Khám Phá Trải Nghiệm

Tứ động tâm - Tứ đại thánh tích Phật Giáo

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.

1. Tứ động tâm là gì?

Từ động tâm bao gồm: Lumbini (Lâm Tỳ Ni) nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luận – thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Bốn nơi này là Thánh địa rất thiêng liêng, khiến cho khách hành hương xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tình tấn hơn trong sự nghiệp tự lập.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Bốn Thánh tích được gọi là tứ động tâm, bởi vì nếu như chúng ta đến được bốn nơi Thánh tích này thì do tận mắt thấy được các di tích lịch sử Đức Phật, thấy được di tích nơi Ngài hiện thân, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân, nơi Ngài Niết Bàn và nơi những dấu chân Ngài đã đi qua, nên lòng tin phát khởi và tăng trưởng, tức rung động tâm thức.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Nhờ lòng tin tăng trưởng nên có thái độ quyết chí tu hành, hạ thủ công phu, quyết không làm điều ác, làm tất cả việc lành và nhiếp tâm thanh tịnh và do tiến trình nhân quá, quả báo tươi tốt đơm hoa kết trái, chắc chắn khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi Trời, hưởng phước báu lâu dài. Theo lời dạy của Đức Phật, những ai có đủ duyên lành hành hương chiêm bái, đính lễ Tứ động tâm thì được phước báo lớn.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, những vì hành giả nào trong và sau khi chiêm bái Thánh tích mà thành tựu được tâm tịnh tín, tức lòng tin kiên cố không lay chuyển, bất động vào Tam bảo cùng với tâm hoan hỷ, luôn vui vẻ và an lạc nhẹ những, thì chắc chắn vì ấy sẽ được sanh vào các cõi lãnh. Đồng thời, nếu những vị ấy phát tâm cầu giải thoát, thì việc chiêm bái Tử thành tích sẽ trợ duyên cho các hành giả rất nhiều trong lộ trình tu tập, nhất là sự tinh tấn và nhiếp phục tâm

2. Ý nghĩa của tứ động tâm

Tứ động tâm được xem là cái nói của văn minh nhân loại là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ nói chung và Tứ động tâm nói riêng luôn đón chào Phật tử đến tham quan chiêm bái với lòng thành kính.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Theo quy luật võ thưởng, các Thành tích Phật giáo tại Ấn Độ, theo thời gian đã trở nên hoang phế. Thế nhưng năng lượng tâm linh của Đức Phật và chư vị Thánh tăng ở những nơi ấy vẫn còn dào dạt, Phật tử khắp nơi cảm nhận được sự hộ trì của Tam bảo rất rõ rằng.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, tại Thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo dưới cội bồ đề, nhiều vì hành giả đã dừng chân khá lâu ở đây để miền mặt dụng công tu tập. Theo kinh nghiệm riêng của họ, được tu tập ngay trên Thánh địa là một phước duyên, vì họ nhận được rất nhiều sức gia trì và hộ niệm của Đức Phật.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Nếu hội đủ duyên lành hành hương chiêm bái Tử đồng tâm với tất cả sự khát ngưỡng của một cuộc hành trình tâm linh thì chắc chắn quý Phật tử sẽ tích được nhiều phước bảo. Chính sự chuyển hóa nội tâm sau cuộc hành hương sẽ làm thay đổi quan niệm sống, biết tỉnh thức trước tham ái, phiên nào nên cải tạo được nghiệp lực. Một khi nghiệp nhân đã được thay đổi, chuyển hóa theo hướng thiện lãnh thổ nghiệp quả sẽ tốt đẹp, viên mãn ngay trong đời này và những đời sau.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Điều quan trọng khi đến chiêm bái Tứ động tâm là phải động tâm, tức lòng tin phát khởi nếu chưa có lòng tin, và tăng trưởng lòng tin nếu đã có lòng tin, còn nếu đến mà tâm thức không mảy may rung động và không nỗ lực tu hành sau đó, thì cũng giống như những người dân Ấn Độ hay Nepal thấy bốn Thánh tích này hàng ngày, thử hỏi họ có thực tâm hay không?

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Trong ý nghĩa đó, nếu chưa hội đủ duyên lành để thực hiện một chuyến hành hương về đất Phật, chiêm bái và đánh lễ bốn Thánh tích thì chúng ta hãy hướng về Pháp thần Pháp thân Phật có ở khắp nơi, chiêm bái và lễ Phật bằng tâm thanh tịnh của chính mình cũng giúp chúng ta thành tựu phước báo vô lượng và nhận được trọn vẹn sức gia hồ của chư Phật.

3. Tứ đại thánh tích Phật Giáo

3.1. Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật đản sinh

Lâm Tỳ Ni hay Lumbini nằm ở vùng đồng bằng Terai, miền nam Nepal là một trong bốn thánh tích Phật giáo quan trọng nhất. Nơi đây từng bị lãng quên cho tới năm 1896, khi các nhà khảo cổ học phát hiện trụ đá của vua Mauryan Asoka (vua A Dục), có nguồn gốc từ năm 249 TCN.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Trên đó có ghi sắc lệnh, cho biết đây là nơi hoàng hậu Maya Devi sinh thái tử Siddhartha Gautama (thái tử Tất Đạt Đa) năm 623 TCN. Khu di tích bao gồm bể Shakya, đền thờ hoàng hậu Maya Devi, cột trụ vua A Dục làm bằng đá sa thạch. Ngoài ra còn có tự viện viharas và phần còn lại của bảo tháp Phật giáo có nguồn gốc từ thế kỷ 3 TCN.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, Lâm Tỳ Ni là một trong bốn trung tâm hành hương của Phật giáo, được mệnh danh là Tứ thánh địa. Năm 1997, UNESCO đã công nhận nơi đây là di sản văn hóa thế giới.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh trụ đá vua A Dục là đền thờ hoàng hậu Maya Devi. Ngôi đền được xây dựng lại với 4 bức tường trắng, nhằm bảo tồn di tích đã được khai quật. Vào bên trong, du khách có thể chiêm ngưỡng bức phù điêu mô tả sự kiện hoàng hậu hạ sinh thái tử hay phiến đá có in dấu chân nhỏ, được khắc bởi vua A Dục, để đánh dấu nơi đản sinh của Phật.

3.2. Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật thành đạo

Quần thể đền Mahabodhi rộng 4,8 ha, thuộc thị trấn Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), bang Bihar, Ấn Độ là nơi Đức Phật đạt giác ngộ. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng bởi vua A Dục vào thế kỷ 3 TCN và những ngôi đền hiện tại có nguồn gốc từ thế kỷ 5, 6. Đây là một trong những công trình Phật giáo đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, vẫn được bảo tồn cho tới ngày nay.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Quần thể đền hiện còn có Kim cương tòa, Cội bồ đề nơi Đức Phật thành đạo. Bên cạnh cây bồ đề là ngài kim cương, bao quanh bởi hàng rào đá sa thạch được xây dựng lần đầu bởi vua A Dục, đánh dấu nơi Phật ngồi và thiền định. Ngày nay, chỉ còn lại vài cột trụ của hàng rào còn sót lại. Trên đó là những hình chạm khắc mặt người, động vật và các chi tiết trang trí.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

3.3. Vườn Lộc Uyển – nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Sarnath hay vườn Lộc Uyển, cách thành phố Varanasi, Ấn Độ khoảng 10 km là nơi Đức Phật giảng pháp. Trước đây, khu vườn có tên gọi là Mrigadava, có nghĩa là vườn nai. Theo điển tích, sau khi giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 vị tỳ kheo, Đức Phật đã ở lại tịnh xá trong vườn Lộc Uyển vào mùa mưa.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Nơi đây cũng gắn liền với tích 60 vị tăng gia du hành khắp nơi để giảng Phật pháp và đắc quả A la hán. Ngày nay, các tòa nhà cổ và công trình ở khu vườn đã bị hư hại. Tuy nhiên vẫn còn lại di tích của tháp Dhamekh; tháp Dharmarajika được dựng bởi vua A Dục hay tháp Chaukhandi, nơi Đức Phật gặp các đệ tử đầu tiên của mình.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

3.4. Câu Thi Na – nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na hay thánh tích Kushinagar tọa lạc tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật nhập diệt dưới tàng cây sa la. Cũng giống như 3 thánh tích khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật, Câu Thi Na từng là thánh địa để các Phật tử về chiêm bái.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Nơi đây đã tồn tại hàng nghìn tự viện, bảo tháp có từ thế kỷ thứ 3 – 5. Sau khi khai quật lại vào thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã phát hiện những mảnh vỡ của tượng Phật, các cột trụ và bia ký.

khám phá, trải nghiệm, tứ động tâm - tứ đại thánh tích phật giáo

(Ảnh: sưu tầm)

Tứ động tâm, bốn thành tích thiêng liêng làm lay động lòng người. Tận trong sâu thẳm của mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiếm ngưỡng và lễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương.

Đăng bởi: Hồng Hạc Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก