tượng trưng cho mặt trăng, cho ý nghĩa viên mãn đoàn tụ. Sử sách ghi chép loại bánh này có nguồn gốc từ thời Đường, gắn với các nhân vật Đường Thái Tông Lý Thế Dân và đại tướng quân Lý Tịnh. Ban đầu bánh có tên là Hồ Bính, sau được Dương Quý Phi đổi thành Nguyệt Bính, tức bánh hình mặt trăng. Ở Trung Quốc có hàng trăm loại bánh trung thu. Người ta thường chia các vùng sản xuất bánh như sau: Kinh, Tân, Quảng, Tô, Hồ. Nhân bánh trung thu có hai loại chính là bánh mặn và bánh ngọt; trên bánh trang trí hoa văn, chữ… Thưởng thức bánh Trung thu (Nguồn: Internet). Trong dịp tết Trung thu, người dân Trung Quốc thường mua bánh Trung thu để biếu cho những người thân yêu của mình, để tỏ tấm lòng quý trọng và tình cảm với nhau. Bánh Trung thu là thức quà biếu cho người thân (Nguồn: Internet). ...

Tết Trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng từ lâu lễ hội này đã trở thành truyền thống của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một trong những đặc trưng của ngày hội trăng rằm là chiếc bánh trung thu hình tròn mang ý nghĩa gia đình đoàn viên. Ngày nay, đáp ứng nhu cầu của thời đại, bánh trung thu đã “cách tân” thành rất nhiều loại, nhiều dạng độc đáo. Hãy cùng khám phá những chiếc bánh trung thu sáng tạo của các nước ở châu Á nào! Bánh trung thu là một loại bánh đặc trưng của Tết Trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc. Bánh thường có hình tròn là hình ảnh tượng trưng cho sự tụ họp, đoàn viên của gia đình. Các thành viên dù sống xa nhau cách mấy nhưng đến ngày rằm tháng 8 âm lịch sẽ trở về nhà sum họp với gia đình. Dù ở quốc gia nào Trung thu cũng mang một thông điệp ý nghĩa như thế. Bánh trung thu truyền thống có lớp nhân ngọt bên trong, vỏ bọc bên ngoài mỏng, có màu nâu đậm của bánh nướng và ít mùi vị. Dường như ngày xưa, phương pháp duy nhất để làm bánh trung thu là nướng, khi mà bếp củi, bếp than còn thông dụng. Ngày nay, bánh trung thu hiện đại đa phần là sự “cách tân hợp mốt” với thời đại ưa chuộng mẫu mã đẹp, nguyên liệu của nhân bánh cũng đa dạng hơn. Nào là bánh nhân gà quay, jambon,… trà xanh là loại nhân đang hot hiện nay. Thập kỷ 1980 ở nhiều nước đã xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh), nhưng nước ta thì chỉ mới “debut” (ra mắt) vài năm gần đây. Còn có loại bánh trung thu chay, dành cho người ăn kiêng nữa. Thị trường bánh ngày càng trở nên phong phú. Thị trường bánh trung thu phát triển mạnh ở những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hãy cùng dạo “quầy bánh” các nước nhân dịp Trung thu cùng Bloganchoi nhé! Việt Nam Ở nước chúng ta, bánh trung thu bao gồm 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh làm theo truyền thống thường có nhân đậu xanh trứng muối (hay hạt sen) có vị ngọt thanh hoặc nhân thập cẩm (jambon, lạp xưởng, lá chanh, mứt bí,…) nhai sừng sực rất vui. Nhân đậu xanh trứng muối (Ảnh: Internet) Nhân thập cẩm (Ảnh: Internet) Ngày nay, càng ngày càng xuất hiện nhiều mẫu mã bánh vô cùng bắt mắt, hương vị phong phú, mọi người có nhiều sự lựa chọn hơn. (Ảnh: Internet) Bánh trung thu vị trà xanh (Ảnh: Internet) Trung Quốc Tết Trung thu ở Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục nước này. Chính bởi hình ảnh gia đình ...

Thu tới, cũng là lúc nhiều chị em muốn trổ tài làm bánh Trung thu nhưng lại băn khoăn không biết làm thế nào để nhân bánh ngon, dẻo, thơm… Hãy để BlogAnChoi giúp bạn với cách làm các loại nhân bánh Trung thu dưới đây đảm bảo ai cũng phải tấm tắc khen ngon nhé! Vì trong cách làm bánh Trung thu truyền thống, các công đoạn khá cầu kỳ nên BlogAnChoi hướng dẫn cách làm phần nhân bánh trước nhé! Giá trị dinh dưỡng của nhân bánh Trung thu Bạn có biết nhân đậu xanh, thập cẩm hay sữa dừa trong chiếc bánh Trung thu mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe? Nếu đậu xanh tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch thì sữa dừa mang axit béo có lợi, còn “thập cẩm” với đầy đủ dưỡng chất của các loại nguyên liệu quyện hòa. Bánh Trung thu nhân thập cẩm đầy đủ dinh dưỡng (ảnh: internet) Bánh Trung thu nhân dừa sữa (ảnh: internet) Chính các loại nhân khác nhau làm nên các hương vị khác nhau của bánh Trung thu (dùng cho nhân của cả bánh dẻo và bánh nướng). Các loại nhân bánh Trung thu ngày càng đa dạng và phong phú: nhân thập cẩm, nhân đậu xanh, nhân sữa dừa, khoai môn, trứng muối,… Một số loại nhân bánh Trung thu được giới thiệu trong bài (nguồn: internet) Sau đây, BlogAnChoi xin chia sẻ với bạn cách làm một số loại nhân bánh Trung thu dễ làm và phổ biến nhất. Nhân đậu xanh Nhân đậu xanh là nhân cơ bản nhất của bánh Trung thu nhưng chưa bao giờ là “lỗi thời” bởi nó vẫn được nhiều người yêu chuộng. Nguyên vật liệu để làm nhân đậu xanh Đậu xanh đã xát vỏ: 200 gam Đường kính: 100 gam Mạch nha:1 muỗng nhỏ (có thể không có) Bột nếp bánh dẻo: 10 gam Dầu ăn: 80 gam Các bước làm nhân đậu xanh cho bánh Trung thu Bước 1: Ngâm đậu xanh Đậu xanh khi mua về lấy đem ngâm vào chậu ngập nước, cho thêm chút muối vào ngâm cùng trong khoảng 4 tiếng (có thể để qua đêm) để đậu nở ra, khi sên đậu sẽ nhuyễn, tơi, không bị khô hay rời rạc. Ngâm đậu xanh (nguồn: internet) Bước 2: Rửa sạch đậu đã ngâm Đậu sau khi ngâm no nước thì nở to gấp đôi, trọng lượng lúc này đạt 400 gam. Tiến hành đổ đậu đã ngâm ra rổ, bỏ nước cũ và vo lại 2 – 3 lần bằng nước cho sạch hẳn. Bước 3: Nấu đậu xanh Cho đậu vào một cái nồi inox to, đổ khoảng 1lít nước vào cùng, bắc nồi lên bếp và đun lửa vừa đến khi sôi thì hớt bọt. Cứ khoảng 5-7 phút thì khuấy để đậu không bị cháy, khê. Chú ý thêm nước nếu cạn, đổ nước ...

Mùa trung thu năm nay bạn đã có ý tưởng nào để dành tặng cho bạn bè và gia đình của mình chưa? Một chiếc bánh trung thu hoa sen đầy mới lạ và chứa đựng nhiều ý nghĩa sẽ là gợi ý tuyệt vời nhất dành cho bạn trong dịp tết đoàn viên sắp tới. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá ngay cách làm bánh trung thu hoa sen sau đây nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu hoa sen Không chỉ gây được ấn tượng mạnh với người đối diện nhờ vào vẻ ngoài đẹp mắt và độc đáo, bánh trung thu hoa sen còn chứa đựng nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời và rất tốt cho sức khỏe. Bánh trung thu hoa sen không chỉ trông rất đẹp mắt mà còn giàu dưỡng chất (ảnh: Facebook Chấn Ngô) Mỡ là một loại nguyên liệu rất đặc biệt tạo nên hương vị và giá trị dinh dưỡng cho bánh trung thu hoa sen. Trong mỡ chứa một lượng đạm dồi dào và protein. Bên cạnh các loại vitamin A, C thì trong mỡ còn có các loại khoáng chất như sắt, canxi… Đậu xanh cũng là một nguyên liệu chính để làm nhân bánh trung thu hoa sen. Với một nguồn protein lớn cùng các loại vitamin B, C thì đậu xanh đem đến cho cơ thể chúng ta một nguồn dưỡng chất rất dồi dào. Đặc biệt hơn, đậu xanh còn có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tim mạch… Ngoài đậu xanh và mỡ, bánh trung thu hoa sen còn sử dụng các loại nguyên liệu bổ dưỡng khác như dừa, đường xay hay bột mì… Tất cả các loại nguyên liệu đã có sự kết hợp rất tuyệt vời để có thể làm nên bánh trung thu hoa sen bổ dưỡng. Bạn hãy sẵn sàng khám phá ngay cách làm bánh trung thu hoa sen sau đây nhé! Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trung thu hoa sen Với phần nguyên liệu được sử dụng trong công thức, bạn có thể làm ra được phần bánh trung thu hoa sen dành cho 4 – 5 người ăn. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi lượng nguyên liệu để phù hợp với nhu cầu của mình. Nguyên liệu cần dùng để làm phần bột nước 100gram bột cake flour 50ml nước Phẩm màu hồng 2 muỗng cà phê đường xay mịn 20gram mỡ Nguyên liệu cần dùng để làm phần bột mỡ 100gram bột cake flour 53gram mỡ Nguyên liệu phần nhân bánh Nhân đậu xanh đã sên Nhân dừa Các dụng cụ cần thiết để làm bánh trung thu hoa sen Tô trộn (Bạn có thể đặt mua tô trộn tại đây) Cây cán bột (Bạn có thể đặt mua cây cán bột tại đây) Màng bọc thực phẩm (Bạn có thể đặt màng bọc thực phẩm tại đây) Chảo sâu Cách làm bánh trung thu hoa sen Cách làm bột nước ...

Ngay khi nhắc tới bánh trung thu ngàn lớp, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tò mò và muốn khám phá ngay món bánh trung thu độc đáo này. Nếu vậy, bạn đừng bỏ lỡ cách làm bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối mà BlogAnChoi gợi ý ngay sau đây nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối Không hề thua kém các loại bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu ngàn lớp ngoài hình thức bắt mắt còn có giá trị dinh dưỡng rất tuyệt vời. Chắc chắn, loại bánh trung thu hiện đại này sẽ làm bạn cảm thấy rất thích thú. Bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn rất giàu dưỡng chất (ảnh: Facebook Chấn Ngô) Đậu xanh là một trong những nguyên liệu chính để làm nhân bánh và nó cũng góp một phần quan trọng tạo nên hương vị hấp dẫn của bánh trung thu ngàn lớp. Đậu xanh sở hữu hàm lượng dinh dưỡng rất lớn, giàu protein, các loại vitamin và các khoáng chất như kali, canxi… Đặc biệt, đậu xanh còn giúp giải nhiệt, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân… Trứng muối cũng là nguyên liệu tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối. Trứng muối chứa một lượng lớn vitamin B1, B2… và các khoáng chất như photpho, sắt, canxi. Nhờ vậy, trứng muối giúp cơ thể phòng ngừa được các bệnh về mắt và rất tốt cho não bộ… Bên cạnh trứng muối và đậu xanh thì món bánh trung thu ngàn lớp này còn sử dụng rất nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác như bột mì, đường mịn… Tất cả đã có sự kết hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên món bánh trung thu ngàn lớp vô cùng bổ dưỡng. Bạn còn chần chừ gì mà không khám phá cách làm bánh trung thu ngàn lớp ngay sau đây thôi nào! Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trung thu ngàn lớp  Với số lượng nguyên liệu được sử dụng trong công thức, bạn có thể làm ra được phần bánh dành cho 6- 7 người ăn. Tuy nhiên, bạn có thể tăng hoặc giảm lượng nguyên liệu để phù hợp với mục đích sử dụng của mình hơn. Nguyên liệu cần dùng để làm nhân bánh 6 quả trứng vịt muối Nhân đậu xanh đã sên Nguyên liệu cần dùng để làm phần vỏ bánh Nguyên liệu cần dùng làm phần bột nước 150gram bột mì 20gram đường mịn 60gram mỡ 100ml – 120ml nước Nguyên liệu cần dùng làm phần bột mỡ 150gram bột mì 90gram mỡ Màu thực phẩm Các dụng cụ cần thiết khi làm bánh trung thu ngàn lớp nhân đậu xanh trứng muối Cách làm bánh trung thu ngàn lớp nhân ...

Không chỉ có bánh nướng hay bánh dẻo mà bánh trung thu Đài Loan cũng đang là cái tên rất “hot” được mọi người tìm kiếm và lựa chọn trong thời gian gần đây. Và nếu bạn cũng yêu thích loại bánh mới lạ này thì hãy tham khảo ngay cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc vô cùng đơn giản mà BlogAnChoi gợi ý sau đây nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Không chỉ thu hút nhờ vào hương vị mới lạ hay tạo hình ấn tượng mà bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc còn được mọi người ưu ái lựa chọn vì giá trị dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời. Và chắc chắn, bạn sẽ rất bất ngờ khi tìm hiểu về nguồn dưỡng chất đặc biệt của loại bánh trung thu này. Bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc sở hữu rất nhiều dưỡng chất tuyệt vời (ảnh: Facebook Trần Thắm) Để làm bánh trung thu Đài Loan bạn cần sử dụng rất nhiều bột mì. Đặc biệt là trong bột mì chứa một lượng lớn chất xơ và cả protein. Ngoài ra, bột mì còn cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng khoáng chất lớn như canxi, kẽm, calo… cùng nhiều loại vitamin như A, B, D… Phần nhân bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc được làm từ rất nhiều nguyên liệu bổ dưỡng trong đó đáng kể đến nhất là đậu xanh. Đậu xanh chứa nhiều vitamin, ngoài ra còn có lượng lớn protein. Chính vì vậy, đậu xanh có tác dụng rất tốt tới hệ tim mạch, giúp giải nhiệt… Sự kết hợp hài hoà của tất cả nguyên liệu không chỉ tạo nên hương vị hấp dẫn mà còn tạo nên nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc. Nguyên liệu cần dùng để làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Với số lượng nguyên liệu được sử dụng trong công thức bạn có thể làm được lượng bánh dành cho 3-4 người thưởng thức. Nếu số bánh chưa phù hợp bạn hãy tăng hoặc giảm lượng nguyên liệu nhé! Nguyên liệu phần vỏ bánh 150gram bột mì đa dụng 30gram đường 35gram bơ nhạt 1 lòng đỏ trứng vịt 40-50gram sữa tươi không đường Nguyên liệu phần bột ruột 65gram bơ nhạt 135gram bột mì đa dụng Nguyên liệu phần nhân 150gram sữa tươi 100gram bột gạo nếp 15gram dầu ăn 20gram mạch nha Nhân đậu xanh đã sên Dụng cụ cần thiết để làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân mochi ruốc Các bước nhào bột Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu phần vỏ bánh lại với nhau, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút. Phần bột làm vỏ bánh (ảnh: Facebook Trần Thắm) Bước ...

Bánh trung thu đã là món bánh truyền thống trong mỗi mùa Trung Thu với mọi nhà. Nếu nhàm chán với bánh trung thu truyền thống thì hãy cùng BlogAnChoi học cách làm bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào ngon như ly trà đào nhé ! Nội dung chính Bánh trung thu dẻo lạnh là gì? Bánh trung thu dẻo lạnh được gọi rất nhiều tên gọi như bánh dẻo tuyết, bánh trung thu da tuyết… Loại bánh xuất xứ từ Hồng Kông này có điểm đặc trưng và khác biệt hơn so với bánh trung thu truyền thống nhờ vào lớp vỏ nếp và được giữ đông lạnh, hương vị đặc biệt, ít chất béo và sử dụng rất ít hay có thể không sử dụng dầu ăn nên rất được cộng đồng ưa chuộng. Bánh trung thu dẻo lạnh dễ dàng biến tấu ra những màu sắc, hương vị khác nhau nên rất được cộng đồng ưa chuộng (nguồn: Internet) Bánh trung thu dẻo lạnh có công thức có thể thay đổi linh hoạt và biến tấu dễ dàng ra những màu sắc, hương vị khác nhau cũng như phần nhân có thể tùy biến vào sự sáng tạo của người làm bánh để cho ra các hương vị mới mẻ, bớt ngọt hơn lại hòa tan trong cái man mát vẫn còn vương lại sau khi lấy khỏi tủ lạnh, được mọi người hiện nay rất yêu thích và thưởng thức. Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào Nghe tên bánh bạn cũng có thể biết được các thành phần như bột mì, bột gạo, đường… cung cấp một lượng chất béo và tinh bột vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, trong món bánh này có chứa 2 thành phần đặc biệt là trà đen vào đào. Trà đen và quả đào được xem là một sự kết hợp tuyệt vời bởi hương vị thanh ngọt và chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào thơm ngon lạ miệng và có giá trị dinh dưỡng cao (nguồn: Lam Mau TV) Trà đen có giá trị dinh dưỡng cao giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa thiệt hại trong cả máu và tại thành động mạch, hỗ trợ tiêu hóa, có lợi cho hệ thống miễn dịch, giảm nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa cho da. Đào có những tác dụng tuyệt vời như tránh được táo bón và điều chỉnh nhu động ruột, ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho mắt và ngăn ngừa ung thư. Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi làm bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào Nguyên liệu Với lượng nguyên liệu trong công thức , bạn có thể làm ra được 4 chiếc bánh trung thu dẻo lạnh vị trà đào. Bạn có thể gia giảm số lượng nguyên liệu để phù hợp với nhu cầu của mình nhé. Lớp vỏ 20g bột nếp ...

Vào mỗi dịp rằm tháng 8, bánh trung thu lại là món quà quen thuộc và ý nghĩa dành tặng những người thân yêu. Bạn cũng có thể tự làm bánh trung thu tại nhà vừa ngon vừa rẻ để chiêu đãi gia đình và bạn bè. Ngoài bánh dẻo, bánh nướng truyền thống thì hôm nay BlogAnChoi sẽ hướng dẫn cách làm bánh trung thu rau câu nhân flan mới lạ, bắt mắt lại có hương vị thơm ngon không kém đâu nhé! Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu rau câu nhân flan Món bánh trung thu này không chỉ ngon miệng, đẹp mắt mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong đó, bột rau câu giòn không chỉ là nguyên liệu phổ biển để làm thành các món mát lạnh giúp giải nhiệt ngày hè, mà còn chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, phospho,…có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngừa táo bón, thải độc, giảm hàm lượng cholesterol,… Bánh trung thu rau câu nhân flan vừa ngon vừa đẹp lại giàu dinh dưỡng (Nguồn: Góc Bếp Nhỏ) Còn nhân bánh flan được làm từ hai nguyên liệu chính giàu dưỡng chất đó là trứng gà và sữa. Như vậy, sẽ cung cấp hàm lượng các chất đạm, acid amin, vitamin và chất béo cần thiết cho cơ thể. Đồng thời có công dụng tăng cường sức khỏe, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm căng thẳng,… Nguyên liệu để làm bánh trung thu rau câu nhân flan Với số lượng nguyên liệu này sẽ rất thích hợp cho 3 – 4 người thưởng thức bánh trung thu rau câu. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh số lượng cho phù hợp với số thành viên trong gia đình nhé! Phần rau câu Bột rau câu giòn agar: 1 gói 25g (Bạn có thể đặt mua bột rau câu tại đây) Sữa đặc: 100g Đường: 300g Nước cốt dừa: 100ml (Bạn có thể đặt mua nước cốt dừa tại đây) Nước lọc: 1,5 lít Nước cốt lá dứa, chanh dây và thanh long đỏ để tạo màu Có thể sử dụng các màu thực phẩm khác tùy thích (Bạn có thể đặt mua màu thực phẩm tại đây) Phần nhân bánh flan Trứng gà: 4 quả Sữa tươi: 100ml Sữa đặc: 150g Đường: 30g Nước sôi: 200ml Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu nhân flan (Nguồn: Internet) Dụng cụ cần thiết cho bánh trung thu rau câu nhân flan Khuôn làm bánh trung thu rau câu (Bạn có thể mua khuôn bánh trung thu tại đây) Cách làm bánh trung thu rau câu nhân flan Bước 1: Cho vào nồi 30g đường, 30ml nước lọc rồi bắc lên bếp đun đến khi sôi đều và sệt lại thì cho phần nước đường vào khuôn làm bánh flan và để nguội. Nấu nước đường cho ...

Trung thu thì không thể thiếu bánh trung thu mà mùa dịch thế này thì hãy cùng BlogAnChoi thử ngay công thức làm bánh trung thu từ bánh mì sandwich cực đơn giản tại nhà nhé! Bánh trung thu từ bánh mì: Tưởng không thể mà có thể Bánh trung thu là một món không thể thiếu mỗi dịp Tết đoàn viên. Những ngày chưa dịch, bánh trung thu có đủ loại, đủ nhân, đủ màu sắc và có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều tiệm bánh. Thế nhưng những ngày ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, đôi khi muốn thưởng thức một chiếc bánh trung thu cũng là điều vô cùng xa xỉ. Đừng lo, BlogAnChoi sẽ mách bạn công thức làm bánh trung thu từ bánh mì sandwich cực dễ và nguyên liệu cực đơn giản, phù hợp tình hình khó khăn, khan hiếm mùa dịch nhé! Bánh trung thu nhân phô mai tan chảy. (Ảnh: Internet) Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trung thu từ bánh mì Nguyên liệu làm bánh trung thu Nguyên liệu làm bánh trung thu từ bánh mì. (Ảnh: Internet) Bánh mì sandwich: 04 lát Đường: 02 muỗng canh Bột ca cao: 02 muỗng canh Sữa tươi: 5 ml Trứng muối: 02 cái (chỉ lấy lòng đỏ) Phô mai: 01 hộp Phần nguyên liệu này đủ để làm 04 cái bánh trung thu (loại 100 gam/cái) nên tùy theo nguyên liệu có sẵn, bạn có thể cân đối cho phù hợp nhé! Dụng cụ làm bánh trung thu Khuôn làm bánh trung thu. Bạn có thể đặt mua khuôn làm bánh trung thu trên Shopee tại đây. Giấy nến. Bạn có thể đặt mua giấy nến trên Shopee tại đây. Các bước sơ chế khi làm bánh trung thu từ bánh mì Nếu bạn sử dụng nhân trứng muối thì cần sơ chế trứng muối bằng cách tách lấy lòng đỏ đem ngâm trong rượu hoặc giấm cho bớt tanh. Sau đó quét chút dầu mè cho thơm (nếu không có dầu mè bạn có thể bỏ qua bước này) rồi đem nướng ở 150ºC trong 10 phút cho nhân chín đều. Các bước làm bánh trung thu từ bánh mì Bánh sandwich cắt hoặc xé vụn thành các mẫu nhỏ rồi cho vào cối xay sinh tố cùng với đường, bột ca cao, sữa tươi theo tỉ lệ như trên và xay nhuyễn trong 5 – 7 phút. Nếu hỗn hợp thu được hơi nhão thì bạn có thể cho thêm một ít bột mì vào trộn đều. Cắt nhỏ hoặc xé vụn bánh mì trước khi cho vào cối xay nhuyễn. (Ảnh: BlogAnChoi) Chia hỗn hợp thành 04 phần bằng nhau và vo thành viên tròn sau đó cán dẹt và cho nhân phô mai hoặc nhân trứng muối lại rồi bọc kín nhân. Cho bánh vào khuôn và nhấn giữ trong khoảng 1 phút để tạo hình bánh. Sau đó, nhẹ nhàng rút khuôn ra và làm ...

Hằng năm Tết Trung thu các bạn thường làm gì? Trung thu năm nay dù các bạn có thể ở nhà hay chưa thể về đoàn tụ với gia đình thì BlogAnChoi hy vọng 3 công thức làm bánh trung thu tại nhà trong mùa dịch Covid-19 sẽ giúp các bạn có một ngày Tết Đoàn viên trọn vẹn hơn nhé! 1. Làm bánh trung thu từ bánh Oreo Bánh trung thu cùng bánh oreo không cần lò nướng (Ảnh: Internet) Nguyên liệu làm bánh trung thu từ bánh Oreo Bánh Oreo: 548 g (tương đương 4 cây bánh), tùy vào sáng tạo của mình các bạn có thể chọn bánh oreo truyền thống hay các mùi vị oreo khác mà mình yêu thích nhé. Bơ lạt: 40 g Khuôn in bánh Cách chế biến bánh trung thu từ bánh Oreo Bước 1: Tách phần bánh Oreo. Tách vỏ bánh và phần kem bánh ra làm 2 tô riêng. Vo tròn nhân kem thành 2 viên, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 15 phút. Bước 2: Trộn vỏ bánh trung thu oreo Cho vỏ bánh vào máy xay sinh tố, xay cho thật nhuyễn mịn. Tiếp theo dùng hãy đun chảy 40g bơ lạt, sau đó cho từ từ vào phần bột vỏ bánh theo từ ít một. Dùng tay trộn đều đến khi bột kết dính, vo thành viên vừa ăn. Bước 3: Tạo hình bánh Cho một ít bột vỏ bánh vào khuôn- tầm ½ khuôn, đặt viên nhân vo khi nãy vào giữa phần vỏ bánh. Các bạn có thể rồi thêm 1 lớp bột vỏ bánh lên trên. Sau đó, dùng tay ấn thật chặt khuôn để tạo hình mình mong muốn nhé. Bạn có thể tham khảo lựa chọn một số khuôn bánh tại đây. Để bánh vào tủ lạnh khoảng 10 phút là có thể dùng được rồi nhé! Bước 4: Thành phẩm bánh trung thu từ bánh Oreo sẽ có lớp vỏ đắng nhẹ của bánh oreo, chút béo của bơ lạc, vị ngọt béo của nhân bánh. Đây chắc chắn sẽ là chiếc bánh trung thu vừa có chút truyền thống về hình dáng nhưng lại mang hương vị hiện đại. Món bánh này sẽ giúp bạn chinh phục được mọi vị giác từ ông bà, cha mẹ và cả trè em. Xem thêm cách làm bánh trung thu Oreo trong video sau: 2. Bánh trung thu khoai lang nhân thơm (dứa) Bánh trung thu khoai lang nhân thơm (Ảnh: Internet) Nguyên liệu làm bánh trung thu khoai lang Khoai lang: 5 củ Thơm (dứa): 1 Trái Đường: 2 muỗng Khuôn in bánh Cọ quét bánh Cách chế biến Bánh trung thu khoai lang nhân thơm Bước 1: Khoai lang gọt vỏ thái thành miếng vừa, đem rửa sạch. Sau đó mang hấp cách thủy đế khi chín Bước 2: Cho 1 muỗng đường vào tán đến khi khoai nhuyễn, nhớ là tán khi khoai còn nóng Bước 3: ...

Với danh sách 20 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội sôi động và được nhiều người yêu thích hiện nay dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình những điểm đến tuyệt nhất cùng “người ấy” hay hội bạn vui chơi thả ga. Danh mục nội dung 1 Top 20 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội 1.1 Địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội – quận Hoàn Kiếm 1.1.1 Phố Hàng Mã 1.1.2 Phố đi bộ Hồ Gươm 1.1.3 Phố bích họa Phùng Hưng 1.2 Đi chơi tết thiếu nhi ở Hà Nội – quận Ba Đình 1.2.1 Công viên Thủ Lệ 1.2.2 Công viên Lenin 1.2.3 Trung tâm thương mại Lotte Mart 1.2.4 Hoàng Thành Thăng Long 1.2.5 Văn miếu Quốc Tử Giám 1.3 Vui chơi tết thiếu nhi tại Hà Nội – quận Hai Bà Trưng 1.3.1 Cung văn hóa Hữu Nghị Việt Xô 1.3.2 Công viên nước Hồ Tây 1.3.3 Công viên Nghĩa Đô 1.3.4 Công viên Thống Nhất 1.3.5 Bảo tàng Dân Tộc Học 1.4 Địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội – quận Thanh Xuân 1.4.1 Bảo tàng Hà Nội 1.4.2 Trung tâm thương mại Royal City 1.4.3 Sân vận động Mỹ Đình 1.5 Chơi trung thu ở ở Hà Nội – quận Hà Đông 1.5.1 Làng lụa Vạn Phúc 1.6 Địa điểm đi chơi trung thu ở quận Hoàng Mai, Hà Nội 1.6.1 Times City 1.7 Bài viết liên quan Top 20 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội Trung thu nên đi đâu chơi ở Hà Nội? Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn được đúng địa điểm vui chơi gần và không phải di chuyển xa, blogyeuphuot xin gợi danh sách các địa điểm theo từng quận như sau: Địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội – quận Hoàn Kiếm Nếu bạn đang lựa chọn cho mình những địa điểm đi chơi tết trung thu ở Hà Nội thuộc khu vực quận Hoàn Kiếm thì hãy cùng tham khảo gợi ý sau: Phố Hàng Mã Phố Hàng Mã là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhì vào dịp tết trung thu được nhiều bạn trẻ yêu thích khi đi dạo, chụp hình và mua sắm. Đến với phố Hàng Mã vào những ngày tết thiếu nhi bạn sẽ choáng ngợp với những chiếc đèn lồng với đủ màu sắc, các loại đồ chơi từ truyền thống như đèn ông sao, đèn lồng cho tới đồ chơi hiện đại như nón, mũ, bợp tóc trang trí ngộ nghĩnh và lung linh sắc màu. Đến với phố hàng Mã bạn có thể mua sắm và check-in siêu đẹp. Phố Hàng Mã là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhì vào dịp tết trung thu Phố đi bộ Hồ Gươm Phố đi bộ Hồ Gươm là địa điểm thu hút giới trẻ vào dịp trung thu với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, cùng những chương trình ...

Cùng list lại ngay danh sách 10 địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn nổi tiếng và được giới trẻ yêu thích dưới đây để dễ dàng lựa chọn được cho mình những điểm đến vui nhộn và thỏa sức vui chơi, check-in sống ảo. Danh mục nội dung 1 10 địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn 1.1 Phố đi bộ Nguyễn Huệ 1.2 Công viên Lê Thị Riêng 1.3 AEON mall Tân Phú, Bình Tân 1.4 Đầm Sen, suối Tiên 1.5 Nhà thiếu nhi TP.HCM 1.6 Phố lồng đèn Lương Nhữ Học 1.7 Công viên Thỏ Trắng 1.8 Cầu Ánh Sao, Hồ Bán Nguyệt 1.9 Khu du lịch Bình Quới 1.10 Những quán cafe lý tưởng ngắm trăng 1.11 Bài viết liên quan 10 địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn Phố đi bộ Nguyễn Huệ Đường Nguyễn Huệ là một đường phố trung tâm tại Quận 1  Phố đi bộ Nguyễn Huệ là địa điểm đi dạo, vui chơi quen thuộc của giới trẻ Sài Thành vào buổi tối, các dịp lễ hội và đặc biệt là dịp Trung thu. Tọa lạc ở khu vực trung tâm, phố đi bộ Nguyễn Huệ là nơi diễn ra những sự kiện và hoạt động náo nhiệt, nhiều khu vui chơi và sống ảo đẹp. Đến với địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn này bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm chiếc đèn lồng đủ sắc màu tạo nên không gian rực rỡ đủ các loại sắc màu. Bên cạnh đó, bạn còn được hòa mình cùng không khí náo nhiệt tại phố đi bộ cùng nhiều tiết mục ca hát và vui chơi hấp dẫn. Phố đi bộ Nguyễn Huệ Công viên Lê Thị Riêng Địa chỉ: Số 875 Cách Mạng Tháng 8, Quận 10 Trung thu đi chơi ở đâu Sài Gòn vui nhất? Đến với công viên Lê Thị Riêng vào dịp trung thu bạn sẽ được tham dự lễ thả đen hoa đăng ý nghĩa, biểu tượng cho sự may mắn và lời chúc bình an cho gia đình và người thân. Công viên Lê Thị Riêng vào dịp trung thu thu hút đông đảo du khách, các em nhỏ và cặp đôi hẹn hò check-in sống ảo tuyệt đẹp. Công viên Lê Thị Riêng AEON mall Tân Phú, Bình Tân Địa chỉ: Aeon Celadon Tân Phú, 1, 30 Bờ Bao Tân Thắng, Tân Phú Địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn 2022, bên cạnh những con phố tấp nập và hiện đại thì các trung tâm thương mại cũng là điểm đến hấp dẫn vào dịp trung thu. Trong đó, phải kể tới AEON mall Tân Phú, Bình Tân vào những ngày giáp trung thu được trang trí nhiều đèn lồng, với những họa tiết đẹp, cùng cơ sở hạ tầng hiện đại và những tiết mục, sự kiện đặc sắc trong ngày trăng rằm. AEON mall Tân Phú, Bình Tân Đầm Sen, suối Tiên Công viên Đầm Sen: ...

Mùa thu là thời điểm bắt đầu cao điểm lễ hội ở Châu Á, đặc biệt là tại “đảo quốc sư tử” Singapore. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “đi đâu, ăn gì, chơi gì?” khi du lịch Singapore tự túc vào tháng 9 và tháng 10. Tưng Bừng Đón Tết Trung Thu Ở Chinatown Tết Trung Thu là lễ hội truyền thống của cộng đồng người Hoa; do đó, khá dễ hiểu khi Chinatown (Phố Người Hoa) luôn là địa điểm sôi động nhất vào dịp này. Không khí đón chào Trung Thu ở Chinatown bắt đầu từ cuối tháng 8 và kéo dài đến hết tháng 9. Vi vu đến Singapore vào thời điểm này, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật độc đáo cũng như chiêm ngưỡng những con đường đèn lồng rực rỡ. Địa chỉ: Smith Street, Singapore Thời gian: từ 24/08 đến 22/09/2019 Các hoạt động nổi bật: Nghi thức thắp đèn (Street Light Up) & đón Tết Trung Thu (31/08): Ở Singapore, người ta hiểu rằng tết đoàn viên đã đến khi các khu phố đồng loạt toả ra ánh sáng đèn lồng ấm áp. Những màn biểu diễn âm nhạc, vũ đạo truyền thống và múa lân sư rồng làm nên một diện mạo hoàn toàn mới cho đất nước Singapore hiện đại. Hãy ở lại đến cuối chương trình để thưởng thức tiết mục pháo hoa ngoạn mục nhé! Mass Lantern Walk (08/09): Tận hưởng không khí lễ hội có khi chỉ đơn giản là thong thả tản bộ qua con đường được trang trí bằng đèn lồng cùng nhiều vật dụng lấp lánh, nhìn ngắm sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại ở Chinatown. Nightly Stage Shows (từ 31/08 đến 13/09): Nightly Stage Shows là chương trình ca múa nhạc dân gian diễn ra hằng đêm, kéo dài khoảng 30 phút, bao gồm tiết mục trình diễn nhạc cụ truyền thống, tái hiện các vở kịch Hoa Ngữ kinh điển qua hoạt hình cũng như múa lân sư rồng. Hội chợ (từ 24/08 đến 22/09): Dọc quanh các con đường diễn ra lễ hội là hơn 200 quầy bán hàng, mang đến đa dạng lựa chọn mua sắm cho du khách, từ bánh, trái cây, quà vặt, trà tươi đến đồ thủ công. Để chuyến tham quan Chinatown, Singapore thêm phần hoàn hảo, bạn có thể đặt trước tour tham quan Để vi vu Chinatown, Singapore mùa thu thuận tiện nhất, bạn hãy đặt trước tour tham quan Chinatown trong 2 giờ haytour đi bộ tham quan & ăn uống tại Chinatown của Klook nhé! Tìm Hiểu Văn Hoá Của Người Singapore Gốc Hoa Ở SCCC Như thường lệ, SCCC (viết tắt của Singapore Chinese Cultural Center – Trung Tâm Văn Hoá Trung Hoa Ở Singapore) sẽ tổ chức sự kiện “Mid-Autumn Yeah!” nhân dịp đón Tết Trung Thu. Nếu trải nghiệm ở Chinatown vẫn là chưa đủ thì ...

Chuseok (Tết Trung Thu) là một trong những ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc và được tổ chức theo lịch âm (trùng cuối tuần với Lễ hội Trung thu Trung Quốc). Lễ này với người Hàn tương đương với Lễ Tạ ơn mà chúng ta biết và kéo dài trong ba ngày. Thông thường, trong dịp lễ này, người Hàn Quốc có truyền thống trở về quê hương để dành thời gian với gia đình, ăn uống no nê và tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Bạn có bao giờ ghé thăm Seoul vào ngày Tết Trung Thu chưa? (từ 25 – 28/09 đấy). Có thể sẽ có chút thất vọng khi bạn phát hiện ra nhiều cửa hàng, nhà hàng và điểm tham quan treo biển “đóng cửa” vào thời gian này. Tuy nhiên đừng bao giờ lo lắng ở một thành phố lớn như Seoul nhé vì vẫn còn rất nhiều thứ để bạn làm đấy! Hãy cùng xem Klook có những đề xuất gì cho bạn để thay cho những nơi bị đóng cửa đó nhé! Bạn đã từng ghé thăm khu DMZ (Phi Quân Sự) chưa? Nguồn ảnh: , Adbar Thật không may là những tour DMZ không được áp dụng vào những ngày lễ – nhưng bạn vẫn có được cái nhìn sâu sắc về Chiến Tranh Triều Tiên ở Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Triều Tiên, có mở cửa vào ngày lễ. Tại bảo tàng này, bạn sẽ được đưa đi qua cuộc chiến giữa bắc và nam cùng những sự kiện từ lúc bắt đầu cho đến nay. Dọc đường đi, hãy ghé vào những triển lãm tương tác sẽ giúp bạn hiểu về cuộc sống của những con người đã trải qua cuộc chiến. Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Triều Tiên (The Korean War Memorial) Địa chỉ: 29 Itaewon-ro, Yongsan-gu, Seoul, Hàn Quốc Giờ mở cửa: 9:00 sáng – 6:00 tối Bạn đã từng mua sắm mỹ phẩm thả ga chưa? Nguồn ảnh: d’n’c Hầu hết các cửa hàng bách hóa sẽ đóng cửa trong thời gian Tết Trung Thu, điều này có nghĩa là bạn sẽ khó lòng mua được mỹ phẩm Hàn Quốc, tuy nhiên đừng nên vì thế mà nản lòng nhé! Hãy tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn bằng cách mua mỹ phẩm trên trang web Lotte Duty Free (eng.lottedfs.com). Giá cả thường rẻ hơn các cửa hàng trong thành phố và bạn còn có thể tận dụng một số coupon giảm giá nữa. Ngay cả khi có nhiều đợt bán giảm giá trong thành phố, nhiều cửa hàng hiện giờ lại giới hạn chỉ cho các khách hàng thành viên. Đến lúc rời đi, bạn chỉ cần đến quầy tiếp tân của Lotte Duty Free và nhận tất cả các món hàng của bạn là ổn rồi. Bạn có định đi đâu đó ở Hàn Quốc không? Nguồn ảnh: Doo Ho Kim, Francesco Morello Vì tất cả mọi người đều rời khỏi thành phố về thăm gia ...

Tết Trung Thu (hay còn gọi là Tết Đoàn Viên) là một ngày lễ lớn, không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với nhiều người dân khác ở khu vực Châu Á. Vào dịp này, người dân các nước đều có những cách riêng để ăn mừng, mỗi đất nước đều có các sự kiện, hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc khác nhau. Vì vậy, sẽ thật thú vị nếu bạn có cơ hội mỗi năm đón Trung Thu ở một đất nước đấy!!!  Cùng theo chân Klook khám phá những nét đặc trưng của dịp tết trung thu ở các nước Châu Á bạn nha! Hành trang trước khi lên đường chu du khám phá Cảnh đẹp trên đường đi là vô kể, bạn chắc chắn sẽ muốn chia sẻ những khoảnh khắc cực đáng giá của mình cho người thân và bạn bè trên mạng xã hội. Vì vậy, để nỗi lo “mất mạng” tan biến, hãy đặt trước cho mình thẻ SIM hoặc thiết bị Wifi để giữ kết nối mọi lúc mọi nơi nhé!  1. Việt Nam Nguồn ảnh: Pinterest Tết Trung thu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Người dân thường bát phố vào đầu tháng 8 để lưu giữ lại kỉ niệm bên những chiếc lồng đèn đỏ rực. Ngày lễ này thường được coi là “tết đoàn viên”, “tết của thiếu nhi” nên người lớn thường mua tặng trẻ con những chiếc đèn lồng lấp lánh như đèn ông sao, đầu sư tử, đèn lồng,… cả  gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm gia đình, cùng với 2 món bánh đặc trưng là bánh dẻo và bánh nướng với nhiều hương vị khác nhau, có hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay sự viên mãn sung túc, cùng nhau theo dõi các chương trình văn nghệ, cùng thưởng thức trà bánh. Nguồn ảnh: Pinterest Nguồn ảnh: Thanh Soledas trên Unsplash Vào khoảng đầu tháng 8 âm lịch, đi dọc các con phố trong khu người Hoa ở Sài Gòn,  khu Hàng Mã ở Hà Nội hay ở phố cổ Hội An, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người trong trang phục áo dài thướt tha, chụp những bức ảnh tuyệt đẹp bên cạnh dàn lồng đèn đầy màu sắc. Vào buổi tối, các con phố được trang hoàng bởi ánh sáng của lồng đèn, rực sáng lung linh, đây chắc chắn là hình ảnh bạn không hề muốn bỏ lỡ chút nào. Nguồn ảnh: DUKE NG trên Pixabay 2. Đài Loan Tết Trung Thu của Đài Loan khá giống với Việt Nam, tuy nhiên, các năm gần đây, người Đài Loan thường tổ chức nướng thịt để ăn mừng Tết Đoàn Viên. Theo người dân Đài Loan thì việc nướng thịt trong Tết Trung Thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả gia ...

Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống lớn, độc đáo, được tổ chức rầm rộ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác như: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc. Mỗi đất nước đều có những hoạt động vui chơi gắn liền với nền văn hóa đặc sắc khác nhau. Klook vừa gom được top-các-hoạt-động-không-thể-bỏ-lỡ khi du lịch mùa Trung Thu đây. Cùng tìm hiểu rồi ghim lại và đi liền kẻo lỡ hen. ĐÀI LOAN Hình: pixabay Trong dịp Tết Trung thu, người Đài Loan nhất định phải cùng gia đình và dăm ba người bạn thân bên nhau ăn đồ nướng. Việc nướng thịt trong Tết Trung Thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả nhà quây quần bên bếp than hồng cùng nhau nướng và thưởng thức những miếng thịt tươi ngon. Nếu du lịch Đài Loan ngay ngày nghỉ lễ Trung Thu, bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội vui tươi, nhộn nhịp của người dân và đừng quên thưởng thức món “thịt nướng sum vầy” đặc biệt này nhé! ? Nhập ngay code CHUCUOI cho các điểm đến SINGAPORE, ĐÀI LOAN, THÁI LAN, NHẬT BẢN, HỒNG KÔNG: giảm ngay 150K cho các đơn hàng từ 1.000.000đ. SINGAPORE Ở Singapore, Tết Trung Thu là một trong những lễ hội Trung Hoa đáng yêu nhất, đây cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức món bánh trung thu ngọt ngào. Đối với du khách, khi đến Singapore mùa này sẽ được trải nghiệm những hoạt động văn hóa có-một-không-hai. Hình: pixabay Vào đêm Trung Thu, chú sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay -biểu tượng du lịch của Singapore – sẽ trở nên lung linh hơn bao giờ hết khi được chính quyền đổi màu. Ánh sáng đèn màu được chiếu từ mạn trái Merlion, tổng hòa tạo thành một chú sư tư biển mang dáng dấp và màu sắc sặc sỡ như chiếc lồng đèn trung thu. ? Nhập ngay code CHUCUOI cho các điểm đến SINGAPORE, ĐÀI LOAN, THÁI LAN, NHẬT BẢN, HỒNG KÔNG: giảm ngay 150K cho các đơn hàng từ 1.000.000đ. HỒNG KÔNG Hình: flickr Hình: flickr Điểm thu hút du khách đến với Hongkong mùa Trung Thu là cuộc diễu hành của rồng lửa Tai Hang. Rồng Tai Hang dài 67m, làm từ rơm và bao phủ bởi hàng chục nghìn que hương được đốt cháy. Múa rồng lửa Tai Hang tạo ra cảnh tượng khói lửa vô cùng đặc sắc. Cuộc diễu hành này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Hong Kong, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi tham gia. Cùng với điệu múa rồng truyền thống sôi động, đêm Trung Thu ở Hong Kong cũng chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc và kích cỡ.  Tất cả hòa ...

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống lớn, độc đáo và thường niên, được tổ chức rầm rộ ở một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Mỗi đất nước lại có một màu sắc độc đáo riêng không lẫn vào đâu được, từ các con hẻm đến các thành phố lớn đều được trang hoàng mang âm hưởng mùa trung thu. Cùng theo chân Klook khám phá những vùng đất mang nét trung thu đặc trưng riêng của 6 quốc gia: Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản. 1-HÀN QUỐC: LÀNG HANOK NÚI NAMSAN Vào những ngày Tết Chuseok (Tết Trung Thu), làng Hanok núi Namsan luôn tổ chức các chương trình biểu diễn văn hóa truyền thống và tổ chức các trò chơi dân gian miễn phí cho du khách. Ảnh: @mattiafoches Ngôi làng là một không gian hoàn hảo ngập tràn dấu ấn lịch sử của Hàn Quốc, nó nằm giữa cung điện Gyeongbok, cung điện Changdeok và miếu thờ Thần Jongmyo với nhiều con hẻm và ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn.  Làng cổ Bukchon Hanok được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Seoul. Đây cũng là nơi tuyệt vời đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa của thủ đô Hàn Quốc. Đến đây các Klooker có thể dạo bộ trên những con phố hẹp, chiêm ngưỡng những nét đẹp kiến trúc từ nhiều thế kỷ trước và sau đó tranh thủ chụp vài bô hình “so deep” luôn.   2-HỒNG KÔNG : CÔNG VIÊN VICTORIA Ở CAUSEWAY BAY Như mọi năm, Hồng Kông chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc, kích cỡ; sôi động với những điệu múa rồng truyền thống và ngọt ngào trong hương vị bánh Trung Thu. Tất cả hòa quyện tạo nên nét quyến rũ đặc biệt của thành phố cảng mỗi dịp đón Tết đoàn viên. Công viên Victoria mang sự hiện đại cùng nét cổ kính với những chiếc lồng đèn to chưa từng thấy được trưng bày.     3-NHẬT BẢN: LỄ HỘI MÙA THU Ở TAKAYAMA Ảnh: dulichcongvu Takayama là một trong ba lễ hội được xem di sản văn hóa dân tộc quan trọng nhất ở Nhật Bản được tổ chức tại thị trấn cổ Takayama thuộc tỉnh Gifu. Rất đông du khách đến lễ hội để chiêm ngưỡng những chiếc kiệu rước đầy sắc màu rực rỡ. Mặc dù diễn ra trong tiết trời thu se lạnh nhưng bầu không khí lễ hội Takayama tại đền Hachiman rất nóng, nhất là khi 12 chiếc kiệu rước đầy màu sắc, trang trí nhiều karakuri ningyo – búp bê máy có thể di chuyển và nhảy múa – diễu hành qua các con phố cổ.  Đoàn rước diễu hành quanh thị trấn thường bắt đầu từ 9h và kết thúc lúc 18h trong suốt hai ngày diễn ra lễ hội mùa thu ...

Trung thu là dịp mà các bé thỏa sức chơi đùa sau những giờ học căng thẳng. Để ngày lễ thêm phần thú vị, nhiều  chương trình đã được tổ chức nhằm mang tới cho các em sân chơi bổ ích nhất. Vậy hoạt động vui chơi Trung thu có gì thú vị? Cùng tìm hiểu trong bài viết duới đây. Rước đèn Trung thu Rước đèn là hoạt động vui chơi Trung thu phổ biến trong mỗi đêm hội Trăng rằm. Lễ hội thường được tổ chức bởi ban quản lý chung cư, chính quyền địa phương hoặc các cụm dân cư. Trong đó, một chiếc đèn ông sao lớn là vật dụng không thể thiếu. Nhiều địa phương còn tổ chức cuộc thi xem xóm nào làm đèn khéo nhất. Trong quá trình rước đèn, mỗi cá nhân thường mang theo đèn nhỏ tự chuẩn bị. Các hình thù đa dạng như đèn ông sao, đèn con cá, đèn thỏ làm không khí càng trở nên đa dạng, tưng bừng hơn cả. Học làm bánh Trung thu Bánh Trung thu là một món ăn cổ truyền được nhiều  bé vô cùng yêu thích. Món bánh không chỉ ngọt ngào mà ẩn chứa đằng sau biết bao tinh hoa văn hóa dân tộc. Hoạt động tự làm bánh Trung thu khích lệ bé tự lập hơn mà vun đắp tinh thần “uống  nước nhớ nguồn” trông trẻ. Từ các nguyên liệu sẵn có, các bé sẽ được thợ làm bánh hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn. So với bánh dẻo, bánh nướng có phần phức tạp hơn đòi hỏi bé phải thật tỉ mỉ. Đặc biệt, các chương trình đêm hội Trăng rằm thường tổ chức thi đua xem ai làm bánh đẹp ngon nhất với phần quà hấp dẫn. Nếu không, các bé sẽ được chia các nhóm nhỏ để xem nhóm nào làm nhanh, khéo tay nhất. Điều này làm thêm phần không khí phấn khởi, rộn rã. Khi kết thúc chương trình, thành phẩm của bé có thể chưa được như ý nhưng chiếc bánh tự tay làm ra sẽ khiến trẻ không khỏi háo hức. Và đừng quên nhắc bé dành tặng món quà ý nghĩa này cho ông bà và những người thân yêu nhé! Học làm đồ chơi Trung thu Ngày nay, đồ chơi Trung thu với muôn vàn mẫu mã được bày bán trên khắp các con đường, cửa tiệm. Điều này  vô tình khiến nhiều người vô tình quên đi hoạt động tự làm đồ chơi  đêm Rằm vào bao thời kỳ cấp. Ấy là khi mặt hàng đồ chơi nhựa đắt đỏ vẫn còn chưa xuất hiện. Do đó, phần lớn gia đình thường tự làm đồ chơi trẻ từ vật liệu có sẵn như bìa, giấy bồi, thanh tre,… Thế mà người ta vẫn tạo ra được các món đồ chơi dày dặn, bắt mắt với đủ hình thù. Nào là trống bỏi, đèn cù, đèn kéo quân. ...

Có nên đi Cù Lao Chàm vào dịp Trung Thu sắp tới? Cù Lao Chàm từ xưa đến nay nổi tiếng với khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng với đó là nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú. Vậy có nên đi đảo Cù Lao vào dịp Trung Thu sắp tới hay không? Và nên đi những địa điểm nào trên đảo? Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! MỤC LỤC 1 Có nên đi Cù Lao Chàm vào dịp Trung Thu không? 2 Những địa điểm du lịch Cù Lao Chàm vào dịp Trung Thu 2.1 Nhà bảo tàng biển Cù Lao Chàm 2.2 Tham quan giếng cổ Chămpa 2.3 Chùa Hải Tạng  2.4 Chợ Tân Hiệp  2.5 Miếu tổ nghề Yến – nơi thờ tự tổ nghề yến cùng các vị thần bảo hộ Có nên đi Cù Lao Chàm vào dịp Trung Thu không? Tết Trung Thu năm nay rơi vào khoảng cuối tháng 9, khi sự chuyển giao giữa mùa hè sang thu vừa mới bắt đầu. Vì vậy, đây được xem là thời điểm lí tưởng để kết thúc mùa hè một cách hoàn hảo nhất. Vào khoảng thời gian này thời tiết sẽ mát dịu không có cái nẵng gắt như mùa hè. Tuy nhiên vào thời điểm này cũng xuất hiện những cơn mưa nhẹ sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn. Vì thế nếu bạn đi vào thời gian này thì nên xem thời tiết trước khi đi nhé. Đi du lịch Cù Lao Chàm vào dịp trung thu bạn nên xem trước thời tiết nhé Những địa điểm du lịch Cù Lao Chàm vào dịp Trung Thu Nhà bảo tàng biển Cù Lao Chàm Đây chính là điểm đến thứ nhất lúc thuyền vừa cập chỗ đậu tàu cù lao. Nơi này bày trí rất nhiều các sinh vật, đặc sản biển giá trị cao mà nhiều khả năng lần đầu bạn thấy chúng. Bên cạnh đó, bạn còn được tìm hiểu, tìm hiểu về lịch sử , các văn hóa, ngày hội cổ truyền của ngư dân trên đảo. Nhờ vậy, bạn có khả năng thấu suốt và theo được tổng quát hơn tất cả hình ảnh của hòn đảo ưa nhìn này. Tham quan giếng cổ Chămpa Giếng cổ chămpa hay còn được xem là với mệnh danh giếng xóm ngăn chặn, có niên đại lên tới 200 năm. Giếng nằm ở ngã 3 của cung đường bê tông dẫn vào xóm ngăn chặn, đây còn thực sự là nguyên nhân tại sao nó lại mang tên như thế. Giếng cổ chăm cách địa điểm tiền sa huỳnh bãi ông 500m về phía đông bắc,cách địa điểm khảo cổ bãi ông 300m về hướng tây nam. Tham quan giếng cổ Champa chúng ta sẽ nghe được rất nhiều câu chuyện cổ tích Giếng với thiết kế hình ống tròn,thành giếng cũng hình tròn,nền giếng được xây dựng theo dạng hình vuông, mỗi góc ...

Bánh Trung thu là món quà không thể thiếu trong ngày Tết Đoàn viên, việc tìm chọn các nhà cung cấp bánh trung thu cao cấp, chính hãng để làm quà tặng bạn bè, đối tác là vấn đề vô cùng nan giải. Sau đây Foodi.com.vn tổng hợp chia sẻ Top 10 địa chỉ bán Bánh Trung thu chính hãng để bạn tham khảo. Đại lý Bánh Trung thu Chính hãng SANGIA VN Với nhiều chính sách cùng chương trình khuyến mãi tốt trong dịp Lễ Trung thu 2020, SANGIA VN mang đến cho Khách hàng những dòng Bánh Trung thu chính hãng và Cao cấp nhất đến từ các nhãn hiệu lớn: Kinh Đô, Như Lan, Lafeva, Givral, Brodard, Đại Phát,… Nếu bạn đang tìm nhà cung cấp các dòng Bánh Trung thu có chiết khấu cao thì SANGIA VN là địa điểm tuyệt vời cho bạn lựa chọn. Hiện tại, SANGIA VN đang có chương trình “Mua bánh trung thu – Tặng bộ ấm trà Minh Long mạ vàng” cùng nhiều mức ưu đãi khác cho các khách hàng liên hệ sớm. Xem ngay Bảng giá bánh Trung thu 2020 Thông tin liên hệ Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo) Email: [email protected] Website: https://www.sangia.vn Đại lý Bánh Trung thu – Trung thu Việt Trung thu Việt là đại lý chuyên cung cấp Bánh Trung thu chính hiệu với giá cạnh tranh tại TP.HCM, Bình Dương, Long An và các tỉnh lân cận. Với mức chiết khấu tốt, giao hàng tận nơi, có xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu, đảm bảo an toàn về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Trung Thu Việt chuyên cung cấp các dòng sản phẩm từ các thương hiệu lớn như Kinh Đô, Như Lan, Givral, Đồng Khánh. Thông tin liên hệ Văn phòng: số 10 Tôn Thất Thuyết, Phường 18, Quận 4, Tp.HCM. Điện thoại:  0908 640 639 (Zalo) – 0346 357 368 Nhà phân phối Bánh Trung thu MIENTAYZONE MIENTAYZONE cùng với các dòng sản phẩm phong phú của mình sẽ trở thành bạn đường đáng tin cậy, thay cho những tính cảm tri ân, sự kính trọng đến với người thân, gia đình, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh của bạn. Cùng với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo và các chính sách ưu đãi và mức chiết khấu hấp dẫn sẽ làm hài lòng tất cả những vị khách khó tính nhất. Thông tin liên hệ Địa chỉ: 2 Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh Điện thoại:  0946.775.859( Ms.Trúc) / 0823.6666.24 (Ms.Linh) / 0856.5555.38( Ms.Trúc) / 0901.055.599 (Ms.Trâm) Bánh Trung thu cao cấp Sông Đáy MoonCake Sông Đáy là nhà cung cấp bánh Trung thu chất lượng với 12 năm kinh nghiệm, đảm bảo chính hãng và an toàn cho người tiêu dùng. Sông Đáy MoonCake phân phối bánh với chiết khấu cao cho các ...

Rằm tháng tám âm lịch năm nay, bạn có thể cùng người thân, bạn bè và người thương khám phá những địa điểm chơi trung thu ở Sài Gòn hot nhất được giới thiệu trong bài viết này. 

Những con đường ngập sắc đỏ lồng đèn muôn hình muôn dạng, những khúc nhạc vui tươi được bật suốt ngày đêm, tiếng trống múa lân rộn rã khắp mọi nẻo đường…  tất cả đều đã sẵn sàng chào đón bạn đến với mùa trung thu năm 2020. Dưới đây là những điểm vui chơi trung thu ở Đà Nẵng mà bạn có thể đến check-in thỏa sức nếu đang có chuyến du lịch đến thành phố bên sông Hàn. 

Những ngày sát rằm tháng tám, người người nhà nhà lại nô nức sắm sửa đèn hoa, hào hứng chuẩn bị phá cỗ Tết Trung Thu. Đặc biệt, dịp này không thể thiếu những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn trên bàn thờ - thứ ẩm thực làm nên nét đặc sắc cho ngày Tết Đoàn Viên. Chúng ta ăn bánh trung thu hàng năm, thế nhưng bạn có biết nguồn gốc bánh trung thu thực sự?

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Trung Quốc. Người Trung Hoa cũng hào hứng đón Tết Đoàn Viên với đèn hoa rực rỡ, với thức bánh trung thu tròn vị. Ở đất nước hình chữ S thân yêu, chúng ta có thể dễ dàng kể tên một vài cái tên vàng trong làng bánh trung thu ngon, thế nhưng bạn có biết những loại bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ người anh em láng giềng?

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Trung Quốc. Người Trung Hoa cũng hào hứng đón Tết Đoàn Viên với đèn hoa rực rỡ, với thức bánh trung thu tròn vị. Ở đất nước hình chữ S thân yêu, chúng ta có thể dễ dàng kể tên một vài cái tên vàng trong làng bánh trung thu ngon, thế nhưng bạn có biết những loại bánh trung thu ngon khó cưỡng nổi danh xứ người anh em láng giềng?

Trung Thu Hà Nội đâu chỉ có phố Hàng Mã hay phố Phùng Hưng là địa điểm lý tưởng để cho ra đời những bộ ảnh đẹp. Bởi Hà Nội có rất nhiều quán cà phê décor cho dịp Trung Thu rất xuất sắc. Không làm bạn tò mò hơn nữa, ngay bây giờ chúng ta hãy điểm danh ngay các quán ngon Hà Nội có décor Trung Thu đẹp để “sống ảo” thôi.

Hội An là điểm đến “hot” thu hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ vì khi đến đây bạn cảm nhận được sự bình yên, nhẹ nhàng, nhịp sống như chậm lại mà Hội An còn khoác lên mình vẻ đẹp lung linh quyến rũ  du khách tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc  thưởng thức Đêm Trung Thu Hội An. Bạn sẽ được quay về tuổi thơ với đèn lồng, với đoàn múa lân, với những đoá hoa đăng rực rỡ giữa đêm Tết đoàn viên rộn ràng nhất.

Dù gần 1 tháng nữa mới đến Trung thu 2020 thế nhưng nhiều trung tâm thương mại đã trang trí đẹp lộng lẫy luôn rồi. Nhanh chân ghé liền Takashimaya, SC VivoCity, Estella Place để hốt ngay album Trung thu sớm cực deep thôi nào! 1. Takashimaya  Takashimaya là 1 trong những TTTM trang trí Trung Thu sớm nhất Sài Gòn được đông đảo các bạn trẻ diện đồ đến check-in mấy hôm nay. Năm nay Takashimaya trang trí theo chủ đề “Thỏ Ngọc trông trăng” với hình ảnh những chú thỏ trắng muốt cô cùng dễ thương được trang trí khắp trung tâm thương mại từ bên ngoài cho đến bên trong. Được biết, trong trăng luôn có hình tượng con thỏ bạch giã thuốc, cầu mong hưng thịnh, phúc lành. Hình ảnh Thỏ Ngọc luôn gắn liền với tín ngưỡng và văn hóa phương Đông vào mỗi Rằm Tháng tám. Ở một số nền văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, thỏ cung trăng lại gắn với hình tượng giã bánh gạo hoặc bánh mochi, thay vì thuốc trường sinh. Chính vì thế, trung thu năm nay Takashimaya lấy cảm hứng trang trí từ Thỏ Ngọc – người bạn nhỏ của chị Hằng trên cung trăng với mong muốn gửi những lời chúc an lành, ấm ấp đến mọi nhà trong mùa Tết đoàn viên. Bên cạnh đó còn có cả những trò chơi hình con cá chép cho các bé vui chơi nữa đó. Tranh thủ lúc này không gian chụp choẹt còn thoáng và vắng, tận dụng lúc này đi sống ảo là tuyệt nhất. Nhanh nhanh hẹn kèo phó nháy thôi nào! +++Địa chỉ: 2. TTTM Estella Place Khác với Takashimaya, TTTM Estella Place trang trí trung thu không gian ngập tràn cá chép, ông trăng, hoa sen và ánh đèn lung linh Cứ mỗi dịp tết Trung Thu, hình ảnh đèn cá chép trở nên quen thuộc với trẻ em và cả người lớn. Cá chép tượng trưng cho sức mạnh. Mặt trăng thể hiện sự hoàn thiện. Có lẽ Estella đã lấy cảm hứng từ hình ảnh biểu tượng đó để trang trí gửi gắm đến mọi người lời chúc, sự sung túc, hòa hợp, viên mãn trong cuộc sống mà ai cũng mong muốn. Ta nói nhìn những con cá chép và mặt trăng “siêu to khổng lồ” là mê ngay lập tức, tất cả đang chờ bạn đến  chụp ảnh hay “selfie” đấy. +++Địa chỉ: 88 Song Hành, phường An Phú, Quận 2, TP.HCM. 3. SC VivoCity “Tết trung thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường…” Tết trung thu thì không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng được rồi. Có lẽ trong ký ức của nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x đời đầu, Trung thu thường gắn với hình ảnh rước đèn ông sao, đèn kéo quân hay sum vầy bên mâm cỗ trông trăng. Dường như những năm gần đây, xu hướng ...

Dù gần 1 tháng nữa mới đến Trung thu 2020 thế nhưng nhiều trung tâm thương mại đã trang trí đẹp lộng lẫy luôn rồi. Nhanh chân ghé liền Takashimaya, SC VivoCity, Estella Place để hốt ngay album Trung thu sớm cực deep thôi nào! 1. TTTM Estella Place Estella Place là 1 trong những TTTM trang trí Trung Thu sớm nhất Sài Gòn với không gian ngập tràn cá chép, ông trăng, hoa sen và ánh đèn lung linh được đông đảo các bạn trẻ diện đồ đến check-in mấy hôm nay. Ảnh:Estella Place Ảnh:Vũ Thị Thùy Linh Cứ mỗi dịp tết Trung Thu, hình ảnh đèn cá chép trở nên quen thuộc với trẻ em và cả người lớn. Cá chép tượng trưng cho sức mạnh. Mặt trăng thể hiện sự hoàn thiện. Ảnh:luy.minh Có lẽ Estella đã lấy cảm hứng từ hình ảnh biểu tượng đó để trang trí gửi gắm đến mọi người lời chúc, sự sung túc, hòa hợp, viên mãn trong cuộc sống mà ai cũng mong muốn. Ta nói nhìn những con cá chép và mặt trăng “siêu to khổng lồ” là mê ngay lập tức, tất cả đang chờ bạn đến  chụp ảnh hay “selfie” đấy. Ảnh:Win Dang Ảnh:Win Dang +++Địa chỉ: 88 Song Hành, phường An Phú, Quận 2, TP.HCM. 2. Takashimaya  Khác với Estella, TTTM TakashimayaTakashimaya năm nay trang trí Trung Thu theo chủ đề “Thỏ Ngọc trông trăng” với hình ảnh những chú thỏ trắng muốt cô cùng dễ thương được trang trí khắp trung tâm thương mại từ bên ngoài cho đến bên trong. Ảnh:kristentran1612 Ảnh:duytan.phamm Ảnh:tieukhanh.02 Được biết, trong trăng luôn có hình tượng con thỏ bạch giã thuốc, cầu mong hưng thịnh, phúc lành. Hình ảnh Thỏ Ngọc luôn gắn liền với tín ngưỡng và văn hóa phương Đông vào mỗi Rằm Tháng tám. Ở một số nền văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, thỏ cung trăng lại gắn với hình tượng giã bánh gạo hoặc bánh mochi, thay vì thuốc trường sinh. Ảnh:cokimngan Ảnh:An An  Chính vì thế, trung thu năm nay Takashimaya lấy cảm hứng trang trí từ Thỏ Ngọc – người bạn nhỏ của chị Hằng trên cung trăng với mong muốn gửi những lời chúc an lành, ấm ấp đến mọi nhà trong mùa Tết đoàn viên. Bên cạnh đó còn có cả những trò chơi hình con cá chép cho các bé vui chơi nữa đó. Tranh thủ lúc này không gian chụp choẹt còn thoáng và vắng, tận dụng lúc này đi sống ảo là tuyệt nhất. Nhanh nhanh hẹn kèo phó nháy thôi nào! +++Địa chỉ: 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 3. SC VivoCity “Tết trung thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường…” Ảnh:jinxtjx Ảnh:jinxtjx  Tết trung thu thì không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng được rồi. Có lẽ trong ký ức của nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x đời đầu, Trung thu thường ...

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến tết trung thu khiến ai ai cũng háo hức và mong chờ. Mà tết thì nhất định không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Hãy cùng khám phá ngay top các địa chỉ bánh trung thu ngon ở Sài Gòn để dành tặng những người thân yêu nhé.

Khác với các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn, đêm Trung thu ở Hội An thường diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 12/8 – 15/8 Âm lịch hàng năm) theo một cách thật truyền thống với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn.

Đêm nay trăng rằm phố lên đèn, người người, nhà nhà đi chơi Trung Thu rồi nên chúng mình cũng lên đồ và chuẩn bị ra đường thôi nào các cậu ơi! Nhưng mà… Đi chơi ở đâu bây giờ khi trong đầu chỉ nghĩ được những cái tên như phố Hàng Mã, phố Bích Họa Phùng Hưng, Royal City,…như bao người? Trung Thu này đi đâu chơi ta??! Những ngày này các địa điểm ấy không chỉ đông mà là siêu siêu đông, chắc hẳn không ai muốn ngày Tết đoàn viên của mình chỉ là một buổi tối với khung cảnh bon chen, xô đẩy giữa dòng người hay thậm chí muốn tìm một góc để check-in cũng khó đâu nhỉ!? Vậy thì cũng Wecheckin ghé thăm một địa chỉ rất đáng để “đu đưa” đêm rằm này – ấy chính là Tiệm cà phê Laika, không la cà là phí trung thu nhé! 1. Tiệm cà phê Laika – muốn là đi, thích là định vị ngay 2. Ở tiệm cà phê Laika – góc ảnh nào cũng là “chân ái” 3. Đồ uống của Laika vừa ngon mà lại chẳng cần lo sợ “đau ví” ngày trung thu 4. Thông tin chung về Tiệm cà phê Laika 1. Tiệm cà phê Laika – muốn là đi, thích là định vị ngay Đêm trung thu mà, con đường nào của Hà Nội mà chẳng đông một cách thần kỳ, thay vì ở nhà đọc sách, xem phim, người ta đổ ra đường đông vui như hội. Khắp các tuyến đường của Hà Nội, đặc biệt là khu phố Hàng Mã, Phùng Hưng bạn sẽ vừa đi vừa “toát mồ hôi” giữa ngày trời thu Hà Nội mất thôi! Thế nên “lánh tạm” vào Laika ngay số 18 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, biết đâu bạn sẽ tìm được điều gì đó hay ho đặc biệt trong ngày trung thu này. Laika là một tiệm cà phê 5 tầng nằm trên phố Hàng Cót Đông đúc là thế nhưng chắc chắn, ai ghé qua con đường này đều sẽ phải ngoảnh mặt lại quan sát vì sức hút của Tiệm cà phê Laika đấy, ở đâu tự dưng giữa lòng phố cổ lại xuất hiện hình ảnh một Hội An thu nhỏ, vàng rực, lung linh cả một góc phố đến vậy. Tham khảo thêm bài viết: 2. Ở tiệm cà phê Laika – góc ảnh nào cũng là “chân ái” Tiệm cà phê Laika không chỉ may mắn có được một vị trí và view nhìn ra phố đẹp mà khoảng không gian của quán cũng vô cùng đặc trưng và đầy ấn tượng. Tiệm cà phê Laika – cafe view phố và view tàu Ban ngày, hình ảnh quán có 5 tầng nổi bật với tone vàng đan xen cùng màu nắng nhưng vẫn mang chút hoài niệm, nhẹ nhàng ẩn mình trong lòng phố. Khi đêm về bất chợt vẻ đẹp ấy trở nên lung linh, ...

Trung thu (hay rằm tháng 8) là một trong những ngày lễ cổ truyền quan trọng nhất của người Việt. Hằng năm, cứ đến rằm tháng 8, chắc hẳn trong lòng ai cũng dâng lên một cảm giác náo nức. Bởi lẽ trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để những người con xa quê trở về với gia đình ăn một miếng bánh, uống một ngụm trà, thưởng trăng. Bởi những đứa con nít trong xóm sẽ hò nhau đi phá cỗ, rước đèn, ngân nga những câu vè, câu hát mà ai cũng thuộc làu làu. Và cũng bởi những con phố được trang trí đèn lồng cực đẹp, bởi tiếng trống lân rộn ràng và gió thu về heo may… Ngày trung thu chẳng phải chỉ trẻ con mới ra đường, mà cả người lớn cũng muốn dạo quanh phố phường mà tận hưởng cái khoảnh khắc rực rỡ ấy. Và nếu như bạn đang tìm kiếm một địa điểm chơi Trung thu Hà Nội 2019 này? Hãy thử ghé qua 10 địa điểm Wecheckin gợi ý dưới đây nhé! 1. Phố Hàng Mã 2. Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) 3. Hồ Tây 4. Phố đi bộ Trịnh Công Sơn 5. Công viên nước Hồ Tây 6. Royal City 7. Times City 8. Aeon Mall Long Biên 9. Làng lụa Vạn Phúc 1. Phố Hàng Mã Người ta nói muốn tận hưởng trọn vẹn không khí rằm tháng 8 ở Hà Nội thì nhất định phải tới phố Hàng Mã. Con phố quen thuộc bày bán đủ các thứ đèn lồng, đầu lân hay mặt nạ,… rực rỡ. “Đến hẹn lại lên”, cứ tới dịp trung thu ở đây lại nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu của đồ chơi và đồ trang trí. Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu Bạn có thể tìm thấy đủ từ những đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, mặt nạ, trống cơm… cho đến những loại đồ chơi hiện đại như ô tô, máy bay điều khiển từ xa. Không chỉ trẻ con, tất cả mọi người đều muốn tới để mua bán và để ngắm con phố cổ rực rỡ trong sắc đỏ của lồng đèn. Để mua cho bọn trẻ con những món đồ chơi mà chúng thích. Và để chính bản thân cũng cảm thấy hân hoan trong cái không khí của ngày Tết cổ truyền. Không gian rộn ràng của phố Hàng Mã gợi lại rất nhiều cảm xúc và hoài niệm. Các bạn cũng có thể “săn” những bức ảnh cực lung linh tại con phố này để làm kỷ niệm đó! Tuy nhiên vào dịp lễ khi Hàng Mã trở nên đông đúc thì các bạn cũng hãy cẩn thận với những kẻ móc túi nhé. Tham khảo thêm 2. Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) Hoạt động Trung thu cực kỳ sôi động ở phố đi bộ Phố đi bộ Hà Nội chắc chắn sẽ là địa điểm đi chơi trung ...

Lại một mùa trung thu nữa lại sắp đến, bên cạnh tết Nguyên Đán thì tết Trung thu đã trở thành một dịp lễ đặc biệt không thể thiếu đối với người dân Việt. Cũng vì thế, chiếc bánh trung thu đã trở thành vật không thể thiếu tạo nên không khí của ngày lễ. Ngày nay, bánh trung thu được chế biến cầu kỳ và có nhiều loại hơn để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu thử 5 loại bánh trung thu độc, lạ nhất năm 2019 nhé. 1. Bánh trung thu trà sữa 2. Bánh trung thu Zen 3. Bánh trung thu 3D 4. Bánh trung thu nhân sâm – đông trùng hạ thảo 5. Bánh trung thu tỏi đen 1. Bánh trung thu trà sữa Những tín đồ “cuồng” trà sữa chắc hẳn rất vui mừng khi giờ đây có hẳn bánh trung thu trà sữa. Ngay sau khi được bán trên thị trường, bánh trung thu trà sữa đã trở thành một đề tài nóng hỏi được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Bánh trung thu trà sữa trân châu Những chiếc bánh trung thu độc, lạ này không phải là bánh dẻo, không phải là bánh nướng mà phần vỏ bánh được làm từ bột nén. Nhân bánh có 2 vị đó là: vị trà sữa trân châu và trà sữa kem mặn. Người ta nói vui rằng trà sữa mà không có trân châu thì không khác gì đám cưới mà không có cô dâu nên chiếc bánh trung thu cũng không thể thiếu topping này được. Giá cả: 2. Bánh trung thu Zen Bánh trung thu độc, lạ thứ 2 đó là bánh trung thu Zen. Bánh là một sản phẩm độc đáo được sáng tạo bởi thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật Bản thiết kế dành tặng riêng cho khách hàng Vip nhân dịp trung thu. Ngày trung thu trong tiềm thức người Việt là một ngày lễ sum họp, đoàn viên nên mỹ phẩm Menard đã thiết kế nên những chiếc bánh trung thu độc đáo để bày tỏ tấm lòng tri ân khách hàng. Bánh trung thu Zen là cuộc giao duyên sáng tạo của hương vị Việt Nhật, gìn giữ đúng khẩu vị tinh tế của người Việt kết hợp với những thành phần, nguyên liệu được chọn kỹ lưỡng từ Nhật Bản. Bánh trung thu Zen có khả năng cung cấp năng lượng nguyên bản cho cơ thể, chống lão hóa và làm đẹp cân bằng từ bên trong. 3. Bánh trung thu 3D Bánh trung thu 3D được biến tấu từ bánh trung thu truyền thống thay vì họa tiết in chìm thì bánh 3D có tạo hình in nổi lên trên bề mặt của bánh. Với hình dạng bắt mắt, ngay sau khi được tung ra thị trường, loại bánh này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Bánh trung thu 3D ...

Không khí trung thu 2019 đã rộn ràng khắp mọi nẻo đường, và thị trường bánh trung thu cũng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Hàng loạt những loại bánh với sức sáng tạo cực cao và hương vị cực “bắt trend” đã ra đời mang sức cạnh tranh cao khiến người tiêu dùng vô cùng thích thú. Nhưng đứng trước nhiều sự lựa chọn cũng chính là một “nỗi khổ”! Nếu như bạn vẫn đang đau đầu tìm kiếm một thương hiệu bánh trung thu ngon 2019 chuẩn hương vị Việt nhưng vẫn mang đến sự mới lạ và giá cả hợp lý thì hãy đọc hết bài viết này nhé! Tên Thương Hiệu Giá bán Bánh trung thu Kinh Đô 40.000 – 460.000 đồng/chiếc Bánh trung thu Phúc Long 88.000 – 110.000 đồng/chiếc Bánh trung thu Đông Phương 65.000 – 450.000 đồng/chiếc Bánh trung thu Moon n Sun 500.000 – 3.250.000/hộp Bánh trung thu Madame Hương 399.000 VNĐ – 1.839.000.000 VNĐ/hộp Bánh trung thu Bảo Phương 40.000- 70.000/chiếc Bánh trung thu Soya Garden 95.000 đồng/chiếc 1. Bánh trung thu ngon 2019 – Kinh đô 2. Bánh trung thu Phúc Long 3. Bánh trung thu Đông Phương 4. Bánh trung thu ngon 2019 của Moon n Sun 5. Bánh trung thu Madame Hương 6. Bánh trung thu Bảo Phương 7. Bánh trung thu ngon 2019 của Soya Garden 1. Bánh trung thu ngon 2019 – Kinh đô Nhắc tới bánh Trung thu, chắc chắn không thể không kể đến Kinh Đô – thương hiệu bánh quá đỗi quen thuộc và nổi tiếng tại Việt Nam. Các dòng bánh trung thu Kinh Đô với truyền thống lâu đời luôn được yêu thích bởi mọi đối tượng. Bánh trung thu cũng không ngoại lệ. Bánh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đồng bộ, cùng với đó được sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng, không chất phụ gia. Đặc biệt, mức giá đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng. Với thị trường bánh trung thu, Kinh Đô luôn được yêu thích bởi nó có đủ sản phẩm từ bình dân đến cao cấp cho nhiều đối tượng và mục đích. Đặc biệt trung thu 2019, với mong muốn mở rộng tệp khách hàng mục tiêu, Kinh Đô bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm dòng bánh dành riêng cho những người ăn kiêng, ăn chay. Bánh được đặt trong bao bì màu xanh mát mắt, thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế, sử dụng 100% nguyên liệu thực vật tự nhiên cao cấp. Bánh được thay thế 70% đường tinh luyện bằng đường ăn kiêng Maltitol và Isomalt. Bánh Trung thu Xanh Kinh Đô thanh tao thuần khiết, hứa hẹn sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người muốn thưởng thức bánh Trung thu nhưng đang ăn chay, ăn kiêng. Giá bán: 40.000 – 460.000 đồng/chiếc 2. Bánh trung thu Phúc Long Phúc Long là thương hiệu trà ...

Trong nhiều tháng qua, các nhà hàng Hồng Kông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Nhưng có nhiều người hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ Tết Trung thu – năm nay rơi vào ngày 1/10 – khi các gia đình quây quần bên nhau để ngắm trăng và ăn bánh trung thu. Đặc biệt khi đó là chiếc bánh trung thu đắt nhất thế giới.

Ở Sài Gòn, người ta chẳng cần xem lịch. Chỉ cần nhìn đường phố là có thể đoán được dịp lễ tết sắp đến. Trung Thu cũng không ngoại lệ. Chỉ vừa chớm giữa cuối tháng 7 âm lịch đã có thể thấy các quầy bánh Trung Thu được dựng lên khắp nơi. Đến đầu tháng 8 âm lịch thì các tiệm lồng đèn đã treo dày đặc các sản phẩm từ lồng đèn bóng kính cho đến lồng đèn nhựa chớp đèn. Vậy là một mùa Trung Thu lại về, cùng Traveloka nghía qua những địa điểm chơi Trung Thu ở Sài Gòn năm nay nhé! Một mùa trung thu nữa lại về rồi! @littlemonkeytrip Mục Lục 1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học 2. Takashimaya 3. AEON Tân Phú  4. Hoạt động làm bánh 5. Các hoạt động đón Trung Thu cho gia đình có con nhỏ 1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học Nhắc đến địa điểm chơi Trung Thu ở Sài Gòn thì không thể không nhắc đến phố lồng đèn Lương Nhữ Học hay còn được biết đến với tên gọi phố lồng đèn quận 5. Mỗi năm, gần đến Trung Thu là con đường Lương Nhữ Học được phủ đỏ bởi hằng hà sa số các loại lồng đèn bóng kính truyền thống. Hình dáng, mẫu mã lồng đèn vô cùng đa dạng, từ những con vật đáng yêu cho đến những mô hình xe, thuyền cầu kỳ. Đủ loại lồng đèn màu sắc được trưng bày. @teenie.kwong Những năm gần đây, phố lồng đèn Lương Nhữ Học càng đông đúc hơn vào dịp Tết Thiếu Nhi này. Đây là địa điểm chơi Trung Thu ở Sài Gòn được nhiều bạn trẻ chọn lựa vì vừa có thể mua sắm cho mùa Trung Thu, vừa có thể chụp ảnh check in với background ảo diệu.   Phố lồng đèn quận 5 là địa điểm chơi Trung Thu ở Sài Gòn cho ra đời nhiều tấm ảnh sống ảo nhất. @nhatrangng Dù năm nay số lượng lồng đèn có gia giảm so với những năm trước nhưng phố lồng đèn vẫn tấp nập người đến. @xxu.il  Vì là địa điểm chơi Trung Thu ở Sài Gòn nổi tiếng nên phố lồng đèn Lương Nhữ Học khá đông ngay từ đầu mùa lễ. Nếu bạn có ý định ghé thăm phố lồng đèn, hãy cẩn thận tình trạng chen lấn, xô đẩy, tạo cơ hội tốt cho kẻ xấu lợi dụng nhé. Nếu có thể, khi chụp hình thì bạn nên mua ủng hộ một chiếc lồng đèn cho tiệm, vừa có thêm đạo cụ sống ảo, vừa “lấy lòng” chủ tiệm để thoải mái chụp choẹt đúng không nào. 2. Takashimaya Takashimaya là trung tâm mua sắm sầm uất tại khu vực trung tâm Sài Gòn. Đây còn là địa điểm check-in phổ biến của giới trẻ vì sở hữu khu vực trưng bày siêu lung linh được trang trí theo chủ đề. Chủ đề của tháng này ...

Nghĩ đến một nơi lý tưởng nhất Việt Nam để đón Trung thu thì không đâu khác ngoài Hội An. Bởi lẽ, ngày thường phố cổ Hội An đã mang đậm màu sắc Trung thu lắm rồi. Đến ngày trăng tròn tháng 8, chắc rằng Hội An còn đẹp lộng lẫy hơn gấp bội. Trung thu Hội An có gì vui? Có những hoạt động sau, và cũng là lý do thuyết phục bạn đến Hội An dịp Trung thu này. Mục Lục 1. Dạo phố, ngắm lồng đèn 2. Thả đèn hoa đăng 3. Xem múa lân 4. Xem hát bội 5. Chơi các trò chơi dân gian 6. Ăn bánh trung thu uống trà 1. Dạo phố, ngắm lồng đèn Phố đèn lồng Hội An. @Thanh Soledas / Unsplash Dạo phố ngắm đèn vào dịp tết Trung thu. @Traveloka Golocal Vào Trung thu phố cổ lên đèn từ rất sớm. Cũng vào dịp này, bạn sẽ được thấy nhiều loại lồng đèn cầu kì, độc đáo như cố tình để dành riêng cho dịp Trung thu. Chẳng cần hoạt động gì cao siêu, chỉ là dạo quanh từng góc phố cổ ngày Trung thu để cảm nhận không khí tại đây vừa náo nhiệt nhưng vẫn bình yên, nhẹ nhàng. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng cảm thấy “ấm lòng” ngày tết Trung thu. Và đừng quên tự thưởng cho bản thân một chiếc lồng đèn Trung thu đậm chất Hội An bạn nhé. 2. Thả đèn hoa đăng Đố bạn biết nơi lung linh nhất ở Hội An là đâu? Chẳng phải những sạp lồng đèn, cũng chẳng phải quán xá gì, mà chính là tại con sông Thu Bồn. Sông Thu Bồn phản chiếu tất cả những ánh đèn hai bên bờ sông lung linh huyền ảo. Hơn nữa, vào ban đêm, nhất là lại đêm Trung thu, mọi người thường hay tụ tập bên bờ sông Trung thu để thả đèn hoa đăng. Ánh đèn hoa đăng, cộng với ánh đèn lồng hai bên sông làm nơi đây sáng rực rỡ. Hội An lộng lẫy về đêm. @Rowan Heuvel / Unsplash Hoa đăng giấy là nét đặc trưng của Hội An. @Traveloka Golocal Thả đèn hoa đăng trên sông. @Traveloka Golocal Một đèn hoa đăng giấy ở Hội An, cho dù là dịp Trung thu cũng chẳng đáng là bao. Hãy mua giúp các cụ già và em nhỏ để họ cũng được một buổi tối Trung thu ấm áp bạn nhé. 3. Xem múa lân Một “đặc sản” mùa Trung thu ở Hội An chính là múa lân. Vào tối Trung thu, ai nấy cũng đổ ra đường hòa vào tiếng trống, nhạc xem lân. Cứ thế đường phố Hội An lại càng nhộn nhịp vào đêm Trung thu. Bạn sẽ thấy trẻ em nô đùa đi rước đèn, chạy theo, nắm đuôi đùa giỡn với lân. Những cảnh tượng thời thơ ấu tưởng như bị cuộc sống thành thị làm lãng quên. Múa ...

Tết trung thu luôn là dịp đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, nhất là trẻ em. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn cùng gia đình tham gia lễ hội trung thu Tuyên Quang, được coi là lễ hội độc đáo nhất ở Việt Nam nhờ những chiếc đèn lồng khổng lồ tuyệt đẹp và đầy màu sắc. I. Lễ hội trung thu Tuyên Quang 2019 vào ngày nào? Hằng năm vào dịp lễ trung thu, thành phố Tuyên Quang luôn chào đón Tết Trung thu bằng những chiếc đèn lồng khổng lồ với nhiều hình dáng thú vị. Vậy bạn đã biết lễ hội trung thu 2019 là ngày nào chưa? Năm nay, lễ hội trung thu sẽ được tổ chức vào ngày 13/9 dương lịch. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất ở Tuyên Quang, thu hút cả người tham gia trong nước và quốc tế, tất nhiên bao gồm trẻ em ở mọi lứa tuổi. Vào đầu tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân địa phương bắt đầu làm những chiếc đèn lồng đặc biệt để chào đón trung thu. Hoạt động nổi bật này là một phần của Lễ hội thành phố Tuyên Quang vào dịp trung thu mỗi năm. Bên cạnh đó, lễ hội trung thu Tuyen Quang từng được Guinness Việt Nam công nhận là lễ hội có nhiều đèn lồng lớn nhất và lớn nhất ở Việt Nam. Nguồn gốc ngày tết trung thu ở Tuyên Quang Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về nguồn gốc trung thu Tuyên Quang, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về tết trung thu là gì nhé! Tết trung thu là lễ hội diễn ra vào ngày rằm của tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày mà mặt trăng trở nên tròn và sáng nhất. Ngoài Việt Nam, tết Trung Thu còn được tổ chức và phổ biến ở các nước Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên v.v … Từ lâu, lễ hội này đã được coi là Tết của thiếu nhi. Trẻ em sẽ được tặng đồ chơi, điển hình là đèn lồng hình ngôi sao, mặt nạ tết trung thu, đèn xoay, súng nước, tượng đồ chơi, v.v. Ngoài ra, vào ngày trung thu, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu xinh đẹp và ngon tuyệt để thể hiện sự đoàn viên và sum vầy. Ở Tuyên Quang, lễ hội trung thu bắt nguồn từ nhu cầu giải trí của trẻ em địa phương. Lúc đầu, chỉ có một vài xã làm đèn lồng. Sau đó, thông tục này đã được phổ biến cho toàn thành phố và các quận lân cận. Ngày nay, các mô hình đèn lồng ngày càng trở nên ấn tượng và ý nghĩa. Một số họa tiết thậm chí có thể di chuyển nhẹ, bốc khói, bắn nước và thể hiện những bài học ý nghĩa. Hiện nay, lễ ...

Tết Trung thu được xem là một dịp đặc biệt để giải trí và thư giãn cùng gia đình. Vì vậy không lạ gì khi không khí tưng bừng tràn ngập nhiều góc phố, trung tâm mua sắm, nhà hàng và cửa hàng đèn lồng đầy màu sắc khi ngày trung thu đang cận kề. Nếu bạn chưa có kế hoạch trung thu đi đâu chơi ở TPHCM, hãy bỏ túi những địa điểm chơi trung thu độc đáo trong bài viết bên dưới nhé! Trung thu đi đâu chơi ở TPHCM? Tết Trung Thu, hay còn gọi là Đêm hội Trăng rằm, hay Tết thiếu nhi là sự kiện diễn ra vào giữa tháng tám âm lịch hằng năm. Nhiều người tin rằng Tết Trung thu của Việt Nam là một biến thể của tết trung thu tại Trung Quốc. Nhưng bất kể nguồn gốc là gì, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, thì tất cả mọi người đều tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi mặt trăng tỏa sáng nhất. Trung thu sẽ không trọn vẹn nếu như thiếu sự hiện diện của những chiếc đèn lồng đủ hình dạng. màu sắc và kích cỡ. Ý nghĩa của lễ hội thay đổi theo từng quốc gia và phát triển theo thời gian. Ngày xưa, Tết Trung thu của Việt Nam là để kỷ niệm một mùa vụ tốt và đón những làn gió đẹp của thời tiết mùa thu. Ngày nay, tết trung thu Việt Nam tập trung vào 2 ý nghĩa chính: gia đình sum vầy và tạo cơ hội cho trẻ em vui chơi. Vậy vào trung thu đi đâu chơi ở TPHCM, chúng mình sẽ giới thiệu bạn một vài địa điểm thú vị nhất và không thể bỏ qua vào dịp trung thu này. Những người có kế hoạch đi chơi với bạn bè, người thân hoặc người thân vào đêm trăng tròn cũng có thể lưu lại những địa điểm chơi trung thu ở TPHCM sau: Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở quận 1 Nằm ở quận 1, phố đi bộ này đã trở thành tâm điểm của lễ hội. Bạn sẽ trải nghiệm sự nhộn nhịp và màu sắc xung quanh các cửa hàng đèn lồng rực rỡ ở hai bên đường. Đèn lồng với màu sắc đủ loại và hình dạng bắt mắt thu hút rất nhiều người. Bạn có thể mua một chiếc đèn lồng nhỏ cho bé yêu của mình. Nếu không, ít nhất nơi đây cũng sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh selfie cực kì lung linh. Tết trung thu ở phố đi bộ Nguyễn Huệ náo nhiệt thêm nhờ những màn trình diễn âm nhạc đặc sắc. Vào đêm trăng tròn rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, cha mẹ có thể đưa con đến khu vực dành cho người đi bộ trên đường Nguyễn Huệ ở trung tâm thành phố để tham gia các cuộc diễu hành đèn ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก