Quán Cà Phê

Top #4 Quán Cà Phê Vợt Nổi Tiếng Ở Sài Gòn

Trước khi các loại cà phê máy, cà phê kiểu Tây được du nhập, phổ biến ở Việt Nam và đôi khi có phần trở nên sang chảnh, xa xỉ hơn như hiện nay thì nhìn lại Sài Gòn khoảng vài chục năm về trước, món cà phê vợt mới là thức uống phong phú và quen thuộc. Cà phê vợt không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn là một khoảng trời ký ức của nhiều người dân Sài Gòn.
Cà phê vợt được sáng chế tại Sài Gòn vào những năm 1950. Có thể nói, đây là một trong những loại cà phê được xem như nét di sản văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn. Sở dĩ được gọi là cà phê vợt chính vì chúng được pha chế bằng một chiếc vợt làm bằng vải mịn, dài, dệt khít. Người pha chế đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới khai thác được triệt để nước cốt có trong cà phê, tạo ra thức uống đậm đà hương vị. Uống cà phê vợt, thường không nên vội vã, nhâm nhi từng chút, thưởng thức sự độc đáo của hương vị, đọc tờ báo hoặc kể nhau đôi ba câu chuyện với bạn bè chính là thú vui của người Sài Gòn.
Khi các cách pha cà phê hiện đại còn chưa thịnh hành, dùng vợt vải để pha cà phê là kiểu phổ biến, gắn liền với ký ức của nhiều người dân Sài thành. Nó sở hữu vị thơm, ngon đặc trưng nguyên vẹn mà cà phê phin hay cà phê pha máy không thể có được. Vì những lẽ đó, nhiều quán cà phê vợt giản đơn vẫn trường tồn với thời gian, nép mình giữa lòng thành phố nhộn nhịp.
Hôm nay, hãy cùng sweets.vn tìm lại các quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn nhé!

khám phá, top #4 quán cà phê vợt nổi tiếng ở sài gòn

1. Vợt Cafe
Vợt Cafe là một trong những quán cà phê vợt lâu đời ở Sài Thành thu hút rất nhiều khách bởi cà phê đậm đà nguyên chất Việt Nam. Lúc đầu, giữa năm 1950, quán chỉ là một xe cà phê nhỏ bán ngoài đường. Mãi đến sau năm 1975, Vợt Cafe mới dời về hẻm gần ngã tư Phú Nhuận và bán suốt cho đến nay.
Nằm khuất trong hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng nhưng quán cà phê vợt xưa cũ dường như không bị lãng quên giữa nhịp sống nhộn nhịp và hiện đại của Sài thành hoa lệ. Tồn tại hơn 70 năm, không gian quán vẫn giữ nguyên vẻ xưa cũ, đơn giản với dãy bàn ghế nhỏ và khu pha chế. Ngoài khách quen, quán nhỏ bên đường vẫn thu hút giới trẻ và khách du lịch. Họ tới đây để thưởng thức và cảm nhận hương vị cà phê của quá khứ. Đồ uống có nhiều loại khác nhau cho thực khách lựa chọn như cà phê đen, đen đá, sữa nóng, sữa đá, cà phê vị đắng, bạc xỉu… 
70 năm qua, điểm đặc biệt của Vợt Cafe là chỉ duy nhất đóng cửa một buổi do bận việc gia đình, còn lại là không nghỉ ngày nào và bán liên tục 24/24. Vì thế, nhiều người gọi đây là quán cà phê “’bất tử”.
Thông tin:
– Địa chỉ: Hẻm 330 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Giá tham khảo: 12.000 đồng – 20.000 đồng

khám phá, top #4 quán cà phê vợt nổi tiếng ở sài gòn

2. Cheo Leo Cafe
Quán cà phê này có từ năm 1938 ở khu Bàn Cờ (quận 3), cho đến nay thì đây vẫn là nơi lui tới của những ai thèm không khí Sài thành xưa. Cheo Leo Cafe được cho là quán cà phê vợt lâu đời nhất với hơn 80 năm tồn tại ở Sài Gòn. Bạc sỉu của quán nổi tiếng ngon và đúng kiểu nhất. Dù không gian nhỏ với 4-5 bộ bàn ghế giản đơn, quán lúc nào cũng đông khách từ già tới trẻ.
Được biết, Cheo Leo Cafe là dạng quán hộ gia đình và được “cha truyền con nối” từ thời ông bà cho đến nay. Trong suốt hơn 80 năm qua, hương vị cà phê cùng cách pha độc đáo trong cái bình đất và chiếc vợt vẫn được mọi thành viên trong gia đình giữ nguyên. Do đó, vị cà phê vợt ở đây có nét đặc trưng, hấp dẫn riêng của cà phê vợt kiểu cũ nên được rất nhiều khách yêu thích.
Thông tin:
– Địa chỉ: 109 – 36 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, Quận 3, TP.HCM
– Giá tham khảo: 8.000 đồng – 15.000 đồng

    khám phá, top #4 quán cà phê vợt nổi tiếng ở sài gòn
    khám phá, top #4 quán cà phê vợt nổi tiếng ở sài gòn

3. Cà phê vợt Chú Thanh
Hơn nửa thế kỉ hoạt động với không gian kiến trúc Hoa đơn giản, cũ kĩ đặc trưng thì quán Cà phê vợt Chú Thanh đã níu chân biết bao người thành khách quen. Đây là quán cà phê vợt lâu đời giúp bạn trải nghiệm cuộc sống từ xưa của người Hoa ở Sài Gòn mà không thể bỏ qua. Chẳng ồn ào, tấp nập, khách đến đây chỉ cần được thưởng thức cà phê.
Cách pha chế “xưa cũ” của quán là dùng bếp củi và siêu đất nung – loại siêu chuyên dùng nấu thuốc bắc. Chú Thanh cho biết chỉ có giữ nóng bằng siêu đất thì hương vị cà phê vợt mới ngon hơn cà phê phin bằng kim loại. Do đó, khi nhấp từng ngụm, bạn sẽ cảm nhận rõ mùi thơm cùng vị đậm đà tan chảy từ đầu lưỡi đến cuống họng.
Khách hàng của quán chủ yếu là người vị trung và cao tuổi. Họ thưởng thức như một thói quen, như là thỏa cơn ghiền cà phê vợt. Nhất là khi kiểu pha chế này đã dường như không còn phổ biến ở Sài Thành hoa lệ.
Thông tin:
– Địa chỉ: 480 Tân Phước, phường 6, Quận 11, TP.HCM
– Giá tham khảo: 10.000 đồng

khám phá, top #4 quán cà phê vợt nổi tiếng ở sài gòn

4. Cà phê vợt Ba Lù
Quán cà phê Ba Lù có lịch sử hơn 60 năm trong chợ Phùng Hưng (Quận 5). Tới nay quán vẫn duy trì kiểu rang xay cà phê bằng củi, cho thêm bơ, muối, rượu để dậy mùi thơm đặc trưng. Quán cà phê này cũng có tuổi đời 70 năm nằm trên đường Phùng Hưng.
Điểm đặc biệt của quán còn là tất cả các công đoạn pha cà phê đều làm bằng thủ công. Từ khâu xay cà phê, chắt lọc, chẻ củi nhóm lò đun nước cho đến rang cà phê bằng chảo, ủ cà phê bằng bình sành. Do đó, mùi thơm tỏa ra cực kỳ lôi cuốn luôn. Vị cà phê chuẩn người Hoa nên khá nhẹ, thơm và hơi ngậy, dễ làm người thưởng thức hài lòng.
Thông tin:
– Địa chỉ: 193 Phùng Hưng, phường 14, Quận 5, TP.HCM
– Giá tham khảo: 15.000 đồng

khám phá, top #4 quán cà phê vợt nổi tiếng ở sài gòn

Cho đến bây giờ, vẫn không ai biết chính xác cái cách pha cà phê bằng vợt có từ thời điểm nào. Chỉ biết những quán cà phê lâu đời hơn nửa thế kỷ này vẫn đang níu giữ “hồn” cà phê vợt và nét văn hoá một thời của người dân đô thị.

Cakes

Đăng bởi: Tùng Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก