Đà Nẵng Hội An Quảng Nam

Vòng quanh Đà Nẵng - Hội An thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Những làng nghề truyền thống lâu đời từ trước đến nay đã góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc vùng miền, tạo nét hấp dẫn riêng cho những vùng đất. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng chúng mình đến thăm 6 làng nghề đặc sắc ở Đà Nẵng - Hội An nhé.

1. Làng đá mỹ nghệ Non Nước

🔗1. Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Sơn Trà, làng đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá thành phố đáng sống nhất Việt Nam – Đà Nẵng. Được hình thành từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, ông tổ nghề là một người quê gốc Thanh Hóa, tên là Huỳnh Bá Quát, người đã có công đem nghề đá từ xứ Thanh vào Đà Nẵng. Trải qua gần bốn thế kỷ tồn tại, các sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước mang đậm tính nghệ thuật đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn ra tầm thế giới, trở thành niềm tự hào và đem lại nguồn thu đáng kể cho làng nghề Non Nước.

đà nẵng, việt nam, vòng quanh đà nẵng - hội an thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Những bức tượng dưới bàn tay người nghệ nhân trở lên có sinh động. Ảnh: Sưu tầm

Mỗi tác phẩm điêu khắc là một thành quả lao động kỳ công của những bàn tay tài hoa và cẩn mẫn. Từng mũi khoan, nét đục đẽo của những nghệ nhân đều thể hiện một tình yêu vô cùng với những tảng đá vô tri, tình yêu với nghề truyền thống bao đời của cha ông, tình yêu với đất nước, quê hương. Những sản phẩm được chế tác tinh xảo, bóng đẹp qua các bức tượng Phật Tổ, Bồ Tát đến đồ trang sức vòng tay, đá quý. Không ai đến đây mà không mua cho mình những món trang sức cho bản thân hay làm quà tặng bạn bè sau chuyến đi xa.

2. Làng nước mắm Nam Ô

🔗2. Làng nước mắm Nam Ô

Có thể nhiều người đã từng ăn nước mắm Nam Ô, say đắm vị mặn mòi từ biển này vẫn chưa biết rằng, làng nghề làm nước mắm đã có tuổi đời hơn 700 năm. Làng Nam Ô có tuổi đời hơn 700 tuổi năm cách chân đèo Hải Vân 3km về hướng Nam, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề làm nước mắm theo bí quyết được truyền lại từ đời này sang đời khác.

đà nẵng, việt nam, vòng quanh đà nẵng - hội an thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Làm nước mắm gồm rất nhiều công đoạn. Ảnh: ocxan.com

Nước mắm Nam Ô màu hổ phách, có mùi thơm tự nhiên, ngày xưa loại mắm này dùng để tiến vua cùng với trầm hương và quế tiêu. Muốn làm được loại mắm này cũng lắm kì công. Người ta phải bắt được loại cá cơm than của vùng biển Nam Ô, ướp muối Cà Ná (Ninh Thuận) hay Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) theo một công thức riêng gia truyền. Sau khi ủ cá trong khoảng 12 tháng thì người ta lọc lấy mắm, dùng nhiều lớp vải để lót cho khỏi lẫn xác cá, từng giọt mắm nguyên chất chảy xuống trong chum. Sự kỳ công của người làm ăn. Tận mắt chứng kiến cảnh người dân làm từng công đoạn để cho ra loại mắm Nam Ô thơm tinh khiết, mới thấy hết sự công phu để làm nên lọ nước mắm tưởng chừng rất giản đơn. Bạn có thể mua trực tiếp nước mắm về ăn trong bữa cơm gia đình hay làm quà tặng người thân. Giá thành cho một lít nước mắm Nam Ô hảo hạng khoảng 130k – 150k.

3. Làng nghề chiếu Cẩm Nê

🔗3. Làng nghề chiếu Cẩm Nê

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 14km về phía Tây Nam, đến xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, bạn sẽ đến một cổng làng ghi chữ “Làng Cẩm Nê”. Đó chính là địa điểm mà chúng mình muốn nhắc tới trong bài viết này: làng nghề chiếu cói Cẩm Nê. Có tuổi đời trải qua 6 thế kỉ nhưng chiếu Cẩm Nê vẫn là một điều bí ẩn trong việc tạo ra chiếc chiếu cói đẹp, tỉ mỉ, họa tiết da dạng. Trước đây, chiếu hoa Cẩm Nê được sử dụng ở trong cung của các vua chúa nhà Nguyễn và các thương gia, quan triều đình ưa chuộng.

đà nẵng, việt nam, vòng quanh đà nẵng - hội an thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Nghề dệt chiếu Cẩm Nê từng vang danh cả nước. Ảnh: Sưu tầm

Chiếu Cẩm Nê đa dạng từ khổ chiếu đến hoa văn và loại chiếu, màu sắc được nhuộm chăm chút và tinh tế, giặt chiếu không lo bi phai hay nhanh bạc màu. Không chỉ có hình thức đẹp mà chất lượng chiếu cũng là một trong những điều khiến người làm chiếu Cẩm Nê tự hào. Chiếu nằm mùa hè mát, mùa đông ấm, giá thành cũng không quá cao. Đi từ đầu làng đến cuối làng, du khách sẽ nhìn thấy những chiếc chiếu đã hoàn thiện được phơi khắp sân, khắp vườn, ánh lên dưới nắng những hoa văn đẹp mắt. Mặc dù ngày nay cùng với sự công nghiệp hóa, nghề dệt chiếu mai một dần, số nghệ nhân trong làng cũng ít đi, thế nhưng vẫn còn thấp thoáng tiếng dệt chiếu vang lên trong một buổi chiều yên ả. Những người dân không chỉ làm chiếu để mưu sinh mà họ còn đang giữ gìn nét truyền thống đẹp đẽ truyền từ bao đời cho nơi này.

4. Làng nghề làm đèn lồng

🔗4. Làng nghề làm đèn lồng

Nhắc đến Hội An là người ta nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc đèn lồng phất phơ trước gió, nhớ những đêm đèn sáng lấp lánh cả sông Thu Bồn. Chính làng nghề làm đèn lồng đã góp phần lưu giữ nét “cổ kính” của phố thị hàng trăm năm tuổi này. Theo những người Hội An kể lại “ông tổ” của nghề làm đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội. Tiếp thu kỹ thuật từ những chiếc đèn lồng xưa người Hội An đã cải tiến và sáng tạo để những chiếc đèn lồng ngày càng đa dạng.

đà nẵng, việt nam, vòng quanh đà nẵng - hội an thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Hội An về đêm gắn với hình ảnh đèn lồng. Ảnh: chudu24.com

Để làm một chiếc đèn lồng cũng lắm công đoạn và cầu kì. Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, để đảm bảo độ bền và tránh mối mọt người thợ phải nấu tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối, tiếp đến phơi khô, vót thành từng nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ mang những ánh sáng khác nhau. Sau đó quan trọng nhất để làm nên vẻ đẹp của một chiếc đèn lồng là công đoạn vẽ trang trí. Hình ảnh hoa đào, hoa mai, câu đối, cô gái e ấp bên hoa,…dưới bàn tay của người nghệ nhân bỗng trở nên sinh động, có hồn hơn bao giờ hết. Đèn lồng thắp sáng đêm rằm Hội An lấp lánh nụ cười, đi theo hành trang của du khách bốn phương đến những chân trời mới lạ để thể hiện một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Hội An nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung.

5. Làng mộc Kim Bồng

🔗5. Làng mộc Kim Bồng

Nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An, thuộc địa phận xã Cẩm Kim, làng mộc Kim Bồng với tuổi đời hơn 600 năm trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch. Đến thời nhà Nguyễn, Kim Bồng đạt đến đỉnh cao của nghề chạm khắc gỗ khi được vua chúa tin dùng, cho xây dựng những lăng tẩm, cung điện hay nhà quan. Kiến trúc tinh tế của người nghệ nhân chạm khắc gỗ Kim Bồng còn được thể hiện ở những ngôi nhà cổ hay chùa ở phố cổ Hội An, đơn cử phải kể đến nhà cổ Tấn Ký.

đà nẵng, việt nam, vòng quanh đà nẵng - hội an thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Nhà cổ Tấn Ký là một trong những công trình được xây dựng bởi nghệ nhân làng mộc Kim Bồng. Ảnh: lendang.vn

Đến làng Kim Bồng, du khách sẽ thấy những gian hàng bán đồ lưu niệm của người dân địa phương mọc lên san sát phục vụ du khách, đặc biệt là các sản phẩm từ gỗ của chính làng nghề tạo tác. Kèm theo đó là những khu nhà xưởng chế tác, nhà trưng bày được dựng lên với không gian mở cho du khách có thể dễ dàng tham quan, tìm hiểu và thậm chí là tham gia trải nghiệm một vài phút giây làm thợ mộc đúng nghĩa. Du khách thường mua một số vật dụng như tượng gỗ, bình rượu hồ lô làm quà kỉ niệm trong chuyến đi này.

6. Làng gốm Thanh Hà

🔗6. Làng gốm Thanh Hà

Nếu như ngoài bắc nổi danh với gốm Bát Tràng thì trong Quảng Nam cũng có làng gốm không kém cạnh độ nổi tiếng: gốm Thanh Hà. Nằm ngay bên sông Thu Bồn hiền hòa nước chảy, làng gốm Thanh Hà cha truyền con nối từ bao đời nay đã tạo được vị trí vững chắc trong lòng khách thập phương gần xa. Gốm Thanh Hà vốn là gốm mộc, không phủ men bóng như Bát Tràng. Đây là nét riêng biệt của gốm Thanh Hà, chính vì thế đất sét được chọn làm gốm có độ mịn, sáng để thành phẩm đẹp mà vẫn tạo sự thanh thoát. Các sản phẩm của Thanh Hà đa phần là chum, vại, nồi, gạch ngói dùng trong xây dựng. Du khách đến đây tham quan không những được nghe những câu chuyện về nghề làm gốm mà còn được tận tay tự làm một sản phẩm gốm cho mình. Đây là trải nghiệm độc đáo mà chắc chắn ai cũng muốn thử qua.

đà nẵng, việt nam, vòng quanh đà nẵng - hội an thăm 6 làng nghề truyền thống đặc sắc

Một tác phẩm gốm chứa đựng tài hoa của người nghệ nhân. Ảnh: Internet

Đến Thanh Hà, nhớ đến công viên đất nung Thanh Hà để tham quan nhé. Ở đây có 9 khu với những không gian độc đáo như khu lò gốm, làng nghề truyền thống, thế giới thu nhỏ,.. Những tác phẩm gốm thu nhỏ được tạo nên dựa theo các kỳ quan thế giới và nhiều thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam tạo nên một bảo tàng sống động với những nguồn tư liệu vô cùng quý giá. Không những thế, tại đây cũng có khá nhiều góc check in đẹp để bạn tha hồ “chụp choẹt” lưu lại những bức ảnh kỉ niệm trong chuyến đi Hội An.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho chuyến du lịch Hội An – Đà Nẵng của các bạn. Nếu có góp ý gì hay muốn tư vấn các tour du lịch trong và ngoài nước, đừng chần chừ mà không liên hệ ngay với chúng mình nhé.

Đăng bởi: Nguyệt Nguyễn Thị ánh

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Đà Nẵng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก