Top 684+ bài viết trung thu đầy đủ và chi tiết nhất - Phần 2

  1. Bánh Trung Thu Thập Cẩm. (DC House)
  2. Bánh Trung Thu Thập Cẩm Jam Bon Trứng Muối
  3. Nhân Đậu Xanh Sầu Riêng Bánh Trung Thu
  4. Bánh trung thu cho bé
  5. Bánh mochi (tạo hình =khuân bánh trung thu)
  6. Mỡ Đường Bánh Trung Thu
  7. Bánh trung thu con heo
  8. Bánh trung thu Đài loan
  9. Bánh Trung Thu thập cẩm
  10. Bánh Trung Thu Nhân Đậu Xanh Sầu Riêng Trứng Muối
  11. Lotus Flaky Moon Cakes (Bánh trung thu ngàn lớp hình hoa sen chay)
  12. Bánh trung thu truyền thống
  13. Bánh trung thu khoai lang tím (chay, mặn đều ok)
  14. Bánh trung thu heo con
  15. Bánh trung thu trà xanh
  16. Trung Thu Ăn Gì? Những Món Ăn Truyền Thống Của Người Việt Dịp Trung Thu
  17. Hướng Dẫn Làm Bánh Trung Thu Từ Khoai Lang Không Cần Lò Nướng
  18. Cách Làm Bánh Trung Thu Ngàn Lớp Đài Loan
  19. Cách Làm Bánh Dẻo Trung Thu Nhân Đậu Xanh Đơn Giản
  20. Cách Làm Bánh Trung Thu Dẻo
  21. Top 10 địa điểm vui chơi trung thu ở Sài Gòn
  22. Top Các Vị Bánh Trung Thu Truyền Thống Bảo Minh Bán Chạy Nhất
  23. Khám phá bánh trung thu của Hàn Quốc
  24. Bánh trôi nước ngon tuyệt cho mùa trung thu đoàn viên
  25. Cách làm bánh trung thu Đài Loan nhân trứng muối chà bông ngon ngất ngây
  26. Chẳng cần lò nướng vẫn làm được bánh trung thu tại nhà bằng nồi cơm
  27. Làm bánh trung thu không cần lò nướng – tưởng khó mà lại cực dễ
  28. 7 công thức làm bánh trung thu rau câu mới lạ, ngon tuyệt mà không lo ngấy
  29. Bánh trung thu ngàn lớp vừa ngon vừa lạ, trổ tài ngay cho cả nhà thưởng thức thôi
  30. Cách làm bánh trung Thu Milo độc đáo
  31. Cách làm bánh trung thu thạch rau câu cực hấp dẫn
  32. Công thức bánh trung thu keto nhân thập cẩm gà quay trứng muối
  33. Cách làm bánh trung thu khoai lang đơn giản không cần lò nướng
  34. Cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành mới lạ siêu ngon
  35. Tổng hợp 11 lỗi thường gặp và cách “chữa cháy” khi làm bánh trung thu
  36. Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản nhưng vẫn hút mắt nhìn
  37. Cách làm bánh trung thu đông sương giòn ngon mát lạnh kiểu mới
  38. 5 bí quyết để làm bánh trung thu ngon“bất bại” mà đơn giản vô cùng
  39. Công thức bánh trung thu xu xê mới lạ, nhìn là mê, ăn là thích
  40. Cách làm bánh Trung thu thập cẩm ngon và đơn giản nhất
  41. Cách làm bánh trung thu trà xanh đơn giản độc đáo
  42. Bánh trung thu vỏ đậu xanh – Loại bánh Trung thu không dùng bột
  43. Cách làm 3 loại nhân ngọt lạ mà quen cho bánh trung thu
  44. Cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất ai cũng phải khen
  45. Cách làm bánh trung thu nhân khoai môn, nhân dẻo không bị chảy mềm khi nướng
  46. Tự tay làm bánh trung thu cá nướng ngon mê li
  47. Cách làm bánh trung thu nhân sữa dừa cực dễ, siêu ngon
  48. Sôi động Lễ Hội đèn Lồng Mừng Trung Thu Tại Asia Park
  49. Làm Thế Nào Để Không Bị Béo Lên Sau Mùa Trung Thu?
  50. Đêm rước đèn Trung Thu Phan Thiết
  51. [Tư Vấn] Cúng Rằm Trung Thu Như Thế Nào Cho Đúng ?
  52. Top 6 Địa chỉ bán bánh trung thu handmade ngon và chất lượng nhất TP. Pleiku, Gia Lai
  53. Cách làm bánh nướng thập cẩm ( bánh trung thu) công thức chuẩn
  54. Cách làm bánh dẻo trung thu nhân khoai lang tím
  55. Chi tiết cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện
  56. Làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu cực dễ tại nhà
  57. Cách làm bánh nướng trung thu thơm ngon, đơn giản tại nhà
  58. 3 Cách làm bánh trung thu chuẩn hương vị Việt hấp dẫn
  59. Đà Nẵng tổ chức lỗ hội đèn lồng Châu Á vào dịp trung thu
  60. Top 10 tiệm bánh trung thu Đà Nẵng cực ngon và chất lượng
  61. Cách làm bánh trung thu chay ngon nhất
  62. Các Quốc Gia Châu á Rước đèn Trung Thu Như Thế Nào ?
  63. Chuseok – trung thu của người Hàn Quốc
  64. Bật mí cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh từ A-Z
  65. Hấp dẫn 20 loại bánh Trung thu tại Trung Quốc
  66. 7 món ăn trong dịp Trung thu ở Trung Quốc
  67. Tết Trung Thu - nét văn hóa truyền thống của Hồng Kông
  68. 8 câu chúc may mắn phổ biến trong dịp Tết Trung Thu ở Trung Quốc
  69. Trung thu xứ Đài có gì mà đặc biệt đến vậy?
  70. Tại sao ở Thái Lan cũng có ngày tết Trung Thu.
  71. Rực rỡ Tết trung thu ở Singapore
  72. Du lịch Sapa vào tết trung thu cần bỏ túi ngay những kinh nghiệm cần thiết này
  73. Trung Quốc: Bánh trung thu 10 năm xếp xó vẫn như mới
  74. Nhắc đến ba câu chuyện truyền thuyết kinh điển này là không khí Trung Thu ở Trung Quốc lại tưng bừng náo nhiệt, 2018
  75. Nguồn gốc về lễ hội tết Trung Thu ở Trung Quốc hình thành khi nào
  76. Ngắm trăng khổng lồ trong đêm Trung Thu tại Trung Quốc, 2018
  77. Những món ăn phổ biến trong đêm Trung Thu sắp tới
  78. Trung Thu này mà đến thành phố Đại Lý, ngắm cảnh trăng sáng dọc khắp phố phường thì cực kỳ là phong thủy, 2018
  79. Những câu chúc may mắn phổ biến trong lễ hội tết Trung Thu ở Trung Quốc.
  80. Trung thu thiện nguyện ở Trà Vinh
  81. Trang trí trung thu ở GigaMall Thủ Đức, Sài Gòn
  82. Top 5 Đơn Vị Cung Cấp Bánh Trung Thu Bình Dương Ngon Nhất
  83. Top 10 Loại Bánh Trung Thu Ngon Khó Cưỡng Làm Quà Tặng 2020
  84. Cách làm bánh trung thu chay nhân thập cẩm ngon chuẩn vị
  85. Sự tích mặt trăng và bánh trung thu đầy ý nghĩa gây xúc động
  86. Sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp Tết Trung Thu
  87. 3 cách làm bánh Trung thu rau câu chay đón hội Trăng Rằm
  88. Hướng dẫn 5 cách làm bánh trung thu chay đơn giản tại nhà
  89. Tổ Chức Biểu Diễn Trung Thu Tại Hội An Chuyên Nghiệp | Hội An AZ
  90. Món bánh trung thu nhân hạt sen ăn là nghiền
  91. Cách làm bánh trung thu chay ngon tuyệt
  92. Hướng dẫn cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm
  93. Bật mí cách làm bánh dẻo trung thu ngon chuẩn vị
  94. Đón trung thu với cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh flan
  95. Tổng hợp các công thức làm bánh trung thu handmade tại nhà
  96. Cách làm bánh trung thu nhân sầu riêng cực ngon và dễ
  97. Tìm hiểu cách làm bánh trung thu nướng chay cực ngon ai ăn cũng ghiền
  98. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon tại nhà
  99. Bật mí cách nấu nước đường làm bánh trung thu
  100. Bật mí cách làm bánh trung thu Hàn Quốc ngon chuẩn vị
  101. Bật mí cách làm bánh trung thu gia truyền chuẩn vị nhất
  102. Cách làm nhân sữa dừa bánh trung thu thơm ngon ngất ngây
  103. Thơm ngon với cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm
  104. Cách làm bánh trung thu Nhật Bản ngon mới lạ
  105. Tự tay làm bánh Trung thu handmade nhân đậu xanh tại nhà
  106. Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm ngon đúng vị
  107. Thử ngay cách làm bánh trung thu rau câu nhân phô mai ngon đẹp đơn giản
  108. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu socola ngon
  109. Cách làm bánh trung thu đậu xanh lá dứa thơm lừng
  110. Đơn giản với cách làm hộp đựng bánh trung thu
  111. Học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm
  112. Hướng dẫn cách làm vỏ bánh trung thu mềm mịn cho bánh nướng
  113. Học ngay cách làm bánh trung thu rau câu vô cùng đơn giản tại nhà
  114. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối ngon
  115. Hướng dẫn làm bánh trung thu: khuôn làm bánh trung thu rau câu
  116. Cách làm bánh trung thu con heo thơm ngon đáng yêu cho bé
  117. Cùng tìm hiểu các món đồ chơi Trung Thu cho bé yêu
  118. Bỏ túi ngay cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn
  119. Công thức làm bánh dẻo trung thu ngon chuẩn như ngoài tiệm
  120. Cách làm bánh trung thu tươi nhân socola ngon nghiện
  121. Cách làm bánh trung thu rau câu nhân Flan ngon lạ lùng
  122. Học ngay cách làm bánh trung thu thập cẩm thơm ngon
  123. Hướng dẫn cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh
  124. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu nướng thập cẩm
  125. Bột làm bánh trung thu dẻo thơm ngon nhất
  126. Cách làm bánh trung thu rau câu nhân tiramisu độc đáo
  127. Mách bạn cách làm bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ
  128. Hướng dẫn cách làm nhân hạt sen bánh trung thu ngon mà đơn giản
  129. Hướng dẫn cách bảo quản bánh trung thu để được lâu mà không giảm chất lượng
  130. Cách làm bánh trung thu kem lạnh cho ngày hè
  131. Biến tấu lạ mang tên bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng gà muối
  132. Ngon lạ mắt với cách làm bánh trung thu rau câu lá dứa sữa tươi
  133. Cách làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn đơn giản, nhanh gọn
  134. Cùng Emvaobep tìm hiểu cách làm bánh trung thu nhân dừa nào
  135. Món bánh trung thu ngon nhất sài gòn mà không phải ai cũng biết đến
  136. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu rau câu trái cây độc đáo, mới lạ
  137. Bật mí tất tần tật các loại bánh trung thu ở các nước Châu Á
  138. Cùng Emvaobep tìm hiểu cách làm bánh trung thu bằng lò vi sóng nào
  139. Học ngay công thức làm bánh trung thu thập cẩm siêu đơn giản nào
  140. Bánh trung thu dẻo nhân khoai môn, đẹp ngon, chống ngán
  141. Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng đơn giản dễ làm nhất (bánh dẻo)
  142. Cách làm bánh trung thu khoai lang tím cực ngon, cực độc đáo, đẹp mắt
  143. Chi tiết các mẫu khuôn làm bánh trung thu ngon tại nhà
  144. Học ngay cách làm bánh trung thu handmade ngon đơn giản tại nhà
  145. Tự làm bánh trung thu: cách làm bánh trung thu rau câu nhân caramen
  146. Cách làm bánh trung thu ngàn lớp kiểu Nhật ngon lạ miệng
  147. Cách làm bánh trung thu thập cẩm chay thơm ngon bổ dưỡng
  148. Cách làm bánh Trung Thu khoai môn hương vị hảo hạng
  149. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon, đơn giản
  150. Cách làm bánh trung thu nhân bánh flan – vừa ngon vừa đẹp
  151. Cách làm bánh trung thu nhân dừa vừa ngon, vừa rẻ
  152. Cách làm bánh trung thu thập cẩm, hương vị cổ truyền
  153. Cách làm bánh trung thu chiên lạ mà cực hấp dẫn
  154. Cách làm bánh dẻo trung thu thơm ngon đơn giản nhất
  155. 6 Thương hiệu bánh trung thu uy tín nhất hiện nay
  156. Cách làm bánh trung thu rau câu thanh long thơm ngon
  157. 7 Bí quyết ăn bánh trung thu thoải mái không bị béo
  158. Cách làm bánh trung thu nướng thơm ngon ngay tại nhà
  159. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon nhất
  160. Cách làm xôi lá cẩm đơn giản ai cũng làm được để cúng ông bà ngày Trung Thu
  161. Cách làm nước đường bánh trung thu dễ làm tại nhà
  162. Cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường
  163. Top 9 bánh trung thu khách sạn 5 sao từ 600k/hộp
  164. 10 tiệm bánh trung thu Hà Nội vừa ăn ngon vừa làm quà
  165. Top 10 Cửa Hàng Bánh Trung Thu Nổi Tiếng Sài Gòn Vô Cùng Uy Tín
  166. Khám Phá Bí Mật Trong Chiếc Bánh Trung Thu Hội An Mooncake
  167. 5 Công ty thiết kế, in hộp bánh Trung thu đẹp và độc đáo nhất TP. HCM
  168. 5 Công ty thiết kế, in hộp bánh Trung thu đẹp và độc đáo nhất Hà Nội
  169. Top 8 Điểm Tham Quan Ở Đài Trung Thu Hút Du Khách Nhất
  170. “Hé lộ” cách bày mâm ngũ quả trung thu ĐẸP, NHANH, DỄ LÀM
  171. Lưu gấp cách làm đèn ông sao Trung thu đơn giản, đẹp lung linh
  172. 1001+ caption thả thính Trung Thu BÁ ĐẠO ‘thả đâu dính đấy’
  173. Cách làm bánh trung thu trong suốt lạ và đẹp mắt
  174. Check-in phố lồng đèn Quận 5 rực rỡ đêm Trung Thu
  175. Cách làm bánh trung thu đậu xanh kiểu mới không cần lò nướng, bánh đẹp xuất sắc nhìn chẳng nỡ ăn
  176. Hướng dẫn làm bánh trung thu con cá đẹp lung linh
  177. Cách làm bánh trung thu rau câu flan không bị chảy nước
  178. Cách làm bánh Trung Thu dẻo nhân đậu xanh hấp dẫn
  179. Cách làm bánh Trung Thu nhân đậu xanh trứng muối đơn giản
  180. Hướng dẫn chi tiết cách nấu nước đường bánh nướng trung thu tại nhà
  181. Bật mí 3 công thức làm nhân bánh trung thu hot nhất năm nay
  182. Những lưu ý và khắc phục khi làm bánh Trung Thu nướng
  183. Mách Bạn Bí Quyết Khắc Phục Các Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bánh Trung Thu Dẻo
  184. Hướng dẫn làm chú chó bưởi cho mâm cỗ Trung Thu
  185. Địa điểm bán nguyên liệu bánh trung thu trên toàn quốc
  186. Cách làm hộp đựng bánh Trung thu handmade
  187. Địa chỉ bán hộp bánh trung thu đẹp xinh tại TP.HCM và Hà Nội
  188. Khám phá 8 loại bánh trung thu độc đáo
  189. Bánh Trung Thu - Tinh Hoa Rằm Tháng 8 Và Những Điều Chưa Kể
  190. 9 Kiểu Lồng Đèn Trung Thu Cực Xinh Cho Bé Yêu
  191. Muôn Màu Muôn Vẻ Với Chiếc Bánh Trung Thu Hiện Đại
  192. Vòng quanh Châu Á thưởng thức bánh Trung thu truyền thống
  193. Hé Lộ 6 Cách Làm Bánh Trung Thu Hình Thú Ngộ Nghĩnh Độc Đáo
  194. Tất cả những bí quyết để có một chiếc bánh trung thu homemade ngon tuyệt hảo?
  195. 4 Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh đơn giản thơm ngon nhất mà không cần lò nướng
  196. Bí quyết nấu nước đường làm bánh Trung Thu nướng của đầu bếp Phan Tiến Đạt
  197. Bật mí công thức làm bánh Trung thu Tiramisu và bánh Trung thu nhân kim sa đang gây sốt cộng đồng mạng
  198. Học Ngay Cách Làm Bánh Trung Thu Nhân Đậu Đỏ Đón Trung Thu
  199. Tổng hợp công thức làm bánh Trung thu nướng và dẻo nhân thập cẩm truyền thống đơn giản hấp dẫn
  200. 10 Địa Chỉ Bán Bánh Trung Thu Nhà Làm Vừa Ngon Vừa Đẹp

Nguyên Liệu vỏ bánh: 500 g Bột mì hoa ngọc lan 320 g Nước đường bánh nướng 50 g Dầu ăn 1 tsp Nước tro tàu 2 pcs Lòng đỏ trứng nhân thập cẩm: 100 g Mứt bí 100 g Mứt sen 100 g Mứt gừng đỏ 100 g Mứt gừng vàng 100 g Mứt chanh 100 g Mè vàng 100 g Mè đen 100 g Hạt dưa 100 g Hạt điều 100 g Lạp xưởng cắt hạt lựu 100 g Mỡ đường Ít lá Basil Lòng đỏ trứng muối bột dầu: 150 g Dầu ăn 250 g Bột bánh dẻo nước sốt: 50 g Dầu ăn 50 g Dầu mè 50 g Nước tương 50 g Dầu hào 50 g Nước đường bánh nướng 100 g Đường cát 10 g Rượu mai quế lộ hỗn hợp quét mặt: 1 lòng đỏ trứng vịt Ít dầu ăn Ít nước đường bánh nướng Các bước Vỏ bánh: Trộn đều nước đường, dầu ăn, lòng đỏ, nước tro tàu. Sau đó rây từ từ bột mì vào trộn đều cho đến khi hòa quyện. Không trộn quá lâu khiến bột bị dai. Nếu bột hơi nhão thì cho thêm ít bột mì vào ngược lại bột hơi khô thì cho ít dầu ăn vào. Bột trộn xong bọc lại cho nghỉ 30p. Rang vàng mè đen, mè trắng, hạt dưa, hạt điều. Xào săn lạp xưởng. Băm nhỏ mứt sen, mứt gừng, hạt điều, mứt chanh. Sau đó trộn đều tất cả nguyên liệu nhân lại với nhau. Cho phần nước sốt vào trộn đều cho thấm các nguyên liệu. Tiếp đó cho phần bột dầu vào trộn đều hỗn hợp nhân. Lòng đỏ trứng muối rửa sạch, ngâm vào hỗn hợp rượu mai quế lộ với ít nước khoảng 10p thì rửa sạch, cho vào khay quét ít dầu lên mặt trứng rồi nướng ở 170°C trong 5p. Sau đó để nguội. Chia bột vỏ thành 70g, nhân thập cẩm 110g tính cả trứng muối. Dùng phần nhân bọc lấy phần trứng muối. Cho ít bột áo ra bàn cán vỏ mỏng vừa phải không cán to quá để bọc phần nhân lại. Cho ít bột áo lên trên bánh và khuôn bánh 200g để đóng bánh. Bánh sau khi đóng nướng ở nhiệt 200°C trong 15p sau đó lấy ra xịt nước để nguội. Dùng cọ quét một lớp mỏng hỗn hợp quét mặt. Sau đó để khô khoảng 2p rồi tiếp tục quét lần 2, lưu ý quét thật mỏng. Sau đó nướng tiếp ở 190°C trong 10p. Rồi lấy bánh ra để nguội. Tiếp tục quét trứng như lần 1. Rồi nướng tiếp ở 190°C trong 10p. Sau khi bánh chín có màu vàng nâu đặc trưng thì cho bánh ra để nguội, đóng gói bảo quản. Bánh ăn được sau 1-2 ngày.

Nguyên Liệu ?Vỏ Bánh: 830 g bột mì Bông Hồng Sanh Ký(hoặc bột mì đa dụng) 600 g nước đường bánh trung thu 120 g dầu ăn 2 lòng đỏ trứng gà 3 muỗng rượu mai quế lộ 1/2 muỗng cafe ngũ vị hương ?Nhân Bánh: 100 g mứt bí 100 g lạp xưởng 100 g bí xanh 150 g mè rang 150 g Jam Bon 200 g hạt hướng dương rang 100 g mứt hạt sen 50 g thịt lạp 200 g mỡ đường 100 g hạt điều 100 g hạt dưa rang 15 g lá chanh cắt sợi nhỏ 15 g vỏ chanh bào nhuyễn 24 lòng đỏ trứng muối ?Nước Trộn Nhân: 65 g đường bột 65 g nước lọc 1 thìa canh rượu lúa mới 1 thìa canh rượu cognac 1 thìa cafe dầu mè 180-200 g bột bánh dẻo ?Nước Trứng Quyét Mặt Bánh: 2 lòng đỏ trứng gà 3 muỗng sữa tươi không đường 1 ít dầu mè và khuôn làm bánh 150g Các bước Sơ chế trứng muối: tách lấy lòng đỏ trứng muối rồi rửa dưới vòi nước, sau đó vớt qua tô rượu gừng hoặc rượu mai quế lộ. Rồi vớt ra để ráo cho lên khay quét ít dầu mè rồi đem nướng nhiệt độ 150 độ C tầm 6 phút. Hoặc có thể hấp. Chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu. Trộn đều tấc cả các nguyên liệu khô phần nhân với bột nếp. Pha tô nước trộn nhân rưới lên nhân và cho thêm bột bánh dẻo vào nếu chưa đủ độ kết dính như ý, trộn đều,sao cho phần nhân kết dính khi vo viên Lấy cái chén cho màng thực phẩm(sẽ dễ gói nhân hơn)vào chén rồi để lên cân, rồi cho nhân 90g luôn cả trứng muối vì mình làm khuôn 150g. Tóm lại vo tròn thành những viên nhân nè!? Cho nguyên liệu lỏng phần vỏ vào âu quậy đều, rồi cho bột đã rây vào, trộn đều thành khối dẻo mịn, đừng nhồi quá lâu nhé! Sau đó cân từng viên 60~63g bột, vo viên rồi cán bột cho nhân vào gói lại. Dùng khuôn áo qua lớp bột rồi cho viên bột vào đóng bánh, cho bánh lên khay có lót giấy chống dính Rồi cho bánh vào lò nướng 10 phút. Trong lúc chờ đợi thì cho tấc cả nguyên liệu phần nước quét mặt bánh trộn đều. Nướng thấy bánh chuyển sang màu trắng đục thì lấy ra khỏi lò, dùng bình xịt phun sương phun nước xung quanh bánh. Đợi nguội xíu thì quét nước trứng lên. Cho lại vào lò nướng vẫn nhiệt độ 180 độ C nha, 10 phút. Vì có thể nhiệt lò không đều và ổn định nên xoay khay đổi chiều và canh bánh cho đến khi bánh vàng đều đẹp là được. Bánh chín lấy ra khỏi lò, cho bánh lên rack để nguội. Bánh mới nướng vỏ sẽ cứng một xíu, ...

Nguyên Liệu 500 g đậu xanh đã hấp chín 250 g đường 100 g dầu ăn 50 g bột mì(hoa ngọc lan) 10 g bột bánh dẻo 100-200 g sầu riêng(tuỳ thích) Các bước Đậu xanh ngâm qua đêm Nấu hoặc hấp chín Xay mịn Cho ra chảo chống dính và cho sầu riêng vào(theo mình thì sầu riêng không nên xay nhỏ mà cho vào luôn ngay từ lúc sên nhân) Cho 2 phần dầu + bột mì vào tô trộn đều, dầu còn lại cho vào lúc sên nhân(nhớ cho vào từ từ thôi nha) sên thấy nhân sệt sệt lại thì cho tô bột đã trộn vào khuấy đều, tiếp tục sên cho đến khi nhân không dính chảo nữa là được, thì nhấc ra khỏi bếp cho bột bánh dẻo vào trộn đều cho lại lên bếp cho chín rồi cho thêm một chút vani Vo viên ấn dẹt cho trứng muối đã hấp(nướng) vào gói lại. Vậy là đã có nhân bánh

Nguyên Liệu 200 gr nước đường bánh nướng 1 lòng đỏ trứng 40 gr dầu đậu phộng 310 gr bột mì hoa ngọc lan Nhân bánh Các bước Trộn đều tất cả các nguyên liệu. Để nghỉ 30 phút bắt đầu tạo hình. Mỗi bánh nặng 75gr. Nhân bánh 45 gr và vỏ bánh 30 gr. Chú ý nhân nên vo tròn không nên để chỗ hở. Có lỗ khí bánh hay bị phồng, nhân tách vỏ. Nhân nhuyễn thì nhớ xăm quanh thành bánh trước khi nướng. Các bạn có thể pha màu hoặc để nguyên màu bánh truyền thống và tạo hình tùy thích. Mẹ chịu khó, con có bánh ngon và đẹp!

Nguyên Liệu Bột nếp Khoai lang Đường, nước Các bước Cho khoảng tầm 6,7 thìa bột nếp vào bát loa. Thêm nước vào đảo đều bột. Đặt bát vào nồi nước hập cách thuỷ tới khi bột chín. Khoai lang 400g hấp chín. Tán nhuyễn khoai cho thêm 3 thìa đường vào rồi đặt lên chảo sên tới khi có thể vo viên. Để lửa nhỏ cho vào chảo 3,4 thìa bột nếp rang chín. Dải bột nếp đều ra và lấy phần bột đã hấp chín đổ bột nếp rang vào để nặn, cắt bột không bị dính Chia bột nếp thành từng viên, cán mỏng đều. Dùng bột bọc lấy nhân khoai nặn tròn là xong Nhưng mình trang trí thêm nên dùng khuân bánh tạo hình. Rắc bột nếp đều lên khuân, cho bánh đã nặn vào và ấn mạnh một lần. Thành phẩm là bánh mochi hình bánh dẻo :))) Rất ngon và xinh cực.

Nguyên Liệu 1/2 kg mỡ gáy 250 g đường cát trắng Các bước Chọn mua loại mỡ gáy, để có những viên mỡ đường giòn ngon Luộc chín mỡ tầm 8 phút Cắt hạt lựu Cho vào âu thêm đường vào trộn đều Cho ra khay có lót giấy phơi nắng gió để mỡ được trong. Nếu không có nắng thì hong gió cũng được. Thấy mỡ đường đã trong thì cho vào hộp cất tủ lạnh để chuẩn bị làm bánh nha!

Nguyên Liệu 160 gr bột mì số 8 200 gram Đậu xanh 1 m Mật ong 2 trứng gà 100 gr Nước đường Dầu ăn 5 muỗng 3 m Bột nếp bánh dẻo Hột đậu đen 100 gr đường Các bước Phần nhân : ?‍♀️Đậu xanh ngâm nở 3h cho len bếp nấu chín. Cho vào cối xay nhuyễn rồi lọc qua rây, cho lên bếp dùng chảo chống dính xên nhân sên được 10 phút cho 2m dầu ăn, tiếp cho 3 mình bột dẻo, nhân bắt đầu khô ráo không bị dính vào cái muỗng là được, tiếp bạn vo viên tròn 35gr Phần vỏ bánh, : ?‍♀️cho bột mì rây cho mịn, cho nước đường vào cùng 1 lòng đỏ hột gà thêm 1 mình bơ đậu phộng cho bánh thơm hơn ; tiếp cho 3 muỗng dầu ăn, thêm 1/3 muỗng càfê baking soda. Cho bánh mềm hơn, trộn điều xong cho vào bịch cho bột nghỉ 30 phút. Sau 30 phút vo viên tròn 25gr phần vỏ, tiếp bạn cán phần vỏ cho nhân đậu xanh 35gr,cuộn tròn hình trứng vịt, xong nắn con heo, thành phẩm 60gr đến 70gr con heo Nắn 2 cái tai, cái nơ, cái đuôi heo tiếp gần con mắt bằng hạt đậu đen Dùng tăm nhấn lông mi cho đẹp, Sau đó mở lò nướng 180 oC cho 10 phút nóng lò, Quét trứng ?‍♀️. Cho 2 lòng đỏ hột gà thêm 1 muỗng mật ong, lòng trắng trứng quậy lên rây qua chén dùng Chổi quét con heo, cho bánh con heo vào nướng 5 phút 180 oC. Tiếp lấy ra xịt nước cho nguội lại quét lớp trứng cho bánh vàng nướng 5 phút cho 180 oC. Làm lần 3 nướng thấy bánh vàng nâu màu đẹp giám lại 160 oC cho 5 phút là đuoc Nướng bánh ;

Nguyên Liệu Nhân sên đậu đỏ 5 cái trứng muối Phần bột vỏ 150 gr Bột mì đa dụng 30 gr đường 35 gr bơ lạt 1 lòng đỏ trứng (gà vịt OK) 40 ml sữa tươi không đường Phần bột ruột 135 gr Bột mì đa dụng 65 gr bơ lạt Các bước Bột vỏ và bột ruột nhồi thành 2 khối và ủ 30p Chia mỗi lọai bột thành 10 phần bằng nhau. Cán mỏng phần bột vỏ và bọc phần bột ruột lại Cán dọc viên bột về phía trước rồi cuộn tròn laị.cho bột nghỉ 15p. Tiếp tục cán thêm 1 lần nữa như vậy rồi cuộn tròn,nghỉ tiếp 15p nữa. Cuối cùng cán dẹp cục bột cho các cạnh bằng nhau và gói nhân. Bánh của mình hơi nhỏ nên mình chỉ sử dụng 1/2 quả trứng muối cho 1 bánh. Và nhân cũng rất đơn giản nên vỏ cung vừa đủ. Nếu có nhiều thời gian hơn các bạn có thể làm thêm 1 lớp mochi và chà bông Đài loan sẽ đúng vị hơn Nướng bánh 180 độ 24 phút Thành phẩm để được 1 tuần ở nhiệt độ phòng

Nguyên Liệu Vỏ bánh 375 gr bột mì 300 gr nước đường 60 gr dầu ăn 1 lòng đỏ trứng gà 10 gr peanut butter 1 m cafe nước tro tàu 100 gr bột áo Khuôn bánh Nước thoa mặt 1 lòng đỏ trứng 1 m cafe nước lã 1 m cafe dầu ăn 1 m cafe nước đường 1 giọt màu đỏ, vàng Nhân bánh 100 gr hạt dưa 100 gr hạt điều 100 gr mứt bí 100 gr mứt gừng, mứt chanh xanh đỏ 100 gr mè 100 gr mỡ thịt 100 gr lạp xường 100 gr jambon 100 gr đường xay 100 gr bột nếp 100 gr rượu Mai quế lộ 14 trứng muối 2 m cafe ngũ vị hương Các bước Đầu tiên phần vỏ bánh, về nước đường nấu và trứng muối tôi đã làm công đoạn đó đã chỉ dẫn nên nay không nhắc lại. Cân lượng cho đúng tất cả. Vỏ bánh gồm: nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng, nước tro tàu hòa chung quậy đều. Bột mì vào thố, cho hỗn hợp vào nhồi đều, ủ bột nghỉ 30′ Nước thoa mặt : các hỗn hợp nêu trên hòa đều lược lại cho mịn để quét mặt không bị lợn cợn Nhân bánh : tất cả các hạt cho lên chảo lớn rang sơ cho thơm, xong cắt hạt lựu với hạt điều, mứt bí, lạp xường. Mứt gừng, chanh, jambon cắt nhuyễn. Mỡ thịt cắt hạt lựu kế luộc sơ, trút ra cho 1mcanh đường ướp đều doạn phơi tý nắng cho mỡ thịt được trong. Trứng muối ngâm 10′ với gừng giã cùng với 2m canh rượu trắng xong vớt ra cho vào 1m dầu ăn và 1m canh đường hấp cách thủy 10′, làm cách này cho trứng không còn mùi tanh Tất cả hỗn hợp nhân trộn lẫn vào nhau kế cho rượu và bột nếp vào nhân dẻo vừa nắm từng viên là được Hoàn tất : cân 50gr bột vỏ+100 gr nhân cho trứng muối vào chính giữa nắm tròn lại. Cán bột mỏng ra cho nhân vào túm gọn cho bột áo vào khuôn nhấn bánh các góc cho đều, lấy bánh ra xâm vài lỗ bằng tăm lên mặt bánh. Lò nướng được bật trước 10′ với lửa trên dưới 180* nướng sau 10′ lấy bánh ra xịt nước lên bánh, kế lấy cọ dùng nước thoa mặt quét lên mặt, làm thế cho lần 2 mỗi 10′. Khi bánh vàng lấy ra để trên rack cho bay hơi. Bánh để 2,3 ngày sẽ thấm và mềm vỏ ăn ngon hơn. Bánh ăn rất tuyệt mọi người ạ!!

Nguyên Liệu ?Nhân Bánh: 250 g đường 100 g dầu ăn 50 g bột mì 10 g bột bánh dẻo 100-300 g sầu riêng(mình dùng 300g) 500 g đậu xanh đã hấp chín(200g đậu xanh khô không vỏ) 15 lòng đỏ trứng muối ?Vỏ Bánh: 500 g bột mì hoa Ngọc Lan hoặc bột mì Bông Hồng Sanh Ký 360 g nước đường bánh trung thu 2 lòng đỏ trứng gà 2 muỗng rượu mai quế lộ 1/4 muỗng cafe ngũ vị hương 80 g dầu ăn ?Nước Trứng Quét Mặt Bánh: 1 lòng đỏ trứng gà 2 muỗng sữa tươi không đường 1 ít dầu mè Các bước Đầu tiên ngâm đậu xanh qua đêm hoặc ngâm trước vài tiếng nấu cho nhanh mềm nhé, đậu xanh nấu hoặc hấp chín, rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn mịn với sầu riêng nhớ cho thêm ít nước vào xay cho dễ nha. Sau đó cho vào chảo chống dính. Lấy cái tô cho bột mì vào rồi cho dầu ăn vào trộn đều sao cho khi quậy đều múc lên chảy xuống như dây ruy băng là được, số dầu còn lại cho vào từ từ lúc sên nhân. Bắt đầu bắt lên bếp sên, luôn quậy đều tay nhé để không bị đóng cháy đậu đáy nồi,cho đến khi thấy hơi sệt lại thì cho tô bột đã chuẩn bị vào, rồi từ từ cho số dầu ăn còn lại vào sên cho đến khi nhân dẻo khô mà không bị dính chảo nữa(đoạn này quậy nhân khá nặng tay) thì nhấc ra khỏi bếp. Trộn bột bánh dẻo vào trộn cho lại lên bếp chút xíu cho chín rồi thêm ít vani (tuỳ thích nha) Sơ chế trứng muối: tách lấy lòng đỏ trứng muối rồi rửa dưới vòi nước, sau đó vớt qua tô rượu gừng hoặc rượu mai quế lộ. Rồi vớt ra ráo cho lên khay quét ít dầu mè rồi đem nướng nhiệt độ 150 độ C tầm 6 phút. Hoặc có thể hấp. Bước này nên làm trước khi sên nhân nhé Tuỳ vào khuôn bạn chọn bao nhiêu mà cân bột và nhân. Tỉ lệ là 2:3 hoặc 1:2 như mình dùng khuôn 150g thì 90g nhân kể cả lòng đỏ trứng muối,vỏ bột thì 60g. Cân nhân rồi gói lại vo tròn nha(như hình) Rây bột vào âu tạo thành hố chính giữa cho các nguyên liệu vào, khuấy cho tan đều hết rồi trộn bột cho dẻo mịn, không nên trộn nhiều và lâu nhé sẽ dễ làm chai bột. Dùng màng thực phẩm bọc lại để bột nghỉ 30 phút. Rồi cân bột vo lại từng viên tròn Rồi cán bột cho nhân vào gói lại, lần lượt gói hết lại chuẩn bị đóng bánh. Lúc này mình bật lò nướng lên 180 độ C chế độ hai lửa nha. Lấy khuôn cho ít bột mì vào khuôn để áo chống dính, gõ bớt bột ra ...

Nguyên Liệu A. Vỏ bánh 1. Phần bột nước màu hồng 50 g bột mỳ đa dụng 1 thìa cafe bột khoai lang tím 1 thìa cafe đường 10 g dầu phộng hoặc vegetable shortening 20 g nước lá cẩm tím (thêm, bớt tuỳ loại bột) 2. Phần bột nước màu vàng 50 g bột mỳ đa dụng 1 thìa cafe đường 10 g dầu điều 20 g nước lọc(thêm, bớt tuỳ loại bột) 3. Phần bột dầu 80 g bột mỳ đa dụng 30 g dầu phộng hoặc vegetable shortening B. Phần nhân 240 g nhân đậu đỏ hoặc đậu xanh lá dứa (hoặc trà xanh) C. Nguyên liệu khác 1-2 cups dầu phộng sao cho ngập nửa cái bánh Chảo chiên chống dính Các bước Phần bột màu hồng: Trộn bột mỳ, bột khoai lang tím với dầu ăn. Thêm đường, nước lá cẩm tím rồi dùng tay nhào thành khối bột mịn, dẻo, không dính. Bọc nylon, để nghỉ 15’. Phần bột màu vàng: Trộn bột mỳ, với dầu điều. Thêm đường, nước lọc rồi dùng tay nhào thành khối bột mịn, dẻo, không dính. Bọc nylon, để nghỉ 15’. Phần bột nước: Trộn bột mỳ với dầu ăn thành khối mịn, dẻo. Bọc nylon để nghỉ 15’. Phần nhân bánh: chia làm 8 phần 30g. Bọc nylon, để ngăn mát tủ lạnh. Sau khi bột nghỉ thì chia bột màu vàng và tím thành 8 phần bằng nhau. Chia bột dầu thành 16 phần bằng nhau. Làm dẹt miếng bột vàng, bọc phần bột dầu lại. Làm tương tự với phần bột tím ta có 8 phần bột tím và 8 phần bột vàng. Cán bột lần 1 và lần 2: Cho bột ra cái thớt to, áo bột mỏng rồi cán dẹt miếng bột màu vàng. Cuộn bột lại. Sau đó cán bột lần 2, cuộn bột lại lần nữa. Làm lần lượt cho đến hết bột. Màu tím làm tương tự như màu vàng. Xem từng bước theo thứ tự sẽ rõ. Bọc ny lon, để bột nghỉ 15’. Cán bột lần 3: Lấy phần bột vừa nghỉ ra. Ấn bột xuống cho dễ cán rồi cán miếng bột tím thành hình tròn mỏng sao cho bọc vừa phần nhân. Cán tiếp miếng bột vàng bằng miếng bột tím. Sau đó xếp miếng bột tím bên ngoài, bột vàng bên trong, cho nhân vào và bọc tròn lại. (xem hình minh hoạ) Dùng dao khía bột thành 6 -8 phần tuỳ ý. Cho dầu vào chảo, thử xem dầu sôi chưa bằng cách cho đũa vào, thấy sủi sủi là vặn lửa cỡ trung để chiên bánh. Cho 1 cái bánh vào chiên. Dùng muôi múc dầu trong chảo tưới liên tục vào bánh, mục đích cho các cánh hoa nở tách lớp từ từ. Làm lần lượt đến khi hết. Vớt ra đĩa có giấy thấm dầu. Chuẩn bị lò nướng bật 140oC nếu lò thường, 120oC nếu nồi chiên không dầu. ...

Nguyên Liệu 240 gram bột mì đa dụng (Phần bỏ bánh) 160 gram đường 1 lòng đỏ trứng gà 30 gram dầu ăn 10 gram bơ đậu phụng Phần nhân bánh: mình mua nhân đậu xanh, và trà xanh sên sẵn Trứng muối Các bước Mình hoà tan hỗn hợp phần vỏ bánh, và nhồi cho đến khi bột vs nước đường mịn vào nhau. Bọc bột bằng bọc thực phẩm và để bột nghỉ 35-40 phút ở nơi thoáng mát. Mình làm bánh 125gram thì 45gram vỏ, và 75gram nhân(đậu xanh và trứng muối) Sau 35 phút, bột rất mềm và mịn, mình chia bột ra mỗi phần 45gram, rồi bỏ nhân vào giữa, viên tròn. Sau đó cho vào khuôn và đóng bánh. Cứ tiếp tục cho tới khi làm hết phần bột và nhân. Bật lò ở 190 độ C, 2 lửa, sau đó cho bánh vào nướng 10-12 phút, lấy bánh ra, xịt nước lên bánh. Trong khi chờ bánh nguội, chuẩn bị hỗn hợp gồm: lòng đỏ trứng và 10ml nước, 10ml nước đường nướng đánh, trộn đều hỗn hợp, và dùng cọ quét lên bánh khi bánh nguội Nướng lần 2, để ở 200 độ, nướng trong 5-7 phút, và lặp lại bước 4,5 (xịt nước và quét hỗn hợp trứng đường lên bánh) Nướng lần 3 cũng 5-7 phút, lấy bánh ra và có sản phẩm hoàn chỉnh Các bạn có thể chiêm ngưỡng những chiếc bánh xinh lung linh của mình

Nguyên Liệu Vỏ bánh 500 g khoai lang tím (bạn có thể dùng khoai vàng nhưng cần phối màu nhân cho đẹp mắt nhé) 30 g mật ong 30 g dầu dừa Nhân bánh 150 g đậu xanh sát vỏ 30 g dừa nạo (tuỳ chọn) 5 ml vani hoặc vài giọt nước hoa bưởi 40 g đường 30 g nước Các bước Đỗ xanh ngâm vài giờ cho nở. Hấp chín, dùng phới hoặc muôi nghiền nhuyễn khi còn nóng. Xào nhân: cho khoảng 3 thìa nước vào chảo, cho đường (Tuỳ khẩu vị) vào nấu chảy hết rồi cho muối, đỗ xanh đã giã vào xào. Cho tiếp dừa vào xào đến khi ráo tay. Tắt bếp, cho vani hoặc nước hoa bưởi vào đảo đều. (Nếu thích vị trà xanh thì bạn hoà 2g bột trà với chút nước nóng cho tan rồi cho vào chảo đảo đến khi màu đồng nhất là ok). Để nguội rồi viên tròn. Mình dùng khuôn 50g nên cho nhân là 16g, vỏ là 34g. Phần vỏ bánh: Rửa sạch khoai, cho vào lò vi sóng quay Micro trung bình tầm 5’. Mở ra xem chín chưa, nếu chưa chín quay thêm 2’ nữa là ok! (Bạn có thể luộc hay hấp tuỳ ý). Bóc vỏ khoai, cho khoai vào máy Food Processor cùng với mật ong, dầu dừa xay cho nhuyễn. (Bạn có thể dùng thìa nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây cho khoai mịn nếu không có máy xay). Chia thành từng viên tròn cỡ 34g. Bọc nhân vào giữa. Thoa dầu ăn vào khuôn rồi đóng bánh. Vậy là xong rồi đây! Bạn nên ăn bánh trong ngày vì phần nhân có dừa không để lâu được. Cùng lắm là để được đến ngày hôm sau và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh!

Nguyên Liệu 250 g bột mì 1 kg đường thốt nốt 100 g đường trắng 2 quả chanh 100 g dầu ăn 200 g đậu xanh Các bước Làm nước đường để làm bánh: Nấu 1kg đường thốt nốt với 0.5lít nước và nước cốt của 2 quả chanh. Vỏ chanh sau khi vắt lấy nước cốt cũng bỏ vào nồi nước đường để nấu. Nấu lửa vừa phải trong vòng 40-50phút. Nước đường này có thể nấu trước khi làm bánh từ 1 tuần – 1tháng trước để được ngon hơn. Làm vỏ bánh: trộn 240g bột mì với 110g nước đường và 30g dầu ăn. Nhào kỹ bột đến khi bột kết dính lại và không bị dính tay. Sau đó ủ bột trong vòng 30 phút. Đậu xanh rửa sạch, ngâm 2-3 tiếng trước khi nấu. Nấu chín đậu xanh với 100g đường trắng, sau đó xay nhuyễn. Đậu xanh đã xay chuyễn đem đi xao với 70g dầu ăn và 10g bột mì có pha chút nước. Xao đến khi đậu săn lại là được, không để quá khô hoặc quá ướt. Bột vỏ bánh và nhân đậu xanh đem đi chia thành từng viên tròn. Viên nhân gấp đôi viên vỏ bánh. Vỏ bánh sau khi chia thì cán mỏng để bọc nhân vào. Có thể tạo các hình thù yêu thích như con heo, cá, hoặc xe… Đem bánh đi nướng ở nhiệt độ 200 độ C. Sau 5 phút thì lấy bánh ra và phun nước. Sau đó nướng tiếp và lấy ra để quét nước đường tạo màu cho bánh. Nướng tiếp đến khi bánh chín vàng đều là được. Mời các bạn thưởng thức chiếc bánh ngộ nghĩnh, nóng hổi.

Nguyên Liệu 110 g Bột mì 80 g Nước đường bánh nướng 7 g Bột trà xanh 5 g Bơ lạc mịn 15 g Dầu ăn 10 g Lòng đỏ trứng 5 g Bột lion custard 330 g Nhân trà xanh handmade (mình đã đăng công thức) Các bước Rây bột mì, bột trà xanh, bột custard rồi trộn đều. Cho bơ lạc, nước đường bánh nướng, dầu ăn và lòng đỏ trứng rồi trộn tất cả với nhau. Dùng tay nhồi qua, không nhồi kĩ vì bột dễ bị chai. Để bột nghỉ 30-45p. Cân nhân thành từng viên 30g. Vỏ bánh thành từng viên 20g. Nếu bạn thích ăn vỏ hơn thì có thể thay đổi tỉ lệ. Cán vỏ thành hình tròn mỏng rồi bao lấy nhân rồi vo tròn. Phủ một lớp bột mỏng xung quanh rồi dùng khuôn lò xo dập bánh dứt khoát. Làm nóng lò ở 180 độ C trước 10p. Cho bánh vào nướng 8-9 phút. Trong lúc đợi bánh thì chuẩn bị hỗn hợp lòng đỏ trứng + 10ml nước + 5 ml dầu ăn để quết lên mặt bánh. Chuẩn bị 1 bình xịt nước. Sau khi bánh nướng lần 1 thì lấy ra khỏi lò, nhanh tay xịt nước lên bánh. Để bánh nguội 15-20p rồi quết hỗn hợp trứng lên mặt và thân bánh. Không quết quá dày vì khi nướng lần 2 sẽ dễ mất nét. Cho bánh vào nướng lần 2 ở 180 độ C 8-10p. Bánh chín để nguội, đóng gói và bảo quản.

Trung thu là ngày của Tết đoàn viên, ngày của tình cảm gia đình, người lớn sum họp bên mâm cỗ trung thu, trẻ con vui đùa với rước đèn lồng, múa lân, múa rồng. Ngày của những kỉ niệm thời thơ ấu, với những món ăn không thể thiếu mà ông bà, cha mẹ đã dành tặng cho bạn. Hãy cùng sweets.vn ôn lại những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết trung thu, những món ăn sống mãi với thời gian của mỗi người Việt.1. Các loại bánh Trung thua. Bánh nướngTừ một loại bánh truyền thống quen thuộc, bánh Trung Thu nướng có lớp vỏ ngoài mềm được nướng chín vàng ươm, thoang thoảng mùi thơm lừng cuốn hút. Bên trong bao bọc phần nhân thập cẩm mằn mặn, bùi vị, giờ đây được biến tấu thêm đa dạng các loại nhân như: nhân sữa dừa, nhân đậu xanh, nhân thập cẩm chay,.. tùy thích cho bạn lựa chọn. b. Bánh dẻoKhác với lớp vỏ bùi vị, hơi giòn và màu nâu cánh gián bóng mượt của bánh Trung Thu nướng thông thường, bánh Trung Thu dẻo có vẻ ngoài bắt mắt hơn, màu sắc tươi sáng, đa dạng, giúp món bánh dễ dàng thu hút được sự yêu thích của mọi người. Vỏ bánh bên ngoài dẻo, mềm mịn, kết hợp hoàn hảo cùng phần nhân bánh bùi vị bên trong, xen lẫn chút vị ngọt ngọt, beo béo, cùng mùi thơm hấp dẫn. Bánh được làm thủ công mà không phải sử dụng đến lò nướng. c. Bánh rau câuBánh Trung Thu rau câu, một loại bánh biến tấu mới lạ, vị ngọt vừa miệng mà không quá gắt vị, mang màu sắc bắt mắt, đặc biệt được các bạn trẻ yêu thích. Nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh thơm ngon chỉ xoay quanh bột rau câu, nước cốt dừa, pha trộn thêm chút màu tự nhiên cho 1 chiếc bánh Trung Thu rau câu cơ bản. 2. Món từ Cốma. Xôi CốmMỗi dịp Trung Thu đến lại gợi nhắc chúng ta về hương vị cốm thơm dịu nhẹ với những hạt cốm xanh mướt. Và chắc hẳn cũng rất nhiều bạn biết đến món xôi cốm nóng hổi, dẻo thơm, ngọt dịu lại thêm chút bùi bùi, ngậy ngậy của hạt sen, dừa tươi rất hấp dẫn. Dừa được tẩm với một chút đường trắng xào trên lửa liu riu, còn đậu xanh thì ngâm trước nửa ngày, đem hấp chín rồi nghiền nát và trộn với cốm non tạo nên một mùi thơm thoang thoảng của đất trời. b. Bánh CốmTrung Thu là ngày lễ Tết truyền thống thích hợp để cả gia đình quay quần bên nhau, ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ, lúc này mà được thưởng thức món bánh ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người như bánh cốm thì sẽ là gợi ý không thể phù hợp hơn. Bánh cốm đậu xanh chuẩn vị Hà ...

Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu. Tuy nhiên bánh Trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, khi nhắc đến bánh Trung thu thì các bạn trẻ thường hay trêu nhau và chia thành hai “trường phái” là “Team bánh nướng thập cẩm” và “Team bánh dẻo”. Nhưng dù là loại bánh gì đi nữa thì bánh trung thu nói chung đều là món đặc trưng mà nhà nhà người người đều mong chờ giây phút phá cỗ để được cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngon tuyệt hảo.Tuy nhiên, để mới mẻ hơn cho mâm cỗ Trung thu nhà bạn, cũng như còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể trổ tài tự tay làm những chiếc bánh Trung thu cho cả gia đình. Bài viết này sweets.vn sẽ hướng dẫn bạn các đơn giảm nhất để làm món bánh Trung thu từ khoai lang và đặc biệt là không cần lò nướng. Đảm bảo món bánh Trung thu “mới mẻ” này sẽ làm hài lòng mọi thành viên gia đình bạn dù họ là “Team bánh nướng thập cẩm” hay “Team bánh dẻo”! 1. Chuẩn bị nguyên liệu – 6 bánh– 500g khoai lang tím rửa sạch– 200g đỗ xanh không vỏ– 100g đường– 1 thìa cafe vani– 1 thìa cafe muối– Nước– Dụng cụ: máy xay, nồi hấp, rây inox, khuôn bánh trung thu ( khuôn to hay nhỏ đều được) Cách chọn khoai lang tím ngon:– Mua những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị nứt, sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập.– Cẩn thận khi thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ, đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng.– Chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng, những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.– Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ. 2. Các bước thực hiệnBước 1: Nấu đậu xanh– Ngâm trước đậu xanh với nước khoảng 3 – 4 tiếng để đậu mềm, khi nấu sẽ nhanh hơn.– Đậu xanh sau khi ngâm, vo sạch cho vào nồi, thêm vào 300ml nước nấu trong khoảng 45 – 50 phút đến khi chín mềm. Bước 2: Sơ chế khoai lang– Khoai lang mua về gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước rồi cắt khoanh tròn khoảng 1cm để khi hấp khoai sẽ nhanh chín hơn.– Tiếp đến, chuẩn bị 1 tô nước, cho vào 1 thìa cà phê muối khuấy đều cho muối tan hết. Sau đó, cho phần khoai lang đã cắt nhỏ vào ngâm khoảng 10 phút cho khoai ra hết chất mủ.– Kế đến, cho vào ...

Nhắc đến bánh ngàn lớp trứng muối chảy có khá nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên vài năm trở lại đây đang nổi trội lên là bánh Trung thu trứng muối chảy ngàn lớp Đài Loan. Đây là kiểu bánh trứng chảy ngàn lớp. Ngoài cùng là bột bánh ngàn lớp được nướng vàng ươm, giòn ruộm. Vỏ khá tương tự như vỏ của bánh pía truyền thống. Bên trong là lớp bánh gạo mochi mỏng, mềm, dẻo ăn rất thú vị. Nhân trong cung là trứng muối kim sa chảy thơm ngon và đẹp lạ. Chỉ 1 chiếc bánh mà có đến 3 lớp hương vị khác biệt hòa quyện bổ sung cho nhau. Vốn dĩ đây là bánh đặc sản truyền thống của Đài Loan, nhưng vài năm nay hot ở nước ta. Không chỉ dịp trung thu, bạn có có thể thưởng thức bánh này bất kỳ lúc nào trong năm. Hãy cùng tìm hiểu công thức để có thể tự tay mình làm ra chiếc bánh này nhé! 1. Chuẩn bị nguyên liệua. Phần bột nướcNước lọc 40 grBột mì 120 grĐường bột 45 grBơ lạt để mềm 50 grPhần bột dầuBột mì 100 grBơ lạt 50 grb. Phần nhân và phết bánhNhân đậu đỏ 240 grLòng đỏ trứng muối 12 cáiMè đen 5 grLòng đỏ trứng gà 1 cáiXì dầu 5 ml c. Dụng cụ thực hiệnLò nướng, tô, cây cán bột, chổi phết bánh2. Cách thực hiệna. Phần bột nướcBước 1:– Cho bơ vào tô, sau đó rây mịn đường bột và bột mì vào tô, thêm nước rồi trộn cho các nguyên liệu hoà quyện.Bước 2:– Nhồi sơ qua cho hỗn hợp bột mềm, mịn mà không dính tay là được sau đó đậy kín lại và để bột nghỉ 15 phút, ta được phần bột nước. b. Phần bột dầuBước 1:– Cho bơ vào tô rồi rây bột mì vào trộn đều bằng tay, bột sẽ dần dần mềm và hòa đều thành một khối, phần bột dầu bạn không nên trộn quá kỹ, bọc kín lại và để bột nghỉ 15 phút.Bước 2:– Cho lòng đỏ trứng muối ra vỉ nướng phết một lớp dầu mè lên trứng rồi đem nướng ở nhiệt độ 160 độ C trong 5 – 7 phút.Bước 3:– Lấy 20 gr nhân đậu đỏ, dùng tay ấn dẹp, sau đó cho trứng muối vào rồi viên tròn, làm như vậy lần lượt cho hết nhân đậu đỏ.Bước 4:– Phần bột nước chia đều thành các miếng nhỏ khoảng 19 gr 1 cái, phần bột dầu 12 gr 1 cái, nắn thành hình tròn để các bước sau làm sẽ dễ dàng hơn. c. Tạo hình và nướng bánhBước 1:– Bột bánh sau khi nghỉ, vo thành từng viên tròn cán dẹp rồi bọc kín nhân lại.Bước 2:– Lò nướng phải được làm nóng trước 15 phút ở 200 độ C.– Cho bánh lên vỉ nướng, pha hỗn hợp quét mặt bánh gồm 1 lòng đỏ trứng gà với ít xì dầu. Sau đó rắc mè đen lên và ...

Dịp Trung thu tới là lúc các cửa hàng trưng bán rất nhiều loại bánh truyền thống khác nhau. Trong các mâm cỗ Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh nướng truyền thống có màu vàng ươm thì không thể thiếu những chiếc bánh dẻo trắng trong, ngọt dịu và thơm mùi bột nếp. Tuy nhiên, nếu thích loại bánh dẻo, thay vì mua sẵn ở ngoài cửa hàng thì các bạn có thể tự tay chế biến những chiếc bánh này dành tặng cho gia đình. Cách làm bánh dẻo không cầu kì và phức tạp. Nếu không tính thời gian làm nhân bánh thì chỉ 1 lúc là bạn có ngay những chiếc bánh dẻo hấp dẫn. Chính vì vậy, hôm nay sweets.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cá‎ch làm bánh dẻo truyền thống vô cùng đơn giản bởi bạn không phải đợi ủ bột hay đợi nướng bánh.. Tết Đoàn viên mà bạn không có lò nướng nhưng vẫn muốn làm những chiếc bánh trung thu thơm ngon thì hãy lưu ngay công thức làm bánh dẻo dưới đây nhé! 1. Chuẩn bị nguyên liệua. Vỏ bánh– 12g dầu ăn– 6g nước hoa bưởi– 200g bột bánh dẻo Bắc (bột nếp rang)b. Nhân bánh– 200g đậu xanh đã xát vỏ– 80g đường– 70-80g dầu dừa hoặc dầu ăn thông thường– 9g bột mì đa dụng– 270ml nướcc. Nước đường làm bánh– 300g đường tinh luyện trắng– 300g nước– 5ml nước cốt chanh d. Lưu ý chọn khuôn và chia tỉ lệ– Khuôn 50g: Chia với tỉ lệ 20g vỏ bánh, 30g nhân– Khuôn 75g: Chia với tỉ lệ 30g vỏ bánh, 45g nhân– Khuôn 125g: Chia với tỉ lệ 50g vỏ bánh, 75g nhân– Khuôn 150g: Chia với tỉ lệ 60g vỏ bánh, 90g nhân– Khuôn 200g: Chia với tỉ lệ 80g vỏ bánh, 120g nhân 2. Cách thực hiệna. Chuẩn bị nhân bánhBước 1:– Đậu xanh rửa sạch, ngâm khoảng 3 tiếng cho đậu nở rồi vớt ra nồi, thêm đường và 200 ml nước nóng rồi đun đến khi đậu chín. Bước 2:– Sau khi đậu đã chín, đổ đậu vào máy xay sinh tố và cho thêm 200ml nước, 80g đường, bật máy xay nhuyễn. Bước 3:– Bắc chảo lên bếp, cho đậu đã xay nhuyễn và dầu ăn vào, bật lửa nhỏ, dùng sạn lật đảo đều đậu cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.– Khi hỗn hợp đậu chuyển đặc hơn thì từ từ đổ hỗn hợp bột mì hòa tan với 70 ml nước vào chảo đậu và khuấy liên tục. Tiếp tục sên đậu ở lửa nhỏ cho đến khi nhân khô, dẻo, không bị chảy và không dính chảo.– Nhân đã đạt thì tắt bếp và để hơi nguội rồi chia nhân thành các phần bằng nhau. Viên tròn nhân và bọc lại để tránh bị khô trong quá trình làm vỏ bánh. b. Trộn bột làm vỏ bánhBước 1:– Cho vào nồi 300g đường, 300ml nước nóng, khuấy đều trên bếp với lửa vừa cho đường tan. Khi nước sôi, bạn cho ...

Một mùa trung thu không thể đi qua trọn vẹn nếu thiếu đi hương vị của những chiếc bánh trung thu. Dù ngày nay đã có thêm nhiều loại bánh trung thu phá cách trong kiểu dáng và hương vị nhưng chắc hẳn các bạn vẫn sẽ không thể bỏ qua cách làm bánh dẻo trung thu truyền thống. Khi mà mọi người đang tìm kiếm những cửa hàng bán bánh chất lượng, giá cả hợp lý… Sao không thử cùng Sweets.vn học cách làm bánh trung thu dẻo tại nhà xem như thế nào? Thực ra cũng không quá khó như các bạn nghĩ. Hãy cùng bắt tay vào bếp thôi nào ! Nguyên Liệu Nguyên liệu vỏ bánh dẻo: 100 gr đường trắng 10ml dầu ăn 300 gr bột làm bánh dẻo trung thu 10ml tinh dầu hoa bưởi.  Nhân bánh dẻo: 200g đậu xanh không vỏ ( hoặc có thể thay thế bằng đậu đỏ, hạt sen, sầu riêng, dừa….tùy theo sở thích) 150 gram đường 50 gram dầu ăn 50 gram mạch nha 30 gram bột bánh dẻo nước hoa bưởi hoặc vani.  2. Dụng Cụ khuôn làm bánh, nồi, chảo… 3. Cách Làm Bước 1: Làm vỏ bánh: Bước đầu tiên trong cách làm bánh dẻo tại nhà là thực hiện phần vỏ bánh. Cho đường và nước nóng theo đúng tỷ lệ 1:1. Nấu với lửa nhỏ cho đường tan rồi thêm nước cốt chanh tiếp tục nấu 1 phút rồi tắt. Cho thêm 2 muỗng dầu ăn và tinh dầu bưởi vào nồi. Tiếp theo rây bột bánh dẻo vào nồi nước đường còn nóng và trộn đều. Sau khi bột nguội bớt  nhồi bột bằng tay để bột dẻo mịn. Sau đó có thể thêm vài giọt màu thực phẩm nếu bạn muốn bánh có màu sắc đặc biệt hơn. Nhồi đến khi màu hòa lẫn vào cục bột. Phủ ít bột áo lên mặt bàn sạch và đặt bột bánh dẻo lên phía trên. Sau đó tiếp tục phủ bột khô lên khối bột và để nghỉ trong khoảng 30 phút. Bước 2: Làm nhân đậu xanh: Đầu tiên vo sạch đậu sau đó ngâm nước 2 tiếng cho nở mềm. Nấu chín mềm đậu. Cho vào máy xay nhuyễn thành hỗn hợp. Thêm đường và sên với lửa nhỏ trong vài phút.  Cho dầu ăn vào sên tiếp khi thấy đậu bắt đầu đặc lại bạn cho 30 gr bột bánh dẻo hòa tan cùng nước cho vào hỗn hợp cùng mạch nha rồi khuấy đều tay. Tiếp theo bạn cho thêm tinh dầu hoa bưởi hoặc vani cho dậy mùi rồi tắt bếp. Để hỗn hợp nguội bớt bạn viên thành từng viên nhỏ tròn rồi bảo quản.  Bước 3: Tạo hình bánh : Bạn lấy bột bánh dẻo chia ra và co tròn các viên. Sau đó dùng dụng cụ để cán dẹt bột, nặn thành miếng tròn dẹt.  Lấy phần nhân đặt giữa miếng bánh cùng trứng muối rồi vo ...

1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học 2. Công viên Thỏ Trắng 3. Cầu Ánh Sao, Hồ Bán Nguyệt 4. Phố đi bộ Nguyễn Huệ 6. AEON mall Tân Phú, Bình Tân 7. Đầm sen, suối Tiên 8. Nhà thiếu nhi TP.HCM 9. Khu du lịch Bình Quới 10. Ngắm trăng ở các quán cà phê trên cao Ở Sài Gòn, Trung thu không chỉ là Tết của thiếu nhi mà còn là dịp để mọi gia đình Việt cùng nhau sum họp, quây quần. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để giới trẻ có cơ hội khám phá Sài Gòn, dưới sự lộng lẫy của những ánh đèn lồng, cũng như sự rộn ràng trên khắp các nẻo phố trong đêm phá cổ. Lại một mùa Trung thu nữa sắp về hãy cùng Justfly khám phá top 10 địa điểm vui chơi trung thu không thể bỏ qua vào năm nay nhé. 1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học Ngoài bánh Trung Thu, thì lồng đèn cũng được xem là một loại “đặc sản tinh thần” không thể nào thiếu trong dịp Tết Đoàn viên. Đúng như tên gọi Phố lồng đèn, khi rảo bước trên con đường Lương Nhữ Học bạn sẽ có cơ hội đắm chìm trong đủ các loại lồng đèn đa dạng về hình dáng, màu sắc, kiểu cách từ truyền thống đến hiện đại. Ở đây bạn sẽ được thỏa thích check-in bất kể là ngày hay đêm. Nhưng dĩ nhiên nếu bạn muốn ngắm nhìn ánh sáng rực rỡ và hòa mình vào không khí nhộn nhịp thì buổi tối là một lựa chọn ưng ý nhất. Mách nhỏ là bạn nên mua lồng đèn trước khi chụp ảnh để nhận được sự thoải mái từ các chủ cửa hàng nhé. Những chiếc đèn lồng được bày bán đầy trên phốĐịa điểm sống ảo cực kỳ ấn tượng 2. Công viên Thỏ Trắng Một địa điểm vui chơi trung thu không thể nào bỏ qua được, với sức chứa hơn 5000 người. Công viên Thỏ trắng là một nơi hứa hẹn với vô vàng trò chơi thú vị và là một nơi có view check-in cực xịn. Đặc biệt, là vào dịp trung thu thì ở đây còn tổ chức rất nhiều hoạt động cho thiếu nhi. Các trò chơi ở đây chỉ dao động từ 30.000 đến 60.000 đồng, ngoài ra các quầy thức ăn với rất nhiều món ăn vặt đa dạng giá cũng rất rẻ luôn thu hút một lượng khách đông đảo. Công viên về đêm vô cùng lung linh Nhiều khu vui chơi vô cùng ấn tượng 3. Cầu Ánh Sao, Hồ Bán Nguyệt Có chiều dài 154 m cầu Ánh Sao vắt ngang qua hồ Bán nguyệt được ví như một dải vì sao trên mặt đất. Nơi đây là thiên đường của ánh sáng, là nơi thích hợp để cùng gia đình bạn bè, người yêu dạo bước sau một ngày dài mệt mỏi. ...

1. Các vị nhân bánh nướng 2. Các vị nhân bánh dẻo Mỗi dịp đến trung thu, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp những hàng bánh trung thu nhộn nhịp ở mỗi con phố. Bánh trung thu không chỉ thơm ngon mà còn biểu đạt sự trọn vẹn, ấm no, hạnh phúc. Đây được coi là một tập tục không thể thiếu của người dân Việt Nam. Đồng thời, những chiếc bánh trung thu còn tăng sự kết nối, gắn kết tình cảm đôi bên. Nếu bạn đang tìm mua những chiếc bánh trung thu chất lượng thì hãy đến với công ty Bánh kẹo Bảo Minh. Tại đây bạn có thể tìm thấy nhiều hương vị bánh trung thu của công ty Bảo Minh thơm ngon với giá thành hợp lý và hiện là xu hướng cho mọi gia đình. 1. Các vị nhân bánh nướng Cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc bánh trung thu truyền thống nay đã có thêm nhiều hương vị mới để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi những người thợ lành bánh sáng tạo không ngừng, cập nhật những xu hướng mới và vẫn phải giữ được vị ngon cổ truyền của bánh trung thu. Bánh nướng tại Bảo Minh có đa dạng loại nhân cho các bạn chọn lựa từ mặn cho đến chay. Cùng tìm hiểu một số hương vị bánh trung thu Bảo Minh sau đây nhé! Bánh nướng Bảo Minh Nhân thập cẩm Bánh nướng thập cẩm Thập cẩm cao cấp trứng Thập cẩm đặc biệt trứng Thập cẩm cao cấp Bánh trung thu thập cẩm Ta có thể cảm nhận được mùi vị của bánh nhân thập cẩm bởi độ dai của mỡ, béo ngậy của lạc và vừng. Bên cạnh đó, bánh còn có thêm dăm miếng lạp xưởng đỏ kèm theo vài hạt sen trần và lá chanh thái sợi. Đó là sự tổng hợp hài hòa của hương vị mặn, ngọt, ngậy bùi và dẻo dai. Các loại nhân khác Bên cạnh những chiếc bánh trung thu nướng nhân thập cẩm còn có bánh nướng trung thu nhân đậu xanh, sầu riêng… Những chiếc bánh nướng trung thu thơm ngon kết hợp với lòng đỏ trứng làm cho chiếc bánh nhìn bắt mắt hơn. Điều này làm tăng hương vị bánh trung thu Bảo Minh. Ngoài nhân bánh làm bằng đậu xanh hay hạt sen tán nhuyễn ngọt bùi, dịu êm. Bánh có thêm vị cốm và khoai môn làm tăng thêm hương vị bánh trung thu. Điều này mang đến cho chiếc bánh thêm tròn vị, hấp dẫn vị giác người dùng. Bánh nướng nhân đậu xanh trứng 2. Các vị nhân bánh dẻo Bên cạnh chiếc bánh trung thu nướng là bánh trung thu nhân dẻo thơm ngon. Bánh thường được đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn. Nhân bánh làm bằng hột sen ...

Người hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon - bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (Tết Trung Thu hay lễ Tạ ơn), ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc..

Trung Thu là Tết đoàn viên và bánh trôi nước là một trong những biểu tượng cho sự tròn vẹn ấy. Bánh trôi nước hay chè trôi nước là món ăn truyền thống được người Việt Nam ưa thích, nhất là vào dịp Rằm tháng 8. Một chút mùi thơm cay của gừng cùng vị ngọt lịm của nước đường sẽ khiến gia đình bạn yêu món bánh trôi nước ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Các bạn hãy cùng khám phá cách làm bánh trôi nước ngay bây giờ nhé. Nguyên liệu 400gr bột nếp 200gr đậu xanh xát vỏ 300gr đường thốt nốt hoặc đường hoa mai 2 muỗng canh hành tím băm nhỏ 100gr gừng 4 muỗng canh dầu ăn 1 muỗng canh vừng rang vàng 2 muỗng cà phê muối 1 muỗng cà phê đường 100gr hành tím phi vàng Cách làm Bánh trôi nước được chia làm ba phần quan trọng: Nước đường, nhân bánh và vỏ bánh. Phần 1: Nước đường Gừng làm sạch, cắt nhỏ xong đập dập. banh troi nuoc – Gừng băm nhỏ Cắt đường thốt nốt hoặc đường hoa mai thành từng phần nhỏ. Nếu dùng đường thốt nốt sẽ có vị ngọt mát và tốt hơn cho sức khỏe nhé mọi người. Bắc nồi nhỏ lên bếp, đổ 500 ml nước cùng đường và gừng vào. Để lửa nhỏ vừa, sau đó bạn dùng muỗng canh khuấy cho đường tan. Cho thêm một 1 muỗng cà phê muối vào nồi. Vặn lửa to chờ nước sôi. Nước đường sôi, vặn nhỏ lửa để khoảng 10 phút. Để sao cho dậy lên mùi thơm của gừng còn nước đường hơi sệt lại một chút. Phần 2: Nhân bánh Rửa đậu xanh nhiều lần cho đến khi nước đậu xanh trong. Sau đó bạn cho vào một cái tô lớn, ngâm đậu cùng 500ml nước trong 30 phút. Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cơm điện. Đổ nước sao cho sâm sấp ngang mặt đậu nấu chín. Khi đậu xanh đã chín, bạn chuyển ra một tô lớn. Ngay khi đậu còn đang nóng, bạn tán nhuyễn sao cho đậu xanh đã tán nhìn mềm và mịn. Đậu xanh đã tán nhuyễn xong cho thêm 1 muỗng cà phê đường và 100gr hành tím phi vàng trộn đều tay. Dùng muỗng canh múc đậu và nặn thành từng viên tròn nhỏ. Làm lặp lại cho đến khi hết phần đậu xanh tán nhuyễn. Ước lượng được khoảng 8 viên nhân. Phần 3: Vỏ bánh Cho từ từ 300ml nước sôi cùng 4 muỗng canh dầu ăn vào 350gr bột nếp. Vừa cho từ từ vừa trộn đều tay bột nếp. Khuấy cho đến khi nào hỗn hợp bột rất dính và ướt. Đậy kín trong 15-30 phút. Bước này nhằm mục đích khiến bột thấm vào nước, nở ra và ít nước hơn. Rắc một ít bột áo lên mặt bàn, chuyển bột đã nhào lên trên. Nhào một ...

Bánh trung thu Đài Loan là sự kết hợp của vỏ bánh nhiều lớp mỏng mềm, giòn thơm, nhân mochi đậu đỏ mềm dẻo cùng trứng muối béo ngậy, chà bông dai dai diểm chút mùi thơm của mè rang. Nguyên liệu bột vỏ ngoài 200 gr bột mì + 35 gr đường + 70 gr dầu + 90 ml nước lạnh + 1 chút xíu muối Phần vỏ trong: 170 gr bột mì + 90 ml dầu + 1 chút xíu muối Nhân mochi: 50 gr bột nếp + 12 gr tinh bột bắp + 85 ml sữa tươi không đường + 25 gr sữa đặc + 10 gr dầu + 10 gr bơ lạt 350 gr nhân đậu đỏ 13 lòng đỏ trứng vịt muối (hoặc trứng gà muối) 1/2 chén chà bông Phần quét mặt bánh: 1 lòng đỏ trứng gà đánh tan trong 1 cái chén Thực hiện: Bước 1: Lòng đỏ cho vào khay, xịt lớp dầu, nướng 10 phút ở nhiệt độ 160 độ C. Chia nhân đậu đỏ thành 13 phần, mỗi phần 18-20 gr, đè dẹp phần nhân, cho lòng đỏ trứng gà vào vo tròn. Bước 2: Cho hết nguyên liệu phần nhân mochi vào âu trộn đều ( ngoại trừ bơ). Lược qua rây, bọc màn thực phẩm ,hấp 22 phút. Bột chín, để hơi nguội, cho bơ vào, mang bao tay nhồi vài phút cho hỗn hợp dẻo dính. Chia thành 13 phần nhỏ. Bước 3: Cho hết phần bột ngoài (vỏ nước) vào âu trộn đều, tạo thành 1 khối dẻo. Bọc màn thực phẩm để bột nghỉ 20 phút. Phần vỏ trong (vỏ dầu) cũng làm tương tự. Tức cho hết vào âu trộn/bóp thành 1 khối. Hỗn hợp này không dẻo dính như phần vỏ ngoài, nhưng có sự kết dính. Cũng để bột nghỉ 20 phút. Bước 4: Sau khi bột nghỉ, các bạn nhồi sơ lại 2 loại bột rồi chia mỗi loại thành 13 phần, vo tròn. Cán phần vỏ ngoài hơi mỏng, cho phần vỏ trong vào túm mí vo tròn. Bây giờ các bạn cán viên bột dài ra, rồi cuộn tròn, rồi cán dài, cuối cùng là cuộn tròn. Dùng chiếc đũa đè chín giữa cuộn bột, túm hai đầu lại, tạo hình tròn, sau đó cán tròn miếng bột… Bây giờ các bạn cho ít chà bông chính giữa miếng bột, kế là phần mochi, cuối cùng là viên nhân đậu đỏ trứng muối. Nhẹ nhàng túm mí kẹp chặt tạo thành chiếc bánh hình tròn. Các bạn có thể đè dẹp dẹp như bánh Pía nếu thích. Xếp bánh lên khay có lót giấy chống dính (nếu có), quét lòng đỏ lên mặt bánh, rắc ít mè. Bước 5: Lò nướng làm nóng trước vài phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho khay bánh vào ngăn giữa lò nướng 20 -22 phút là bánh chính, vàng mặt. Tắt lò lấy khay bánh ra. Bánh này ăn chơi, ...

Sắp đến ngày tết Trung Thu rồi, và bạn muốn tự tay làm một mẻ bánh trung thu dành tặng cho những người thân yêu trong gia đình, thì hãy tham khảo công thức làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện này nha. Không cần lò nướng, bạn cũng có thể làm ra những chiếc bánh trung thu vàng ươm, đẹp mắt, rất thơm ngon và an toàn cho sức khỏe nữa. Nguyên liệu Nước đường làm bánh 500g đường 300ml nước lọc 1/2 muỗng canh nước cốt chanh Phần vỏ bánh 1 bịch bột làm bánh trung thu 300ml nước đường làm bánh 50ml dầu ăn 1 quả trứng gà 1/2 muỗng rượu mai quế lộ Phần nhân bánh 250g đậu xanh cà vỏ 100g đường 15g bột làm bánh dẻo 50ml nước cốt dừa Cách làm 1. Làm nước đường làm bánh Cho đường và nước lọc vào trong một cái nồi, bắc lên bếp, sau đó đun khoảng 20 phút cho nước đường chuyển sang màu vàng nâu thì cho nước cốt chanh vào, tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa ở lửa nhỏ, sau đó tắt bếp. Đợi nước đường nguội thì cho vào trong hủ thủy tinh sạch để bảo quản, sau 3 ngày thì bạn có thể lấy ra sử dụng được rồi. Nước đường để càng lâu, thì bánh sau khi làm ra sẽ lên màu càng đẹp đấy. 2. Làm vỏ bánh Cho vào trong tô 300ml nước đường làm bánh, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và rượu mai quế lộ, sau đó rây bột làm bánh trung thu từ từ vào trong tô. Nhào bộ thật kỹ để tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau, tạo thành một khối mịn và không dính tay là được. Sau đó bọc khối bột lại để bột không bị khô, rồi cho bột nghĩ 30 phút. 3. Làm nhân bánh Đậu xanh sau khi mua về thì ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng để đậu nở mềm, sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước. Cho đậu xanh và môt ít muối vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, rồi nấu đến khi phần nước cạn, đậu xanh chín nhừ là được. Tiếp đó dùng muỗng nghiền thật nhuyễn phần đậu xanh, bạn có thể cho vào trong máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Đậu xanh còn nóng sẽ dễ nghiền mịn hơn đậu xanh đã nguội đấy, vì thế bạn nên nghiền lúc đậu nóng nóng nha. Sau đó cho đậu xanh đã nghiền nhuyễn vào trong nồi cùng với đường, nước cốt dừa, bột làm bánh dẻo và dầu ăn, trộn đều các nguyên liệu lại với nhau rồi tiến hành sên đậu ở lửa nhỏ. Sên đến khi nhân bánh tạo thành một khối dẻo, mịn thì tắt bếp. 4. Nặn bánh trung thu Chia phần vỏ bánh và nhân bánh thành những viên tròn bằng nhau, phần nhân bánh phải nhỏ hơn ...

Thông thường, bánh nướng trung thu ngon và đẹp mắt nhất là khi nướng bằng lò nướng. Nhưng đối với những người nội trợ chưa sắm được lò nướng, hoặc gặp phải những trường hợp oái oăm trong quá trình làm bánh Trung thu như mất điện, hỏng lò,… thì cách làm bánh trung thu không cần lò nướng dưới đây sẽ là cách giải quyết hoàn hảo cho chị em đấy ! Nguyên liệu: Phần vỏ bánh: Nước đường bánh nướng: 200g Dầu ăn: 50ml Baking soda: 1/4 tsp Bột mì: 300 – 320g Phần nhân bánh: Hạt điều rang chín: 100g Vừng trắng rang chín: 100g Hạt dưa bóc nõn rang chín: 100g Lạp xưởng luộc chín: 150g Mứt bí: 150g Mứt sen: 100g Mỡ đường: 100g Lá chanh thái sợi: 5 lá Nước sốt trộn nhân: Đường xay: 20g Nước lọc: 40g Mật ngô: 50g Hắc xì dầu: 5ml Dầu mè: 10ml Rượu mai quế lộ: 20ml Bột nếp bánh dẻo Cách thực hiện: Bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu ở phần vỏ bánh với nhau thành một hỗn hợp (trừ bột mì). Sau đó cho từ từ bột mì vào đến khi quyện thành một khối dẻo mịn. Để nghỉ ít nhất 4 tiếng trước khi làm bánh. Nếu khối bột quá ướt thì cho thêm bột mì, nếu quá khô thì cho thêm nước đường bánh nướng. Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong nước sốt trộn nhân (trừ phần bột bánh dẻo) và khuấy đều cho tan đường. Thái hạt lựu tất cả các nguyên liệu ở phần nhân bánh, còn lá chanh thái sợi. Cho phần nhân bánh vào một âu to. Cho từ từ nước sốt trộn nhân ở trên vào. Rồi cho từng thìa bột bánh dẻo vào, vừa cho vừa trộn đều. Thử nắm xem các nguyên liệu đã kết dính được với nhau chưa. Nếu rời rạc thì cho thêm rượu hoặc mật ngô vào. Nếu ướt quá thì cho thêm bột bánh dẻo. Khi các nguyên liệu có thể nắm thành các viên tròn là đạt. Phần vỏ bánh với nhân có tỷ lệ là 1 : 2, tức là 1 phần vỏ thì 2 phần nhân. Chia nhân và vỏ thành các phần và nặn thành viên tròn. Ví dụ: Với bánh có trọng lượng 150g thì vỏ bánh sẽ là 50g, nhân bánh là 100g (bao gồm cả trứng muối nếu có). Lấy từng phần vỏ bánh, cán mỏng vỏ bột. Cho từng phần nhân bánh vào giữa, nặn và miết bánh sao cho phần vỏ ôm vừa khít phần nhân. Rắc một chút bột áo vào bột đã viên và cho một ít vào khuôn để chống dính. Dùng tay ấn kỹ để bánh có độ sắc nét, sau đó chuẩn bị nướng bánh thôi. Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng mà mình sắp bật mí cho bạn sẽ sử dụng một loại dụng cụ vô cùng quen thuộc, ...

Bánh trung thu thạch rau câu có thể được biến tấu thành nhiều vị với nhiều màu sắc hấp dẫn tùy theo sở thích của mỗi người và đặc biệt là bạn có thể ăn nhiều chiếc bánh cùng lúc mà không thấy ngán đâu. Đảm bảo những chiếc bánh không chỉ thơm ngon, ngọt mát mà còn có tạo hình bắt mắt, mới lạ, chắc chắn sẽ khiến mọi người thích mê ngay từ lần nếm thử đầu tiên. 1. Bánh trung thu rau câu Milo Nguyên liệu 10g bột rau câu dẻo 3 gói Milo 700g cà rốt 600ml nước 50ml sữa đặc 60g đường 3 khuôn bánh flan 1 khuôn bánh Trung thu 1 khuôn rau câu hình tròn Cách làm Làm nhân trứng muối bằng cà rốt Dùng máy ép lấy nước 700g cà rốt, nếu bạn không có máy ép có thể xay nhuyễn cà rốt rồi vắt lấy nước. Tiếp đến, cho vào 30g đường + 1 muỗng bột rau câu dẻo vào nước ép, khuấy đều hỗn hợp. Bắt nước cà rốt lên bếp, luôn khuấy đều tay để tránh rau câu bị khét, chờ nước sôi lên và vặn nhỏ lửa thêm 2 phút rồi đổ ra khuôn tròn. Pha bột rau câu Cho 600ml nước vào nồi, đổ hết gói bột rau câu vào khuấy đều và chia làm 2 phần bằng nhau. Lấy một phần nước rau câu để làm vị Milo, cho 30g đường + 3 gói bột Milo và khuấy đều cho bột tan trong nước. Bắt lên bếp và khuấy cho đến khi nước rau câu Milo hòa tan hoàn toàn. Tiếp đến, dùng phần nước rau câu trong còn lại làm vị sữa. Đun sôi rau câu, vặn lửa nhỏ thêm vào 50ml sữa đặc, khuấy đều thêm 2 phút và tắt bếp. Đổ rau câu Bạn lấy phần rau câu cà rốt ra khỏi khuôn. Đổ rau câu sữa vào khuôn bánh flan, đặt rau câu cà rốt vào giữa và đổ tiếp rau câu sữa ngập phần cà rốt. Tiếp tục, đổ rau câu Milo vào khuôn bánh Trung Thu, lưu ý chỉ đổ 1/3 khuôn bánh. Đợi đến khi cả 2 phần rau câu sữa và Milo đặc lại, bạn lấy rau câu sữa đặt vào giữa khuôn bánh Trung thu và tiếp tục đổ thêm nước rau câu Milo đầy khuôn bánh là bạn đã hoàn thành. Sau khi bánh đặc lại, bạn cho bánh trung thu Milo ra dĩa, cắt làm tư và dùng muỗng thưởng thức. Để hương vị đậm đà hơn bạn có thể rắc thêm một ít bột Milo lên trên mặt bánh tạo thêm phần hấp dẫn nhé! Vị ngọt từ sữa, vị béo của bột Milo và vị thanh mát của rau câu mang lại sự lạ miệng, thơm ngon và rất độc đáo. 2. Bánh trung thu rau câu flan Nguyên liệu Bột rau câu giòn Bánh flan Lá dứa Bột cacao Đường Sữa đặc ...

Bánh trung thu ngàn lớp – cái tên đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đó là 1 loại bánh trung thu rất độc đáo với những lớp bánh mỏng tách ra khi chúng ta cắn nhẹ miếng bánh, chính là nhờ khâu cán bột rất thú vị đấy. Đảm bảo ăn 1 lần bạn sẽ muốn ăn lần thứ 2, 3,… bởi độ ngon và cảm giác lạ miệng. Có nguồn gốc từ Đài Loan, loại bánh trung thu này không chỉ đẹp mà còn có hương vị độc đáo, hấp dẫn. Từ người già tới trẻ nhỏ, chắc chắn ai cũng sẽ mê tít món bánh ngàn lớp này! Cùng học cách làm bánh trung thu ngàn lớp này nhé! Nguyên liệu: Phần bột nước: 40gr nước 120gr bột mì số 11 40-45gr bột đường 50gr bơ, để nhiệt độ thường Phần bột dầu: 50gr bơ, để nhiệt độ thường 100gr bột mì số 8 Phần nhân bánh và hỗn hợp phết bánh: 360gr nhân đậu đỏ 13 cái lòng đỏ trứng muối 1 chút vừng đen 1 cái lòng đỏ trứng gà Vài giọt xì dầu Cách làm: Phần bột nước: Bạn cho bơ vào tô rồi rây bột đường, bột mì sau đó cho nước và trộn đều nguyên liệu. Nhồi sơ qua cho hỗn hợp bột mềm, mịn mà không dính tay là được sau đó đậy kín lại và để bột nghỉ 15 phút, ta được phần bột nước. Phần bột dầu: Cho bơ vào tô rồi rây bột mì vào trộn đều bằng tay, bột sẽ dần dần mềm và hòa đều thành một khối, phần bột dầu bạn không nên trộn quá kỹ nhé, bọc kín lại và để bột nghỉ 15 phút. Trứng muối xếp ra khay nướng sau đó cho vào lò nướng đã được làm nóng sẵn ở nhiệt độ 160 độ C, nướng khoảng 7 -10 phút là trứng muối chín, bạn không nên nướng quá lâu sẽ làm cho trứng khô nhé, trứng vừa chín thì lấy ra khỏi lò rồi xịt 1 ít rượu trắng lên cho trứng muối có mùi thơm. Phần bột nước chia đều thành các miếng nhỏ khoảng 19gr 1 cái, phần bột dầu 11gr/cái, nắn thành hình tròn để các bước sau làm sẽ dễ dàng hơn. Ấn dẹt miếng bột nước sau đó lấy 1 miếng bột dầu cho vào giữa và túm lại cho kín sao cho cục bột được tròn trịa, bạn làm tương tự cho các miếng bột còn lại. Tiếp theo bạn lấy 1 cục bột đặt lên bàn và ấn dẹt sau đó dùng cây cán bột cán thành hình chữ nhật vừa mỏng, cuộn mép bột từ trên xuống ta sẽ được một miếng bột hình trụ tròn, các miếng bột còn lại cũng làm tương tự, vậy là bột được cán lần thứ 1. Đặt miếng bột lên bàn và cán lần thứ 2 sau đó cuộn lại, bậy giờ miếng ...

Bánh trung thu đang là sản phẩm hot nhất hiện nay, chắc chắn bạn cũng đang háo hức để được thưởng thức món bánh đặc sắc này. Nhưng hôm nay, mình sẽ dành cho bạn một bất ngờ với món bánh trung thu vị sữa Milo rất lạ miệng và dễ làm ngay tại nhà. Món bánh này đặc biệt thơm ngon và cực ít calo nên gia đình bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ngấy hay tăng cân. Hãy khám phá ngay nhé! Nguyên liệu 10g bột rau câu dẻo 3 gói Milo 700g cà rốt 600ml nước 50ml sữa đặc 60g đường 3 khuôn bánh flan 1 khuôn bánh Trung thu 1 khuôn rau câu hình tròn Cách làm 1. Làm nhân trứng muối bằng cà rốt Dùng máy ép lấy nước 700g cà rốt, nếu bạn không có máy ép có thể xay nhuyễn cà rốt rồi vắt lấy nước. Tiếp đến, cho vào 30g đường + 1 muỗng bột rau câu dẻo vào nước ép, khuấy đều hỗn hợp. Bắt nước cà rốt lên bếp, luôn khuấy đều tay để tránh rau câu bị khét, chờ nước sôi lên và vặn nhỏ lửa thêm 2 phút rồi đổ ra khuôn tròn. 2. Pha bột rau câu Cho 600ml nước vào nồi, đổ hết gói bột rau câu vào khuấy đều và chia làm 2 phần bằng nhau. Lấy một phần nước rau câu để làm vị Milo, cho 30g đường + 3 gói bột Milo và khuấy đều cho bột tan trong nước. Bắt lên bếp và khuấy cho đến khi nước rau câu Milo hòa tan hoàn toàn. Tiếp đến, dùng phần nước rau câu trong còn lại làm vị sữa. Đun sôi rau câu, vặn lửa nhỏ thêm vào 50ml sữa đặc, khuấy đều thêm 2 phút và tắt bếp. 3. Đổ rau câu Bạn lấy phần rau câu cà rốt ra khỏi khuôn. Đổ rau câu sữa vào khuôn bánh flan, đặt rau câu cà rốt vào giữa và đổ tiếp rau câu sữa ngập phần cà rốt. Tiếp tục, đổ rau câu Milo vào khuôn bánh Trung Thu, lưu ý chỉ đổ 1/3 khuôn bánh. Đợi đến khi cả 2 phần rau câu sữa và Milo đặc lại, bạn lấy rau câu sữa đặt vào giữa khuôn bánh Trung thu và tiếp tục đổ thêm nước rau câu Milo đầy khuôn bánh là bạn đã hoàn thành. Sau khi bánh đặc lại, bạn cho bánh trung thu Milo ra dĩa, cắt làm tư và dùng muỗng thưởng thức. Để hương vị đậm đà hơn bạn có thể rắc thêm một ít bột Milo lên trên mặt bánh tạo thêm phần hấp dẫn nhé! Vị ngọt từ sữa, vị béo của bột Milo và vị thanh mát của rau câu mang lại sự lạ miệng, thơm ngon và rất độc đáo. Để mùa Trung thu năm nay thêm phần mới mẻ, hãy dành một ít thời gian vào bếp làm ...

Mát lạnh lại có hương thơm ngào ngạt từ lá dứa và mứt, màu sắc đẹp mắt là ấn tượng đầu tiên khi bạn nhìn thấy bánh trung thu bằng thạch rau câu đấy. Dưới đây là cách làm bánh trung thu bằng thạch rau câu với màu sắc tươi tắn, ấn tượng, đặc biệt mát lạnh, ngạt ngào hương hoa quả. Nguyên liệu: Nguyên liệu làm lớp vỏ bánh trung thu màu hồng gồm: 40g đường, 15g bột thạch 100ml nước cốt dừa 250ml nước 60g mứt dâu (hoặc bạn chọn loại mứt ướt yêu thích khác) Nguyên liệu làm lớp nhân bánh trung thu màu trắng: 50g đường, 8g bột thạch, một vài hạt muối 100ml nước cốt dừa 200ml nước Vài lá dứa (loại lá dứa thường cho vào bánh, chè,… cho thơm) Nguyên liệu làm trứng muối giả màu cam: 40g đường, 5g bột thạch, vài hạt muối 1 củ cà rốt nhỏ 100ml nước cốt dừa 100ml nước Cách làm: Cà rốt đem rửa sạch, thái khúc nhỏ, luộc chín rồi cho cả nước lẫn cái vào máy xay cho nhuyễn. Tiếp đó, bạn cho đường và muối đã chuẩn bị vào khuấy đều với phần cà rốt vừa xay, đem đun sôi lên cho đường nhanh tan và đều hơn. Đổ thêm nước cốt dừa vào cho sôi đều thì bắc xuống để nguội khoảng 5 phút thì đổ 6g bột thạch vào khuấy tiếp. Đổ hỗn hợp vào khay đá tròn nhỏ như quả trứng để tạo thạch đông như lòng đỏ trứng muối. Nếu không có khuôn như thế, bạn có thể ghép hai khuôn nửa hình tròn lại với nhau cũng được hình cầu như mong muốn. Bạn cho lá dứa và nước đem đun sôi lấy hương thơm rồi vớt lá ra ngoài, cho 60g đường và muối vào khuấy đều tay. Tiếp đó, bạn cho thêm nước cốt dừa vào, đun cho đến khi sôi thì bắc xuống bếp, chờ mấy phút cho nguội bớt rồi cho bột thạch vào khuấy đều. Tiếp theo, đổ thạch trắng vào 1/3 khuôn bánh rồi thả từng nhân trứng muối giả đã làm vào chính giữa khuôn rồi đổ tiếp thạch trắng phủ lên hết quả trứng giả. Nếu làm bánh trung thu nướng, bạn cần làm lớp vỏ thạch bằng màu. Đun sôi nước lên, cho 40g đường vào khuấy đến khi đường tan hết thì cho tiếp 100ml nước cốt dừa vào cho sôi thì bắc xuống. Tiếp là cho mứt vào tiếp tục khuấy. Nếu bạn không còn thạch trắng thì hãy để riêng ra một ít để pha với bột thạch, phần còn lại đem hòa với mứt. Chờ khi nước mứt nguội thì lọc qua rây cho đỡ cặn rồi cho bột thạch rau câu vào khuấy đều. Đổ thạch vào 1/4 khuôn bánh. Nếu thích bánh có hai màu thì bạn chỉ cần đổ thạch hồng vào phần hoa văn, phần còn lại chờ thạch đông ...

Bánh trung thu keto giúp ngày Tết Trung Thu đoàn viên của các bạn sẽ trọn vẹn hơn, vẫn được giảm cân lại có thể cùng gia đình nhỏ thưởng thức một mẩu bánh kèm tách trà sum vầy không lo ngai gì cả. Nếu bạn có người thân những ai bệnh tiểu đường vẫn sẽ dùng được món bánh này nhé. Dù cách làm khó hơn so với bánh trung thu bình thường nhưng món bánh vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ như này rất đáng để bạn bỏ công sức và thời gian để làm dành tặng người thân và bạn bè. Nguyên liệu Phần vỏ bánh Bột hạnh nhân: 300gr Đường quả la hán (monka fruit blend): 80gr Bơ nhạt: 50gr Lòng đỏ trứng gà: 1 cái Whipping cream: 50ml (không có whipping thì thay bằng sữa tươi không đường) Nước trắng: 150ml Phần nhân bánh Có thể sử dụng các loại hạt dùng trong keto: hạt dưa, hạt điều, hạt bí, hạt vừng, hạnh nhân lát… Hạt dưa rang vàng: 50gr Hạt vừng rang vàng: 50gr Gà quay: 100gr Mỡ đường: 100gr Lá chanh: 10 lá cắt nhỏ Mứt bí keto: 50gr Lòng đỏ trứng muối Cách làm mỡ đường: Mua mỡ gáy để làm mỡ đường là phần ngon nhất, mỡ sẽ trắng và giòn. Mỡ rửa sạch, để thật ráo nước, thấm khô. Đem luộc chín, thái hạt lựu nhỏ, ướp mới đường quả la hán hoặc các loại đường ăn kiêng khác ( 200gr mỡ thì ướp với 100gr đường, phần mỡ đường nên ướp ngọt một chút), 5ml nước hoa bưởi, 5ml rượu trắng. Cách làm gà quay: Dùng phần đùi gà hoặc ức gà tuỳ ý, khoảng 200gr thịt gà xé nhỏ ướp (gà đã luộc chín) với: 1 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê bột nêm, 5gr đường ăn kiêng, 1/2 thìa cà phê màu điều cho đẹp. Ướp khoảng 15 phút cho ngấm gia vị, cho lên chảo đảo cho thịt hơi khô lại là được. Cách làm mứt bí keto: Bí đao chọn quả vừa già tới, không chọn quả non sẽ làm mứt không được giòn, quả già quá thì bị xốp. Chuẩn bị một chậu nước vôi trong (hoà vôi với nước, đợi phần bột vôi lắng xuống chắt lấy nứoc trong phía trên). Gọt vỏ bí, bỏ phần ruột bí, rửa sạch, thái hạt lựu, ngâm vào chậu nước vôi trong khoảng 5 tiếng. Đun sôi nồi nước cho vào 1/2 thìa cà phê phèn chua, đổ bí vào trần qua, chú ý nếu để bí lâu sẽ không giòn bị nhũn, vớt bí sớm quá sẽ bị sượng. Vớt bí ra để ráo nước, rải bí ra mẹt phơi chỗ thoáng gió hoặc nắng nhẹ khoảng 5-6 tiếng, thỉnh thoảng lật bí, bí hơi se lại là đạt. Cho 100gr đường la hán và 200ml nước vào chảo, đổ 200gr bí vào sên ...

Với nguyên liệu dễ tìm và cách làm không quá cầu kỳ, không cần lò nướng, bánh trung thu khoai lang sẽ là sự lựa chọn thích hợp để mâm cỗ Trung thu thêm màu sắc và hương vị. Bánh trung thu khoai lang với hương vị ngọt bùi của khoai lang kết hợp với nhân đậu xanh béo ngậy tạo nên một món bánh ngon và lạ miệng. Cách làm món bánh trung thu này rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và một chút khéo léo là có thể tự tay làm được rồi. Nguyên liệu: 500g khoai lang tím Đà Lạt 200g đỗ xanh 50ml kem tươi (whipping cream) 75ml sữa đặc 40g đường Cách làm: Đầu tiên, bạn ngâm đậu xanh trước ít nhất là 4 tiếng cho đậu xanh mềm để lúc sau bạn nấu sẽ nhanh hơn nhé, sau đó bạn đem đãi sạch vỏ đậu đi để ráo nước. Bạn cho đậu xanh vào nồi, thêm một ít dầu ăn và muối rồi đồ chín đậu. Còn với khoai lang tím thì sơ chế sạch sau đó cho khoai lang tím vào lò vi sóng quay lên trong khoảng 5 phút, nếu không có bạn có thể luộc khoai cho chín, mềm nhừ là được nhé. Cho đậu xanh vào giã nhuyễn đậu thêm một ít đường vào rồi cho lên chảo xào qua. Để chúng thấm đều vào nhau nhé. Bây giờ bạn chia đậu thành các viên bằng nhau, mỗi viên khoảng 30gr. Bạn giã nhuyễn khoai lang đã chín ra một tô lớn, sau đó cho thêm kem tươi và sữa đặc vào trộn cùng khoai lang để hỗn hợp mịn và tạo thành một khối. Bạn múc một lượng khoai vừa đủ, dàn đều rồi cho nhân đậu vào, bọc kín lại. Bôi thêm một ít dầu vào khuôn để chống dính, cho bánh vào ép chặt là được. Bạn nên ép thật chặt bánh nhé để bánh ra có hình dáng đẹp mắt và sắc nét. Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh trung thu khoai lang siêu ngon này rồi. Cực kì nhanh phải không nào! Cách làm bánh trung thu khoai lang có ưu điểm là không dễ bị ngán như bánh trung thu bình thường, khi ăn vị khoai lang thơm và béo béo cực kì thích, lại còn ít kalo hơn, thích hợp cho những người muốn ăn kiêng, làm đẹp giữ dáng. Thử đổi vị cho cả nhà trong mùa Trung thu này nhé, đảm bảo cả nhà sẽ thích thú cho mà coi. Chúc bạn làm thành công!

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn đến bạn cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành. Đây là một món bánh ngon, với sự kết hợp tuyệt vời của sữa đậu nành với thạch sương sáo tạo nên một món bánh mát lạnh với hương vị mới lạ và hấp dẫn khiến cho bất cứ ai thưởng thức cũng rất thích thú. Đặc biệt bánh chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe, nếu bạn đang muốn giảm cân thì món bánh này là một lựa chọn rất tốt đấy! Nếu vẫn chưa thể tin thì hãy vào bếp thực hiện cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành cùng mình nhé! Nguyên liệu: Nhân sương sáo: Nước: 250ml Đường: 50g Bột rau câu agar: 5g Lá nếp: 2 lá Thạch sương sáo tươi (bột sương sáo): 100g Phần vỏ đậu nành: Sữa đậu nành: 500ml Sữa tươi: 125ml Đường: 45g Bột rau câu agar: 10g Cách làm: Để thực hiện cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành, đầu tiên bạn đo và chọn những chiếc ly nhựa đáy tròn có kích thước bé hơn kích thước lòng trong khuôn làm bánh nha. Bạn cắt nhỏ thạch sương sáo tươi và thắt nút lá nếp. Bỏ lá nếp vào nồi nước đã hòa tan đường, bột agar và đun ở mức lửa vừa. Chú ý bạn cần khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và vớt lá nếp ra. Bước tiếp theo là cho sương sáo tươi vào nồi và dùng thìa khuấy đều trong thời gian vài phút. Đến khi thu được hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn thì bạn rót ra từng ly nhỏ làm “nhân bánh” nha. Bạn đợi các ly sương sáo nguội bớt rồi đặt vào tủ lạnh cho thật đông. Tiếp đó, bạn tách sương sáo ra đĩa. Lấy dao khía thật nhẹ tay lên mặt để sau này phần nhân và vỏ dính chặt với nhau hơn nha. Sau đó, bạn trộn đều tất cả nguyên liệu làm “vỏ bánh” vào nồi rồi đun sôi ở mức lửa vừa. Bạn nhớ vừa đun vừa khuấy đều tay kẻo hỗn hợp bị cháy và vón cục nha! Bây giờ bạn nhẹ nhàng rót hỗn hợp thạch sữa đậu nành vào ½ khuôn bánh. Đợi một lúc cho phần vỏ này hơi se mặt thì nhẹ nhàng đặt các viên nhân sương sáo vào giữa nhé. Cuối cùng, bạn rót phần vỏ sữa đậu nành còn lại vào đầy khuôn, đặt vào tủ lạnh cho đông là hoàn thành. Chúc bạn thành công với cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành mới lạ nhé!

Cứ mỗi dịp Trung Thu về là mọi người thường vào bếp làm những chiếc bánh Trung Thu xinh xắn và ngon miệng cho cả gia đình mình thưởng thức. Tuy nhiên để có được một chiếc bánh đẹp, đúng chuẩn và không bị hư khi thực hiện thì không phải ai cũng làm được. Bài viết sau sẽ chỉ các bạn một số lỗi thường gặp như bánh trung thu bị ướt vỏ, nứt, phồng, chảy xệ khi nướng… và cách khắc phục khi làm bánh Trung Thu nhé! 1. Bánh sau khi nướng bị khô cứng Tình trạng gặp phải là vỏ bánh sau khi nướng để qua ngày vẫn không mềm và bị khô. Nguyên nhân: Nướng bánh quá kỹ, hoặc nướng nhiệt độ quá cao. Phần nước đường bánh nướng nấu quá đặc. Bên cạnh đó, còn có 1 nguyên nhân khác nếu là bánh nhân đậu thì phần nhân không đủ dầu, nhân bị khô dẫn đến dầu không thấm ra vỏ bánh làm bánh bị cứng. Cách khắc phục: Tùy theo kích cỡ của bánh mà chọn nhiệt độ nướng thích hợp, thông thường dao động từ 190 – 200 độ C. Nếu lò nhà bạn nhiệt quá cao khi nướng có thể dùng giấy bạc che bên trên bánh. Kiểm tra lại phần nước đường xem có quá đặc hay không bằng cách nhỏ vào 1 chèn nước, nếu nước đường gom thành cục và không tan được nghĩa là đã quá đặc, bạn cần làm lại phần nước đường khác trước khi làm bánh nướng. Nếu bánh nhân đậu, kiểm tra lại phần nhân đã đủ lượng dầu cần thiết chưa, nhân đậu đủ dầu sên xong phải mềm dẻo, mịn và không khô. 2. Bánh nướng bị ướt phần vỏ Bánh sau khi nướng để bên ngoài 1 – 2 ngày có dấu hiệu ướt, sờ tay vào có cảm giác dính dính. Nguyên nhân: Nước đường nấu chưa đạt yêu cầu, nấu để chưa lâu đã dùng làm bánh nướng. Lúc nướng xịt nước quá nhiều trong lò. Hỗn hợp phết mặt bánh nướng sử dụng quá nhiều nước đường. Cách khắc phục: Nước đường đúng chuẩn làm bánh nướng phải để từ 1 – 2 tuần mới nên sử dụng. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể mua nước đường nấu sẵn. Khi nướng hạn chế xịt quá nhiều nước trong lò để làm ẩm bánh. Hỗn hợp quét mặt bánh hạn chế hoặc cho rất ít phần nước đường. 3. Bánh bị nhanh chua, thiu, mốc Bánh sau khi để 1 – 2 ngày có mùi hôi, thiu, xuất hiện nấm mốc trên mặt bánh. Nguyên nhân: Nguyên liệu làm bánh có thể không tươi mới. Lượng đường sử dụng trong bánh quá ít. Bánh bị ướt, khi bảo quản trong túi ni lông không thoát khí được cũng làm bánh mau thiu. Cách khắc phục: Lựa chọn những nguyên liệu tươi, ngon, sạch nhất ...

Tết Trung thu (hay còn gọi là Rằm tháng 8) là ngày Tết thiếu nhi, biểu tượng cho tình thân đoàn viên. Trong ngày này, các em nhỏ sẽ được người lớn tặng đồ chơi (đèn ông sao, mặt nạ, tò he,…), được quây quần cùng phá cỗ đêm trăng. Ngoài bánh dẻo, bánh nướng là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Trung thu của người Việt thì mâm ngũ quả cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách bày mâm ngũ quả Trung thu vừa nhanh, vừa đơn giản lại vô cùng đẹp mắt nhé. Các loại quả phổ biến trong mâm cỗ Trung thu Mâm cỗ Trung thu của người Việt ở cả hai miền Nam, Bắc thường có sự khác khau: Nếu như người miền Bắc dùng quả chuối, quả bưởi làm loại quả quan trọng nhất để dâng lên bàn thời tổ tiên thì người miền Nam lại kiêng dùng loại quả này vì từ “chuối” phát âm gần giống từ “chúi” (biểu hiện sự nguy khó). Người miền Nam cũng không sử dụng quả cam vàng để bày mâm ngũ quả mà thay vào đó là những loại trái cây đâm chất nhiệt đới: mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, dứa… Đặc biệt là không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ, vỏ xanh tượng trưng cho sự tinh khiết, lòng trung nghĩa của người phương Nam. Nhìn chung mâm ngũ quả của người miền Nam thường cầu kỳ hơn người Bắc. Gọi là mâm ngũ quả nhưng bạn có thể sử dụng 5, 7 hoặc 9 loại quả tùy theo sở thích. Mỗi loại sẽ có một ý nghĩa nhất định, ví như quả bưởi tượng trưng cho sự tốt lành, quả hồng đỏ tượng trưng cho niềm tin, hy vọng, quả lựu mang đến ngọt ngào, may mắn,…. Khi kết hợp các loại quả với nhau để tạo thành mâm ngũ quả, người làm phải chú ý đến màu sắc của hoa quả. Nên có cả quả xanh và quả chín vì màu xanh mang tính âm, màu quả chín mang tính dương, tượng trưng quy luật âm dương của vũ trụ. Khi xếp hoa quả thì nên cho loại quả cứng thì xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên. Bạn có thể sử dụng băng dính để cố định các loại quả phía dưới rồi xếp các loại quả khác lên trên. Để làm cho mâm ngũ quả của gia đình được độc đáo hơn, bạn có thể tự tay cắt tỉa các hình thù đẹp bắt từ các loại quả quen thuộc như những chú chó từ tép bưởi, những chú thỏ, heo làm từ quả bưởi, những chú cá từ quả thanh long. Cách làm một số hình thù đặc biệt 1. Làm chó bưởi từ múi Nguyên liệu 1 loại quả hình tròn để làm đầu chó: cam, táo, lê… 1 ...

Hình ảnh chiếc bánh trung thu truyền thống với lớp vỏ nướng nâu bóng thơm mềm, hay dẻo dai trắng đục dường như đã in sâu vào tâm trí của ấu thơ mỗi người chúng ta. Theo thời gian, những món ăn xưa cũ cũng dần được đổi mới về hương vị, thành phần chế biến để thổi một làn gió mới, giúp món ăn ấy trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bánh trung thu đông sương, hay bánh thạch rau câu trung thu, cũng vì lẽ ấy mà xuất hiện. Vẫn giữ nguyên hình dáng ấy, ý nghĩa vẹn toàn cho ngày lễ đoàn viên mùa thu, bánh còn mang vị mát lạnh, giòn giòn, ngọt dịu như một món tráng miệng giúp tâm hồn con người ta trở nên khoan khoái, nhẹ nhàng hơn khi cùng nhau ngắm trăng tròn. Cách làm bánh trung thu đông sương mát lạnh đơn giản với nhiều hương vị mới lạ sau đây sẽ là gợi ý hoàn hảo để bạn đánh bại cái nóng mùa hè bức bối này. 1. Cách làm bánh trung thu rau câu socola nhân “trứng muối” Nguyên liệu Nguyên liệu làm thạch lòng đỏ trứng muối: 1 hộp bột rau câu agar-agar 400 ml nước lọc 150 gram bí ngô (đã gọt vỏ, thái miếng nhỏ, hấp 15 phút cho chín và nghiền nhuyễn) Khay nước đá hình tròn Nguyên liệu làm phần thạch sữa: 1 hộp bột rau câu agar-agar 400 ml sữa tươi có đường Các cốc giấy (chiều cao khoảng 1 cm) Nguyên liệu làm thạch bánh trung thu vỏ socola: 1 hộp bột rau câu agar-agar 1 muỗng canh bột cacao chất lượng 400 ml sữa tươi có đường Khuôn bánh trung thu rau câu khay đá hình tròn silicon Cách làm Đổ nước lọc vào nồi, cho bí ngô đã xay nhuyễn vào đun và khuấy đều. Hỗn hợp bí đỏ dần nóng lên, từ từ đổ bột rau câu agar-agar vào, vẫn quấy đều tay. Nước rau câu sôi, bạn khuấy đều hỗn hợp thêm 2 phút thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp nước thạch vào khay đá, đợi nguội thì cho vào ngăn đông tủ lạnh. Khoảng 1 tiếng sau, lấy ra và bắt đầu làm lớp thạch sữa. Đổ sữa tươi vào nồi, nấu sôi. Vừa khuấy sữa, vừa từ từ thêm bột agar-agar vào. Đợi hỗn hợp thạch sữa sôi lần nữa, để thêm 2 phút thì tắt bếp. Hỗn hợp rau câu nguội hoàn toàn mới đổ vào 1/3 cốc giấy. Lấy rau câu bí ngô (nhân “trứng muối) ra khỏi tủ lạnh, đặt từng viên thạch vào cốc giấy. Sau đó, cũng đặt các cốc giấy này vào ngăn đông tủ lạnh, khoảng 1 tiếng sau lấy ra chế biến tiếp lớp vỏ bánh. Khuấy sữa và bột cacao trong một cái nồi nhỏ, bắc lên bếp, đun sôi. Vừa khuấy đều sữa cacao, vừa đổ phần bột agar-agar vào, nấu sôi thêm ...

Mỗi mùa Trung Thu tới là các chị em lại có dịp trổ tài làm những chiếc bánh Trung Thu xinh xắn, thơm ngon hấp dẫn chiêu đãi cả nhà mình. Để làm được những chiếc bánh ngon, đẹp thì cần phải có những bí quyết sau đây. 1. Chọn nước đường nướng bánh đúng chuẩn Nước đường là thành phần quan trọng nhất trong bánh Trung Thu nướng. Nước đường nướng bánh phải được nấu trước tầm 3 – 4 tuần mới đem ra sử dụng. Việc dùng nước đường mới nấu làm bánh sẽ rất dễ làm bánh hỏng, màu sắc không đẹp… Tuy nhiên nếu thời gian gấp rút chưa chuẩn bị kịp thì bạn vẫn có thể áp dụng bí quyết nấu nước đường sau đây có thể dùng sau 2 tuần nấu. Thành phần không thể thiếu của nước đường: – Có thể sử dụng đường trắng hoặc đường nâu để nấu nước đường nhưng không nên dùng đường thốt nốt để nấu vì mùi sẽ rất hăng, ảnh hưởng tới mùi vị của bánh. – Chanh hoặc dứa (thơm) cũng được sử dụng để nấu cùng nước đường để tăng hương vị cũng như giúp vỏ bánh thơm hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng chanh thì bạn nên sử dụng chanh vàng để không bị đắng nước đường nhé. – Nhiều người có thể cho thêm nước tro tàu nhưng để đảm bảo an toàn thì trong nước đường các bạn không nên cho nước tro tàu cũng không ảnh hưởng tới mùi vị cũng như chất lượng của bánh. – Mạch nha cũng là một yếu tố giúp nước đường bánh nướng được thơm ngon. Mạch nha đóng vai trò làm mềm và sánh nước đường. Nếu sử dụng mạch nha, bạn nên mua mạch nha dạng sệt, trong suốt. Bí quyết nấu nước đường bất bại sau 2 tuần là có thể sử dụng Nguyên liệu: – 500g đường nâu (nên sử dụng đường nâu Hàn Quốc sẽ thơm hơn) – 500g đường cát trắng – 600 ml nước lọc – 1 trái chanh vàng hoặc 500g dứa (thơm) – 30 ml mạch nha Cách nấu: Bước 1: Đun sôi 600 ml nước trong 1 cái nồi tới khi sôi. Lấy 1 cái nồi khác trộn đều 2 loại đường lại với nhau. Sau đó từ từ chế nước sôi vào nồi đường và khuấy đều cho đường tan hết. Bước 2: Bắt nồi nước đường lên bếp nấu ở lửa lớn tới khi sôi lăn tăn, tạo bọt trắng thì hạ lửa xuống vừa, hớt bọt. Bước 3: Cho nước cốt chanh vàng vào (khoảng 70 ml), nếu dùng thơm thì bạn cũng nên cho khoảng 15 ml nước chanh vào nấu liu riu trong khoảng 60 phút.Nước chanh sẽ giúp cho nước đường của bạn không bị kết tinh. Bước 4: Tiếp đó mới cho vỏ chanh vàng (nếu nấu bằng chanh) hoặc thơm (nếu nấu bằng thơm) vào nấu ...

Với biến tấu mới mẻ và cực hay ho này, những chiếc bánh trung thu sẽ trở nên rất hấp dẫn, làm quà tặng khách thì còn gì bằng! Nguyên liệu: 130 gr bột sắn dây 50 gr tinh bột đậu xanh 500 ml nước lá dứa ( 10 lá dứa +600 ml nước + vài giọt nước cốt chanh xay nhuyễn lọc lấy nước) 60 gr đường 1 chút xíu muối 50 gr dừa non bào sợi Ghi chú: Cho vài gịọt nước cốt chanh vào xay cùng lá dứa là vì muốn giữ màu xanh lá dứa. Phần nhân: 150 gr đậu xanh không vỏ 50 gr dừa non bào sợi 100 gr đường 1/3 muỗng cà phê muối 1/2 muỗng cà phê vanilla hay tinh dầu hoa bưởi Thực hiện: Bước 1: Đậu xanh vo sạch , cho vào nồi đổ khoảng 500 ml nước cùng chút muối, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Cứ nấu cho đến khi đậu chín mềm/nhừ, nước cạn thì tắt bếp. Bây giờ cho hết phần đậu nấu chín vào chảo không dính cùng với đường, bắc lên bếp sên, khi tất cả quyện thành một khối dẻo thì cho vanilla và dừa non bào sợi vào trộn đều, sên thêm 5-7 phút nữa trước khi tắt bếp. Chờ nhân nguội thì vo viên nhỏ khoảng 35-40 gr đè hơi dẹp. Bước 2: Cho hết 2 loại bột vào nồi cùng vời đường + muối + nước lá dứa và dừa non bào sợi, hòa tan, bắc lên bếp khuấy trùng. Vừa nấu vừa khuấy liên tục để bột không bị vốn cục. khi thấy hỗn hợp bột bắt đầu hơi sánh sánh là tắt bếp.( không được để bột quá sánh, đổ khuôn sẽ không ra hoa văn). Bước 3: Đổ ít bột vào khuôn bánh trung thu đã xịt/ thoa dầu, sau đó cho nhân (bước 1) vào . Cuối cùng là lớp bột đổ đầy khuôn. Bước 4: Nấu 1 nồi nước, chờ nước sôi thì xếp các khuôn bánh lên xửng, đậy nắp hấp khoảng 15 phút là bánh chín trong. Tắt bếp, lấy bánh ra để nguội hoàn toàn trước khi tách bánh ra khỏi khuôn. Trình bày : Bánh Trung Thu xu xê cho ra dĩa, món này ăn chơi hay làm món tráng miệng rất ngon. Đặc biệt làm quà biếu người thân nhân mùa Trung Thu sắp đến cũng rất tuyệt vời.

Bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm kiểu truyền thống vẫn luôn được lòng người thưởng thức nhất. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn có thể tự tay trổ tài làm bánh ngay tại bếp nhà mình. Gần đến rằm Trung thu, còn gì tuyệt vời hơn là có thể tự tay làm những mẻ bánh thơm ngon cho cả gia đình thưởng thức. Dưới đây là hướng dẫn cách làm bánh Trung thu nướng nhân thập cẩm đơn giản nhất. Nguyên liệu Phần nhân thập cẩm: 100 gram hạt điều rang chín 100 gram vừng trắng rang chín 100 gram hạt dưa bóc nõn rang chín 150 gram lạp xưởng 150 gram mứt bí 100 gram mứt sen 100 gram mỡ đường Lá chanh xắt nhỏ Phần nước sốt trộn nhân: 20 gram đường bột 40 gram nước lọc 50 gram Corn syrup (mật ngô) 5 ml hắc xì dầu 10 ml dầu mè 20 ml rượu mai quế lộ Vài thìa bột bánh dẻo Phần vỏ bánh nướng: 200 gram nước đường bánh nướng 50 ml dầu thực vật 1/4 teaspoon (0,25 gram) baking soda (muối nở) 300 – 320 gram bột mì đa dụng, rây mịn Dụng cụ: Bát tô sạch Khuôn bánh nướng Lò nướng Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu phần vỏ bánh (trừ bột mì) vào một bát tô sạch rồi trộn đều với nhau. Để nghỉ ít nhất 4 tiếng trước khi làm bánh. Cho tất cả nguyên liệu trong nước sốt trộn nhân (trừ phần bột bánh dẻo) vào bát tô sạch, trộn đều cho tan đường. Thái hạt lựu tất cả các nguyên liệu ở phần nhân bánh, lá chanh thái sợi. Cho nhân bánh vào một bát tô to. Cho từ từ nước sốt đã trộn đều ở trên vào, rồi cho từng thìa bột bánh dẻo vào, vừa cho vừa trộn đều. Nếu nắm thử các nguyên liệu còn rời rạc thì cho thêm rượu hoặc mật ngô vào, nếu ướt quá cho thêm bột bánh dẻo. Trộn cho đến khi các nguyên liệu nắm thành viên tròn là được. Cho phần nước đường bánh nướng đã chuẩn bị vào phần vỏ bánh, trộn đều thành khối mịn dẻo là được, để bột nghỉ 30 phút ở nơi kín gió. Phần vỏ bánh với nhân có tỷ lệ là 1:2, tức là 1 phần vỏ thì 2 phần nhân, chia nhân và vỏ thành các phần và nặn thành viên tròn. Với bánh có trọng lượng 150g thì vỏ bánh sẽ là 50g, nhân bánh là 100g. Lấy từng phần vỏ bánh, cán mỏng vỏ bột. Cho từng phần nhân bánh vào giữa, nặn bánh sao cho phần vỏ ôm vừa khít phần nhân. Rắc 1 chút bột áo vào bột đã vê và cho 1 ít vào khuôn để chống dính. Dùng tay ấn kỹ để bánh có độ sắc nét. Chuẩn bị khay đã lót giấy nến. Đặt bánh vào khay nướng và nướng ...

Sử dụng nguyên liệu bột trà xanh để làm bánh trung thu đang là mốt được ưa chuộng cho mùa trung thu năm nay vì hương vị lạ, thanh mát và tốt cho sức khỏe. Tết trung thu đã đến gần có điều gì tuyệt vời hơn khi tự tay chúng ta làm những chiếc bánh thơm ngon cho cả gia đình thưởng thức. Hãy cùng khám phá cách làm bánh trung thu trà xanh mới lạ ngay tại ngôi nhà của mình mà không cần đến các cửa hàng mua bánh về nhé. Nguyên liệu Bột mì: 150gam Bột trà xanh: 10gam Nước đường: 90gam Nhân đậu xanh hoặc hạt sen nhuyễn: 250gam Sữa tươi không đường: 30ml Cách làm Để có cách làm vỏ bánh trung thu mềm, đầu tiên các bạn trộn đều bột mì với bột trà xanh, rồi đổ nước đường vào nhào đến khi có thể nặn được. Muốn có màu đẹp mắt các bạn có thể cho ít phẩm màu xanh vào nước đường. Sau đó bọc bột lại bằng màng co cho vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 60 phút. (để đảm bảo an toàn thực phẩm các bạn lên sử dụng màng bọc thực phẩm có bán tại các siêu thị) Chia bột và nhân thành các phần bằng nhau. Nếu làm bánh nước thường nhân và vỏ sẽ bằng nhau hoặc vỏ ít hơn nhân một ít. Dùng chai sành hoặc dụng cụ cán bột, cán mỏng bột và đặt nhân vào giữa rồi vo thật tròn lại. Quét một chút dầu ăn vào khuôn, cho bánh đã vo tròn trước đó vào khuôn và ấn thật chặt. Sau đó gỡ từ từ bánh ra khỏi khuôn làm bánh. Sau khi đã tạo khuôn cho bánh xong, chuẩn bị lò nướng và chỉnh nhiệt độ là 180 độ C. Nướng bánh trong khoảng thời gian là 8-10 phút Khi bánh chín có mùi thơm thoang thoảng của bánh thì lấy bánh ra, quét đều sữa tươi lên rồi cho bánh vào nướng thêm trong khoảng thời gian là 9-10 phút. Hoặc bạn có thể nướng đến khi bánh chín hẳn. Những lưu ý khi làm bánh trung thu trà xanh Khi trộn bột mỳ cần đảo đều và nặn bánh cần cán mịn bột. Bởi như vậy phần vỏ bánh sẽ dẻo hơn ăn sẽ ngon hơn. Trước khi cho bánh trung thu đậu xanh vào lò thì xịt thêm một ít nước trên về mặt bánh để bánh không vị vỡ hoặc nứt bánh khi nướng. Khi nướng bánh cần chú ý bánh không nhất thiết phải theo đúng thời gian hướng dẫn, các bạn cần theo dõi quá trình nướng bánh vì tránh trường hợp làm khuôn bánh nhỏ quá và to quá khiến bánh chín nhanh và cũng có thể là lâu chín hơn. Cách bảo quản: Bánh vớt từ lò ra đóng hộp khoảng 2 ngày là ăn được. Bánh trung thu trà xanh sẽ ...

Mùa bánh Trung thu đã đến. Dù rất thích ăn bánh Trung thu nhưng những người ăn kiêng (như chế độ ăn low-carb) hoặc những người có vấn đề sức khỏe cần kiêng bột không dám ăn nhiều. Để thưởng thức bánh Trung thu mà không cần phải lo lắng về vấn đề này, bạn có thể làm bánh Trung thu từ đậu xanh. Theo Đông y, đậu xanh tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt. Để vỏ bánh Trung thu mịn, bạn nên dùng đậu xanh tách vỏ nhé. Nguyên liệu: Đậu xanh tách vỏ: 250gr Bơ: 40gr Dầu thực vật: khoảng 50ml Đường: 110gr Một chút muối Bột matcha: 5 – 8gr Phần nhân bánh, bạn có thể dùng bột đậu đỏ đã nấu chín (tùy thích). Cách làm Ngâm đậu xanh qua đêm. Rửa sạch đậu xanh và để ráo. Đổ đậu xanh vào nồi áp suất, đổ nước cao hơn mặt đậu khoảng 3 – 4 cm. Nấu chín đậu xanh. Sau đó, nghiền đậu xanh đã nấu chín cho thật nhuyễn và mịn. Bật lửa ở mức trung bình, cho đậu xanh vào chảo chống dính, cho thêm bơ và dầu thực vật rồi đảo đều tay. Cho thêm đường vào chảo đậu xanh khi dầu đã hòa quyện cùng với đậu. Đun đến khi hỗn hợp đậu xanh có độ sệt, dính thì tắt bếp. Chia hỗn hợp đậu xanh thành 2 phần bằng nhau. Ở một phần hỗn hợp đậu xanh, cho thêm 5 – 8gr bột matcha vào, trộn đều để có khối bột màu xanh. Đổ hỗn hợp bột vào rây lọc, dùng thìa ấn mạnh để bột chảy qua rây. Cách này sẽ giúp vỏ bánh Trung thu mịn hơn. Sau đó, chia hỗn hợp bột thành những phần nhỏ, khoảng 30 – 40gr. Nếu bạn muốn bánh Trung thu có kích thước đều nhau, hãy dùng cân để chia bột, hoặc dùng thìa để đong đếm. Nhân bánh có thể dùng 10gr bột đậu đỏ đã nấu chín (tùy chọn). Dàn đều, trải mỏng miếng bột đậu xanh, gói nhân lại rồi viên tròn. Sau đó, dùng khuôn bánh Trung thu 50gr để định hình bánh. Bạn cần cho bột vào khuôn bánh Trung thu khi hỗn hợp bột không còn nóng nhưng vẫn còn ấm. Sau khi bánh nguội hoàn toàn, bạn nên cho bánh vào trong những túi nhỏ, dán kín để bảo quản. Bánh Trung thu vỏ đậu xanh có thể bảo quản được khoảng 1 tuần. Lưu ý: Để làm bánh trung thu cho người ăn chay, bạn có thể thay thế bơ bằng dầu thực vật. Chúc bạn thành công với công thức bánh trung thu vỏ đậu xanh ngon, lạ nhé!

Khi nhắc đến bánh trung thu nhân ngọt hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến nhân đậu xanh. Thế nhưng vẫn còn nhiều loại khác như khoai môn, đậu đỏ, hạt sen với vị ngọt thanh bùi bùi mà bạn nên thử ít nhất một lần đấy. 1. Nhân khoai môn đậu trắng Luộc chín khoai môn và đậu trắng, bỏ vỏ và cắt nhỏ. Cho khoai môn, đậu trắng, 300ml nước luộc, 50ml nước lá cẩm vào máy xay thành hỗn hợp mịn. Lọc hỗn hợp, thêm đường và 1/3 dầu dừa vào khuấy đều tay, đun lửa vừa. Sau 5 phút cho 1/3 số dầu dừa còn lại vào. Tiếp tục sên trong 5 đến 10 phút nhân quyện lại thì cho số dầu dừa còn lại vào, khuấy đều sao cho hỗn hợp hơi sệt lại là được. Pha bột mì và 40ml nước lọc cho vào chảo nhân, khuấy đều. Hạ lửa nhỏ tiếp tục sên đến khi nhân kết lại thành khối mịn. Để nhân nguội rồi vo thành viên là có thể sử dụng được. 2. Nhân đậu đỏ Ngâm đậu từ đêm hôm trước, sau đó rửa sạch, đổ nước ngập đậu và luộc chín. Xay nhuyễn đậu và 300ml nước luộc, lọc bỏ bã. Khấy đều nước đậu, đường và 30ml dầu dừa với lửa nhỏ. Sau 5 phút cho số dầu dừa còn lại vào. Tiếp tục sên đến khi nước bốc hơi, nhân đặc sệt lại. Pha bột mì vớ 30ml nước lọc cho vào chảo. Hạ lửa xuống mức nhỏ nhất, sên nhân thành khối, mịn dẻo nhưng vẫn giữ trụ cứng cáp là được. Để nhân nguội và vo thành viên. 3. Nhân hạt sen nhãn nhục Cho hạt sen vào nồi luộc chín. Xay nhuyễn hạt sen và nước luộc. Càng nhiều nước sẽ càng dễ xay hạt sen mịn hơn. Lọc bỏ bã, thêm đường và 30ml dầu dừa vào chảo khuấy đều. Sên khoảng 5 phút cho phần dầu dừa còn lại vào, tiếp tục đảo đều trong 10 phút. Pha bột mì với 30ml nước lọc, cho tất cả vào chảo, bạn sẽ thấy nhân đặc lại rất nhiều. Long nhãn (nhãn nhục) ngâm nước ấm, rửa sạch, cắt hạt lựu cho vào chảo. Hạ nhỏ lửa sên đến khi nhân quyện lại thành khối mịn dẻo, không dính tay là được. Để nhân nguội rồi vo thành viên là có thể sử dụng được. Lưu ý khi sên nhân ngọt Nhân khoai môn đậu trắng mềm hơn nhiều so với nhân đậu, do đó bạn có thể thêm bột bắp vào nếu muốn nhân có độ rắn hơn. Nhân hạt sen nhãn nhục có thể dùng cả hạt sen tươi lẫn khô, tuy nhiên nếu dùng hạt sen khô bạn nên ngâm với nước ấm trước khi sên nhân 2 giờ. Luôn sên ở nhiệt độ thấp nhất, tránh việc dầu tươm ra ngoài. Đảo đều tay, tránh tình trạng nhân bị cháy khét ...

Trong đêm hội trăng Rằm, không thể thiếu chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân và đặc biệt là mâm cỗ trung thu. Để độc đáo, nhiều bạn mách nhau cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất để giúp cả nhà có một mâm cỗ Trung Thu đẹp cúng tổ tiên và phá cỗ trông trăng. Cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp không phải ai cũng biết. Với hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có mâm cỗ Trung Thu thật bắt mắt cho đêm hội trăng Rằm thêm ý nghĩa. Ý nghĩa của mâm cỗ trung thu Theo truyền thống của người Việt Nam, cả năm có một ngày Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu. Đây chính là dịp để gia đình được tụ họp, con cháu quây quần, dâng lên tổ tiên những nén hương thơm và đợi đúng đến tối, khi chị Hằng đẹp nhất, mọi người phá cỗ trông trăng. Mâm cỗ Trung Thu truyền thống của người Việt Nam đủ đầy gồm những loại hoa quả đặc trưng vùng miền đặc trưng của mùa thu. Trong đó không thể không kể đến quả bưởi xanh mọng nước, quả hồng đỏ và hồng ngâm rực rỡ, trái thanh long thanh mát, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng… Và để đẹp mắt nhất, nhiều gia đình lại chia sẻ với nhau cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất để mâm quả của gia đình thêm rực rỡ, đậm hương sắc mùa thu. Nếu xét riêng ra, mỗi loại quả được chọn để bày mâm cỗ Trung Thu đẹp đều có những ý nghĩa riêng vô cùng sâu sắc. Quả bưởi tượng trưng cho những điều may mắn. Quả lựu mang ý nghĩa sinh sôi, quả na mang lộc ở, quả hồng mang hi vọng, quả dưa đỏ cầu bình an cho cả nhà. Chính vì vậy, học được cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất để cầu mong sự may mắn và thịnh vượng cho mỗi gia đình Việt. Cách bày mâm cỗ trung thu đẹp nhất Để học được cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất, các bạn phải chú ý đến việc bày biện các loại hoa quả, bánh trái để làm sao bố trí màu sắc cho đan xen nhau hài hòa. Các loại hoa quả đều rất rực rỡ, nhưng chúng đều được phân ra làm màu nóng và màu lạnh. Màu lạnh mang tính âm, màu nóng mang tính dương. Cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất hiện nay, trọng tâm nhất là chú chó được làm bằng tép bưởi. Làm chú chó bằng bưởi vô cùng nhanh chóng mà đẹp mắt. Bưởi tách ra thành múi, bóc để các tép bưởi tỏa ra, đính xung quanh quả cam, khúc chuối làm thân chó bưởi, mắt được gắn thêm quả nho hoặc hạt đậu đen… rất sinh động. Ngoài chú chó bằng bưởi ra, bạn tiếp ...

So với các loại nhân đậu thì cách làm nhân khoai cho bánh trung thu hơi “khoai” hơn một chút. Vì khoai rất mềm dẻo nên nếu không cẩn thận thì khoai có thể chảy mềm khi nướng trong lò, làm cho vỏ bánh nướng bị sệ hoặc thành bánh phình ra ngoài. Bạn muốn làm bánh trung thu nhân khoai môn tại nhà nhưng lại không biết cách làm? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh trung thu nhân khoai môn, vừa dẻo mềm lại vô cùng thơm ngon. Nếu bạn muốn tự tay mình làm những chiếc bánh xinh xắn để biếu tặng cho người thân và bạn bè vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Nguyên liệu Phần vỏ bánh 400g bột mì 2 quả trứng gà 2kg đường trắng, 1 muỗng cafe mạch nha 50ml nước, 600ml nước đun sôi 2 quả chanh tươi, nhiều nước 80ml dầu ăn Phần nhân bánh 500g khoai môn 220g đường trắng 60ml dầu ăn 50g bột mì Lòng đỏ trứng muối 100ml rượu 1 củ gừng nhỏ Dụng cụ Nồi, tô, chảo, màng bọc thực phẩm, rây, muỗng, đũa, cây cọ sạch, cây lăn bột, khuôn làm bánh. Cách làm Sơ chế nguyên liệu Trứng gà: Đập trứng ra tô, chỉ lấy lòng đỏ. Chanh: Vắt lấy nước cốt rồi dùng muỗng vớt hạt chanh ra, nên lưu ý là tránh vắt chanh quá sát có thể bị đắng. Khoai môn: Sau khi mua về, bạn lột sạch vỏ rồi thái thành từng miếng vừa ăn, ngâm trong nước muối khoảng 10-15 phút thì mang đi luộc chín. Sau đó, cho phần khoai đã chín vào máy sinh tố hoặc dùng muỗng băm cho thật nhuyễn. Lòng đỏ trứng muối: Bạn mang đi rửa sạch và ngâm trong rượu pha với gừng khoảng 10 phút thì vớt ra rổ để ráo nước. Làm phần vỏ bánh Để làm phần vỏ bánh thật ngon thì nguyên liệu không thể thiếu đó chính là nước đường. Bạn cho 50ml nước cùng 200g đường vào nồi và bắc lên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng nâu như caramel thì đổ thêm 600ml nước sôi vào. Khi thấy hỗn hợp sôi lên thì cho thêm 1kg đường trắng cùng phần nước cốt chanh đã chuẩn bị vào nồi, đun khoảng 30 phút đến khi nước đường sách lại thì tắt bếp để nguội. Cho đường, dầu ăn, mạch nha cùng lòng đỏ trứng gà vào một cái tô lớn rồi dùng đũa khuấy đều lên. Sau đó, bạn lấy rây để đổ phần bột mì vào hỗn hợp, khoanh tròn một lỗ ở giữa rồi cho khoảng 200ml nước đường vào. Tiếp đến, dùng tay nhào cho thật mạnh đến khi phần bột mịn dẻo thì lấy màng bọc thực phẩm bọc lại và ủ trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng đồng hồ. Làm phần ...

Bánh nướng hình cá siêu dễ thương này sẽ là tấm vé quay về thời thơ ấu khiến mâm cỗ Trung thu thêm ý nghĩa. Điểm đặc biệt của bánh là nguyên liệu siro đường vàng hòa cùng với vị bùi bùi của bột mì Hong Kong. Rằm tháng Tám năm nay, hãy biến tấu hình dạng chiếc bánh theo sự sáng tạo của bạn nhé! Trước khi bắt tay vào nhào nặn bánh, hãy làm siro đường vàng ngọt lịm thơm lừng trước nhé. Cách làm siro đường vàng Nguyên liệu 400g đường xay mịn 200 ml nước 50 ml nước chanh tươi, đã lọc qua rây Cách làm Cho hỗn hợp đường, nước và nước chanh vào nồi nhưng chỉ lắc nhẹ nhàng, bật lửa vừa và đun sôi lên. Để nước sôi ở 115 độ C trong khoảng 45 phút. Trong lúc đó dùng vá nhỏ lau sạch đường bám trên nồi. Khi dung dịch chuyển màu hổ phách, nhìn hơi sệt sệt như mật ong thì tắt lửa và để nguội. Bạn có thể để trong bình sạch có nắp, sau 2 ngày mới sử dụng được. Đặc biệt, nước siro được giữ càng lâu, càng dậy hương thơm ngọt ngào. Sau khi đã có siro đường vàng, cùng bắt tay nhào bột và làm bánh trung thu hình cá nhé. Cách làm bánh trung thu cá nướng Nguyên liệu 450g bột mì siêu nhẹ super light (bột mì Hong Kong) 9g nước kiềm Alkaline 113g dầu đậu phộng (dầu lạc) 1 lòng đỏ trứng 1 thìa canh sữa tươi 270g siro đường vàng (hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên) Cách làm Làm vị của bánh bằng cách trộn hỗn hợp siro đường vàng, nước kiềm và dầu đậu phộng với nhau. Tiếp tục chuẩn bị bột để nhào nặn bánh. Gợi ý một mẹo nhỏ cho bạn là đổ bột vào một tô lớn, khoét 1 lỗ nhỏ giữ khối bột rồi đổ hỗn hợp siro vào. Dùng tay nhào nặn thật kỹ cho đến khi bột mềm. Chờ khoảng 20 phút, bạn làm tiếp công đoạn nặn bánh hình cá. Cho một ít bột Hong Kong lên bàn rồi nhồi bột lại lần nữa, viên thành từng khối nhỏ hình tròn, rồi phủ 1 lớp bột lên. Nếu thích bạn cho thêm chút ruốc gà thêm mặn vào bên trong lòng bánh. Bạn phủ ít bột lên khuôn tạo hình, sau đó ép chặt những viên bột nhỏ hình tròn vào để tạo hình con cá. Gỡ con cá ra khỏi khuôn và đặt lên khay nướng. Thêm 1 hạt đậu đen để trang trí cho mắt cá nhé. Làm nóng lò nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 160 độ C. Đưa khay nướng vào, nhớ để cá ở khoảng cách xa nhau một chút, bánh mới chín đều được. Trong khi chờ bánh chín, đánh tan lòng đỏ trứng rồi đổ sữa vào, lọc hỗn hợp qua rây. Chờ bánh nướng ...

Bánh trung thu nhân sữa dừa là món bánh có hương vị thơm ngon, mang nét truyền thống, đong đầy ý nghĩa và không thể thiểu vào dịp tết đoàn viên. Bởi vậy, nếu bạn đang phân vân không biết cách làm loại bánh này như thế nào, hãy cùng chúng mình vào bếp ngay để chiêu đãi cả nhà nhé! 1. Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu làm vỏ bánh Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu 2. Các bước tiến hành Bước 1: Làm nhân bánh Bước 2: Làm vỏ bánh Bước 3: Đóng bánh và nướng 3. Thành phẩm 4. Cách bảo quản bánh trung thu nhân sữa dừa 5. Mẹo để làm bánh ngon 1. Chuẩn bị nguyên liệu Dưới đây là các nguyên liệu trong cách làm bánh trung thu nhân sữa dừa cực dễ và đơn giản mà bạn nên chuẩn bị: Nguyên liệu làm vỏ bánh Bột mì: 250 gram Nước đường: 180 gram Dầu ăn: 50 gram Lòng đỏ trứng gà: 2 lòng Bơ đậu phộng: 2 thìa cà phê Baking soda Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu Dừa tươi (non) nạo sẵn: 600 gram Đường: 300 gram Hạt dưa: 80 gram Vừng trắng: 75 gram Bột bánh dẻo: 75 gram Nước hoa bưởi: 2 thìa cà phê Lòng đỏ trứng: 1 lòng Trứng nguyên quả: 1 quả Sữa đặc Ảnh: Sưu tầm 2. Các bước tiến hành Dưới đây là các bước làm chi tiết để bạn có thể làm được chiếc bánh trung thu nhân sữa dừa thơm ngon, độc đáo. Hãy cùng chúng mình bắt tay vào thực hiện nhé! Bước 1: Làm nhân bánh Đầu tiên bạn trộn sữa đặc với dừa non đã nạo và đường trắng rồi ngâm khoảng 30 phút (bạn có tăng giảm mức đường, sữa theo khẩu vị ngọt của gia đình) Trong khi đợi ướp dừa, bạn lần lượt cho hạt dưa và vừng trắng vào rang chín đều. Cho chảo lên bếp, để nóng già rồi cho dừa vào chảo sên với lửa nhỏ cho đến khi dừa trong lại. Bạn tiếp tục cho hạt dưa, vừng vào đảo thật đều với dừa. Khi hỗn hợp bắt đầu se lại thì bạn cho thêm bột bánh dẻo và nước hoa bưởi vào trộn đều cho các thành phần quyện vào nhau thì tắt bếp. Đợi cho hỗn hợp trên nguội, bạn tiến hành vo từng từng viên tròn vừa và đều nhau. Ảnh: Sưu tầm Bước 2: Làm vỏ bánh Phần bột mì bạn cho vào rây tạo một khoảng trống vừa đủ giữa âu bột để cho hỗn hợp nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà và baking soda vào trộn đều. Sau khi trộn xong, bạn dùng bọc thực phẩm bọc kín bột lại khoảng 30 phút. Bước 3: Đóng bánh và nướng Thông thường, tỷ lệ nhân và vỏ bánh chia theo 2:1 là đạt tiêu chuẩn, phần nhân luôn phải gấp đôi phần vỏ. Tuy ...

Một lễ hội đèn lồng tưng bừng mang  chủ đề “Châu Á rực rỡ” sẽ diễn ra tại Asia Park (Đà nẵng) từ ngày 9/9- 15/9. Không khí lễ hội nơi đây sẽ rộn ràng hơn bao giờ hết với các màn múa lân, lễ diễu hành đèn lồng biểu trưng cho linh vật 10 nước Châu Á…. Lễ hội đèn lồng “Châu Á rực rỡ” hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân Đà Nẵng và du khách một mùa trung thu ấn tượng. Trong không gian đậm chất văn hóa của 10 quốc gia tiêu biểu Châu Á, Asia Park sẽ khoác lên mình bộ áo mới mùa trung thu với những chùm đèn đủ hình thù lung linh, rực rỡ khắp công viên. Chuỗi sự kiện đưa du khách mãn nhãn với bữa tiệc ánh sáng và mở ra cơ hội khám phá linh vật của 10 nước Châu Á. Các linh vật được dựng thành đèn lồng có chiều cao lên tới 2m, được thắp sáng rực rỡ sẽ nối đuôi nhau diễu hành qua các khu vực biểu trưng cho các quốc gia Châu Á: Khu Nhật Bản, Khu Campuchia, Khu Hàn Quốc, Khu Ấn Độ, Khu Thái Lan… Đoàn diễu hành đèn lồng mở đầu với hai chú Trâu đại diện cho nền văn minh lúa nước, linh vật của Campuchia. Văn hoá Trung Hoa được đại diện bởi cặp đèn lồng Song Long với hình ảnh hai chú rồng xanh hiện đại, mạnh mẽ. Vẹt mỏ vàng là đèn lồng đại diện cho Indonesia. Linh vật tiếp theo là hổ Chandra Alee đến từ Ấn Độ, sau đó là đèn lồng mèo thần tài Tabo Maiko, linh vật của xứ sở Mặt trời mọc. Đất nước Hàn Quốc với đại diện gấu mặt trăng và cặp bò vàng đại diện cho quốc gia Nepal. Người cá đầu sư tử là linh vật đèn lồng đại diện cho quốc đảo sư tử Singapore và cuối cùng là hai chú voi Boonchu Boonme, linh vật đến từ đất nước chùa Vàng, Thái Lan. Đặc biệt, mô hình đèn lồng trâu vàng, linh vật đại diện cho Việt Nam sẽ được trưng bày ngay cổng thành. Đi kèm với diễu hành đèn lồng là các màn hoạt náo sôi động. Du khách sẽ được sống trong không khí lễ hội ngập tràn với các màn biểu diễn múa hoa, mặt nạ cười, belly dance, Canaval, nữ thần mặt trời, Mascot thú, múa lân bằng LED, múa lửa, … cùng những vũ công chuyên nghiệp. Với giá vé không đổi, lễ hội đèn lồng 2016 tại Asia Park tiếp tục mang tới cho du khách những khoảnh khắc ấn tượng khó quên mùa Trung thu năm nay. Đến Asia Park dịp này, du khách còn được dạo chơi trong không gian Châu Á lung linh kỳ ảo, rực rỡ sắc màu của hàng loạt tuyệt tác kiến trúc như Cổng Thành, Tháp Đồng hồ, Sun Wheel, Thuyền ...

Không ăn ngay sau bữa cơm Không ăn quá 1 chiếc bánh/ngày Thưởng thức bánh với trà xanh Ăn bánh trước khi tập thể dục Chọn những loại bánh có thành phần thích hợp Cứ trung thu tới là dân tình lại kêu gào vì mập trong khi không thể dằn lòng trước vô vàn loại bánh ngon đang mời gọi. Vậy bạn cần các bí kíp rất thiết thực sau để yên tâm thưởng thức bánh trung thu. Không ăn ngay sau bữa cơm Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho bánh Trung thu, mà còn cho rất nhiều loại thực phẩm khác như hoa quả, quà vặt… Không có gì khó hiểu khi bạn đã hấp thụ đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để hoạt động trong một khoảng thời gian dài tiếp theo, thì bất kỳ thực phẩm nào bạn thưởng thức vào lúc này sẽ chỉ khiến bạn bị dư thừa năng lượng và tăng cân. Vì vậy, dù việc cả gia đình quay quần thưởng thức bánh Trung thu sau bữa ăn đã thành truyền thống vốn có của người Việt, bạn cũng nên tránh ăn bánh vào thời điểm này. Không ăn quá 1 chiếc bánh/ngày Mỗi chiếc bánh Trung thu, ví dụ như bánh thập cẩm 2 trứng, chứa tới 1100kcal, với 100g đường, 50g chất béo – hầu hết là chất béo động vật, 2 lòng đỏ trứng chứa khoảng 600mg cholesterol, ngoài ra còn các nguyên liệu khác cũng có hàm lượng cholesterol cao và tổng lượng cholesterol có thể lên tới 800 – 900mg. Đây là một nguồn calo khổng lồ bởi trung bình một ngày chúng ta chỉ cần khoảng 2500kcal mà thôi. Nếu mỗi ngày hấp thụ quá 500kcal so với nhu cầu, mỗi tuần bạn có thể tăng tới 0,5kg. Vì vậy, bạn không nên ăn quá 1 chiếc bánh/ngày dù cho chúng có hấp dẫn đến thế nào. Thưởng thức bánh với trà xanh Còn gì tuyệt vời hơn việc thưởng thức một vài miếng bánh Trung thu vào buổi sáng với một tách trà nhài thơm ngào ngạt. Trà xanh rất tốt cho việc tiêu hóa và đồng thời cũng là một thực phẩm giúp giảm cân nhanh hiệu quả. Ăn bánh trước khi tập thể dục Việc tập luyện hàng ngày tiêu hao rất nhiều năng lượng, vì vậy, trước khi tập thể dục bạn có thể thưởng thức bánh Trung thu mà không quá lo lắng về lượng calo khổng lồ. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không ăn bánh sau khi tập bởi khi đó cơ thể sẽ hấp thụ phần lớn những gì mà bạn cung cấp. Chọn những loại bánh có thành phần thích hợp Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ… Vỏ bánh cũng được tẩm ướp rất nhiều dầu mỡ và đường. Bạn nên lựa chọn những loại bánh ít ngọt, không trứng, thịt và mỡ. Hiện nay, trên thị trường ...

Hàng năm khi những cơn gió heo mây nhẹ nhàng gọi mùa Thu về là người dân Bình Thuận lại nô nức chuẩn bị cho đêm hội đón trăng rằm tháng 8 rước đèn trung thu Phan Thiết. Lễ hội thường được diễn ra tại nhà hát thành phố biển Phan Thiết trong hai ngày 14-15/8 âm lịch hàng năm. Không gian chính của đêm hội là lễ rước đèn và múa lân sư rồng trong tiếng trống hội rộn rã dưới ánh trăng như dát bạc. Lể hội rước đèn trung thu Phan Thiết thực sự là sân chơi thú vị và hấp dẫn không chỉ với thiếu nhi và người dân Bình Thuận mà còn thu hút được đông đảo khách du lịch về đón Trung Thu. Lễ hội này tại Bình Thuận được xác lập kỷ lục là lễ hội Trung Thu lớn nhất Việt Nam. Lễ hội rước đen trung thu Phan Thiết / Ảnh : Lê Duy Tân Nguồn bài viết : Vietbook

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÚNG RẰM TRUNG THU SẮM LỄ CÚNG RẰM TRUNG THU CẦN NHỮNG GÌ: CÁCH ĐỂ MÂM CỖ CÚNG RẰM TRUNG THU VĂN KHẤN LỄ CÚNG RẰM TRUNG THU NHỮNG LƯU Ý KHÁC KHI CÚNG RẰM TRUNG THU LỜI KẾT Trung Thu ngoài là dịp lễ Tết dành cho thiếu nhi mà còn là ngày lễ của đoàn viên, và tri ân biết ơn. Ngoài biết đến là nét văn hóa đẹp, cách cúng Rằm Trung Thu cũng được sự quan tâm và đón chờ của nhiều người. Để đáp ứng nhu cầu cho dịp Rằm Trung Thu sắp tới, Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến các bạn đọc về các cúng Rằm cần chú trọng những điều gì. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÚNG RẰM TRUNG THU Trong dịp tết Trung Thu đang cận kề sắp đến, mời anh chị cùng điểm qua về tầm quan trọng mà gia đình Việt cần cúng rằm Trung Thu. Đầu tiên từ ý nghĩa của tên gọi, Trung Thu là ngày lễ để đoàn viên, là thời gian để mọi người quây quần bên mâm cỗ. Cứ đến thời điểm này, vào ngày 15 tháng 8 hàng năm các gia đình đều bày cỗ “Trông trăng” để thể hiện lòng báo hiếu, biết ơn với những người lớn tuổi trong gia đình. Song đây cũng là tục lệ từ rất lâu đời của người Việt, việc bày mâm cỗ có trong dịp này phần để cúng trời cúng đất, với mong một mùa màng bội thu, mọi sự viên mãn. Chính vì vậy càng có thể thấy tầm quan trọng của mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu, yêu cầu sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng của người cúng để cầu mong một khởi đầu về sự tròn đầy và viên mãn trong cuộc sống. SẮM LỄ CÚNG RẰM TRUNG THU CẦN NHỮNG GÌ: Theo những nghiên cứu và tìm hiểu của Chuyên gia tư vấn Phong thủy- Tổng thư ký Hiệp hội Phong thủy Dịch học Thế giới( Phân hội tại Việt Nam), ông Tam Nguyên cho rằng Rằm Trung Thu là ngày mặt Trăng gần Trái Đất nhất, Âm khí thịnh vượng hơn bình thường. Nên mọi nhà đều treo đèn lồng, kết đèn hoa( để kích hoạt thêm dương khí),.. và làm bánh Trăng- bánh nướng ngày nay, bánh Dẻo để cúng tổ tiên. Sau đây Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến các bạn cách sắm lễ để cúng Rằm Trung Thu đầy đủ nhất: – Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu; – Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp; – Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu); – 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối; – Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to, (bánh kẹo bóc ra); – 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt; – Bánh nướng, bánh dẻo (sắp nhiều để tối phá ...

Có rất nhiều công thức bánh Trung Thu với đủ loại bánh nướng, bánh dẻo theo hương vị yêu thích của từng người, giờ đây hương vị và kiểu dáng hiện đại được phổ biến rộng, tuy nhiên, bánh nướng nhân thập cẩm truyền thống dường như chưa bao giờ mất đi sức hút. Bánh nướng thậm cẩm truyền thống với lớp vỏ bánh mềm mịn quyện với vị ngậy với phần nhân thập cẩm khiến bạn nhớ mãi. Hương vị của bánh gắn liền với tuổi thơ, mỗi khi vào thu lại mong ngóng đêm rằm để rước đèn, phá cỗ, trông trăng… Bánh nướng thập cẩm trung thu Nguyên liệu Hướng dẫn Bánh nướng thập cẩm trung thu Phục vụ: 12 Thời gian nấu: 60 phút Độ khó: Trung bình In công thức Nguyên liệu NGUYÊN LIỆU LÀM VỎ BÁNH 200g nước đường đã nấu Dầu ăn: 50ml Baking soda: 1/4 tsp Nước tro tàu: 1 tsp Bột mì đa dụng: 320g NGUYÊN LIỆU LÀM NHÂN BÁNH Hạt điều rang chín: 120g Vừng trắng rang chín: 120g Hạt dưa bóc nõn rang chín: 120g Lạp xưởng loại ngon: 120g Mứt bí: 120g Mứt sen: 120g Mỡ đường: 100g Lá chanh NGUYÊN LIỆU NƯỚC SỐT TRỘN NHÂN 50g đường xay 50g nước lọc 50g mật ngô 1 tsp hắc xì dầu 10ml dầu mè 20ml rượu Mai quế lộ 50g bột nếp rang chín (bột bánh dẻo) Hỗn hợp trứng để phết bánh 1 lòng đỏ trứng 1 chút xíu nước 1 chút xíu nước màu (ở đây mình dùng chính nước đường bánh nướng đã nấu để lấy màu) Hướng dẫn Sơ chế nguyên liệu Trộn đều 200g nước đường đã nấu, 50ml dầu ăn, 1/4 tsp baking soda, 1 tsp nước tro tàu với nhau và để nghỉ ít nhất 4 tiếng trước khi làm bánh. Cách làm nhân bánh Làm mỡ đường để quét lên mặt bánh: xắt hạt lưu 100gr mỡ gáy, rửa sạch rồi đem luộc, nước sôi khoảng 3 phút thì vớt mỡ ra cho ráo nước. Trộn đều mỡ với 3 thìa đường, để một lúc cho ngấm. Đem phơi ở nơi có gió đến khi mỡ trong là được (tốt nhất là bạn nên làm trước 1 ngày). Xắt hạt lựu các loại mứt sen, mứt bí. Rửa sạch lá chanh rồi thái sợi, thái nhỏ lạp xưởng. Trồn đều nguyên liệu đã chuẩn bị trong một chiếc tô lớn, rót nước sốt trộn nhân đã làm vào. Tiếp đó rắc đều từng thìa bột bánh dẻo, trộn thật đều. Dùng tay thử xem có độ kết dính chưa, nếu chưa thì bạn thêm vào một ít corn syrup hoặc rượu, nếu ướt quá thì thêm một ít bột bánh dẻo, canh đến khi nào mà các nguyên liệu kết dính lại thành khối là được. Cách làm vỏ bánh Từ từ rót nước đường đã chuẩn bị vào trộn đều với 320gr bột mì, dùng tay trộn cho đến khi bột ...

Nếu đã quá quen thuộc các loại bánh dẻo ngọt sắt trăm vị như một ngoài hàng, các chị em có thể tự làm mẻ bánh dẻo cho mâm cúng gia đình đêm rằm trung thu thêm phần hấp dẫn hơn. Với công thức cách làm bánh dẻo trung thu nhân khoai lang tím dưới đây mang đến món bánh dẻo ngon lạ miệng mà lại vô cùng đẹp mắt. Bánh dẻo trung thu Nguyên liệu Hướng dẫn Bánh dẻo trung thu Phục vụ: N/A Thời gian nấu: 50 phút Độ khó: Dễ In công thức Nguyên liệu 200g khoai lang tím 300g bột nếp rang (bột nếp dẻo) 720g đường 40ml dầu ăn Nước hoa bưởi 1/2 quả chanh Muối Khuôn hình làm bánh Hướng dẫn Làm nhân bánh Khoai lang rửa sạch, lột vỏ cắt miếng, rắc chút muối lên khoai và cho vào xửng hấp chín. Khoai chín còn đang nóng, cho vào máy cùng nước cốt dừa xay nhuyễn. Cho khoai xay nhuyễn cho vào chảo không dính, cùng với đường, bột nếp rang, bắc lên bếp sên với lửa vừa. Sên cho đến khi khoai dẻo, quyện thành một khối không dính chảo mới tắt bếp. Thời gian khoảng hơn 30 phút. Chờ khoai hơi nguội thì viên nhân. Làm nước đường Cho 350ml nước cùng 500g đường, thêm nước cốt chanh để không bị lại đường rồi bắc lên bếp nấu cho đến khi đường tan hết. Sau khi đường tan, để lửa nhỏ và nấu thêm 5 phút, tắt bếp và để nguội. Làm vỏ bánh Cho phần nước đường đã nấu vào tô lớn, cho thêm 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi. Tiếp đến, cho 300g bột bánh dẻo vào, trộn nhẹ nhàng. Để bột nở khoảng 15 phút. Đóng bánh Cho bột áo ra bàn, đem bột vỏ bánh trong tô ra nhào lại cho đều, chia đều vỏ bánh theo tỷ lệ 2 phần vỏ bánh, 1 phần nhân. Dàn mỏng vỏ bánh, cho nhân vào và viên tròn sao cho khối bột bao tròn bên ngoài phần nhân. Tiếp theo đặt khối bột vào khuôn, nên cho một chút bột áo vào để tránh việc bánh bị dính. Úp khuôn xuống và ấn mạnh tay để khối bột đóng lại thành hình

1. Nguyên liệu và dụng cụ làm nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện 2. Làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện thực hiện các bước sau đây 3. Hướng dẫn cách bảo quản khi nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện xong 1. Nguyên liệu và dụng cụ làm nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện – Đậu xanh 100 gr. – Nước nóng 300 ml. – Đường 80 gr (tùy khẩu vị). – Dầu ăn 70 gr. – Bột mì 10 gr. – Nước lọc 1 muỗng canh. – Bột bánh dẻo 10 gr. – Bột mì 240 gr. – Dầu ăn 30 gr. – Bơ 10 gr. – Dầu dừa 1 ít. – Nước đường bánh nướng 160 gr (Có thể mua sẵn hoặc tự nấu). – Trứng 4 quả. – Chảo chống dính, nồi cơm điện, tô, khuôn bánh (bạn lựa chọn kích thước khuôn bạn muốn), …. 2. Làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện thực hiện các bước sau đây – Bước 1: Sơ chế đậu xanh Ngâm đậu xanh với 300ml nước nóng trong 2 tiếng. Sau đó, cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu cho thật nhừ. Xay nhuyễn đậu, rồi cho vào 1 chiếc chảo chống dính, thêm vào 80 gr đường. – Bước 2: Thực hiện làm nhân đậu xanh Thêm từ từ dầu ăn vào đậu, vừa thêm vừa khuấy đều cho đường, đậu và dầu hoà quyện với nhau. Hoà 10 gr bột mì với 1 muỗng canh nước lọc, sau đó cho vào hỗn hợp đậu. Sên ở lửa nhỏ tới khi đậu hơi sệt lại thì cho 10 g bột bánh dẻo vào. Tiếp tục sên ở lửa nhỏ tới khi nhân đặc lại, bạn có thể thử vo tròn 1 viên nhân đặt trên chảo, nhân không chảy xệ có thể đứng vững là đạt. – Bước 3: Trộn bột bánh Cho vào tô 240gr bột mì số 11, 10gr bơ, 160gr nước đường nướng bánh và 30gr dầu ăn trộn đều. Tiếp tục cho 1 lòng đỏ trứng vào bột và trộn thật đều. Dùng tay nhào bột đến khi bột mịn thì đạt. Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín lại và ủ bột khoảng 30 phút. – Bước 4: Bọc bánh Phủ 1 lớp bột khô lên bàn, chia bột bánh thành 8 phần bằng nhau (mỗi phần khoảng 50gr). Cán mỏng mỗi phần bột bánh và cho nhân đậu xanh vào giữa bọc kín lại. Bạn đã làm được xong bước bọc bánh trong việc làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện. – Bước 5: Đóng bánh bằng khuôn Phủ thêm 1 lớp bột áo bên ngoài bánh và dùng khuôn tạo hình cho bánh (cho bánh vào khuôn đè và giữ khuôn trong khoảng 5 giây, sau đó mở khuôn lên). – Bước 6: Làm hỗn hợp quét lên mặt bánh đã làm Cho vào tô 1 quả trứng, 1 lòng ...

1. Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu 1.1. Làm nhân bánh trung thu 1.2. Các bước nướng bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu 2. Một số lưu ý khi thực hiện làm bánh trung thu – Khi trộn bột bánh: – Khi bọc bánh: Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu là một trong những công thức làm bánh đơn giản, tiện lợi được nhiều bà nội trợ quan tâm. Nếu bạn chưa biết đến cách làm bánh trung thu hấp dẫn này, hãy theo dõi bài viết sau để biết chi tiết nhé! 1. Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu Để thực hiện việc làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu điều đầu tiên bạn phải làm là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. 1.1. Làm nhân bánh trung thu Nguyên liệu bao gồm: – Đậu xanh: 100 gr. – Nước nóng: 300 ml. – Đường: 80 gr (tùy khẩu vị). – Dầu ăn: 70 gr. – Bột mì: 10 gr. – Nước lọc: 1 muỗng canh. – Bột bánh dẻo: 10 gr. Các bước thực hiện: – Bước 1: Sơ chế đậu xanh + Ngâm đậu xanh với 300 ml nước nóng trong 2 tiếng. Sau đó, cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu cho thật nhừ. + Xay nhuyễn đậu, rồi cho vào 1 chiếc chảo chống dính, thêm vào 80 g đường. – Bước 2: Sên nhân + Thêm từ từ dầu ăn vào đậu, vừa thêm vừa khuấy đều cho đường, đậu và dầu hoà quyện với nhau. + Hoà 10 g bột mì với 1 muỗng canh nước lọc, sau đó cho vào hỗn hợp đậu. + Sên ở lửa nhỏ tới khi đậu hơi sệt lại thì cho 10 g bột bánh dẻo vào. + Tiếp tục sên ở lửa nhỏ tới khi nhân đặc lại. + Tiếp theo vo tròn 1 viên nhân đặt trên chảo, nhân không chảy sệ có thể đứng vững là đạt. Như vậy bạn đã làm xong nhân bánh trung thu đậu xanh rồi. Tiếp đến hãy cũng làm một chiếc bánh trung thu hoàn chỉnh. Lưu ý: Đối với các loại nhân khác như khoai môn, đậu đỏ, đậu đen… thì bạn thay thế bằng một lượng tương đương với đậu xanh. Còn đối với nhân trà xanh bạn thêm 10 g bột trà xanh vào phần đậu rồi sên. 1.2. Các bước nướng bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu Nguyên liệu bao gồm: – Bột mì số 8 (bột mì làm bánh ngọt): 120 gr. – Bột mì số 11 (bột mì đa dụng): 120 gr. – Lòng đỏ trứng gà: 2 cái. – Lòng trắng trứng gà: 1/2 cái. – Nhân bánh đậu xanh: 900 gr. – Dầu đậu phộng: 30 gr. – Sữa tươi không đường: 2 thìa cà phê. – Dầu mè: 1 thìa cà phê. – Màu vàng thực phẩm (hoặc màu đỏ ...

1 Cách làm bánh nướng 1.1 Phần nước đường bánh nướng  1.2 Phần trứng muối 1.3 Phần vỏ bánh 1.4 Cách nướng bánh trung thu 1.5 Chuẩn bị hỗn hợp quét mặt bánh 1.6 Các lưu ý khi làm bánh 2 Cách thưởng thức bánh trung thu với các thực phẩm đi kèm làm dậy nên hương vị 3 Cách bảo quản bánh trung thu tự làm Cách làm bánh nướng Phần nước đường bánh nướng  Chú ý : (Nước đường nên nấu càng sớm càng tốt, thậm chí, năm nay nấu cho năm sau.).Nước đường cần nấu trước ít nhất là 1 tháng, thông thường thì nên nấu trước 3 tháng, và nếu có điều kiện thì nên nấu trước 1 năm, bánh sẽ lên màu đẹp và vỏ bánh cũng ngon hơn. Nước đường nấu chuẩn để 1 năm cũng không lại đường, lúc mới nấu nước vàng nhẹ, càng để lâu màu cánh gián, trong rất đẹp. Nguyên liệu(A)1kg đường600ml nước nóng2 lát chanh(B)200gr đường50ml nước Thực hiện Cho nguyên liệu (B) vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun lửa trung bình Trong một nồi khác, đun sôi 600ml nước Trong quá trình đun đường caramel, các bạn chú ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHUẤY nhé, chỉ cầm vào 2 quai nồi, lắc qua lắc lại thôi nhé, nếu ko sẽ bị hiện tượng lại đường. Khi đường chuyển qua màu caramel đậm thì đổ 600ml nước sôi vào nồi caramel ( chú ý không bỏng nhé, vì lúc này hơi nước bốc lên rất mạnh và có thể bắn nước ra ngoài nữa), cho thêm 1kg đường và 2 lát chanh vào. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun khoảng 45~60 phút, tới khi nước sánh lại Khi nguội, cho vào chai, để dành tới khi cần dùng. Phần trứng muối Nguyên liệuTrứng vịt tươi: 50 quảMuối hạt: 1 kgNước lã: 3 lítĐường: 30gRượu trắng ngon: 60ml (hoặc 1 thìa canh to)Hoa hồi, quế chi, thảo quả: Mỗi thứ vài nhánh/quả Thực hiện Trứng vịt rửa sạch, để khô nước hoàn toàn. Xếp trứng vào lọ sạch. Hoà muối, đường với nước, khuấy cho tan bớt muối. Bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho tan hết đường. Cho hoa hồi, quế chi, thảo quả vào đun cùng, khi nước sôi vặn nhỏ lửa, đun liu riu, hớt bỏ bọt. Tắt bếp, để nguội hoàn toàn. Cho rượu vào khuấy đều. Đổ nước muối đã đun sôi để nguội vào lọ đã xếp trứng, chèn vỉ nan để trứng luôn ngập nước. Cất lọ trứng vào chỗ mát. Trứng muối có thể lấy ra dùng khi đã ngâm ít nhất 3 tuần. Thông thường để ngâm 1 tháng là vừa ngon. Trứng sau khi chín, các bạn đập ra, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ ngâm rượu trắng + gừng khoảng 10 phút. Sau đó cho vào nướng ở 100-125*C khoảng 20′. Trứng nướng sẽ giữ được màu đẹp hơn hấp. Để nguội cất ngăn đông ...

Một mùa trung thu nữa lại đến! Người người nhà nhà háo hức chuẩn bị cho gia đình mâm cơm ấm cúng hay những mâm ngũ quả để thắp hương các cụ. Tuy nhiên có một thứ không thể thiếu được đó chính là chiếc bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn, lạ miệng với đủ hương vị khác nhau. Hãy cùng Yêu bếp nghiện nhà vào bếp làm 3 loại bánh trung thu: nhân nho kho sữa dừa, nhân thập cẩm và nhân sầu riêng nhé! 1 Bánh trung thu – Bánh dẻo lạnh nhân nho kho sữa dừa 1.1 Nguyên liệu 1.2 Cách làm  2 Bánh trung thu nhân thập cẩm 2.1 Nguyên liệu 2.2 Sơ chế 2.3 Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm 3 Bánh trung thu nhân sầu riêng 3.1 Nguyên liệu 3.2 Sơ chế 3.3 Cách làm Bánh trung thu – Bánh dẻo lạnh nhân nho kho sữa dừa Nguyên liệu Vỏ bánh: 100g bột bánh dẻo 100-150 ml sữa tươi có đường(hoặc dùng 100-150ml sữa tươi ko đường và 70-80g đường bột) Cái này tùy bạn thích ăn ngọt hay không nhé (Mình dùng sữa tươi có đường cho nhàn không phải nêm thêm đường bột 20g mỡ trừu (shortening) Màu thực phẩm theo ý thích Nhân bánh 100g dừa tươi nạo sợi 40 g sữa đặc có đường (có thể thêm 20g sữa bột cho thơm) 100g nước cốt dừa 20-30 g bột bánh dẻo 20-30g vừng/mè rang chín 70g nho khô (ngâm nước cho nở 4-6h trước khi sên nhé) Cách làm  – Phần vỏ bánh bạn hãy làm thử một ít trước để căn chỉnh lượng bột , sữa, mỡ trừu cho phù hợp không nên làm “thật” luôn vì mỗi loại bột, nguyên liệu có mức độ hút nước riêng. Bạn làm thử trước và cân đo thật chính xác độ rồi nhân lên làm thật nhé như vậy bột sẽ không bị nhão/ khô quá và độ ngọt mỗi người cũng khác. Không có công thức nào là chuẩn cho tất cả mọi người. (Bột nếp đã rang chín nên sau khi nhào thử có thể ăn thử luôn và kiểm tra) – Shortening là chất béo từ dầu thực thực vật dạng rắn, có độ dẻo nhất định để làm bánh đứng ko bị chảy xệ, vì là chất béo nên giúp tạo độ béo và giữ ẩm cho bánh. Cho nhiều shortening quá bánh sẽ bị cứng nên chúng ta cho lượng vừa phải để bánh có độ dẻo ko bị chảy là được. – Bánh dẻo lạnh cho vào tủ mát 2h là ăn được, phải bọc kín thì để tủ mát 2-3 ngày là ngon nhất (hầu như bánh dẻo nào cũng thế thôi cứ cho vào tủ lạnh rồi nên ăn càng sớm thì càng ngon). Qua 3-4 ngày thì bánh sẽ bị bột và cứng hơn. Bạn cũng có thể để tủ đá thì bảo quản đc trong 2 tuần, cho ...

Một lễ hội đèn lồng Đà Nẵng tưng bừng mang  chủ đề “Châu Á rực rỡ” sẽ diễn ra tại Asia Park (Đà nẵng) từ ngày 9/9- 15/9. Lễ hội tưng bừng với các màn múa lân, lễ diễu hành đèn lồng biểu trưng cho linh vật 10 nước Châu Á…. Lễ hội đèn lồng “Châu Á rực rỡ” năm nay hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân Đà Nẵng và du khách những điều đặc biệt thú vị. Trong không gian đậm chất văn hóa của 10 quốc gia tiêu biểu Châu Á, Asia Park sẽ khoác lên mình bộ áo mới mùa trung thu với những chùm đèn đủ hình thù lung linh, rực rỡ khắp công viên. Chuỗi sự kiện đưa du khách mãn nhãn với bữa tiệc ánh sáng và mở ra cơ hội khám phá linh vật của 10 nước Châu Á. Các linh vật được dựng thành đèn lồng có chiều cao lên tới 2m, được thắp sáng rực rỡ sẽ nối đuôi nhau diễu hành qua các khu vực biểu trưng cho các quốc gia Châu Á: Khu Nhật Bản, Khu Campuchia, Khu Hàn Quốc, Khu Ấn Độ, Khu Thái Lan… Đoàn diễu hành đèn lồng mở đầu với hai chú Trâu đại diện cho nền văn minh lúa nước, linh vật của Campuchia. Văn hoá Trung Hoa được đại diện bởi cặp đèn lồng Song Long với hình ảnh hai chú rồng xanh hiện đại, mạnh mẽ. Vẹt mỏ vàng là đèn lồng đại diện cho Indonesia. Linh vật tiếp theo là hổ Chandra Alee đến từ Ấn Độ, sau đó là đèn lồng mèo thần tài Tabo Maiko, linh vật của xứ sở Mặt trời mọc. Đất nước Hàn Quốc với đại diện gấu mặt trăng và cặp bò vàng đại diện cho quốc gia Nepal. Đi kèm với diễu hành đèn lồng là các màn hoạt náo sôi động. Du khách sẽ được sống trong không khí lễ hội ngập tràn với các màn biểu diễn múa hoa, mặt nạ cười, belly dance, Canaval, nữ thần mặt trời, Mascot thú, múa lân bằng LED, múa lửa, … cùng những vũ công chuyên nghiệp. Với giá vé không đổi, lễ hội đèn lồng 2016 tại Asia Park tiếp tục mang tới cho du khách những khoảnh khắc ấn tượng khó quên mùa Trung thu năm nay. Đến Asia Park dịp này, du khách còn được dạo chơi trong không gian Châu Á lung linh kỳ ảo, rực rỡ sắc màu của hàng loạt tuyệt tác kiến trúc như Cổng Thành, Tháp Đồng hồ, Sun Wheel, Thuyền rồng…

Mục Lục 1. Bánh trung thu Đà Nẵng handmade ngon 1.1. MiaCake Đà Nẵng 1.2. Tiệm bánh Yuri 1.3. Vy’s Kitchen 1.4. Tiệm bánh Ngọc Lan 5. Tiệm bánh Cô Sen Đà Nẵng 2. Bánh trung thu Đà Nẵng nổi tiếng 2.1. Chocolate Graphics Vietnam 2.2. Fusion Sweets 8. Bánh trung thu Yến Nga 9. Tiệm bánh Vani 10. Bánh trung thu Đại Phát Bạn đang tìm kiếm một tiệm bánh trung thu ngon, chất lượng cho dịp trung thu này? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này bởi sau đây Halo sẽ giới thiệu đến bạn 10 tiệm bánh trung thu Đà Nẵng được yêu thích nhất! 1. Bánh trung thu Đà Nẵng handmade ngon 1.1. MiaCake Đà Nẵng Địa chỉ: 68A Lê Đình Dương, quận Hải Châu, Đà Nẵng Giờ mở cửa: 07:30 – 21:00 Giá tham khảo: 65.000 – 80.000 VND/chiếc Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bánh trung thu Đà Nẵng handmade ngon và chất lượng, nhất định không thể bỏ qua tiệm bánh MiaCake. Đây là địa điểm bánh trung thu nức được nhiều người yêu thích. Những chiếc bánh nhỏ xinh được tạo nên bởi những người thợ làm bánh lâu năm và chuyên nghiệp. Ảnh: MiaCake Đà Nẵng Đến với MiaCake, bạn có thể mua một set bánh trung thu mini đủ 6 loại nhân như: thập cẩm gà quay trứng muối; rượu hạt trái cây; hạt sen long nhãn; chanh dây hạt chia; sầu riêng trứng muối; chuối nướng cốt dừa. Nếu không thích mua theo set, bạn cũng có thể mua lẻ theo vị nhân mà mình yêu thích. Trung thu sắp đến rồi, còn chần chừ gì nữa mà không ghé ngay qua MiaCake Đà Nẵng để mua ngay những chiếc bánh ngon tuyệt về thưởng thức nhỉ! 1.2. Tiệm bánh Yuri Địa chỉ: Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Đà Nẵng Giờ mở cửa: 0934 999 988 Giá tham khảo: 60.000 – 70.000 VND/chiếc Tiệm bánh trung thu Đà Nẵng handmade tiếp theo mà Halo muốn giới thiệu đến bạn là tiệm bánh Yuri. Bánh trung thu tại tiệm Yuri hoàn toàn là bánh homemade tươi và sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an toàn sức khỏe cho khách hàng. Ảnh: Tiệm bánh Yuri – Bánh homemade tươi, ngon, sạch Tại tiệm bánh Yuri, có rất nhiều loại bánh trung thu cho bạn tha hồ lựa chọn như bánh trung thu Đài Loan, bánh truyền thống nhân cốm sữa dừa, nhân Caramel, nhân Café Rum nho, hoặc nhân nhuyễn. 1.3. Vy’s Kitchen Địa chỉ: Bùi Xương Trạch, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng Điện thoại: 0932 443 790 Giá tham khảo: 35.000 – 60.000 VND Vy’s Kitchen cũng là một trong những địa chỉ bánh trung thu Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ lỡ. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức những món bánh trung thu đẹp mắt với hàng loạt những loại nhân khác nhau khiến khách hàng thích thú. Đến đây, ...

1 Nguyên liệu làm bánh trung thu chay 2 Hướng dẫn cách làm bánh trung thu chay 2.1 Bước 1: làm vỏ bánh trung thu 2.2 Bước 2: Cách làm nhân bánh trung thu chay 2.3 Bước 3: Nặn bánh vào khuôn Trung thu là mua sum họp, nơi những câu chuyện nối dài bên tách trà nóng cùng miếng bánh trung thu ngon. Với nhiều người, đặc biệt là những người ăn chay thì món bánh trung thu chay là một lựa chọn tuyệt vời để nhâm nhi thay cho loại bánh mặn nhiều dầu mỡ. Sẽ thật trọn vẹn khi được thưởng thức bánh trung thu do chính tay mình thực hiện ngay tại nhà, đây cũng sẽ là món quà biếu cực kỳ ý nghĩa dành tặng cho những người thân, bạn bè. Cách làm bánh trung thu chay thật dễ dàng mà lại không cần dùng đến lò nướng bánh. Những chiếc bánh trung thu ngon lành sẽ được tạo ra với những hướng dẫn từ công thức cách làm bánh trung thu ngon nhất dưới đây, mời bạn cùng tham khảo nhé. Cách làm bánh trung thu chay Nguyên liệu làm bánh trung thu chay Để làm được món bánh trung thu chay ngon mà không phải dùng tới lò nướng bạn cần chuẩn bị một số nguyên liêu cũng hết sức dễ tìm sau đây: Đường – 50 gr Sữa tươi – 200ml Sữa đặc – 75ml Khoai lang tím – 1kg Đậu xanh – 200 g Dừa nạo – 100g Hướng dẫn cách làm bánh trung thu chay Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu, bạn cần thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây: Bước 1: làm vỏ bánh trung thu Bánh trung thu có hai công đoạn chính, một là làm vỏ bánh và thứ hai là làm nhân bánh. Như vậy với cách làm bánh trung thu chay này chúng ta không phải thực hiện thêm bước nướng bánh như các bài hướng dẫn làm bánh trung thu mặn. Khoai lang tím khi mua về bạn nhớ đem đi rửa sạch, sau đó bạn cảo sạch vỏ khoai lang đi. Sau đó bắc một nồi nước lên đun sôi rồi cho khoai lang tím vào luộc chín. Mẹo nhỏ giúp bạn có khoai chín nhanh hơn là bạn nên cắt khúc khoai rồi sau đó cho vào một cái chén đem hấp cách thủy. Để thử xem khoai đã chín chưa bạn có thể dùng đũa chọc thử vào khoai nếu thấy khoai đã mềm là đã chín được rồi. Khoai chín bạn lấy ra rồi dầm nhuyễn khoai lang tím ra cho tơi và không vón cục. Tiếp theo đó trộn khoai đã dầm với sữa tươi và sữa đặc, trộn đều lên. Sau đó bạn cho hỗn hợp khoai dầm sữa này lên một cái chảo, bắc lửa riu riu và nhanh tay đảo chảo cho hỗn hợp thật nhuyễn và dẻo ...

SINGAPORE Những hoạt động đón lễ Trung thu ở đảo quốc này sẽ được tổ chức tại Garden by the Bay, kéo dài trong khoảng 2 tuần hằng năm. Khu vườn sẽ được trang trí bằng những lồng đèn khổng lồ, được tạo hình thành những biểu tượng, tượng trưng cho những mùa màng bội thu cũng như ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cho mọi người. Ngoài ra, còn có những buổi ca nhạc mỗi đêm, những màn trình diễn ấn tượng, các khu ẩm thực đường phố mang đậm văn hóa châu Á và những gian hàng với các hoạt động thú vị như trang trí lồng đèn, làm ô hoặc kết vòng tay như truyền thống Trung Quốc. HONGKONG Luôn giữ vững vị thế là nước tổ chức lễ rước đèn Trung Thu hoành tráng nhất trong khu vực châu Á, hằng năm HongKong đều cho trang trí thành phố, các trung tâm bằng những chiếc lồng đèn bằng vải khổng lồ, được dựng lên tại các địa điểm đông người trong toàn thành phố. Công viên Victoria là địa điểm phù hợp và là sự lựa chọn hàng đầu tại đây. Người dân cũng như khách du lịch thường sẽ tụ tập trong khuôn viên công viên để thắp sáng những chiếc lồng đèn cầm tay của mình, thích thú chiêm ngưỡng những chiếc lồng đèn khổng lồ được thành phố trang trí và cùng nhau ngắm nhìn ánh trắng sáng tròn trong đêm rằm tháng tám. Ngoài ra, còn có một màn trình diễn Rồng lửa vào mỗi tối trong thời gian tết Trung Thu diễn ra. Các nghệ sĩ sẽ nhảy múa cùng con rồng khổng lồ làm bầng các que hương đốt cháy, họ diễu hành khắp nơi trong công viên đi cùng với tiếng trống rộn ràng. ĐÀI LOAN Tại Đài Bắc, mọi người sẽ tập trung tại công viên Daan và bến tàu Ngư phủ Danshui cũng như một số công viên ven song, nơi có thể nhìn thấy mặt trăng đẹp và rõ nhất. Nhiều khu vực khác trong thành phố cũng sẽ tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật và hát karaoke công cộng, một hoạt động gắn kết mọi người lại với nhau. Đồ ăn nhẹ để cùng nhau ngắm trăng và trải qua lễ Trung Thu của người dân Đài Loan bao gồm bánh trung thu truyền thống và bưởi. TRUNG QUỐC Lễ hội Trung Thu sẽ được tổ chức khắp nơi trên Trung Quốc đại lục với phong tục rước đèn và ăn bánh trung thu, món ăn truyền thống tại đất nước này. Tại các công viên dọc bờ sông cũng được trang trí và thắp sáng bằng các lồng đèn đầy màu sắc, cho người dân đến chụp ảnh, vui đùa và ngắm ánh trăng tròn. Cung điện mùa hè ở Bắc Kinh cũng sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng mùa lễ như tổ chức trưng bày một số ...

Lễ Chuseok có từ thời Gabae, thời kì trị vì của các vị vua thuộc vương quốc Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935). Vị vua đời thứ III ở Silla, Yuri (24-27) là người đầu tiên đã tổ chức ngày lễ Chuseok với ý nghĩa ban đầu chỉ là một cuộc thi tài. Theo truyền thuyết, vào thời Gabae, trong thời gian từ 16-7 đến 14-8, phụ nữ của kinh thành được chia thành nhiều đội để dệt quần áo. Đội nào dệt được nhiều quần áo nhất sẽ chiến thắng, được đội thua chiêu đãi một bữa tiệc với đầy đủ các món ăn và rượu. Chuseok còn có tên gọi khác là Hangawi (한가위). Từ “Han” có nghĩa là lớn và “gawi” có nghĩa là ngày rằm Tháng 8 Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng, là tết trung thu của người Hàn Quốc, đây là ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu trong năm và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ hơn nữa. Đây cũng là ngày sum họp đoàn tụ của các gia đình, là dịp những người Hàn đang sinh sống, học tập, làm việc xa nhà trở về với gia đình cùng trò chuyện, ăn uống và hưởng thụ những thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm. Vào dịp Chuseok tết trung thu của người Hàn Quốc, điệu múa ganggangsullae là một trong những trò chơi tiêu biểu. Cách thức của trò chơi này là các cô gái sẽ mặc những bộ hanbok rồi tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa. Trong xã hội nông nghiệp, trăng rằm được coi là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, rất tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm và phát triển sự sống của người phụ nữ. Bởi thế, ngày mãn nguyệt (ngày trăng tròn) còn được ví như người phụ nữ đến kỳ khai hoa nở nhụy. Trò chơi ganggangsulae trong ngày rằm thể hiện sự thăng hoa, là bài ca về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ. Songpyeon là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Một loại bánh được làm bằng bột gạo có hình nửa mặt trăng và có rất nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Loại quả không thể thiếu vào ngày này là quả hồng. Hồng Hàn Quốc có hình tròn dẹt, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt không hề chát ngay cả khi quả chưa chín. Ngoài ra một trong những đồ uống không thể thiếu được trong ngày Chuseok, đó là rượu truyền thống baekju (rượu trắng)

Bánh trung thu đậu xanh được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt bùi, mùi hương dịu nhẹ và rất dễ ăn. Dưới đây là bí kíp và cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh vô cùng chi tiết, dù bạn “đoảng” mấy cũng có thể thành công ngay lần đầu tiên. Hãy vào bếp cùng chúng mình nhé. 1. Giới thiệu về bánh trung thu nhân đậu xanh 2. Cách làm vỏ bánh trung thu nhân đậu xanh Chuẩn bị nguyên liệu Các bước thực hiện 3. Cách làm, cách sên nhân đậu xanh Chuẩn bị nguyên liệu Các bước thực hiện 4. Cách tạo hình bánh trung thu nhân đậu xanh Chuẩn bị dụng cụ Các bước thực hiện 5. Cách nướng bánh trung thu nhân đậu xanh 1. Giới thiệu về bánh trung thu nhân đậu xanh Nhân đậu xanh là nhân nhuyễn cơ bản nhất của bánh trung thu. Nguyên liệu rất đơn giản, bao gồm đậu đã xát vỏ, dầu ăn, đường, mạch nha và bột mì. Công đoạn phức tạp nhất có lẽ là bước sên nhân, làm sao để nhân mịn, ăn vào không thấy gợn đậu, nhân dẻo và không bị khô. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng, chúng mình sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước kèm hình ảnh cụ thể, giúp bạn thành công làm bánh trung thu nhân đậu xanh ngay từ lần đầu tiên. Ảnh: sưu tầm Bánh nướng trung thu nhân đậu xanh thường có lượng nhân = 2 lượng vỏ. Ví dụ: bánh 75g thì vỏ 25g và nhân là 50g. Nếu bạn thích vỏ dày thì có thể tăng nguyên liệu làm vỏ bánh và giảm nguyên liệu làm nhân bánh. Sau đây là công thức tham khảo cho 18 bánh (mỗi bánh 75g cả vỏ và nhân). 2. Cách làm vỏ bánh trung thu nhân đậu xanh Khẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Tổng thời gian 18 bánh 5 phút 45 phút 50 phút Chuẩn bị nguyên liệu 120g bột làm bánh ngọt (protein 8%) 120g bột làm bánh mì (protein 11%) 160g nước đường bánh nướng (golden syrup) 1 lòng đỏ trứng gà 30g dầu ăn Các bước thực hiện Rây bột vào âu lớn Tạo một lỗ trống ở giữa âu bột và cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào giữa âu Ảnh: sưu tầm Dùng thìa khuấy đều từ giữa ra ngoài để bột hòa quyện với các nguyên liệu Dùng tay nhẹ nhàng nhào bột thành khối mịn dẻo, dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nến bọc kín và để bột nghỉ trong 30-45 phút Lưu ý: Trong lúc nhào bột nếu thấy bột khô thì có thể cho thêm 1/2 thìa cafe dầu ăn hoặc 1 thìa nhỏ nướng đường. Nếu bột quá nhão thì cho thêm bột Không nhồi bột quá kỹ tránh làm làm bột bị dai, đóng bánh khó và không lên hình đẹp Nên để bột nghỉ ...

Người Trung Quốc tin rằng Tết Trung thu và bánh Trung thu bắt đầu từ thời nhà Minh. Vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, sau khi cùng quây quần ngắm trăng, các gia đình sẽ cùng thưởng thức bánh trung thu với nhau. Khi đó, không khí quây quần của mỗi gia đình gợi nhớ đến những cuộc hội ngộ, đoàn viên trong mỗi thành viên. Ngày nay, người Trung Quốc trình bày nhiều kiểu bánh trung thu, đem trao tặng nhau để giữ các mối quan hệ thân thiết trong gia đình và xã hội thay cho lời chúc mọi sự viên mãn, thành công. Món bánh này còn có tên gọi khác là bánh Nguyệt vì bánh có hình dạng tròn tựa như Trăng sáng và tròn trong các đêm rằm. 1. Bánh Trung thu nhân đậu đỏ là một trong những món bánh được rất nhiều người Trung Quốc ưa thích. Nhân bánh được làm đầy đặn từ bột đậu đỏ xay mịn màng. Hương vị đậm đà, thơm của bột đậu đỏ kết hợp với vỏ bánh sẽ lắng đọng trong miệng của người ăn khá lâu. Với những người không thích vị quá ngọt, tách trà ấm đi kèm là sự lựa chọn hoàn hảo khi thưởng thức bánh trong mỗi dịp tết Trung thu. 2. Bánh Trung thu nhân hạt sen là món bánh nổi tiếng có nguồn gốc từ Quảng Đông, sau đó trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc và thậm chí ở nước ngoài. Đây cũng là món bánh được coi là sang trọng nhất bởi giá thành không hề rẻ. Với phần nhân được làm từ hạt sen, bột đậu và đôi khi là trứng vịt khiến chiếc bánh này trở nên đặc biệt. 3. Bánh thập cẩm với phần nhân gồm 5 loại hạt và thịt lợn nướng/thịt quay. Hương vị cổ điển này thường có giá đắt nhất trong các loại bánh Trung thu. Nhân bánh gồm những thành phần đầy đặn, nhiều chất từ các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mè, bí ngô… và thịt lợn quay/xá xíu. Mỗi miếng cắn, thực khách sẽ trải nghiệm nhiều hương vị khác nhau. Hầu hết người Trung Quốc, đặc biệt là bậc cao niên đều yêu thích hương vị truyền thống này. 4. Bánh tinh than tre: Người làm bánh thích bột than tre bởi công dụng hữu ích giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường đề kháng cho sức khỏe. Từ mùa Trung thu những năm gần đây, bánh vỏ tinh than tre thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bởi màu đen lạ mắt. Vỏ bánh bằng bột mỳ pha chút tinh than tre, nhân giảm ngọt là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người ăn kiêng. Dòng bánh tinh than tre thường không chứa quá nhiều đường nên người Trung Quốc thường sử dụng làm quà biếu. 5. Bánh Trung thu chocolate giúp cho món bánh này trở thành điểm giao thoa văn ...

1. Bánh Trung thu 2. Bí ngô 3. Khoai môn 4. Vịt 5. Ốc sông 6. Cua lông 7. Rượu hoa quế lên men Tết Trung thu cổ truyền của người Trung Quốc rơi vào 15/8 âm lịch, trùng với thời gian thu hoạch của người nông dân. Trong dịp Trung thu, mỗi gia đình sẽ làm những món ăn truyền thống và chuẩn bị rượu ngon để chào mừng. Những món ăn phổ biến trong dịp Tết Trung thu của Trung Quốc bao gồm bánh Trung thu, bí ngô, ốc sông, khoai môn, rượu lên men với hoa mộc quế, vịt, cua lông… 1. Bánh Trung thu Bánh Trung Thu là món phổ biến và quan trọng nhất trong dịp Tết này. Người Trung Quốc có tục ăn bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng Tám là để tưởng nhớ đến 2 vị lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa nông dân thời bấy giờ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Để truyền tin tức cho nhau, người dân đã làm những cái bánh hình tròn, ở giữa có nhét tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch. Về sau, vì thấy bánh có mùi vị thơm ngon, hình tròn giống Mặt trăng cho nên bánh được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ trong ngày Tết Trung thu. Cũng như các nước theo lịch Âm khác, nhiều loại bánh, từ truyền thống đến hiện đại, sẽ được bày bán khắp các đường phố lớn và trong các cửa hàng để phục vụ thực khách. Bánh Trung thu cổ truyền của Trung Quốc có lớp vỏ mỏng và phần nhân đầy đặn. Theo truyền thống, món bánh này được tự làm tại nhà, song hiện nay rất ít người tự làm chúng mà thường mua ngoài. Nhân truyền thống của bánh Trung thu bao gồm hạt sen, đậu đen, lòng đỏ trứng… Bánh Trung thu hiện đại phong phú hơn, có thêm những loại nhân khác như kem, chocolate… 2. Bí ngô Người dân sống ở phía Nam sông Dương Tử có truyền thống ăn bí ngô trong dịp Trung thu bởi vì đây cũng là mùa thu hoạch của loại thực phẩm này. Thời xưa, các gia đình nghèo ở đây đã ăn bí ngô trong dịp lễ, do họ không có đủ điều kiện chuẩn bị bánh Trung thu. Theo truyền thuyết, một cặp vợ chồng cùng với con gái của họ sống tại chân núi Nam. Hai vợ chồng già ốm nặng vì thiếu thức ăn và quần áo. Một ngày nọ, con gái họ tìm được một quả bí ngô khi đang làm việc trên một cánh đồng. Cô đã mang quả bí về nhà, nấu chín cho bố và mẹ cô. Lạ lùng thay, cha mẹ cô dần hồi phục sau khi ăn bí. Ăn bí ngô vào đúng rằm Trung Thu cũng được cho là ...

Lễ hội Trung Thu là mùa lễ truyền thống Trung Quốc lớn thứ 2 sau Tết Nguyên Đán. Tại Hồng Kong, lễ hội diễn ra nổi bật và đặc sắc là những màn múa rồng và sử tử cùng liên hoan ăn uống, bán hàng lễ hội chủ đề Tết Trung thu và tụ tập rất đông người mua sắm và du khách du lịch. Vào dịp lễ hội này, khắp đường phố Hồng Kông chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc, kích cỡ; sôi động với những điệu múa rồng truyền thống và ngọt ngào trong hương vị bánh trung thu. Tất cả hòa quyện tạo nên nét quyến rũ đặc biệt của mảnh đất Hồng Kông xinh đẹp này. Lễ hội Trung Thu đặc biệt phổ biến ở miền Nam Trung Quốc trong đó có Hồng Kông. Theo quan niệm truyền thống, trăng tròn là biểu tượng của hoà bình, thịnh vượng và đoàn viên gia đình. Vào đêm rằm tháng 8 âm lịch, trăng được cho là sáng nhất và tròn đầy nhất trong năm. Vì vậy lễ hội còn được gọi là Tết Trung Thu. Nguồn gốc Tết Trung Thu cho đến nay vẫn còn mù mờ nhưng theo sách vở là ngày xưa vào thời nhà Ðường (618-907 AD) đất nước Trung Hoa thái bình hưng thịnh, kinh đô đóng ở Trường An (thành phố Xian ngày nay). Vào một đêm rằm Tháng Tám, tiết trời trăng thanh gió mát rất là dễ chịu, vua Ðường Minh Hoàng ngồi ở mái hiên tây lầu uống trà Long Tĩnh và ngắm ánh trăng tròn to như dĩa bạc. Gió mát, trăng thanh nhà vua đi vào giấc điệp lúc nào không hay, trong chiêm bao vua Ðường thấy mình lên cung trăng và gặp nàng Hằng Nga tuyệt đẹp thướt tha uyển chuyển múa theo điệu nhạc du dương trầm bổng. Xiêm y của nàng tha thướt trong bộ áo lông ngỗng trắng và vây quanh nàng là bầy vũ nữ và những áng mây hình hoa hồng cũng trắng. Ðường Minh Hoàng tỉnh giấc kể câu chuyện chiêm bao cho nàng cung phi được ông sủng ái nhất là Dương Quý Phi, một trong bốn người đàn bà đẹp nhất nước Trung Hoa (Tứ Ðại Mỹ Nhân). Dương Quý Phi vừa đẹp lại có tài ca múa nên nàng ghi chép lại và dàn dựng thành vũ khúc Nghê Thường mà các nữ vũ công mặc áo màu sặc sỡ như cầu vòng trên trời. Vua Ðường còn ra lệnh đặt ngày rằm tháng 8 là ngày Tết Trung Thu để dân chúng nghỉ ngơi vui chơi ăn bánh và ngắm trăng. Tết Trung Thu có từ đó và người dân Trung Hoa trong đó có Hồng Kông ăn Tết Trung Thu rất lớn. Ngày nay, Tết Trung Thu được tổ chức ở hầu hết các gia đình ở Hồng Kông như ăn tối với gia ...

1. “Chúc mừng lễ hội Trung Thu” 2. “Chúc cả gia đình đón tết Trung Thu vui vẻ” 3. “Chúc cho chúng ta sống lâu trăm tuổi, cùng thưởng ngoạn ánh trăng” 6. “Chúc bạn có một cuộc sống hoàn hảo như trăng tròn trong đêm Trung Thu” 7. “Tết Trung Thu vui vẻ, suôn sẻ và thành công trong tương lai” 1. “Chúc mừng lễ hội Trung Thu” Nó đơn giản chỉ là một câu cửa miệng được nói ra, giống như kiểu “Năm mới vui vẻ”. Ý nghĩa của nó chỉ mang một hàm ý là nhắc nhở người được nghe rằng “Bạn có nhớ thời điểm hiện tại đang là Trung Thu hay không”. 2. “Chúc cả gia đình đón tết Trung Thu vui vẻ” Câu nói này thường được dùng bởi một người khách quen khi tới nhà thăm hỏi, họ được coi là những sứ giả mang thông điệp may mắn đến cho cả gia đình. 3. “Chúc cho chúng ta sống lâu trăm tuổi, cùng thưởng ngoạn ánh trăng” Nói chính xác hơn, đêm Trung Thu trăng sáng chỉ diễn ra mỗi năm một lần, nên câu nói này nhằm động viên khích lệ nhau, hãy cố gắng sống tốt để cho những năm về sau còn được cùng nhau ngắm trăng. 4. “Mặt trăng sáng trên cao, và các ngôi sao đang lấp lánh tỏa sáng, chúc bạn có một cái tết Trung Thu hạnh phúc” Khác xa với từng câu nói ngắn gọn, súc tích, người ta còn đem cả những vì sao trên bầu trời vào để chúc tụng. Bởi đan xen đó còn có một lý do khác, theo quan niệm của người xưa, mỗi ngôi sao đại diện cho một sứ mạng của từng người dưới trái đất, vì thế các ngôi sao càng lấp lánh thì mọi ngưới dưới trái đất sống càng lâu. 5. “Mặt trăng tròn chỉ được nhìn thấy vào mùa Thu, là lúc cả nhà được đoàn tụ, chúc các bạn có một ngày Trung Thu hạnh phúc” Chúng ta có thể tạm hiểu như sau, trăng tròn có nghĩa là một vòng khép kín thể hiện cho sự kết nối giữa các thành viên. Thứ hai, ngày lễ Trung Thu tất cả học sinh, sinh viên lẫn công nhân viên chức đều được nghỉ, nên họ có thể thu xếp để về với gia đình. Vì thế, ý nghĩa của câu nói trên mang hàm ý “Nếu đã đoàn tụ gia đình thì hãy vui vẻ chia sẻ tiếng cười cùng nhau”. 6. “Chúc bạn có một cuộc sống hoàn hảo như trăng tròn trong đêm Trung Thu” Ý đồ của câu chúc này muốn ám chỉ, những điều may mắn sẽ đến với bạn, mọi thứ được thuận buồn xuôi gió không gặp phải sự cố, nếu có rủi ro thì nó sẽ trôi qua nhanh một cách êm thấm. 7. “Tết Trung Thu vui vẻ, suôn sẻ và thành công ...

Đối với một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì tết trung thu được xem như là một lễ hội lớn trong năm. Trong bài viết này, du khách hãy cùng đến với vùng đất này để chìm đắm trong những sự đặc sắc trong văn hóa của Tết Trung thu nhé! Đối với một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì tết trung thu được xem như là một lễ hội lớn trong năm. Trong bài viết này, du khách hãy cùng đến với vùng đất nơi đây để chìm đắm trong những sự đặc sắc trong văn hóa của Tết Trung thu vùng này nhé! ở nơi này, tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết đoàn viên – một ngày rất quan trọng trong năm để những người thân trong gia đình có cơ hội sum vầy, đoàn tụ cùng nhau. Nếu như đi chương trình trong đúng dịp đặc biệt này, chắc chắn các bạn sẽ có được những giây phút trải nghiệm vô cùng thù vị. Tính theo âm lịch, ngày rằm tháng 8 tức 15/08 chính là tết trung thu Đài Loan. Tục lệ tại đây là người dân sẽ tặng quà cho nhau, mỗi một món quà đều có mục đích thể hiện sự thân thiện, lòng yêu mến đối với người được nhận quà. Và hai thứ thường tặng nhiều nhất không có gì ngoài bánh trung thu và bưởi. Tục lệ này dần dần trở thành bản sắc văn hóa mảnh đất này trong ngày tết đoàn viên. Đài Loan cũng có những nét rất khác những quốc gia còn lại. Bên cạnh bánh trung thu và bưởi, có nhiều món ăn nghe tên như ‘’chẳng liên quan’’ nhưng vẫn luôn tồn tại và xuất hiện trong ngày trung thu tại xứ Đài. Đó chính là món thịt nướng! Theo quan niệm của người dân bản địa, việc nổi lửa nướng những miếng thịt đã được tẩm ướp trong đúng ngày Trung Thu sẽ thể hiện được ý nghĩa cho sự hạnh phúc, sum họp đầm ấm khi tất cả thành viên trong gia đình ngồi kề bên nhau bên bếp lửa hồng. Và cũng từ lý do này mà tết Trung Thu nơi này còn được gọi với cái tên khá đặc biệt ‘’Tết thịt nướng’’. Vì tết trung thu được coi là một trong những lễ hội lớn tiêu biểu xứ Đài nên toàn bộ người dân đều được nghỉ một ngày làm việc. Nếu du lịch Đài Loan đúng thời điểm này, các bạn sẽ được hòa mình vào trong bầu không khí sôi động, vô cùng nhộn nhịp của người dân và đừng quên thưởng thức món ‘’thịt nướng đoàn viên’’ hấp dẫn vô cùng nhé! Bên cạnh việc tham dự hòa chung cùng không khí sôi động của lễ hội, các bạn cũng đừng bỏ qua việc ...

Đây là một sự kiện rất đặc biệt mà không phải ở bất kỳ quốc gia Châu Á nào cũng có. Nhưng vì do cộng đồng của người dân Trung Quốc sống và làm việc tại Thái Lan khá đông, nên thường niên cứ mỗi lần vào tháng 8 âm lịch, là trên một số tuyến đường người ta lại thấy những hình ảnh đặc trưng về tết Trung Thu. Địa điểm tổ chức lễ hội này Nếu các bạn có dự định tham gia vào một chuyến đi khám phá đất nước Thái Lan, cùng với khoảng thời gian diễn ra tết Trung Thu, thì 3 ba khu vực này sẽ cho các bạn những cái nhìn mới mẻ về sự kiện trăng sáng được đan xen giữa hai nền văn hóa Thái – Trung. + Trung tâm Bangkok, buổi lễ được tổ chức trên khắp tuyến đường Yaworat. + Ở Phuket, nó được diễn ra ngay tại khu phố cổ của thị trấn Phuket. + Địa điểm Chiang Mai, thì sự kiện lại tưng bừng ở khu vực đền thờ Pung Tao Gong, ngay bên cạnh khu chợ Warorot (Kad Luang). Phải nói là màu sắc trong những ngày này ở từng khu vực trên, sẽ mang đến cho các bạn rất nhiều không gian săn ảnh cực đẹp. Quan điểm về tết Trung Thu tại Thái Lan Nó biểu hiện cho một mùa Thu lãng mạn, khi đó ánh trắng được coi là sáng nhất, mặt trăng tròn trịa và to nhất. Là thời điểm để những người rời xa quê hương, định cư trên xứ người, nhớ về cuội nguồn ông bà tổ tiên của họ. Nổi bật nhất người ta có thể thấy, màu đỏ được sử dụng làm nền đặc trưng cho lễ hội, bởi theo quan niệm của người dân Trung Quốc thì màu đỏ chính là màu may mắn nhất. Chúng được thể hiện qua từng thẻ hương, cây nến, hoa quả và thậm chí là cả Vịt quay. Bên cạnh đó, thì những loại đồ ăn truyền thống cũng sẽ góp mặt đầy đủ bao gồm có bưởi và bánh trung thu hạt sen trứng muối. Truyền thuyết về tết Trung Thu cũng phải nói câu chuyện này khá đặc biệt, nó bổ sung thêm cho những câu chuyện trước đây mà chúng ta đã từng được nghe. Câu chuyện này có lẽ bắt đầu từ cuộc chiến tranh giữa đế chế Mông Cổ và người Hán bản xứ, để chống trả lại sự bành trướng của thế lực, những người Hán đã sử dụng từng chiếc bánh nướng hình vuông để giao tiếp với nhau. Họ đóng giả làm thương nhân buôn bán, nhằm đánh lừa con mắt của những kẻ xâm lược. Cụ thể hơn là mỗi chiếc bánh được cắt làm bốn mảnh, sau đó xén nhỏ mỗi mảnh thành bốn góc nhỏ hơn, hình thành nên mười sau phân đoạn có thể sắp xếp thành những thông ...

Bạn đã trót yêu đảo quốc sư tử xinh đẹp, bạn đã lên kế hoạch để “oanh tạc” xứ sở xinh đẹp này. Khi chưa biết phải đi vào thời điểm nào, mùa thu chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo. Sự rực rỡ của Tết trung thu ở Singapore sẽ mang đến những phút giây khó quên cho chuyến đi của bạn. Nào! Chúng ta hãy cùng khám phá nhé.

1, Thời gian nào đi Sapa lý tưởng nhất 2, Phương tiện đi Sapa 3, Chọn điểm lưu trú tại Sapa 4, Du lịch Sapa dịp trung thu nên đi đâu Trung thu này bạn đã biết đến đâu để khám phá và nghỉ dưỡng chưa. Dù với mục địch như thế nào thì Sapa vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn, thú vị và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khắp nơi. Còn chần chờ gì mà không bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch Sapa dịp trung thu mà reviewsapa.com sẽ giới thiệu ngay dưới đây các bạn ơii. 1, Thời gian nào đi Sapa lý tưởng nhất Nhân dịp trung thu bạn muốn cùng bạn bè và người thân du lịch Sapa để nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên nơi đây. Đúng là một sự lựa chọn đúng đắn, lúc này Sapa đang trong thời điểm mùa lúa chín rực rỡ trên những cánh đồng, những thửa ruộng bậc thang đại ngàn nơi thung lũng xinh đẹp và mộng mơ. Thời tiết mùa thu Sapa cũng cực kỳ dễ chịu, không khí trong lành thích hợp cho những ai đang tìm nơi yên bình, thư giãn để nghỉ dưỡng sau những bộn bề của cuộc sống nơi thành thị xô bồ. Thêm vào đó, như hàng năm cứ vào dịp trung thu bạn sẽ được tham gia những đêm hội đèn hoa nổi tiếng diễn ra trước ngày trung thu vài ngày, những người dân nơi đây coi lễ hội đó như là một bản sắc truyền thống và hết sức đầu tư công sức để có một buổi đêm hội thật rực rỡ và thú vị. Du khách đến du lịch Sapa lúc này cũng sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh cực kì bắt mắt nơi vùng núi Tây Bắc hùng vĩ này. Chính vì vậy, nếu có mong muốn du lịch Sapa vào thời điểm này bạn hãy theo dõi những thông tin về lễ hội và đặt dịch vụ sớm để không bỏ lỡ đêm hội đáng nhớ, nhộn nhịp như vậy nhé. 2, Phương tiện đi Sapa Hiện nay hệ thống giao thông ngày càng phát triển, vì vậy việc di chuyển tới Sapa trở nên khá dễ dàng và thuận lợi. Bạn có thể lựa chọn một số phương tiện như: xe khách, tàu hỏa, xe máy, ô tô cá nhân, máy bay,… Thị trấn SaPa cách thành phố Lào Cai chỉ 38km và cách Hà Nội 376km. Nếu bạn ở miền Trung hay miền Nam có thể đặt vé máy bay để di chuyển đến Hà Nội rồi di chuyển đến Sapa vì hiện nay vẫn chưa có tuyến đường đi thẳng từ đó đến với mảnh đất xinh đẹp của Tây Bắc này đâu nha. Du lịch Sapa dịp trung thu này bạn hãy đặt ngay cho mình một chỗ trên xe giường nằm hay tàu hoả để vi vu, có thời gian nghỉ dưỡng và ...

Nhật báo Chiết Giang cho biết hộp bánh gồm 6 chiếc bánh trung thu ấy vẫn còn y nguyên, vỏ ngoài bắt mắt không có dấu hiệu hỏng hay mốc. Theo lời chủ nhân của hộp bánh trung thu “nhiều năm tuổi”, ông đã mua hộp bánh này từ năm 2005. Hồi đó gia đình ông bận chuyển nhà nên chẳng nhớ đã cất hộp bánh vào … Nhật báo Chiết Giang cho biết hộp bánh gồm 6 chiếc bánh trung thu ấy vẫn còn y nguyên, vỏ ngoài bắt mắt không có dấu hiệu hỏng hay mốc. Theo lời chủ nhân của hộp bánh trung thu “nhiều năm tuổi”, ông đã mua hộp bánh này từ năm 2005. Hồi đó gia đình ông bận chuyển nhà nên chẳng nhớ đã cất hộp bánh vào chiếc tủ trong nhà để xe từ lúc nào, đến giờ vô tình moi ra được trong lúc dọn dẹp. Chiếc hộp da bọc bên ngoài với những đường viền ánh kim nổi bật vẫn còn nguyên vẹn khiến ông tò mò mở ra xem. Nhãn dán trên hộp bánh ghi rõ bánh đạt tiêu chuẩn chất lượng, thời điểm sản xuất là ngày 3-9-2005 và thời hạn bảo quản là 30 ngày. Vì những cái bánh trông ngon mắt suốt chừng ấy năm, ông Phương nghi ngờ trong quá trình sản xuất, những chiếc bánh này đã được thêm vào nhiều chất bảo quản thế nên sau 10 năm, bánh vẫn không hề có dấu hiệu mốc meo hay bốc mùi. Nhiều phóng viên đã đến tìm hiểu thực hư sự việc, đồng thời liên hệ với nhà sản xuất ra hộp bánh này là khách sạn Chiết Giang Tây Tử. Đây là một khách sạn khá nổi tiếng ở khu Tây Hồ, TP Hàng Châu. Thế nhưng, đại diện khách sạn này không đưa ra câu trả lời rõ ràng mà cứ tìm cách né tránh. Theo các chuyên gia y tế, trong những chiếc bánh này chắc chắn có một lượng chất bảo quản cực kỳ lớn nên mới lưu giữ được trong khoảng thời gian quá dài như vậy mà không hề hư hỏng. Những chiếc bánh trung thu bình thường luôn phải tuân theo những quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và chỉ được phép thêm vào một lượng chất bảo quản cực nhỏ, vì các loại chất bảo quản rất có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh trung thu ở Trung Quốc tự ý tăng liều lượng chất bảo quản, thậm chí cho cả vài loại chất cấm vào nhân bánh bánh trong quá trình sản xuất.

Lễ hội Trung Thu hay còn được biết đến là lễ hội mặt trăng “Một thời điểm mà mây trời thoáng đãng, trăng sáng vừng vực, tròn to hơn cả những chiếc mâm hoa quả khổng lồ”. Đi kèm với đó, là những phong tục truyền thống được tổ chức, nhưng để lưu truyền được lễ hội này qua nhiều năm tháng, thì cũng cần phải nói đến từng câu chuyện dân gian được hình thành để giải thích cho những hiện tượng đặc biệt của đêm trăng sáng, phải nói rằng chúng chiếm tới gần 80% nội dung của lễ hội Trung Thu. Hay nói cách khác, chưa cần ăn bánh nướng bánh dẻo, chỉ cần nghe lại những câu chuyện đó là không khí Trung Thu đã rạo rực trước gần một tháng. Thế nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau thì lại có những câu chuyện tương tự hoặc khác biệt hoàn toàn, để mô tả về sự hình thành đêm trăng Trung Thu, với nơi này cũng vậy, họ không có ngoại lệ nào cả. Câu chuyện mà hầu như quốc gia nào có Tết Trung Thu cũng đều giống nhau Đó là truyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ, nhưng đối với nơi đây thì họ lại có nhiều biến thể xoay quanh. Điểm lại, có vẻ như nội dung này sẽ được nhiều người nhớ rõ hơn cả “Thời điểm đấy đã xảy ra từ lâu lắm rồi, một triều đại tối cao do các ông mặt trời ngự trị, họ cùng nhau thi thố sức nóng của mình, đốt cháy vạn vật dưới hạ giới. Để tồn tại trong giới tự nhiên, loài người đã phải đấu tranh tìm kiếm sự sống. Trong đó phải nói đến một chàng lãng tử trong con mắt của những người phụ nữ và một cung thủ dưới con mắt của những bậc anh tài, Không ai khác đó chính là Hậu Nghệ. Khác với những người dân chỉ biết lánh nạn, tránh nóng, Hậu Nghệ đã hàng ngày quan sát về hành vi của các lãnh chúa ánh sáng. Màn đêm hầu như không có, chàng chịu đựng dưới những cái nắng gay gắt, cần mẫn rèn tạo vũ khí để đối đầu với các vị thần. Thời điểm chín mùi đã đến, thời cơ nổi dậy cũng tới, tại một vị trí đắc địa trên đỉnh núi cao, chàng dơ cung ngắm thẳng về phía các vị thần Thái Dương sáng rực. Hít một hơi thật sâu, cái nóng làm chàng mệt mỏi, tia nắng che mờ tầm nhìn, từng mũi tên được bắn ra lao lên không trung như những con Rồng muốn trở về với biển trời rộng lớn. Chín mũi tên, trúng thẳng chín ông mặt trời, ánh nắng chói chang dần dần giảm bớt, còn mũi tên cuối cùng trong tay, với cái nắng đã thiêu cháy làn da của chàng khi đứng ngắm trước đó. Rát – Nóng – ...

Nó là một chặng đường chạy dài theo thời gian, trải qua nhiều giai đoạn, dưới nhiều thời kỳ và thay đổi biến tấu với nhiều góc độ. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng đào sâu, tìm bới dòng chảy thời gian. Có lẽ hình thức đầu tiên của lễ hội được bắt nguồn từ phong tục “Lễ Trăng” dưới thời nhà Chu cách đây hơn 3000 năm. Trải qua hàng năm tháng, sự kiện này đã được điều chỉnh nhiều lần để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử. 1. Hình thành từ thời nhà Chu (1041 – 221 Trước Công Nguyên). Vào thời kỳ này, phong tục của người dân cổ đại thường chọn thời điểm mùa Thu trăng sáng làm thời khắc ca ngợi cho một vụ mùa bội thu, và tập quán hiến tế cảm tạ nữ thần mặt trăng cũng đã được hình thành. 2. Phổ biến hơn trong triều đại nhà Đường (618 – 907 Sau Công Nguyên). Sự kiện này được phổ biến hơn trong tầng lớp thượng lưu, hay nói chính xác là giới thượng lưu mới có đủ kinh phí để tổ chức những sự kiện trọng đại, nhằm tạo ra được một không khí lễ hội nhộn nhịp đến với người dân. Bên cạnh đó, giới quý tộc hoàng gia lại có những thú vui khác, họ tổ chức các yến tiệc ngoài trời, vừa được ngắm trăng lại vừa được theo dõi các màn kịch múa rối tiêu biểu. 3. Bắt đầu được chấp nhận để trở thành một lễ hội trong thời nhà Tống (960-1279 Sau Công Nguyên). Vào thời kỳ Bắc Tống, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch, sự kiện cúng trăng được chính thức gọi là lễ hội Trung Thu. Cũng kể từ đó trở đi, hàng năm họ luôn tổ chức ngày trọng đại này mà chưa kề bỏ qua một lần nào. 4. Kỷ nguyên của bánh Trung Thu được ra đời trong triều đại nhà Nguyên (1279-1368). Hay nói cụ thể hơn, truyền thống ăn bánh trung thu được bắt đầu từ thời kỳ này, một triều đại bị cai trị bởi người Mông Cổ. Và cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Mông Cổ đã góp phần hình thành nên thói quen ăn bánh truyền tin của người Hán. 5. Bánh trung thu phổ biến hơn trong hai triều đại Minh, Thanh. Dưới hai triều đại này, nó không còn là một lễ hội bình thường, mà nó còn được coi như một ngày lễ tết đặc biệt. Khác hẳn với lối truyền thống cổ điển xưa kia, đã có rất nhiều hình thức ăn mừng mới xuất hiện như nhảy rồng, múa lân. 6. Trở thành một ngày lễ đặc biệt từ năm 2008. Có lẽ lý do chính là vì nhiều hoạt động truyền thống xưa kia của quốc gia này đang bị mất dần, thế nên để nhằm duy trì và ...

Tưng bừng cùng với các quốc gia khác trong khu vực để đón tết Trung Thu, một sự kiện cổ truyền được kéo dài tới hàng thế kỷ. Thế nhưng, do vị trí của mỗi quốc gia nằm ở những vĩ độ, kinh độ khác nhau nên sẽ có từng góc nhìn ấn tượng khác nhau đặc trưng cho mỗi quốc gia. 1. Phải nói qua một chút về sự hình thành: Riêng với Trung Quốc, có lẽ nên bắt đầu từ lịch sử truyền thống của họ được lưu giữ tới hàng nghìn năm lịch sử “Lễ hội Trung Thu được tổ chức để ăn mừng cho một vụ mùa thu hoạch bội thu dưới đêm trăng tròn, khởi điểm được xuất hiện từ những năm 1600 – 1046 trước Công Nguyên, và trở nên phổ biến hơn dưới triều đại nhà Đường, bên cạnh đó thì truyền thống ăn bánh trung thu lại được bắt đầu từ thời kỳ nhà Nguyên”. Cũng chính vì những lý do này, mà người ta đã phân biệt được thời điểm “Trăng tròn và to sáng nhất” thường rơi vào trong đêm 15 âm lịch, hiện diện cho một sự hội tụ, đoàn viên. 2. Truyền thuyết về tết Trung Thu: Có lẽ ấn tượng nhất là câu chuyện về cuộc tình lãng mạn giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ, có cốt tích kể lại rằng họ là những vị tiên nhưng vì vi phạm luật trời nên đã bị đày xuống hạ giới. Bên cạnh đó cũng có người kể lại theo khía cạnh khác “Do một ngày đẹp trời, Hằng Nga vô tình uống nhầm một chai thuốc tiên không biết có xuất xứ từ đâu, đã làm cho cô bất tử, cơ thể nhẹ tựa lông hồng, từ từ bay lên trên cao rồi dừng chân ở mặt trăng. Cũng kể từ đó, cứ vào những đêm Trung Thu, cô cố gắng thắp sáng cả một vùng khiến cho mặt trăng vừa to lại vừa rõ nét để người chồng Hậu Nghệ của mình có thể thấy rõ”. Gắn liền với đó còn có những câu chuyện khác như Wu Gang cố gắng chặt cây Đào để trở thành bất tử, hay Ngọc Thố hy sinh thân mình để trở thành một món ăn cứu đói cho những người nghèo khổ. 3. Quan điểm về mặt trăng trong đêm Trung Thu: Với người dân Trung Quốc, thời điểm trăng càng sáng càng to cũng tương đồng với sự tái hợp càng tròn trịa, thể hiện cho sự thánh thiện, thuần khiết và quý phái, long lanh như một viên ngọc sáng rực trên bầu trời. Thế nên, dù ở bất kỳ vị trí nào mà chúng ta có thể thấy được hình ảnh “To tròn, sáng bóng”, cũng tức là chúng ta đang được ánh trăng lựa chọn. 4. Thói quen của người dân nơi này trong đêm Trung Thu: Vì đây là lễ hội truyền thống quan trọng ...

Chỉ vẻn vẹn khoảng 2 tháng nữa thôi là đến tết Trung Thu, với người dân Trung Quốc nó không chỉ đơn thuần là ngày hội dành cho trẻ nhỏ, mà nó còn là thời điểm cho một vụ mùa thu hoạch bội thu. Thế nên, trong cái truyền thống xa xưa để lại, trẻ em thì được tung tăng chạy nhảy, còn người lớn thì sum vầy vây quanh bàn ăn. Vậy trên bàn ăn đó có những món phổ biến nào, thì các bạn hãy cùng Trung Quốc điểm danh dưới đây nhé. �ây nhé. Bánh Trung Thu một loại bánh phổ biến không thể thiếu trong đêm trăng sáng của lễ hội Trung Thu. Nhưng trải qua những thăng trầm của lịch sử, giờ đây chiếc bánh đã được cải tiến biến thể rất nhiều, thay vì cái nhân sen dán, đậu đỏ, lòng trứng nướng hay vị ngọt từ mứt gừng truyền thống thì chiếc bánh ngày nay còn được cho thêm cả nhân hạt điều, sô cô la, thậm chí còn có cả mật ong. Các món Vịt nó được xếp vào hàng thứ hai “Nhị phẩm”, với một quan niệm rằng “Khi ăn thịt Vịt vào mùa Thu thì sẽ có thể cân bằng được âm dương, xua đuổi tà khí, trục xuất bệnh tật ra khỏi cơ thể”. Chính vì quan điểm của họ là ăn thịt Vịt, thế nên dù con Vịt được chế biến theo bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa cũng đều được cả. Bí Ngô đặc biệt thường xuyên xuất hiện trên các bàn ăn tại khu vực sông Dương Tử trong tết Trung Thu. Bởi họ cho rằng “Ăn Bí Ngô vào đêm Trung Thu như hấp thụ một phần khí huyết của Mặt Trăng, khiến sức khỏe dồi dào và trường thọ”. Có thể do điều này đã khiến cho bề mặt của mặt Trăng xuất hiện những vết lồi lõm Khoai môn một món ăn trong đêm Trung Thu được hình thành phổ biến dưới triều đại nhà Thanh. Bởi vì nó sẽ đem lại cho họ những điều may mắn và sự giàu có. Điều này rất có thể là do trước khi lập nên nhà Thanh, thì họ đã sống ở một vùng đất được trồng rất nhiều khoai môn. Ốc sông với những người Quảng Đông, việc ăn chúng vào những đêm Trung Thu thì sẽ làm sáng đôi mắt của họ. Liệu có phải do hình dáng của con ốc trông giống như một chiếc kính tiềm vọng  “Khi nhắm một mắt lại, còn một mắt nhìn qua thấu kính, sẽ cho ta thấy ảnh rõ nét hơn?”, điều này cũng rất có thể lắm chứ. Uống rượu men Osmanthus tức là rượu được chưng cất, sau đó thả những bông hoa Osmanthus vào rồi tiến hành lên men. Có lẽ truyền thống này đã kéo dài hơn 2000 năm lịch sử, khi mùa lễ hội Trung Thu gần diễn ...

Đại lý, vốn dĩ là một trong những thị trấn cổ nổi tiếng của Trung Quốc, có nhiều phong cảnh đẹp và các kiến trúc đặc trưng của người Bái. Sở dĩ vì sao người ta thường tìm tới những thành phố cổ để đón tết Trung Thu, là vì tại các khu vực đó, từng nét văn hóa truyền thống được lưu giữ và duy trì khá tốt, chưa kể cảnh quan thông thoáng, ít các khối kiến trúc chọc trời nên việc ngắm trăng sáng rực giữa đêm Trung Thu là thích thú nhất. Đại lý, vốn dĩ là một trong những thị trấn cổ nổi tiếng của Trung Quốc, có nhiều phong cảnh đẹp và các kiến trúc đặc trưng của người Bái. Sở dĩ vì sao người ta thường tìm tới những thành phố cổ để đón tết Trung Thu, là vì tại các khu vực đó, từng nét văn hóa truyền thống được lưu giữ và duy trì khá tốt, chưa kể cảnh quan thông thoáng, ít các khối kiến trúc chọc trời nên việc ngắm trăng sáng rực giữa đêm Trung Thu là thích thú nhất. Có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua một chút về hệ thống kiến trúc của thị trấn này trước. + Nói là trấn, nhưng lại có 4 cửa hướng ra bốn phía, đặc trưng cho những thành trì cổ đại. Nổi cộm hơn với cổng Nam và cổng Bắc, do có chiều dài về lịch sử và gắn liền với nhiều dấu mốc quan trọng. Nên hai vị trí này thường được trang trí khá lộng lẫy, để đón chào các du khách từ xa tới đây cùng hòa mình tham gia vào bữa tiệc đêm sáng Trung Thu. + Xét về phần bên trong, thì hầu như nhà nào họ cũng đều trang trí những loại đèn lồng màu đỏ đẹp mắt. Nếu bạn là một vị khách thích sự truyền thống êm ả thì con đường Fuxing được coi là lý tưởng nhất, nơi đó sẽ diễn ra rất nhiều các hoạt động truyền thống Trung Thu đặc trưng. Còn nếu bạn lại thích một sự nhộn nhịp, pha lẫn giữa truyền thống với hiện đại, thì phố Tây Yanren lại rực rỡ đèn màu thu hút bạn hơn. + Hoành tráng hơn nữa là tìm đến những địa điểm chùa triền trong đêm trăng sáng cũng khá náo nhiệt. Cách trung tâm cổ trấn chưa đến 2km về phía Bắc là những ngôi chùa Phật giáo có niên đại hơn 1800 năm lịch sử, đã từ lâu chúng được coi là biểu tượng của Đại Lý, thế nên Trung Thu năm nào cũng vậy, địa điểm này rất đông đảo dân tình đến cúng. Còn nếu bạn muốn một sự đối lập ngược lại thì nhà thờ Công giáo nằm giữa đường Renmin và đường Hongjin cũng là địa điểm tốt cho một đêm trăng sáng với không khí nhẹ nhàng. Bên cạnh ...

Trong dịp lễ tết Trung Thu, khi gặp nhau người dân Trung Quốc thường mở đầu với nhau bằng những lời chào thân thương, những câu nói thân ái để chúc tụng nhau nhằm đem lại nhiều điều may mắn có ý nghĩa trong cuộc sống. Ở một số quốc gia khác có cùng ngày lễ này, họ thường quay quần đoàn tụ bên gia đình, bạn bè, người thân. Đánh chén những loại hoa quả đặc trưng của mùa Thu, thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu cùng ly trà đặc. Mà không thấy xuất hiện những câu nói xã giao, chúc tụng, điều này thật là thiếu sót, bởi vì đã gắn với từ tết thì thường đi kèm với nó cũng là những lời chúc có ý nghĩa. Còn riêng với Trung Quốc, ngày tết Trung Thu được coi là một lễ hội truyền thống quan trọng chỉ đứng sau tết Nguyên Đán, và những khoảnh khắc hạnh phúc nhất lại được thể hiện qua từng câu chúc đầu môi. Và chúng bao gồm những gì thì chương trình sẽ liệt kê ngay dưới đây thôi. 1. Chúc mừng lễ hội Trung Thu: Nó đơn giản chỉ là một câu cửa miệng được nói ra, giống như kiểu “Năm mới vui vẻ”. Ý nghĩa của nó chỉ mang một hàm ý là nhắc nhở người được nghe rằng “Bạn có nhớ thời điểm hiện tại đang là Trung Thu hay không”. 2. Chúc cả gia đình đón tết Trung Thu vui vẻ: Câu nói này thường được dùng bởi một người khách quen khi tới nhà thăm hỏi, họ được coi là những sứ giả mang thông điệp may mắn đến cho cả gia đình. 3. Chúc cho chúng ta sống lâu trăm tuổi, cùng thưởng ngoạn ánh trăng: Nói chính xác hơn, đêm Trung Thu trăng sáng chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Nên câu nói này nhằm động viên khích lệ nhau, hãy cố gắng sống tốt để cho những năm về sau còn được cùng nhau ngắm trăng. 4. Mặt trăng sáng trên cao, và các ngôi sao đang lấp lánh tỏa sáng, chúc bạn có một cái tết Trung Thu hạnh phúc. Khác xa với từng câu nói ngắn gọn, súc tích, người ta còn đem cả những vì sao trên bầu trời vào để chúc tụng. Bởi đan xen đó còn có một lý do khác, theo quan niệm của người xưa, mỗi ngôi sao đại diện cho một sứ mạng của từng người dưới trái đất, vì thế các ngôi sao càng lấp lánh thì mọi ngưới dưới trái đất sống càng lâu. 5. Mặt trăng tròn chỉ được nhìn thấy vào mùa Thu, là lúc cả nhà được đoàn tụ, chúc các bạn có một ngày Trung Thu hạnh phúc. Chúng ta có thể tạm hiểu như sau, trăng tròn có nghĩa là một vòng khép kín thể hiện cho sự kết nối giữa các thành viên. Thứ hai, ...

Những bức ảnh cũ về không khí trung thu ở Trà Vinh được mình chỉnh sửa lại theo phong cách tranh sơn dầu bằng phần mềm Photoshop CS6, trong một lần theo chân đoàn thiện nguyện tổ chức chương trình cho các bé tiểu học địa phương… Nhìn cảnh các bé vui mừng vì nhận được quà bánh và lồng đèn giấy, rồi cảnh thắp lồng đèn, cầm lồng đèn đi khắp nơi,…, cảm giác như tuổi thơ hồn nhiên và vô tư đang quay trở lại.

Trung tâm thương mại GigaMall đang được trang trí trung thu đẹp lắm các bạn à. Tiếc là mình chỉ chụp được vài tấm ảnh thì bị bảo vệ ngăn hổng cho chụp. Thấy cũng hơi kỳ, vì mình chỉ chụp ảnh bằng điện thoại, và chỉ chụp cảnh thôi đó. Trong khi người ta chụp ảnh chân dung với các tiểu cảnh quá trời. Chắc do mình xui gặp bạn bảo vệ khó tính thôi! Trung tâm thương mại GigaMall nằm ở số 242 đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). GigaMall được chính thức khai trương hồi tháng 1 năm 2019, gồm 10 tầng (2 tầng hầm làm bãi giữ xe – giá giữ xe máy là 4.000 đ/ chiếc), và 8 tầng còn lại kinh doanh siêu thị với các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, gia dụng, nhà sách, quầy ăn uống, quán cà phê, trường Anh ngữ, khu trò chơi, rạp chiếu phim, đặc biệt là khu tổ hợp giải trí công nghệ cao JP WORLD (ánh sáng 3D) khá thu hút người dân địa phương vào xem. Tầng hầm giữ xe B2 Đi thang cuốn từ tầng hầm lên các tầng Những chiếc đèn lồng hình cá thiệt sinh động Những tiểu cảnh hàng cây giả này hình như được thay theo mùa. Chẳng hạn như hồi tháng 8 là cây lá phong. Giờ tháng 9 thì hoa muồng hoàng yến. Một góc trang trí cho trung thu. Còn nhiều góc trang trí trung thu đẹp quá trời nhưng mình chưa kịp chụp thì bị ngăn cản, tiếc hùi hụi à! Khu vệ sinh kề bên vách tường kính nhìn xuống phong cảnh bao quát của một góc quận Thủ Đức Một góc quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh (với tòa nhà cao nhất Việt Nam – The Landmark 81) *** Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone 7, chỉnh sửa qua ứng dụng (app) PS Express.

Tết trung thu – tết của đoàn viên, là thời gian mà cả gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau sau những ngày tháng làm việc áp lực. Những hộp bánh trung thu trong những dịp lễ như vậy không chỉ đơn giản là một món quà, mà còn thể hiện sự biết ơn, trân trọng của người tặng muốn gửi gắm tới người thân. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua top 5 đơn vị cung cấp bánh trung thu Bình Dương ngon nhất trong bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên Anna Bakery – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Tại Bình Dương 2. Bánh Trung Thu Đại Phát – Chuyên Bán Bánh Trung Thu Bình Dương Tại sao thương hiệu bánh trung thu Đại Phát được yêu thích? 3. Tiệm Bánh Ba Con Gấu – Nhận Làm Bánh Trung Thu Bình Dương Lý do nên chọn bánh trung thu tại Tiệm Bánh Ba Con Gấu 4. Cửa Hàng Bánh Sạch SuMi – Tiệm Bánh Trung Thu Tại Bình Dương 5. Công Ty Hồng Bảo Linh  – Cung Cấp Bánh Trung Thu Bình Dương  1. Nguyên Anna Bakery – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Tại Bình Dương Bánh trung thu sẽ là lời ngỏ thay bạn gửi đến những người thân yêu; cũng trân trọng hơn, nhớ lâu hơn một hộp bánh ngon và đặc biệt. Nguyên Anna Bakery là cửa hàng làm bánh trung thu Bình Dương, mang đến cho khách hàng những sản phẩm mới lạ. Lựa chọn những nguyên liệu truyền thống đơn giản để tại nên thành phẩm của mình, nhưng sản phẩm bánh Nguyên Anna Bakery vẫn mang hương vị riêng biệt. Nhờ bàn tay tỉ mỉ của những thợ làm bánh chuyên nghiệp, tạo nên những chiếc bánh vuông vắn, đồng đều và thơm ngon. Bánh ra lò với lớp vỏ vàng nâu hấp dẫn và nhân bánh thơm mềm. Bên cạnh thì Nguyên Anna Bakery cũng chú trọng đến bao bì sản phẩm, hộp bánh ngày càng đẹp mắt, đáp ứng được nhu cầu tặng quà của khách hàng. Bánh trung thu Nguyên Anna Bakery Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 1069 Cách Mạng Tháng 8, Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương Số điện thoại: 0941 466 606 – 02743 852 779 Website: https://nguyenannabakery.vn/ 2. Bánh Trung Thu Đại Phát – Chuyên Bán Bánh Trung Thu Bình Dương Thương hiệu bánh trung thu Đại Phát đã không còn quá xa lạ trong những dịp trung thu. Những chiếc bánh trung thu là sự kết tinh giữa nét văn hóa truyền thống Việt Nam kết hợp với phong cách bánh Đài Loan. Sở dị, bánh tại đây được yêu thích bởi hương vị hoàn hảo, thơm ngon, không quá ngọt; được trau chuốt tỉ mỉ kể cả bề ngoài của bánh. Sản phẩm của Đại Phát có mức giá khá cao nhưng hoàn toàn phù hợp với vẻ ngoài sang trọng, thanh lịch mà hộp bánh mang lại. Tại sao thương ...

#1 Bánh Trung Thu Lạp Xưởng Ngũ Hạt Kinh Đô #2 Bánh Hạt Sen Hạt Chia Kinh Đô #3 Bánh Givral Cranberry #4 Bánh Heo vàng – Dòng Bánh trung thu thiếu nhi Kinh Đô #5 Bánh Dẻo Tiramisu Brodard #6 Bánh Brodard Giòn Tan Dừa Và thơm #7 Bánh Givral Nhân Đậu Đen Tỏi Đen #8 Bánh Thập Cẩm Gà Quay Thịt nướng Brodard #9 Bánh Givral Chocolate – Cappuccino #10 Bánh Trà Xanh Givral Bánh Trung thu từ lâu đã không còn là một món ăn truyền thống trong đêm phá cỗ ngày rằm tháng tám. Mà nó đã trở thành một món quà nghĩa tình, gửi trao những niềm yêu thương cho mọi người gần nhau hơn. Đừng lo lắng nếu bạn chưa tìm được món quà ý nghĩa dành tặng người thân trong dịp Tết Trung thu này. Dưới đây là Top 10 loại Bánh Trung thu ngon khó cưỡng cho bạn tham khảo, cùng xem qua nhé! #1 Bánh Trung Thu Lạp Xưởng Ngũ Hạt Kinh Đô Kinh Đô là thương hiệu gắn liền với mùa Trung thu của nhiều người. Trở thành thương hiệu không chỉ ngon về bánh, mà còn khiến Trung thu trở thành dịp Tết lớn để mọi người chia sẻ và gắn bó với nhau nhiều hơn. Bánh Trung thu Lạp xưởng ngũ hạt là sự kết hợp tinh túy từ những nguyên liệu truyền thống để cho ra đời một chiếc bánh. Dù là đơn giản, nhưng hương vị không thể nào quên. Từ xưa, lạp xưởng và mỡ đường là nguyên liệu cơ bản để tạo nên một chiếc bánh thập cẩm ngon. Vị giòn, béo và hơi dài của lạp xưởng hòa quyện với 5 loại hạt khác nhau. Cùng nhân trứng muối khiến Bánh Trung thu có vị bùi, thơm, béo và đặc biệt là không ngán. Bánh lạp xưởng #2 Bánh Hạt Sen Hạt Chia Kinh Đô Với sự biến hóa nhiều công thức và không ngừng cải tiến để phục vụ mọi người. Dòng bánh dành cho người tiểu đường do Kinh Đô được ra mắt đã tạo nên được nhiều sức hút. Bởi nó mang lại giá trị sức khỏe rất lớn. Bánh Trung thu Hạt sen Hạt chia là loại bánh được yêu thích nhất trong các dòng bánh ăn chay ăn kiêng. Vì độ ngon và an toàn, sử dụng 70% đường ăn kiêng thay thế cho đường tinh luyện. Sự kết hợp từ hạt sen và hạt chia giúp cho cơ thể không còn cảm giác thèm ngọt nhờ đó giảm béo phì và ổn định cân nặng. #3 Bánh Givral Cranberry Trái ngược hoàn toàn với dòng bánh trung thu tỏi đen. Bánh Trung thu Givral Cranberry là dòng bánh mới trong bộ bánh trăng ngũ sắc của Givral. Với mong muốn tạo dựng thêm nhiều màu sắc trong ngày lễ cổ truyền. Bánh trung thu Givral Cranberry ( Nam việt quất ) vô cùng hấp dẫn cả ...

Trung thu sắp đến rồi, Eatgo News sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh trung thu chay nhân thập cẩm siêu ngon nhé! Không như mọi năm phải ra hàng mua bánh làm sẵn, năm nay bạn sẽ dễ dàng tạo bất ngờ với mọi người trong gia đình bằng những chiếc bánh chay xinh xắn, vị “cực phẩm” mà lại đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nguyên liệu Cách làm bánh trung thu chay nhân thập cẩm Bước 1: Sơ chế nhân bánh Bước 2: Nấu nước đường Bước 3: Trộn nhân bánh Bước 4: Làm vỏ bánh trung thu chay Bước 5: Đóng bánh Bước 6: Nướng bánh Hoàn thiện thành phẩm Nguyên liệu Để làm được 10 chiếc bánh trung thu chay nhân thập cẩm, bạn cần chuẩn bị: Đậu xanh: 100 gr Mứt gừng: 50 gr Mứt tắc: 50 gr Mứt chanh: 50 gr Lá chanh: 5 lá Ngũ vị hương: 10 gr Bột bánh dẻo: 150 gr Hạt dưa: 100 gr Mứt sen: 100 gr Hạt điều: 100 gr Hạt mè: 100 gr Chân nấm đông cô làm chà bông: 100 gr Xá xíu chay: 100 gr Nước tương: 20 ml Rượu mai quế lộ: 20 ml Rượu gừng: 20 ml Dầu ăn: 70 ml Bột mì: 325 gr Nước: 500 ml Đường: 1 kg Chanh: 1 trái Sữa đặc: 50 gr Dụng cụ: Nồi, lò nướng, khuôn đóng bánh, chổi quét, bát,… Nguyên liệu làm bánh trung thu chay nhân thập cẩm Cách làm bánh trung thu chay nhân thập cẩm Bước 1: Sơ chế nhân bánh Mứt sen và hạt điều đem băm nhỏ. Cắt nhỏ mứt tắc, mứt gừng, mứt chanh và xá xíu chay. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ thật nhỏ. Sơ chế nhân bánh trung thu chay nhân thập cẩm Bước 2: Nấu nước đường Bắc nồi lên bếp đun sôi 1 kg đường với 500 ml nước, để sôi 30 phút. Nước đường sôi, vắt 1 quả chanh lấy nước cốt rồi đổ vào. Đun cho đến khi nước đường và vỏ chanh chuyển sang màu nâu đậm thì tắt bếp. Cách nấu nước đường làm bánh trung thu chay Bước 3: Trộn nhân bánh Cho các nguyên liệu theo định lượng vào 1 âu lớn gồm các loại mứt, đậu xanh, lá chanh, ngũ vị hương, các loại hạt, bột bánh dẻo, xá xíu chay, chân nấm đông cô làm chà bông, nước tương, rượu mai quế lộ, rượu gừng, 20 gr nước đường vừa nấu xong. Trộn đều tay để các nguyên liệu quện, kết dính lại với nhau. Trộn nhân bánh trung thu Bước 4: Làm vỏ bánh trung thu chay Cho vào âu trộn đều 200gr nước đường vừa nấu với 70gr dầu ăn (muốn ngon hơn có thể thay bằng dầu đậu phộng). Cho nước đường vừa nấu và dầu ăn vào âu Cho tiếp 325gr bột mì vào nhào trộn thật kỹ để bột kết dính với nhau. Để bột ...

Ngày xửa ngày xưa, suốt nhiều thế kỷ con người bị bao trùm bởi ánh nắng ban ngày, không ai biết đến bóng đêm. Thần Mặt Trời ngạo nghễ nghĩ rằng, không có mình soi sáng con người khó lòng sống được. Nhưng ngài lại không hề hay biết rằng mọi vật trên trái đất đều đang dần kiệt quệ khi không có được giấc ngủ ngon. Sự tích mặt trăng và bánh trung thu – câu truyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng Những ngày hè oi nóng, cái nắng bao phủ liên tục khiến nước bốc hơi nhanh, lá xanh đổi màu vàng úa. Hạn hán kéo dài, con người luôn trong tình trạng đói khát. Trong một ngôi nhà nọ, có một bà mẹ và ba đứa con nhỏ cũng đang gầy gò, héo hon dần. Bà nhìn các con và dân làng mà xót xa. Vào một ngày kia, bà quyết định sẽ đi tìm Thần Mặt Trời. Trước khi đi bà liền dặn dò cậu con trai lớn rằng: – Mẹ phải đi tìm thần mặt trời để xin ông ấy giảm bớt nắng và ban một ít bóng đêm. Nên việc trong nhà mẹ trông chờ vào con. Hãy chăm sóc các em thật chu đáo nhé! Con trưởng gật đầu đồng ý, bà liền thu xếp một bồ cám gạo và một ly đầy cho các con có thể sống đến ngày 15 trong tháng. Xong xuôi mọi việc bà liền từ biệt các con và lên đường tìm Thần Mặt Trời. Các con ngậm ngùi đứng trước cửa vẫy tay chào tạm biệt mẹ mình. Bà cứ đi, đi mãi nhưng vẫn chưa tìm thấy vị Thần Mặt Trời. Đến khi trèo lên một ngọn núi, bà dường như đã kiệt sức và ngã quỵ xuống đường. Lúc này, tình cờ có một chú thỏ trắng chạy qua thấy bà đang gặp nạn bèn tìm cách cứu giúp. Chú chạy đi lấy nước đưa cho bà uống, bà tỉnh dần và ngồi tâm sự cùng chú thỏ trắng. Nghe xong câu chuyện, thỏ trắng mủi lòng bèn dẫn lối cho bà đi đến gặp Thần Mặt Trời. Bà theo thỏ đi khoảng 2 dặm là tới nơi Thần ngự, ngài vừa nhìn thấy liền quát lớn: – Ai đây? Ngươi không biết nơi đây là cấm địa của nhà trời à? – Dạ, xin Thần, vì tôi không thể nhìn các con tôi chết mòn trong đói khát, nên tôi mạo muội lên đây xin Thần ban mưa xuống, tắt bớt cái nắng mỗi ngày vài giờ để cho mọi người có giấc ngủ ngon. – Cả gan thay người trần mắt thịt. Chẳng phải suốt hàng ngàn năm nay các người dùng nắng, dùng ánh sáng để mưu sinh hay sao? Giờ lại nói thế? – Dạ, bẩm Thần. Đúng là chúng tôi rất cần ánh sáng cho công việc, nhưng có những giờ phút nghỉ ngơi, ánh sáng ...

Tết Trung Thu là một trong những dịp đặc biệt đối với những người dân Việt. Không chỉ là tết thiếu nhi, Trung Thu còn được xem là tết đoàn viên. Khi nhắc đến Trung Thu nhiều người liên tưởng ngay đến những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon. Chúng ta thường quây quần với nhau để thưởng thức bánh Trung Thu và uống trà vào dịp rằm tháng 8. Vậy câu chuyện về sự tích và ý nghĩa của bánh nướng, bánh dẻo dịp Trung Thu như thế nào? Hãy cùng Eatgo News khám phá qua những chia sẻ dưới đây nhé! Sự tích của bánh Trung Thu Trong truyền thuyết xưa có kể lại rằng trong một ngôi làng nọ bỗng xuất hiện hạn hán kéo dài. Điều này khiến cho cây cỏ, hoa màu, mọi vật đều kiệt quê, con người đói khát. Một bà mẹ vì thương 2 đứa con thơ và người dân trong làng mà đi tìm Thần Mặt Trời. Bà cứ đi mãi và khi đến một núi thì kiệt sức và ngã quỵ. Thỏ trắng tình cờ thấy bà gặp nạn nên đã tìm nước cho bà uống. Rằm tháng Tám không thể thiếu những chiếc bánh dẻo, bánh nướng Sau khi nghe bà kể lại chuyện, thỏ trắng thương cảm nên đã giúp bà đi tới chỗ của Thần Mặt Trời. Khi gặp Thần bà đã kể về nỗi thống khổ nhân gian đang phải chịu suốt một thời gian dài qua. Cầu xin Thần có thể xua tan bớt cái nắng và làm cho mưa rơi để mọi người có cuộc sống bình an, hoa màu tươi tốt. Thần Mặt Trời bèn vén màn mây để xem thực khư và thật kinh ngạc khi thấy ruộng đồng tiêu điều, vạn vật sống cầm cự trong cái nắng khô hạn. Thần buồn rầu bèn sai nắng lui về. Tuy nhiên, Thần bảo để cứu dân chúng bà phải hóa thân thành thứ ánh sáng dịu êm soi sáng mọi người trong đêm tối. Nghe đến đây, bà đồng nhưng vẫn xin thần về hội ngộ cùng các con lần cuối. Hôm đấy là rằm tháng 8, bà và các con làm bánh nướng, bánh dẻo ăn uống, trò chuyện vui vẻ với nhau. Sau đó bà tiến ra trước nhà, hướng ánh nhìn về phía mặt trời. Cơ thể bà dần nhẹ tênh và bay bổng vào không trung biến thành thứ ánh sáng lung linh. Từ trên cao tỏa ánh sáng xuống tạo thành bà có thể chiếu sáng cho cả nhân gian. Có thể nhìn thấy căn nhà nhỏ và những đứa con yêu quý của mình. Tết Trung Thu – Tết đoàn viên sum vầy Thứ ánh sáng huyền ảo đó được gọi là ánh trăng và sẽ tỏa sáng nhất vào đêm 15-16 âm lịch. Chính là ngày hội ngộ của mẹ con họ. Kể từ đó, trong rằm tháng Tám luôn có bánh nướng, bánh ...

Bạn và gia đình đã không còn hứng thú với những chiếc bánh trung thu theo kiểu truyền thống? Vậy hãy thử xắn tay vào bếp làm những chiếc bánh trung thu rau câu chay theo hướng dẫn dưới đây của Eatgo News. Đảm bảo tất cả sẽ trầm trồ, ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc bánh vừa đẹp mắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tổng hợp 3 cách làm bánh trung thu rau câu chay sau đây sẽ khiến hội Trăng Rằm năm nay trở nên đáng nhớ hơn bao giờ hết. 1. Bánh Trung thu rau câu chay nhân trái cây Nguyên liệu Cách làm bánh Trung thu rau câu chay nhân trái cây 2. Bánh Trung thu rau câu chay nhân flan Nguyên liệu Cách làm bánh Trung thu rau câu chay nhân flan 3. Bánh Trung thu rau câu chay nhân đậu đỏ Nguyên liệu Cách làm bánh Trung thu rau câu chay nhân đậu đỏ 1. Bánh Trung thu rau câu chay nhân trái cây Nguyên liệu Làm vỏ bánh: Nước: 200ml Lá dứa: 3-5 Bột rau câu: 5g Đường: 13g Sữa tươi: 45ml Màu thực phẩm hồng, màu thực phẩm vàng. Làm nhân bánh: Nước: 500ml Đường: 50g Lá dứa: 3 Bột rau câu: 8g Các loại trái cây: Kiwi xanh, kiwi vàng, dưa hấu, xoài chín, cherry, thanh long đỏ, dâu tây… Dụng cụ khác: Khuôn rau câu hình bánh Trung thu, âu, cốc, nồi… Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu chay nhân trái cây Cách làm bánh Trung thu rau câu chay nhân trái cây Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Các loại trái cây đem rửa sạch, bỏ vỏ, thái hạt lựu. Bước 2: Làm vỏ bánh Hòa tan các nguyên liệu làm vỏ bánh với nhau gồm đường, lá dứa, bột rau câu, nước. Cho hỗn hợp trên vào nồi đun sôi trên lửa vừa. Khi nước sôi vớt bỏ lá dứa, đổ sữa tươi vào khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi tiếp thì tắt bếp. Chia hỗn hợp rau câu trên vào 2 cốc bằng nhau. Mỗi cốc cho một loại màu thực phẩm vào khuấy đều. Đổ hỗn hợp trong 2 cốc này vào khuôn bánh trung thu. Lưu ý là khuôn đổ nước màu vàng, khuôn đổ nước màu hồng rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Bước 3: Làm nhân bánh Bắc nồi lên bếp, cho đường trắng, nước, lá dứa, bột rau câu vào đun trên lửa vừa. Nước sôi vớt bỏ lá dứa, cho toàn bộ phần trái cây xắt hạt lựu vào rồi tắt bếp. Tiếp tục khuấy đều để trái cây trộn lẫn vào hỗn hợp nước rau câu. Bước 4: Làm bánh Lấy khuôn đựng bánh rau câu từ ngăn mát tủ lạnh ra ngoài khi phần vỏ bánh rau câu đã đông. Múc hỗn hợp rau câu trái cây cho vào các khuôn rồi cho lại vào ngăn mát ...

Cách làm bánh trung thu chay vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ mua. Tuy nhiên, để bánh có hương vị thơm ngon nhất cũng như màu sắc bắt mắt, chúng ta phải nắm rõ những cách làm chuẩn xác từng bước. Dưới đây, Eatgo News sẽ hướng dẫn các bạn 5 cách làm bánh trung thu chay tại nhà đơn giản nhất. 1. Cách làm bánh trung thu chay nhân đậu xanh 1.1. Nguyên liệu cần có 1.2. Các bước thực hiện 2. Cách làm bánh trung chay bằng khoai lang tím 2.1. Nguyên liệu cần có 2.2. Các bước thực hiện 3. Cách làm bánh trung thu rau câu cho người ăn chay 3.1. Nguyên liệu chuẩn bị 3.2. Các bước thực hiện 4. Cách làm bánh trung thu chay bằng bí đỏ 4.1. Nguyên liệu chuẩn bị 4.2. Các bước thực hiện 5. Cách làm bánh trung thu chay nhân trà xanh đặc biệt 5.1. Nguyên liệu cần có 5.2. Các bước làm bánh 1. Cách làm bánh trung thu chay nhân đậu xanh Bánh trung thu chay nhân đậu xanh có mùi vị thơm ngon, béo ngậy. Cách làm lại dễ dàng, ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. 1.1. Nguyên liệu cần có Chúng ta cần có những nguyên liệu làm bánh như sau: Đậu xanh bóc vỏ và ngâm qua đêm, bột bánh dẻo, tinh dầu bưởi, muối, dầu ăn, đường. Công thức làm bánh này không cần dùng đến lò nướng. Do đó, chúng ta sẽ hạn chế được rất nhiều khó khăn. 1.2. Các bước thực hiện Bước 1: Đun nước đường Dùng 0.5kg đường, đun sôi với 350ml nước, nhớ là không khuấy để tránh lại đường. Đến khi đường tan hết, chúng ta vắt nửa quả chanh vào đó, nước đường chuyển sang màu nâu thì tắt bếp và để nguội. Bước 2: Làm nhân bánh Cho đậu xanh đã ngâm, rửa sạch vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt đậu cho chín. Đun đến khi đậu chín mềm và tơi bở thì tắt bếp. Cho đậu xanh còn nóng vào máy xay, đổ vào đó vài thìa nước đường rồi xay thật nhuyễn. Bánh trung thu nhân đậu xanh chay là món ăn ngon hấp dẫn Cho đậu xanh vào chảo sên đến khi phần nhân này khô dần lại và có thể vo viên thì nhỏ vài giọt tinh dầu bưởi. Tiếp đến, chia nhân bánh thành các phần nhỏ rồi vo viên. Bước 3: Làm vỏ bánh Rây bột bánh để không bị vón cục, đổ phần nước đường đã chuẩn bị vào trộn đều. Chúng ta cứ nhào thật kỹ để bột không còn dính tay. Bọc bột trong màng bọc thực phẩm khoảng 30 phút. Sau đó, bạn chia bột nhỏ, dùng cán làm mỏng và bọc phần nhân đậu xanh lại. Cho bánh vào khuôn ép thành hình dạng mong muốn. Bước 4: Nướng bánh Cho bánh vào nồi chiên không dầu ...

KỊCH BẢN CÁC HẠNG MỤC BIỂU DIỄN TẾT TRUNG THU TẠI HỘI AN. CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRUNG THU TẠI HỘI AN D2 EVENTS CÔNG TY SỰ KIỆN HỘI AN D2 EVENTS Mùa thu tới còn gắn liền với một cái Tết dân gian mà ai ai cũng háo hức, đó là Tết Trung thu. Trung thu là dịp để các doanh nghiệp gửi lời tri ân của mình đến với các thành viên trong đại gia đình thông những màn rước đèn, múa lân, phá cổ của các bé. Để có 1 đêm trung thu tuyệt vời thì không phải là việc đơn giản, Quý khách cần rất nhiều bước từ việc lên ý tưởng đến dàn dựng sân khấu và chuẩn bị cả những phần quà cho các bé. Nếu Quý khách cần tổ chức chương trình trung thu tại Hội An hãy gọi ngay cho D2 Events theo số 0905 018 368 để được tư vấn và lên kế hoạch hoàn chỉnh nhất. CÁCH LÊN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẾT TRUNG THU DÀNH CHO ĐƠN VỊ, CÔNG TY TẠI HỘI AN Mỗi dịp rằm tháng 8, D2 Events luôn mong muốn đem đến cho các bé một ngày tết trung thu ý nghĩa và thú vị. Bên mâm phá cổ, nghe chị Hằng, chú Cuội kể các câu chuyện cổ tích, tay cầm những chiếc lồng đèn ông sao bé xinh hình ảnh đó thật tuyệt vời. Với kinh nghiệm và là đơn vị chuyên tổ chức trung thu tại Hội An chúng tôi sẽ tư vấn, đưa nhiều phương án cho quý khách. Đảm bảo mang đến những chương trình vui tết trung thu thú vị cho các bé, với mức chi phí hợp lý cho từng doanh nghiệp. KỊCH BẢN CÁC HẠNG MỤC BIỂU DIỄN TẾT TRUNG THU TẠI HỘI AN. Để có một ngày tết trung thu tràn đầy ý nghĩa cho các bé thiếu nhi, D2 Events đã lên kịch bản hoàn toàn mới lạ, lồng ghép vào chương trình các hoạt động vui nhộn như nhảy mascot đón khách, gian hàng dân gian, trò chơi đầy màu sắc tuổi thơ. Đặc biệt, các bé sẽ được chơi cùng với ba, mẹ của mình đây sẽ là điểm nhấn trong chương trình, giúp các bé lưu giữ những hình ảnh tuyệt vời này. Hoạt động đón khách bằng mascot vừa kích thích sự tham gia của các bé, vừa tạo không khí vui tươi cho chương trình. Các tiết mục mới lạ của vũ đoàn mascot nội dung dễ hiểu, cốt truyện thiếu nhi yêu thích, mang đến nhiều bài học bổ ích. Các bé sẽ được gặp gỡ các nhân vật như chú Cuội, chị Hằng,… những nhân vật thường xuất hiện qua lời kể của ba mẹ. Đặc biệt, tiết mục múa lân tết trung thu tại Hội An chắc sẽ không thể thiếu trong đêm trung thu.Với những chú Lân sặc sỡ, đầy màu sắc , kết hợp với những nhân vật trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng. ...

Nguyên liệu bao gồm Sơ chế nguyên liệu Tiến hành làm bánh trung thu nhân hạt sen Lời kết Hạt sen là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng. Hương vị béo ngậy bùi bùi từ hạt sen làm cho ăn cũng rất thích ăn loại thực phẩm này. Làm một món ăn chỉ cần thêm vài hạt sen vào thì độ dinh dưỡng và độ ngon sẽ tăng lên biết bao nhiêu. Đặc biệt là khi làm bánh trung thu cổ truyền có nhân hạt sen thì không còn gì tuyệt hơn nữa rồi. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá món bánh trung thu nhân hạt sen ngon nổi tiếng vào mỗi mùa trung thu nhé. Bắt đầu thôi nào. * Có thể bạn chưa biết: Trong dân gian, có nhiều cách để điều trị chứng mất ngủ, trong đó dùng hạt sen để uống hoặc ăn là bài thuốc vô cùng hữu hiệu. Hạt sen có thành phần glucozit và chất kiềm giúp an thần, dễ ngủ. Hơn nữa, nếu ăn hạt sen vào buổi tối sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất insulin, từ đó khiến cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngoài hạt sen, tâm (tim) sen cũng chữa mất ngủ rất hiệu quả. Đó là dùng tim sen pha trà uống. Nguyên liệu bao gồm  450 gam khoai lang tím 200 gam hạt sen 100 gam đường  20 ml dầu ăn 1 ít bổ mì Sơ chế nguyên liệu Khoai lang tím sau khi mua về bạn gọt bỏ vỏ, sau đó rửa sạch. Hạt sen ngâm với nước khoảng 15 phút cho hạt sen nở ra để khi ninh hạt sen nhanh chín hơn. Tiến hành làm bánh trung thu nhân hạt sen Bước 1: Làm vỏ bánh Đầu tiên, bạn cho khoai lang tím đã chuẩn bị vào một chiếc nồi vừa phải, cho một lượng nước vào cho ngập khoai là được. Rồi ninh cho đến khi khoai thật nhừ. Khi khoai đã nhừ, bạn xay nguyễn. Sau đó, bạn cho một ít bột mì cùng  1 ít nước vào để tạo thêm độ dẻo cho vỏ bánh. Tiếp tục vo cho bột nhuyễn, rồi để bột nghỉ 30 phút rồi tiến hành lám bánh. Trong khi chờ bột nghỉ, thì chúng ta làm nhân nhé. Bước 2: Làm nhân bánh Đối với món bánh này thì nhân chủ yếu là từ hạt sen. Khi hạt sen đã chơ chế xong, bạn cho vào nồi rồi cho nước gấp đôi lượng sen rồi ninh nhừ. Chú ý bạn ninh ở mức lửa nhỏ để sen chín từ từ, kẻo sen bị cháy nhé các bạn. Vì sen là một loại hạt khó chín nên bạn cần ninh lâu, chính vì thế bạn cho nhiều nước thêm một chút cũng được nhé. Khi hạt sen đã nhừ, bạn cho một ít đường vào rồi cho vào máy xay nguyễn. Khi đã xay nhuyễn, bạn cho hạt sen ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách làm bánh trung thu chay như sau Lời kết: Bạn đã bao giờ được ăn món bánh trung thu chay chưa. Thường thì những món chay chỉ dành cho những người hay đi đền chùa hay ăn kiêng vào những ngày đầu tháng. Khác với các món chay khác, bánh trung thu chay là một món ăn rất tuyệt vời cho những người ăn chay đấy. Ngày hôm nay mình muốn giới thiệu tới các bạn món bánh trung thu chay ngon không kém phần các món bánh trung thu bình thường luôn nhé. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá cách làm bánh trung thu chay chuẩn vị nhất nhé. Bắt đầu thôi nào. Nguyên liệu cần chuẩn bị + Nguyên liệu làm nhân bánh Nấm đông cô: 50 gr Sườn non chay: 50 gr Đậu phộng: 100 gr Mè: 100 gr Hạt dưa: 100 gr Mứt bí: 100 gr Mứt sen :100 gr Mứt gừng đỏ: 50 gr Mứt chanh: 50 gr Hạt điều: 100 Lá chanh: 10 lá Trứng muối chay Đậu xanh: 100 gr Phô mai mozzarella: 50 gr Hạt điều: 30 gr Màu cam: 1 ít + Nguyên liệu làm vỏ bánh Bột mì: 500 gr bột hoa ngọc lan Baking soda: 1/4 mcf Nước đường: 360 gr Nước tro tàu: 1 mcf Màu dừa: 1/2 mcf Bơ đậu phộng: 2 muỗng cafe Dầu: 80 gr Cách làm bánh trung thu chay như sau Bước 1: Làm nhân bánh + Sơ chế: Nấm đông cô ngâm nước sôi 1 giờ rồi sả sạch, bỏ chân cắt hạt lựu vắt lại cho khô Đậu phộng luộc chín Mè, hạt dưa rang vàng Mứt bí, mứt sen cắt hạt lựu Mứt gừng mứt sen cắt sợi nhuyễn Hạt điều giã vụn Lá chanh bỏ gân xắt sợi nhuyễn + Làm nước trộn nhân Gồm: nước đường: 100 gr, rượu mai quế lộ :50 gr, 3 muỗng súp nước tương, 2 muỗng súp dầu hào chay, 4 muỗng súp dầu ăn, 1 muỗng cafe dầu mè, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/4 muỗng cafe bột ngọt. + Làm nhân: Phi thơm ít boa rô sau đó cho nấm đông cô + đậu phộng vào đảo đều cho hỗn hợp sốt dầu hào vào đảo liên tục cho đến khi nhân ráo đổ ra thau để nguội thì cho các nguyên liệu còn lại vào. Sau đó cho 50 gr đường xay vào cho hỗn hợp nước trộn nhân và trộn đều cho 100-150 gr bôt bánh dẻo vào tạo độ kết dính. Cuối cùng, bạn vo nhân thành viên nhỏ tầm 70g nhé. Bước 2: Làm vỏ bánh Baking soda với bột mì trộn đều rồi rây mịn. Nước đường+ nước tro tàu+ bơ đậu phộng+ dầu ăn quậy đều sau đó cho bột vào trộn đều, để bột nghỉ 30 phút. Bột nghỉ xong mình lấy xíu bột áo trải lên bàn cho bột ra nhồi lại và chia ...

Làm nước đường: Cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm như sau: Lời kết: Bạn có biết bước làm vỏ bánh là một khâu vô cũng quan trọng khi bạn làm một chiếc bánh trung thu không, đặc biệt là đối với những chiếc bánh trung thu nướng. Nếu làm không đúng cách hay làm sơ sài thì vỏ bánh sẽ trở nên bị cứng và không thơm mềm như mong muốn. Vậy ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm thơm ngon nhất nhé. Bắt đầu thôi. Làm nước đường: Muốn có một lớp vỏ nướng đẹp, thơm ngon thì quan trọng nhất là ở nước đường để trộn cùng với bột để làm bánh. Chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau. Nguyên liệu: Đường trắng: 1kg (hoặc ½ kg đường nâu và ½ kg đường trắng) Nước lọc: 1 lít Chanh: 1 trái Khớm (thơm): ¼ trái Mạch nha: 60gr Cách làm như sau: Bước 1: Sơ chế: Chanh cắt đôi quả vắt kiệt nước, sau đó lọc hạt. Khớm bạn sắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Lưu ý: Nước chanh và nước cốt khớm sẽ giúp đường không bị kết tinh. Bạn cho quá nhiều nước đường sẽ bị lên men còn cho ít quá thì nước đường sẽ bị kết tinh, không dùng được đấy. Bước 2: Tiến hành làm: Bạn cho nước lọc, nước chanh, nước cốt khớm và đường vào nồi, khuấy đều cho tan đường, rồi bạn bắc hỗn hợp lên bếp nấu sôi. Khi hỗn hợp sôi, bạn cho mạch nha vào nấu chung đến khi nước đường sánh lại thì tắt bếp. Cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm như sau: Nguyên liệu gồm có: Bột mì: 500gr Nước đường: 370gr Dầu ăn: 90gr Baking soda: 1/3 muỗng cà phê Bơ đậu phộng: 2 muỗng canh (hoặc 2 lòng đỏ trứng gà) Rượu Mai Quế Lộ: 2 muỗng canh Cách làm như sau: Bước 1: Bạn cho nước đường vừa chế ở trên cùng dầu ăn, baking soda, bơ đậu phộng (hoặc trứng gà), rượu vào chung với nhau, trộn đều thành một hỗn hợp đồng nhất. Bước 2: Bạn ray bột mì cho mịn vào hỗn hợp, rồi trộn các nguyên liệu quyện vào nhau. Bạn không cần nhồi bánh lâu, chỉ cần trộn bột thành một khối là được, vì khi nhồi lâu bánh sẽ cứng khó đóng và khi nướng bị mất nét đấy nhé. Bước 3: Bạn ủ bột (nếu bạn dùng bơ đậu phộng thì ủ 15 phút, dùng trứng ủ 30 phút). Sau khi ủ xong mà bột vẫn nhão thì bạn rắc bột khô vô, trộn lại, xong ủ bột thêm một lần nữa rồi mới đem đi làm bánh nhé. Sau khi ủ bột xong, bạn chia thành những phần nhỏ, sau đó viên tròn. Chia làm sao cho phần vỏ bánh ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách làm bánh dẻo trung thu như sau Lời kết Một trong những loại bánh truyền thống của người Việt Nam chúng ta từ xa xưa đến nay đấy chính là loại bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh. Khác với loại bánh nướng truyền thống thì loại bánh dẻo có một hương vị rất khác lạ. Hơn nữa, khi ăn bánh dẻo rất thơm và ăn cảm giác dẻo nên lại thêm ngon nữa. Đều là các loại bánh trung thu truyền thống nhưng nếu nói về độ lâu dài thì có lẽ loại bánh nướng vẫn có truyền thống từ xa xưa hơn các loại bánh dẻo. Tuy nhiên, các loại bánh dẻo lại được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Chính vì thế, ngay bây giờ mình sẽ bật mí cho các bạn cách làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh ngon chuẩn vị nhất nhé. Bắt đầu thôi nào. Nguyên liệu cần chuẩn bị Phần nước đường 250 gram đường 250 gram nước ấm 1/8 thìa bột cream of tartar (hoặc 1/8 muỗng canh nước chanh) Nguyên liệu làm nhân 100 gram đậu xanh 300ml nước nóng 45 gram đường 40 – 45 gram dầu dừa (có thể thay thế bằng dầu đậu nành hoặc dầu ăn) Nguyên liệu làm vỏ 400g nước đường (phần A) 200 gram bột bánh dẻo 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi Cách làm bánh dẻo trung thu như sau Bước 1: Phế nước đường làm bánh dẻo Cho đường và nước vào chảo. Khuấy đều để hòa tan đường. Đun sôi ở nhiệt độ cao. Thêm vào bột tartar cream rồi tiếp tục đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút cho đến khi nước đường sôi lên. Tắt bếp và đổ nước đường ra bát để nguội. Bước 2: Làm vỏ bánh dẻo Cho nước đường và ½ muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi vào bát. Dùng phới trộn đều liên tục trong khi thêm bột gạo nếp, cho dần dần từng muỗng canh bột một. Hãy chắc chắn bột được trộn đều trước khi cho những muỗng tiếp theo vào trộn. Khi bột khá giầy bạn có thể dùng thìa thay thế để trộn dễ dàng hơn. bột bưởi lên bát. Tiếp tục trộn cho đến khi 2/3 (140 gram) bột đã được thêm vào, bột trở nên đặc nhưng vẫn còn ướt và dính. Rắc 30 gr bột còn lại lên thớt, đặt bột lên trên và phủ lên mặt bột 1 thìa bột mì rồi để bột nghỉ trong 15 phút. Nhào bột nhẹ nhàng. Bột sẽ dần dần trở nên rắn hơn. Khi bột được trộn đều nó sẽ trở nên mịn và không dính vào tay nữa. Chia bột ra từng phần tròn nhỏ mỗi phần 110 gram. Bọc lại để bột không bị khô. Bước 3: Làm nhân bánh dẻo Rửa sạch đậu xanh, nếu muốn đậu xanh nấu nhanh nhừ hơn ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh flan Lời kết: Nếu có ai hỏi tôi tôi thích điều gì về tết trung thu nhất nếu là hồi còn bé tôi sẽ nói là thích bánh kẹo và rước đèn, còn bây giờ thì tôi vẫn thích bánh kẹo nhưng tôi thích tự làm bánh trung thu cho cả nhà. Đôi khi mua cho mình một thứ đồ mới cũng không thể vui bằng việc mua cho bố hay mẹ tôi một thứ đồ mới. Đối với làm bánh cũng vậy, tôi thích được làm bánh cho bố mẹ, thích bố mẹ ăn bánh của tôi, điều đó có thể làm tôi vui tận mấy ngày. Bạn có muốn làm bánh cho ai đó không. Hôm nay Em vào bếp sẽ chia sẻ một cách làm bánh trung thu ngon mà khá đơn giản ai cũng làm được. Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh flan nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu 1 gói bột làm thạch rau câu 100g 500g đường 50g sô cô la 200ml sữa tươi 1 hộp bột làm bánh flan Khuôn làm bánh trung thu Khuôn làm bánh flan Cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh flan Bước 1: Làm nhân bánh flan Bánh flan được làm từ trứng và sữa cùng với caramen. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách làm bánh flan thì có thể tham khảo bài viết của mình về cách làm bánh flan bằng sữa tươi. Hôm qua mình ra siêu thị thì thấy họ có bán gói bột làm bánh flan rất tiện lợi, chỉ cần hào tan và làm theo hướng dẫn là được nên hôm nay mình sẽ chọn cách này để giúp quá trình làm bánh trung thu trở nên đơn giản dễ dàng hơn. Trong hộp bột này sẽ có gói làm bột bánh flan và gói bột pha caramen. Trước tiên ta pha bột caramel, pha bột với khoảng 15ml nước uống. Bạn cứ pha theo tỉ lệ trong hướng dẫn sử dụng nha. Tráng mỗi cốc ( khuôn) làm bánh flan một lớp caramel mỏng vừa pha. Đun nước sôi rồi đổ ra bát, đổ từ từ bột bánh flan vào đó, vừa đổ vừa khuấy đều, rồi tiếp tục khuấy đều khoảng 2 phút. Cho hỗn hợp bột flan đã pha vào khuôn đã tráng caramel, rồi để cho nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh cho bánh đông. Bước 2: Làm bánh trung thu Pha gói bột rau câu với khoảng 1.5 lít nước, khuấy đều. Chuẩn bị một chiếc nồi sạch, cho sô cô la lên đun chảy thì cho bột rau câu đã pha xuống, vừa đun vừa khuấy khi sôi thì vặn lửa nhỏ lại. Cho đường vào khuấy tan rồi tắt bếp. Thêm sữa sữa tươi vào khuấy đều. Bầy các khuôn làm bánh trung thu bạn đã ...

I. Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm – Vị ngon mang tên truyền thống II. Cách làm bánh dẻo trung thu – Bánh dẻo tuyết ngon đặc trưng III. Cách làm bánh trung thu handmade rau câu nhân Flan IV. Bánh trung thu rau câu trái cây – Biến tấu độc đáo, ngon miệng V. Bánh trung thu rau câu nhân đậu xanh thanh mát, mới lạ VI. Cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng gà muối Cứ mỗi mùa trung thu đến gần, cảm xúc tuổi thơ lại như ùa về với bao nhiêu kỉ niệm xung quanh những chiếc đèn lồng, những chiếc bánh trung thu… Ngày nay với sự phát triển của xã hội, việc sắm sửa những chiếc bánh trung thu không phải là chuyện khó khăn như trước, không những thế mẫu mã lại đa dạng, phong phú về cả chủng loại lẫn số lượng. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển đó, thì chất lượng của những chiếc bánh trung thu cũng khiến những người tiêu dùng phải đau đầu. Để đối phó với vấn nạn thực phẩm bẩn đó thì việc tự tay làm bánh trung thu tại nhà đang là một phương án được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bánh trung thu handmade vừa đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa dễ dàng tùy biến theo sở thích của người làm và hơn tất cả, nó thể hiện được tình cảm của người làm gửi gắm vào những chiếc bánh đó, vì vậy bánh sử dụng để làm quà tặng cũng rất ý nghĩa. Ngày hôm nay chúng mình xin giới thiệu tới các bạn những cách làm bánh trung thu handmade tại nhà đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn trong việc chuẩn bị những chiếc bánh trung thu ngon lành và ý nghĩa cho ngày Tết đoàn viên truyền thống này. Cùng tìm hiểu ngay nhé! I. Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm – Vị ngon mang tên truyền thống Trong các loại bánh Trung Thu mà có thể tự tay làm thì bánh thập cẩm có lẽ là cầu kỳ nhất, mất công nhất. Điểm cần lưu ý hơn là có thể do nguyên liệu làm nhân thập cẩm không được mịn, dẻo như các loại nhân khác nên bánh Trung Thu thập cẩm thường có vỏ bánh phải mềm, dẻo hơn bình thường. Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm có thể chia làm 4 công đoạn: Công đoạn làm vỏ bánh, công đoạn làm nhân bánh, công đoạn tạo hình cho bánh và công đoạn cuối cùng là nướng chín bánh. II. Cách làm bánh dẻo trung thu – Bánh dẻo tuyết ngon đặc trưng Bên cạnh những chiếc bánh nướng Trung Thu thơm ngon thì bánh dẻo cũng là một loại bánh không thể thiếu vào dịp tết Trung Thu. Việc tùy biến những ...

Nguyên liệu gồm có: Cách làm bánh trung thu nhân sầu riêng như sau: Lời kết: Từ trước đến nay, bánh trung thu ở chúng ta chỉ có những loại nhân như thập cẩm, đậu xanh là những loại nhân phổ biến nhất từ trước đến giờ. Nhưng hiện nay, có rất nhiều người ưa chuộng sầu riêng nên đã có một loại bánh trung thu mới đó là bánh trung thu nhân sầu riêng đấy các bạn. Và ngay bây giờ mình sẽ bật mí cho các bạn cách làm bánh trung thu nhân sầu riêng thơm ngon nức mũi luôn nhé. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu gồm có: + Phần vỏ bánh: 150gr bột nếp rang. 200gr đường bột. 65gr shortening. 150ml nước lạnh. + Phần nhân bánh: 250gr thịt sầu riêng xay nhuyễn. 7gr đường Cách làm bánh trung thu nhân sầu riêng như sau: Bước 1: Làm nhân bánh: Vì đây là bánh trung thu nhân sầu riêng nên nguồn nguyên liệu chính để làm nhân chính là thịt sầu riêng. Thịt sầu riêng sau khi đã được xay nhuyễn thì bạn cho vào chảo, đun sôi rồi cho thêm đường vào trộn đều cùng cho đến khi thấy đường tan hết, hỗn hợp nhân sánh đặc lãi thì tắt bếp. Để nhân sầu riêng nguội ở nhiệt độ phòng, sau đó chia thành những phần nhỏ bằng nhau (khoảng 50gr), rồi đặt vào trong tủ lạnh cho đông cứng lại. Trong khi chờ nhân đông lại thì chúng ta tiến hành làm vỏ bánh trung thu nhé các bạn. Bước 2: Làm vỏ bánh: Bạn trộn đều bột nếp rang và đường bột lại với nhau trong 1 cái bát tô sạch, sau đó thêm shortening và nước vào trộn đều cùng cho đến khi thu được 1 khối bột dẻo mịn thì để cho bột nghỉ khoảng 20 phút. Sau đó bạn chia bột làm vỏ bánh ra thành những phần nhỏ bằng nhau (khoảng 30gr) rồi vo tròn sao cho tỉ lệ nhân và vỏ bằng nhau là được, còn độ lớn hay bé thì tùy theo sở thích của các bạn nhé. Bước 3: Viên bánh: Vỏ bánh bạn đem vo tròn lại lần nữa rồi ấn dẹt, sau đó đặt nhân sầu riêng đã được làm lạnh vào giữa miếng bột, túm bột rồi vo tròn lại sao cho nhân không bị hở ra ngoài là được rồi. Bước 4: Hoàn thành món bánh: Để bánh không bị dính vào khuôn, bạn rắc 1 lớp bột nếp rang vào trong khuôn bánh trung thu để chống dính rồi cho viên bánh vào khuôn, ấn và nén để tạo hình cho bánh là hoàn thành chiếc bánh của mình rồi đấy. Lời kết: Chỉ với vài bước làm  đơn giản là chúng ta đã thực hiện xong cách làm bánh trung thu nhân sầu riêng phải không nào. Đới với món bánh này thực ra làm còn nhanh và đơn giản ...

Nguyên liệu gồm có: Cách làm bánh trung thu nướng chay như sau: Lời kết: Bánh trung thu nướng nhân đậu xanh hay còn gọi là bánh trung thu nướng chay mà ngày hôm nay mình muốn chia sẻ tới các bạn. Đây là một loại bánh đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, hương vị thơm ngọt dịu của loại bánh này khiến nhiều người ăn xong không thể quên được. Ngay hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm bánh trung thu nướng chay luôn nhé. Vào bếp thôi nào. Nguyên liệu gồm có: + Nguyên liệu làm vỏ: Bột mì: 500g Nước đường: 300g  Bơ đậu phộng Nước tro tàu Banking soda: 1/3 muỗng café + Nguyên liệu làm nhân: Đậu xanh (đã lọc vỏ): 350g  Đường: 200g Bột bánh dẻo: 50g Bột mì: 30g Trứng muối Rượu trắng  Dầu ăn thực vật Cách làm bánh trung thu nướng chay như sau: Bước 1: Làm vỏ bánh: Đầu tiên, bạn rây qua bột để khi làm bánh sẽ có một lớp bột thật mịn. Tiếp đến, Cho 200g nước đường + 100g dầu ăn + ½ thìa cafe banking soda và 200g bột vào trong bát tô to rồi trộn thật đều. Bạn bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Sau khi lấy tô bột ra bạn cho thêm 300g bột mì vào nhồi cho thật mịn, đến khi cục bột không còn dính tay nữa là được. Sau đó, bạn chia bột thành từng đoạn nhỏ sao cho tỉ lệ giữa bột và nhân bằng nhau là được, sau đó viên tròn rồi để bột nghỉ 30 phút rồi tiến hành làm bánh. Trong khi chờ bột nghỉ thì chúng ta tiến hành làm nhân bánh nhé. Bước 2: Làm nhân bánh: Đậu xanh sau khi làm sạch vỏ thì ta cho đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng cho đậu xanh mềm khi nấu sẽ nhanh chín hơn. Sau đó, cho đậu xanh vào nồi cùng 1 lượng nước rồi ninh nhừ. Khi đã nguội thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho 30g bột mì + 50g bột bánh dẻo + 50g dầu ăn vào bát, trộn đều. Cuối cùng, bạn cho đậu xanh xay + 200g đường vào chảo, để nhỏ lửa rồi dùng muôi đảo đều tay, cứ đảo như thế cho đến khi đậu khô lại. Sau đó viên thành từng viên nhỏ, sao cho viên nhân bằng với viên vỏ bánh là được rồi. Bước 3: Viên bánh: Bạn lấy viên vỏ bánh ra dẹt mỏng, sau đó cho viên nhân vào rồi nấn lại cho khít sao cho kín phần nhân là được. Cho một ít bột khô vào khuôn để tránh tình trạng bánh dính khuôn. Rồi cho bánh vào khuôn, đậy lại rồi nhấn nhẹ xuống là bạn đã có một chiếc bánh trung thu đẹp mắt rồi. Bước ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh như sau: Lời kết: Bánh trung thu nhân đậu xanh là một loại bánh trung thu cổ truyền của người Việt chúng ta. Hằng năm cứ trung thu đến thì mọi gia đình đểu chuẩn bị những chiếc bánh trung thu rồi trưng bày lên bàn thờ tổ tiên nhà mình. Bánh trung thu nhân nhân đậu xanh là một sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy thay vì hằng năm cứ phải ra ngoài tiệm mua những chiếc bánh trung thu cho gia đình thì bạn có muốn tự tay vào bếp làm những chiếc bánh thu cho cả nhà cùng thưởng thức không nào. Tất nhiên là có rồi nhỉ, ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh chuẩn vị ngoài tiệm luôn nhé. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu cần chuẩn bị: + Nguyên liệu làm vỏ bánh: Bột mì: 500g Trứng gà: 2 quả Nước đường: 300g  Bơ đậu phộng Nước tro tàu Banking soda: 1/3 muỗng café + Nguyên liệu làm nhân bánh: Đậu xanh (đã lọc vỏ): 350g  Đường: 200g Bột bánh dẻo: 50g Bột mì: 30g Trứng muối Rượu trắng  Dầu ăn Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh như sau: Bước 1: Làm vỏ bánh: Đầu tiên, bạn đổ bột qua rây để có bột thật mịn. Tiếp đến, Cho 200g nước đường + 100g dầu ăn + ½ thìa cafe banking soda và 200g bột vào trong bát tô to rồi trộn thật đều. Bạn bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Sau khi lấy tô bột ra bạn cho thêm 300g bột mì vào nhồi cho thật mịn, đến khi cục bột không còn dính tay nữa. Sau khi đã được, thì bạn vo bột thành từng viên nhỏ. Sao cho tỉ lệ bột với nhân là 1: 2 là được rồi. Bước 2: Làm nhân bánh: Vì đây là loại bánh trung thu nhân đậu xanh nên nhân của chúng chủ yếu là đậu xanh nhé các bạn. Đầu tiên, bạn cho đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng cho đậu xanh mềm khi nấu sẽ nhanh chín hơn. Sau đó bạn vớt đậu xanh ra để ráo, cho vào nồi cùng một lượng nước rồi đem đậu xanh đi nấu chín, nấu chín như cơm nhưng hơi nhão chút cho dễ xay. Tiếp theo, khi đậu xanh đã nguội đi bạn cho đậu vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn. Sau đó bạn cho 30g bột mì + 50g bột bánh dẻo + 50g dầu ăn vào để giúp nhân được dẻo hơn, cho vào bát tô rồi trộn đều. Cuối cùng, cho hỗn hợp trên cùng 200g đường vào chảo, để nhỏ lửa rồi dùng muôi đảo đều tay, cứ đảo như thế cho đến khi đậu khô lại rồi đem vo thành ...

Cách nấu nước đường làm bánh trung thu như sau: Cách làm vỏ bánh như sau: Lời kết: Dù là loại bánh trung thu nào thì khi nhồi bột cũng cần phải nấu một nồi nước đường để nhồi cùng với bột. Làm nước đường sao cho vừa để nhồi với bộn để bột được dẻo, khi bánh nướng chín có một màu sắc đẹp đấy cũng là một phương pháp không hề đơn giản đối với những bạn còn chưa biết làm. Vậy ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách nấu nước đường làm bánh trung thu nhé. Bắt đầu thôi. Cách nấu nước đường làm bánh trung thu như sau: Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg đường trắng (hoặc 1/2 vàng, 1/2 trắng) 1 lít nước lọc 1 quả chanh bỏ hạt 1/4 quả thơm (dứa) 60gr mạch nha Cách làm nước đường như sau: Bước 1: Bạn vắt chanh và xay thơm rồi lọc ra lấy phần nước cốt ( Nước cốt chanh sẽ giúp nước đường không bị kết tinh, bạn chú ý nếu cho quá nhiều thì nước đường sẽ bị lên men, đóng bánh sẽ không ngon, còn cho quá ít thì nước đường sẽ bị kết tinh lạo xạo, không dùng được) Bước 2: Cho nước lọc, nước chanh, nước thơm và đường vào nồi, khuấy đều cho hòa tan hết đường rồi đun sôi hỗn hợp. Khi hỗn hợp sôi, cho mạch nha vào nấu cùng đến khi nước đường sánh. Lưu ý: Để có một mẻ bánh Trung thu lên màu hoàn hảo, nước đường bạn nên nấu trước khi làm bánh càng lâu càng tốt, nước đường chỉ mới nấu vài ngày đã dùng đóng bánh thì bánh sẽ không mềm, màu nhạt và vỏ sẽ khá khô hơn so với khi bạn nấu trước lâu hơn đấy nhé. Khi đã làm xong nước đường thì chúng ta tiến hành làm vỏ bánh luôn nhé. Cách làm vỏ bánh như sau: Nguyên liệu gồm có: 500gr bột mì đa dụng 370gr nước đường 90gr dầu ăn 1/3 muỗng cafe baking soda 2 muỗng canh bơ đậu phụng (Hoặc 2 lòng đỏ trứng gà) 2 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ Cách làm vỏ bánh trung thu như sau: Bước 1: Trộn đều nước đường, dầu ăn, baking soda, bơ đậu phụng (hoặc lòng đỏ trứng), rượu Mai Quế Lộ thành hỗn hợp đồng nhất. Bước 2: Rây bột mì, sau bạn cho vào hỗn hợp trên và trộn để các nguyên liệu quyện vào đều nhau. Để bột nghỉ trong một lát (nếu dùng bơ đậu phộng thì nghỉ 15 phút, dùng trứng thì nghỉ 30 phút). Sau khi bột nghỉ, nếu hỗn hợp vẫn nhão thì bạn thêm vào một ít bột khô, tiếp tục trộn và cho bột nghỉ thêm một lúc rồi mới đóng bánh được. Khi bột đã được, thì bạn chia thành nhiều phần nhỏ, rồi viên tròn, viên sao cho vỏ bánh ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách làm bánh trung thu Hàn Quốc như sau Lời kết: Bạn đã bao giờ được thưởng thức món bánh trung thu Hàn Quốc chưa? Nếu còn chưa được thưởng thức bao giờ thì hãy nên thưởng thức một lần nhé. Bánh trung thu Hàn Quốc là một loại bánh gần giống với bánh dẻo ở Việt Nam. Tuy nhiên, hương vị và cách làm của chúng không thể giống bánh dẻo Việt Nam được, một hương vị và cách làm đậm chất của xứ sở Hàn Quốc luôn nhé. Chắc nói đến đây bạn nào cũng đang rất háo hức về cách làm bánh trung thu Hàn Quốc rồi phải không nào. Mình sẽ không để các bạn phải chờ đợi nữa, ngay bây giờ mình sẽ bật mí cho các bạn luôn đây. Vào bếp thôi. * Có thể bạn chưa biết: Ngày tết trung thu tại Hàn Quốc còn mang ý nghĩa là: Tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Ngày tết trung thu hay lễ hội Chuseok Hàn Quốc được bắt nguồn từ ngày Gabae. Ngày Gabae được xuất hiện từ năm 57 trước công nguyên. Đến năm 935 sau công nguyên, khi lễ hội dệt kéo dài 1 tháng được tổ chức giữa 2 đội thi. Kết quả đội nào thắng sẽ có quyền quyết định sự trừng phạt của đội kia. Hiện nay, cuộc thi đó vẫn được tổ chức tại một số nơi trên đất nước Hàn Quốc vào dịp tết trung thu. Đây chính là nét văn hóa tiêu biểu của con người Hàn Quốc Nguyên liệu cần chuẩn bị + Nguyên liệu làm vỏ bánh Bột gạo nếp: 1 kg Bột trà xanh: 30 gram Bí đỏ hấp: 80 gram Nước việt quất: 80 ml Nước mâm xôi: 120 ml Dầu mè: vài muỗng canh Nước lọc: 210 ml Lá thông + Nguyên liệu làm nhân bánh: Vừng trắng rang: 200 gram Đường nâu: 30 gram Mật ong: 30 ml Muối ăn: 5 gram Cách làm bánh trung thu Hàn Quốc như sau Bước 1: Làm vỏ bánh Ở đây mình sẽ chọn vỏ bánh làm 5 màu khác nhau từ 5 loại nguyên liệu khác nhau đó là  nước việt quất, nước mâm xôi, bí đỏ, bột trà xanh. Chia bột nếp thành 5 phần bằng nhau. Mỗi phần sẽ thêm các loại nguyên liệu tạo màu từ thiên nhiên: Nước việt quất, nước mâm xôi, bí đỏ, bột trà xanh. Rót nước sôi vào, từng hỗn hợp, quậy đều để được một hỗn hợp bột mịn, dẻo và hơi dính. Bọc kín mỗi tô bột và ủ trong 30 – 40 phút. Bước 2: Làm nhân bánh Trộn đều các phần nguyên liệu trong nhân bánh vào với nhau. Sau đó, tán đều để nó không bị vón cục nhiều. Bước 3: Làm bánh Ủ bột xong, lấy ra, chia bột thành những viên tròn nhỏ. ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách làm bánh trung thu gia truyền như sau Lời kết: Ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày tết Trung Thu cổ truyền của người dân Việt Nam chúng ta. Chắc ai cũng đã biết ngày này thì chúng ta không thể thiếu món bánh trung thu cổ truyền được rồi. Vào những ngày này, các gia đình thường  ra tiệm mua vài chiếc banh trung thu lên bàn thờ để thắp hương tô tiên mình. Thay vì hằng năm cứ phải ra ngoài quán mua những chiếc bánh trung thu cổ truyền thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm để tự vào bếp làm mà hương vị không kém gì ngoài tiệm luôn nhé. Bắt đầu thôi nào. Nguyên liệu cần chuẩn bị Nhân bánh: 100gr hạt điều rang bóc vỏ 100gr mứt bí 100gr mứt sen 100gr hạt dưa rang bóc vỏ 80gr vừng rang 100gr mỡ đường 3 chiếc lạp xưởng 1 -2 nhân trứng muối 8-10 lá chanh để làm nhân thập cẩm. 70ml rượu mai quế lộ 1 thìa cà phê con nước đường 1 thìa cà phê con dầu hào 70ml nước lọc 1/2 thìa ngũ vị hương 70gr bột nếp rang để làm chất kết dính nhân bánh. Vỏ bánh: 500gr bột mỳ 1/3 thìa cà phê baking soda 350gr nước đường 1 thìa cà phê nước tro tàu 100gr dầu ăn 1 lòng đỏ trứng gà 1 muỗng cà phê rượu mai quế lộ một vài giọt màu dừa Quét vỏ bánh: 2 lòng đỏ trứng 1 muỗng cà phê dầu ăn 1/2 muỗng cà phê nước màu dừa. Cách làm bánh trung thu gia truyền như sau Bước 1: Làm nhân bánh Đầu tiên, bạn đem lạp xưởng luộc chín, để ráo rồi thái thành hạt lựu. Cho hạt điều, mứt sen, lạp xưởng, mứt bí, hạt bí vào cối xay sơ rồi trộn vừng rang, mỡ đường và lá chanh thái sợi vào trộn đều. Sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để làm nhân bánh lên. Chia nhân và vỏ theo tỷ lệ 2/3 và 1/3 trọng lượng bánh rồi viên tròn. Bước 2: Làm vỏ bánh Cho rượu, ngũ vị hương, nước đường, dầu hào, nước lọc hoà vào nhau thành một hỗn hợp rồi chia làm ba phần. Làm tương tự với bột gạo nếp. Cứ đổ một lượt hỗn hợp nước trên lại rắc một lượt bột nếp và trộn đều cho đến khi nhân có độ kết dính và mềm mịn là được. Trộn đều bột và banking soda, sau đó khoét lỗ tròn ở giữa rồi cho phần nguyên liệu còn lại vào. Khuấy đều hỗn hợp từ trong ra ngoài rồi nhào nhanh ta cho đến khi hỗn hợp hoà quyện. Bọc khối bột lại và ủ trong 30 phút là đem ra vo bánh. Bước 3: Làm bánh Rắc ít bột mỳ khô ra bàn cán, để một lớp thật mỏng để khi làm ...

Dụng cụ để làm gồm: Cách làm nhân sữa dừa bánh trung thu như sau: Lời kết: Bạn có biết bánh trung thu cổ truyền nhân thập cẩm khác với bánh trung thu nhân sữa dừa ở chỗ nào không. Đây là ở nhân có thể dừa làm cho chiếc bánh thơm hơn rất nhiều so với nhân thập cẩm. Chỉ thêm vài sợi dừa vào nhân thôi đã làm cho món bánh thơm hơn rất nhiều rồi. Không phải cứ là loại bánh nhân sữa dừa nào cũng đều ngon. Còn phải phụ thuộc vào cách làm nhân sữa dừa bánh trung thu mà người ta chọn nữa đấy các bạn. Vậy ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm nhân sữa dừa bánh trung thu thơm ngon nhất nhé. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm nhân sữa dừa bánh trung thu là: 400gr cùi dừa tươi bào sợi: Nên chọn loại dừa non, vừa già sẽ ngon hơn rất nhiều. Không nên chọn dừa quá già làm nhân sẽ bị cứng đấy nhé các bạn. 180ml sữa đặc có đường. 200ml nước cốt dừa. 50-50gr bột bánh dẻo. 60-80gr vừng trắng rang chín. Dụng cụ để làm gồm: Bát tô vừa phải Chảo lớn Cách làm nhân sữa dừa bánh trung thu như sau: Bước 1: Đầu tiên, bạn trộn đều dừa tươi vừa bào sợi cùng với sữa đặc lại với nhau trong 1 cái tô lớn bạn vừa chuẩn bị rồi để yên khoảng 35-40 phút cho dừa ngấm sữa. Bước 2: Khi dừa đã ngấm sữa, bạn tiến hành cô dừa. Bạn cho chảo đã chuẩn bị lên bếp, (bạn nên lựa chọn chảo chống dính để thao tác sên được dễ dàng hơn nhé) rồi cho nước cốt dừa vào đun với lửa to cho đến khi thấy nước cốt dừa nóng và có hơi nước từ chảo bay lên thì cho hỗn hợp dừa sữa đặc ở bước 1 vào đảo đều cùng. Cho lửa nhỏ lại hết cỡ. Sên đến khi gần cạn nước dừa và dừa sợi trong thì bạn tắt bếp. Bước 3: Khi đã sên xong, bạn cho bột bánh dẻo và vừng đã rang chín vào rồi đảo đều thành hỗn hợp đồng nhất. Khi các nguyên liệu đã dính vào nhau thì bạn chia thành những phần nhỏ, viên tròn lại sao cho viên nhân gấp đôi viên vỏ bánh là được rồi. Khi đã chuẩn bị xong nhân thì chúng ta tiến hành làm bánh thôi ( Lưu ý: Đối với cách làm bánh trung thu nhân sữa dừa thì cũng tương tự như làm bánh trung thu nhân thập cẩm cổ truyền thôi nhé) Chúc các bạn thành công. Lời kết: Các bạn biết đấy, chiếc bánh trung thu bạn làm có ngon hay không là do nhân của bạn quyết định. Tại sao bánh trung thu nhân sữa dừa ngon hơn bánh trung thu cổ truyền bình thường, chính là ...

Cách làm bánh trung thu nướng ngon, cực đơn giản ngay tại nhà A. Nguyên liệu của bánh trung thu nướng I. Nguyên liệu làm phần vỏ bánh bánh trung thu II. Nguyên liệu làm phần nhân bánh trung thu nướng thập cẩm B. Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm Bánh trung thu một loại bánh không thể thiếu vào ngày tết Trung Thu, và đã thành một ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội bánh trung thu không chỉ dành riêng cho ngày Tết trung thu mà ngay cả trong ngày thường, một số tiệm bánh vẫn làm để phục vụ những khách hàng yêu mến món bánh này. Ngày hôm nay, chúng mình xin giới thiệu tới các bạn cách làm bánh trung thu nướng ngon cực đơn giản, để bạn có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình những chiếc bánh ngon, nhâm nhi trong các ngày nghỉ cuối tuần. Và cũng là tạo tiền để để chuẩn bị cho ngày cả gia đình được quây quần sum họp bên nhau trong ngày Tết trung thu sắp tới. Còn gì quý hơn khi vừa được nhấm nháp tách trà Tân Cương Thái Nguyên thơm ngon, vừa được thưởng thức hương vị truyền thống của chiếc bánh nướng do chính tay mình tự làm ra chứ? Cách làm bánh trung thu nướng ngon, cực đơn giản ngay tại nhà Trong các loại bánh Trung Thu mà có thể tự tay làm thì bánh thập cẩm có lẽ là cầu kỳ nhất, mất công nhất. Điểm cần lưu ý hơn là có thể do nguyên liệu làm nhân thập cẩm không được mịn, dẻo như các loại nhân khác nên bánh Trung Thu thập cẩm thường có vỏ bánh phải mềm, dẻo hơn bình thường. Nhưng mọi thứ sẽ trở lên đơn giản hơn bao giờ hết với cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm từ chúng mình ngay sau đây nhé, cùng tìm hiểu ngay thôi! A. Nguyên liệu của bánh trung thu nướng I. Nguyên liệu làm phần vỏ bánh bánh trung thu 1 gói bột vỏ bánh Trung Thu 750 gr nước đường 05 lòng đỏ trứng 250 gr dầu ăn Riêng phần vỏ bánh, các bạn có thể tìm mua các loại bột mì ngon và các phụ liệu khác cho bột. Nhưng bột vỏ bánh trung thu đóng gói là ngon nhất. II. Nguyên liệu làm phần nhân bánh trung thu nướng thập cẩm Hạt sen: 20 gr Lạp xưởng : 40 gr Mứt bí : 80 gr Lá chanh:20 gr Mỡ đường : 70 gr Nước hoa bưởi : 1 thìa cà phê Hạt dưa : 20 gr Bột bánh dẻo : 100 gr Vừng : 50 gr Nước đường : 60 gr Hạt điều: 40 gr Lưu ý: Đây là loại nhân thông thường, các bạn có thể bổ sung hoặc thay thế các nguyên liệu ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh trung thu Nhật Bản Cách làm bánh trung thu Nhật Bản như sau Nếu thường ngày bạn đã chán với những món bánh trung thu của truyền của người Việt Nam thì ngày hôm nay bạn hãy thử chuyển sáng những món bánh trung thu Nhật Bản xem sao nhé. Ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn món bánh trung thu mới lạ từ xứ sở hoa anh đào một hương vị mát lạnh mà dễ ăn nhất. Ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá nó nào. Bắt đầu thôi. * Có thể bạn chưa biết: Ở Nhật Bản bánh trung thu được bán quanh năm, ngoài bánh dày mochi thì bánh trung thu Nhật Bản dường như chưa bao giờ chứa trứng muối bên trong. Thật ra, đa số người Nhật không biết rằng có loại bánh trung thu như thế. Loại bánh hay được sử dụng trong lễ tết trung thu của người Nhật là Tsukimi Dango, một loại bánh bột gạo nặn hình tròn, màu trắng, được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh trung thu Nhật Bản Bột nếp: 100g Đường: 140g Nước lạnh: 200ml Mật ong: 2 muỗng cà phê Mứt xoài: 20g Kem các vị Bột khoai tây hoặc bột bắp Cách làm bánh trung thu Nhật Bản như sau Đối với những món bánh trung thu Nhật Bản làm nhân vô cùng đơn giản, thậm chí có thể dùng kem để làm nhân cũng sẽ rất ngon, ví dụ như món bánh mình đang giới thiệu bây giờ. Nhưng bên cạnh đó thì các bước để tạo nên những vỏ bánh ngon thì lại rất quan trọng và cầu kì. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn nhé. Bước 1: Làm vỏ bánh: Đầu tiên bạn lấy 1 cái tô lớn cho đường, mật ong, bột nếp, mứt xoài và nước vào khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau, sau đó cho hỗn hợp này vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 10-15 phút cho bột chín rồi lấy ra trộn đều lần nữa cho hỗn hợp thật nhuyễn mịn. Lấy 1 cái khay có đế bằng phẳng, rắc lên khay một ít bột nếp khô, sau đó cho khối bột vừa hấp lên trên, rắc thêm bột khoai tây lên trên nữa và cán bột mỏng ra, rồi để như vậy khoảng 5 phút cho bột nguội. Khi bột đã nguội, cắt miếng bột thành 6-8 phần bằng nhau rồi dùng cọ sạch quét hết phần bột sống còn bám trên mặt các khối bột chín. Sau đó đặt cách miếng bột chồng lên nhau, và dùng màn bọc thực phẩm để ngăn cách giữa các lớp bột để chúng không dính vào nhau. Bước 2: Làm nhân bánh: Đối với món bánh trung thu Nhật Bản hôm nay mình giới thiệu tới các bạn là một món bánh lạnh. Chính vì thế nhân của ...

Nguyên liệu làm bánh Trung thu handmade Cách làm bánh Trung thu handmade nhân đậu xanh như sau Nhắc đến Trung Thu hẳn bạn sẽ hình dung đến món bánh dẻo, bánh nướng rồi đúng không? Ngày nay, Bánh Trung Thu dần được các bạn trẻ sáng tạo hơn rất nhiều so với những mẫu bánh truyền thống với nhân thập cẩm. Bạn là người thích sáng tạo mẫu bánh, màu sắc… là người yêu thích làm bánh trung thu? Bạn muốn tự làm bánh Trung thu tại nhà? Sau đây là cách làm bánh Trung thu handmade nhân đậu xanh cực đơn giản mà ai cũng làm được, các bạn hãy cùng vào bếp cùng mình để tìm hiểu cách làm nhé, nếu như vậy là mùa Trung thu sắp tới sẽ không cần phải đi mua bánh nữa, chúng ta hoàn toàn có thể làm được những chiếc bánh xinh xắn theo ý muốn riêng của bản thân mình. Nguyên liệu làm bánh Trung thu handmade 250g bột mì 180g nước đường bánh nướng 50g dầu ăn 2 lòng đỏ trứng gà 1 thìa cafe nước tro tàu 1/4 thìa cafe baking soda 800g nhân nhuyễn (đậu xanh, đậu đỏ, sen nhuyễn) 7 lòng đỏ trứng muối đã nướng chín, cắt đôi Với nguyên liệu trên đủ làm 14 bánh nướng Trung thu trọng lượng 100g. Chuẩn bị lò nướng, giấy nến, khuôn làm bánh Trung thu handmade phù hợp. Cách làm bánh Trung thu handmade nhân đậu xanh như sau Bước 1: Làm vỏ bánh Bột mì + baking soda trộn đều, rây mịn vào âu to. Trộn đều nước đường + dầu ăn + lòng đỏ trứng + nước tro tàu Đổ hỗn hợp lỏng vào âu bột, dùng tay trộn đều đến khi bột ngấm nước hoàn toàn. Để bột nghỉ 30 phút, bột sẽ dẻo mịn và rất ráo tay. Chia bột thành những phần nhỏ rồi vo tròn. Với bánh nướng, chia trọng lượng bánh làm 3, 1 phần vỏ – 2 phần nhân. Bước 2: Làm nhân bánh Chia nhân bánh trung thu thành từng phần nhỏ, bọc trứng muối rồi vo tròn. Đặt 1 viên bột vào lòng bàn tay, ấn dẹt. Đặt viên nhân lên trên miếng bột, nhẹ nhàng miết sao cho vỏ bọc kín phần nhân để không tạo thành khe hở giữa vỏ và nhân. Bước 3: Cho bánh vào khuôn Dùng bột mỳ phủ 1 lớp áo mỏng bên ngoài vỏ bánh rồi cho vào khuôn bánh, dùng tay ấn nhẹ đều khắp khuôn. Đặt khuôn bánh lên tấm spilat hoặc giấy nến đã chuẩn bị trước, ấn vài cái để hoa văn ở khuôn khắc sâu lên bánh. Nhấc khuôn lên, ấn nhẹ lò xo để bánh rời ra. Sau khi đóng hết chỗ bánh, chuẩn bị nướng. Bước 4: Nướng bánh và phết trứng Bật lò 200 độ C trước 10phút cho nóng Chuẩn bị hỗn hợp trứng phết mặt gồm: 1 lòng ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân thập cẩm Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm Lời kết: Không khí trung thu đã tràn ngập muôn nơi, những cửa hàng tạp hóa đã bán các loại đèn lồng, đèn ngôi sao, mặt nạ. Dọc con phố là hàng loại quầy bánh trung thu tấp nập người ra vào. Nhân dịp Trung thu sắp đến, mình sẽ chia sẻ cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm đơn giản tại nhà. Mong rằng bạn sẽ thích. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân thập cẩm Phần nhân bánh: Hạt sen hạt điều vừng rang lạp xưởng mứt bí mứt dừa lá chanh Vỏ bánh: 100g nước đường 25g dầu ăn 160g bột mì Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm Bước 1: Pha nước đường 1 quả chanh vàng, rửa sạch, vắt lấy nước, bỏ hạt giữ lại vỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1kg đường kính trắng + 600ml nước sạch vào nồi, khuấy đề, đun sôi, vớt bọt, rồi cho nước cốt chanh vào tiếp tục khuấy đều. Cho tiếp 2 vỏ chanh vàng vào nồi, đun sôi trong 30 phút, vớt bớt bọt. Thêm vào nồi 30g mạch nha,  đun trong 20 phút. Vớt vỏ chanh ra, đổ nước đường vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, 3 ngày sau có thể dùng được. Bước 2: Làm nhân bánh Chuẩn bị một bát to, cho lần lượt vào bát:  hạt sen, hạt điều, vừng rang, lạp xưởng (đã cắt nhỏ), mứt bí cắt nhỏ, mứt dừa cắt nhỏ, lá chanh thái sợi. Trôn đều hỗn hợp. Chia nhân với tỉ lệ 1 phần vỏ: 3 phần nhân. Nặn nhân bánh thành từng viên, để ra đĩa. Bước 3: Làm vỏ bánh Dùng 1 bát to, cho vào bát 100g nước đường, 25g dầu ăn, khuấy đều. Cho tiếp 160g bột mỳ và bát, trộn đều, dùng tay nhào bột trong 5 phút. Bọc bột bằng màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 20 phút. Sau đó, lấy bột bánh ra, nặn thành viên. chú ý tỉ tệ 1 phần vỏ và 3 phần nhân. Bước 4: Hoàn thành Cán viên bột dẹt ra, để viên nhân vào giữa bọc lại, nặn cho tròn trịa. Chọn khuôn bánh phù hợp, cho bột vào khuôn, nén xuống cho chặt. Lấy bánh ra, quết lên mặt bánh dung dịch lòng đỏ trứng gà. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút. lấy bánh ra quết lòng đỏ trứng lên bánh một lần nữa. Nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút là được. Lời kết: Chỉ vài bước đơn giản, mình và các bạn đã làm xong những chiếc bánh nướng nhân thập cẩm rồi. Hãy tự tay hoàn thành chiếc bánh trung thu của riêng bạn, ngồi ngắm trăng và cùng gia đình thưởng thức. Mong là bạn thích chia sẻ về cách làm bánh trung thu nhân ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân phô mai Lời kết Tết trung thu chính là tết đoàn viên, ngày này dù là đang ở đâu thì mọi người đều mong mỏi được về đoàn tụ cùng với gia đình quây quần bên nhau phá cỗ trung thu. Hồi còn bé mình thích nhất là được đi rước đèn, giờ thì to đầu rồi nên chỉ thích ăn thôi, giờ trung thu mình thích nhất là khoản ăn bánh trung thu. Bánh trung thu hiện nay trên thị trường thì có rất nhiều loại khác nhau, không thể phủ nhận là có nhiều loại bánh ngon chất lương và tiện lợi tuy nhiên vì là dịp lễ tế nên là bánh trung thu cũng không hề rẻ. Ngoài mua bánh trung thu làm sẵn bạn cũng có thể tự làm cho mình những chiếc bánh trung thu của chính mình. Hôm nay chúng mình sẽ chia sẻ với mọi người cách làm bánh trung thu rau câu nhân phô mai. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu 1 gói bột làm thạch rau câu 100ml kem sữa vị phô mai 100ml sữa tươi 100ml cà phê đen 40g đường Khuôn làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân phô mai Bước 1: Làm nhân bánh Pha khoảng 4g bột rau câu với 150ml nước, khuấy đều cho tan rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 30 phút. Cho lên bếp đun ấm cho kem sữa phô mai xuống khuấy đều, thêm 20g đường xuống, thêm chút xíu sữa tươi. Vừa đun vừa khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp. Khuôn bánh ta cần khuôn làm bánh và khuôn làm nhân bánh. Khuôn làm bánh bạn mua các khuôn với những hình khác nhau có bán nhiều ở các cửa hàng và siêu thị. Khuôn làm nhân thì bạn có thể sử dụng các hộp nhựa nhỏ mà hay dùng làm bánh flan đó hoặc dùng các khuôn tương tự có hình dạng khác như hoa, ngôi sao.. Mình rót hỗn hợp trên vào các khuôn làm nhân, để nguội thì đậy nắp vào. Với lượng nguyên liệu này mình định làm khoảng 5-6 chiếc bánh, vì vậy ta làm 5-6 nhân. Trong thời gian chờ nhân rau câu đông ta sẽ làm tiếp phần vỏ nha. Bước 2: Làm bánh Cho khoảng gần 15g bột rau câu ra bát hòa tan với 200ml nước, khuấy đều để ngăn mát 30 phút rồi cho lên đun, khi đun cho thêm 700ml nước. Thêm 20g đường còn lại và cà phê vào khuấy cho tan, thêm phần sữa tươi còn lại xuống, khuấy đều đun đến sôi là được. Bầy các khuôn bánh tương đương với số nhân bánh ra, múc hỗn hợp mới làm xong còn đang ấm vào 1/3 mỗi khuôn bánh( tương ứng với số nhân bánh). Đợi đến ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách làm bánh trung thu socola nhân hạt sen như sau: Lời kết: Những dịp trung thu đến hằng năm thì chỉ có các loại bánh trung thu cổ truyền vẫn luôn được người tiêu dùng lựa chọn rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay đã có thêm nhiều loại bánh trung thu mới trong đó có loại bánh trung thu socola cho nhưng thánh nghiện socola rồi đấy. Không để các bạn chờ lâu nữa, ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu socola luôn nhé. Vào bếp thôi. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột mì: 130 gram Nước đường bánh nướng: 90 gram Dầu ăn: 98 ml Sữa bột: 10 gram Bột cacao: 35 gram Hạt sen (hay đậu xanh): 200 gram Đường: 90 gram Bột bánh dẻo: 20 gram Cafe đen: 40ml Rượu Rum: 30 ml Cream cheese: 100 gram Lòng đỏ trứng: 1 Sữa tươi không đường: 3 muỗng cà phê Cách làm bánh trung thu socola nhân hạt sen như sau: Bước 1: Làm vỏ bánh: Cho 1 lòng đỏ trứng và 3 muỗng cà phê sữa tươi không đường vào 1 chén nhỏ, khuấy đều. Tiếp đó, cho 130 gram bột mì 5 gram bột cacao vào cái tô lớn, rồi trộn đều. Cho 90 gram nước đường bánh nướng, 18 gram dầu ăn và 10 gram sữa bột vào một tô khác, trộn đều cho đến khi tạo ra hỗn hợp dẻo mịn. Đổ từ từ hỗn hợp trên vào khối bột mì và bột cacao, dùng muỗng trộn đều, sau đó dùng tay nhồi bột cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo, kết dính. Dùng bọc thực phẩm bọc khối bột lại, để bột nghỉ 30 phút rồi đem ra nhào lại cho bột mịn. Khi bột đã mịn, lấy bột ra rồi chia thành 10 viên, rồi vo tròn. Bước 2: Làm nhân bánh: Hạt sen bạn đme rửa sạch, cho ½ muỗng muối vào, ngâm ngập nước để qua đêm. Sau đó, đem vo lại bằng nước sạch trước khi nấu. Cho hạt sen vào nồi, đổ vào 1 lít nước, thêm đường vào, khuấy đều. Bật lửa vừa, mở nắp nấu cho đến khi sôi, vớt bọt liên tục. Khi hết bọt thì để lửa nhỏ, nấu cho tới khi hạt sen nhừ (có thể dùng muỗng nghiền nát) thì tắt bếp, để nguội. Khi hạt sen đã nguội thì vào máy xay sinh tố, đổ thêm 200ml nước vào rồi xay cho đến khi nhuyễn mịn. Đổ hạt sen đã xay qua rây lọc để loại bỏ phần cặn xơ. Sau đó cho phần nhân đã lọc vào chảo và nấu với lửa vừa. Khuấy liên tục để không bị vón cục. Cho từng chút dầu ăn vào đảo cùng đến khi chỉ còn khoảng 1/4 lượng dầu. Đổ từ từ hỗn hợp cacao vào hỗn hợp đang sên trên chảo rồi khuấy tiếp. Sên ...

Nguyên liệu gồm có Sơ chế nguyên liệu Tiến hành làm bánh trung thu đậu xanh lá dứa Lời kết: Bánh trung thu là một loại bánh không thể thiếu trong ngày tết trung thu ở Việt Nam. Thực ra thì truyền thống này chúng ta bắt nguồn từ truyền thông của Trung Quốc, cho đến tận bây giờ vẫn rất quen thuộc. Vào những dịp trung thu đến là nhà nhà đều mua những chiếc bánh trung thu hoặc tự tay làm bánh trung thu để bày lên bàn thờ cúng cho tổ tiên nhà mình. Những chiếc bánh luôn được mọi gia đình chọn một cách kỹ lưỡng và chọn những loại bánh ngon. Đặc biệt món bánh trung thu đậu xanh lá dứa được nhiều nhà chọn nhất vì món bánh này khá ngon. Hương vị lá dứa thơm thơm làm cho ai ăn rồi cũng phải nghiện. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cách làm món ăn này nhé. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu gồm có 200g đậu xanh 50g lá dứa 100-120g đường cát 120g nước đường bánh nướng 170g bột mì 130g dầu ăn 2 quả trứng gà 1 nhúm bột nổi (baking soda) 15g mạch nha Sơ chế nguyên liệu + Đậu xanh đem tách vỏ sau đó rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 2 tiếng cho đậu bở ra nấu sẽ nhanh nhừ hơn. Tiếp đến bạn đem đâu xanh đi hấp chín mềm, cho đậu xanh và đường vào máy xay sinh tố xay mịn + Lá dứa đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo. Sau đó giã lấy nước, cho nước vào xay cùng đậu xanh để cho nhân bánh có màu đẹp mắt và hương vị thơm hơn. + Trứng gà dùng máy khuấy đánh tan. Tiến hành làm bánh trung thu đậu xanh lá dứa Bước 1: Làm nhân bánh cho hỗn hợp đậu xanh-lá dứa vào nồi, cho thêm mạch nha, để lừa vừa rồi quấy đều, lưu ý quét thành nồi và đáy nồi để nhân không bị cháy. Khi nước đã bay hơi bớt, đậu xanh đã sệt hơn thì cho 30g dầu ăn vào trộn đều rồi đổ hỗn hợp ra chảo chống dính để sên nhân. Để lửa nhỏ và cho từ từ 50-60ml dầu ăn vào hỗn hợp nhân, đảo liên tục và đều tay cho đến khi nhân quện đều, mềm, dẻo. Khi nhân nguội thì vo thành viên 100g. Bước 2: Nhồi bột Cho nước đường bánh nướng, dầu ăn còn lại, 1 muỗng bột nổi cho vào âu trộn đều. Cho vào âu bột, nhồi đến khi bột mềm và mịn, nghỉ 30 phút ở nhiệt độ phòng. Bước 3: Làm bánh Bước tiếp theo bạn chia vỏ bánh thành từng phần 50g. Cán mỏng vỏ rồi đặt nhân vào giữa, nhẹ nhàng bao vỏ bánh đều hết nhân bánh, phủ bột áo rồi cho bánh vào khuôn nén chặt, dùng tăm xiên ...

Mẫu 1: Hộp giấy hình thú cưng Lời kết : Trung thu năm nay bạn dự định làm gì, ăn bánh trung thu, phá cỗ và rước đèn,…Vậy tại sao chúng mình không làm những chiếc hộp xinh xắn dành tặng nhau hay tặng bé yêu những món quà ý nghĩa nhỉ ? Chần chừ gì nữa, note ngay công thức để cùng nhau làm những chiếc hộp đựng bánh trung thu xinh xắn nha… Hộp đựng bánh trung thu có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, sau đây mình sẽ giới thiệu các bạn một mẫu hộp đáng yêu nha Mẫu 1: Hộp giấy hình thú cưng Giấy màu (giấy dày và cứng sẽ cho hộp quà đẹp hơn) Dao trổ, keo dán, kéo, băng dính 2 mặt xốp . Tất cả những nguyên liệu này đều dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm nha mọi người. +Hình đầu và đôi chân sẽ được đặt và cắt trên tấm giấy màu đen+ Cắt tiếp phần đầu và đôi chân nữa (bạn để ý phần đầu này của chú cún được cách điệu 2 màu nâu đậm và nhạt nhé). Đôi chân màu nâu nhạt. Sau đó dùng dao trổ bỏ đi phần mắt, mũi, và phần chân như hình dưới.+ Cắt giấy màu nâu nhạt thành 4 tấm làm thân cún. Bước 2:  hộp quà sẽ được cắt trên tấm giấy nâu đậm, dùng sống dao trổ hoặc bút bi hết mực để tạo nếp gấp trên những đường nét đứt làm cho hộp quà sắc nét hơn nhé rồi sau đó dùng dao trổ khoét tai cài và ghép lại thành hộp quà. Cuối cùng bạn dùng băng dính 2 mặt để dán các bộ phận của phần hình chú cún mình vừa cắt lên chiếc hộp nha..vậy là mình đã có một chiếc hộp xinh xắn rồi đó. Mẫu hình rất đa dạng,các bạn  có thể vẽ bất kì hình nào mà các bạn yêu thích lên giấy rồi cắt theo hình đã định Phần giấy màu mọi người cũng có thay đổi màu tùy thích mà phù hợp với mẫu hình Lời kết : Đơn giản,dễ làm đúng không cả nhà,nguyên liệu dễ mua mà mình có thể cùng một kiểu có thể tạo nên nhiều mẫu hộp đựng bánh trung thu rồi nha…Đặc biệt bạn nào khéo léo, mê trải nghiệm đều có thể làm được, các mẹ cũng có thể dành thời gian để hướng dẫn bé yêu nhà mình làm nha,để bé phát triển tư duy và biết đâu bé nhà mình có năng khiếu thì sao nhỉ ? Lại có thể tạo cho bé có một mùa trung thu ý nghĩa.

Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Lời kết Tết trung thu là tết của người đông Á, trong đó có Việt Nam. Mỗi người chúng ta đề trải qua cảm giác mong đợi đến Tết trung thu vì thường được người lớn mua cho đèn ông sao, mặt nạ, tò he, súng phun nước… và đặc biệt được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Hôm nay, thay vì mua những chiếc bánh trung thu đã được làm sẵn, hãy cùng chúng mình học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm để tự mình làm ra những chiếc bánh trung thu vô cùng ý nghĩa đón tết trông trăng nào. Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Làm vỏ bánh: 500g đường cát trắng 400ml nước sạch 1 thìa tinh dầu hoa bưởi 150g bột dẻo Nhân bánh 50g mứt bí 10g bột dẻo 20g lạp xưởng 10g hạt dưa 5g hạt vừng 1/2 thìa tinh dầu hoa bưởi Cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm Bước 1 Nấu nước đường: 400ml nước sạch và 500g đường, khuấy đều, nấu lửa nhỏ trong 5 phút, tắt bếp để nước nguội. Hạt vừng rang chín để nguội Mứt bí thái nhỏ Lạp xưởng rán chín, thái hạt lựu Bước 2 Làm vỏ bánh: dùng một bát to, cho lần lượt vào bát 500ml nước đường, 1 thìa tinh dầu hoa bưởi,dùng máy đánh trứng trộn đều lên. Thêm 150g bột bánh dẻo và tiếp tục trộn đến khi bột quên lại thành 1 dạng đồng nhất. Dùng màng bọc thực phẩm bọc bát bột lại, để bột nghỉ 20-30 phút Làm nhân bánh: dùng 1 bát to, cho làn lượt vào bát 10g bột dẻo, 50g mứt bí, 20g lạp xưởng, 10g hạt dưa, 5g hạt vừng, trộn đều lên rồi tiếp tục thêm nửa thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi, trộn đều để phần nhân bánh có độ kết dính. Đeo găng tay và nặn nhân bánh thành từng viên nhỏ để ra đĩa. Bước 3 Lúc này bột đã nghỉ được 20 phút. Chuẩn bị 1 chiếc mâm nhôm hoặc bàn đá có bề mặt phẳng, rắc một chút bột dẻo lên mặt mâm rồi lấy bột ra nhào qua, chia bột thành 6 phần bằng nhau tương ứng với 6 cái bánh. với mỗi phần bột, dùng tay ấn vào giữa tạo 1 chỗ để cho nhân vào, miết xung quanh cho bột che kín nhân hoàn toàn. Chọn 1 khuôn phù hợp( khuôn hình tròn dễ làm nhất), rắc một chút bột dẻo khô vào khuôn để chống dính, cho bột vừa nặn vào khuôn và ấn xuống để bột vừa vặn khuôn là được. Và bây giờ chúng ta lấy bánh cho ra đĩa là được thưởng thức rồi. Lời kết Mình vừa chia sẻ cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm vô cùng đơn ...

Làm nước đường làm vỏ bánh Cách làm vỏ bánh trung thu như sau Lời kết Bánh trung thu là biểu tượng của tết Trung Thu tại Việt Nam. Trong những ngày này, bánh trung thu mới được làm và bán phổ biến khắp nơi trên đất nước. Không chỉ đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, hương vị bánh trung thu cũng có rất nhiều loại, để cho chúng ta chọn lựa đấy. Bạn có biết bánh trung thu muốn ngon lại đẹp mắt thì quan trọng nhất ở khâu nào không? Chính là ở khâu làm vỏ bánh đấy. Bởi lẽ, khi bạn ăn bánh, chúng ta ăn từ vỏ bánh vào, chỉ cần vỏ bánh khô, cứng thì liệu chúng ta còn muốn ăn nữa tiếp phần bên trong không. Dù nhân có thơm ngon nức mũi cỡ nào mà vỏ bánh cùng không được mềm mịn thì món bánh đó không thể thành món bánh ngon được. Vỏ bánh phải mềm, mịn, dẻo, đồng thời phải thơm phức thì dù nhân có đơn giản đi nữa thì cùng đã rất ngon rồi. Vậy ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm vỏ bánh trung thu thơm ngon nhất nhé. Bắt đầu thôi. Làm nước đường làm vỏ bánh Dù là loại bánh nào thì khi trộn bột làm vỏ bánh cùng đều cần làm nước đường để trộn cùng. Vậy ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Nguyên liệu gồm 1kg đường trắng (hoặc 1/2 vàng, 1/2 trắng) 1 lít nước lọc 1 quả chanh bỏ hạt 1/4 quả thơm (dứa) 60gr mạch nha Cách làm nước đường như sau Bước 1: Bạn vắt chanh và xay thơm rồi lọc ra lấy phần nước cốt ( Nước cốt chanh sẽ giúp nước đường không bị kết tinh, bạn chú ý nếu cho quá nhiều thì nước đường sẽ bị lên men, đóng bánh sẽ không ngon, còn cho quá ít thì nước đường sẽ bị kết tinh lạo xạo, không dùng được) Bước 2: Cho nước lọc, nước chanh, nước thơm và đường vào nồi, khuấy đều cho hòa tan hết đường rồi đun sôi hỗn hợp. Khi hỗn hợp sôi, cho mạch nha vào nấu cùng đến khi nước đường sánh. Lưu ý: Để có một mẻ bánh Trung thu lên màu hoàn hảo, nước đường bạn nên nấu trước khi làm bánh càng lâu càng tốt, nước đường chỉ mới nấu vài ngày đã dùng đóng bánh thì bánh sẽ không mềm, màu nhạt và vỏ sẽ khá khô hơn so với khi bạn nấu trước lâu hơn đấy nhé. Cách làm vỏ bánh trung thu như sau Nguyên liệu gồm có 500gr bột mì đa dụng 370gr nước đường 90gr dầu ăn 1/3 muỗng cafe baking soda 2 muỗng canh bơ đậu phụng (Hoặc 2 lòng đỏ trứng gà) 2 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ Cách làm vỏ bánh trung thu như sau Bước 1: Trộn đều nước đường, dầu ăn, ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu: Cách làm bánh trung thu rau câu: Lời kết: Nếu trước đây, mỗi dịp tết trung thu chỉ quen thuộc với những loại bánh trung thu như bánh nướng hay bánh dẻo nhân thập cẩm truyền thống thì ngày nay, chúng ta đã có những công thức làm bánh trung thu với những hương vị mới từ trái cây, từ các loại hạt, tạo nên những chiếc bánh vô cùng đa dạng. Đặc biệt hơn cả là những chiếc bánh trung thu làm từ nguyên liệu hoàn toàn khác bánh truyền thống, đó là từ bột rau câu. Hôm nay hãy cùng Em vào bếp trải nghiệm ngay cách làm bánh trung thu rau câu nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu: 1 gói bột rau câu 1,2 lit nước sạch 150 gam đường kính trắng 100ml sinh tố chanh leo 50ml siro đào Cách làm bánh trung thu rau câu: Bước 1: Chanh leo: cần chọn những quả chín, ruột vàng tươi. Bổ đôi quả chanh lấy phần ruột, cho vào xay sinh tố, lọc sinh tố ra bát, bỏ bớt phần hạt( sử dụng cái rây bột để lọc) Siro đào mua sẵn trong các siêu thị hoặc tự làm Ngoài siro đào có thể dùng siro vải hoặc dâu tùy loại quả bạn thích. Bước 2: Chọn khuôn: khuôn bánh quyết định hình dạng bánh, bạn có thể chọn khuôn hình bông hoa, hình cá, vuông hay tròn… dùng 4 cốc nhỏ, đường kính bằng 1/2 lòng khuôn bánh để tạo hình phần nhân phía trong. Bước 3: Hòa tan bột rau câu hòa vào 1,2 lit nước khuấy cho bột rau câu tan hoàn toàn, bắc nồi lên bếp đun sôi. Trong khi đun, cần phải khuấy liên lục và đều tay. Cho 150g đường vào nồi, tiếp tục khuấy đều đén khi nước xôi lại, vớt bớt bọt. Tắt bếp và bắc nồi xuống, để 1 phút cho bớt nóng. Cho 1/3 lượng thạch ra 1 tô khác, thêm vào tô 50ml siro đào. Đổ hỗn hợp ra 4 cốc nhỏ, đều nhau. Phần thạch còn lại trong nồi, thêm vào nồi 100ml sinh tố chanh leo, khuấy đều. Đổ một lớp thạch chanh leo vào khuôn trước, đến 1/3. Đợi thạch đông lại nhưng vẫn còn giữ thạch ấm. Cho phần thạch siro đào trong cốc lên trên, rồi đổ tiếp phần thạch chanh leo phủ lên trên thạch đào, đến đầy khuôn. Đợi thạch nguội và đông lại là được. Bánh trung thu rau câu làm xong là ăn được ngay, tuy nhiên bạn nên để bánh trong tủ lạnh vị bánh sẽ ngon hơn cũng như bảo quản bánh tốt hơn. Lời kết: Mình vừa chia sẻ cách làm bánh trung thu rau câu, mong rằng với chia sẻ của mình trung thu này các bạn có thêm một món bánh thơm ngon, mát lạnh. Còn bây giờ hãy xuống bếp ...

Nguyên liệu cho bánh trung thu nhân trứng muối là: Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối như sau: Lời kết: Bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối là một loại bánh đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Hương vị trứng muối dễ ăn làm cho ai cũng thích. Chính vì thế hiện nay đã có một loại bánh đấy là bánh trung thu nhân trứng muối đấy các bạn. Và hôm nay mình muốn chia sẻ tới các bạn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối ngon như ngoài tiệm vẫn hay mua luôn nhé. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu cho bánh trung thu nhân trứng muối là: + Nguyên liệu cho nhân bánh: Đậu xanh (đã lọc vỏ): 350g  Đường: 200g Bột bánh dẻo: 50g Bột mì: 30g Trứng muối Rượu trắng  Dầu ăn + Nguyên liệu cho vỏ bánh là: Bột mì: 500g Trứng gà: 2 quả Nước đường: 300g  Bơ đậu phộng Nước tro tàu Banking soda: 1/3 muỗng café Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối như sau: Bước 1: Làm vỏ bánh: Đầu tiên, bạn đổ bột qua rây để có bột thật mịn. Tiếp đến, Cho 200g nước đường + 100g dầu ăn + ½ thìa cafe banking soda và 200g bột vào trong bát tô to rồi trộn thật đều. Bạn bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Sau khi lấy tô bột ra bạn cho thêm 300g bột mì vào nhồi cho thật mịn, đến khi cục bột không còn dính tay nữa. Sau khi đã được, thì bạn vo bột thành từng viên nhỏ. Sao cho tỉ lệ bột với nhân là 1: 2 là được rồi. Bước 2: Làm nhân bánh: Vì đây là loại bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối nên nhân của chúng chủ yếu là đậu xanh và ở giữa là trứng muối. Đầu tiên, bạn cho đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng cho đậu xanh mềm khi nấu sẽ nhanh chín hơn. Sau đó bạn vớt đậu xanh ra để ráo, cho vào nồi cùng một lượng nước rồi đem đậu xanh đi nấu chín, nấu chín như cơm nhưng hơi nhão chút cho dễ xay. Tiếp theo, khi đậu xanh đã nguội đi bạn cho đậu vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn. Sau đó bạn cho 30g bột mì + 50g bột bánh dẻo + 50g dầu ăn vào để giúp nhân được dẻo hơn, cho vào bát tô rồi trộn đều. Cuối cùng, cho hỗn hợp trên cùng 200g đường vào chảo, để nhỏ lửa rồi dùng muôi đảo đều tay, cứ đảo như thế cho đến khi đậu khô lại rồi đem vo thành từng viên một. Sao cho viên nhân gấp đôi viên bột là được. Sau đó, dẹt nhỏ nhân ra, cho bên trong một quả rồi tiếp tục vo ...

Mua khuôn làm bánh trung thu rau câu ở đâu ? Một số loại khuôn bánh trung thu rau câu: Lời kết: Mình vẫn thường hay nói làm bánh trung thu thành công thỉ chỉ cần đạt được 2 tiêu chuẩn một là ngon và hai là đẹp. Tiêu chuẩn đầu tiên ngon theo mình là quan trọng số một, vì dù không đẹp nhưng ăn ngon thì vẫn là một món ăn ngon. Nhưng đẹp cũng rất quan trọng, đặc biệt khi bạn làm bánh cho người khác hay muốn làm bánh bán chẳng hạn. Hình dạng bánh trung thu như thế nào là do khuôn làm bánh trung thu quyết định, khuôn nào thì bánh phải theo đó. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về khuôn làm bánh trung thu rau câu nhé. Bánh trung thu rau câu dễ làm hơn, đơn giản hơn so với bánh nước hay bánh dẻo . Như những bài viết trước mình đã chia sẻ thì bánh trung rau câu ta chỉ cần pha bột rau câu phần nhân phần vỏ rồi đổ khuôn cho đông lại là được. Hỗn hợp được rót vào khuôn bánh, sau đó đông lại sẽ có hình giống như khuôn bánh. Sau khi bánh đông, ta chỉ cần tách bánh khỏi khuôn cho ra đĩa là được. Mua khuôn làm bánh trung thu rau câu ở đâu ? Có rất nhiều nơi bạn có thể mua được khuôn làm bánh trung thu, thậm chí là vào thời buổi công nghệ như bây giờ ta chỉ cần ngồi nhà là có thể mua được không cần đi đâu xa. Bạn có đặt hàng online qua các kênh mua sắm hàng đầu ở nước ta như lazada, tiki, shopee, sen đỏ…Chú ý một điều khi mua khuôn bánh trung thu rau câu online đó là bạn nên tham khảo những đánh giá của những người đã mua trước khi quyết định mua sản phẩm. Và để ý một chút xem loại nhựa làm khuôn bánh có phải loại nhựa an toàn không. Bạn có thể mua khuôn làm bánh tại các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm mua sắm… Một số loại khuôn bánh trung thu rau câu: Một số loại khuôn được thiết kế trong cùng một khay liền nhau luôn, tiện lợi cho việc bưng bê di chuyển. Rất rất nhiều mẫu khuôn rời với những hình dạng khác nhau như hình mặt cười, hình hoa sen, hình chữ. Hãy chọn cho mình những mẫu khuôn mà bạn thích nhất nhé. Lời kết: Còn chờ gì nữa mua khuôn bánh rồi lăn vào bếp làm bánh trung thu rau câu ngay thôi nào, rằm tháng 8 sắp tới rồi. Mong rằng chia sẻ của mình về khuôn làm bánh trung thu rau câu sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn làm được những chiếc bánh rau câu ngon và đẹp như ý nhé. À quên, chúc bạn và ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Cách làm bánh trung thu con heo như sau Lời kết: Mỗi năm Trung Thu đến lại tràn lan các loại bánh trung thu trên mọi nẻo đường. Dường như là những loại bánh cổ truyền, dạng hình vuông thì vẫn luôn được phổ biến nhất từ trước đến nay. Bạn đã bao giờ nghe đến loại bánh trung thu con heo chưa? Thực ra thì loại bánh trung thu này nguyên liệu làm chẳng khác gì với các loại bánh trung thu cổ truyền khác, chỉ là món bánh này có hình dạng hình con heo các mẹ đã sáng tạo ra để tặng cho bé những dịp Trung Thu đến. Vậy bạn có muốn tự tay làm để tặng các bé nhỏ những chiếc bánh đãng yêu như thế không nào. Nếu có thì ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá cách làm bánh trung thu con heo thơm ngon đáng yêu nhé. Bắt đầu thôi. Các cháu bé nhà mình đặc biệt thích loại bánh trung thu hình con heo này, thậm chí một số cháu còn mè nheo, khóc nhè quyết không cho bổ con heo ra cơ ^^. Nguyên liệu cần chuẩn bị Nguyên liệu làm vỏ bánh 100g nước đường bánh nướng 25g dầu ăn (cooking oil hoặc dầu đậu phộng) 1 thìa café bột baking soda 160g bột mì đa dụng 1 lạng đỗ đen Nguyên liệu làm hỗn hợp quết bánh 1 lòng đỏ trứng gà 1 thìa nước lọc Cách làm bánh trung thu con heo như sau Bước 1: Làm bột làm bánh Cho hỗn hợp nước đường bánh nướng và dầu ăn vào tô lớn rồi trộn đều. Sau đó chia bột mì cùng baking soda thành 3 phần rồi từ từ rây vào hỗn hợp ướt. Dùng phới trộn đều đến khi bột ngấm nước thì mới tiếp tục cho thêm. Bạn chia hỗn hợp này thành 4 phần đều nhau rồi lần lượt nặn thành hình con heo. Sau đó cho bột nghỉ 30 phút rồi mới đem bánh đi nướng nhé các bạn. Bước 2: Nặn bánh hình con heo Đầu tiên, bạn vo tròn cục bột để làm thành mặt con heo.Tiếp đến dùng ít bột làm mũi cho heo. Sử dụng đầu nhọn của đũa để làm thành 2 lỗ mũi cho heo. Rồi tiếp tục nặn bột làm 2 tai cho heo. Cuối cùng các bạn sử dụng hạt đỗ đen để làm mắt cho heo. Để bánh trông được đẹp hơn, các bạn có thể dùng tăm để nhấn xuống 3 đường cạnh mắt heo để tạo lông mi cho heo. Bước 3: Nướng bánh Sau khi tạo hình các bạn cho heo vào tủ lạnh để nghỉ trong 15 phút rồi đem heo ra nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 3-4 phút hoặc cho đến khi thấy màu “da heo” trở thành màu vàng nâu. Lấy heo ra khỏi lò để nguội rồi xịt ...

Môt trong những dịp lễ được mong chờ nhất sắp tới, đó là tết trung thu, dịp tết các bé mong đợi,háo hức được đi chơi, được rước đèn, nhận quà và ăn bánh trung thu. Vậy thì để các bé có thể thỏa mình vui chơi và có cái tết thật ý nghĩa thì các mẹ đừng bỏ qua đồ chơi trung thu cho các con nhé.Cùng mình sưu tầm đồ chơi trung thu thôi nào. Nổi bật không thể thiếu trong các món đồ chơi trung thu đó là đèn ông sao. Đèn ông sao là chiếc đèn trung thu quen thuộc với tất cả các thế hệ người Việt mỗi dịp Tết Thiếu nhi về. Dù một số đồ chơi trung thu truyền thống dần mai một, nhưng đèn ông sao vẫn hiện hữu và trở thành mặt hàng đắt khách, món quà ý nghĩa dành cho trẻ thơ trong dịp trung thu. Đèn ông sao có hình ngôi sao 5 cánh, tâm sao gắn một cây nến để thắp sáng Đèn cù :Mỗi dịp Tết Trung thu, trẻ em khu xóm lại kéo đèn cù sáng ánh nến chạy vòng quanh sân và cười đùa ríu rít trong đêm trăng. Đèn cù quay được nhờ một bánh xe được gắn dưới đế đèn.Làm đèn cù bắt đầu bằng việc chẻ nứa vót nan cắm vào bánh xe, dán giấy bóng màu, sửa lại bằng kéo. Tiếp đến là vẽ hình trang trí bằng sơn, tra then ngang, buộc lõi dây thép và cắm vào đai đèn một bánh xe gỗ để đèn có thể chuyển động khi đưa qua đưa lại. Đèn lồng : Đèn được làm đơn giản bằng các loại giấy màu sặc sỡ với tay cầm bằng tre, giữa đèn có chỗ thắp nến khiến chiếc đèn trở nên rực rỡ vào đêm trăng rằm.   Trống lắc tay : Ngày nay, trống lắc tay ít xuất hiện trên các sạp hàng bày bán đồ chơi trung thu ở Việt Nam hơn ngày xưa. Trống lắc tay có 2 viên bị nhựa được gắn ở 2 bên trống, khi lắc sẽ tạo ra tiếng “boong boong” Trống ếch : Trống ếch giống như chiếc trống da trâu, trống sư tử nhưng nhỏ hơn cũng là một trong những món đồ chơi trung thu truyền thống yêu thích của trẻ em Việt Nam ngày xưa. Khi đánh, trống phát ra tiếng kêu “cắc, tùng” đặc trưng trong dịp Trung thu, tạo thêm sự rộn ràng, phấn chấn, tưng bừng và làm nên hương vị của ngày tết thiếu nhi. Mặt nạ :  trung thu năm nay, những chiếc mặt nạ giấy bồi đã dần xuất hiện trở lại với hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam quen thuộc như: ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở… Ngoài ra còn có mặt nạ của các nhân vật trong truyện cổ tích nước ngoài để các em nhỏ hóa trang thành các nhân vật mình yêu thích trong đêm trăng ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn Lời kết: Nhìn lại thì thời gian vừa qua mình đã chia sẻ được khá nhiều công thức làm bánh trung thu rồi: bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ, nhân trà xanh, nhân flan… bánh trung thu nướng nhân thập cẩm…Nhưng mà vẫn chưa hết đâu, không biết là bạn đã thử làm những loại bánh nào rồi, cứ từ từ làm từng loại một bạn sẽ tìm được loại bánh yêu thích của mình. Hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm một loại bánh trung thu nữa. Cùng chúng mình tìm hiểu cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn nhé. * Có thể bạn chưa biết: Sức chịu đựng của cơ thể được tăng lên khi hàm lượng đường huyết ở mức vừa phải. Khoai môn hỗ trợ việc cân bằng lượng đường trong máu; làm giảm và kiểm soát lipid và triglyceride, do đó có tác dụng giảm cân và duy trì BMI. Và đặc biệt vẫn đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết như protein, canxi, thiamine, phốt pho, riboflavin, niacin và vitamin C để duy trì làn da sáng đẹp, đảm bảo sức khỏe tổng thể. Nguyên liệu làm bánh trung thu 1 gói bột làm thạch rau câu 300g khoai môn 300g đường 20g bột mì 100ml nước cốt dừa 4 quả trứng gà muối 1 cốc nhỏ rượu trắng Khuôn làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn Bước 1: Làm nhân khoai môn cho bánh Khoai môn ta cần một củ khoảng 300g, gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành những miếng mỏng vừa. Cho khoai môn lên hấp chín. Sau khi hấp chín ta sẽ xay nhuyễn khoai môn với nước, xay nhuyễn rồi lọc qua dây cho hỗn hợp bột khoai môn mịn hơn. Pha 20g bột mì với khoảng 100ml nước. Cho bột nước khoai môn lên chảo chống dính, đun với lửa nhỏ, cho khoảng 50g đến 60g đường xuống, khuấy đều. Đến khi khoai môn sôi thì cho bột mì hòa tan xuống khuấy đều, sên trên lửa nhỏ cho hơi nước bay bớt đi đến khi hỗn hợp bột khoai môn đặc dẻo vừa phải là được. Chia bột khoai môn thành 4 phần bằng nhau. Lấy trứng muối ra tách lấy lòng đỏ rồi ngâm với rượu trắng khoảng 5 phút thì lấy ra. Nặn khoai môn thành miếng mỏng hơn sau đó cho trứng muối vào giữa rồi nặn tròn lại. Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu Pha gói bột rau câu với khoảng 1.5 lít nước lọc, khuấy đều cho bột tan hoàn toàn. Nếu có thời gian bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh 30 phút. Cho bột rau câu lên đun, khí đã âm ấm thì cho số đường còn lại vào và khuấy đều cho đường tan. Đun ...

Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu gồm có Công thức làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh như sau Lời kết: Bánh dẻo trung thu là một món bánh được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bởi hương vị của bánh dẻo trung thu khá là thơm, vị ngọt nhẹ đậm đà là cho ai cũng thấy thích khi ăn lần đầu. Nhưng muốn có một chiếc bánh trung thu ngon không phải đơn giản, người thợ làm bánh phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn mới tạo ra được những chiếc bánh như ý muốn của người tiêu dùng. Vậy hôm nay mình sẽ bật mí công thức làm bánh dẻo trung thu cho cả các bạn cùng biết nhé. Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu gồm có + Nguyên liệu làm nước đường 250 gram đường 250 gram nước ấm 1/8 thìa bột cream of tartar (hoặc 1/8 muỗng canh nước chanh) + Nguyên liệu làm vỏ bánh 400g nước đường (phần A) 200 gram bột bánh dẻo 1/2 muỗng cà phê tinh dầu hoa bưởi + Nguyên liệu làm nhân bánh 100 gram đậu xanh 300ml nước nóng 45 gram đường 40 – 45 gram dầu dừa (có thể thay thế bằng dầu đậu nành hoặc dầu ăn) Công thức làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh như sau Bước 1: Làm nước đường Đầu tiên, bạn cho đường và nước nóng vào chảo rồi khuấy đều để hòa tan đường. Tiếp đó, cho thêm vào bột tartar cream rồi tiếp tục đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút cho đến khi nước đường sôi lên thì tắt bếp. Để nướng đường nguội thì chúng ta tiến hành lam vỏ bánh. Bước 2: Làm vỏ bánh Cho nước đường và ½ muỗng cà-phê tinh dầu hoa bưởi vào bát. Dùng phới trộn đều liên tục trong khi thêm bột gạo nếp, cho dần dần từng muỗng canh bột một. Hãy chắc chắn bột được trộn đều trước khi cho những muỗng tiếp theo vào trộn. Khi bột khá dầy bạn có thể dùng thìa thay thế để trộn dễ dàng hơn. Tiếp tục trộn cho đến khi 2/3 (140 gram) bột đã được thêm vào, bột trở nên đặc nhưng vẫn còn ướt và dính. Rắc 30 gr bột còn lại lên thớt, đặt bột lên trên và phủ lên mặt bột 1 thìa bột mì rồi để bột nghỉ trong 15 phút. Chia bột ra từng phần tròn nhỏ mỗi phần 110 gram. Bọc lại để bột không bị khô. Trong khi chờ đợi thì chúng ta tiến hành làm nhân bánh. Bước 3: Làm nhân bánh Đậu xanh sau khi đã rửa sạch, cho vào nồi cùng 130 ml nước nóng ngâm trong 1 đến 1 tiếng rưỡi. Sau đó thêm 45 gram đường và thêm một chút nước nóng vào đậu rồi đun đến khi sôi thì hạ nhiệt xuống mức thấp. Khuấy đều và thêm ...

Nguyên liệu gồm có Cách làm bánh trung thu tươi socola như sau Lời kết Những món bánh trung thu tươi thường được làm để ăn liền, đặc biệt là loại bánh là từ socola hay từ thạch. Từ xa xưa thì chúng ta chỉ hay biết đến những món bánh cổ truyền, đó chính là bánh nướng và bánh dẻo, 2 loại bánh này thường thì để được rất lâu. Tuy nhiên, những loại bánh cổ truyền ăn sẽ rất nhanh bị ngán, khác với các loại bánh trung thu tươi, không để được dài ngày nhưng ăn lại rất ngon. Ngày hôm nay, mình muốn giới thiệu tới các bạn món bánh trung thu tươi từ socola cho các thánh nghiện socola nhé. Bắt đầu thôi nào. * Có thể bạn chưa biết: Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên, thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp. Chính bởi vậy bánh trung thu của theo truyền thống thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên” và ý nghĩa này bắt nguồn từ đời nhà Minh. Nguyên liệu gồm có Nguyên liệu làm nhân bánh 250ml sữa tươi 3 muỗng canh đường 1 muỗng cà phê bột agar 2 muỗng cà phê bột cà phê hòa tan 100g sôcôla đen Nguyên làm vỏ bánh 2 muỗng cà phê bột cacao + 50ml sữa tươi 750ml sữa tươi 2,5 muỗng cà phê bột agar 2 muỗng canh đường 6 muỗng canh Nutella Cách làm bánh trung thu tươi socola như sau Bước 1: Làm nhân bánh Đun hỗn hợp sữa tươi + bột ca cao + đường + bột agar ở nhiệt độ trung bình, sau đó đổ bột cà phê vào và khuấy đều. Khi hỗn hợp đã sôi thì bạn tắt bếp và cho sôcôla vào ngay khi sữa còn nóng. Khuấy đều tới khi sôcôla tan chảy và mịn hẳn là được. Sau đó đổ hỗn hợp vào 8 khuôn bánh muffin bằng nhau và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút. Lấy phần nhân ra khỏi khuôn, dùng dao sắc khía nhẹ quanh viền để phần thạch tách ra dễ hơn. Bước 2: Làm vỏ bánh Bạn chuẩn bị một chiếc nồi bé. Đổ hỗn hợp sữa tươi + hỗn hợp cacao + đường + bột agar vào nồi và đun ở nhiệt độ trung bình. Dùng phới khuấy liên tục cho tới khi sôi (khi đã sôi thì bạn giảm lửa ở mức nhỏ nhất). Tắt bếp và thêm 2-3 thìa Nutella. Trộn đều cho tới khi Nutella mịn hẳn là được. Bước 3: Hoàn thành món bánh Cho hỗn hợp Nutella vào khuôn bánh trung thu ngập khoảng ½ cm và để nguội khoảng 30-60 giây. Tiếp theo, đặt phần nhân bánh lên trên, làm nóng hỗn hợp Nutella còn lại và đổ lên trên phần nhân vừa đặt vào cho tới bằng miệng khuôn. Cuối cùng, đặt bánh vào trong ...

Cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh Flan I. Nguyên liệu cần chuẩn bị II. Các bước làm bánh trung thu rau câu nhân Flan Các bạn có từng nghĩ đến một món bánh vừa mang phong cách châu Âu, vừa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam chưa? Hôm nay Em vào bếp sẽ giới thiệu đến bạn một món bánh như vậy – bánh trung thu rau câu nhân bánh Flan. Được cách điệu từ bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu rau câu không còn sử dụng nguyên liệu bột để làm phần vỏ mà thay vào đó dùng thạch rau câu để tạo ra một hương vị thanh mát mới lạ. Phần nhân bánh được làm từ bánh Flan, vừa có độ mềm mịn kinh ngạc, vừa dễ điều chỉnh hương vị theo sở thích của mỗi người. Hãy cùng mình vào bếp và thực hiện cách làm bánh trung thu rau câu Flan thú vị này nhé, đảm bảo rằng đây sẽ là món bánh trung thu đặc biệt nhất trong Tết Đoàn viên năm nay của cả gia đình đấy nha. Cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh Flan I. Nguyên liệu cần chuẩn bị 1 gói thạch rau câu (thạch Jelly) 3 hộp bánh Flan (caramel) 100 ml nước cốt dừa 30 g đường kính (không bắt buộc, tùy thuộc độ ngọt bạn thích) Khuôn làm bánh: Tham khảo thêm các mẫu khuôn bánh trung thu đẹp tại đây II. Các bước làm bánh trung thu rau câu nhân Flan Bước 1: Làm nhân bánh Flan Tùy thuộc vào khuôn bánh trung thu bạn định làm, nếu khuôn đủ lớn và bánh Flan bạn sử dụng là loại nhỏ thì bạn sẽ để nguyên chiếc để làm nhân bánh. Nếu bánh Flan của bạn hơi lớn, bạn có thể khéo léo cắt nhỏ thành từng miếng vừa với khuôn. Trong trường hợp bạn có thể tự tay làm bánh flan hãy tham khảo thêm một số cách làm bánh flan độc đáo và thơm ngon như bánh flan trái dừa, bánh flan cafe,… Bước 2: Hòa tan nước cốt dừa với một lượng nước vừa đủ, để sao cho tổng lượng nước vừa hòa sẽ cân đối với lượng thạch rau câu lát nữa ta hòa vào (có hướng dẫn trên phần vỏ trên gói thạch rau câu). Thêm đường nếu bạn muốn điều chỉnh vị ngọt của vỏ bánh. Cho nồi nước cốt dừa đã pha lên bếp đun, đến khi nước sôi thì đổ gói thạch rau câu vào, khuấy đều, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Bước 3: Đổ thạch vừa đun vào khoảng 1/3 khuôn Khi thạch rau câu se lại thì đặt bánh Flan đã cắt vào chính giữa khuôn Tiếp tục đổ lớp rau câu cho đầy khuôn. Trong quá trình làm, nếu rau câu bị đông, bạn chỉ cần bỏ lên bếp hâm nóng lại 1 chút ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm Cách làm bánh trung thu thập cẩm Lời kết: Bánh trung thu ngày càng đa dạng với vô vàn hình thức và hương vị. Những Từ những chiếc bánh nhân đậu xanh đến những chiếc bánh hương vị mới từ các loại trái cây. Liệu trong chúng ta còn nhớ chiếc bánh trung thu truyền thống với nhân thập cẩm cùng trứng muối không nhỉ? Hôm nay hãy cùng mình học cách làm bánh trung thu thập cẩm nhé. * Có thể bạn chưa biết: Một số nguồn gốc về bánh trung thu thì vào thời Đường, có một loại bánh bán rất nhiều trong dân gian có tên gọi là bánh Hồ. Đêm hôm đó, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi cùng thưởng thức món bánh này. Vua thấy rất ngon còn Dương Quý Phi đặt tên cho loại bánh đó là bánh Nguyệt. Còn ở Việt Nam, loại bánh này được biết tới với cái tên bánh trung thu. Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm Nhân bánh 100g nước đường 150g hạt dưa 150g lạp xưởng 150g hạt điều 150g mứt gừng 30 gam lá chanh 10g đầu mè 50g nước tương 50g đường cát trắng 1/2 chén rượu mai quế lộ 4 quả trứng muối Vỏ bánh 300ml nước đường 1 thìa canh dầu ăn 1 lòng đỏ trứng 500 gam bột mì Cách làm bánh trung thu thập cẩm Bước 1: Nấu nước đường: Đun xôi  300g đường nâu+ 300g đường cát trắng+ 200ml nước, vớt bọt. Thêm vài lát chanh. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Rang 150g vừng, 150g hạt dưa, 150g hạt điều. Cắt và áp chảo 150g lạp xưởng. Xay 150g mứt gừng vàng cùng hạt dưa đã rang, hạt điều cắt nhỏ lá chanh. Bước 3: Hỗn hợp gia vị nhân: Trộn 50g nước đường, 50g nước tương, 10g dầu mè, 1/2 chén rượu mai quế lộ, 100g đường cát trắng. Hỗn hợp bột dầu: 150g bột mì, 20ml dầu ăn trộn đều. Dùng một tô lớn để trộn nhân bánh: cho vào tô các nguyên liệu đã sơ chế, Gia vị nhân, hỗn hợp bột dầu, trộn đều. Nặn thành những viên nhân. Sơ chế trứng muối: tách vỏ trứng, rửa lòng trứng bằng rượu mai quế lộ để khử mùi, hấp trứng trong 10 phút. Ấn dẹt nhân bánh rồi cho trứng vào giữa nặn lại. Bước 4: Làm vỏ bánh nướng: Trộn đều 300ml nước đường, 50 ml dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng. Đổ hỗn hợp và 50g bột mỳ, trộn đều vo thành 1 khối. Bọc bột lại bằng màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút. Sau 30 phút, lấy bột ra, nhào bột lại một lần. Nặn vỏ bánh, sao tỉ lệ 1 vỏ 3 nhân. Cán dẹt phần vỏ để cho nhân bánh vào giữa, bọc lại. lựa tay cho viên bột trong đều. Cho bánh vào khuôn, ấn ...

Nguyên liệu gồm có cho món bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh là: Cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh như sau Lời kết Bánh trung thu dẻo hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ bây giờ. Hương vị thơm ngon từ những chiếc bánh dẻo nhân đậu xanh làm ta không thể quên được chúng. Khác với những chiếc bánh trung thu nướng cổ truyền thì loại bánh này không cần phải nướng, cũng không cần phải làm kì công như các loại bánh khác. Để biết rõ hơn về điều này thì ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh thơm ngon nhất nhé. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu gồm có cho món bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh là: Phần nước đường: 250 gram đường 250 gram nước ấm 1/8 thìa bột cream of tartar (hoặc 1/8 muỗng canh nước chanh) Phần nhân bánh: 200 gram đậu xanh không vỏ 150 gram đường 50 gram dầu ăn 50 gram mạch nha 30 gram bột bánh dẻo Nước hoa bưởi hoặc vani. Phần vỏ bánh: 700 gram nước đường bánh dẻo 1 thìa nhỏ dầu ăn 1/2 thìa cà phê nước hoa bưởi 350 gram bột bánh dẻo Khuôn bánh 150 gram. Cách làm bánh dẻo trung thu đậu xanh như sau Bước 1: Phế nước đường làm bánh dẻo Cho đường và nước vào chảo. Khuấy đều để hòa tan đường. Đun sôi ở nhiệt độ cao. Thêm vào bột tartar cream rồi tiếp tục đun sôi trong khoảng từ 1 – 2 phút cho đến khi nước đường sôi lên. Tắt bếp và đổ nước đường ra bát để nguội. Bước 2: Làm nhân bánh Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2 tiếng cho đậu nở ra để khi nấu nhanh được nhừ hơn. Sau đó cho đậu vào nồi và đổ nước ngập, nấu cho tới khi chín mềm. Trong khi nấu đậu, lưu ý không đậy nắp vung để tránh bị trào. Đổ đậu vào chảo chống dính và thêm đường, bật bếp sên lửa nhỏ và đảo liên tục khoảng vài phút, cho dầu ăn vào sên tiếp. Khi thấy đậu bắt đầu đặc lại, lấy 30 gram bột bánh dẻo hòa tan với một chút nước rồi cho vào chảo đậu, khuấy đều và sên tiếp tới khi nhân đậu thành một khối. Lúc này bạn mới cho mạch nha vào đảo đều, cho thêm chút dầu hoa bưởi hoặc vani vào đảo đều là tắt bếp. Bạn chia đều nhân thành từng viên 50 gam, bọc kín rồi cất trong ngăn mát. Trong khi chờ nhân thì ta làm vỏ bánh nhé các bạn. Bước 3: Làm vỏ bánh Cho nước đường bánh dẻo vào tô sạch, thêm nước hoa bưởi và một chút dầu ăn rồi khuấy đều. Cho bột bánh dẻo vào trộn đều tới khi thấy bột đặc lại thì ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng thập cẩm Cách làm bánh trung thu nướng thập cẩm Lời kết Nhắc đến tết trung thu thì phần không thể thiếu đó chính là những chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Hình thức và hương vị bánh ngày càng đa dạng, bánh trung thu truyền thống thường có nhân trứng muối tượng trung cho sự tròn trịa, no đủ. Bánh trung thu hiện đại thay đổi chủ yếu ở phần nhân. Bánh đa dạng với nhân đậu xanh, khoai môn, với nhiều hương liệu như cà phê, các loại trái cây…  và đặc biệt là nhân thập cẩm. Đây sự kết hợp vị bùi của các loại hạt( hạt dưa, hạt điều, vừng ) và vị ngọt của mứt cùng vị béo ngậy của lạp xưởng hoặc thịt mỡ. Trên tinh thần chuẩn bị cho trung thu , mình xin chia sẻ cách làm bánh trung thu nướng thập cẩm, loại bánh trung thu phổ biến hiện nay. Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng thập cẩm Phần nhân bánh hạt điều rang, hạt dưa rang, vừng rang mứt dừa, mứt bí, mứt gừng lá chanh 150g lạp xưởng trứng muối 50g nước đường 10g dầu mè 50g nước tương 50g dầu hào 50g rượu mai quế lộ trứng muối Phần vỏ bánh 300ml nước đường bánh nướng 50ml dầu ăn 1 lòng đỏ 500g bột mì Cách làm bánh trung thu nướng thập cẩm Bước 1: Nấu nước đường bánh nướng Vắt lấy nước cốt chanh, vớt bỏ hạt, để lại vỏ chanh. Đầu tiên đặt nồi lên bếp, cho 1kg đường kính trắng , thêm 600ml nước sạch vào nồi, dùng đũa khuấy đều, đun sôi, vớt bọt, rồi cho nước cốt chanh vào tiếp tục khuấy đều. Cho tiếp 2 vỏ chanh vàng vào nồi, đun sôi trong 30 phút. Thêm vào nồi 30g mạch nha, khuấy đầu,  đun trong 20 phút. Vớt vỏ chanh ra, đổ nước đường vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, 3 ngày sau có thể dùng được. Bước 2: Làm nhân bánh Xay nhỏ vừng, hạt dưa , hạt điều rang bằng máy sinh tố. Lạp xưởng rán qua và thái nhỏ. Lá chanh thái sợi nhỏ. Xay nhỏ mứt gừng, mứt dừa. Mứt bí thái nhỏ. Dùng 1 bát to, trộn 50g nước đường, 50g nước tương, 10g dầu mè, 50g dầu hào, 50g rượu mai quế lộ. Cho hỗn hợp hạt,lạp xưởng, mứt đã xay vào bát, trộn đều. Trứng muối rửa qua bằng rượu mai quế lộ, hấp trong 12 phút. Nặn viên làm nhân bánh. Mỗi viên nhân cho 1 quá trứng muối vào giữa. Bước 3: Làm vỏ bánh Cho vào 1 bát to lần lượt 300ml nước đường, 50ml dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng khuấy đều, thêm 500g bột mỳ nhào bột đều. Bước 4: Hoàn thành Nặn vỏ bánh, cán bột dẹt, bọc lấy phần nhân bánh. chọn khuôn bánh phù hợp, ...

Bột làm bánh trung thu dẻo là bột như thế nào? Cách làm trung thu dẻo nhân sầu riêng ngon: Những món bánh trung thu dẻo chắc đã rất quen thuộc với chúng ta rồi. Nhưng muốn làm ra một món bánh dẻo quả là một điều không hề đơn giản chút nào. Khác với các loại bánh cổ truyền thì bánh trung thu dẻo có một lớp vỏ dẻo khiến nhiều người rất ưa chuộng. Để có một lớp vỏ dẻo ngon thì cách chọn bột là điều quan trọng nhất. Điều này sẽ không còn khó khăn nếu bạn đã đọc được bài viết này của mình. Ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn bột làm bánh trung thu dẻo ngon và thơm nhất nhé. Bắt đầu thôi nào. Bột làm bánh trung thu dẻo là bột như thế nào? Bột bánh dẻo là một loại bột khá đặc biệt, khi làm bánh không cần xử lí qua nhiệt độ và có thể sử dụng ngay sau khi đã được đóng bánh. Bột dẻo chính là loại bột nếp được làm từ bỏng nếp sau khi đã được rang chín, người ta đem đi nghiền thành một thứ bột mịn, có màu trắng và thơm lừng mùi gạo nếp. Tuy cách làm của loại bột này khá đơn giản, tuy nhiên bạn sẽ khó khăn trong việc tự làm ra bột bánh dẻo bởi nếu không có kĩ thuật bạn sẽ làm bột nếp bị ngả màu và bánh không còn giữ được màu trắng tinh khôi vốn có. Lưu ý khi mua bột bánh dẻo bạn nên hỏi kỹ người bán bột loại bột dẻo đã được rang chín hay chưa, nếu như loại bột chưa rang chín sẽ dễ khiến bạn bị đau bụng. Cách làm trung thu dẻo nhân sầu riêng ngon: Nguyên liệu cần chuẩn bị + Phần nước đường làm bánh dẻo: 1 kg đường phèn (bạn có thể thay thế bằng 1.1kg đường kính trắng) 1,2 lít nước lạnh 30ml nước cốt chanh + Phần bột làm bánh trung thu dẻo: 460g bột bánh dẻo (bột nếp rang) 1,1l nước đường 1 tsp nước hoa bưởi 50ml dầu ăn ( các bạn chọn dầu màu nhạt thì bánh sẽ trắng đẹp hơn nhé) + Phần nhân bánh dẻo: 200g đậu xanh cà vỏ 200g sầu riêng chín xay mịn 160g đường trắng 60g dầu dừa Một chút bột mì Tiến hành làm bánh dẻo nhân sầu riêng Bước 1: Nấu nước đường làm bánh: Đun nước lạnh với đường trên lửa vừa. Khi nước đường sôi và đường đã tan hết, các bạn tiếp tục đun nước đường thêm 15 phút nữa rồi cho nước cốt chanh vào nhé. Khi cho nước cốt chanh vào, các bạn vặn lửa lớn cho nước đường sôi mạnh trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp. Để nước đường nguội rồi mới cho vào lọ thủy tinh nhé! Bước 2: Làm ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu nhân tiramisu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân tiramisu Lời kết: Bánh trung thu rau câu nhân tiramisu là sự kết hợp mới lạ giữa vỏ bánh từ rau câu và nhân bánh tiramisu. Nếu rau câu mang lại vị thanh mát thì nhân bánh là sự kết hợp giữ vị béo ngậy của phô mai cùng vị thơm của ca cao và đậu xanh cùng các nguyên liệu khác. Để chuẩn bị cho tết trung thu năm nay, hãy cùng mình học cách làm bánh trung thu rau câu nhân tiramisu độc đáo này nhé. * Có thể bạn chưa biết: Tiramisu là một loại bánh ngọt tráng miệng vị cà phê rất nổi tiếng của nước Ý, gồm các lớp bánh quy Savoiardi, nhúng cà phê xen kẽ với hỗn hợp trứng, đường, phô mai mascarpone đánh bông, thêm một ít bột cacao. Công thức bánh này được biến tấu thành nhiều món bánh và món tráng miệng khác nhau. Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu nhân tiramisu Phần vỏ bánh 1 gói bột rau câu sinh tố chanh leo 25g bột ca cao 1,2 lit nước sạch 150g đường kính trắng Phần nhân bánh 200g đậu xanh 40g bột cacao 1 thìa canh dầu ăn 150g kem phô mai 50ml rượu rum 15g bột bánh dẻo Cách làm bánh trung thu rau câu nhân tiramisu Bước 1: Đậu xanh ngâm vào nước 3 tiếng rồi rồi đãi sạch vỏ, thấy đậu mềm, nở to là được. cho đậu vào nồi, nấu cùng 1l nước sạch, đun đến khi cạn nước, đậu xanh chín nhừ. Xay nhỏ đậu xanh, dùng rây lọc để lấy hỗn hợp đậu thật mịn. thêm 15g bột bánh dẻo và dầu ăn vào cùng đậu xanh, sên đậu dưới lửa nhỏ đến khi hỗn hợp quện thành một khối dẻo, quánh thì tắt bếp. Về phần ca cao hòa 40g bột ca cao với 50ml rượu, trộn thậy đều để ca cao không bị vón cục. Cho ca cao vào chảo sên cùng đậu xanh, trộn thật đều để hỗn hợp đậu xanh và ca cao quện đều với nhau. Sên trong 3 phút để giữ hương vị ca cao. Đổ nhân ra bát, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để vào tủ lạnh 1 giờ. Lấy nhân ra, nhào lại một lần rồi chia nhân thành những viên nhỏ. Cắt kem phô mai thành những phần bằng ngau, bằng 1/4 nhân đậu xanh ca cao. Ấn phần nhân đậu xanh ca cao dẹt lại, cho miếng kem phô mai vào giữa, bọc kín lại Bước 2: Chọn khuôn thích hợp, thường chọn hình tròn, hình hoa, cá… Bước 3: Hòa bột rau câu vào 1,2 lit nước sạch, khuấy tan, cho lên đun xôi, vừa đun vừa khuấy đều tay. Thêm 150g đường, đun đến khi thạch xôi lại, vớt bọt, tắt bếp. Chia thạch thành 2 phần ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ Lời kết: Ngày nghỉ lễ người người nhà nhà đi chơi nơi này nơi kia, gặp người này người kia còn tôi không biết đi đâu cả đành ở nhà hẹn hò với đồ ăn. Dạo này học theo lũ bạn mình cũng tập tành làm bánh trung thu, hồi xưa ngưỡng mộ chúng nó vì sao nó làm được bánh trung thu ngon vậy. Sau bao lần xách mông đi học thì giờ mình thấy làm bánh trung thu không hề khó chút nào. Bánh trung thu thì có bánh nướng, bánh dẻo, bánh thạch và độ khó cách làm cũng giảm dần theo thứ tự luôn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ nhé. * Có thể bạn chưa biết: Trong Đông y, đậu đỏ được xem là bài thuốc tuyệt vời cho việc giải độc và thanh lọc cơ thể. Trong đậu đỏ chứa một lượng lớn vitamin B và thành phần có tính chất kiềm thạch có tác dụng giải độc cho gan, ruột hiệu quả, kích thích nhuận tràng và thông ruột. Ngoài ra, chất xơ của vỏ hạt đậu đỏ cũng có tác dụng loại bỏ cặn bã ở thành ruột, làm sạch ruột. Nguyên liệu làm bánh trung thu 1 gói bột rau câu vị dâu 200ml sữa tươi 300g đường Đậu đỏ Nước lọc Khuôn làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ Bước 1: Làm nhân đậu đỏ Đậu đỏ trước khi làm bánh ta cần ngâm nước khoảng 4 tiếng, nếu sáng hôm sau làm thì bạn có thể ngâm trước khi đi ngủ sáng hôm sau làm là vừa. Rửa sạch đậu rồi cho lên hấp chín, hấp khoảng 40 phút là đậu đỏ mềm. Nếu bạn không có dụng cụ thì có thể cho một chút xíu nước vào nấu cho chín mềm cũng được. Sau khi hấp đậu chín mềm thì ta dùng thìa nghiền nhuyễn đậu ra, nếu có hạt nào sống sượng mà không nghiền được thì loại nó ra. Sau đó cho đường vào nghiền cùng, cho khoảng 1/2 số đường đã chuẩn bị ở trên. Sau khi nghiền nhuyễn đậu với đường ta sẽ nặn đậu thành các miếng dầy khoảng 0.5cm đến 1cm và có độ rộng nhỏ hơn so với khuôn bánh. Bước 2: Làm vỏ bánh Cho bột rau câu vào bát rồi thêm khoảng 200ml nước khuấy đều để khoảng 10 phút rồi cho lên đun. Khi đun cho thêm khoảng 800ml nước. Đun lửa nhỏ đến khi sôi thì thêm đường khuấy đều khoảng 2 phút thì tắt bếp. Thêm sữa tươi và lại khuấy đều. Bước 3: Hoàn thành Để cho hỗn hợp nguội dần còn ấm ấm thì ta múc vào mỗi khuôn bánh 1/3 chiều cao khuôn hỗn hợp này. Đợi cho ...

Nguyên liệu để làm nhân hạt sen bánh trung thu Cách làm nhân hạt sen bánh trung thu đơn giản và độc lạ Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy nhưng ý nghĩa của bánh trung thu là gì không phải ai cũng biết. Nó là một món ăn có giá trị tinh thần, tượng trưng cho cuộc sống tròn đầy, viên mãn, chính vì vậy mà bạn bè, người thân hay tặng nhau bánh trung thu như một món quà như một lời chúc ngọt ngào. Thường thì chúng ta thường đi mua bánh trung thu ở ngoài cửa hàng, được bày bán sẵn và đa dạng các loại. Không biết các bạn như thế nào chứ đối với mình, một chiếc bánh trung thu ngon thể hiện ở phần nhân bánh. Tuy nhiên, công đoạn làm nhân bánh cầu kỳ hơn phần vỏ tương đối nhiều. Cho dù bạn làm bánh trung thu loại gì đi chăng nữa thì nhân bánh đóng vai trò quyết định. Hôm nay, Em vào bếp chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp làm nhân hạt sen bánh trung thu vừa đơn giản vừa độc lạ để các bạn giành tặng người thân trong dịp Tết đoàn viên này nhé! Cách làm nhân hạt sen bánh trung thu ngon, nguyên liệu cho các loại bánh trung thu cao cấp Nguyên liệu để làm nhân hạt sen bánh trung thu 200 gram hạt sen tươi ( hoặc 100gram hạt sen khô ) 80gram dầu ăn ( nên dùng đậu phộng hoặc dầu dừa ) 80 – 90 gram đường kính trắng 10 gram bột mì (bột mì các bà hay dùng để rán bánh khoai, bánh khô,…) 30 – 40 ml nước cất Cách làm nhân hạt sen bánh trung thu đơn giản và độc lạ Bước 1: Luộc qua hạt sen + Cho hạt sen và nước vào nồi  bác lên bếp, bật lửa to đun sôi. Đợi nước sôi rồi chúng ta vặn lửa nhỏ xuống đun thêm 5 phút nữa cho hạt sen nở ra như nụ hoa là được ( hoặc đun thêm 15 phút nếu là hạt sen khô ) Bước 2: Khi hạt sen chín vớt hạt sen ra rổ và để ráo nước. Chú ý: Nếu hạt sen chưa được thông tâm thì bạn nên tách đôi hạt sen lấy tâm. Tránh để sót tâm sen sẽ tạo vị đắng. Bước 3: Tiếp theo chúng ta cho hạt sen vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa. Ninh đến khi hạt sen chín mềm ra rồi mang hạt sen đi xay nhuyễn (nên xay cùng với nhiều nước thì hỗn hợp sẽ mịn hơn). Bước 4: Khi hỗn hợp còn nóng chúng ta cho đường vào khuấy tan. Tiếp theo cho 1/3 dầu ăn vào khuấy đều ( có thể dùng dầu dừa hoặc đậu phộng nhưng mình sẽ dùng dầu dừa vì có mùi ...

Bánh trung thu để được bao lâu? Cách bảo quản bánh trung thu Lời kết Bánh trung thu là món ăn không thể không có trong ngày Tết trung thu, đó là một nét văn hoá xưa nay của người Việt Nam. Đi dạo qua những con phố, bánh trung thu đã được bày bán rất nhiều rồi, chắc nhiều người đã thưởng thức trước ngày Tết trung thu cả tháng. Tuy nhiên, nếu bạn mua sớm mà không biết bảo quản bánh tốt ắt bánh sẽ bị hỏng, bị mốc khi chưa đến ngày. Thường thì nhà sản xuất có để sẵn thời gian bảo quản bánh trên bao bì để người dùng biết, nhưng không phải ai cũng để ý, đặc biệt là phải biết bảo quản cho hợp lý. Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu vì không biết bánh trung thu có thể giữ được bao lâu, bảo quản bánh trung thu như thế nào thì hãy đọc ngay bài viết này để được giải đáp nhé. Bánh trung thu để được bao lâu? – Thông thường bánh trung thu tự làm có thể để được tối đa trong vòng 7 ngày, tùy theo loại bánh. Hạn sử dụng của bánh dẻo tự làm là 4 ngày kể từ ngày đóng bao, còn bánh nướng thì là 1 tuần. Vì bánh trung thu có độ ngọt cao, có chất béo, sau đó nướng nên có thể chống ẩm hơn. – Còn đối với bánh trung thu được sản xuất bởi các thương hiệu thường sẽ có chứa một lượng nhỏ chất bảo quản với hàm lượng cho phép. Bởi vậy mà loại bánh này có thời gian sử dụng lâu hơn, thông thường là 3 tháng. – Khi bạn đã bóc bánh ra, nên sử dụng hết hoặc lâu nhất là 1 ngày sau, để đảm bảo được hương vị cũng như đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn. Ăn bánh trung thu bị hỏng có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là ngộ độc đấy. Cách bảo quản bánh trung thu Bánh trung thu trên thị trường được chia làm hai trường phái: Bánh tự làm và bánh sản xuất đại trà theo nhà máy, công ty. Mỗi cách làm bánh đều có những cách bảo quản khác nhau, hãy cùng xem nếu bạn chọn mua loại bánh nào nhé. Đối với bánh trung thu tự làm Bánh tự làm cần được rút hết không khí bên trong hoặc bỏ vào 1 gói hút ẩm rồi đóng bao thật kín để tránh không khí và hơi nước làm bánh bị mốc. Nên để những nơi khô mát, tránh nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng ẩm. Bạn có thể bọc bánh lại rồi để bánh ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn để lâu hơn có thể bọc kín rồi để vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách làm này bạn có thể giữ bánh được độ tươi gần ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bánh trung thu kem lạnh là Cách làm bánh trung thu kem lạnh như sau Lời kết: Bánh trung thu không chỉ những ngày đến dịp Trung Thu thì chúng ta mới có thể ăn bánh trung thu, hay là đến những ngày mùa đông thì chúng ta mới vào bếp làm bánh trung thu, bởi hương vị bánh trung thu truyền thống có một hương vị ấm cúng đến lạ nên vào mùa đông ăn bánh trung thu vẫn ngon hơn. Nhưng ngày hôm nay, mình muốn bật mí tới các bạn món bánh trung thu mùa hè ăn rất đã đó chính là bánh trung thu lạnh. Không để các bạn chờ lâu nữa mà ngay bây giờ mình sẽ bật mí luôn cho các bạn cách làm bánh trung thu kem lạnh để các bạn vào bếp ngay luôn nhé. Vào bếp thôi nào. * Có thể bạn chưa biết: Nguồn gốc của bánh trung thu Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Hoa và được truyền bá rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Trung Quốc có nhiều truyền thuyết thú vị về nguồn gốc, xuất xứ của bánh trung thu được người xưa truyền lại. Trong khởi nghĩa nông dân vào cuối thời nhà Nguyên, được lãnh đạo bởi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Trong lúc truyền đạt tin tức và mệnh lệnh bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, nhét thêm tờ giấy ghi rõ thời gian khởi nghĩa. Sau đó, những chiếc bánh này với tin tức hô hào khởi nghĩa được truyền đi và trở thành phương tiện liên lạc vừa an toàn, vừa hiệu quả. Thời gian ước định được ghi trên bánh là thời điểm trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng tám âm lịch. Về sau, người Trung Quốc lấy ngày này cùng chiếc bánh để kỷ niệm cho sự kiện ấy. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bánh trung thu kem lạnh là Phần nhân bánh: 150 gr kem phô mai (cream cheese); 50 gr đường;  1/3 chén việt quất (có thể thay bằng vị quả khác mà bạn thích) để đóng đá; 100 ml kem whipping. Phần vỏ bánh: 25 gr bột mì; 25 gr bột năng; 50 gr bột nếp; 50 gr bột gạo tẻ; 30 ml sữa đặc; 50 gr đường; 240 ml sữa tươi không đường (bạn làm màu hồng thì dùng sữa dâu, màu vàng sữa chuối….); 20 ml dầu ăn. Cách làm bánh trung thu kem lạnh như sau Bước 1: Làm kem (nhân bánh) Kem phô mai, đường cho vào âu đánh tan, sau đó cho kem whipping vào đánh bông mịn. Cuối cùng, cho chén blueberry vào khuấy đều. Múc kem cho vào khuôn tròn hay màng bọc thực phẩm bọc tròn lại, để vào ngăn đá tủ lạnh 1-2 tiếng cho kem hơi đông là được. Trong lúc chờ nhân thì ...

 Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng gà muối Trung thu cũng đã tới gần rồi, liệu bạn đã chọn lựa được cho mình những cách làm bánh trung thu thật ngon, độc đáo, hấp dẫn mà vẫn giữ được phong cách truyền thống của ngày Tết Đoàn Viên? Hiện nay, có rất nhiều loại nhân khác nhau như: bánh Trung thu nhân thập cẩm, trà xanh, sầu riêng… nhưng nhân khoai môn đang trở thành ưu tiên lựa chọn của nhiều người vì có hương vị tinh tế, hấp dẫn. Với lớp vỏ rau câu giòn sần sật, ngọt mát hòa cùng nhân khoai môn trứng muối dẻo ngọt, béo bùi, bánh Trung thu rau câu nhân khoai môn đã khiến bao người mê mẩn từ lần nếm thử đầu tiên. Ngày hôm nay Em vào bếp xin được giới thiệu tới các bạn cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn này, hãy cùng tìm hiểu ngay để có thể làm bánh trung thu cho một mùa trung thu thêm phần ý nghĩa hơn nhé.  Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng gà muối 1 gói tạch rau câu (bạn có thể mix nhiều hương vị để làm vỏ bánh nhiều lớp) 100 ml nước cốt dừa 1 củ khoai môn (300 g) 150 g đường kính trắng Trứng gà muối: 5 quả (Bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm theo cách làm trứng muối chúng mình đã giới thiệu trước đó). 1 chút rượu trắng Khuôn làm bánh: Tham khảo thêm những mẫu khuôn bánh trung thu đẹp Chi tiết các bước làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng gà muối Khoai môn gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ Cho khoai vào nồi hấp chín, gạt bỏ những miếng sượng bỏ ra. Dùng muôi tán khoai thật nhuyễn rồi trộn đều với 50 g đường kính Trứng gà muối tách lấy lòng đỏ, ngâm với rượu trắng khoảng 5 phút rồi đem hấp chín Cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng gà muối thơm ngon, độc đáo. Chia bột khoai môn thành các phần bằng nhau. Mỗi phần nặn cho trứng muối vào giữa và vo tròn Thạch rau câu trộn với 500 ml nước để khoảng 5 phút. Sau đó, cho lên bếp đun lửa nhỏ, quấy đều tay, cho 100ml nước cốt dừa vào quấy đều rồi tắt bếp Rót nước thạch vào từng khuôn bánh, đổ dày khoảng 1/3 khuôn. Đợi cho lớp thạch đông lại cho nhân khoai môn vào giữa. Sau đó đổ nốt phần thạch rau câu vào lấp đầy khuôn. Chờ cho nguội, lấy bánh ra khỏi khuôn, mỗi chiếc bánh bọc vào một túi bọc thức ăn, để tủ lạnh từ 3-4 tiếng cho mát là bạn đã có thể thưởng thức được rồi. Với lớp vỏ thạch rau câu giòn ngọt, bánh sẽ đem đến vị mát tự ...

Làm bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi cần Cách làm bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi Bánh Trung Thu được coi là món ăn đặc trưng trong dịp tết trung thu. Vào dịp này, với những bạn có sở thích làm bánh thì những mẫu bánh mới luôn làm các bạn hào hứng và muốn thực hành ngay. Bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi cũng là một trong những công thức làm bánh Trung thu mới mà Em vào bếp muốn gửi đến các bạn trong bài viết sau đây, nghe qua thì có vẻ lạ đúng không? Món bánh này khá là ngon và đặc biệt đấy. Mình tin rằng, cách làm bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi sẽ rất thơm ngon, mát lạnh, ai cũng thích. Làm bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi cần 200ml sữa tươi 1 bó lá dứa rửa sạch cắt khúc 200ml nước 4 thìa đường 6gr bột rau câu con cá dẻo Cách làm bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi Bước 1: Cho lá dứa cùng với 100ml nước vào máy xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt lá dứa. Bước 2: Cho nước lá dứa và 100ml nước còn lại vào nồi sau đó cho 2 thìa đường, 3gr bột rau câu vào, khuấy cho tan đường và bột rau câu. Bước 3: Lấy 1 cái nồi khác cho sữa tươi, 3gr bột rau câu, 2 thìa đường và cũng khuấy đều. Bước 4: Cho 2 nồi lên bếp vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp rau câu sôi 2 – 3 phút thì tắt bếp, múc 1 thìa rau câu vị sữa đổ vào khuôn đợi cho rau câu se mặt thì đổ tiếp rau câu vị lá dứa lên (bạn có thể làm mấy lớp tùy ý ), rau câu nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng cho đông lại. Bước 5: Lấy bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi ra và cắt miếng vừa ăn. Trên đây là cách bánh Trung thu rau câu lá dứa sữa tươi. Món bánh này quả thực rất độc đáo và mới lạ đúng không? Nếu bạn đã chán ngấy món bánh trung thu nướng hay bánh dẻo thông thường thì tại sao lại không thử ngay món bánh mới này nhỉ, tự tay làm bánh trung thu cho tết đoàn niên này còn gì bằng nữa? Bánh trung thu tự tay làm vừa ngon, vừa hấp dẫn lại còn an toàn sạch sẽ. Ngoài ra, chúng mình còn rất rất nhiều công thức về các món bánh Trung thu khác, các bạn có thể ghé thăm và tìm hiểu thêm để có thể tự tạ ra được những món bánh Trung thu theo ý thích của mình nha. Chúc bạn thành công và ngon miệng với món bánh trung thu hấp dẫn này. Và còn rất ...

Cách làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn công thức đơn giản nhất I. Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn II. Chi tiết cách làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn Trung thu sắp tới gần rồi, các bạn nữ cũng rục rịch tìm kiếm cho mình những cách làm bánh trung thu handmade, những nguyên liệu làm bánh ngon, tiêu chuẩn,… với mong muốn tạo ra được chiếc bánh vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm và quan trọng nhất là ý nghĩa, do chính tay mình tự làm ra. Để giúp đỡ các bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho mùa trung thu này, Em vào bếp xin được giới thiệu tới các bạn một công thức về cách làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn, và ở bài viết lần trước thì mình cũng đã hướng dẫn món bánh trung thu dẻo khoai môn rồi, hôm nay sẽ là bánh nướng nhé! Vừa ngon, đỡ ngán hơn bánh trung thu truyền thống, mà lại độc đáo và vô cùng đẹp mắt. Cùng vào bếp tìm hiểu ngay thôi nhỉ? Cách làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn công thức đơn giản nhất Bên cạnh các loại bánh trung thu độc đáo như: Bánh trung thu rau câu nhân Flan, bánh trung thu rau câu nhân trái cây, bánh trung thu rau câu nhân đậu xanh hay bánh trung thu rau câu nhân khoai môn trứng muối thì bánh trung thu nướng nhân khoai môn là đơn giản, dễ làm hơn cả, tuy nhiên vẫn giữ được hương vị ngon truyền thống và đặc biệt khiến bánh đỡ ngán hơn rất nhiều. I. Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn Nguyên liệu làm bánh sẽ được chuẩn bị riêng làm 4 phần, để tránh nhầm lẫn bạn nhớ ghi chép cẩn thận trước khi thực hiện nhé: Phần 1: Nước đường 1kg đường 600ml nước sôi 2 lát chanh 200gr đường 50ml nước Phần 2: Vỏ bánh 200gr nước đường 1/4 thìa cafe baking soda 50gr dầu ăn 320gr bột mì Phần 3: Nhân bánh 1 củ khoai môn gọt bỏ vỏ rửa sạch cắt khúc 1 thìa bột nếp 150gr đường 50ml dầu ăn Phần 4: Hỗn hợp trứng để quét bánh trong quá trình nướng 1 lòng đỏ trứng gà 1 thìa cafe dầu mè 1 thìa cafe nước Vài giọt nước màu kho cá Ngoài ra bạn cũng chuẩn bị thêm một chiếc bình xịt nước sạch nhé, cho sẵn nước sôi để nguội vào trong bình. Bình nước này ta sẽ sử dụng để xịt bánh trong quá trình nướng, cho bánh bớt khô, nứt. II. Chi tiết cách làm bánh trung thu nướng nhân khoai môn Bước 1: Đun nước đường Đầu tiên bạn cho 200gr đường vào nồi, hòa thêm 50ml nước vào nồi và bắc lên bếp đun ở lửa ...

Nguyên liệu cần có Cách làm bánh trung thu nhân dừa như sau: Lời kết: Bạn đã bao giờ được thưởng thức món bánh trung thu nhân dừa bao giờ chưa. Thường thì người Việt chúng ta vào những dịp Trung Thu đến vẫn thường hay sử dụng các loại bánh cổ truyền nhân thập cẩm là chủ yếu. Còn đối với bánh trung thu nhân dừa thì vẫn còn ít phổ biến hơn. Tuy nhiên không phải loại bánh này chưa được ai biết đến. Nhưng còn cách làm loại bánh này thì không mấy ai đã được biết cách làm. Vậy ngay bây giờ mình sẽ giúp các bạn thực hiện điều đấy nhé. Ngày hôm nay hãy cùng mình khám phá cách làm bánh trung thu nhân dừa nào. Bắt đầu thôi. Nguyên liệu cần có + Nguyên liệu làm vỏ bánh 500g bột mỳ 350g nước đường 100g dầu ăn 3 lòng đỏ trứng gà 2 thìa cà phê nước tro tàu 1/3 thìa cà phê baking soda + Nguyên liệu làm nhân bánh 600g dừa nạo (chọn loại non ăn ngon nhất) 300g đường 75g hạt dưa 75g vừng trắng (hoặc vừng đen) 75g bột bánh dẻo Trứng để quết mặt bánh (1 lòng đỏ trứng + 1 quả trứng nguyên) Cách làm bánh trung thu nhân dừa như sau: Bước 1: Làm vỏ bánh: Trộn đều nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà và nước tro tàu rồi đổ vào bột nhồi cho mịn, không nhồi lâu. Thường bánh nướng nặn với phần nhân gấp đôi phần vỏ, nghĩa là khuôn 75g thì 50g nhân và 25g vỏ, với công thức này nếu bạn muốn một lớp vỏ dày dặn hơn một chút thì lấy 40g nhân và 35g vỏ. Để bột nghỉ khoảng 30 phút rồi tiến hành làm bánh. Trong khi chờ đợi vỏ làm bánh thì chúng ta tiến hành làm nhân nhé. Bước 2: Làm nhân bánh: Hạt dưa với vừng rang chín vàng. Trộn dừa với đường để 30 phút cho đường thấm đều. Sau đó cho dừa vào chảo sên với lửa nhỏ cho đến khi dừa trong là được. Tiếp đó, bạn cho hạt dưa với vừng vừa rang vào rồi trộn đều. Bắc xuống rồi cho một ít bột bánh dẻo vào để tạo độ kết dính. Sau đó vo nhân thành từng viên sao cho phù hợp với tỉ lệ 1: 2 của vỏ bánh là được. Bước 3: Làm bánh: Vỏ ép mỏng vừa, sau đó cho viên nhân vào giữa, miết dần vào cho vỏ bao đều nhân là được rồi. Cho bánh vào khuôn đã bỏ chút bột để khỏi bánh bị dính vào khuôn. Nhấn nhẹ vào khuôn là bạn đã ra một sản phẩm bánh như ý muốn rồi. Bước 4: Nướng bánh: Dùng tăm xăm khoảng 10 lỗ lên mặt bánh. Nướng bánh ở 180 độ C, 2 lửa ngăn dưới trong 10 phút. Lấy bánh ra ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Sơ chế nguyên liệu Tiến hành làm bánh trung thu ngon nhất sài gòn Bánh trung thu là một đặc sản của người Việt chúng ta vào những dịp trung thu đến. Những món bánh trung thu được làm theo nhiều cách khác nhau. Mỗi loại bánh mang một hương vị đặc trưng riêng của chúng. Tuy nhiên, những chiếc bánh trung thu sẽ không kém phần ngon nếu như được người tiêu dùng sử dụng nhiều. Đặc biệt là món bánh trung thu ngon nhất Sài Gòn đó chính là món bánh nướng cổ truyền được nhiều người ưa chuộng nhất. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cách làm món bánh này nhé. Bắt đầu thôi nào. Nguyên liệu cần chuẩn bị Nấm đông cô: 50 gr Sườn non chay: 50 gr Đậu phộng: 100 gr Mè: 100 gr Hạt dưa: 100 gr Mứt bí: 100 gr Mứt sen: 100 gr Mứt gừng đỏ: 50 gr Mứt chanh: 50 gr Hạt điều: 100 Lá chanh: 10 lá Trứng muối chay Đậu xanh: 100 gr Phô mai mozzarella: 50 gr Hạt điều: 30 gr Màu cam: 1 ít Sơ chế nguyên liệu Nấm đông cô ngâm nước sôi 1 giờ rồi sả sạch, bỏ chân cắt hạt lựu vắt lại cho khô. Sườn non chay: ngâm mềm rồi xé sợi cắt hạt lựu. Đậu phộng bạn đem luộc chín, cà nát vỏ rồi đâm vỡ. Mè và hạt dưa đem rang vàng, hạt dưa bóc vỏ ra. Mứt bí + mứt sen cắt hạt lựu. Mứt gừng mứt sen cắt sợi nhỏ hơi dài. Hạt điều giã vụn ra. Lá chanh bỏ gân sắt sợi thật nhỏ. Tiến hành làm bánh trung thu ngon nhất sài gòn Bước 1: Làm nhân bánh Hỗn hợp nước trộn nhân: nước đường: 100 gr, rượu mai quế lộ :50 gr, 3 muỗng súp nước tương, 2 muỗng súp dầu hào chay, 4 muỗng súp dầu ăn, 1 muỗng cafe dầu mè, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/4 muỗng cafe bột ngọt. + Phi thơm ít hành khô sau đó cho sườn non chay vào xào vừa ráo cho nấm đông cô + đậu phộng vào đảo đều cho hỗn hợp sốt dầu hào vào đảo liên tục cho đến khi nhân ráo đổ ra thau để nguội thì cho các nguyên liệu còn lại vào + 50 gr đường xay vào cho hỗn hợp nước trộn nhân và trộn đều cho 100-150 gr bôt bánh dẻo vào tạo độ kết dính. + Sau đó bạn vo thành viên vừa phải. Bước 2: Làm vỏ bánh 500 gr bột hoa ngọc lan; backing soda, nước đường, nước tro tàu, màu dừa, mỡ đậu phộng, 1 ít dầu ăn rồi trộn đều. Sau đó để bột nghỉ khoảng 30 phút. Bột nghỉ xong mình lấy xíu bột áo trải lên bàn cho bột ra nhồi lại và chia viên vo tròn. Nếu bạn làm bánh 100 gr thì ...

Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây Nguyên liệu cần thiết để làm bánh trung thu rau câu trái cây Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây Lời kết Nếu như trong bài viết trước mình đã giới thiệu tới các bạn cách làm bánh trung thu rau câu nhân bánh Flan vừa độc đáo lại vừa lạ mắt với vỏ ngoài của bánh là lớp vỏ rau câu, còn phần nhân là những miếng bánh flan ngon ngậy đặc trưng. Thì trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu rau câu trái cây vừa ngon lại vừa độc đáo không kém. Bề ngoài là hình dạng của những chiếc bánh trung thu truyền thống, còn hương vị lại có vị thanh mát, dịu ngọt của rau câu và các loại trái cây. Chắc chắn sẽ khiến cho ngày Tết Trung Thu của gia đình bạn trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu cách làm bánh trung thu ngon và mới lạ này với chúng mình ngay thôi! Là một dịp lễ đặc biệt giúp cả gia đình cùng xum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức vị ngọt ngào, ấm áp của những chiếc bánh trung thu và nhấm nháp tách trà nóng để cùng trò chuyện rôm rả. Vì vậy những chiếc bánh trung thu có ý nghĩa rất lớn, sẽ càng quý báu hơn khi những chiếc bánh đó do chính tự tay bạn thực hiện, vừa ý nghĩa lại đảm bảo an toàn nữa. Bánh trung thu rau câu trái cây có hình dáng y nguyên chiếc bánh trung thu truyền thống nhưng lại có hương vị được thay đổi hoàn toàn. Loại bánh này có vị ngọt dịu cùng phần trái cây ăn kèm cực hấp dẫn. Rau câu là một món tráng miệng rất ngon và mát vào mùa hè và là một trong những món tráng miệng rất được ưa chuộng. Rau câu có nhiều hương vị để lựa chọn tùy vào loại trái cây hay hương liệu cho vào. Sẽ thật tuyệt vời hơn khi làm nhân trong của bánh trung thu tạo nên bánh trung thu rau câu trái cây cực kỳ hấp dẫn. Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây Nguyên liệu cần thiết để làm bánh trung thu rau câu trái cây – Phần nguyên liệu 1: + 200ml nước + 13g đường + 1 lá dứa + 5g bột agar + 45ml sữa tươi + 1 giọt màu thực phẩm hồng + 1 giọt màu thực phẩm vàng – Phần nguyên liệu 2: + 380ml nước + 50g đường + 2 lá dứa + 8g bột agar + Các loại trái cây: kiwi xanh, kiwi vàng, cherry hoặc loại khác tùy thích Cách làm bánh trung thu rau câu trái cây – Bước 1: Cho nước, đường, bột agar, lá dứa (ở phần nguyên liệu 1) vào nồi đun trên lửa ...

Bánh trung thu tại Hàn Quốc Đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản Xứ sở chùa vàng Thái Lan: Lời kết : Trung thu Việt Nam các bạn đều đã biết, đã được trải nghiệm, vậy thì hôm nay mình sẽ cùng nhau đi trải nghiệm vòng quanh Châu Á với những loại bánh trung thu ở các nước Châu Á, để xem nước bạn có gì mới lạ so với Việt Nam mình nha. Bánh trung thu tại Hàn Quốc Hình ảnh trăng khuyết được người Hàn Quốc coi như biểu tượng của sự hạnh phúc, sinh sôi nảy nở bởi họ quan niệm “trăng khuyết rồi sẽ tròn”. Chính vì vậy, vào ngày Tết Trung thu, người Hàn Quốc sẽ nặn những chiếc bánh theo hình trăng lưỡi liềm. Loại bánh này gọi là Songpyego. Nguyên liệu chính là bột gạo, đường nhồi thật kỹ với nước. Bánh sau khi nặn được cho nhân đậu vào giữa, rồi hấp với một ít lá thông tươi.Ngoài bánh màu trắng, người còn làm bánh màu hồng từ trái dâu, màu xanh đậm từ lá ngải cứu, màu vàng từ bí đỏ,… Đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko), loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà.Vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, người Nhật Bản lại tự tay trộn bột nếp với nước rồi giã thành bánh Dango. Bánh Dango được bày bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là chiếc bình trang trí bằng cỏ susuki, sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Xứ sở chùa vàng Thái Lan: Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Trên mâm cúng của người Thái trong đêm Trung thu không thể thiếu quả bưởi – loại trái cây tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên. Người Thái Lan gửi lời ước nguyện trong những chiếc đèn lồng.Ngày nay, một trong những loại bánh Trung thu phổ biến nhất ở nước này là bánh nướng nhân sầu riêng cùng với 1-2 lòng đỏ trứng muối – tượng trưng cho mặt trăng tròn. Lời kết : Vừa rồi mình đã cùng các bạn ghé thăm tìm hiểu một vài nước với các loại bánh trung thu ở các nước Châu Á,hy vọng những thông tin chia sẻ ngắn ngủi vừa rồi của mình sẽ giúp ích cho các bạn.Hãy thử một lần tự mình được trải nghiệm nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị Tiến hành cách làm bánh trung thu bằng lò vi sóng như sau Cách làm bánh trung thu bằng lò vi sóng là một phương pháp đang được sử dụng rất nhiều hiện nay ở chúng ta. Đơn giản là vì xa hội chúng ta ngày càng phát triển, nên các phương pháp làm bằng thủ công cũng được loại bỏ nhiều đi và thay vào đó bằng những phương pháp khoa học hơn. Tuy nhiên, khi đổi mới bằng những phương pháp hiện đại chắc chắn sẽ tiết kiệm thời gian hơn và sản phẩm của chúng ta cũng sẽ ngon hơn. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá cách làm bánh trung thu bằng lò vi sóng nhé. Bắt đầu thôi nào. Nguyên liệu cần chuẩn bị Bột mì: 240 gam Nước đường bánh nướng: 160 gram Lòng đỏ hột gà: một cái Đậu xanh bóc vỏ: 500 g Trứng gà muối: tương ứng với số lượng bánh cần làm. Dầu thực vật: 30 gram Sữa lạt: 8 đến 10 ml Dầu mè: 3 – 5 ml Bơ đậu phộng: 10 gram (nếu có) Mật ong (nếu có) Ray dùng để lọc, khay để nướng bánh, giấy nến dùng nướng bánh trung thu, cây cọ Tiến hành cách làm bánh trung thu bằng lò vi sóng như sau Bước 1: Làm nhân bánh Đậu xanh bóc vỏ, ngâm qua đêm để khi ninh đậu sẽ nhanh chín hơn. Sau đó bạn vớt ra cho vào nồi ninh nhừ rồi đánh nhuyễn, cũng làm thành một khối đồng nhất. Nếu lấy trứng gà muối làm nhân bánh với cùng đậu xanh bóc vỏ. Bọc lòng đỏ trứng gà muối ở giữa và viên đậu xanh ở bên ngoài nhé. Khi đã vo thành những viên tròn thì bạn bọc kín lại để không bị khô. Trong thời gian này bạn hãy cùng mình sơ chế vỏ bánh nhé. Bước 2: Làm vỏ bánh Trút bột mì vào 1 bát tô, đổ nước đường cát bánh nướng, lòng đỏ trứng gà, bơ đậu phộng và dầu ăn vào cùng và dùng cái thìa hoặc đôi đũa khuấy đến khi những hỗn hợp hòa quyện vào cùng nhau tạo thành một thành phần hỗn hợp sánh đặc. Cứ như vậy lấy tay nhồi 1 cách thật đều cho đến khi hỗn hợp làm thành một hình khối đồng nhất với nhau. Trong giai đoạn này, nếu xem thấy bột quá khô rời chúng ta đổ thêm dầu thực vật và nước đường cho đủ, hoặc nếu như quá nhão ướt thì chúng ta cho thêm bột mì nhé, rồi tiếp tục nhồi cho đến khi quyện đều vào nhau. Tiếp theo, chúng ta chia ra rồi vo thành từng viên tròn khoảng to hơn viên nhân một xíu thôi nhé các bạn. Sau đó ta dùng màng bọc thực phẩm bao khối bột bánh lại và đặt vị trí khô, thoáng mát độ ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu: Công thức làm bánh trung thu thập cẩm: Lời kết: Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm mang hương vị truyền thống vẫn luôn được lựa chọn nhiều nhất. Bánh mang hương vị béo ngậy từ lạp xưởng và các loại mứt như mứt bí, mứt hạt sen, mứt dừa. Kết hợp cùng vị thơm bùi của vừng, hạt điều, hạt dưa lưu lại cảm giác khó quên trong người thưởng thức. Để làm bánh rất đơn giản, hãy cùng lưu lại ngay công thức làm bánh trung thu thập cẩm nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu: Phần nhân bánh: 100g nước đường bánh nướng 150g lạp xưởng 150g hạt dưa 100g mứt gừng vàng 100g mứt gừng đỏ 100g mứt bí 100g mứt dừa 10g lá chanh 10g dầu mè 50g nước tương 50g xì dầu 50g đường 50g rượu mai quế lộ trứng muối Vỏ bánh: 500g bột mì 100g nước đường bánh nướng 20g bơ thực vật 1 lòng đỏ trứng Công thức làm bánh trung thu thập cẩm: Bước 1: Nấu nước đường bánh nướng 1 quả chanh vắt lấy nước, giữ lại phần vỏ. Đun 1kg đường với 1/2 lit nước sạch, khuấy đều đến khi sôi, tắt bếp. Thêm nước cốt chanh vào, khuấy đều, đun đến khi sôi lần nữa, vớt bọt. Cho vỏ chanh vào đun cùng đến khi đường hơi sệt lại thì tắt bếp. Vớt bỏ vỏ chanh, cho đường vào lọ để sau 2 đến 3 ngày là lấy ra dùng được. Bước 2: Làm nhân bánh Sơ chế các nguyên liệu: rang vừng, hạt dưa, hạt điều, để nguội rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Lạp xưởng rán qua, vớt ra để ráo mỡ rồi thái nhỏ. Say nhỏ mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen. Lấy khoảng 10 lá chanh, thái chỉ. Pha hỗn hợp gia vị nhân bánh: trộn đều 50g đường+ 50g nước tương+ 50g xì dầu+ 50g đường cát trắng+  50g rượu mai quế lộ. Trứng muối bóc vỏ, khử tanh bằng rượu mai quế lộ rồi hấp trong 5 phút, lấy ra để nguội. Trộn hỗn hợp hạt, mứt và lá chanh với nước gia vị, đảo đều. Nặn thành những viên nhân và mỗi viên cho 1 quả trứng muối vào giữa. Bước 3: Làm vỏ bánh Dùng 1 tô to, cho vào tô 500g bột mỳ, 100g nước đường bánh nướng, 1 lòng đỏ trứng gà, trộn đều. Làm nóng bơ thực vật và thêm vào tô 20g bơ, trộn đều. Nhào bột thật kỹ. Để bột nghỉ 30 phút trong tủ lạnh. Lấy bột ra, nhào bột lại lần nữa, chia bột thành từng phần để làm vỏ sao cho tỉ lệ 1 vỏ 3 nhân. Ấn dẹt viên bột rồi cho viên nhân vào giữa. Cho bánh vào khuôn ấn chặt, giữ trong 30 giây thì lấy ra. Quết 1 lớp lòng đỏ trứng lên mặt ...

I. Chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh trung thu dẻo nhân khoai môn II. Chi tiết cách làm bánh trung thu dẻo nhân khoai môn Không biết khẩu vị của các bạn như thế nào nhưng cá nhân mình lại thích bánh trung thu dẻo hơn là bánh trung thu nướng. Vị dẻo ngọt man mát kết hợp với nhân bánh đơn giản sẽ đỡ ngán hơn nhiều so với bánh trung thu nướng truyền thống. Là một sự biến tấu độc đáo của bánh trung thu dẻo, cách làm bánh trung thu dẻo nhân khoai môn dưới đây sẽ giúp ngày Tết trung thu của bạn trở nên ngon miệng, đầy màu sắc và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nhân khoai môn thì vô cùng thơm ngon, trong khoai môn chứa khá nhiều chất bổ dưỡng, hơn nữa, nó cũng được nhiều người yêu thích và sử dụng nhiều trong các loại bánh. Nếu bạn đang muốn tự học cách làm bánh trung thu cho dịp sắp tới thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây với Em vào bếp nhé! Các công thức làm bánh trung thu tại nhà vừa mang đến vị ngon độc đáo, an toàn vệ sinh, dễ dàng tùy biến theo sở thích của người làm, vừa tiết kiệm túi tiền và đặc biệt vô cùng ý nghĩa khi do chính tự tay bạn làm ra. I. Chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh trung thu dẻo nhân khoai môn – Phần nước đường: + 300ml nước sạch + 120gam đường trắng + 1 lát chanh – Phần vỏ bánh: + 200 gam bột bánh dẻo + 1 thìa cà phê nước hoa bưởi + 10 gam dầu dừa (nếu không có bạn có thể thay thế bằng dầu ăn) – Phần nhân bánh: + 1 củ khoai môn đã gọt vỏ, cắt khúc và rửa sạch + 1 thìa bột nếp + 150 gam đường + 50ml dầu ăn II. Chi tiết cách làm bánh trung thu dẻo nhân khoai môn Bước 1: Nấu nước đường Cho nước và đường vào nồi đun sôi, vặn lửa nhỏ và đun thêm khoảng 3 ~ 4 phút thì vắt 1 lát chanh vào, đun cho sôi trở lại thì tắt bếp và để cho nước đường nguội. Bước 2: Làm nhân bánh khoai môn Cho khoai môn và nước vào nồi nấu chín, tiếp đến bạn cho khoai vào máy xay sinh tố kèm với đường và xay đến khi nhuyễn mịn. Đổ khoai môn vào chảo xào với lửa nhỏ, đảo liên tục rồi cho dầu ăn, bột nếp vào trộn đều, xào cho tới khi nhân nhuyễn mịn dẻo, không dính chảo thì tắt bếp Để nhân nguội thì chia đều nhân ra thành từng lượng đều nhau và vo tròn lại. Bước 3: Chế biến vỏ bánh trung thu dẻo nhân khoai môn Hỗn hợp nước đường ở trên bạn cho dầu ăn, nước hoa bưởi vào khuấy đều. ...

Chuẩn bị nguyên liệu Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng như sau Lời kết: Mỗi mùa Trung Thu đến thì mọi gia đình đều không thể thiếu những chiếc bánh trung thu trên bàn thờ tổ tiên nhà mình phải không nào. Thay vì những lần phải đi ra tiệm mua bánh trung thu thì bạn đã bao giờ tự vào bếp làm bánh trung thu chưa. Mình tin chắc rằng nhiều bạn rất muốn làm và nhiều bạn cũng biết làm những gặp vấn đề quan trọng nhất đó là không có lò nướng. Vậy thì tiện đây mình sẽ bật mí cho các bạn cách làm bánh trung thu không cần lò nướng nhé. Bắt đầu thôi. Thực ra nghe tên hơi bị khó hiểu, nhưng thực ra đây là công thức làm bánh dẻo, cũng là một loại bánh không thể thiếu được trong mùa trung thu, để chia sẻ cho mọi người. Chuẩn bị nguyên liệu Phần vỏ bánh 460gr bột nếp rang còn gọi là bột bánh dẻo 1 lít + 50ml nước đường bánh dẻo 1/2 muỗng cà phê tinh dầu lá dứa 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi 60ml dầu ăn (chọn loại dầu có màu nhạt). Phần nhân bánh 250gr đậu xanh không vỏ 170gr đường 60gr bột bánh dẻo + 100ml dầu trộn chung trong một bát 30gr mứt bí thái nhỏ 1/3 muỗng cà phê muối. Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng như sau Bước 1: Làm nhân bánh Cho đậu xanh vào ngâm trong nước ít nhất 3 tiếng trước khi làm, sau đó vo sạch. Sau đó, cho đậu xanh cùng khoảng 600ml nước lạnh, muối vào nồi, bắc lên bếp nấu chín sau đó để nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng đường. Nhân sau khi xay nhuyễn, cho vào chảo không dính cùng với dầu ăn pha với bột, bắc lên bếp sên với lửa vừa. Khi nhân bắt đầu quyện thành 1 khối thì hạ lửa thấp tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện lại một khối không dính nồi thì cho mứt bí vào sên thêm 5 phút nữa là tắt bếp. Để cho nhân hơi nguội rồi vo thành từng viên bé. Bước 2: Làm vỏ bánh Cho nước đường, dầu ăn, tinh dầu lá dứa, nước hoa bưởi vào một âu to, sau đó cho bột từ từ vào, dùng muôi nhẹ nhàng khuấy đều. Khi bột quyện thành 1 khối, dùng tay nhồi bột cho bột mịn. Lấy màng thực phẩm bọc âu bột lại để ít nhất 6 tiếng hay qua đêm. Sau khi để bột để qua đêm, bạn chia bột ra từng phần theo cân nặng của khuôn. Với loại bánh dẻo, nếu bạn dùng khuôn 200gr thì nhân là 80gr còn bột là 120gr. Bước 3: Làm bánh Lấy viên bột ấn dẹt xuống, cho nhân đậu xanh đã vo viên vào giữa rồi vo tròn lại. Rắc một ít bột khô ...

Nguyên liệu để làm bánh trung thu khoai lang tím Cách làm bánh trung thu khoai lang tím ngon Dạo gần đây, trên các trang mạng có rộ lên hình ảnh của những chiếc bánh trung thu có màu tím rất bắt mắt. Đi vào tìm hiểu Em vào bếp khám phá ra đây là một công thức làm bánh trung thu đã được các chị nội trợ nhà ta biến tấu đi từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu quen thuộc khoai lang tím.Thật bất ngờ phải không nào? Khoai lang tím được sử dụng làm vỏ bánh trung thu… nghe qua thật là độc lạ. Và các bạn biết không, món bánh trung thu khoai lang tím có lớp vỏ làm bằng khoai lang tím được trộn với các loại bột dẻo thơm ngon, kết hợp với lớp nhân đậu xanh hoặc hạt sen bên trong rất ngậy bùi, vừa miệng. Nghe sơ qua thôi đã thấy hấp dẫn rồi, vậy cho nên ngày hôm nay Em vào bếp xin được giới thiệu tới các bạn cách làm bánh trung thu khoai lang tím này để đáp ứng nhu cầu của các độc giả, không những ngon miệng mà còn đẹp mắt nữa. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé! Bánh trung thu khoai lang tím với cách làm đơn giản và nguyên liệu dân dã, giá rẻ tha hồ cho các bạn nội trợ trổ tài khéo tay mà vẫn có món bánh hấp dẫn và ý nghĩa để đãi cả nhà. Nguyên liệu để làm bánh trung thu khoai lang tím 600gr khoai lang tím rửa sạch 250gr đỗ xanh không vỏ vo sạch ngâm nước 4 tiếng cho mềm 80ml sữa đặc 120gam đường, 1 thìa cà phê vani Cách làm bánh trung thu khoai lang tím ngon Bước 1: Làm nhân đậu xanh cho bánh Đỗ xanh bạn đãi sạch rồi cho vào nồi kèm theo nước, nấu chín như nấu cơm. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, bạn cũng có thể cho vào cối giã nhuyễn nhé, đều được. Bỏ đỗ ra và cho vào chảo chống dính, xào với đường, va ni, đảo đều tay xào cho đến khi nhân nhuyễn mịn, dẻo là được. Bạn bắc chảo xuống, đợi cho nhân nguội bớt rồi chia ra thành từng lượng và vo viên tròn đều nhau. Bước 2: Chế biến lớp vỏ khoai lang tím Khoai lang tím bạn cũng rửa sạch, rồi cho vào xửng hấp chín hoặc luộc chín cũng được. Bóc bỏ lớp vỏ ngoài của khoai, cho khoai vào một bát tô dùng thìa tán nhuyễn khoai ra. Nhớ loại bỏ hết xơ khoai nếu có (Bạn có thể dùng một chiếc rây để lọc khoai nhé). Cho khoai vào chảo xào sơ qua cùng với sữa đặc đến khi thấy khoai đã khô ráo thì tắt bếp. Nếu khoai ướt quá, bạn có thể cho vào tủ lạnh tầm 1 ...

Để trung thu thêm phần ý nghĩa,thì bánh trung thu là hương vị không thể thiếu bên cạnh mâm cỗ. Thế nhưng để làm được một món bánh trung thu ngon thì việc lựa chọn mẫu khuôn làm bánh trung thu là rất quan trọng,đó là yếu tố quyết định đến hình dạng của bánh,chất lượng bánh,chỉ khi mẫu hình đẹp thì con người ta mới muốn thử luôn đúng không nào,vậy cùng nhau tìm hiểu nha. Mẫu khuôn làm bánh trung thu đa dạng và nhiều hình dáng được làm từ nhiều chất liệu.Trước tiên mình cùng tìm hiểu về mẫu khuôn bằng gỗ trước nha. Mẫu khuôn làm bằng gỗ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và chiếc bánh trung thu làm từ khuôn gỗ này sẽ được cố định hình dạng tốt nhất với khung khuôn chắc chắn không bị biến dạng khi bạn đạp nó nhiều lần để lấy bánh. Tiếp xúc không gây hại nhựa . Một lý do khác loại gỗ thường để tạo khuôn hay các vận dụng là từ các cây có tuổi thọ cao nên gỗ của nó rất chắc chắn và cầm chắc tay.Dùng nguyên  liệu gỗ này các bạn sẽ không lo đồ dùng bị han gỉ,chày xước,đây là khuôn mẫu truyền thống.Tuy nhiên là mẫu khuôn truyền thống nhưng ngày nay đã được cải tiến thêm nhiều mẫu hình cho bạn thỏa mình lựa chọn mẫu hình yêu thích Nếu bạn đang muốn thay đổi mẫu khuôn khác thì hãy chọn lựa mẫu khuôn làm từ nhựa cứng,màu sắc khuôn bắt mắt làm sinh động thêm gian bếp nhà mình, So với khuôn mẫu bằng gỗ thì khuôn mẫu bằng nhựa cứng có khối lượng nhẹ, giá thành cũng rẻ hơn nhiều. Gọn nhẹ rất dễ sử dụng và có thể thay đổi vị trí để tùy thích . Giá thành của khuôn nhựa cứng cũng rất đa dạng và biến động tùy theo mẫu mã và kích thước: khoảng từ 20.000-100.000/ cái Nếu không ứng ý với loại nhựa cứng thì chúng ta có thể lựa chọn mẫu khuôn làm từ nhựa dẻo(sillicon),khuôn này cũng khá giống với khuôn nhựa cứng, tuy nhiên có độ dẻo dai, có khả năng chịu được nhiệt độ cao, có thể uốn cong được và thường gồm nhiều ô nhỏ trên 1 khay. Khuôn này thường có nhiều hình thù đẹp mắt, phù hợp với các bé thiếu nhi. Giá thành rẻ và rất dễ dàng trong thao tác lấy bánh.Nếu không làm bánh chúng ta có thể sử dụng để làm thạch,làm rau câu,… Để mẫu bánh thêm phong hú thì bạn  không thể nào bỏ lỡ mẫu khuôn lò xò, Hiện nay, đây là loại khuôn thường được sử dụng nhiều nhất để làm bánh trung thu vì sự tiện lợi của nó. Chỉ với một cái khuôn và 4-20 mặt hoa văn, các chị em có thể tự do sáng tạo nên nhiều loại mẫu mã cho bánh trung ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu handmade Cách làm bánh trung thu handmade Lời kết: Chỉ còn vài ngày nữa là Tết trung thu, ngày mà trẻ con háo hức mong đợi. Tết trung thu với đặc trưng với múa lân, rước đèn và không thể thiếu mâm ngũ quả với các loại hoa quả và bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm, hoặc các loại bánh chay với hình vuông, tròn, hình cá chép… Hôm nay mình sẽ chia sẻ cách làm bánh trung thu handmade ngon, đơn giản, đẹp mắt để góp một phần vào mâm ngũ quả thêm hấp dẫn nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu handmade Phần vỏ bánh 160ml nước đường 30ml dầu ăn 1 lòng đỏ trứng 240g bột mì Phần nhân bánh 300g đậu xanh 1,3l nước 140g đường 100ml dầu dừa 1 thìa canh mạch nha 45g bột nếp bánh dẻo 1 quả chanh vàng, muối Cách làm bánh trung thu handmade Bước 1: Nấu nước đường 1 quả chanh vàng, rửa sạch, vắt lấy nước, bỏ hạt để lại vỏ Để nấu nước đường, cho 1kg đường kính + 600ml nước sạch vào nồi, khuấy đề, đun sôi, vớt bọt, rồi cho nước cốt chanh vào tiếp tục khuấy đều. Cho tiếp 2 vỏ chanh vàng vào nồi, đun sôi trong 30 phut, vớt bớt bọt. Thêm vào nồi 30g mạch nha, 1 thìa cà phê nước tro tàu, đun trong 20 phút. Vớt vỏ chanh ra, đổ nước đường vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, 3 ngày sau có thể dùng được. Bước 2: Cách làm nhân đậu xanh 300g đậu xanh ngâm vào 1 lít nước cùng 1/2 thìa cà phe muối, ngâm trong 4 giờ, vớt ra, để ráo. Cho đậu xanh vào nồi nấu cùng 1,3 lit nước sạch, nấu trong 5 đến 7 phút, vớt bớt bọt. Để nguội sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Chuẩn bị một chảo chống dính để xên nhân đậu xanh. Cho phần hỗn hợp trong máy xay vào chảo, thêm 140g đường tiếp tục đun đến khi nước bay hơi gần hết, thêm 1 thìa canh mạch nha trộn đều. Thêm 45g bột nếp bánh dẻo, chia làm nhiều lần nhỏ, mỗi lần đều phải đảo đều liên tục, đến khi hỗn hợp sệt lại. Cho hỗn hợp ra bát, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Bước 3: Làm vỏ bánh 300ml dầu ăn + 160ml nước đường , 1 lòng đỏ trứng, 400g bột mì, trộn đều, nhào bột trong 5 phút, cho ra bát , bọc bằng màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút. Bước 4: Hoàn thành Nặn bột thành những viên nhỏ, làm tương tự với nhân bánh. Cán dẹt viên bột làm vỏ bánh, cho viên nhân vào bọc kín. Chọn khuôn phù hợp, Cho bánh vào khuôn. Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 5 phút,lấy ra, để nguội, quết ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân caramen Trong cuộc sống có những người luôn cố gắng kiên trì mỗi ngày đạt đến mục tiêu của họ có được những điều họ muốn. Đối với mình thì mình tự đặt cho mình một mục tiêu vừa tầm với bản thân thôi đó là làm gì thì làm những bản thân phải vui vẻ, bố mẹ và mọi người trong gia đình hạnh phúc là được. Một trong những niềm đam mê nhỏ của mình là nấu ăn và ăn, mình thuộc tuýp người có thể ăn cả thế giới luôn. Trung thu sắp tới và hôm nay là ngày lễ độc lập 2/9 mình không có kèo nào để đi chơi cả nên đành ở nhà hẹn hò với đồ ăn. Cùng chúng mình tìm hiểu cách làm bánh trung thu rau câu nhân caramen nhé. * Có thể bạn đã từng nghe thấy: Về bản chất, Caramen vốn là đường ngọt nên sẽ kích thích thần kinh trung ương gây cảm giác thèm ăn, khi đó bạn sẽ không thể kiểm soát được số năng lượng từ thực phẩm bạn nạp vào. Vì thế, ăn nhiều Caramen có thể dẫn đến béo phì và tăng cân. Nguyên liệu làm bánh trung thu 1 gói bột làm thạch rau câu 200ml sữa tươi 5g bột matcha 200g đường phèn 10 cái bánh kem caramen 10 khuôn làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu nhân caramen Bước 1: Phần nhân bánh caramen Nhân bánh là kem caramen ngon béo ngậy, bạn có thể mua bánh làm sẵn hoặc tự làm. Tự làm thì có hai cách, một là làm bằng cách truyền thống từ sữa trứng và đường tuy nhiên cách này có hơi lâu một chút. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách làm bánh kem flan của mình để biết cách làm nhé. Cách thứ 2 nhanh gọn hơn, đơn giản hơn đó là sử dụng gói bột làm bánh flan caramen. Mua gói này về chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn sử dụng như trong bao bì là được hì. Chỉ cần pha bột làm bánh flan và bột caramen với nước rồi cho vào khuôn là được, không cần hấp luôn. Mình định làm khoảng 10 cái bánh trung thu nên mình cần 10 bánh kem caramen để làm nhân. Bước 2: Làm vỏ bánh Cho bột trà xanh matcha ra bát con, cho khoảng 100ml nước sôi vào, khuấy đều cho tan hết rồi để yên khoảng 10 phút cho bột trà xanh lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trà xanh trong bên trên. Lấy một bát khác rồi cho gói bột rau câu vô đó, thêm khoảng 300ml nước lọc vào khuấy đều, để ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút rồi mang ra cho lên đun. Khi đun thì cho thêm 1.5 lít nước xuống, vừa đun vừa ...

Nguyên liệu cần chuẩn bị Tiến hành làm bánh trung thu ngàn lớp kiểu Nhật nào Lời kết Vào những dịp Trung Thu thì các gia đình Việt vẫn hay sử dụng những những món bánh trung thu nước gia truyền từ xa xưa. Chắc vẫn không mấy ai biết được món bánh trung thu ngàn lớp kiểu Nhật đâu nhỉ. Bánh trung thu ngàn lớp hay còn gọi là nhiều lớp màu nên người ta xem đó là nhiều lớp bánh Hầu như chỉ có những người hay tìm hiểu, được khám phá nhiều nơi và được thưởng thức những món ăn lạ thì mới biết đến món cánh trung thu ngàn lớp kiểu nhật mới lạ này. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu thêm về món bánh này đồng thời về cách làm món bánh luôn nhé. Bắt đầu vào bếp thôi. Nguyên liệu cần chuẩn bị Bột bánh mì, bột bánh ngọt Đường icing Muối vào một cái bát Khoai môn Nước lọc 1 quả chanh Bơ lạt Trứng gà Màng bọc thực phẩm Tiến hành làm bánh trung thu ngàn lớp kiểu Nhật nào Bước 1: Làm nhân bánh Đối với món bánh này thì nhân chủ yếu chỉ làm từ khoai môn, khác với các loại bánh cổ truyền khác là toàn bộ các hương vị đậm chất cổ truyền. Đầu tiên, bạn nạo hết vỏ khoai môn ra. Xắt khoai môn thành các khúc vuông nhỏ rồi cho vào nồi hấp chín nhừ khoảng 30 – 40 phút là được. Khi khoai môn chín nhừ thì dầm nhỏ cho khoai nhuyễn. Tiếp theo thêm đường và bơ lạt vào khoai môn rồi trộn đều. Chia khoai môn vừa trộn xong thành 12 phần nhỏ rồi vo tròn.Sau đó, giữ mát khoai trong tủ lạnh khoảng 5 phút để nhấn cứng hơn. Bước 2: Làm vỏ bánh Đổ bột bánh mì, bột bánh ngọt, đường icing, muối vào một cái bát rồi trộn đều hỗn hợp này. Thêm nước lọc, nước cốt chanh, bơ lạt vào và khuấy đều cho đến khi bộn mịn. Tiếp theo bạn bọc màng thực phẩm vào rồi để phần bột nước trắng này nghỉ trong 30 phút. Cho tiếp bột bánh ngọt, bơ đun chảy và một loại màu thực phẩm vào bát. Trộn đều lên là chúng ta có phần bột màu đầu tiên. Làm tương tự với các loại màu thực phẩm khác. Sau đó, bọc màng thực phẩm các phần bột màu này và để nghỉ 20 – 30 phút. Làm tương tự với các loại màu thực phẩm khác. Sau đó, bọc màng thực phẩm các phần bột màu này và để nghỉ 20 – 30 phút. Bước 3: Vo bánh Cũng tương tự với các phần bột màu, chia thành 6 phần nhỏ mỗi loại bột màu. Cán mỏng phần bột nước trắng ra rồi cho vào 4 phần bột các màu, nắn lại để không rơi bột ra ngoài. Vê tròn ...

Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân thập cẩm chay Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm chay: Lời kết: Khi nhắc đến đồ ăn chay, chác các bạn sẽ nghĩ đến những bữa cơm chỉ toàn rau với trái cây. Nhưng thực tế là đồ ăn chay cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Để chuẩn bị cho Tết trung thu đang đến gần, hôm nay mình sẽ mách các bạn cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm chay. Gọi là bánh trung thu chay thế thôi nhưng nó ngon không hề kém những chiếc bánh thông thường nhé. Chúng ta bắt đầu nào. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân thập cẩm chay Nhân bánh: 100g nước đường 150g hạt dưa 150g hạt điều 100g mứt gừng 100g mứt bí 100g mứt dừa 10 lá chanh 10g dầu mè 50g nước tương 50g đường cát trắng 1/2 chén rượu mai quế lộ Vỏ bánh: 500g khoai tây 15g bột nếp 100g nước đường Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm chay: Bước 1: Nấu nước đường bánh nướng Vắt lấy nước cốt chanh, vớt bỏ hạt, để lại vỏ chanh. Nấu 1kg đường kính trắng với 1/2 lit nước sạch, dùng đũa khuấy đều, đun sôi, vớt bọt, rồi cho nước cốt chanh vào tiếp tục khuấy đều đến khi nước đường sôi lần 2. Cho tiếp 2 vỏ chanh vàng vào nồi, đun sôi. Giữ lửa vừa trong 30 phút. Thêm vào nồi 30g mạch nha, khuấy đầu,  đun trong 20 phút. Vớt vỏ chanh ra, đổ nước đường vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, 3 ngày sau có thể dùng được. Bước 2:  Sơ chế nguyên liệu Rang hạt dưa, hạt điều. Dùng máy xay sinh tố xay mứt dừa, mứt gừng, mứt bí. Cho hạt đã rang vào xay cùng. CHo hỗn hợp xay xong ra bát. Lá chanh rửa sạch, để ráo,thái nhỏ. Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, để nguội. Bột nếp rang chín, để nguội Bước 3: Làm nhân bánh Pha hỗn hợp gia vị nhân: Trộn 10g dầu mè, 50g nước tương, 100g đường cát trắng, 1/2 chén rượu mai quế lộ. khuấy đều đến khi hỗn hợp đồng nhất. Dùng một tô trộn nhân bánh: cho nguyên liệu nhân đã sơ chế và bát, trộn đều cùng với hỗn hợp gia vị nhân, nặn thành từng viên nhân để ra một đĩa riêng. Bước 4: Làm vỏ bánh và hoàn thành Xay nhuyễn khoai tây đã luộc, cho ra bát. Trộn khoai tây cùng 100g nước đường và 15g bột nếp rang. Nhào khoai tây thật đều, đến khi tạo thành khối dẻo quánh. Nặn vỏ bánh sao cho tỉ lệ 1 vỏ bánh và 3 nhân bánh. Cán dẹt vỏ, đặt nhân vào và gói kín lại, nặn cho tròn đều. Cho bánh vào khuôn, ấn chặt, giữ trong 30 giây rồi lấy ra. Lời kết: Bánh ...

1 Nguyên liệu làm bánh đơn giản, dễ chuẩn bị: 2 Cách làm nhân và vỏ bánh trung thu khoai môn: Cách làm bánh trung thu khoai môn tại nhà vừa đơn giản, vừa tiết kiệm mà  vô cùng ngon miệng. Khoai môn vốn là thực phẩm bổ dưỡng, hương vị của nó vô cùng quyến rũ. Tận dụng điều đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu khoai môn ngon tuyệt. Rất đơn giản, bạn không phải mất nhiều chi phí cho việc làm bánh. Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm nhé. Nguyên liệu làm bánh đơn giản, dễ chuẩn bị: – Nguyên liệu làm vỏ bánh: 400 gam Bột mì, 2 quả trứng gà (chỉ lấy lòng đỏ), 200ml Nước đường, 80ml dầu ăn, một chút mạch nha. – Nguyên liệu làm nhân bánh: 500 gam khoai môn, 200 gam đường, 50ml dầu ăn, hỗn hợp 30 gam bột bánh dẻo + 15 gam bột mỳ + 40ml dầu ăn. – Trứng muối: 8 lòng đỏ trứng gà. Sau đó, bạn ngâm lòng đỏ trứng muối qua rượu vang và gừng, nướng 10 – 15 phút ở nhiệt độ 180 – 200 độ C. Cách làm nhân và vỏ bánh trung thu khoai môn: Các bước làm nhân như sau: Bước 1: Khoai môn cạo vỏ, rửa sạch, thái miếng rồi hấp chín. Bước 2: Cho khoai môn vào máy xay nhuyễn với đường. Bước 3: Cho khoai môn vào sên vói lửa nhỏ khoảng 15 phút. Bước 4: Cho hỗn hợp bột mỳ vào chảo khoai môn, chờ đến khi tất cả nguyên liệu quyện thành 1 khối không dính vào chảo thì tắt bếp. Các bước làm vỏ bánh như sau: Bước 1: Cho đường + dầu + mạch nha và trứng vào 1 cái tô hòa tan. Bước 2: Cho bột ra âu to, khoanh lỗ ở giữa rồi cho nước đường vào nhồi. Nhồi cho đến khi bột mịn dẻo. Cách làm bánh trung thu khoai môn ngon có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của mỗi người. Cách nướng bánh trung thu khoai môn: Bước 1: Cho lòng đỏ trứng gà vào giữa nhân bánh rồi nặn thành những viên tròn bằng nhau. Bước 2: Bột làm vỏ bánh cũng viên tròn lại. Bước 3: Đè dẹp miếng bột ra rồi cho nhân vào giữa vo trò lại. Bước 4: Phủ một lớp bột mỏng vào khuôn làm bánh. Sau đó, cho cục bột có nhân vào khuôn, ấn mạnh và đều tay. Bước 5: Tháo bánh ra khỏi khuôn để chuẩn bị nướng. Phun một ít nước lên bánh trước khi nướng. Bước 6: Nướng bánh ở nhiệt độ 210 độ C, nướng tổng cộng 3 lần. Lần 1 nướng bánh trong khoảng 5 phút. Lần 2 và lần 3, mỗi lần nướng bánh khoảng 6 phút. Sau mỗi lần bánh, bạn tiến hành quết trứng lên thành bánh. Cách làm bánh trung thu khoai ...

1 Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh vô cùng thơm ngon, hấp dẫn lại đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Mùa trung thu đến, chúng ta thường chi khá nhiều tiền để mua bánh làm quà biếu. Giá cả bánh trung thu cứ thế mà tăng vọt. Tuy nhiên, không phải loại bánh nào cũng ngon và đảm bảo. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể tự làm ra những chiếc bánh trung thu. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh đơn giản mà ngon tuyệt! Nguyên liệu cần chuẩn bị: Để làm vỏ bánh, nguyên liệu gồm có: – Nước đường: 250 gam đường đun sôi với 175 gam nước trắng sạch, thêm 2 thìa café nhỏ nước chanh. – Hỗn hợp baking soda: 2 thìa café baking soda đun sôi với 30ml nước trắng. – 100 gam bột mỳ trộn đều với 100 gam dầu ăn, 215 gam nước đường và ½ hỗn hợp baking soda ở trên. Để làm nhân bánh, nguyên liệu gồm có: – 400 gam đậu xanh đã sát vỏ. – 300 gam đường – 200 gam dầu ăn – 2 thìa canh mạch nha – 100 gam bột bánh dẻo – Trứng để quết mặt bánh Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh Bước 1: Bột mỳ dùng để làm vỏ bánh sau khi được nhào nặn và trộn đều cho mịn thì để qua đêm. Hôm sau trộn tiếp 150 gam bột mỳ vào, ray cho đều và mịn. Ta đã có bột để làm vỏ bánh. Bước 2: Đậu xanh ngâm nước cho mềm, đem hấp chín, giã nhuyễn. Bước 3: Trộn đều đậu xanh với đường, dầu ăn, bắc lên chảo xào cho đến khi hỗn hợp dẻo mịn và khô bớt. Bắc xuống cho bột bánh dẻo và mạch nha vào trộn đều. Bước 4: Nặn hỗn hợp đậu xanh đó thành những viên hình tròn bằng nhau. Ta đã có nhân bánh trung thu. Bước 5: Ta cán đều bột làm vỏ bánh. Cho vào khuôn, đặt nhân bánh đậu xanh vào giữa. Bước 6: Sau khi đã định hình bánh bằng khuông. Ta tháo khuôn ra, bắt đầu việc nướng bánh. Bước 7: Cho bánh vào lò nướng. Nhiệt độ thích hợp là 180 độ C. Nướng bánh trong vòng 10 phút. Sau đó, ta lấy bánh ra quết trứng lên thành bánh, cho lại vào lò nướng tiếp 5 phút. Bước 8: Hết 5 phút, ta lại lấy bánh ra để quết trứng lên thành bánh lần thứ hai. Bánh nướng chắc chắn có màu vàng đẹp. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thật đơn giản. Hãy vào bếp và làm ngay những chiếc bánh thơm ngon dành tặng cho những người thân yêu của bạn nhé.

1 Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 Cách làm bánh trung thu nhân bánh Flan Cách làm bánh trung thu nhân bánh Flan – bí quyết của những bạn gái đảm đang. Hãy cùng chúng tôi chế biến chiếc bánh này nhé. Bánh trung thu truyền thống đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Tại sao bạn không thử đổi mới món bánh này với sản phẩm mới. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu nhân bánh Flan chỉ trong vòng 20 phút. Nguyên liệu cần chuẩn bị: – Bột rau câu: 100 gam – Đường trắng: 500 gam (điều chỉnh tăng giảm theo khẩu vị mỗi người) – Socola: 50 gam – Sữa đặc (hoặc sữa tươi, hoặc nước cốt dừa, thùy theo sở thích) – Khuôn bánh trung thu hay khuôn rau câu – Bánh Flan: 10 cái Cách làm bánh trung thu nhân bánh Flan – Cho 1,5 lít nước, rau câu, 500 gam đường vào nồi, khuấy đều. Cho nồi lên bếp đun sôi. Khi hỗn hợp sôi, vặn nhỏ lửa để rau câu không bị đông. – Múc một ít rau câu ra, hòa thêm sữa, đổ vào hộp nhỏ làm nhụy hoa. – Lấy một ít rau câu pha chung với socola. Sau đó, đổ lên nhụy hoa một lớp mỏng vừa phải. – Tách bánh Flan ra khỏi hộp, cho lên trên bề mặt socola vừa đổ. – Cho tiếp phần rau câu socola vào sao cho rau câu bao phủ hết phần bánh flan. – Cho khuôn bánh vào tủ lạnh. Chờ khoảng 2 giờ đồng hồ là bạn có thể thưởng thức bánh. Chúc bạn và gia đình ngon miệng!

1 Cách làm nhân bánh trung thu: 2 Thực hiện như sau: 3 Cách làm vỏ bánh trung thu: 4 Làm nước đường để phết mặt bánh: 5 Cách bọc nhân và đóng bánh Cách làm bánh trung thu nhân dừa giá rẻ bất ngờ mà ngon đến tuyệt vời!… Bạn thích loại bánh trung thu nào? Nhân đậu xanh, thập cẩm hay xá xíu. Hiện nay, trên thị trường dòng bánh trung thu nhân dừa đang thịnh hành hơn cả. Giá cả của chúng dao động từ 40.000đ đến 55.000đ/1 chiếc. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách làm bánh trung thu nhân dừa thì giá rẻ đến bất ngờ. Công thức rất đơn giản, không hề phức tạp. Cách làm nhân bánh trung thu: Nguyên liệu gồm có: 500 gam dừa nạo trắng, 150 gam đường, 30 gam sữa đặc có đường, 50ml nước, 50ml sữa tươi, 60 gam bột bánh dẻo, 30 gam mè trắng, 30 gam hạt dưa. Thực hiện như sau: – Bước 1: Đường hòa tan vào nước lã. Đun sôi hỗn hợp đó. – Bước 2: Cho dừa vào chảo đảo đều. Đổ vào đó hỗn hợp sữa đặc, sữa tươi. Đảo nhanh tay và đều để dừa không bị khét. Khi nước cạn gần hết, dừa trong và dẻo hơn thì tắt bếp. – Bước 3: Rây bột bánh dẻo vào chảo dừa, trộn thật đều với nhau. – Bước 4: Cho mè và hạt dưa vào rồi trộn đều. – Bước 5: Khi dừa nguội bớt. Nặn hỗn hợp thành từng viên tròn bằng nhau. Nhân dừa của bánh trung thu đã hoàn thành. Cách làm vỏ bánh trung thu: Nguyên liệu gồm có: 300 gam bột mỳ, 50ml dầu ăn, 200 gam nước đường (đã nấu trước 1 tháng), 1 ít nước baking soda. Thực hiện như sau: Hòa tất cả nguyên liệu trên với nhau (riêng bột mỳ không trộn vào). Để hỗn hợp đó trong 4 tiếng. Sau đó, cho bột mỳ vào, trộn đều tay cho đến khi tất cả nguyên liệu đã quyện vào nhau và dẻo mịn. Bọc bột kín trong 30 phút để bột nở thêm. Làm nước đường để phết mặt bánh: Trộn đều hỗn hợp sau: ½ lòng đỏ trứng gà, ½ lòng trắng trứng gà, 1 ít nước lã và 3 – 4 giọt nước màu. Cách bọc nhân và đóng bánh – Cán bột làm vỏ bánh cho mỏng và mịn. Đặt vào khuôn làm bánh, nhân bánh để ở giữa. Bọc nhân bánh thật kín, không để hở. Nén bánh thật chặt. – Tháo bánh ra khỏi khuôn và cho vào lò nướng. Nhiệt độ thích hợp để nướng bánh là 210 độ C. – Nướng bánh thành 3 lần. Lần 1 nướng trong 10 phút. Sau đó, bỏ bánh ra để quết trứng lên thành bánh. Lần 2 nướng trong 5 phút, và tiếp tục quết trứng lên bánh. Lần 3 nướng trong 5 phút. Chỉ với vài ...

Cách làm bánh trung thu thập cẩm đem tới hương vị cổ truyền thơm ngon khó cưỡng. Ngày nay, trên thị trường xuất hiện vô số các loại bánh trung thu khác nhau. Nhưng thịnh hành nhất vẫn là bánh nhân thập cẩm. Sở dĩ như vậy, là do dân tộc Việt Nam luôn đề cao văn hóa truyền thống. Cách làm bánh trung thu thập cẩm thể hiện lối sống cổ truyền đáng tự hào. Phần vỏ bánh giống như các loại bánh nướng khác. Từ nguyên liệu cho đến phương thức làm vỏ bánh thì cách làm bánh trung thu thập cẩm giống như các loại bánh nướng khác. Điểm khác biệt duy nhất đó là phần nhân của bánh trung thu. Nhân của bánh nướng thập cẩm có hương vị đặc trưng và vượt trội hơn so với các loại bánh khác. Nhân bánh nướng thập cẩm thi vị đến bất ngờ! Nguyên liệu làm bánh tương đối phức tạp. Yêu cầu người chuẩn bị phải rất cẩn thận và chu đáo. Muốn nhân bánh thơm ngon thì phải chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau: – 50 gam hạt sen – 50 gam mứt bí – 50 gam hạt rưa rang bóc vỏ – 50 gam vừng trắng rang – 40 gam lạp xưởng – 50 gam hạt điều – 8 đến 10 chiếc lá chanh – 1 thìa café tinh dầu hoa bưởi – 50 gam hạt sen – 10 gam bột bánh dẻo – 100ml nước đường – 50 gam mỡ đường Thái nhỏ các nguyên liệu trên, rồi cho tất cả vào máy xay sinh tố (trừ mỡ, đường, lá chanh, vừng trắng, nước đường, bột bánh dẻo). Xay sơ qua 1 lượt để các nguyên liệu quyện đều vào nhau. Sau đó mới cho nguyên liệu còn lại vào trộn đều. Phần nhân bánh đã xong. Đóng bánh vào khuôn và nướng bánh được thực hiện như công thức thông thường. Bạn hoàn toàn có thể tự chế biến những chiếc bánh tuyệt đẹp với cách làm bánh trung thập cẩm như trên. Chúc bạn và gia đình có một mùa trung thu hạnh phúc!

Vậy là một mùa thu nữa lại tới. Bạn đã chuẩn bị những gì cho gia đình mình đón trung thu chưa. Còn điều gì hay ho hơn là chính tay mình làm ra những chiếc bánh trung thu thật ngon để đãi cả nhà vào dịp trung thu này. Nếu bạn không có một chiếc lò nướng nhưng vẫn muốn làm những chiếc bánh trung thu xinh xắn thì hãy thử công thức bánh trung thu chiên nhiều lớp hấp dẫn dưới đây nhé. Vỏ bánh khi chiên giòn rụm, nở ra thành nhiều tầng lớp đẹp mắt, bên trong là nhân đậu đỏ ngọt thơm mềm mịn, một chiếc bánh quá hợp cho mùa Trung thu này phải không nào! Món bánh trung thu chiên này dễ làm hơn bánh nướng truyền thống và cũng ngon không kém đâu nhé các bạn. Nào hãy cùng chúng mình học cách làm bánh trung thu chiên ngay thôi nào. Cách làm bánh trung thu chiên Nguyên liệu cách làm bánh trung thu chiên Cách làm bánh trung thu chiên Bước 1: Làm nhân bánh trung thu Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu Bước 3: Hoàn thiện cách làm bánh trung chiên Cách bảo quản bánh trung Nguyên liệu cách làm bánh trung thu chiên Bột mì: 300 gram Đậu đỏ: 300 gram Đường: 200 gram Dầu ăn : 200 ml Bơ: 100 gram Nước: 200 ml Nguyên liệu làm bánh trung thu chiên Cách làm bánh trung thu chiên Bước 1: Làm nhân bánh trung thu Đậu đỏ mua về sẽ rửa sạch đem ngâm nước đêm Bỏ nước ngâm đậu đi và rửa lại bằng nước sạch. Đổ nước ngập mặt, đun sôi rồi ninh đậu với lửa nhỏ trong 1 tiếng. Tiếp theo đem đậu đỏ đi xay nhuyễn mịn cùng với nước luộc (lấy 300ml), lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần xác, chỉ giữ lại phần tinh bột mịn nhuyễn. Cho vào chảo 100 gram đường khuấy đều cho tất cả hoà quyện. Sên lửa vừa 5 phút, khuấy đều lên và sên đến khi hơi nước bốc hơi bớt và nhân đặc sệt lại. Hạ lửa xuống mức nhiệt nhỏ nhất tiếp tục sên nhân cho đến khi hơi nước bốc hết, nhân đặc lại thành một khối mịn dẻo và cứng cáp là được. Sau đó chia nhân thành những phần bằng nhau. Làm nhân đậu đỏ Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu Trộn tất cả các nguyên liệu làm phần vỏ bánh vào với nhau bằng máy hoặc bằng tay. Khi bột thành khối mịn dẻo, dùng màng nylon bọc thực phẩm để ủ bột trong vòng 30 phút. Chia bột thành những phần bằng nhau Phủ khăn, để các khối bột nghỉ 10′ rồi đem ra cắt mỏng. Cán bột thành những miếng tròn mỏng vừa phải. Không nên cán quá mỏng cũng như qua dày. Đặt nhân đậu đỏ vào hai miếng bột đặt chồng lên nhau. ...

Chỉ khoảng 2 tháng nữa là đã đến tết trung thu rồi, năm nay các bạn hãy cùng kênh cẩm nang đời sống gia đình a mẹo vặt của chúng tôi học cách làm bánh dẻo trung thu nhân thập cẩm thơm ngon và an toàn để chiêu đãi cho gia đình và bạn bè mình nhé. Vậy cách làm bánh trung thu dẻo này như thế nào? ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm bánh trung thu dẻo này nhé! Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu Cách làm bánh dẻo trung thu ngon Bước 1: Làm phần nhân bánh dẻo Bước 2: Làm phần vỏ bánh dẻo Bước 3: Cho bánh vào khuôn Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức Cách làm bánh dẻo trung thu – Bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm thơm ngon Nguyên liệu làm bánh dẻo trung thu Bột nếp rang: 450g Nước đường bánh dẻo: 320ml Hạt sen: 20g Mỡ đã ướp đường: 25g Mứt bí cắt hạt lựu: 30g Gà quay xé nhỏ: 40g Lạp sườn hấp chín: 40g Hạt dưa rang chín: 25g Mè rang: 20g 20 g rượu mai quế lộ Lá chanh 3 cái 3 ml nước hoa bưởi 1 quả chanh Nguyên liệu làm bánh trung thu Bí quyết ăn bánh trung thu không béo Cách làm bánh dẻo trung thu ngon Bước 1: Làm phần nhân bánh dẻo Đầu tiên bạn cho mỡ + hạt sen + mứt bí (cắt nhỏ hình hạt lựu) + đường vào một cái bát lớn trộn đều lại với nhau. Tiếp đến, bạn đem gà quay xé thành sợi nhỏ đều, còn lạp xưởng bạn đem luộc chín và cắt nhỏ thành hình hạt lựu. Cuối cùng, bạn đem hạt dưa + mè rang chín, đặc biệt mè bạn đem rang riêng với 20g rượu mai quế lộ và 20g nước đường. Cho tất cả các hỗn hợp này vào chung lại với nhau trộn đều để khoảng 15 phút cho toàn bộ thấm đều gia vị. Sau cùng nắn phần nhân này lại thành các phần bằng nhau. Cách làm bánh dẻo trung thu – Nhân bánh trung thu Bước 2: Làm phần vỏ bánh dẻo Để cho bánh dẻo thêm thơm ngon bạn chừa lại 50g bột nếp để làm bột áo. Bạn đem 400g bột nếp đã rang + 300g nước đường bánh dẻo + 30ml nước hoa bưởi + 1 muỗng nước chanh tươi vào trộn đều bột lên. Lưu ý: Mỗi loại bột nếp đều khác nhau nên bạn phải quan sát và cho nước đường vào từ từ và trộn đều bột lên cho đến khi bột thấm đều nước đường thì thôi, sau đó bạn lấy 50g bột chừa lại lúc đầu rắc vào bột và nhồi thật đều cho đến khi bột dẻo lại và không dính tay. Chanh tươi thì sẽ làm cho bánh dẻo có vị ngọt thanh mát vừa phải và bột bánh thơm ngon hơn. Sau khi trộn bột xong các bạn ...

Hầu hết mỗi dịp tết trung thu về, tất cả mọi người lại đua nhau đi mua những hộp bánh trung thu về để tặng hoặc biếu cho những người thân, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, … của mình. Vậy các bạn đã biết những thương hiệu bánh trung thu uy tín nhất hiện nay là những thương hiệu nào chưa? Hãy cũng kênh cẩm nang a mẹo vặt của chúng tôi tham khảo về những thương hiệu nổi tiếng cả về uy tín lẫn chất lượng nhất hiện nay nhé! Bánh trung thu Kinh Đô Bánh trung thu Như Lan Bánh trung thu Brodard Bánh trung thu Givral Bánh trung thu Đồng Khánh Bánh trung thu Bibica 6 Thương hiệu bánh trung thu uy tín nhất hiện nay Bánh trung thu Kinh Đô Cùng với những kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp bánh Trung thu cho mọi người dân Việt Nam, bánh trung thu Kinh Đô được nhắc đến với cái tên rất nổi tiếng và được nhiều người dân Việt Nam yêu thích. Bánh trung thu Kinh Đô được biết đến không chỉ có chất lượng tốt mà bao bì của Kinh Đô cũng khá đẹp mắt. Rất phù hợp cho mọi người làm quà tặng và biếu trong mỗi mùa trung thu đến. Đem đến sự ấm cúng và hạnh phúc nhất cho tất cả mọi người. Mọi người cũng rất yên tâm khi sử dụng Bánh Trung Thu Kinh Đô này. Bởi bánh trung thu của Kinh Đô được sản xuất trên những dây chuyền công nghệ cao. Những nguyên liệu làm ra những chiếc bánh trung thu này là những nguyên liệu tươi ngon và đã được chọn lọc rất kỹ càng rồi. Đặc biệt là không sử dụng các chất phụ gia nên vấn đề an toàn cho sức khỏe người dùng là không phải lo lắng. Bánh trung thu Kinh Đô Bánh trung thu Như Lan Nói đế thương hiệu bánh trung thu Như Lan là chúng ta phải nhớ đến tuổi đời của Như Lan – 50 năm tuổi đời. Đây chính là một thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” được nhiều người tiêu dùng Việt Nam bình chọn trong nhiều năm liền. Như Lan luôn luôn đặt quyền lợi cũng như sức khỏe của khách hàng tiêu dùng lên hàng đầu. Bánh trung thu Như Lan có khâu sản xuất là những dây chuyền khép kín bên trong môi trường tuyệt đối vô trùng và được xử lý bằng những tia cực tím trước khi được đóng gói cho nên sẽ đảm bảo tuyệt đối cho bạn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bánh trung thu thường có vị béo ngậy cho nên rất nhiều người sợ ăn bánh trung thu bị tăng cân cho nên Như Lan đã biết cách thay đổi hương vị và công thức để phù hợp với những xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam. Các bạn có thể thấy rõ ...

Trung thu lại sắp đến nữa rồi bạn có món quà gì đặc sắc tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu mình chưa? Nếu bạn chưa có món quà nào thật ý nghĩa tặng cho gia đình và bạn bè mình thì a mẹo vặt sẽ gợi ý cho bạn món bánh trung thu rau câu thanh long thơm ngon độc và lạ tặng cho người thân mình nhé. Hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm bánh trung thu rau câu thanh long này nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu thanh long Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu Nhóm nguyên liệu 1 Nhóm nguyên liệu 2: Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu Nhóm nguyên liệu 3 Nhóm nguyên liệu 4 Cách làm bánh trung thu rau câu Bước 1: Chế biến nhân bánh trung thu Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu Bước 3: Cho hỗn hợp vỏ bánh và nhân bánh vào khuôn Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu thơm ngon nhất – Huong dan lam banh trung thu rau cau Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu thanh long Để cho bánh trung thu thêm thơm ngon và bắt mắt thì khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng bởi thiếu đi bất cứ 1 nguyên liệu nào cũng sẽ làm cho bánh trung thu mất đi mùi vị thơm ngon đặc trưng của nó. Nguyên liệu làm bánh trung thu được chia làm 2 công đoạn, giai đoạn 1 chuẩn bị nguyên liệu làm nhân bánh, giai đoạn 2 là chuẩn bị nguyên liệu làm vỏ bánh. Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu Để thuận tiện cho quá trình hướng dẫn làm bánh trung thu cũng như thuận tiện cho các bạn làm theo hướng dẫn của chúng tôi, chúng tôi xin chia nguyên liệu làm bánh trung thu này ra làm 4 nhóm chính: 1, 2, 3 và 4. Nhóm nguyên liệu 1 150ml đến 200ml sữa tươi không có đường 2 tsp bột agar 1 tsp bột rau câu 40g đường : sử dụng loại đường nâu Nhóm nguyên liệu 2: 50ml đến 60ml sữa tươi không đường 50g đến 60g  khoai lang tím đã được luộc chín và xay nhuyễn Bạn đem trộn đều nhóm nguyên liệu 1 và 2 lại với nhau và cho vào máy xay cho thật đều. Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu Nhóm nguyên liệu 3 2 tsp bột agar 1/2 tsp bột rau câu 250ml đến 300ml sữa tươi không đường Nhóm nguyên liệu 4 50g đường trắng 50ml sữa tươi không đường 100g thanh long đỏ (xay nhuyễn) Cách làm bánh dẻo trung thu Nguyên liệu làm bánh trung thu Cách làm bánh trung thu rau câu Bước 1: Chế biến nhân bánh trung thu Ngâm nhóm nguyên liệu 1 trong thời gian khoảng 10 phút đồng hồ rồi sau đó đun cho đến khi nhóm nguyên liệu này tan ...

Mùa Trung Thu lại đến rồi, được thưởng thức những chiếc bánh trung thu dẻo, bánh trung thu nướng từ nhiều nguyên liệu làm bánh khác nhau thì còn gì bằng các bạn nhỉ? Tuy nhiên thì nhiều chị em muốn thưởng thức những chiếc bánh trung thu này nhưng lại sợ bị tăng cân. Vậy làm thế nào để ăn bánh trung thu thoải mái mà không bị tăng cân bây giờ? Hãy cùng kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com tìm hiểu một số cách để ăn bánh trung thu thoải mái mà không lo bị tăng cân ngay bây giờ bạn nhé! Không nên ăn bánh trung thu khi đang đói Nên ăn từng miếng nhỏ và chậm rãi Không nên ăn bánh trung thu vào buổi tối Thưởng thức trà khi ăn bánh trung thu Khi lao động mệt mỏi bạn không nên ăn bánh trung thu Đếm calo với bánh trung thu Nên tập thể lực nếu nhỡ ăn bánh trung thu vượt quá định mức 7 Bí quyết ăn bánh trung thu thoải mái không bị béo Không nên ăn bánh trung thu khi đang đói Như các bạn cũng thấy, khi chúng ta đói thì khả năng hấp thu của dạ dày luôn luôn tăng đến cực điểm. Đây chính là nguyên nhân mà vì sao khi đói chúng ta có thể ăn được với số lượng nhiều hơn bình thường. Chính vì thế mà bạn nên ăn bữa cơm chính cùng gia đình xong (ăn để lót dạ trước) sau đó bạn hãy thưởng thức món bánh trung thu sau để lấp đầy những khoảng trống trong bao tử. Giúp bạn có thể ăn đúng với số lượng vừa đủ thì bạn sẽ không bị tăng cân. Nên ăn từng miếng nhỏ và chậm rãi Theo như kiểm chứng, nếu như chúng ta ăn các loại thức ăn, nhất là các loại đồ ăn ngọt thì sẽ bị tích tụ một lượng đường trong máu nhanh hơn bình thường. Mà khi lượng đường trong máu tăng càng nhanh thì thì cũng khó có thể tiêu hao nhanh được. Từ đó cơ thể bạn sẽ tích tụ những chất béo làm bạn tăng cân, béo phì. Vì thế khi bạn ăn bánh trung thu, bạn nên cắt bánh trung thu thành từng miếng bánh nhỏ rồi chia cho bạn bè và người thân của mình cùng thưởng thức. Như vậy bạn có thể giảm bớt được một lượng ăn và lại thêm khăng khít, gắn kết yêu thương. Nên ăn từng miếng nhỏ và chậm rãi Không nên ăn bánh trung thu vào buổi tối Bình thường bạn ăn những đồ ngọt vào buổi tối sau đó bạn lại đi ngủ ngay như vậy là cách làm thiếu khoa học. Vào buổi tối, nhất là sau khoảng thời gian 7h tối là khoảng thời gian mà cơ thể bạn ít vận động. Lúc này bạn ăn bánh trung thu hoặc những đồ ngọt khác ...

Như các bạn cũng thấy bánh trung thu là một trong những loại bánh rất ngon và không thể thiếu đối với mọi người trong dịp tết trung thu. Bánh trung thu nướng nhân đậu xanh là loại bánh được mọi người ưa chuộng nhiều nhất với hương vị thơm ngon, ngọt dịu. Chính vì thế hôm nay, a mẹo vặt sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm bánh trung thu nướng thơm ngon vào dịp tết trung thu. Hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm bánh nướng này nhé. Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng Cách làm bánh trung thu nướng thơm ngon Bước 1: Làm nhân bánh Bước 2: Làm vỏ bánh Bước 3: Nặn bánh Bước 4: Nướng bánh Cách làm bánh trung thu nướng – Bánh trung thu nướng nhân đậu xanh Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng 500g bột mì đa dụng 350g nước đường bánh nướng 100g dầu ăn3 lòng đỏ trứng gà 2 thìa cafe (10ml) nước tro tàu 1/3 thìa cafe (2g) baking soda 500g nhân nhuyễn (đậu xanh, đậu đỏ, sen nhuyễn……..) Cách làm bánh trung thu rau câu Cách làm bánh dẻo trung thu Cách làm bánh trung thu nướng thơm ngon Bước 1: Làm nhân bánh Đậu xanh ngâm ít nhất 4 tiếng. Rồi đem vo sạch. Sau đó cho đậu + 600 ml nước lạnh + muối vào nồi, bắt lên bếp nấu lửa vừa. Khi nước hơi cạn bạn đậy nắp lại rồi nấu đậu chín lên. Lúc này nước đã cạn hẳn. Đậu xanh sền sệt. Bạn tắt bếp. Tiếp đến, Cho đậu xanh còn nóng cùng với đường vào máy xay nhuyễn. Cuối cùng, Cho đậu xanh xay nhuyễn vào chảo không dính cùng với 80 ml dầu, bắt lên bếp sên 15 phút. Sau đó cho chén bột bánh dẻo vào hòa chung với dầu, sên tiếp cho đến khi đậu xanh quyện lại một khối không dính nồi thì cho mứt bí cùng nước hoa bưởi vào sên thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Để cho nhân nguội mới vo viên. Bước 2: Làm vỏ bánh Bạn cho Bột mì + baking soda vào một cái thao trộn đều, sau đó cho hỗn hợp này qua 1 cái rây để cho bột mịn hơn. Tiếp đến bạn cho thêm nước đường + dầu ăn + lòng đỏ trứng + nước tro tàu vào trong hỗn hợp trộn đều chúng lại với nhau. Cách làm bánh trung thu nướng – trộn đều hỗn hợp lại với nhau Sau đó bạn cho hỗn hợp lỏng này vào 1 khay, dùng tay trộn đều khi bột ngấm nước hoàn toàn là được, lúc này bạn để ý kỹ thì bột khá dính tay chúng ta, nhưng để sau 30 phút bột sẽ dẻo mịn lại và rất mịn. Lúc này chúng ta bắt đầu chia bột thành những phần nhỏ đều nhau rồi đem vo tròn lại. Cách làm bánh trung ...

Bánh trung thu nhân đậu xanh là một loại bánh được rất nhiều người yêu thích đặc biệt là các em thiếu nhi bởi mùi vị thơm ngon kết hợp với độ dẻo và béo của vỏ bánh. Món bánh này rất đơn giản, bạn không cần giỏi trong việc nấu nướng cũng có thể làm được. Sau đây là cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon của a mẹo vặt chúng tôi. Các bạn cùng theo dõi nhé! Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân đậu xanh Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu Bước 2: Làm nhân bánh trung thu Bước 3: Sơ chế lòng đỏ trứng muối Bước 4: Tiến hành nặn bánh Bước 5: Phết lòng đỏ trứng lên bánh và nướng Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh – huong dan lam banh trung thu Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân đậu xanh Bột mì: 500g Trứng gà: 2 quả Nước đường: 300g  Bơ đậu phộng Nước tro tàu Banking soda: 1/3 muỗng café Nguyên liệu làm nhân bánh Đậu xanh (đã lọc vỏ): 350g  Đường: 200g Bột bánh dẻo: 50g Bột mì: 30g Trứng muối Rượu trắng  Dầu ăn Cách làm bánh trung thu nướng Cách làm bánh trung thu rau câu Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu Chúng ta tiến hành làm vỏ bánh trung thu trước. Lưu ý để làm bánh trung thu cũng như vỏ bánh trung thu được ngon bột mì bạn phải đổ qua rây để bột thật mịn. Tiếp đến, Cho 200g nước đường + 100g dầu ăn + ½ thìa cafe banking soda và 200g bột vào trong bát tô to rồi trộn thật đều. Bạn bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Sau khi lấy tô bột ra bạn cho thêm 300g bột mì vào nhồi cho thật mịn, đến khi cục bột không còn dính tay nữa. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh – làm vỏ bánh trung thu Bước 2: Làm nhân bánh trung thu Hướng dẫn làm bánh trung thu, Sau khi làm vỏ bánh trung thu xong chúng ta tiến hành làm nhân bánh trung thu. Đầu tiên cho đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng cho đậu xanh mềm. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh – đậu xanh đem ngâm nước Sau đó bạn đem đậu xanh đi nấu chín, nấu chín như cơm nhưng hơi nhão chút cho dễ xay. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh – đậu xanh đem nấu chín Khi đậu nguội đi bạn cho đậu vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn. Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh – Xay nhuyễn đậu xanh nấu chín Tiếp đến bạn cho, Cho 30g bột mì + 50g bột bánh dẻo + 50g dầu ăn vào bát, trộn đều. Cuối cùng, Bạn ...

Không cần phải ra ngoài hàng xa xôi khi bạn có thể tự tay làm món xôi lá cẩm thơm dẻo để mời ông bà trong dịp Trung Thu này chỉ với 3 bước vô cùng đơn giản. Nhanh chân vào bếp cùng Cachlambep.net để được bật mí công thức làm món xôi lá cẩm này nhé! Nguyên liệu làm Xôi lá cẩm Gạo nếp 1 kg Nước lá cẩm 600 ml Nước sạch 400 ml Muối 1 muỗng cà phê Nước cốt dừa 120 ml Đường 100 gr Lá dứa 1 bó Cách chế biến Xôi lá cẩm Sơ chế lá cẩm Lá cẩm rửa sạch, sau đó lặt những lá còn tươi cho vào rổ để mang đi nấu. Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 400ml nước, lửa lớn, đợi cho nước trong nồi sôi thì cho lá cẩm vào. Hạ lửa nhỏ và nấu trong khoảng 10 – 15 phút đến khi nước trong nồi chuyển sang màu đỏ tím thì cho thêm 200ml nước lọc vào nồi. Tiếp tục nấu trong khoảng 10 – 15 phút với lửa vừa để nước trong nồi sôi thì tắt bếp. Dùng rây lọc để chắt lấy phần nước lá cẩm. 2. Ngâm nếp Gạo vếp vo sạch với nước rồi để ráo. Đổ 600ml nước lá cẩm ra thau, rồi cho gạo đã ráo vào thau nước lá cẩm, trộn đều và ngâm trong khoảng 2 tiếng để nước lá cẩm thấm vào hạt gạo. Sau đó bạn chắt bỏ phần nước cho ráo, rồi cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào gạo nếp, trộn đều rồi mang đi hấp. 3. Hấp xôi Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 3 lít nước vào nồi rồi cho 1 bó lá dứa vào để khi nấu xôi sẽ thơm hơn. Rồi cho xửng hấp vào làm nóng trước khi đổi gạo vào. Pha 1 chén nhỏ gồm 120ml nước cốt dừa và 100gr đường, dùng muỗng khuấy đều để đường tan để tăng độ béo cho xôi. Khi nước trong nồi xôi thì đổ từ từ gạo nếp vào, đập nắp lại khoảng 30 phút sau thì mở nắp cho chén nước cốt dừa vào. Dùng đũa xới đều hạt xôi rồi đập nắp lại và nấu thêm khoảng 10 phút là có thể lấy ra thưởng thức nhé. 4. Thành phẩm Xôi tỏa ra mùi thơm lá cẩm đặc trưng. Hạt xôi bóng, mịn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo của xôi kết hợp cùng vị beo béo của nước cốt dừa. Bạn có thể rắc thêm tí muối mè để cân bằng lại độ ngọt giúp cho xôi không bị ngán nhé. Thông tin cách làm xôi chè ngon mê ly đúng chuẩn Thời gian chuẩn bị 2-3H Thời gian nấu : 50M Số lượng người ăn : 5 Món ăn dành cho bữa : sáng – trưa – chiều Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam Tổng calories Món ăn : 245 calories Chúc các bạn thành công!

Nước đường là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên hương vị thơm ngon, độ ngọt, độ mềm và lên màu vỏ bánh. Cách nấu nước đường làm bánh Trung thu đòi hỏi bạn cần có sự tỉ mỉ và chuẩn bị trước khi làm thì bánh mới ngon và chuẩn vị, chúng ta cùng xem công thức cách làm nước đường bánh trung thu dưới đây nhé! Nguyên liệu chuẩn bị làm nước đường bánh trung thu Nước đường bánh nướng 1kg đường (có thể dùng 1/2 đường trắng + 1/2 đường nâu). 600ml nước. 1 quả chanh vàng nặng khoảng 60 – 70gr. 30ml mạch nha (không bắt buộc). 5ml nước tro tàu + 20ml nước (không bắt buộc). Nước đường bánh dẻo Đường cát trắng: 1kg. Nước: 1 lít. Hướng dẫn cách nấu nước đường làm bánh trung thu Bước 1 Chanh rửa sạch, vắt lấy nước, bỏ hạt (để nước không bị đắng), giữ lại vỏ. Bước 2 Bạn đun sôi nước, sau đó lấy 1 nồi khác, cho đường vào. Đổ nước sôi đã đun vào nồi đường, khuấy đều tay để đường tan từ từ. Bước 3 Bắc nồi nước đường đã hòa tan lên bếp, đun đến khi nước sôi thì hạ lửa đủ để nước sôi lăn tăn, vừa đun tiếp vừa hớt sạch bọt nổi lên trên mặt. Bước 4 Cho nước cốt chanh và vỏ chanh vào nồi (úp phần múi chanh xuống dưới, để mặt vỏ quay lên trên), đun lửa nhỏ trong khoảng 50 – 65 phút. Bước 5  Khoảng 40 – 45 phút sau khi nước sôi, các bạn có thể bắt đầu kiểm tra xem nước đường đã đạt chưa. Nếu nước đường còn loãng thì cần nấu tiếp, nếu nước đường quá đặc thì cho thêm nước vào nồi rồi nấu đến khi đạt thì thôi. Bước 6  Khi nước đường đã đạt thì bạn bắc ra khỏi bếp, vớt bỏ vỏ chanh, để gần nguội thì cho nước đường vào lọ thủy tinh đã được tiệt trùng sẵn. Nên dùng thìa hoặc muôi lớn múc nước đường từ nồi cho vào lọ thay vì đổ vào vì như thế, các hạt đường bám ở thành nồi sẽ trôi theo nước và gây ra hiện tượng lại đường. Bước 7 Để nước đường nguội hẳn mới đóng nắp lọ, sau khoảng 7 – 10 ngày là bạn có thể dùng nước đường làm bánh nướng được rồi nhưng để càng lâu nước đường càng ngấu, bánh sẽ càng ngon hơn. Trên đây là công thức cách làm nước đường bánh trung thu đơn giản, bạn đừng bỏ lỡ nhé.Chúc các bạn thành công. Video hЖ°б»›ng dбє«n tб»± lГ m nЖ°б»›c Д‘Ж°б»ќng bГЎnh trung thu tбєЎi nhГ Thông tin cách làm nước đường bánh trung thu Thời gian chuẩn bị : 10M Thời gian làm : 30M Tổng thời gian : 40M Số lượng người ăn : 4 Món Ăn dành cho bữa : sáng, chiều, tối Nguồn ...

Mỗi dịp trung thu về, mọi người lại háo hức được thưởng thức miếng bánh, nhâm nhi tách trà để cảm nhận hương vị ấm áp. Thế nhưng những người tiểu đường với chế độ ăn kiêng riêng thì việc lựa chọn bánh đối với họ cũng có nhiều yêu cầu khắt khe. Hiểu được vấn đề đó hôm nay chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường nhé. 1. Đường dùng để làm bánh trung thu cho người tiểu đường 1.1. Đường Maltitol 1.2. Đường Isomalt 1.3. Đường Xylitol 2. Cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường 2.1. Bánh trung thu trà xanh 2.2. Bánh trung thu hạt dẻ 2.3. Bánh trung thu khoai lang tím 2.4. Bánh trung thu mè đen Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm Bước 2: Làm nhân bánh Bước 4: Nướng bánh 2.5. Bánh trung thu rau câu đậu nành 3. Lưu ý khi làm bánh trung thu cho người tiểu đường 1. Đường dùng để làm bánh trung thu cho người tiểu đường 1.1. Đường Maltitol Nếu bạn muốn tìm một loại đường có vị ngọt như đường bình thường nhưng lại ít kcal hơn thì Maltitol chính là gợi ý dành cho bạn. Ngoài việc ít kcal hơn đường cát, đường Maltitol còn hấp thu chậm hơn. Sử dụng đường Maltitol để làm bánh trung thu cho người tiểu đường không chỉ giúp bánh giữ nguyên hương vị mà còn ít ảnh hưởng đến đường huyết. 1.2. Đường Isomalt Isomalt là loại đường làm từ củ cải đường. Bởi thế, đường Isomalt cũng có  lượng kcal thấp. Độ ngọt của loại đường này cũng thấp hơn đường kính khoảng 50%. Nhờ vậy, đường Isomalt không ảnh hưởng đến đường huyết. Rất thích hợp cho người bị tiểu đường và cả những người thừa cân. 1.3. Đường Xylitol Với lượng kcal thấp hơn rất nhiều so với các loại đường thông thường, đường Xylitol tiếp tục là gợi ý số một để làm bánh trung thu cho người tiểu đường. Loại đường này có chiết xuất từ Sồi Xanh, ít ngọt và rất tốt cho sức khỏe. 2. Cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường 2.1. Bánh trung thu trà xanh Trà xanh là loại bột rất tốt cho những người bị tim mạch, tiểu đường. Không chỉ vây, bột trà xanh còn ngăn ngừa lão hóa, tránh ung thư, hỗ trợ thư giãn tinh thần, có lợi cho hệ tiêu hóa. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: Bột mì: 150 gram Bột trà xanh/ matcha: 10 gram Nước đường: 90ml Đậu xanh: 150 gram. Nên chọn loại đã tách vỏ để tiện hơn trong quá trình làm bánh Sữa tươi không đường/ sữa tách béo/ sữa ít béo: 30ml Dầu thực vật: 2 thìa Ảnh: Sưu tầm Bước 2: Làm nhân bánh Vo sạch đậu xanh, ngâm qua đêm rồi đem hấp chín. Sau khi hấp, bạn giã ...

Một mùa Tết Đoàn Viên nữa sắp sang với đầy ắp niềm vui và sự hân hoan. Trong ngày lễ đặc biệt này, bên cạnh bánh trung thu truyền thống thì bánh trung thu khách sạn 5 sao cũng nhận được sự ưu ái của đông đảo khách hàng. Những hộp bánh trung thu đẹp mắt, sang trọng mang những cái tên ấn tượng sẽ là món quà biếu, tặng độc đáo, lịch sự mà bạn không thể bỏ qua. Cùng digifood điểm tên 9 hàng bánh trung thu 5 sao nổi tiếng nhất nhé! 1. Bánh trung thu Hanoi Daewoo Hotel 2. Sofitel Legend Metropole Hanoi 3. Bánh trung thu khách sạn 5 sao Hilton Hanoi Opera 4. Bánh trung thu Sheraton Hanoi 5. JW Marriott Hanoi – bánh trung thu sang trọng và đẳng cấp 6. Bánh trung thu InterContinental Hanoi Westlake 7. Bánh trung thu Pan Pacific – tâm tình gửi trao 8. Fortuna Hotel Hanoi – bánh trung thu khách sạn 5 sao nhiều vị 9. Bánh trung thu Movenpick Hotel Hanoi – đa dạng vị ngon 1. Bánh trung thu Hanoi Daewoo Hotel Địa chỉ: 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Giá tham khảo: từ 790.000đ đến 2.390.000đ/hộp Hanoi Daewoo Hotel mang tới “thực đơn” bánh trung thu đa dạng và hấp dẫn. Bánh được làm theo công thức truyền thống, với phần vỏ từ bột mì cùng nhau đường và tinh dầu lạc, mỏng và dẻo với độ dày khoảng 1,2 mm. Phần nhân bánh thơm ngon, với những hương vị vừa lạ, vừa quen gồm: hạt sen, sữa dừa, hạt chia, việt quất, trà xanh, khoai môn quyện với lòng đỏ trứng muối bùi ngậy quyến rũ. Ảnh: Hanoi Daewoo Hotel Hội tụ những nguyên liệu tinh hoa, họa nên bởi tâm huyết và cái tình đậm đà của người nghệ nhân, bộ sưu tập bánh Trung thu ấn tượng sẽ đem tới sự hài lòng cho bạn. Các set bánh gồm Silver, Crystal, Platinum và Diamond từ thương hiệu Hà Nội Daewoo hứa hẹn là thức quà tâm giao lý tưởng để bạn gửi tặng người thương yêu, bạn bè và đối tác. Ảnh: Hanoi Daewoo Hotel 2. Sofitel Legend Metropole Hanoi Địa chỉ: 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội  Giá tham khảo: từ 1.980.000đ đến 6.060.000đ/hộp Nếu bạn đang tìm kiếm những hộp bánh trung thu khách sạn 5 sao mới lạ và hấp dẫn thì Sofitel Legend Metropole Hanoi sẽ là địa điểm lý tưởng. Bánh Trung thu của Metropole được bán tại cửa hàng L’Epicerie du Metropole, Lê Phụng Hiểu với giá từ 1.980.000đ đến 6.060.000đ/hộp. Ảnh: Sofitel Legend Metropole Hanoi Lấy cảm hứng từ nét đẹp mang phong vị và tinh hoa truyền thống Tràng An, các nghệ nhân tại Metropole mang tới những chiếc bánh trung thu độc đáo với hương vị tuyệt hảo. Bánh Trung thu Metropole 2021 gây ấn tượng với 6 hương vị: Hạt sen và hoa quả sấy; Dứa, ...

Lại một mùa Trung Thu nữa sắp đến, bạn và gia đình đã chuẩn bị được những gì rồi? Năm nay bạn muốn mua bánh truyền thống hay của các thương hiệu mới nổi? Nếu chưa có ý tưởng gì, hãy cùng chúng mình review 10 tiệm bánh Trung Thu Hà Nội ngon nức tiếng dưới đây nhé! Các cửa hàng bánh trung thu Hà Nội truyền thống 1. Bảo Phương – tiệm bánh trung thu khách phải xếp hàng dài 2. Cửa hàng Bảo Minh 3. Cửa hàng Bà Dần Hàng Bè 4. Ninh Hương – bánh trung thu Hà Nội “homemade” chính hiệu 5. Phương Soát phố Hàng Chiếu Các thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng 1. Long Đình – thương hiệu bánh trung thu Hà Nội đẳng cấp 2. Kinh Đô – thương hiệu bánh trung thu Hà Nội lâu đời 3. Bánh trung thu Hữu Nghị 4. Bánh trung thu Thu Hương Bakery 5. Givral Bakery Các cửa hàng bánh trung thu Hà Nội truyền thống 1. Bảo Phương – tiệm bánh trung thu khách phải xếp hàng dài Địa chỉ 1: số 183 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ Địa chỉ 2: 201A – B Thụy Khuê, quận Tây Hồ Điện thoại: 0978 792 070 hoặc 024 3823 0797 hoặc 0932 236 268 Thời gian mở cửa: 7h – 21h hàng ngày Ảnh: FB Bảo Phương Bảo Phương là tiệm bánh trung thu nơi lâu đời nhất Hà Nội với hơn 60 năm tuổi. Vậy nên, chúng mình muốn dành cho Bảo Phương chỗ đứng đầu tiên trong danh sách 10 tiệm bánh trung thu Hà Nội ngon nức tiếng. Chính vì danh tiếng lâu đời nên cứ đến mùa trung thu là con phố Thụy Khuê lại tấp nập người xếp hàng gần số nhà 183. Ảnh: FB Bảo Phương Bánh trung thu tại đây mang đậm hương vị “cổ xưa” với nhân truyền thống như sen, thập cẩm, đậu xanh. Tới đây mua hàng, thực khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng quy trình làm bánh từ khâu nhào bột. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ sạch và chất lượng đỉnh cao của tiệm nhé! Giá bánh cũng có phần cao hơn so với những tiệm bánh cổ truyền khác. Song chất lượng thì sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Ưu điểm: Bánh chế biến theo kiểu truyền thống Phần nhân được chế biến rất ngon Bánh được làm mới hàng ngày Nhược điểm: Khi mua phải xếp hàng rất đông Vỏ hộp bánh khá đơn giản 2. Cửa hàng Bảo Minh Địa chỉ: số 12 phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm Điện thoại: 1900 636 443 hoặc 024 3719 2355 Với triết lý kinh doanh Ngon – Độc đáo – An toàn được lưu giữ bao năm nay, bánh trung thu Bảo Minh đã giữ vững được vị thế của mình trên thị trường. Mỗi chiếc bánh ra lò là mang trong mình hương vị truyền thống ...

Bánh trung thu là một món ăn không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam ta, cứ mỗi mùa Trung Thu đến thì loại bánh này được xem như là một phần quà mà ta gửi tặng cho bà con, hàng xóm láng giềng như một lời chúc sức khỏe và nhiều may mắn. Vậy bạn đã biết những cửa hàng bánh trung thu nổi tiếng Sài Gòn có chất lượng vô cùng uy tín sau đây chưa, hãy cùng Toplistsaigon.com khám phá nhé. 1. Thương Hiệu Kinh Đô – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Nổi Tiếng Sài Gòn Các sản phẩm tại Kinh Đô: 2. Tiệm Bánh Như Lan – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Nổi Tiếng Sài Gòn Chất Lượng Các loại bánh tại Như Lan: 3. Tiệm Bánh Bibica – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Nổi Tiếng Sài Gòn Ngon Các sản phẩm tại Bibica: 4. Cửa Hàng Bánh Givral – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Tại Sài Gòn 5. Tiệm Bánh Cống Quỳnh – Cửa Hàng Bán Bánh Trung Thu Tại Sài Gòn 6. Thương Hiệu Hội An Mooncake – Thương Hiệu Bánh Trung Thu Nổi Tiếng 7. Tiệm Bánh Hỷ Lâm Môn – Địa Điểm Bán Bánh Trung Thu Tại Sài Gòn 8. Cửa Hàng Bánh Brodard 9. Bánh Trung Thu Cao Cấp Kido 10. Bánh Trung Thu Thương Hiệu Phúc Long 1. Thương Hiệu Kinh Đô – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Nổi Tiếng Sài Gòn Đầu tiên trong các cửa hàng bánh trung thu nổi tiếng Sài Gòn chất lượng chính là thương hiệu Kinh Đô quen thuộc. Do sự đa dạng và mới lạ về kiểu dáng hàng năm nên bánh trung thu Kinh Đô thu hút một lượng lớn khách hàng ở nhiều nơi. Có hai loại bánh trung thu Kinh Đô. Cung cấp các loại bánh bình dân với giá hợp lý cho khách hàng tầm trung. Còn đối với những khách hàng có thu nhập cao hơn, hoặc những khách hàng cần quà tặng, sản phẩm cao cấp với giá đắt hơn, … Các sản phẩm tại Kinh Đô: Hộp bánh chọn sẵn Bánh trăng vàng cao cấp Bánh nướng nhân mặn Bánh nướng nhân ngọt Bánh dẻo Bánh xanh Bánh thiếu nhi Địa điểm bán bánh trung thu. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 1/83 Đặng Thùy Trâm (Đường Trục), Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Hotline: 0919 838 786 – 0908 773 552 – 0908 003 880 Website: https://banhkinhdo.vn/ 2. Tiệm Bánh Như Lan – Cửa Hàng Bánh Trung Thu Nổi Tiếng Sài Gòn Chất Lượng Như Lan cũng là địa chỉ cửa hàng bánh trung thu nổi tiếng Sài Gòn vô cùng chất lượng. Bánh Như Lan vốn được nhiều khách hàng biết đến là “hàng Việt Nam chất lượng cao” và thương hiệu này ngày càng có vị thế trên thị trường. Như Lan có các loại bánh như bánh dẻo, bánh nướng với nhiều nhân khác nhau. Loạt bánh nướng này ...

Bánh Mooncake Hoian – Hương vị bánh trung thu ngon chuẩn vị Các loại bánh trung thu đặc trưng tại Mooncake Hoian Bánh trung thu Hội An Mooncake cua huỳnh đế sốt HongKong Bánh dẻo hạnh nhân – hạt sen (chay) Bánh trung thu Hội An Mooncake gà quay vi cá (1 trứng) Bánh trung thu Hội An Mooncake khoai môn – hạt óc chó Bánh trung thu Hội An Mooncake macca – hạt sen – hạt chia (chay) Bánh nướng thập cẩm ngũ vị (chay) Bánh trung thu Hội An Mooncake Tiramisu (chay) Bánh trung thu Hội An Mooncake tôm hùm sốt HongKong Bánh nướng yến sào đậu xanh (1 trứng) Bánh trung thu Hội An Mooncake bào ngư sốt rượu vang Những mẫu hộp bánh trung thu Hội An Mooncake đẳng cấp và ý nghĩa Bộ hộp Phố Cổ Bộ hộp Hoa Viên Bộ hộp Tâm Giao Bộ hộp Phú Quý Trong những năm gần đây, thị trường bánh trung thu Việt Nam như được thổi làn gió mới khi những thương hiệu trẻ xuất hiện. Trong đó, không thể bỏ qua cái tên bánh trung thu Hội An Mooncake. Đây là thương hiệu bánh trung thu trẻ đầy tài năng, sáng tạo, đột phá và cực kỳ chất lượng. Thương hiệu đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa nền văn hóa truyền thống cùng những nét hiện đại, độc đáo. Cùng Bloghoian.com theo dõi bài viết sau đây để khám phá 10 loại bánh trung thu độc đáo của Hội An Mooncake, cùng những mẫu hộp bánh ấn tượng nhé! Bánh Mooncake Hoian – Hương vị bánh trung thu ngon chuẩn vị Bánh trung thu Hội An Mooncake là thương hiệu lấy cảm hứng từ phố cổ Hội An nổi tiếng của Việt Nam. Nét đẹp của vùng đất này chính là sự giao thoa văn hóa Đông – Tây hoàn hảo. Và trong từng món bánh của Hội An Mooncake cũng thế. Những người nghệ nhân hơn 25 năm làm nghề của Hội An Mooncake không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ lưu giữ văn hóa truyền thống… Mà họ còn thành công trong việc đem đến sự hiện đại, tươi mới trong mỗi chiếc bánh. Thương hiệu luôn sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp, chất lượng như bào ngư, tôm hùm, phô mai… Để tạo ra những chiếc bánh chuẩn vị ngon, chứa trọn tinh hoa đất trời. Đến với Hội An Mooncake không đơn thuần là việc bạn mua một chiếc bánh mà còn là sự trải nghiệm đầy mới mẻ và thú vị đấy. Các loại bánh trung thu đặc trưng tại Mooncake Hoian Trong mỗi chiếc bánh trung thu Hội An Mooncake lại mang một câu chuyện, một hương vị rất riêng. Để tết trung thu năm nay thêm phần hoàn hảo bạn không thể bỏ qua 10 loại bánh Hội An độc đáo vừa được ra mắt sau đây. Bánh trung thu Hội An Mooncake cua huỳnh đế ...

Trung thu là một trong những dịp sôi động nhất năm khi nhiều người có nhu cầu mua bánh Trung thu để tặng, biếu hay để cho bản thân và gia đình thưởng thức. Chính vì vậy, bên cạnh những chiếc bánh với hương vị thơm ngon thì hộp đựng bánh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là với những khách hàng có nhu cầu mua bánh Trung thu để làm quà tặng. Vì vậy, Tikibook xin gửi đến các bạn địa chỉ in túi giấy đựng bánh Trung thu đẹp cũng như các mẫu túi giấy ấn tượng và hút mắt nhất.

In hộp bánh Trung thu là dịch vụ luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà sản xuất mỗi khi trung thu cận kề. Việc lựa chọn một địa chỉ in uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng giúp quý khách tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo doanh số, chỉ tiêu bán hàng cũng như lợi nhuận thu về. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý khách thông tin và bảng giá in hộp bánh Trung thu cao cấp mới nhất.

1. Núi Tuyết Sơn – Các Điểm Tham Quan Ở Đài Trung 2. Nhà Hát Quốc Gia Đài Trung – Những Điểm Tham Quan Ở Đài Trung 3. Wuling Farm – Các Địa Điểm Tham Quan Ở Đài Trung 4. Vườn Quốc Gia Taroko – Những Điểm Tham Quan Tại Đài Trung 5. Bảo Tàng Điêu Khắc Gỗ Sanyi & Daiji Mazu – Các Điểm Tham Quan Tại Đài Trung 6. Suối Nước Nóng Guguan – Địa Điểm Tham Quan Đài Trung 7. Võ Văn Miếu – Các Điểm Tham Quan Đài Trung 8. Nông Trường Vũ Lăng (Cingjing Farm) – Điểm Tham Quan Ở Đài Trung Đài Trung – Một thành phố lớn hiện đại ở Đài Loan. Bên cạnh các kiến trúc hiện đại, đây còn giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên khá tốt. Đài Trung được du khách biết đến là điểm tham quan ngắm cảnh tuyệt đẹp. Sau đây dichoidailoan.com sẽ đưa bạn đến top 8 điểm tham quan ở Đài Trung thu hút du khách nhất. 1. Núi Tuyết Sơn – Các Điểm Tham Quan Ở Đài Trung Núi Tuyết Sơn – Nằm ở rìa tây của Dãy Sơn Tuyết. Khu rừng tái sinh Đại Tuyết Sơn vươn cao lên từ 1000m đến gần 3000m. Đây là nơi vô cùng lí tưởng để leo núi và ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã, đặc biệt là ngắm chim. Khí hậu nơi đây ẩm ướt và mát mẻ với nhiệt độ trung bình tầm 12 độ C. Điều đó khiến nơi đây trở thành một địa điểm nghỉ ngơi tuyệt vời vào mùa hè. Nơi này có nhiều điểm tham quan hấp dẫn cũng như cảnh vật hoang sơ, gần gũi. Chẳng hạn như đường rừng 200, trục đường quốc gia Yuanzui-Shaolai-Xiaoshue, trục đường Linh Thụ Tuyết Sơn. Nơi những cánh rừng nhiệt đới với những vườn cây ăn quả. Hay những cây bách và cây tuyết tùng đứng cạnh những cây sồi và dương xỉ lớn. Bạn còn có cơ hội trải nghiệm leo núi. Hoặc bạn có thể nhìn toàn cảnh Yushan. Từ đây, leo thêm 3 tiếng nữa theo dọc các bậc đá, bạn sẽ đến núi Shaolai Shan… và còn rất nhiều hoạt động khác ở núi Tuyết Sơn rộng lớn này. Núi Tuyết Sơn Địa chỉ: 313, Đài Loan, Tân Trúc, Tiêm Thạch 2. Nhà Hát Quốc Gia Đài Trung – Những Điểm Tham Quan Ở Đài Trung Nhà hát quốc gia Đài Trung được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng hàng đầu thế giới. Với nhiều hang, lỗ và những bức tường được uốn lượn độc đáo. Cộng thêm quá trình thi công khá phức tạp nên việc xây dựng nhà hát này thu hút báo chí và được truyền thông quốc tế đánh giá cao. Điểm đặc biệt nhất của toà nhà là được tạo thành từ các phần tường cong có phủ một lớp bê tông phun. Nó tạo không gian mở mà không ...

Vào ngày rằm tháng tám, bên cạnh những chiếc đèn giấy kiếng, mặt nạ giấy bồi đủ màu thì chắc chắn không thể thiếu mâm cỗ trông trăng với bánh nướng bánh dẻo thơm lựng. Tuy đơn giản nhưng để bày được một mâm ngũ quả đẹp thì không phải ai cũng làm được. Ngay sau đây, Halo sẽ bật mí cách bày mâm ngũ quả trung thu vừa đẹp vừa dễ làm giúp bạn chuẩn bị nhanh chóng nhé. 1. Sự tích và ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu 2. Mâm ngũ quả trung thu cần chuẩn bị những gì? Bánh trung thu Quả bưởi (quả bòng) Các loại hoa quả đặc trưng vùng miền Bánh kẹo nhiều màu sắc 3. Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp lung linh Cách bày mâm ngũ quả kiểu miền Bắc Cách bày mâm ngũ quả kiểu miền Nam 4. Cách làm chú chó lông xù bằng quả bưởi 1. Sự tích và ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu Tương truyền, từ ngày xưa, tết Trung thu được xem là dịp lễ quan trọng thứ hai trong năm, chỉ xếp sau Tết Nguyên Đán. Đây là dịp những người nông dân cầu mong mưa thuận gió hòa cho một vụ mùa bội thu, tươi tốt. Họ sẽ làm những chiếc bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho đất và trời, bày biện cùng các loại quả, bánh trái nhà trồng được. Mâm ngũ quả trung thu sắp xếp theo quy luật cân bằng âm dương trong vũ trụ. Mỗi mâm có 5 loại quả tượng trưng cho thuyết Ngũ Hành và sự đủ đầy, yên ấm, đem lại may mắn cho gia chủ. Màu sắc rực rỡ, có trạng thái xanh, chín tự nhiên khác nhau. @lythi181 Vào đêm trăng đẹp nhất họ sẽ sửa soạn mâm cỗ đẹp nhất để dâng lên cúng ông bà, tổ tiên. Tục phá cỗ đêm trăng tựa như ban phát tài lộc của tổ tiên cho con cháu để đón nhận một năm no ấm và hạnh phúc. 2. Mâm ngũ quả trung thu cần chuẩn bị những gì? Mỗi vùng miền trên đất nước sẽ có cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những loại quả, loại bánh sau đây. Bánh trung thu Chắc chắn mâm cỗ đêm rằm không thể thiếu những chiếc bánh thơm lựng này rồi. Nhân bánh đầy đặn, ngọt ngào và sáng tạo với rất nhiều công thức khác nhau như trà xanh, trứng muối, ô mai, cà phê… Sưu tầm Quả bưởi (quả bòng) Trái bưởi căng tròn, mát ngọt thể hiện sự toàn vẹn, sung túc. Vỏ màu xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành. Hứa hẹn một năm mới, mùa vụ mới viên mãn, cả nhà đều mạnh khỏe, an khang. @Nguyễn Hải My Các loại hoa quả đặc trưng vùng miền Ví dụ như ở miền Bắc, mâm ngũ quả trung thu sẽ ...

Đêm rằm trung thu không chỉ có chú Cuội, chị Hằng mà còn có ánh đèn ông sao lấp lánh làm nên một không khí đặc biệt, đáng nhớ. Thay vì đi mua như mọi năm thì trung thu năm nay bạn hãy tự làm cho mình chiếc đèn phiên bản giới hạn nhé. Halo sẽ cùng bạn thử ngay 2 cách làm đèn ông sao xinh xắn mà vô cùng đơn giản sau đây. 1. Cách làm đèn ông sao truyền thống bằng giấy và tre đơn giản Dụng cụ làm đèn ông sao truyền thống Các bước làm đèn ông sao bằng tre và giấy 2. Cách làm đèn ông sao bằng ống hút  Dụng cụ làm đèn ông sao bằng ống hút Cách làm đèn ông sao trung thu bằng ống hút 1. Cách làm đèn ông sao truyền thống bằng giấy và tre đơn giản Đèn ông sao truyền thống sử dụng thanh tre và giấy kiếng có màu sắc rực rỡ. Hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 5 hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, là biểu tượng của sự cân bằng, hòa hợp trong thế giới. Vì thế mà chiếc đèn hình ông sao còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ, cầu mong sự an lành, may mắn. Xem nhanh hướng dẫn tại đây: Ảnh: Sưu tầm Dụng cụ làm đèn ông sao truyền thống 10 thanh tre dài khoảng 50cm, vót dẹp, mỏng, độ dài đều nhau 5 thanh tre dẹp dài 8 cm/thanh Keo dán giấy Giấy kiếng có màu 1 Thanh gỗ nhỏ hình tròn dài 50cm để làm tay cầm 1 nến highlight hoặc đèn led nhỏ Kéo, kềm, dây kẽm mỏng hoặc dây dù, keo 502 Ảnh: Sưu tầm Các bước làm đèn ông sao bằng tre và giấy Bước 1: Tạo 2 hình ông sao năm cánh từ 10 thanh tre dài, dùng dây kẽm cố định các đầu cho chắc chắn. Sau đó chồng 2 ngôi sao lên nhau và tiếp tục cố định bằng dây kẽm. Ảnh: Sưu tầm Bước 2: Tại trung tâm chiếc đèn có năm điểm giao nhau, bạn dùng 5 thanh tre ngắn chống vào năm điểm này và cố định bằng dây kẽm để tạo bộ khung hoàn chỉnh cho chiếc đèn Ảnh: Sưu tầm Bước 3: Dùng keo 502 cố định nến highlight vào một thanh tre bên trong ngôi sao để ánh nến tỏa ra ở vị trí trung tâm chiếc đèn. Nếu dùng đèn led thì bạn hãy dùng dây kẽm hoặc súng bắn keo để cố định chiếc đèn cho chắc chắn. Bước 4: Bạn phết/bôi keo dán lên một mặt ngôi sao, dán giấy kiếng có màu lên, để một lúc cho khô và cắt bỏ phần giấy thừa. Thực hiện tương tự với mặt còn lại của ngôi sao. Ảnh: Sưu tầm Để chiếc đèn thêm lung linh bạn có thể dùng nhiều mảnh giấy kiếng khác nhau, ...

Đến hẹn lại lên, cuối cùng thì một mùa Trung Thu nữa lại đến. Để có những bức ảnh “nghìn like” hay những status “trăm reaction” thì nhất định bạn sẽ cần phải có một cap thật hay. Còn chần chờ gì mà không lưu ngay những caption thả thính Trung Thu cực bá đạo dưới đây, đảm bảo thả đâu dính đấy luôn đó! I. Caption thả thính Trung Thu thơ cực độc 1. Trời thu đẹp nhất về đêm Đời anh đẹp nhất khi thêm em vào 2. Trung Thu là để uống trà Lồng đèn để ngắm, em là để yêu 3. Lúc nhỏ thì thích trung thu. Lớn lên lại muốn thu này with u 4. Anh ơi trăng khuyết lại tròn Dẫu trời có sập vẫn còn có em 5. Trung Thu này em muốn lên phố Để đi tìm bến đỗ của đời em 6. Trung thu trăng sáng như gương FA ngắm cảnh tiếc thương thân mình Ước gì có được gấu xinh Ước gì được có mảnh tình vắt vai….. Ước gì sang đến thứ hai Có người đi dạo khoai thai cùng mình Ra đường thì đỡ bị khinh Hai mươi mốt tuổi một mình FA 7. Mặt tròn như cái quạt mo Anh nào yêu được ấm no cả đời 8. Anh ơi! Trung thu là Tết Đoàn viên Mà sao em vẫn lẻ loi một mình? Một mình thì lại bần thần Bần thần lại thấy một mình lẻ loi 9. Em thích uống trà chanh Thích ăn luôn cả bánh Vì trong “chanh” với “bánh” Đều có một chút “anh” 10. Cứ ngỡ ánh Trăng là của riêng ta Ai ngờ anh là mặt trời của cả thiên hạ 11. Lời của anh toàn là lời đường mật Nhưng chết thật em lại là con ong 12. Tay anh đưa yomost Nhưng em lại thích you most 13. Mong anh tốt nghiệp hai bằng Một bằng đại học, một bằng lòng em 14. Trời sinh nhân tính diệu hiền Sao không sinh Ví đầy tiền luôn đi 15. Em đang tập viết tình ca Hợp âm thì ít, hợp anh thì nhiều Ảnh: Trương Mạnh Huy 16. Người ta mê mẩn bóng cười Còn em mê mẩn bóng người em yêu 17. Thế gian có người yếu người mạnh Họ là người mạnh còn mình nguoi yeu 18. Tình yêu anh là biển rộng Em sống trên núi chưa một lần đi bơi 19. Đường em đi toàn là hoa dại Thôi đừng ngại yêu đại đi anh 20. Tây Hồ dập dềnh sóng vỗ Em chỉ cần bến đỗ là anh thôi 21. Em sinh ra không phải để sống vất vả Mà là để sau này gả cho anh 22. Anh ơi gió lạnh cận kề Anh mau thu xếp mà về bên tôi 23. Thức khuya em tỉnh bằng trà Yêu anh em trả bằng tình được không? 24. Thời tiết này yêu em là ...

Bước 1: Bước 2: Bước 3: Bước 4: Vui trung thu với những chiếc bánh nhỏ được chế biến đặc biệt trong suốt có thể thấy rõ được nhân đậu đỏ ở bên trong luôn đấy! Tham khảo cách làm ngay sau đây nhé! Nguyên liệu: 3g bột gelatine 250g đậu đỏ 90g đường 350ml nước lọc Cách làm: Bước 1: Đậu đỏ hấp chín, rồi xay nhuyễn cùng 50g đường và 50ml nước. Lọc qua rây rồi cho lên chảo sên cho hơi sệt lại. Bước 2: Hòa tan 3g gelatine cùng 100ml nước cho đến khi tan hẳn. Trong một tô khác, cho 40g đường hòa tan cùng 200ml nước. Sau đó cho hỗn hợp gelatin vào hỗn hợp nước đường, tiếp tục khuấy đều. Bước 3: Tiếp đến cho hỗn hợp gelatin vào khay bánh trung thu, đổ khoảng 1/2 khuôn rồi cho vào tủ lạnh trong 5 phút. Bước 4: Cuối cùng rót hỗn hợp gelatin còn lại vào ngập khuôn và cho vào tủ lạnh chờ đông. Xem thêm cách làm chi tiết Bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ Thành phẩm rau câu trong suốt rất đẹp mắt Khi bánh trung thu rau câu đông lại thì cẩn thận lấy ra khỏi khuôn là có thể thưởng thức ngay cho mát lạnh nhé! Đây là món tráng miệng tuyệt vời cho cả nhà trong dịp tết trung thu này đấy! (Nguồn: afamily.vn)

4k Vào mỗi dịp Trung Thu, phố lồng đèn quận 5 lại trở thành một trong những con phố náo nhiệt nhất tại TPHCM. Nếu như Hà Nội nổi tiếng với con đường Hàng Mã sầm uất vào dịp trung thu hay Hội An sáng rực với những chiếc đèn lồng ở mọi con ngõ thì Trung Thu tại Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến Phố lồng đèn Quận 5. Vậy bạn đã biết địa chỉ, đường đi đến phố lồng đèn quận 5 chưa? Phố lồng đèn quận 5 (Q5), đây là khu vực có rất nhiều người Hoa sinh sống và định cư từ rất lâu đời nên đã hình thành nên nghề sản xuất thủ công lồng đèn do chính người Hoa tạo ra. Theo quan niệm Trung Quốc, lồng đèn là để tạo ra không khí lễ hội náo nhiệt, là biểu tượng cho sự đoàn tụ và nó được dùng trong tất cả các lễ hội. Địa chỉ phố lồng đèn quận 5, thành phố Sài Gòn Hãy cùng theo chân Girly khám phá phố lồng đèn quận 5 có gì đặc sắc nhé! 1. Khám phá con phố lồng đèn Quận 5 rực rỡ 2. Hướng dẫn đường đi đến phố lồng đèn Quận 5 3. Thời điểm thích hợp đi phố lồng đèn quận 5 4. Hình ảnh phố lồng đèn quận 5 5. Các hoạt động tại phố lồng đèn – Lương Nhữ Học 6. Những lưu ý khi đi phố lồng đèn quận 5 Khám phá con phố lồng đèn Quận 5 rực rỡ Địa chỉ: nằm ở khu đường Lương Nhữ Học – (Nằm giữa khúc đường Nguyễn Trãi & Trần Hưng Đạo), Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí Phố Lồng Đèn Quận 5 – HCM Phố lồng đèn nằm trên các tuyến phố gần nhau ở quận 5, trong đó nổi tiếng và nhộn nhịp nhất phải kể đến con đường Lương Nhữ Học. Hằng năm, cứ mỗi dịp Mùa Trung, khu phố này lại được trang hoàng lung linh, thu hút người dân Sài Gòn tìm đến mua sắm và chụp ảnh. Đèn lồng vốn có xuất phát từ người Hoa, và đặc biệt ở khu phố này, ngoài những sản phẩm được sản xuất công nghệ thì vẫn có những sản phẩm thủ công do chính người Hoa tạo ra. Họ lưu giữ được những đường nét và bản sắc của những chiếc đèn lồng xa xưa. Chúng ta có thể bắt gặp đa dạng các loại đèn lồng với những họa tiết khác nhau: Đèn lồng giấy. Đèn lồng kiểu tròn. Loại đèn lồng kiểu tỏi. Đèn lồng kiểu trám. Đèn lồng kiểu dù. Loại đèn lồng kiểu kim cương. Đèn lồng kiểu đĩa bay… Phố lồng đèn quận 5 đa dạng kiểu dáng, rực rỡ đêm trăng rằm Đèn lồng họa tiết hình ảnh con người Việt Nam Để có thể cảm nhận được không khí rộn ràng và con phố ...

Bánh trung thu là một loại bánh không thể thiếu trong ngày tết trung thu sắp đến, nhưng nếu bạn lo sợ các loại bánh trung thu bày bán bên ngoài không chất lượng và kém vệ sinh thì bạn có thể tự tay làm cho mình những chiếc bánh trung thu ngay tại nhà chỉ với chiếc chảo thôi đấy. Hãy cùng học cách làm ngay sau đây: Nguyên liệu Cách làm bánh trung thu đậu xanh Bước 1: Sơ chế đậu xanh Đầu tiên bạn đem đậu xanh đã lột vỏ đi vỏ sạch sau đó ngâm trong nước khoảng 1-2 tiếng cho đậu nở mềm. Sau đó bạn đem đậu xanh cho vào nồi nấu, bạn cho vào nồi lượng nước cao hơn bề mặt đậu xanh nửa đốt ngón tay rồi đun đậu ở lửa lớn, khi thấy nồi đậu xanh nổi bọt thì giảm dần lửa xuống. Đun đến khi đậu chín, nước trong nồi cạn đi bớt thì vớt đậu ra bát. Bước 2: Xay đậu xanh Bạn cho vào bát đậu xanh 2 muỗng cà phê đường trắng rồi trộn đều cho đường tan ra và thấm vào đậu xanh. Tiếp theo bạn cho hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Bước 3: Sên bánh và tạo hình Bạn cho 2 muỗng dầu ngô vào chảo sau đó đổ phần hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào và đảo liên tục ở lửa vừa. Nếu cảm thấy hỗn hợp bắt đầu khô lại và dính vào chảo thì bạn có thể cho thêm 1 muỗng dầu ngô vào rồi đảo tiếp. Sau khi đã sên đều phần đậu xanh, bạn lấy một lượng nhỏ khoảng 30g và cho vào khuôn bánh trung thu để tạo hình sau đó nhấn bánh vào đĩa là xong. Thành phẩm Món bánh trung thu đậu xanh là một lựa chọn rất phù hợp cho những bạn muốn tự tay làm cho mình một chiếc bánh trung thu mà không phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Chiếc bánh trung thu đậu xanh làm bằng chảo vẫn giữ được hương vị của một chiếc bánh trung thu truyền thống kết hợp cùng hương vị đậu xanh ngọt béo là một món bánh vừa an toàn vừa ngon miệng trong dịp tết trung thu này.

Với vỏ ngoài được nướng vàng bắt mắt, nhân đậu xanh ngọt dịu và tạo hình cá mới lạ xinh xắn, chắc chắn mọi người sẽ rất thích thú khi nhận được những chiếc bánh trung thu này đấy. Cách làm lại vô cùng đơn giản thôi, cùng nhau vào bếp làm nên những chiếc bánh thơm ngon cho những người thương quý nhé! Nguyên liệu cho 10 chú cá Vỏ bánh 320g bột mì 180g nước đường bánh nướng 35g lòng đỏ trứng Nhân bánh Hỗn hợp quét bánh 1 lòng đỏ trứng gà và 1 ít lòng trắng Dụng cụ hỗ trợ Khuôn bánh hình cá (Trong bài viết này dùng loại 100g) Giấy lót chống dính, cọ quét hỗn hợp Cách thực hiện Để hoàn thành những chiếc bánh trung thu hình cá đáng yêu này, bạn cần khoảng 2,5 tiếng nhé! 1Làm vỏ bánh Bước 1: Trộn bột Bột mì rây thật mịn, tạo chỗ trũng giữa bột, cho lòng đỏ trứng, dầu ăn, nước đường và bơ đậu phộng vào, khuấy đều cho các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau. Rửa sạch tay, nhồi bột đến khi bột thành một khối dẻo hoàn chỉnh, đều màu thì dừng. Tránh nhồi bột quá kỹ sẽ làm bột bị chai, ăn không ngon. Bước 2: Ủ bột Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín bột và ủ trong 45 phút. 2Làm nhân bánh Bước 1: Nấu đậu xanh Đậu xanh đãi vỏ các bạn ngâm qua đêm cho đậu nở. Vo sạch rồi cho vào nồi với lượng nước gấp đôi lượng đậu, thêm 1 ít muối rồi nấu nhừ. Khi đậu sôi lên bạn nhớ vớt bọt đi nhé. Khi đậu đã nở nhừ rồi thì bạn cho đường vào, nấu thêm đến khi cạn nước thì tắt bếp. Bước 2: Sên nhân đậu Đậu xanh nấu xong các bạn đợi một lúc cho hơi nguội bớt, cho tất cả đậu vào máy xay, xay nhuyễn. Chia dầu dừa đã chuẩn bị thành 3 phần, cho đậu xanh đã xay vào chảo không dính cùng 1 phần dầu dừa, xào đều tay. Khi đậu xanh hơi sệt lại, cho tiếp phần dầu thứ hai, vẫn đảo thật đều tay. Đến khi đậu xanh đã quánh lại, cho vào phần dầu cuối cùng, sên đều đến khi đậu dẻo lại thành 1 khối là xong. Bước 3: Tạo hình bánh Chia nhỏ nhân bánh thành các khối nhỏ tầm 40g hoặc ít hơn nếu bạn không thích nhiều nhân. Tạo hình nhân bánh sao cho phù hợp với dáng của khuôn bánh Vỏ bánh lấy ra chia thành các khối nhỏ tầm 65g. Rắc 1 lớp bột áo mỏng lên thớt, cán vỏ bánh vừa đủ, đặt nhân vào giữa và gói kín lại. Bạn chú ý sao cho bột bao kín nhân, không có không khí bên trong và không có vết nứt. Nếu có không khí giữa lớp vỏ và nhân, khi nướng lên ...

Bánh trung thu rau câu khác hẳn với bánh trung thu truyền thống. Bởi lớp vỏ không làm bằng bột và nhân đậu xanh thường thấy. Vỏ bánh trung thu rau câu được làm từ thạch rau câu mát lạnh và phần nhân được làm theo nhiều nguyên liệu khác nhau. Cách làm bánh trung thu rau câu cũng cực kỳ đơn giản, dễ làm hơn bánh truyền thống rất nhiều. Nguyên liệu Bột rau câu giòn. Bánh flan. Lá dứa. Nước cốt dừa. Cách thực hiện 1Sơ chế Lá dứa rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ rồi bỏ vào máy xay sinh tố thêm một chén nước và xay nhuyễn, sau đó lược lấy nước cốt. 2Nấu rau câu Để rau câu không bị chảy nước bạn cho bột rau câu vào nồi với khoảng 2 lít nước, khuấy đều rồi để trong 30 – 45 phút rồi bắt lên bếp. Vừa nấu vừa khuấy đều để cho bột rau câu tan hoàn toàn. Cho thêm 3 lá dứa để rau câu có vị thơm hơn. Khi nước sôi thì bạn cho khoảng 100g đường cát vào và khuấy đều để cho đường tan hết. Tiếp theo cho 100g sữa đặc và tiếp tục khuấy, cuối cùng bạn cho 100ml nước cốt dừa, khuấy đều rồi tắt bếp. Tiếp đó bạn múc một ít nước rau câu ra một nồi khác để xíu chúng ta đổ làm lớp cuối cùng. 3Đổ khuôn rau câu Bước 1: Bạn chuẩn bị một cái khuôn có hình bánh trung thu để bắt đầu đổ rau câu. Múc một ít nước rau câu cho ra một cái tô, cho một vài muỗng lá dứa vào để có màu xanh lá rồi đổ lớp đầu tiên, nhớ là đổ mỏng thôi nha. Bước 2: Đợi lớp đầu tiên nguội thì bạn đổ lớp rau câu thứ 2, bạn múc nước rau câu và cho một ít nước cốt dừa để có màu trắng đục. Cũng đổ một lớp mỏng, nếu bạn sợ bị tách lớp thì bạn lấy một cây tâm và đâm các lỗ trên lớp thứ nhất sẽ không bị tách lớp. Bước 3: Lớp thứ 2 nguội thì bạn cho nhân bánh flan vào giữa, tiếp tục làm lớp thứ 3 với nước rau câu và bột cacao, nhớ dùng tăm đâm một số lỗ ở lớp thứ 2 để không bị tách lớp nhé. Bước 4: Lớp thứ 3 nguội thì chúng ta lại tiếp tục đổ lớp thứ 4 với rau câu nước cốt dừa. Bước 5: Lớp thứ 4 nguội thì bạn cho tiếp đến nước rau câu, mình cho phần nước rau câu này vào sau cùng để bảo vệ lớp rau câu nước cốt dừa không bị thiêu khi bỏ vào tủ lạnh. Thành phẩm Bạn để rau câu nguội và để vào ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 tiếng là có thể ăn được rồi. Bánh Trung thu thạch rau câu ...

Nguyên liệu Cách làm bánh Trung Thu dẻo nhân đậu xanh Thành phẩm [material] Nguyên liệu [/material] Cách làm bánh Trung Thu dẻo nhân đậu xanh 1Làm nhân đậu xanh – Ngâm đậu xanh khoảng 4 tiếng, vo sạch rồi vớt ra. – Cho đậu xanh vào nồi với 250ml nước, nấu cho đậu xanh chín mềm. Khi đậu xanh chín thì đổ 20g đường, 1 ít muối, trộn đều cho đường và muối tan hết rồi tắt bếp. – Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn đậu xanh. Nếu không có máy xay thì có thể giã hoặc tán nhuyễn đậu xanh. – Cho đậu xanh đã xay vào chảo, sên đậu xanh với lửa nhỏ. Sau đó cho 15ml dầu ăn vào, sên đều thấy đậu xanh hơi khô thì tắt bếp. 2Nấu nước đường – Đổ vô nồi 150ml nước, 150g đường, cho phần muối còn lại vào, sau đó đun sôi cho tan đường hết rồi tắt bếp. 3Cách làm bánh dẻo – Đổ nước đường ra tô, cho từ từ bột nếp chín vào nước đường, trộn cho đến khi bột bắt đầu đặc lại và dẻo là được. Sau đó ủ bột trong khoảng 30 phút. Để lại một ít bột nếp làm bột áo. – Đổ bột áo ra mặt thớt hoặc bàn, cho bột đã ủ lên, bắt đầu nhồi bột cho tới khi bột áo thấm hết phần bột là được. Chia bột ra từng phần và vo tròn. – Đổ ít bột áo ra thớt, cán từng phần bột cho mỏng, cán phần rìa bột mỏng hơn phần trong. Sau đó cho phần nhân đậu xanh vào trong. – Nắn bột lại cho tròn bánh. – Bỏ phần đã nắn vào trong khuôn lò xo, ấn chặt cho bánh đều khuôn rồi ấn mạnh xuống. Thành phẩm Đơn giản phải không nào, bánh làm xong để khoảng 2 ngày thì bánh sẽ trong và ngon hơn. Nếu nhà không có lò nướng để làm bánh nướng thì bánh dẻo là một lựa chọn dễ dàng. Cùng thưởng thức bánh dẻo, dai và thơm bùi của nhân đậu xanh nhé.

Bánh Trung Thu là một loại bánh truyền thống, được dùng trong dịp tết Trung Thu. Với cách làm đơn giản, bánh Trung Thu đậu xanh nhân trứng muối có vỏ bánh vàng ươm thơm phức, vị mặn ngọt vừa phải, nên không làm bạn cảm thấy ngán khi ăn. Nguyên liệu 120g bột mì 150g đậu xanh cà không vỏ 2 quả trứng gà 10g bơ đậu phộng 6 lòng đỏ trứng muối 1 muỗng nước cốt chanh Gia vị: dầu ăn, muối, đường, bột trà xanh Cách thực hiện Bước 1: Nấu nước đường làm bánh Cho vào nồi 500g đường và 300ml nước lọc, bật bếp lên rồi nấu cho nước sôi và đường chuyển sang màu vàng nâu, tiếp tục nấu thêm 30 phút ở lửa nhỏ rồi cho 1 muỗng nước cốt chanh vào, nấu thêm 15 phút nữa thì tắt bếp. Sau đó cho nước đường ra tô, để cho nguội hẳn rồi cho vào trong hủ đậy kín, bảo quản ở nơi thoáng máng, sau 3 ngày thì có thể lấy ra sử dụng được rồi. Nước đường là một trong những nguyên liệu quan trọng, nó giúp tạo nên mùi thơm và màu sắc đẹp mắt của bánh Trung Thu. Phần nước đường này để càng lâu, bánh sau khi làm xong sẽ lên màu đẹp hơn nhé. Bước 2: Làm vỏ bánh Đập một quả trứng gà vào trong tô, rồi cho vào đó phần bơ đậu phộng, 15ml dầu ăn, 80g nước đường làm bánh, sau đó rây 120g bột mì từ từ vào trong tô, trộn đều. Tiếp đó, nhào bột thật kỹ để tất cả các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau, tạo thành một khối mịn và không dính tay là được. Sau đó bọc khối bột lại để bột không bị khô, rồi cho bột nghĩ 30 phút. Bước 3: Sơ chế nhân đậu xanh và trứng muối Đậu xanh sau khi mua về thì rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 4 tiếng để đậu xanh nở mềm, vớt ra rửa sạch lại với nước. Cho đậu xanh vào trong một cái nồi cùng với 500ml nước, rồi nấu cho đậu chín mềm. Sau đó cho đậu vào một cối xay cùng với 80g đường, 3g muối, bật máy lên xay đến khi đậu nhuyễn mịn là được. Ở bước này, bạn nên xay khi đậu còn nóng sẽ dễ hơn đơn đó, nếu như không có máy xay thì bạn có thể dùng muỗng tán mịn cũng được. Đổ phần đậu xanh đã xay mịn vào trong chảo với một ít dầu, rồi tiến hành sên đậu ở lửa nhỏ đến khi phần nhân khô lại. Chia bột ra làm 2 phần, một phần giữ nguyên, phần còn lại thì cho bột trà xanh đã hòa với nước vào với một ít dầu ăn, đảo đều thêm 1 phút cho phần nhân khô ráo thì tắt bếp. Trứng muối thì bạn tách ra lấy phần ...

Mỗi dịp tết trung thu về, mỗi nhà đều sắm sửa những vật dụng, bánh trái, đồ trang trí để chuẩn bị cho một mùa trăng rằm thật vui vẻ, đoàn viên, đặc biệt không thể thiếu đi những chiếc bánh trung thu óng ả và thơm lừng. Có những người chọn cách là mua bánh trung thu làm sẵn, cũng có những người lại thích tự tay làm những chiếc bánh nướng cho cả gia đình ăn hoặc biếu tặng. Làm bánh trung thu không hề khó, có thể khẳng định như vậy tuy nhiên vì nguyên liệu rất nhiều và công đoạn làm cũng nhiều thời gian nên hầu hết các bài hướng dẫn làm bánh trung thu đều khá dài. Một trong những nguyên liệu quen thuộc để làm bánh trung thu đó chính là nước đường – đây chính là nguyên liệu quan trọng và cần thiết để tạo nên màu sắc đẹp mắt cũng như vị thơm ngon, ngọt và mềm cho bánh trung thu, bánh nướng. Để nấu được nước đường ngon đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận nếu không sẽ dễ gặp các lỗi sai sau: Lại đường Nước đường sau khi nguội bị đặc, cứng hoặc quá loãng Nước đường có màu quá sậm làm cho bánh trông như bị khét Hãy cùng xem hướng dẫn nấu nước đường cho bánh trung thu, bánh nướng qua bài dưới đây. Nguyên liệu (ra được khoảng 1 – 1.2 lít nước đường) 600ml nước nóng 1 quả chanh vàng (khoảng 60-70g) – Đường: Trong công thức này mình sử dụng 2 loại đường là đường nâu và đường trắng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể dùng 1kg đường cát trắng vẫn được, tuy nhiên pha đường nâu / đường vàng vào sẽ tạo cho bánh có màu sắc đẹp hơn. Lưu ý không dùng đường thốt nốt vì sẽ làm cho bánh nhìn như bị khét. Lưu ý: Nên chọn loại đường sạch, khi nấu thì nước đường sẽ trong, hạn chế bị bọt và bụi bẩn. –  Chanh vàng: Bạn có thể thay bằng chanh ta hoặc quả dứa cũng được. Mục đích cho chanh vào để tránh hiện tượng bị lại đường. và tạo cho nước đường có vị thanh, thơm hơn rất nhiều. Ngoài ra trong một số công thức còn cho thêm mạch nha và nước tro tàu vào. Mạch nha và nước tro tàu sẽ giúp cho nước đường mềm, sánh từ đó vỏ bánh sẽ mềm hơn. Lưu ý: Nên mua 2 nguyên liệu này ở nơi uy tín, tránh mua ở cửa hàng không rõ nguồn gốc. Cách nấu nước đường bánh nướng trung thu tại nhà Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Chanh vàng bạn vắt lấy nước cốt, bỏ hạt, giữ lại vỏ chanh. Bước 2: Cách nấu nước đường bánh nướng Cho 500g đường nâu, 500g đường trắng cùng 600ml nước nóng vào nồi bắc lên bếp đun ...

Nhân khoai môn đậu trắng ngọt dịu, thơm bùi  Nguyên liệu để làm nhân khoai môn đậu trắng cần có: Hướng dẫn chi tiết cách sên nhân khoai môn đậu trắng:  Nhân đậu đỏ thơm ngon, mịn dẻo  Nguyên liệu để làm nhân đậu đỏ bánh trung thu cần có: Hướng dẫn chi tiết cách sên nhân đậu đỏ bánh trung thu: Nhân hạt sen nhãn nhục lạ miệng, thanh mát Nguyên liệu để làm nhân hạt sen nhãn nhục cần có : Hướng dẫn chi tiết cách sên nhân hạt sen nhãn nhục bánh trung thu: Bánh trung thu là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đêm Trung thu của hầu hết các gia đình Việt. Càng ngày chiếc bánh trung thu càng được biến tấu thành nhiều kiểu dáng khác nhau với nhiều những loại nhân đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Bánh trung thu giờ đây không chỉ dừng lại ở nhân đậu xanh, nhân thập cẩm mà còn được sáng tạo với nhiều loại nhân khác hơn như nhân khoai môn đậu trắng, nhân đậu đỏ, nhân hạt sen nhãn nhục,… Những sự thay đổi đấy không làm mất đi hương vị của chiếc bánh trung thu truyền thống mà còn giúp cho mọi người có thêm nhiều những sự lựa chọn hấp dẫn hơn. Hãy cùng chúng tớ tham khảo cách sên 3 loại nhân bánh trung thu này nhé. Nhân bánh là yếu tố tạo nên hương vị hấp dẫn của chiếc bánh trung thu. Sên nhân bánh trung thu không khó, chỉ cần một chút tỉ mỉ, khéo léo là bạn đã có thể sáng tạo ra chiếc bánh trung thu cho riêng mình. Trào lưu làm bánh handmade cũng vì thế mà trở thành “hot trend” với nhiều kiểu bánh đa dạng, phong phú, phù hợp sở thích ăn uống của nhiều người khác nhau. Với những gợi ý cho 3 loại nhân bánh trung thu đặc biệt dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ chọn được cho mình một cái tên để làm quà cho người thân yêu trong những ngày sắp tới Nhân khoai môn đậu trắng ngọt dịu, thơm bùi  Nhân khoai môn đậu trắng gần đây cũng được rất nhiều mọi người tin dùng với vị ngọt tự nhiên, không quá ngọt như nhân đậu xanh và ăn rất bùi, rất thơm.  Khoai môn và đậu trắng là một sự kết hợp tuyệt vời cho mùa trung thu này đấy. Nguyên liệu để làm nhân khoai môn đậu trắng cần có: 150 gr khoai môn 200 gr đậu trắng 50 ml nước lá cẩm 70 ml dầu dừa 20 gr bột bắp 80 gr đường trắng  20 gr bột mì Hướng dẫn chi tiết cách sên nhân khoai môn đậu trắng:  Bước 1: Gọt vỏ và cắt nhỏ khoai môn sau đó cho vào nồi nước luộc chín. Đậu trắng rửa sạch, luộc chín. Sau đó, bóc lớp vỏ lụa bên ngoài đậu bỏ đi. Khoai môn khi làm ...

Lưu ý khi làm Nhân bánh Lưu ý khi làm Vỏ bánh Khắc phục các lỗi khi làm bánh Trung Thu nướng Nước đường bị đọng hạt li ti >> Xem thêm: Cách làm nước đường làm bánh Trung Thu nướng Bánh nướng bị khô, cứng Bánh nướng bị ướt Bánh bị nứt khi nướng Bánh nướng lên màu không đẹp >> Xem thêm: Cách làm bánh Trung Thu nhân thập cẩm trứng muối Tháng 8 luôn nhộn nhịp bởi cái Tết Trung Thu với việc các mẹ tự làm bánh cho gia đình, người thân của mình. Tuy nhiên, hiện nay không phải đợi đến tháng 8 mà mới tháng 6 – tháng 7 các chị em đã rục rịch truyền tai nhau những kinh nghiệm làm bánh Trung Thu rồi. Và bánh Trung Thu nướng hay còn gọi là bánh Trung Thu truyền thống được chị em chia sẽ nhiều nhất. Dưới đây là những lưu ý cũng như cách khắc phục cho những chị em chưa có kinh nghiệm làm món bánh Trung Thu nướng nhé! Cùng đọc và tham khảo cho mẻ bánh mùa Trung Thu năm nay nào! Lưu ý khi làm Nhân bánh Với nhân thập cẩm thì các bạn nên chọn cho mình những nguyên liệu chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bạn cũng có thể tự tay làm tất cả nguyên liệu cho nhân bánh từ mỡ heo, chà bông gà, lạp xưởng, trứng muối… Mất thời gian một chút nhưng chất lượng được đảm bảo hoàn toàn. Đối với nhân đậu xanh nên ngâm trước đó một đêm hoặc nếu có thể ngâm nước nóng để đậu nhanh chín khi hấp. Bên cạnh đó các bạn cần lưu ý một vài điều như sauđể đậu xanh được uống đủ nước rồi với đem hấp chín xà say nhuyễn.  Tuy nhiên để nhân bánh được mịn, dẻo, và không bị khô hay bị vỡ  thì cần lưu ý một vài điều như sau: Đậu xanh cần được xay kĩ với nhiều nước, nước giúp xay nhuyễn dễ dàng với cả trường hợp muốn xay nhiều. Đường cần được cho vào sớm, hoặc khi nấu nên bỏ đường để đường được tan vào đậu khi nấu. Tương tụ với dầu ăn, dầu ăn cần được cho vào từ sớm khi hỗn hợp nhân còn lỏng. Tránh hiện tượng chảy ngược dầu. Nên sên đậu ở lửa nhỏ vừa phải, lửa quá lớn cũng khiến dầu bị chảy, và nên sên khoảng 1.5-2h đồng hồ đến khi nhân không dính chảo nữa là được, và sên nhân kĩ để không bị chảy xệ hoặc khô khi nướng. Lưu ý khi làm Vỏ bánh Hiện nay có rất nhiều công thức hướng dẫn làm bánh Trung Thu, đối với công thức trên mạng bạn làm theo nhưng muốn gia giảm số lượng thì nên tìm hiểu kỹ các lưu ý để có thể biến tấu theo cách của bạn nhé. Với ...

Khi đã áp dụng đúng công thức nhưng bánh dẻo của bạn làm ra vẫn bị lỗi như vỏ bánh bị khô, bị nhão, bánh không được sắc nét,… Cooky xin chia sẻ những bí quyết để những chiếc bánh Trung thu dẻo bạn tự làm sẽ thành công không một lỗi nào xuất hiện luôn! Điều quan trọng khi làm bánh dẻo là bạn phải hiểu rõ nguyên nhân vì sao bánh bị mất nét, chảy, co hoặc bột nhào không mịn, vẫn còn hạt gạo thì bạn mới khắc phục được. Dưới đây là những lỗi thường gặp cũng như cách khắc phục, bạn tham khảo và sẽ tự tay làm thành công được những chiếc bánh xinh nhé! Bánh dẻo bị khô Bánh dẻo bị khô là do bạn trộn bột chưa đạt yêu cầu. Và lẽ dĩ nhiên để bánh dẻo của bạn làm ra ngon, có đủ độ dẻo hay không còn phụ thuộc vào cách chia tỉ lệ bột, nước đường và cách cảm nhận bột của bạn nữa. Bột bánh dẻo khi trộn phải mềm, sờ vào cảm giác có dầu ăn dính ở tay, càng để lâu dầu ăn ngấm vào làm vỏ bánh càng mềm và trong hơn. Cách khắc phục: Áp dụng công thức làm bánh dẻo một cách chính xác và không máy móc, bên cạnh đó phải hiểu được độ hút nước của bột mà mình đang sử dụng để từ đó có sự thay đổi phù hợp. Bánh bị nhão Khi bạn áp dụng một công thức nhưng vẫn không thành công có thể do loại bột bánh dẻo của bạn khác với công thức nên độ hút nước của bột sẽ khác nhau hoặc cũng có thể nước đường bạn nấu chưa đúng.  Bánh bị nhão có thể do bạn cho quá nhiều dầu hoặc nước. Cách khắc phục: Cho thêm bột vào cho đến khi thấy bột đủ độ dẻo. Bánh dẻo không được sắc nét Lỗi này mình thấy nhiều mẹ làm sai lắm, nguyên nhân chính là do cách trộn bột sai. Có đôi khi thì bạn lại nhồi bột quá kĩ khiến bột bị chai và khó có thể làm hình đẹp sắc nét. Nguyên nhân cuối cùng khá khách quan là do chất lượng khuôn bánh của bạn. Cách khắc phục: Tuyệt đối không để bột nghỉ quá lâu hoặc nhào bột quá kĩ. Chỉ nhào cho đến khi bột bánh dẻo, nước đường, dầu ăn quyện vào với nhau thành khối mịn dẻo là đem đi đóng bánh ngay. Nếu làm không kịp vì quá nhiều bánh thì bạn nên chia thành nhiều lần trộn bột, không nên trộn một lúc rồi để bột đã trộn ngoài nhiệt độ quá lâu vì dễ dẫn đến bột nhanh khô và khó đóng bánh. Khuôn bánh hiện tại mình thấy sắc nét và hoa văn sâu là khuôn trung thu Singapore. Bánh nhanh thiu Có nhiều mẹ hay than vãn làm bánh ...

Dụng cụ: Bước 1:  Bước 2:  Bước 3: Bước 4:  Bước 5: Bước 6:  Bạn còn nhớ những con chó bông làm từ trái bưởi cực xinh trong mâm cỗ Trung Thu, gắn liền với tuổi thơ của chúng mình không? Trung thu này tự làm thử xem nhé. Thực ra cũng khá đơn giản đấy. Chỉ cần có chút thời gian rảnh và khéo tay thôi. ​ cách làm chú chó bưởi Dụng cụ: 1 trái cam 1 trái đu đủ xanh 3-4 trái bưởi  Tăm nhọn 2 hạt nhãn hoặc hạt mãng cầu Giấy bìa đen, đỏ Thực ra, làm chó bưởi “đúng chất” là phải dùng thân cây chuối bên trong. Nhưng ở thành phố khó tìm thì bạn dùng đu đủ xanh để thay thế cũng được nhé! Bước 1:  Cắt đôi quả đu đủ cho vừa với quả cam. Lấy phần cuống. Cắt một miếng mỏng ở bên trái đu đủ để làm chân đế đứng cho vững. Ghim quả cam vào miếng đu đủ để làm phần thân. Bước 2:  Bưởi gọt vỏ, giữ lại phần vỏ. Phần trái bưởi tách múi, đánh tơi các múi bưởi bên trong. Lưu ý: Nếu chọn những quả bưởi khô, hơi non thì sẽ dễ làm hơn. Bước 3: Gắn các múi bưởi lên phần thân. ​cách làm chú chó bưởi Bước 4:  Lấy những miếng vỏ bưởi xanh, cắt gọt tạo hình tai và đuôi chó. Phủ các múi bưởi lên. ​cách làm chú chó bưởi Bước 5: Gắn tai và đuôi lên để hoàn thiện phần tạo hình. Bước 6:  Gắn 2 hạt nhãn hoặc mãng cầu lên làm mắt. Dùng giấy bìa cắt hình mũi, lưỡi, vòng đeo cổ cho chó bưởi. Vậy là bạn chó bưởi đáng yêu đã hoàn tất rồi nhé! Cùng nhìn ngắm thành quả nào! Chú chó bưởi đỏ này cũng dễ thương quá nè! ​cách làm chú chó bưởi cách làm chú chó bưởi Chúc các bạn làm được những chú chó bưởi thật đẹp mắt cho mâm cỗ Trung thu năm nay nhé!

Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở TP Hồ Chí Minh Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Đồng Nai Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Vũng Tàu Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Hà Nội Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Quảng Ninh Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Điện Biên Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Lạng Sơn Dưới đây là tổng hợp địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu đầy đủ từ A đến Z trên toàn quốc. Chuẩn bị đến mùa trung thu rồi mà lại muốn tự làm bánh trung thu nhưng không biết cách làm chính xác các loại nhân thì hãy yên tâm vì đã có nơi bán nguyên liệu làm bánh trung thu đầy đủ hết, đương nhiên là vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm rồi. Mình tổng hợp lại hết cho các bạn tiện theo dõi nha! Những địa điểm dưới đây cung cấp đầy đủ các nguyên liệu làm bánh trung thu như : bột mì, bột dẻo, hạt điều, hạt mứt, hạt dưa, nước đường, hạt bí, mứt sen, trứng muối, hương bưởi, nhân đậu đỏ…Hàng đảm bảo về chất lượng và giá cả. địa chỉ bán nguyên liệu làm bánh trung thu Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở TP Hồ Chí Minh 01. Sanh Ký Địa chỉ: 136 Lương Nhữ Học, Phường 11, Quận 5, TP.HCM Website: botsanhky.com Số điện thoại: 08. 3950 8693 – 08.6261 0863 02. Khánh Hạnh Địa chỉ: 43 Phó Đức Chính, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Số điện thoại: 083.8434363 – 0908.566.827 – 0122.5678004 03. Home Baked Địa chỉ: 25 Dương Tự Quán , Phường An lạc A, Quận Bình Tân, TP.HCM Trang Fanpage:facebook.com/yeulambanhsg Số điện thoại: 093 394 85 85 04.Tân Nhất Hương Địa chỉ: Chi nhánh chính: Tòa nhà Choy’s, 61A Trần Quang Diệu, Quận 3, TP. HCM Chi nhánh 2: 155 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM Website: tannhathuong.com/ Trang Fanpage: facebook.com/sieu.thi.nganh.banh Số điện thoại: 0862903746 – 0838120222 05. Mạch Thanh Trúc Địa chỉ: 80/9C13 Tân Hòa Đông, Quận 6, TP. HCM Trang cá nhân: facebook.com/mach.truc Số điện thoại: 0903160026 06. Bếp Nhà Sâu Địa chỉ: Số 53, đường 106, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP. HCM Trang Fanpage: facebook.com/BepnhaSau Số điện thoại: 01684826355 07. Beemart Địa chỉ: 102 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP. HCM Website: beemart.vn/nguyen-lieu-trung-thu Trang Fanpage: facebook.com/beemartvietnam Số điện thoại: 1900.636.546 Cùng Cooky tham gia lớp học làm bánh Trung Thu truyền thống để tìm ra những nguyên liệu bí mật cho mẻ bánh Trung Thu hoàn hảo tại gia nhé cả nhà. địa chỉ bán nguyên liệu làm bánh trung thu Địa điểm bán nguyên liệu làm bánh trung thu ở Đồng Nai Dụng Cụ Bếp Bánh Địa chỉ: 46 Võ Thị Sáu, Phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai Website: dungcubepbanh.com Trang Fanpage: facebook.com/DungCuBepBanhBienHoa Số điện ...

Trung thu là dịp để mọi người quây quần bên nhau, bên cạnh những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh thắm đượm tình nồng, thì những chiếc hộp đựng bánh Trung thu cũng là yếu tố giúp món quà của bạn thêm trọn vẹn. Nếu đang muốn chiếc hộp bánh Trung thu của mình thêm độc đáo, tinh tế… hãy thử học ngay cách làm hộp đựng bánh Trung thu này nhé! Cách 1: Hộp đựng bánh Trung thu hình vuông Dụng cụ: – Giấy bìa đỏ – Giấy hoa văn trang trí (tùy thích) – Dụng cụ: kéo, bút, thước Cách làm: Bước 1. Dùng kéo, bút và thước phác thảo mẫu hộp ra trước, xem hình để có thể thấy rõ hơn. Cắt miếng giấy bìa thành hình thù như hình bên dưới. Bước 2. Dùng tay gấp hộp theo những đường cắt của miếng giấy bìa sẽ tạo thành chiếc hộp hình vuông rất đẹp mắt. Thành phẩm: Chỉ với 2 bước đơn giản, nhanh gọn bạn đã có được chiếc hộp đựng bánh trung thu rồi đấy! Cùng bỏ chiếc bánh Trung thu handmade vào hộp đựng nào? Cách 2: Hộp đựng bánh Trung thu hình chữ nhật Dụng cụ: – Giấy bìa đỏ – Giấy trắng – Giấy hoa văn trang trí – Dây ruy-băng – Dụng cụ: kéo, bút, thước Cách làm: Bước 1. Để làm hộp đựng bánh, đầu tiên bạn cần phác thảo mẫu hộp ra giấy trước, bạn có thể tham khảo kích thước hộp như hình. Kẻ phác thảo kích thước hộp đựng bánh Trung thu lên giấy Bước 2. Vẽ lên giấy bìa màu đỏ mà bạn đã chuẩn bị để làm hộp bánh. Với những kích thước đã có sẵn, bạn chỉ cần vẽ và đo lại cho trùng khớp là được. Sau đó cắt bỏ đi phần tam giác và hình chữ nhật nhỏ kí hiệu (x) như trong hình. Sau đó vẽ lên giấy bìa để làm hộp bánh với kích thước đã có Bước 3. Bạn gấp các cạnh 1,2,3 và 4,5,6 vào bên trong. Dán giấu đi phần mép số 6 vào bên trong chiếc hộp. Sau đó dán 2 mép hộp số 1, 2 với nhau. Gập các cạnh 1,2,3 và 4,5,6 vào bên trong, rồi dán giấu đi mép số 6, dán mép số 1,2 vào Bước 4. Tiếp theo, bạn dán hai mép giấy số 2 và số 3 với nhau tạo thành thân hộp. Dán 2 mép số 2,3 với nhau để làm thân hộp Bước 5. Cuối cùng dán nốt mép giấy 4,5 với nhau để làm nắp hộp bánh là xong. Tiếp tục dán mép số 4,5 với nhau để làm nắp hộp Bước 6. Về cơ bản, chiếc cách làm hộp đựng bánh Trung thu đã hoàn thiện với phần khung bên ngoài rồi đấy, bây giờ bạn chỉ cần cắt thêm giấy hoa văn dán chồng lên là đã tự làm xong chiếc hộp đựng bánh Trung thu kiểu dáng đơn giản này rồi. Về cơ bản ...

I Love Kitchen Shop Kupkace Shop Bảo Family’s Shop Hộp đựng bánh Trung Thu – Bùi Văn Ba 1. Cửa hàng Beemart 2. Cửa hàng Abby ​3. Bánh ngon shop Shop dụng cụ làm bento Shop Tom & Kem Kiểu dáng và màu sắc trang trí của những chiếc hộp đựng bánh trung thu sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho những chiếc bánh trung thu mà bạn làm ra. Do đó, việc lựa chọn những hộp hay túi đựng bánh trung thu cho phù hộp với sở thích cá nhân và túi tiền luôn tốn của bạn không ít thời gian đắng đo tìm tòi và chọn lựa. Sau đây là gợi ý cho bạn hàng loạt các địa chỉ bán hộp đựng bánh trung thu tại HCM và Hà Nội mà bạn có thể tham khảo hoặc liên hệ mua cho mình những hộp đựng bánh trung thu thích hợp nhé! Địa chỉ bán hộp đựng bánh trung thu tại HCM I Love Kitchen Shop I Love Kitchen Shop chuyên bán các sản phẩm nguyên liệu và dụng cụ làm bánh, rất tiện lợi như: Khuôn và bao bì bánh trung thu, khuôn bánh kim loại, khuôn silicone chịu nhiệt, khuôn nhựa, … Điện thoại: 0911 188 088 – 0973 390 746 Địa chỉ: 490/16A Lê Văn Sĩ, Phường 14, Quận 3 >>> Bản Đồ Kupkace Shop Kupkace Shop chuyên bán nguyên liệu làm bánh, dụng cụ làm bánh với nhiều mẫu mã đẹp đa dạng. Đặc biệt trong mùa trung thu, Kupkace Shop còn kinh doanh nhiều mặt hàng như: khuôn bánh trung thu lò xò, hạt bí tách vỏ, các hộp và túi đựng bánh trung thu cho các bạn có nhu cầu làm bánh tha hồ chọn lựa. Điện thoại: 097 6147 246 Địa chỉ: 208/10, Phan Huy Ích, P. 12, Quận Gò Vấp >>> Bản Đồ Bảo Family’s Shop Shop Gia Đình Bảo có các mặt hàng khay hộp làm bánh, nguyên liệu làm bánh… dành cho các bạn yêu thích làm bánh nhưng còn e ngại vì khó mua các mặt hàng này thường bán sỉ với số lượng lớn. Ngoài ra mẹ Bo còn nhận đặt làm bánh các loại như: bánh chưng, bánh trung thu… Điện thoại: (099) 3145 844 Địa chỉ: 34/19 Cư Xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11 >>> Bản Đồ Hộp đựng bánh Trung Thu – Bùi Văn Ba Shop cung cấp sỉ và lẻ các mặt hàng hộp đựng bánh Trung Thu với nhiều mẫu mã đa dạng, đẹp mắt thỏa thích chọn lựa, giá cả ưu đãi. Điện thoại: 01217 190 218 – 0934 041 331 Địa chỉ: 26 Hẻm 39, Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7 >>> Bản Đồ Ngoài ra, Beemart còn có địa chỉ ở Sài gòn là 102 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1 (Bản Đồ) và Shop Tom & Kem ở địa chỉ 15/24 Hẻm TK 17, Nguyễn Cảnh Chân, Phường Cầu Kho, Quận 1 (Bản Đồ). Địa chỉ bán hộp đựng bánh trung thu ở Hà Nội 1. Cửa hàng Beemart (Mở cửa: 8h-20h) Với 3 địa chỉ tại Hà Nội là trên ...

Bánh trung thu rau câu Bánh trung thu hoa nổi Bánh trung thu tỏi đen Bánh trung thu xen màu Bánh trung thu kem lạnh Bánh trung thu 12 con giáp Bánh trung thu ngàn lớp Bánh trung thu kim sa Chỉ vài tháng nữa là đến rằm Trung thu, thị trường bánh trung thu thêm phần sôi nổi với các loại bánh mới lạ như bánh trung thu rau câu, bánh trung thu hoa nổi… Mỗi mùa bánh trung thu qua đi thì thị trường bánh trung thu lại càng biến đổi và độc đáo hơn. Bên cạnh bánh trung thu truyền thống thì bánh trung thu với nhiều loại nhân mới lạ, kiểu cách hơn thì bánh trung thu handmade đang dần lên ngôi. Dưới đây là 8 loại bánh trung thu độc đáo nhất nha! Bánh trung thu rau câu Đặc điểm của loại bánh này là vỏ bánh làm từ thạch rau câu mềm, mát lạnh, có nhiều màu sắc khác nhau và tạo hình khá bắt mắt. Tuy bánh trung thu rau câu không quá mới nhưng bánh cũng có đầy đủ vỏ bánh, nhân bánh, thậm chí có cả trứng muối nữa đó. Ngoài ra, phần trang trí bên ngoài bánh cũng có những cải tiến, phía trên mặt bánh được tạo hình bằng màu sắc hấp dẫn và hình thù lạ như màu đỏ, hoa vàng năm cánh, các loại quả khiến chiếc bánh càng trở nên đẹp mắt, thu hút. Bánh trung thu hoa nổi Bánh trung thu hoa nổi là một loại bánh trung thu mới mẻ, đầy sức sáng tạo chứa đựng trong chiếc bánh trung thu hoa nổi này. Màu sắc độc đáo, vẻ ngoài lại bắt mắt, bên cạnh đó vì sử dụng khuôn riêng để tạo hình hoa nên mỗi chiếc bánh hoa nổi lại khác biệt nhau hoàn toàn luôn đó. Bánh trung thu tỏi đen Có bất ngờ không nè? Bánh trung thu làm từ tỏi đen đó các mẹ, có lớp vỏ bánh đen, mềm thơm với thành phần được chiết xuất từ tỏi đen xay nhuyễn luôn đó. Nhân bánh có tép tỏi chọn lọc kết hợp với từng loại nhân riêng biệt như đậu xanh, đậu đen, thập cẩm… Khi thưởng thức, những tép tỏi đen deo dẻo với vị chua nhẹ, sẽ hòa quyện với lớp nhân bánh thơm ngon, tạo nên một hương vị bánh rất đặc trưng. Bánh trung thu xen màu Bánh trung thu xen màu này là một loại bánh dẻo cách điệu với nhiều màu sắc xen kẽ khác nhau, tưởng chừng như đơn giản mà lại đầy công phu đó nha. Loại bánh này cũng có nét hơi giống như bánh namagashi – một loại bánh truyền thống của Nhật khá nổi tiếng. Bánh trung thu kem lạnh Những chiếc bánh nhân kem với hoa quả mới lạ, vỏ bên ngoài được thiết kế cầu kì đẹp mắt. Những chiếc bánh trung thu kem ...

“Tết Trung thu em rước đèn đi chơi” là bài hát quen thuộc vào mỗi dịp rằm Tháng 8 đến. Ngoài đèn lồng, phá cỗ, múa lân thì Bánh Trung thu là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Hãy để Cooky nói cho bạn nghe “tất tần tật” về loại bánh đặc biệt này nhé! 1. Tết Trung thu có từ khi nào? Lưu truyền rằng ngày Tết Trung thu tại Việt Nam xuất phát từ Trung Hoa hoặc từ nền văn minh lúa nước. Từ đời nhà Lý, ngày Tết này đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì ngày lễ đã được tổ chức cực kỳ xa hoa và được tổ chức vào tháng 8 khi việc thu hoạch, gieo trồng đã xong, là lúc người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Tết Trung thu được lưu truyền đến hiện tại và đã trở thành nét văn hoá đặc trưng trong cuộc sống người Việt. Vào dịp này, trẻ em là người vui nhất vì được bố mẹ tặng quà, rước đèn, phá cỗ và xem múa lân. Đối với những người trưởng thành thì đây là một cơ hội để mỗi người thể hiện tình cảm với gia đình. Người ở gần thì cùng nhau sum họp, người ở xa thì trao tặng nhau những món quà nhỏ như hoa quả, trà, rượu, và phổ biến nhất là Bánh Trung thu. Tết Trung thu là cái tết lớn thứ 3 trong năm 2. Nguồn gốc của bánh Trung thu  Tương truyền rằng Bánh Trung thu xuất phát từ cuối thời Nguyên của Trung Quốc. Trong cuộc khởi nghĩa của nông dân, chiếc bánh hình tròn, bên trong có một tờ giấy để báo tin thời gian tiến quân là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 chính là phương tiện mà người ta tạo ra để tránh tiết lộ danh tính. Về sau người Trung Quốc đã làm ra chiếc bánh Trung Thu để kỷ niệm sự kiện lịch sử này. Còn theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang, có một loại bánh Thái Sư được cho là thuỷ tổ của Bánh Trung thu. Chiếc bánh được lưu truyền đến thời nhà Đường và được bày bán tại nhiều cửa hàng ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông ăn thử một miếng bánh và rất ngạc nhiên về hương vị. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này là bánh Nguyệt, có nghĩa là bóng trăng. Chiếc bánh còn được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc, bánh đoàn viên, … 3. Ý nghĩa và các phiên bản Bánh Trung thu Dù được du nhập nhưng Bánh Trung thu luôn là ...

1. Lồng đèn vỏ lon bia hoặc nước ngọt 2. Lồng đèn ly giấy 3. Lồng đèn Angry Birds 4. Lồng đèn hình trái tim 5. Lồng đèn hình chú heo ủn ỉn 6. Lồng đèn giấy đầy sắc màu 7. Lồng đèn hình ngôi nhà 8. Lồng đèn bằng giấy 9. Lồng đèn trung thu từ muỗng và thùng nhựa 9 kiểu lồng đèn dưới đây là rất dễ thương và dễ làm, bạn cứ thỏa sức chọn lựa nhé: 1. Lồng đèn vỏ lon bia hoặc nước ngọt Dụng cụ: Vỏ lon bia (càng mỏng càng tốt) Dao rọc giấy Thước Kéo Cách làm: Bước 1: Rửa sạch vỏ lon bia. Dùng thước kẻ đo và dùng dao dọc giấy khứa những đường kẻ song song dọc vỏ lon. Mỗi đường kẻ cách nhau từ 1.5cm – 2.5 cm. Bạn đừng khứa hết chiều cao chiếc lon mà để lại một đoạn ngắn cách 2 đầu lon. Bước 2: Dựng đứng lon lên, dùng tay ấn nhẹ 1 đầu xuống dưới để những rãnh cắt phình ra ngoài tạo thành hình cong cong bầu bầu của chiếc đèn trung thu. Sau đó, dùng tay vuốt chỉnh lại sao cho những đường cong ấy trên đều. Bước 3: Bạn có thể sơn lại lồng đèn theo ý thích hoặc không. Đục 2 lỗ nhỏ đối diện trên thành lon rồi cho dây kim loại vào để làm quai. Thêm cây nến nhỏ cắm ở giữa đáy nữa là hoàn tất. 2. Lồng đèn ly giấy Dụng cụ: Ly giấy, kéo, Chỉ đỏ, que nhựa, màu nước (đỏ) 1 đoạn ruy-băng màu đỏ (hoặc dải vải nhỏ màu đỏ cũng được), cọ tô màu. Cách làm: Bước 1: Dùng kéo cắt từ miệng ly xuống đáy ly thành từng dọc nhỏ song song nhau, nhớ căn trước để cho các dọc giấy được tương đối bằng nhau. Đến gần đáy thì bạn để trừa lại 1 đoạn. Cứ cắt như vậy cho đến khi hết vòng tròn cốc. Bước 2: Phần miệng ly to hơn phần đáy, nên khi cắt dọc giấy bị to hơn ở phần trên. Giờ thì chỉ cần cắt đều cả 2 bên của một dải giấy cho đầu dải giấy to bằng với đầu nhỏ. Bước 3: Dùng 1 chiếc ly giấy khác cắt lấy phần đáy để làm chân lồng đèn. Bước 4: Đục lỗ ở tâm của 2 đáy ly rồi dùng chỉ đỏ để xuyên qua như hình dưới đây (có thể dùng kim xuyên qua cho dễ và nhanh). Bước 5: Dán các dọc giấy vào chân lồng đèn còn lại rồi dùng ruy băng đỏ (vải đỏ) dán phủ bên ngoài 2 phần đầu và chân lồng đèn.  Dùng màu đỏ dạng nước tô lên mặt ngoài đèn lồng rồi để cho khô. Bước 6: Lấy giấy màu đỏ cắt 2 đoạn tua rua màu đỏ rồi cuộn lại và dùng keo dán 1 đầu. Cuối cùng dán tua rua vào đáy đèn lồng và buộc thêm 1 chiếc ...

Thời gian gần đây, Bánh trung thu không những là biểu tượng của ngày Tết Đoàn Viên, là món quà ý nghĩa để bày tỏ tình cảm đối với người thân mà còn trở thành một nghệ thuật ẩm thực được nhiều chuyên gia trên Thế Giới công nhận. Vậy qua bao năm, bánh trung thu đã cải tiến như thế nào, cùng Cooky tìm hiểu nhé! 1. Phần nhân bánh Thế giới bây giờ đâu chỉ tồn tại 2 phe thập cẩm và đậu xanh vì giờ đây bánh trung thu đã có 1001 thể loại nhân bánh mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn mỗi khi mùa Tết Đoàn viên đến. Đi theo xu hướng ẩm thực tinh tế và dinh dưỡng, phần nhân bánh phong phú hơn với vị ngọt từ sầu riêng, các loại mứt, trái cây đến nhân mặn đặc sắc như cà ri gà, xá xíu, bào ngư, hải sản, …  Bên cạnh đó, chắc chắn phải kể đến những chiếc bánh bắt nhịp với xu hướng thị trường. Bánh trung thu châu Á kết hợp với các loại nhân theo phong cách Tây, bạn đã từng nghĩ qua chưa? Đó chính là những chiếc bánh trung thu nhân cà phê, nhân tiramisu, nhân phô mai,… cực kỳ hấp dẫn. Nếu bạn là fan cuồng của những nguyên liệu mềm, tan chảy thì chắc chắn sẽ mê mẩn bánh trung thu nhân kem lạnh, bánh trung thu nhân lava tan chảy, … Những chiếc bánh trung thu với phần nhân “bắt trend” được giới trẻ đặc biệt yêu thích Sự sáng tạo với bánh trung thu dường như không bao giờ dừng lại. Điển hình là bánh trung thu nhân xôi xéo, bánh trung thu nhân trà sữa trân châu đang là những loại bánh được các tín đồ sành ăn săn đón không ngừng mùa Tết Trung thu năm nay. 2. Phần vỏ bánh Không chỉ đơn thuần làm bằng bột mì như cách làm truyền thống, phần vỏ bánh trung thu hiện đại được chuyển thể theo nhiều kiểu khác nhau: Biến hoá thành vỏ bánh dẻo, vỏ bánh bằng socola hoặc dạng bánh mousse… đầy mới lạ và độc đáo. Vỏ bánh còn được cách tân bằng cách được người làm bánh bổ sung những nguyên liệu mới như bột tinh than tre, củ dền, hoa đậu biếc, … Đừng bất ngờ khi rau câu có thể tạo hình thành chiếc bánh Đoàn viên. Một chiếc bánh với lớp vỏ đặc biệt “núng nính” giòn sật, bên trong lớp nhân flan béo thơm sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn thử sức làm món quà đặc biệt cho gia đình ngày Tết Đoàn viên đó! Đẹp, độc, lạ là những yếu tố khiến bánh trung thu hiện đại ngày càng được ưa chuộng Vào thời gian gần đây, khi các loại bánh trung thu nhập khẩu đã du nhập vào, có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc ...

1. Bánh dẻo, bánh nướng truyền thống – Việt Nam 2. Bánh trăng khuyết Songpyeon – Hàn Quốc 3. Bánh Trung thu Tsukimi Dango – Nhật Bản 4. Bánh Yuebing – Trung Quốc 5. Bánh Trung thu Hopia – Philippines 6. Bánh dẻo sầu riêng – Singapore Mỗi quốc gia lại có truyền thống riêng để chào đón ngày Tết Trung thu. Cùng dạo quanh Châu Á thưởng thức những món bánh Trung thu đặc trưng này nhé! Đối với các nước châu Á, Tết Trung thu là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giống như Tết Nguyên Đán thì ngày này cũng có thứ bánh cổ truyền riêng. Mỗi quốc gia lại có loại bánh đặc trưng phù hợp với phong tục tập quán của nước mình. 1. Bánh dẻo, bánh nướng truyền thống – Việt Nam Người Việt ăn Tết Trung thu bên mâm ngũ quả và hai loại bánh truyền thống là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh Trung thu thường có hình tròn. Người xưa giải thích rằng, đó là biểu tượng của sự đoàn viên, của khát vọng về hạnh phúc. Trước đây, hương vị bánh trung thu thập cẩm truyền thống của Việt Nam được khá nhiều người ưa thích. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon với nhân làm bằng hạt sen, thịt mỡ, đậu xanh, lạp sườn, mè nhắc người ta nhớ đến ngày đoàn viên của mỗi gia đình nhân dịp trăng rằm. Ngày nay, cùng với sự phát triển xã hội, bánh Trung thu xuất hiện dưới nhiều hình dạng và hương vị bắt mắt hơn như bánh trung thu trà xanh, bánh trung thu trang trí bằng fondant, bánh trung thu thạch… Xem cách làm Bánh trung thu nhân thập cẩm trứng muối Bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh truyền thống được nhiều người ưa chuộng 2. Bánh trăng khuyết Songpyeon – Hàn Quốc Người Hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon hay còn gọi là bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn) một ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm Songpyeon. Người Hàn có câu truyền tụng rằng, thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Chính vì thế mà phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm bánh Songpyeon. Thử tài làm Bánh trung thu Songpyeon của xứ xở Kim Chi tại nhà 3. Bánh Trung thu Tsukimi Dango – Nhật Bản Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật) thường được dùng chung với trà. Dango là ...

Bên cạnh những loại bánh trung thu nhân truyền thống, khuôn bánh quen thuộc thì hiện nay càng xuất hiện nhiều loại bánh trung thu với hình các loài động vật dễ thương, không những khiến các mẹ thích thú mà còn cực kì hấp dẫn lũ trẻ nữa nhé. Tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu hình thú vừa thơm ngon, hấp dẫn lại đảm bảo an toàn thực phẩm, có hình dạng đáng yêu thì chắc chắn sẽ khiến bé vô cùng “mân mê” cho xem. Cách làm và tạo hình cũng đơn giản lắm nhé, các mẹ bắt tay vào làm cho bé yêu nhà mình ngay nào! Bánh trung thu nướng hình heo Bánh trung thu được tạo hình chú heo bé con con xíu xiu vẫn giữ nguyên độ hot đến tận bây giờ nha. Chỉ cần chút khéo léo trong khâu tạo hình, tỉ mỉ trong việc khắc họa mặt chú heo thì bạn sẽ có ngay thành phẩm là những chiếc bánh trung thu nướng hình heo xinh xắn và ngộ nghĩnh rồi! Đảm bảo đây là món quà dễ thương mà bé nào cũng thích mê cho mà xem. Công thức Bánh trung thu nướng hình heo 50ml Nước đường 25g Dầu ăn 1 muỗng cà phê Muối nở 160g Bột mì 80g Đậu đen 1 quả Trứng gà Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu nướng hình heo Bánh trung thu hình con gà Nguyên liệu để làm bánh trung thu hình con gà toàn là những nguyên liệu dễ kiếm và đơn giản như bột mì, nước đường, trứng gà… Những chiếc bánh trung thu hình con gà nhỏ xíu đáng yêu thế này thì bất cứ ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ khen ngợi bạn rồi, đặc biệt là các con của bạn đó. Hãy tự tay làm cho gia đình mình nào! Công thức Bánh trung thu hình con gà 200ml Nước đường 100g Bột mì ¼ muỗng cà phê Muối nở 1 lòng đỏ Trứng gà 50ml Dầu ăn 10g Đậu đen 50g Đường trắng 200g Đậu xanh không vỏ 15 lá Lá dứa Xem thГЄm cГґng thб»©c vГ  cГЎch lГ m chi tiбєїt BГЎnh trung thu hГ¬nh con gГ Bánh trung thu hình Minion Những chú Minion ngộ nghĩnh với vị siro chanh thanh mát chắc chắn sẽ cuốn hút các bé trong mùa Trung thu này. Bánh ngon, màu sắc đẹp lại có mùi chanh thơm thì còn gì mà không bắt tay vào làm nào các mẹ ơi. Không chỉ có các bé thích mê mà người lớn trong nhà cũng sẽ cảm thấy rất thú vị nữa đấy! Công thức Bánh trung thu hình Minion 110ml Nước đường 150g Bột mì 1 muỗng cà phê Muối nở 1 quả Trứng gà 30ml Dầu ăn 1 muỗng canh Siro bạc hà chanh 50g Đường trắng 50 gr 200g Đậu xanh không vỏ 200 gr 50g Bột nếp ...

Bạn đang có ý định làm cho mùa Trung Thu năm nay thêm ý nghĩa. Bạn muốn tự tay chuẩn bị cho mùa đoàn viên. Hãy trang bị cho mình ngay bí quyết để có một chiếc bánh trung thu ngon tuyệt hảo ngay tại nhà từ bài viết dưới đây nhé! Cách đây vài năm, nhiều người xem chuyện làm bánh trung thu là một việc vô cùng khó khăn tại nhà. Nhưng những năm trở lại đây, nhờ những công thức chia sẻ của các bà nội trợ trên internet. Việc làm bánh trung thu tại nhà dần phổ biến hơn. Bài viết này sẽ tổng hợp lại những bí quyết để giúp bạn có một mẻ bánh trung thu tuyệt hảo. Nước đường bánh nướng đạt chuẩn giúp vỏ bánh mềm và đẹp hơn Nước đường bánh nướng là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm vỏ bánh trung thu. Nước đường bánh nước có tác dụng làm chất lỏng xúc tác trong quá trình nhào bột, giúp vỏ bánh mềm, màu sắc đẹp và tạo nên hương vị thơm và ngọt. Đây là nguyên liệu được chuẩn bị trước khá lâu, ít nhất là 1 tháng. Nước đường càng câu sẽ càng đậm màu và thơm hơn. Nguyên liệu chính để làm nước đường bánh nước là đường và ít nước, mùi thơm từ chanh (hoặc thơm), nấu trong thời gian khá lâu để đạt chuẩn. Quan trọng nhất, khi nấu nước đường bánh nướng, phải kiểm ra nước đường đã đạt chuẩn. Nếu nước đường lỏng, bánh sẽ nhão và mềm. Nhưng nếu đươc đường quá đặc, vỏ bánh sẽ khô và nứt. Hãy xem cách làm nước đường bánh nướng tại nhà sử dụng được sau 10 – 14 ngày và cách kiểm tra độ đạt chuẩn của nước đường. Với cách kết hợp đường trắng và đường nâu, loại nước đường này sẽ có màu sắc đẹp lại không ảnh hưởng chất lượng bánh. Chọn đúng bột để vỏ bánh trung thu xốp dẻo Độ ngon của vỏ bánh phụ thuộc rất nhiều vào độ ngon của bột. Có những loại bột thông dụng được nhiều người dùng như bột bánh mì số 13, bột bánh ngọt, bột mì đa dụng (Meizan, Táo đỏ, Sanh Ký…), bột bánh trung thu pha sẵn,…Những loại bột khác nhau sẽ làm ra vỏ bánh trung thu có chất lượng khác nhau. Bột bánh mì sẽ cho ra vỏ bánh chắc tay, cứng cáp nhưng khá khô. Bột bánh ngọt và bột mì đa dụng lại cho ra vỏ bánh có độ mềm dẻo. Nhiều chị em cùng bột bánh trung thu pha sẵn theo tỉ lệ, thành phẩm vẫn đảm bảo ẩm mịn và xốp. Bạn cũng hoàn toàn có thể trộn bột mì đa dụng cùng bột bánh mì để cho ra vỏ bánh có độ ẩm và xốp mềm vừa phải nhưng lại không khô và nứt vỏ. Để làm vỏ bánh trung thu, bạn trộn ...

Ngoài màu sắc thanh mát và dễ chịu thì đậu xanh còn được biết đến với nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ ung thư…Việc trao nhau những chiếc bánh trung thu handmade không những thể hiện sự quan tâm mà còn là cả tình yêu thương, thành ý của người tặng. Bánh trung thu nhân đậu xanh chính là tuyệt phẩm trong các loại bánh nhân ngọt mùa Trung thu! Bánh dẻo nhân đậu xanh Những chiếc bánh nhỏ trắng xinh, mềm mềm, dai dai với nhân đậu xanh thơm mịn quá ngọt ngào cho mùa Trung thu này. Tết Trung thu thì không thể thiếu bánh dẻo rồi đúng không? Bạn có thể tự tay làm bánh dẻo nhân đậu xanh ngon lành, an toàn cho gia đình mình với công thức siêu đơn giản, dễ làm của Cooky nè. Nguyên liệu làm Bánh dẻo nhân đậu xanh 200g Đậu xanh không vỏ 580g Đường trắng 1/2 muỗng cà phê Nước cốt chanh vàng 395g Bột bánh dẻo 1 muỗng cà phê Nước hoa bưởi 200g Sầu riêng 100g Dầu ăn 10g Bột mì đa dụng Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh dẻo nhân đậu xanh Bánh dẻo lạnh Singapore Nếu bạn đang vật lộn với kiểu bánh dẻo truyền thống ở trên thì hãy thử cách làm bánh dẻo lạnh Singapore của Cooky thử xem? Khác với bánh dẻo truyền thống thì bánh dẻo lạnh kiểu Singapore có vỏ ngoài mềm, phần nhân quánh dẻo thơm mát, và đặc biệt là bánh dẻo lạnh không sử dụng nước đường mà dùng đường bột và shortening. Chắc chắn hương vị của loại bánh dẻo lạnh này sẽ khác rất nhiều với hương vị bánh mà bạn vẫn thường ăn đấy! Nguyên liệu làm Bánh dẻo lạnh Singapore 150g Đậu xanh không vỏ 150g Đường trắng 60 Dầu ăn 60 Mỡ heo (Shortening) 10ml Nước lá dứa 1000g Bột bánh dẻo Nếu bạn thích vị trà xanh, khi nhân gần đạt bạn có thể thêm 10g bột trà xanh vào khuấy đều, thế là bạn đã có nhận đậu xanh vị trà xanh rồi đấy. Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh dẻo lạnh Singapore Bánh trung thu khoai lang tím nhân đậu xanh Bánh trung thu khoai lang tím có vẻ đã dần quen thuộc trong mỗi mùa Trung thu rồi đúng không? Thay vì chỉ đóng khuôn toàn là khoai lang tím không thì hãy thêm vào nhân đậu xanh mềm mịn thử bạn nhé, chỉ cần biến tấu chút thôi thì bạn đã có ngay bánh trung thu khoai lang tím dễ làm lại hấp dẫn, ngon lành rồi. Với cách chế biến không hề khó, vậy là bạn đã biết thêm một cách làm mới cho món bánh trung thu rồi nhé! Nguyên liệu làm Bánh trung thu khoai lang tím nhân đậu xanh 3 củ Khoai lang tím 45g Đường trắng 100g ...

Qua khóa học làm bánh trung thu vừa được tổ chức tại Cooky. Chef Tiến Đạt đã có buổi chia sẻ khá thú vị về một trong những nguyên liệu chính cấu tạo nên chiếc bánh trung thu nướng đó là nước đường. Nấu nước đường như thế nào là đủ, là vừa vặn màu cho mẻ bánh nướng. Thời gian nấu ra sao và cần có nguyên liệu gì. Bạn tham khảo chi tiết bài sau để được giải đáp hết thắc mắc về nước đường nhé! Vì sao bắt buộc phải có nước đường? Nước đường là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất trong phần vỏ bánh nướng, quyết định độ ngọt, độ mềm, màu sắc và thời gian bảo quản bánh. Nước đường thường được nấu từ rất sớm. Để qua một thời gian, nước đường nấu trở nên sậm màu, đặc sánh, đậm đà hơn, giúp bánh mềm mại và có màu nâu vàng óng ả đẹp mắt. Để nấu được nước đường ngon, đạt chuẩn thì bạn cần ít nhất 1kg đường vàng nhạt hạt to, 1kg nước lọc, 100gr giấm gạo, 1 lòng trắng trứng, nước cốt chanh, nước tro tàu. Một nồi nước đường này tương đương làm được 10 cái vỏ bánh nướng. Nguyên liệu Nước lọc: 1kg Đường vàng hạt to: 1kg Giấm gạo: 100gr Nước cốt chanh: 1 muỗng canh Nước tro tàu: 1 muỗng cà phê Cách làm Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu gồm: 1kg đường vàng, 1kg nước lọc, 100gr giấm gạo, 1 lòng trắng vịt vào chung một nồi. Bắc lên bếp nấu với lửa lớn đến khi lòng trắng trứng vịt chín nổi lên trên mặt. Lưu ý: Cho lòng trắng vào nồi nước đường có bị tanh không? Các bạn yên tâm nhé, khi lòng trắng chín sẽ hút hết chất bẩn và sẽ không làm nồi nước đường của chúng ta bị tanh, ngược lại sẽ khiến nồi nước đường thêm trong hơn. Bước 2: Vớt bỏ lòng trắng trứng ra và để lửa nhỏ. Khi lấy lòng trắng trứng ra bạn sẽ thấy nồi nước đường rất nhiều bọt, tiến hành vớt bỏ bọt liên tục, nấu khoảng 2 tiếng. Bước 3: Nấu được khoảng 1 tiếng thấy hết bọt, tiếp theo cho 1 muỗng canh nước cốt chanh vào. Lưu ý: Trong toàn bộ quá trình đun, tính từ khi bắc nồi lên bếp, KHÔNG khuấy đảo nước đường, để tránh bị lại đường (hiện tượng đông cứng). Khi cho nước chanh vào cũng không cần khuấy vì nồi nước đang sôi nên nước chanh sẽ tự hòa tan. Bước 4: Điều quan trọng nhất của nước đường có lẽ là nấu làm sao cho vừa đủ. Nước đường quá loãng sẽ làm cho bột nhão, bánh khi nướng dễ bị chảy xệ, cũng không để được lâu. Nước đường quá đặc dễ làm cho bột khô bở, bánh dễ bị nứt hoặc cứng. Cách kiểm tra ...

Mọi người đã quá thân quen với bánh Trung thu cổ truyền với phần nhân sệt hay phần nhân thập cẩm được kết dính trong một khoảng thời gian, nhưng bạn đã bao giờ thử làm một chiếc bánh Trung thu với phần nhân lỏng được làm từ cream cheese hay kem sữa trứng muối chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Cooky học làm bánh trung thu tiramisu và bánh trung thu nhân kim sa đang hot hiện nay nhé! Bánh trung thu Tiramisu Bánh trung thu Tiramisu có sự kết hợp tuyệt vời của cream cheese với những nguyên liệu truyền thống tạo nên một hương vị thơm ngon, mới lạ và hấp dẫn ngay cả những người khó tính nhất. Dù hình thức vẫn là bánh Trung thu nhưng hương vị rất khác biệt nhé, mùi thơm đặc trưng của cà phê, chocolate và vị béo chua dịu nhẹ của cream cheese sẽ làm bạn thấy hài lòng. Công thức Bánh trung thu Tiramisu 200g Bột mì 160ml Nước đường làm bánh 30ml Dầu ăn 1 quả Trứng gà 1 muỗng canh Bơ đậu phộng 40g Bột cacao 200g Đậu xanh không vỏ nghiền 30ml Rượu Kahlua 100g Kem phô mai 1 muỗng cà phê Mạch nha   *Rượu Kahlua là loại rượu mùi hương cà phê rất nổi tiếng của Mexico Lớp nhân bên trong mềm và thơm, các hương vị hòa quyện với nhau cực độc đáo. Bánh nướng ăn ngon nhất là sau khoảng 2,3 ngày khi các hương vị đã ngấm và hòa quyện với nhau. Bánh tiramisu rất lạ, càng nướng vỏ bánh càng xấu, nhưng chỉ cần để 2 ngày sau màu bánh sẽ trở về màu nâu chocolate rất đẹp. Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu Tiramisu Bánh Trung thu nhân kim sa Bánh bao kim sa hay bông lan trứng muối đã từng gây sốt thì bây giờ có bánh trung thu nhân kim sa sẽ gây bão mùa Trung thu năm nay. Nếu chỉ nhìn sơ qua thì bánh bình thường như bao chiếc bánh Trung thu khác, nhưng bên trong nó lại ẩn chứa lớp nhân hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến mọi người thích mê luôn. Những chiếc bánh trung thu nhân kim sa với phần nhân sánh mịn, béo ngậy tan chảy trong lớp vỏ nướng vừa tới lại thơm mềm.Mới nghe tưởng chừng khó nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì bạn sẽ thấy bánh này làm rất dễ nhé! Bánh trung thu nhân kim sa còn được gọi là bánh trung thu hoàng kim. Công thức Bánh trung thu nhân kim sa 5 lòng đỏ Trứng vịt muối 5 qu 35g Sữa bột 75g Bơ lạt 120g Sữa đặc 15g Đường bột 200g Đậu xanh không vỏ 70ml Dầu ăn 45g Đường trắng 220g Bột mì 2 lòng đỏ Trứng gà 150g Nước đường làm bánh Giai đoạn đầu nướng bánh, bạn cần nướng ở nhiệt độ ...

Những loại bánh trung thu nhân đậu đỏ sẽ là món quà giàu dinh dưỡng giành cho gia đình bạn vào mùa Trung thu này đấy! Thay vì bánh nướng nhân truyền thống thì bạn hãy thử làm bánh nhân đậu đỏ đón rằm Trung thu năm nay nhé! Bánh trung thu nhân đậu đỏ dễ làm lại thơm mềm, vị không quá ngọt và nhiều chất dinh dưỡng cho cả gia đình. Cùng Cooky học cách làm bánh trung thu nhân đậu đỏ ngay nhé, vừa hợp vệ sinh lại dễ ăn. Bánh dẻo nhân đậu đỏ Những chiếc bánh trung thu dẻo với phần nhân đậu đỏ nhuyễn mịn, ngọt ngào và thơm lừng khắp bếp sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các mẹ không có lò nướng. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì bánh dẻo nhân đậu đỏ còn rất dễ ăn, không ngấy như các loại nhân khác, lại còn đơn giản dễ làm khiến các mẹ có thêm nhiều lựa chọn hơn vào mùa Trung thu này. Nguyên liệu làm Bánh dẻo nhân đậu đỏ 500g Nhân đậu đỏ 500g Đường phèn 500g Đường trắng 10ml Nước cốt chanh 1 muỗng cà phê Dầu ăn 2 muỗng cà phê Nước hoa bưởi 350g Bột bánh dẻo Khi hoàn thành, bánh đã ngấu đường sẽ có màu trong hơn chứ không trắng tinh như lúc mới làm. Bánh dẻo thường để sang ngày hôm sau mới ăn sẽ ngon hơn. Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh dẻo nhân đậu đỏ Bánh trung thu trứng muối Đài Loan Bánh trung thu trứng muối Đài Loan nhìn có vè giống bánh pía Việt Nam, với lớp vỏ thơm giòn nhưng lại được kết hợp với nhân đậu đỏ sánh mịn. Bánh trung thu trứng muối kiểu Đài Loan có lớp vỏ ngàn lớp thơm giòn, xốp rồi nhân thơm ngọt bùi của đậu đỏ, thêm vị mằn mặn của trứng muối tạo nên hương vị ngon xuất sắc, và cực hấp dẫn. Đổi kiểu ăn Trung thu của Đài Loan luôn nào các mẹ ơi! Nguyên liệu làm Bánh trung thu trứng muối Đài Loan 370g Nhân đậu đỏ 220g Bột mì 45g Đường trắng 100g Bơ 13 lòng đỏ Trứng vịt muối 1 lòng đỏ Trứng gà 3g Mè đen 5ml Nước tương Bánh Trung thu nhân trứng muối Đài Loan có lớp vỏ thơm giòn rất được nhiều người yêu thích. Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu trứng muối Đài Loan Bánh trung thu rau câu nhân đậu đỏ Nếu đã quá chán bánh Trung thu nướng hay dẻo rồi thì hãy thử vào bếp làm bánh trung thu rau câu nào, ăn mát rượi luôn. Với lớp vỏ gelatine trong suốt bọc lấy nhân đậu đỏ ngọt dịu, đảm bảo kích thích vị giác, mọi người trong gia đình sẽ cảm thấy bất ngờ với món bánh Trung thu được biến tấu một cách ...

Bánh nướng hay bánh dẻo nhân thập cẩm là 2 loại bánh không thể thiếu trong tết Trung thu rồi. Để tiện theo dõi thì Cooky sẽ tổng hợp cho mẹ nào thích làm cả hai loại bánh này nhé, nếu nhà không có lò nướng thì cũng có thể học cách làm bánh dẻo nhân thập cẩm được luôn nha! Trọn vẹn mùa Trung thu với Cooky bạn nhé! Bánh trung thu nhân thập cẩm trứng muối Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm trứng muối là một trong những loại bánh truyền thống rất được yêu thích, vẫn luôn được lòng người thưởng thức nhất. Để làm ra những chiếc bánh nướng nhân thập cẩm không khó, thế nhưng làm sao để làm ra hương vị của bánh ngon hơn ngoài tiệm thì cũng không dễ tí nào hết nha. Cooky xin chia sẻ cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm trứng muối để chị em đều có thể tự tay làm cho gia đình và người thân nhé! Công thức Bánh trung thu nhân thập cẩm trứng muối Vỏ bánh trung thu thập cẩm: 400g bột mì (Số 8) 250g nước đường 50g dầu ăn 1 lòng đỏ trứng gà Nhân bánh trung thu thập cẩm: 100g mứt bí 50g mứt chanh (Đỏ) 100g mứt gừng (Đỏ) 100g mỡ heo 100g hạt mè 100g hạt điều 100g hạt dưa 100g mạch nha 100g bột bánh dẻo 50g nước đường 10 quả trứng vịt muối 1 muỗng canh dầu mè 10ml rượu mai quế lộ Lá chanh 200g chà bông gà 100g lạp xưởng Quết bánh: 2 muỗng canh dầu mè 2 lòng đỏ trứng vịt 1 lòng đỏ trứng gà Nguyên liệu phụ làm bánh trung thu: 1 củ gừng 10g đường trắng 1 muỗng canh rượu trắng 1/4 muỗng cà phê hạt nêm 1/2 muỗng cà phê muối Bánh trung thu nhân thập cẩm trứng muối hội tụ đủ vị mặn, ngọt, cay…ngon khó tả. Phân khó nhất là làm sao để phần nhân thập cẩm có độ ngọt béo vừa phải và kết dính với nhau. Bánh có màu vàng đẹp mắt, hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà cả nhà thích đây. Nhanh tay trổ tài dành tặng bạn bè, người thân trong dịp Trung thu này nhé! Cảm giác thưởng thức miếng bánh Trung thu sớm hơn cả tháng thì thật thích các mẹ nhỉ? Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu nhân thập cẩm trứng muối Bánh dẻo nhân thập cẩm truyền thống Chỉ còn 1 tháng nữa thôi là đến Trung thu rồi, chị em nhà Cooky đã làm loại bánh nào rồi? Bánh nướng nhân thập cẩm, bánh trung thu nhân trà xanh…? Với cách làm đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian dài như làm bánh nướng thì hãy thử sự kết hợp của lớp vỏ bánh dẻo và nhân thập cẩm nhé! Cách làm bánh dẻo nhân thập cẩm ...

Tìm mua bánh Trung Thu nhà làm là xu hướng đang rất thịnh hành trong mùa Trung Thu năm nay. Nếu bạn băn khoăn không biết nên mua bánh Trung Thu ở đâu để yên tâm về chất lượng bánh, mẫu mã đẹp lại chuẩn tay nhà làm thì bài viết này là dành cho bạn. Bài viết sẽ mang đến cho bạn 10 địa chỉ mua bánh trung thu handmade của những bà vợ, bà mẹ bỉm sữa khéo tay được rất nhiều người yêu thích nhé! Vì sao bánh Trung Thu nhà làm là một xu hướng được mọi người yêu thích và hưởng ứng đến vậy? Khoảng giữa tháng 8 dương lịch hằng năm, khắp các con đường bắt đầu bày bán bánh Trung Thu. Tuy nhiên, rất nhiều bạn lo lắng về chất lượng của những chiếc bánh này. Thêm vào đó, một số thông tin về bánh Trung Thu chứa chất bảo quản, bánh cũ của năm trước hoặc bánh chứa nguyên liệu không rõ ràng được chia sẽ rộng khắp trên internet khiến bạn lại hoang mang hơn. Làm bánh tại nhà ngày nay không còn quá xa lạ và khó khăn với những chị em khéo tay, yêu bánh nhất là những người mẹ, người vợ vừa đảm đang vừa biết kinh doanh. Bánh handmade thơm ngon không kém bánh ngoài hàng, cộng thêm vào đó là bánh rất tươi, được tự tay làm từng cái, không dùng chất bảo quản được mọi người truy lùng mua ráo riết. Những địa chỉ gợi ý trong bài viết này đều là những trang bán bánh Trung Thu tự làm, đã có thâm niên trong việc bán bánh Trung Thu và đã được nhiều người tin mua, cùng tham khảo nhé! 1. Cô An tea – Bánh Trung Thu của cô chủ yêu trà Cô An tea là địa chỉ bán các loại trà và trà hoa được khá nhiều bạn tìm mua. Mỗi năm khi đến mùa Trung Thu, Cô An lại nhận đặt bánh nhà làm. Vì là bánh tự tay làm, nên Cô An tea chỉ làm bánh sau khi nhận đơn đặt hàng. Thông thường, có nhiều đợt đặt bánh giành cho người mua. Bánh thường được giao sau khoảng 3 đến 4 ngày đặt hàng. Hương vị bánh tươi ngon như cái tên vốn có, bạn sẽ cảm nhận được vị tươi của bánh. Đường nét bánh chắc chắn rằng sẽ không thua kém chiếc bánh ngoài hàng bạn thường thấy. Có nhiều vị bánh cho bạn lựa chọn: nhân thập cẩm, sầu riêng, đậu xanh, mè đen, sữa dừa, tiramisu, than tre Nhật nhân mè đen, Socola rum nho, trà xanh,… Bên cạnh đó, Cô An tea còn tinh tế hơn khi kết hợp combo bánh Trung Thu và trà hoa thơm lừng nữa nhé! Địa chỉ tham khảo bánh của Cô An tea:  www.facebook.com/co.an.tea123 Số điện thoại liên hệ: 090 910 81 71 Địa chỉ: Đường E, phường An Phú, Quận ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก