Top 27+ bài viết cà phê vợt đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Cà phê vợt: Nét văn hóa đẹp & lâu đời của người Sài Gòn xưa
  2. Nel Drip Coffee: Hiện thân của cà phê vợt theo phong cách Nhật Bản
  3. Cà phê vợt 2 Ngầu: Quán cà phê tồn tại hơn 50 năm ở An Giang
  4. Thưởng thức ly CÀ PHÊ VỢT thơm ngon chuẩn vị xưa ngay giữa lòng Sài Gòn
  5. Khám phá tiệm cà phê vợt hơn 40 năm tuổi độc nhất tại Đà Thành
  6. Cà phê vợt Hai Ngầu (Mười Ngầu) ở thành phố Long Xuyên
  7. Những Lí Do Khiến Cà Phê Vợt đà Lạt Vẫn Luôn được Giới Trẻ ưa Thích Sau Hàng Thập Kỉ?
  8. Cà Phê Vợt Gần Nửa Thế Kỷ ở Cần Thơ | Quán cafe vỉa hè hút khách
  9. Có 1 chút lâng lâng với CÀ PHÊ VỢT đậm đà
  10. Top #4 Quán Cà Phê Vợt Nổi Tiếng Ở Sài Gòn
  11. Hàng CÀ PHÊ VỢT nổi tiếng hơn 60 NĂM KHÔNG NGỦ - là chốn dừng chân của rất nhiều người dân Sài Gòn
  12. 3 quán cà phê vợt lâu đời ở thành phố Hồ Chí Minh
  13. Cheo Leo: quán cà phê vợt hơn 80 năm ở quận 3 Sài Gòn
  14. Những quán cà phê Đà Lạt lâu đời nhất: Vị cà phê vợt không đổi qua thời gian
  15. 4 quán cà phê vợt lâu đời nhất ở Đà Lạt
  16. Thưởng thức ly cà phê vợt Sài Gòn theo cách của người Sài Gòn
  17. Cà Phê Vợt Thức Uống Đường Phố Tồn Tại Hơn Nửa Thế Kỷ
  18. Cà phê vợt – Thức uống “giữ hồn” Sài Gòn qua thời gian
  19. Quán cà phê vợt 60 năm ở Sài Gòn
  20. 4 quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn
  21. Xe cà phê vợt hai thập kỷ trong khu người Hoa ở Sài Gòn
  22. Tìm lại nét xưa qua 2 quán cà phê vợt hơn nửa đời người ở Sài Gòn
  23. Quán cà phê vợt hơn nửa thế kỷ ở An Giang
  24. Những quán cà phê vợt ngon nổi tiếng và lâu đời nhất ở Sài Gòn TPHCM
  25. Cà phê vợt: Ký ức xưa cũ của người Sài Gòn
  26. Vợt Cà Phê - Nơi tìm lại bình yên ở góc ban công ngắm phố xá tấp nập
  27. Cà phê “Vợt” – đặc trưng của người Đà Lạt

Tổng quan về cà phê vợt Cách pha cà phê vợt Nguyên liệu Dụng cụ Quy trình pha Những điều cần lưu ý để pha cà phê vợt ngon Cà phê nguyên chất Nước sạch tinh khiết Vệ sinh vợt vải Cân bằng tỷ lệ cà phê Nếu cà phê trứng là biểu tượng không thể mai một ở Hà Nội, thì cà phê vợt cũng xứng đáng là một di sản gắn liền với văn hóa cafe của người Sài Gòn. Vậy cà phê vợt là gì, pha chế ra sao, và nhờ đâu lại trở thành một nét đặc trưng cho lịch sử Sài Thành? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Tổng quan về cà phê vợt Dù có rất ít ghi chép về thời điểm cụ thể, nhiều người cho rằng cà phê vợt (tên gọi khác là cà phê kho, cà phê bít tất) du nhập tới Việt Nam vào thế kỷ 20. Cách pha này bắt nguồn từ cộng đồng người gốc Hoa sinh sống tại Sài Gòn, dần dần được giới thiệu và trở nên phổ biến hơn với người dân địa phương. Lúc bấy giờ, cà phê phin được coi là thức uống quen mặt giới trung lưu, còn cà phê vợt mới là lựa chọn phù hợp hơn cho tầng lớp lao động. Sự giản dị, nhanh chóng cùng giá thành phải chăng hơn đã giúp “danh tiếng” của cà phê vợt được lan truyền rộng rãi. Đúng như tên gọi của nó, dụng cụ chính để làm và chiết xuất cà phê là một chiếc vợt vải to – hoạt động tương tự như tấm lọc của nhiều phụ kiện pha cafe ngày nay. Sau khi lọc xong, người Sài Gòn xưa thường trữ cà phê trong ấm đất (cùng loại dùng để nấu thuốc bắc) để bảo quản hương vị và nhiệt độ tốt hơn. Dù thời gian đã mang đến thêm nhiều phương pháp pha cafe hiện đại và đẹp mắt hơn, nhiều người Sài Gòn vẫn trung thành với cà phê vợt. Đối với họ, nét xưa cũ thấm đẫm vẻ đẹp văn hóa Sài Thành những năm 90 lại toát lên vẻ hấp dẫn lạ thường – thứ mà chỉ có ở những quán cà phê vợt lâu đời nhuốm màu lịch sử, nằm nép mình trong góc phố nhỏ. Để làm cà phê vợt, người pha sẽ ngâm cà phê trong nước nóng rất lâu, sau đó lọc cà phê rất nhiều lần qua vợt. Đây là lý do hương vị của cà phê vợt có sự khác biệt nhiều so với cà phê phin. Một nét thơm ngậy cộng thêm chút béo lạ thường, mà để so sánh bằng lời thì quả thực rất khó diễn tả… Sau cùng, quy trình pha cà phê vợt cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, cầu kỳ hơn rất nhiều so với đa số các cách pha khác (sẽ được mô tả ...

Giới thiệu về Nel Drip Coffee Nguồn gốc của Nel Drip Coffee Đặc trưng nổi bật về Nel Drip Coffee Bình pha Ấm nước Vợt vải Nhiệt độ nước & mức xay hạt Giai đoạn bloom Lưu ý khi vệ sinh vợt vải Nel Drip Ở bài viết trước, mọi người đã có dịp tìm hiểu về nét văn hóa cà phê vợt lâu đời tại Sài Gòn. Nhưng mấy ai biết rằng phương pháp pha cà phê bằng vợt cũng có một phiên bản tinh tế hơn, xuất phát từ đất nước mặt trời mọc, được gọi với cái tên mỹ miều “Nel Drip Coffee“. Vậy cụ thể Nel Drip Coffee là gì, cách pha thế nào, và trải nghiệm hương vị ra sao? Cùng TopListCafe ngược dòng lịch sử để đào sâu từng chi tiết thú vị nhé. Giới thiệu về Nel Drip Coffee Nel Drip là một phương pháp pha cà phê pour-over, nổi bật với hình ảnh vợt vải dùng để lọc cà phê. Thành quả pha Nel Drip thường cho kết cấu nước cốt cà phê sánh quyện kèm theo hương vị đậm đà nhưng vẫn “mượt như lông vũ”. Từ “nel” trong tên gọi là lối viết tắt gợi nhớ cho “flannel” (vải dệt) – mô tả chính xác đặc trưng cơ chế lọc bằng vải của cách pha này. (Ảnh: japanesecoffeeco.com) Nguồn gốc của Nel Drip Coffee Một sự thật khá bất ngờ: Nel Drip Coffee bắt nguồn từ Nhật Bản – cách xa những địa danh sừng sỏ về cà phê tại châu Âu, châu Mỹ. Văn hóa thưởng thức cà phê ở Nhật Bản bước đầu được hình thành không phải từ dân bản địa, mà nhờ các nhà buôn Hà Lan vào thế kỷ 17. Khi đó, cà phê dần được đem đi xuất khẩu và giao thương tới mọi miền thế giới. Sau này, đa số người dân Nhật lại thích thưởng thức cafe kiểu Espresso hay French Press nhiều hơn. Tuy vậy, nhiều chuyên gia trong ngành vẫn phải gật gù khẳng định: Nhật Bản là cái nôi cho ra đời những phương pháp pha cà phê đơn giản, hiệu quả nhưng lại đậm chất nghệ sỹ, điển hình là công thức cà phê đá “Japanese iced coffee”. Dĩ nhiên, Nel Drip Coffee cũng có chỗ đứng nhất định trong hạng mục này. Được biết, Nel Drip Coffee dần được giới thiệu vào năm 1888. Ở thời điểm ban đầu, trà vẫn là thức uống thống trị thị trường Nhật Bản. Dần dần, một số tiệm trà đã thử dùng chính cách pha trà quen thuộc để làm cà phê pour-over. Đó là lý do Nel Drip có nhiều điểm chung với văn hóa trà đạo Nhật – yêu cầu sự cẩn trọng cao, đồng thời phải tập luyện nhiều mới có thể cho ra hương vị cà phê chuẩn gu. (Ảnh: japanesecoffeeco.com) Tới thập niên 1920, tiếng tăm của Nel Drip Coffee đã vang rộng hơn, ...

Địa chỉ quán cà phê vợt 2 Ngầu Thưởng thức ly cà phê chuẩn vị miền Tây Tận hưởng không gian bình dị buổi sớm mai tại cà phê 2 Ngầu Thời gian hoạt động và giá cả quán cà phê cô Mười Ngầu Ở An Giang có một quán cà phê vô cùng nổi tiếng, đã tồn tại được hơn nửa thế kỷ. Quán có tên là cà phê vợt 2 Ngầu hay còn được gọi với cái tên khác nữa là cà phê vợt Mười Ngầu. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những ly cà phê đặc biệt và có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Địa chỉ quán cà phê vợt 2 Ngầu Cà phê vợt 2 Ngầu tọa lạc tại trung tâm thành phố Long Xuyên và nằm trên đường Nam Rạch Ông Mạnh, thuộc phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Quán nằm một bên kênh Rạch Giá – Long Xuyên, gần cầu Nguyễn Thái Học. Bạn có thể tìm đường đến quán cà phê bằng một trong những hướng dẫn sau: Cà phê vợt 2 Ngầu tọa lạc tại trung tâm thành phố Long Xuyên và nằm trên đường Nam Rạch Ông Mạnh, thuộc phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Nếu xuất phát từ trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, bạn di chuyển ra đường Ung Văn Khiêm, hướng về phía bệnh viện mắt mắt Long Xuyên. Chạy thẳng gặp đường Hà Hoàng Hổ thì rẻ phải. Sau đó, rẻ trái vào đường Bùi Thị Xuân. Gặp đường Bùi Văn Danh thì rẻ trái. Bạn chạy dọc kênh Rạch Giá – Long Xuyên sẽ gặp được quán cà phê vợt 2 Ngầu Nếu xuất phát từ chợ nổi Long Xuyên, bạn di chuyển ra đường Nguyễn Trải, hướng về ngã tư đèn Bốn Ngọn. Tại Ngã tư đèn Bốn Ngọn bạn đi thẳng vào đường Hà Hoàng Hổ và rẻ trái vào đường Bùi Thị Xuân. Bạn tiếp tục di chuyển như hướng dẫn bên trên là tới được quán. Thưởng thức ly cà phê chuẩn vị miền Tây Quán cà phê vợt 2 Ngầu được bà Hồ Thị Hạnh mở bán tính đến nay đã được hơn 50 năm. Không chỉ nổi tiếng về tuổi đời mà điểm “mấu chốt” để quán luôn tấp nập thực khách chính là hương vị đặc biệt của ly cà phê do bà Hạnh pha. Không chỉ nổi tiếng về tuổi đời mà điểm “mấu chốt” để quán luôn tấp nập thực khách chính là hương vị đặc biệt của ly cà phê do bà Hạnh pha.  Để có ly cà phê đậm vị đặc trưng, trong quá trình pha chế của bà Hạnh có rất nhiều điểm “khác biệt” so với cách pha cà phê thông thường. Bà Hạnh sẽ sử dụng loại cà phê xay nguyễn. Sau đó, lọc qua nước trong chiếc vải the dài ...

03 Phạm Ngũ Lão, TP. Đà Nẵng Khoảng giá: 10.000 Khu vực: Hải Châu Bạn có thói quen bắt đầu buổi sáng của mình bằng một cốc cà phê chứ? Chắc hẳn đây là thói quen của rất nhiều những người, đặc biệt là các cô chú lớn tuổi. Chúng ta có vô số sự lựa chọn, nhưng hãy thử cafe vợt Đà Nẵng – một tiệm cà phê núp hẻm thân thuộc của bao thế hệ. Hơn 40 năm, nơi đây vẫn đông đúc và nhộn nhịp mỗi ngày với sự dừng chân của bao người. Hãy cùng Hi Đà Nẵng khám phá thêm về địa điểm này nhé! Quán cafe vợt Đà Nẵng bình yên nơi con hẻm nhỏ nhắn Tọa lạc trong con hẻm nhỏ của con đường Phạm Ngũ Lão nhỏ nhắn nhưng náo nhiệt từng giây từng phút. Mọi người qua lại tấp nập bởi đây là con đường dẫn vào khu chợ nho nhỏ nơi cuối đường, sáng nào ghé đến cũng đầy tiếng nói cười rôm rả. Dù đông đúc nhưng đến quán cafe vợt Đà Nẵng này mỗi buổi sớm, bạn vẫn sẽ thấy những sự bình yên lạ thường. Bình yên bởi không gian đặc biệt được tận dụng nơi góc đường, bình yên bởi những câu chuyện và bình yên bởi phong cách pha cafe truyền thống. Tồn tại và nhìn ngắm hơn 40 năm chuyển giao của thành phố Đà Nẵng, quán cafe vợt Đà Nẵng này là ký ức của cả một đời người.  Đặc biệt bởi phong cách pha cafe độc đáo nơi quán cafe vợt Đà Nẵng Điều thu hút nhất của nơi đây đó là bởi phong cách pha cafe vợt Đà Nẵng độc đáo và gần như là duy nhất tại Đà Thành. Phong cách pha cafe này được bà Liên – chủ quán cafe đợt Đà Nẵng chia sẻ rằng đã được bà ngoại mình truyền lại đến bây giờ. Mọi công đoạn và nguyên liệu đều được chuẩn bị kỹ càng và đúng theo quy trình. Và đặc biệt nhất phải kể đến đó là những chiếc vợt tại quán cafe vợt Đà Nẵng này. Những chiếc vợt cafe được bà đặt từ thành phố Hồ Chí Minh vì tại Đà Nẵng sẽ không tìm được những chiếc vợt tương tự. Tay bà thoăn thoắt vợt cà phê rồi pha nước nóng cùng chiếc bếp than đỏ hồng để ra thành phẩm hoàn chỉnh nhất. Đến đây, chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ với tuổi đời của quán, nhưng sẽ còn bất ngờ hơn với phong cách cafe này. Và tại quán cafe vợt Đà Nẵng này, vì sử dụng phong cách vợt từ thành phố Hồ Chí Minh ngày trước, hương vị cafe sẽ đậm đà và không bị chua nhiều.  Buổi sáng, bắt đầu một ngày mới bằng cốc cafe vợt Đà Nẵng độc đáo, một ổ bánh mì và một vài câu chuyện ngày xưa chắc hẳn sẽ ...

Nếu có dịp ghé qua thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang mà muốn tìm về một quán cà phê xưa cũ chân chất, mời bạn hãy đến với quán cà phê vợt Hai Ngầu. Cà phê vợt Hai Ngầu (hay cà phê vợt Mười Ngầu – tên mà người địa phương hay gọi, nếu tìm trên Google Maps thì hãy theo từ khóa “cà phê Hai Ngầu“) nằm ở bờ kè rạch Long Xuyên, ngay dưới chân cầu Ông Mạnh, ở góc ngã ba đường Bùi Văn Danh và Nam Rạch Ông Mạnh. Quán nhỏ, không có để bảng hiệu, vô cùng đơn sơ và bình dị với vài chiếc bàn ghế gỗ cũ kỹ bên trong ngôi nhà nhỏ, phía trước kê thêm vài chiếc bàn ghế nhựa con con. Điểm thu hút ở quán có lẽ chính là: thứ nhất, quán phục vụ món chính là cà phê vợt (hay còn gọi là cà phê tất, cà phê vớ) – cà phê được pha thủ công và có hương vị nhạt hơn cà phê phin thông thường; thứ hai, quán bán thâm niên hơn 50 năm; thứ ba, có lẽ là không gian xưa cũ bình dị – thứ mà những ai lỡ yêu mến những gì hoài cổ thân thương sẽ mê lắm đây! Và mình muốn ghé quán cũng chỉ vì các yếu tố trên, mặc dù là mình không chọn uống cà phê, do lâu ngày không uống sợ uống vô bị “say” làm cho tim đập chân run người bủn rủn mất sức. Giá ở đây cũng bình dân: cà phê sữa 17.000đ, đá chanh 10.000đ,… Theo lời cô chủ quán (đọc báo thấy cô tên là Hồ Thị Hạnh) thì nhà chồng cô đã có hàng cà phê này từ trước. Khi cô về làm dâu thì phụ bán cho tới giờ luôn, cũng đã hơn 50 năm. Hiện tại, có cô pha bán chính, và con của cô phụ. Lúc tụi mình ghé quán, thấy cô và cô con gái của cô tuy bận rộn nhưng hiếu khách, dễ thương, quan tâm vô cùng. Tụi mình mang sơ ri vô quán ăn, cô thấy vậy mới hỏi có cần muối không. Bạn mình không quen uống cà phê quá ngọt, xin thêm ít cà phê, thì được vô tư cho thêm nhiều lắm. Nói chung là cảm giác bình dân thân thương khoáng đạt, đúng chất người miền Tây dễ thương hiếu khách khi đến đây! Vài hình ảnh mình ghi lại lúc cô chủ quán pha cà phê: Quán mở từ 4g sáng cho tới tầm 8g tối. Nếu đến đây vào ngày mưa thì không sao, còn lỡ ghé đến ngày nắng, bạn nên đến vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, rồi chọn ngồi bên ngoài, trước quán, đối diện bờ kè, cho đỡ nắng nóng. Mà ngồi phía trước ngắm người qua lại, ngắm nhìn dòng nước, đón gió mát từ mặt kênh thổi ...

Cà phê vợt là một thức uống độc đáo tại thành phố Đà Lạt không chỉ bởi hương vị cà phê đậm đà mà còn bởi những điều đặc biệt chỉ có tại những quán cà phê vợt lâu đời… Cà phê vợt – Thức uống mang hương vị “cũ”. Cà phê vợt có một hương vị rất đặc trưng, khi được pha chuẩn chỉnh từng công đoạn sẽ cho ra một hương vị cà phê đậm đà và thơm nức mũi. Các công đoạn pha chế diễn ra hết sức tỉ mỉ bằng các dụng cụ thô sơ nhưng hết sức độc đáo. Cà phê vợt và những con người lưu giữ kí ức. Đa phần các chủ quán cà phê vợt tại Đà Lạt đều đã có tuổi, họ đã từng chứng kiến biết bao thay đổi của thành phố này. Nếu có cơ hội ghé thử một lần hãy bắt chuyện với các ông bà, các cô chú họ sẽ kể cho bạn nghe về một Đà Lạt xưa. (Ảnh: Kênh14) Cà phê vợt – Nơi xoá tan rào cản “internet”. Mình rất thích thú một điều ở các quán cafe vợt đó là gần như tất cả mọi người (trừ những bạn đi cà phê một mình) đều không dùng điện thoại. Mọi người đều say xưa nói chuyện với nhau trong cái không gian quán nhỏ bé, không cần treo tấm bảng “mật khẩu wifi ở đây là” vì cũng không có ai hỏi đâu. Có lẽ chiếc bàn gỗ nhỏ bé đã đưa mọi người lại gần với nhau hơn… (Ảnh: Kênh14) Cà phê vợt là nơi giữ lại những công trình xưa. Những căn nhà nho nhỏ với những bộ bàn ghế gỗ cũ vô tình lại trở thành một điểm check-in độc nhất vô nhị khiến các bạn trẻ thích thú. Những vật dụng pha chế có tuổi đời lớn hơn cả thế hệ chúng ta tạo ra những khung hình chất ngất khó mà tìm được ở những nơi khác. (Ảnh: TravelImag) Bạn đã trải nghiệm quán cà phê vợt nào ở Đà Lạt chưa, theo dõi Happy Day để tìm hiểu về Đà Lạt mỗi ngày nha!

Món cà phê vợt lịch sử từ năm 1973 Món cà phê vợt Cần Thơ vỉa hè hút khách Mức giá bình dân của cà phê vợt Cần Thơ Địa chỉ quán cà phê vợt Thủ Khoa Huân Hình ảnh khác về quán cà phê Vợt Cần Thơ Cà Phê Vợt Cần Thơ gắn liền với góc phố Thủ Khoa Huân gần nửa thế kỷ. Nét lịch sử qua thời gian, nét văn hóa lề phố cà phê trò chuyện vẫn giữ vững ở một góc phổ nhỏ. Cà phê vợt, cà phê siêu, cà phê kho là những cái tên khác nhau của nó. Đặc trưng của món cà phê này là luôn giữ được nhiệt độ nóng khi uống. Quán cà phê vợt luôn có khói bốc thoang thoảng bên góc phố gần bến Ninh Kiều Cần Thơ, luôn tấp nập từ 4 giờ sáng này có gì đặc biệt? Cùng kênh Miền Tây có gì tìm hiểu nét đặc trưng “di sản” này nhé! Bàn cà phê vợt khá đơn giản Món cà phê vợt lịch sử từ năm 1973 Năm 1973 cô Hạnh vừa lên 10, theo mẹ bán cà phê ngay góc phố Thủ Khoa Huân. Đến nay đã được 48 năm trôi qua, cô Hạnh vẫn hàng ngày 4 giờ sáng ra bán góc phố đó. Tôi nói đùa với cô khi ngồi uống cà phê: “Quán này sắp thành di sản của Cần Thơ mất rồi cô ạ, 48 năm là gần nửa thế kỷ lận đó”. Cà phê vợt Thủ Khoa Huân Cần Thơ Những người uống cà phê ở đây có già có trẻ. Nơi đây có những “khách mối” của quán, họ uống cà phê từ khi còn trẻ đến mái tóc đã già. Cô Hạnh nhớ tên từng vị khách mối mà ngày nào cũng đến quán cô cà phê hàng chục năm. Có người dẫn xe lên lề không còn nổi nữa, nhờ anh nhân viên dẫn lên như thói quen, bước đến góc bàn quen cùng bạn bè “tám chuyện”. Món cà phê vợt Cần Thơ vỉa hè hút khách Món cà phê đơn giản nhưng lại mang nét thú vị của người miền Nam là cà phê vợt. Nhiều người viết bài thú vị dùng từ vợt nhưng người bán thích dùng từ cà phê siêu hơn. Siêu nước ở đây luôn được đun nóng bên lò lửa, khiến cà phê nóng hỏi luôn bừng khỏi khi mang ra. Khách ở quán cà phê vợt Cần Thơ luôn đông từ sáng sớm Bên cạnh xe bán luôn có 2 nồi nước nóng. Một nồi nhỏ để đựng những ly nhỏ và 1 nồi nước trắng đun sôi. Khách ngồi cà phê ven lề đường sau buổi chạy xe đạp ở bến Ninh Kiều Khách ngồi tán gẫu khi uống cà phê trên lề đường Không gian cà phê vợt bình dân và giản dị Quán cà phê thu hút rất nhiều khách quen lâu năm ...

Trước khi các loại cà phê máy, cà phê kiểu Tây được du nhập, phổ biến ở Việt Nam và đôi khi có phần trở nên sang chảnh, xa xỉ hơn như hiện nay thì nhìn lại Sài Gòn khoảng vài chục năm về trước, món cà phê vợt mới là thức uống phong phú và quen thuộc. Cà phê vợt không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn là một khoảng trời ký ức của nhiều người dân Sài Gòn. Cà phê vợt được sáng chế tại Sài Gòn vào những năm 1950. Có thể nói, đây là một trong những loại cà phê được xem như nét di sản văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn. Sở dĩ được gọi là cà phê vợt chính vì chúng được pha chế bằng một chiếc vợt làm bằng vải mịn, dài, dệt khít. Người pha chế đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới khai thác được triệt để nước cốt có trong cà phê, tạo ra thức uống đậm đà hương vị. Uống cà phê vợt, thường không nên vội vã, nhâm nhi từng chút, thưởng thức sự độc đáo của hương vị, đọc tờ báo hoặc kể nhau đôi ba câu chuyện với bạn bè chính là thú vui của người Sài Gòn.Khi các cách pha cà phê hiện đại còn chưa thịnh hành, dùng vợt vải để pha cà phê là kiểu phổ biến, gắn liền với ký ức của nhiều người dân Sài thành. Nó sở hữu vị thơm, ngon đặc trưng nguyên vẹn mà cà phê phin hay cà phê pha máy không thể có được. Vì những lẽ đó, nhiều quán cà phê vợt giản đơn vẫn trường tồn với thời gian, nép mình giữa lòng thành phố nhộn nhịp.Hôm nay, hãy cùng sweets.vn tìm lại các quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn nhé! 1. Vợt CafeVợt Cafe là một trong những quán cà phê vợt lâu đời ở Sài Thành thu hút rất nhiều khách bởi cà phê đậm đà nguyên chất Việt Nam. Lúc đầu, giữa năm 1950, quán chỉ là một xe cà phê nhỏ bán ngoài đường. Mãi đến sau năm 1975, Vợt Cafe mới dời về hẻm gần ngã tư Phú Nhuận và bán suốt cho đến nay.Nằm khuất trong hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng nhưng quán cà phê vợt xưa cũ dường như không bị lãng quên giữa nhịp sống nhộn nhịp và hiện đại của Sài thành hoa lệ. Tồn tại hơn 70 năm, không gian quán vẫn giữ nguyên vẻ xưa cũ, đơn giản với dãy bàn ghế nhỏ và khu pha chế. Ngoài khách quen, quán nhỏ bên đường vẫn thu hút giới trẻ và khách du lịch. Họ tới đây để thưởng thức và cảm nhận hương vị cà phê của quá khứ. Đồ uống có nhiều loại khác nhau cho thực khách lựa chọn như cà phê đen, đen đá, sữa nóng, sữa đá, cà ...

Thưởng thức cà phê vợt trong để hiểu hơn về một loại hình cà phê từng rất phổ biến của một thời quá khứ vàng son… Uống cà phê là một văn hóa đặc sắc của người Việt Nam ta. Và nền văn hóa ấy dường như càng được phát huy và tỏa sáng tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Có thể nói như vậy vì dù cho kinh tế có phát triển lên xuống như thế nào, mặc kệ vào mùa mưa hay nắng, những quán cà phê từ bình dân cho đến cao cấp, từ quán lề đường cho tới các mặt bằng sang trọng tại các vị trí “đắc địa” ở TPHCM chẳng bao giờ vắng khách. Cà phê truyền thống dễ thấy là được pha trong phin, gọi là cà phê phin. Theo dòng phát triển của thời thế, ly cà phê của đời sống hiện đại được du nhập thêm các loại hình mới, như cà phê pha máy, cà phê ủ lạnh. Nhưng với những con người hoài cổ, những ai đã trót đam mê hương vị đắng ngắt ban đầu nhưng có hậu ngọt dịu của cà phê có lẽ không thể không biết đến loại cà phê được pha theo một cách thức xưa cũ, ấy là cà phê vợt. Vào khoảng thế kỷ XX, cà phê vợt, còn gọi là cà phê kho, được du nhập vào TPHCM (hay Sài Gòn thời bấy giờ) nhờ những người dân lao động gốc Hoa tại quận 5. Dần dần, cà phê vợt được nhiều người biết đến và lan rộng khắp thành phố. Cà phê vợt, ngay cái tên đã thể hiện rõ nét cách thức thực hiện khi người pha chế dùng đến một loại vợt được làm bằng vải mịn, dài và khít để lọc cà phê trong chiếc siêu (ấm) đất nấu trên bếp lửa than. Tên cà phê vớ, hay cà phê bít tất ra đời là cũng vì lý do đó. Qua hai lần lọc thủ công như vậy, cà phê vợt có thành phẩm khá khác biệt với hương vị tao nhã, thanh nhẹ, ít đắng và không cho cảm giác nặng nề như cà phê được pha theo phin truyền thống. Một điểm thú vị khác của các quán cà phê vợt đó là ly cà phê thành phẩm sẽ được quán tự thực hiện các công đoạn thủ công: từ rang xay, nấu, chắt lọc, cho đến pha chế. Tại TPHCM ngày nay vẫn còn một số quán cà phê pha chế theo kiểu cũ này. Cùng điểm qua 3 quán cà phê vợt lâu đời dưới đây để khám phá một trời ký ức về Sài Gòn xưa. Quán cà phê vợt trong hẻm Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận Quán cà phê vợt này nằm ở địa chỉ 330/2 đường Phan Đình Phùng, gần ngã tư Phú Nhuận, thuộc phường 1, quận Phú Nhuận. Mặc dù nằm trong con hẻm nhỏ, nhưng ...

Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn thêm một quán cà phê vợt ở Sài Gòn. Cheo Leo Cafe này khá đặc biệt vì là quán cà phê vợt lâu đời nhất ở Sài Gòn, có mặt từ năm 1938. Cheo Leo Cafe nằm ở số 109/36 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3 (gần đường Lý Thái Tổ và Nguyễn Đình Chiểu, gần chợ Bàn Cờ). Được biết, khi mới mở, xung quanh quán khá trống trải, nhà cửa thưa thớt, nên cụ cố Vĩnh Ngô (người chủ quán đầu tiên) đã đặt tên quán là Cheo Leo. Mặt tiền quán cà phê Cheo Leo Trải qua hơn 80 năm trụ vững giữa Sài Gòn, quán vẫn giữ nguyên nếp cũ: một ngôi nhà nhỏ và cũ kỹ, bên trong đặt vài chiếc bàn và ghế đơn sơ, không trang trí gì nhiều, không máy lạnh. Ngôi nhà đối diện quán có lẽ cũng thuộc quyền sở hữu của người chủ, hoặc do thuê lại, cũng được trưng dụng phần vỉa hè làm nơi đặt bàn ghế phục vụ khách. Xe máy của khách thì được để nép sát phía trước và hai bên hông nhà. Nếu khách nào đi trễ, hết chỗ để xe, thì có thể gửi ở nhà hàng xóm gần đó (5.000 đ/ xe). Hiện tại, quán do ba người cô tuổi trung niên (có lẽ là người Hoa) phụ trách trông coi. Có lẽ nhờ lịch sử lâu đời cùng vẻ bình dị, cũ kỹ, mộc mạc nét xưa, mà quán cà phê này khá nổi tiếng với báo chí, truyền thông, lên cả trang Tripadvisor và có khá đông du khách đến đây thưởng thức. Bên trong khu vực chính của Cheo Leo Cafe Mọi thứ đều cũ kỹ, xưa mộc Cảm giác như trở về quá khứ Góc bếp đơn sơ Các dụng cụ để pha cà phê Những chiếc bình sứ nhuốm màu thời gian Siêu cà phê vợt luôn ấm nóng trên bếp Ở đây có món cà phê nước cốt dừa cũng khá thú vị, nhưng phải thứ bảy, chủ nhật mới có nha! Cà phê vợt nước cốt dừa Cà phê vợt sữa đá Ca cao đá Khi nước được mang ra, thực khách vui lòng thanh toán ngay nha! Một buổi sáng rảnh, đến đây nhâm nhi ly cà phê vợt có mùi vị thanh nhạt rất khẽ, nghe những bản tình ca da diết từ các ca sỹ hải ngoại xưa cũ, cảm giác cuộc sống nhẹ nhàng đi hẳn. Các bạn lưu ý là quán nổi tiếng nên thường rất đông khách vào cuối tuần. Còn với ngày thường, có lẽ giờ đông khách nhất là trước, trưa, và sau giờ làm việc hành chính đó nha. Nếu khách đến quán mà không uống gì thì sẽ tính phụ thu 20.000 đ/ khách. Và khách vui lòng không ngồi quá lâu ở quán nếu chỉ uống 1 phần nước. À, thời ...

Những quán cà phê Đà Lạt lâu đời có lẽ là điểm đến mà số ít giới trẻ chọn lựa. Nhưng ai từng trải nghiệm đều yêu đắm đuối bởi vị cà phê ngon không đổi qua thời gian và không gian ấm cúng, thân quen đến khó tả. Cà phê Tùng Mục lục bài viết 1 Cà phê Tùng 2 Cà phê Nga 3 Cà phê Bà Năm 4 Cà phê Vui 5 Cà phê cô Lan Tọa lạc ngay trên góc phố của trung tâm Đà Lạt; cà phê Tùng được nhiều người biết đến bởi nơi đây từng là nơi hội tục của các nghệ sĩ tài hoa như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cô Khánh Ly, thi sĩ Bùi Giáng,… Được biết, quán cà phê Đà Lạt lâu đời này đã đi vào hoạt động được hơn 60 năm. Trong không gian ấm cúng và giản dị; thực khách ngồi đây có thể nhâm nhi tách cà phê nóng rồi ngắm nhìn phố xá. Đặc biệt, cà phê ở quán là do cô chủ tự rang – xay; quán luôn phục vụ cà phê phin bởi như vậy mùi thơm cùng vị ngon mới được truyền tải trọn vẹn tới những người thưởng thức chúng. Địa chỉ: 6 Khu Hòa Bình Cà phê Nga Là quán cà phê Đà Lạt lâu đời nhất nhì thành phố mộng mơ; cà phê Nga là địa chỉ mà bạn nhất định phải lưu vào ngay nếu muốn thưởng thức ly cà phê vợt; yaourt thủ công ngon chuẩn vị của người bản xứ. Quán cafe nép mình nơi con hẻm nhỏ đã lẳng lặng ở cùng Đà Lạt được 24 năm. Vì vậy, không gian được bài trí đơn giản nhưng vô cùng chỉn chu. Từng chiếc tách, bình trà gừng nóng được xếp ngay ngắn trên bàn và ánh đèn vàng càng làm không gian thêm nhẹ nhàng. Hơn nữa, Cà phê Nga cũng là chốn hẹn hò lý tưởng của nhiều người bởi ngoài thưởng thức tách cà phê Đà Lạt chuẩn vị. Còn được tận hưởng không gian cực yên bình và ấm cúng. Địa chỉ: hẻm số 2, Nguyễn Chí Thanh, F1 Cà phê Bà Năm Ảnh: Hà Uyên, _huytr Nếu ai là một ghiền Đà Lạt chính hiệu và dân sành cà phê thứ thiệt; thì chắc chắn đều không quên được hương vị đậm đà đặc biệt “có một không hai” của cà phê vợt tại quán của Bà Năm. Không chạy theo tân thời và mặc kệ nhịp sống ngày càng nhộn nhịp; quán Cà phê bà Năm nhỏ xíu nằm lọt thỏm trên con đường Phan Bội Châu nhưng  vẫn cực kì đông khách. Đặc biệt, nói đến cà phê vợt thì khó ai ở Đà Lạt bì được với quán. Đó là mùi thơm thoang thoảng chưa uống đã thèm của cà phê rang xay thứ thiệt; và với cách pha bằng vợt truyền thống nên vị cà phê càng ...

Một buổi sáng sớm tinh mơ, dậy ngắm phố phường, cảm nhận cuộc sống đời thường bình dị của người Đà Lạt, chắc hẳn các bạn không thể nào bỏ qua được nét văn hóa truyền thống đặc sắc không chỉ riêng Đà Lạt mà còn ở Việt Nam đó chính là cà phê vợt. Hãy cùng Amazing tìm hiểu 4 quán cà phê vợt lâu đời và nổi tiếng nhất ở Đà Lạt nhé!

Uống cà phê dường như đã trở thành nét văn hóa của người dân Sài Gòn. Thường thức một ly cà phê vừa để tỉnh táo, vừa như một thức uống tốt cho cảm xúc dù đang vui hay buồn. Và nếu khách du lịch lần đầu tiên tới chuyến combo du lịch Sài Gòn thì hãy tìm và thưởng thức ngay cho mình một ly cà phê vợt theo cách của người Sài Gòn. Một nét văn hóa khá độc đáo với cách pha cà phê bằng vợt của người dân Sài Gòn. Thưởng thức ly cà phê vợt Sài Gòn theo cách của người Sài Gòn Thưởng thức ly cà phê vợt Sài Gòn theo cách của người Sài Gòn Sự hình thành cái tên cà phê vợt Cái tên cà phê vợt được đặt tên theo dụng cụ dùng để pha ra cà phê đó là chiếc vợt ngoài ra nó còn được biết đến với những cái tên được ít người biết đến như cà phê bít tất, cà phê kho. Thời đó khi những chiếc phin pha cà phê còn chưa thịnh hành, người ta đã sử dụng một chiếc vợt vải để lọc ra nước cà phê. Cách pha này đòi hỏi một sự công phu tỉ mỉ hơn so với pha cà phê phin ngày nay. Để có thể cho ra một ly cà phê vợt đậm đà cần phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Cà phê vợt được người Sài Gòn đón nhận cực kì nồng nhiệt vào đầu thế kỉ 20t. Vào khoảng những năm 1930, khắp các con đường các khu phố tại Sài Gòn – Chợ Lớn có thể bắt gặp được hình ảnh những quán cà phê vợt luôn đông khách.Theo thời gian, hương cà phê vợt đã bắt đầu len lỏi và ngấm dần vào thói quen hàng ngày và ký ức của người dân tại thành phố bậc nhất Nam Kỳ thời đó. Cà phê vợt đã được du nhập vào Sài Gòn nhờ những người dân lao động gốc Hoa sinh sống tại quận 5.Cho nên có thể nói cà phê vợt được xem là nét văn hóa giao thoa giữa trung hoa và nét văn hóa Sài Gòn. Cách để pha một ly cà phê vợt đậm đà Trước khi pha một ly cà phê, người ta phải trụng thật sạch chiếc vợt qua nước sôi. Cà phê được xay nhuyễn được lọc qua chiếc vợt sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi. Để cà phê có thể đều vị, người ta lấy chiếc muỗng khuấy đều nước vài lần rồi đậy nắp lại. Người ta sử dụng ấm siêu đất, loại chuyên được thường được sử dụng để sắc thuốc bắc để giữ được trọn vẹn hương thơm. Cà phê sẽ được ủ trong khoảng từ 5 đến 10 phút để hương vị cà phê bắt đầu thấm dần và hòa quyện với nhau. Sau đó, cà phê sẽ được ...

Cà phê vợt hay còn gọi là cà phê phin có nguồn gốc từ người Hoa sinh sống lâu đời ở Sài Gòn. Đây cũng được coi là thức uống phổ biến của người Trung Hoa cổ đại. Điều đặc biệt của loại cà phê này là nó được pha trong vợt vải và đựng trong ấm đun nước siêu tốc. 1. Văn hóa cà phê của người Sài Gòn Cà phê là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Người Pháp đã mang cà phê đến Việt Nam vào thế kỷ 19, và sau Chiến tranh Việt Nam, chính phủ đã thiết lập một chương trình sản xuất cà phê lớn. Đến những năm 1990, sản lượng cà phê của cả nước bắt đầu phát triển và ngày nay Việt Nam đang sản xuất hơn 1,73 triệu tấn cà phê mỗi năm. Trong số các cách pha chế cà phê, cà phê vợt có thể được coi là một cách pha chế cà phê độc đáo. Khác với cách pha hiện đại bằng máy móc như bây giờ. Cà phê vợt được chế biến bằng các vật dụng thủ công và có thể nói là đơn giản. Cà phê vợt không phức tạp nhưng cần lưu ý đến chu trình pha. Bột cà phê cho vào giá vải với nước đun sôi. Sau đó, cà phê sẽ được cho vào bình đun siêu tốc, đun trên bếp. Thao tác này giúp cà phê luôn nóng nên giữ được hương vị cà phê thơm ngon. Hiện ở Sài Gòn có 2 quán còn lưu giữ công thức pha cà phê để mọi người thưởng thức. Ngay cả những du khách trẻ trong và ngoài nước khi đến Sài Gòn cũng đều nhớ về cà phê xưa. 2. Quán cà phê vợt đường Tân Phước. Nằm trong hẻm đường Tân Phước cạnh chợ Thiếc quận 11 khu người Hoa. Quán cà phê vợt của ông Thành đã tồn tại ở đây hơn nửa thế kỷ. Chủ quán pha cà phê bằng những chiếc kệ vải đã nhuốm màu nâu cà phê. Theo anh, vợt càng đen thì cà phê tạo ra càng thơm và đậm đà. Bất cứ ai đến quán đều nhận ra nét kiến ​​trúc xưa cũ, hoài cổ vẫn hiện diện trong ngôi nhà. Trong góc bếp nơi anh Thành pha cà phê, khói từ chiếc ấm tỏa ra mùi cà phê thơm phức. Hơi nóng từ bếp củi sưởi ấm ngôi nhà thân quen. Không có ghế sofa hay máy lạnh, không gian của quán hoàn toàn mở, đơn giản và mộc mạc. Thưởng thức một tách cà phê thơm ngon là niềm vui của nhiều người Chỉ là một vài chiếc ghế đẩu gỗ, chiếc bàn gỗ và những chiếc cốc cà phê có chút rỉ sét của những chiếc ly cũ đã ...

Nếu biết đến đặc sản Hà Nội có cà phê trứng, Huế có cà phê muối thì Sài Gòn chắc chắn là cà phê vợt rồi. Có một Sài Gòn năng động là thế nhưng đâu đó cũng có những góc phố nhỏ bình yên, nơi ta ngồi thảnh thơi thưởng thức tách cà phê vợt mang đậm dư vị của hoài niệm. Cùng Yeah Travel một vòng khám phá loại thức uống nổi danh đất Sài Gòn này nhé!

Tồn tại hơn 60 năm qua, quán cà phê trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng trở thành nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của những ai từng đặt chân đến đây. Với xe cà phê cùng những chiếc ghế nhựa, gian nhà nhỏ ở đầu hẻm 330, đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), luôn đông đúc dù sớm nắng hay chiều muộn. Chủ quán – ông Đặng Ngọc Côn (80 tuổi) và bà Phạm Ngọc Tuyết (75 tuổi) được khách quen gọi với cái tên thân thương là ông Ba và bà Ba. Nép mình ở đầu con hẻm 330, nơi đây vẫn “tĩnh lặng” giữa những âm thanh nhộn nhịp của con đường Phan Đình Phùng. Ly cà phê vợt với công thức gia truyền Theo lời kể của ông Ba, xe cà phê này trước đây là của ba ông và nó có từ thời Pháp thuộc. Từ đó đến nay đã hơn nửa thế kỷ nhưng hương vị cà phê độc đáo này vẫn được gìn giữ nhờ cách pha chế do người cha của ông truyền lại. Ông Ba chia sẻ, cà phê ở đây được lấy từ những chỗ quen lâu năm, đem về tự rang rồi xay theo công thức riêng. Dù khách có đông nhưng ông bà luôn tỉ mỉ pha từng ly không bỏ sót một công đoạn nào. Chiếc vợt được nhúng vào nước sôi để vệ sinh, sau đó cho vào một lượng vừa đủ bột cà phê đã xay, kế đến đổ nước sôi vào chờ cho nở rồi nhúng thêm vài lần nữa mới bỏ vào chiếc ca bằng nhôm để sẵn. Cà phê nhờ đó mà có màu đen đậm, tỏa mùi thơm nức. Đối với cà phê vợt, lửa là yếu tố rất quan trọng để giữ được hương vị đặc trưng. Chính vì vậy, cứ 10 – 15 phút ông Ba lại cúi xuống canh lại bếp than phía dưới. Dù tuổi đã lớn, nhưng “đứng lên ngồi xuống thế này mới thấy khỏe”, ông vui cười nói. Tùy theo sở thích của mỗi người mà ông bà sẽ pha theo. Có người thích uống nhiều đường vì không chịu được vị đắng của cà phê. Có người thích ít đường để cảm nhận vị cà phê đúng điệu, người khác lại thích cho thêm chút sữa. Giá một ly cà phê chỉ 15.000 đồng đổ lại mà không kém kỳ công. Ly cà phê vợt thường không có độ sánh đặc như pha phin, nhưng có mùi thơm lâu. Một góc cà phê hoài niệm Đã nhiều năm trôi qua và dù tuổi đã bước sang tuổi xế chiều, ông bà vẫn tâm huyết duy trì “nếp cà phê” bên cạnh chiếc xe cũ kỹ lúc nào cũng nghi ngút khói. Quán chỉ có vài chiếc bàn gỗ cũ đặt gần xe, còn lại là ghế nhựa để khách ngồi dựa sát tường trải dọc theo con hẻm. Ngoài ông ...

Nơi Sài Thành hoa lệ cứ ngỡ rằng không còn những quán cà phê lâu đời nữa. Song, điều này sai hoàn toàn nhé. Hãy cùng chúng mình khám phá ngay những quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn, thu hút biết bao vị khách ghé thăm. Trước kia, Sài Gòn đẹp dung dị lắm. Đẹp qua những hình ảnh của quán cóc thân thương, đẹp qua hàng quán cà phê rất lâu đời. Mà đã nhắc đến cà phê lâu đời ở nơi đây thì đích thị là loại cà phê vợt. Chỉ có uống loại cà phê này người ta mới cảm nhận được hết vị ngon của cà phê cùng hương thơm đặc trưng nguyên vẹn mà cà phê phin hay pha máy đều không có được. Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm lại các quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn nhé. 1. Cà phê vợt là gì? Nguồn gốc của cà phê vợt Cà phê vợt Cà phê vợt (cà phê kho, cà phê bít tất,…) được đặt tên theo dụng cụ dùng để pha. Đây chính là loại cà phê được làm ra bằng cách cho bột cà phê vào một túi vải tựa như cái vớ, rồi đem nhúng vào nước đang sôi, đợi cho cà phê ra hết sẽ đổ vào ly cho khách. Cà phê vợt sở hữu hương vị rất đặc trưng, vừa thơm mùi cà phê nguyên chất, vừa có hậu ngọt, mịn và một chút béo. Do đó, dẫu thời gian vẫn cứ chảy trôi, cà phê vợt vẫn tiếp tục trường tồn, đứng nép mình bên lòng Sài Thành nhộn nhịp. Còn về nguồn gốc của cà phê vợt, chúng đã theo chân người Hoa rong ruổi khắp thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á nói riêng, nhất là người Malaysia gốc Hoa làm nghề khuân vác, sống ở lưu vực cảng Singapore hiện nay. Từ năm 1950, cà phê vợt bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và nhanh chóng trở thành di sản, một nét văn hóa đặc trưng người Sài Gòn cho đến tận hôm nay. 2. Những quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn Cheo Leo Cafe Instagram @beijiasun, @tracy254 và @wonderfilledmag Quán ăn chất lượng: 4.5/5 (đánh giá bởi Google)Địa chỉ: 109 – 36 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, Quận 3, TP.HCMGiá thành: 8.000 – 15.000 đồngGiờ mở cửa: 05h15 – 12h00 | 13h00 – 18h45Số điện thoại: 0369626363Giao hàng: Có (Grabfood)Ưu điểm: Hương vị thơm ngon, giá thành rẻNhược điểm: Chỗ để xe bất tiện Cheo Leo Cafe được hình thành từ năm 1938 và tồn tại đến nay đã hơn 80 năm. Do đó, nơi đây được xem là quán cà phê vợt có tuổi đời lâu nhất ở Sài Gòn. Đây cũng là một trong những quán cà phê vợt hút khách nhất bởi nằm giữa lòng thành phố, đi lại thuận tiện ...

Chợ Thiếc (quận 11) nằm trong khu người Hoa sầm uất, nổi tiếng với ẩm thực đặc sắc, trong đó có cà phê vợt thơm lừng. Xe cà phê vợt hai thập kỷ trong khu người Hoa ở Sài Gòn Trong khoảng nửa thế kỷ qua, uống cà phê sáng đã trở thành một nét văn hóa của người Sài Gòn. Trong đa dạng kiểu cách cà phê ở vùng đất này, thức uống của người Hoa mang nét đặc trưng khác lạ khi được kho trong ấm đất. Chính người Hoa Chợ Lớn đã mang cách pha chế độc đáo đó sang buôn bán ở Sài Gòn. Sau này, nhiều người Việt học hỏi làm theo. Trong một con hẻm bên hông chợ Thiếc (quận 11), có một quán cà phê không bảng hiệu đã hơn hai thập kỷ. Gọi là quán nhưng thực ra chỉ có một xe đẩy bên trên đặt nhiều ly muỗng, sữa, ấm trà, cùng vài chiếc bàn ghế nhỏ kê sát tường nhà gia chủ. Vừa nhìn vào, du khách có thể nhận ra đây là cà phê người Hoa bởi chiếc ấm bằng đất nghi ngút khói, tỏa ra hương thơm lừng. Chủ quán là ông Trần Bửu Cường (50 tuổi). Ông chia sẻ: “Tôi mở quán đã 22 năm. Chủ yếu bán cho dân ở đây và người đi chợ, hầu hết là người Hoa”. Ấm đất đựng cà phê phải được giữ nóng liên tục để cân bằng hương vị. Vì diện tích mặt bằng nhỏ bé nên trên bàn pha chế chỉ để một ấm đất đựng nước cà phê đen sánh cuối cùng sau vài lần đun chắt. Thao tác đun và hâm nóng được nhiều người gọi vui là “cà phê kho”. Các vật dụng được bày hết trên chiếc xe đẩy nhỏ. Do quán sử dụng mặt tiền của nhà, nơi gia đình ông Cường sinh sống, nên việc rửa ly hay dọn dẹp đều thuận tiện. Ngồi ăn điểm tâm hay nghỉ sau buổi chợ, uống ly cà phê giá 12.000 đồng, nghe giọng Hoa lanh lảnh của cư dân nơi đây, thỉnh thoảng hòa thêm chút nhạc Hoa nhẹ nhàng từ căn nhà nào đó phát ra, là đủ để bạn cảm thấy thư giãn trong không gian yên tĩnh dù quán nằm ngay cạnh chợ. Đã đến quán nước bình dân của người Hoa, bạn nên thử bánh mì, giò cháo quẩy chấm cà phê. Đây là món nổi tiếng một thời ở Sài Gòn, xuất phát từ cách ăn sáng tiết kiệm của người lao động Hoa kiều xưa. Xé từng miếng bánh, miếng quẩy còn ấm chấm nhẹ vào ly cà phê sữa nóng, vừa ăn vừa uống đủ vị ngọt bùi pha chút đắng giúp tỉnh táo đầu ngày. Với anh Huy Hoàng (ngụ ở quận 4), ly cà phê vào bữa sáng dường như là thứ không thể thiếu. “Vì thời tiết Sài Gòn đang khá nóng nên tôi ...

Ngày nay, ngoài cách pha cà phê phin truyền thống và các loại máy pha du nhập từ phương Tây làm đa dạng thêm hương vị cà phê, ở Sài Gòn ít ai biết rằng vẫn còn tồn tại cách pha cà phê bằng vợt.  Tìm lại nét xưa qua 2 quán cà phê vợt hơn nửa đời người ở Sài Gòn Cà phê vợt hay còn có tên gọi khác là cà phê kho – cách pha cà phê bắt nguồn từ người Hoa từ rất lâu ở Sài Gòn, đây cũng được xem như cách pha bình dân của người Hoa thời xưa. Không giống như cà phê phin, cà phê vợt cũng có một nét đặc trưng riêng. Đúng theo tên gọi, điều đặc biệt của cà phê này chính là được pha trong chiếc vợt vải và được kho lên bằng ấm siêu. Cách pha cà phê vợt không mấy phức tạp, nhưng cần chú trọng đến chu trình pha. Bột cà phê cho vào trong chiếc vợt vải hòa cùng nước sôi để chắc lấy cốt. Sau đó, cà phê sẽ đặt trong những chiếc ấm siêu, đun trên bếp riu riu lửa. Công đoạn này giúp giữ cà phê luôn nóng, nhờ đó cũng giữ cho hương vị cà phê đậm đà và thơm ngon hơn. Ảnh: @thuyduongww Ảnh: @____qkay Hiện nay ở Sài Gòn có 2 quán vẫn giữ cách pha cà phê vợt phục vụ những người dân thưởng thức, ngay cả các bạn trẻ và du khách nước ngoài tìm đến như gợi nhớ hình ảnh Sài Gòn xưa qua ly cà phê. Quán cà phê vợt ông Thanh Tọa lạc trong hẻm của đường Tân Phước kế bên chợ Thiếc ở quận 11 thuộc khu vực của người Hoa, quán cà phê vợt của ông Thanh đã tồn tại hơn nửa thế kỷ ở nơi đây. Ảnh: @hanhienj Bất cứ ai đến quán đều nhận ra nét hoài cổ kiến trúc Hoa xưa vẫn còn hiện hữu trong căn nhà. Ở góc bếp nhỏ nơi ông Thanh pha chế cà phê, khói bốc ngun ngút từ ấm siêu kho cà phê được đặt trên bếp củi làm căn nhà ấm áp, thân quen. Không có ghế sofa hay máy lạnh, không gian của quán hoàn toàn mở, bình dị và mộc mạc. Ảnh: @nicky.taiyo Ảnh: @nhatquang248 Chỉ có vài chiếc ghế đẩu gỗ, bàn gỗ, ly cà phê thêm một ít sữa dạng bạc xỉu đựng trong cái ly nhỏ kiểu xưa hay dùng đã khiến khách đến đây như được trải lòng với cuộc sống đời thường. Ảnh: @highley_nguyen Ảnh: @i.ix.xcvii_ Ảnh: thuyduongww Địa chỉ: Hẻm 313 Tân Phước, Phường 6, Quận 11. Quán cà phê vợt Phan Đình Phùng Giống như quán ông Thanh, quán cà phê vợt nằm trong con hẻm nhỏ số 330 Phan Đình Phùng cũng không bảng hiệu hay trang trí. Khách “ruột” mỗi khi ghé quán luôn bắt gặp hình ảnh ông Ba, bà Ba (chủ quán) đã ngoài 60 tuổi vẫn thoăn thoắt bên hai “nồi” cà phê nóng hổi. ...

Khách ngồi lâu hết đồ uống, bà Mười Ngầu, chủ quán ở Long Xuyên (An Giang) lại chế thêm cà phê mời miễn phí. Quán cà phê vợt hơn nửa thế kỷ ở An Giang Nằm bên con rạch Long Xuyên, nép mình dưới chân cầu Ông Mạnh, quán cà phê của bà Hồ Thị Hạnh (65 tuổi) đã được hơn 50 năm. Quán không có bảng hiệu hay địa chỉ cụ thể, người địa phương thường gọi là cà phê Mười Ngầu. Khách uống đến đâu, chủ hàng nấu đến đó nên hương vị cà phê tự nhiên. Nhiều người cho biết họ còn có thể cảm nhận được “mùi” thời gian ở không gian cũ kỹ này. Bà Hạnh dùng bếp nấu đắp bằng gạch, nguyên liệu đốt là tro trấu, siêu đất để ủ cà phê, hộp thiếc đựng bột cà phê, ấm đun và gáo múc nước bằng nhôm, không đồ dùng nào làm bằng nhựa. Trước khi rót cà phê, bà Hạnh trụng ly vào nước sôi để giữ ấm thứ nước đen óng ở trong. Ấm trà rót sẵn thỉnh thoảng được dội nước sôi vào để giữ nóng. Chỉ duy nhất một bếp trấu đun nước cho cả cà phê và trà, bà pha luôn tay và có hai người con phụ vào lúc quán đông buổi sáng. Bận bịu là vậy nhưng bà Mười Ngầu vẫn rất để ý khách ngồi trong quán. Ai ngồi lâu hết cà phê được bà chế thêm cà phê miễn phí. “Uống cho đỡ nhạt miệng”, bà Hạnh cười nói. Những chiếc vợt cuối ngày bán xong được giặt sạch và phơi bên hông nhà, để nắng gió sông Hậu hong khô. Khi có người mua mang về, đúng kiểu cà phê bình dân, bà Hạnh chế cà phê vào một bịch bóng cột chặt lại, thêm một túi trà to gấp đôi rồi bỏ túi nilon cho khách. Quán được mở trong khuôn viên một căn nhà cũ, tường lửng không sơn, quây bằng rào kẽm. Không gian quán chỉ vừa xếp đôi ba bộ bàn ghế gỗ cũ đã mài nhẵn. Trần nhà, vách tường đã ám màu và mùi cà phê trong hơn 50 năm qua. “Trước tụi em lần đầu tới quán, xin bà chụp hình, bà mời cà phê không lấy tiền luôn”, bạn trẻ người địa phương tên Phi Thông (22 tuổi) tâm sự. Với giá chỉ từ 5.000 đồng một ly, khách của quán phần nhiều là người lao động địa phương trước khi đi làm mua bịch mang về hoặc đi ngang qua nghỉ mệt. Đây cũng là nơi để các “nam, phụ, lão, ấu” ngồi ăn sáng tám chuyện với nhau. Mọi người hay uống ly đen nóng thêm đường và chút đá. Còn “phê sữa” ở đây đúng đặc trưng miền Tây: Phần sữa gần bằng phần cà phê, ngọt lịm. Chị Út (44 tuổi), tiểu thương sống gần quán, cho biết đã uống cà phê ...

Uống cà phê vợt là một nét đặc trưng trong văn hóa người Việt nên chẳng quá xa lạ đối với các du khách. Dù thời tiết nắng mưa, hay như thế nào đi chăng nữa, từ quán cà phê bình dân đến sang trọng, chưa bao giờ vắng khách cả. Sau này càng ngày càng phát triển, cà phê cũng vì thế gia nhập đa dạng các loại hình mới khác. Nhưng đối với những ai yêu sự hoài cổ, bình dị thì cà phê được pha theo một cách rất xưa là một lựa chọn hoàn hảo khó thay đổi. Là một người rất thích sự hoài niệm, nên mình rất thích một Sài Gòn dung dị và bình dân. Mình thích một Sài Gòn qua những hình ảnh của những quán cóc thân quen, những quán cà phê xưa lâu đời. Hôm nay mình sẽ sẽ dẫn các bạn đi trải nghiệm một loại hình cà phê khác thú vị không kém, bình dân không kém, đó chính là cà phê vợt. Tồn tại qua hơn mấy mươi năm, cà phê vợt tại Sài Gòn vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn nổi tiếng. Vẫn đâu đó có sức hút mãnh liệt không chỉ riêng với người Sài Gòn, mà cả những du khách trong và ngoài nước. Người ta vẫn hay thường đến đây để tìm về miền ký ức về một Sài Gòn xưa cũ, trải nghiệm văn hóa cà phê của những ngày xa xưa ấy. Hãy cùng  Foodi.com.vn điểm qua top 4 quán cà phê vợt nổi tiếng lâu đời nhất tại Sài Gòn TPHCM. Cà phê vợt là gì? Nguồn gốc cà phê vợt? Cà phê vợt là gì? Hình ảnh rất quen thuộc của cà phê vợt: với một cái ấm đất và một cái vợt dài, vải mịn tựa như một chiếc tất. Dùng để lọc bã cà phê thay cho phin. Từ đó, người ta gán cái tên cà phê vợt cho loại hình cà phê đặc trưng này. Nguồn gốc cà phê vợt: Không một ai biết chính xác được cà phê vợt có từ khi nào. Họ chỉ biết cà phê vợt bắt nguồn từ những người dân lao động gốc Hoa sinh sống tại quận 5. Cà phê vợt lúc bấy giờ là thức uống của những người dân lao động bình dị, không có thời gian chờ đợi ngắm nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống qua chiếc phin nhỏ. Cà phê vợt mang đến cho họ sự tiện lợi, uống thật nhanh cốc cà phê mùi khen khét, nhạt nhòa và rồi lại quay lại với bộn bề cuộc sống. Ngày nay, khi cà phê phin và cà phê pha máy thống lĩnh, cà phê vợt thu mình lại, chỉ còn một vài quán nhỏ bán cà phê vợt tại Sài Gòn. Cách pha cà phê vợt? Đầu tiên, người ta dùng nước thật sôi để vệ sinh, làm sạch vợt, rồi mới cho cà ...

Ở Sài Gòn muốn uống cà phê thì chẳng phải việc gì khó, bởi cà phê phin là tức uống đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, trước khi có cà phê đen pha phin thì cà phê vợt mới là kẻ giữ ngôi vương ở chốn phố thị này.

Một chốn gác lại âu lo, khiến bao người đắm mình vào vibe Hà Nội  Không gian đơn giản, ấm áp nhưng gợi nhiều nét hoài cổ đầy trầm mặc Thức uống thân thuộc, mang đậm hương vị xưa những không cũ 25 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Khoảng giá: 18.000 Khu vực: Hải Châu Giữa Đà thành nhộn nhịp, tìm về một góc bình yên ẩn mình sau chuỗi ngày dài mệt mỏi chắc hẳn rằng bạn không thể bỏ qua Vợt Cà Phê. Không chỉ là một quán cà phê Đà Nẵng của đời sống thường nhật mà nơi đây còn là khoảng không gian yên bình dành cho những tín đồ yêu thích sự yên tĩnh. Cùng Hi Đà Nẵng khám phá nơi bán bình yên này nhé! Một chốn gác lại âu lo, khiến bao người đắm mình vào vibe Hà Nội  Nằm ở số 25 trên cung đường Trần Bình Trọng có một quán cà phê mang tên Vợt. Ấn tượng ban đầu với quán chính là có tầng 2 giống mấy quán Cafe ngoài Hà Nội. Đi hít hà một chút vibe Hà Nội nơi chốn cà phê Đà Nẵng cũng là một trong những trải nghiệm đầy thú vị. Mấy hôm nắng nắng ánh sáng chiếu vào xinh lắm nha. Mà kể ra mưa hay nắng thì sáng ra ngồi góc hè ngắm phố xá cũng thư giãn lắm nè. Không gian đơn giản, ấm áp nhưng gợi nhiều nét hoài cổ đầy trầm mặc Vợt Cafe mang tone màu chủ đạo trầm tính, sắc trắng và điểm nhấn màu gỗ trầm của nội thất, khiến ai đến đây cũng không nỡ làm ồn hay làm xáo động không gian. Đến cả bàn ghế hay các món đồ trang trí cũng mang hơi thở cổ điển của những ô cửa sổ, ánh đèn vàng, chiếc quạt trần,…Vì vậy, Vợt Cafe sẽ là một tụ điểm cà phê Đà Nẵng cực kỳ phù hợp với những bạn thích phong cách nhẹ nhàng mà không quá phô trương đấy. Dù nằm ở khu vực trung tâm thành phố, Vợt Cafe vẫn rất tách biệt, vẫn giữ nét nhẹ nhàng và bình yên giúp bạn thư giãn sau những ngày mệt mỏi giữa muôn vàn xô bồ nơi phố thị. Với một góc quen thuộc như thế, ngồi thong dong ở Vợt vào một chiều mưa cuối tuần, gọi thức cafe quen thuộc cùng quyển sách còn đang đọc dang dở. Như vậy thôi cũng cảm thấy đủ rồi nhỉ? Thức uống thân thuộc, mang đậm hương vị xưa những không cũ Menu của Vợt Cafe chỉ có một vài món nước thân quen được pha chế đơn giản nhưng lại vô cùng tỉ mỉ, chỉn chu trong từng công đoạn. Mỗi món nước ở quán sẽ được khéo léo trong cách pha chế để mang đến món nước chất lượng, phù hợp với giá cả cho thực khách. Đây cũng là một điểm mà mình cực kỳ thích khi ghé ...

Những quán cà phê vợt nơi đây có một sức hút lạ kỳ không chỉ đối với người Đà Lạt mà còn với cả những du khách nói riêng. Vậy cà phê vợt có điều gì thu hút mọi người đến vậy? Thay vì dùng phin để pha cà phê giống như những quán khác, thì ở đây cà phê vợt lại được pha bằng cà phê nguyên chất cho vào một chiếc vợt nhỏ đổ thêm một chút nước sôi. Sau đó đổ ra cốc thủy tinh và thưởng thức, với cách pha này vẫn giữ lại mùi cà phê nguyên chất trọn vẹn và một hương vị đậm đà khó quên. Cà phê “vợt” – thức uống đặc trưng của người Đà Lạt Chẳng biết từ bao giờ cà phê vợt đã xuất hiện trong tiềm thức như một thói quen hằng ngày của những người dân nơi đây. Cứ đều đặn mỗi sáng, khi ghé đến những quán cà phê vợt bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người chú trung niên ngồi cạnh nhau nhâm nhi ly cà phê, tản mạn về những câu chuyện đời sống hằng ngày. Ngoài ra, khi tới đây bạn sẽ có dịp được ôn lại ký ức về một Đà Lạt xưa qua lời kể của những cô chú nơi đây. Điểm giống nhau của các quán cà phê vợt đó chính không gian của quán không quá lớn, chỉ tầm 20m2 với những bộ bàn ghế đã nhuộm màu thời gian cùng với những chiếc ấm tích cũ. Ấy vậy mà những quán cà phê nơi đây vẫn luôn tấp nập khách ghé tới bất kể ngày mưa hay nắng. Thời gian thích hợp để thưởng thức cà phê “vợt” Thời gian lý tưởng nhất để thức cà phê vợt nơi đây sẽ rơi vào khoảng 4h30 đến 7h30 sáng. Mỗi buổi sáng thức dậy giữa tiết trời se lạnh của Đà Lạt, ngồi nhâm nhi ly cà phê ngắm nhìn khung cảnh sinh hoạt tấp nập của nơi đây tạo cho con người ta một cảm giác bình yên nhẹ nhàng đến lạ. Những điểm đặc biệt của cà phê “vợt” Nơi xóa tan rào cản Internet Hầu như mọi người khi đến những quán cà phê vợt đều sẽ không dùng điện thoại. Mà thay vào đó họ sẽ ngồi say sưa tâm sự nói chuyện nói chuyện cùng nhau. Đặc biệt, tới đây cũng sẽ chẳng ai hỏi mật khẩu wifi là gì, vì bởi với một không gian nhỏ bé, cùng với những chiếc bàn ghế cũ xưa đã đưa mọi người lại gần nhau hơn. Nơi lưu giữ những ký ức xưa Những cô chú chủ quán của những quán cà phê vợt đa số đều là những người đã có tuổi, họ cũng đã từng chứng kiến biết bao sự thay đổi của nơi đây. Khi đến đây ngoài thưởng thức món cà phê vợt đặc trưng, bạn sẽ lắng nghe những ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก