Bạc Liêu Hoà Bình

5 bài soạn "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" hay nhất

Như các em đã biết, hiện nay các quốc gia lớn trên thế giới đều chạy đua vũ trang, chạy đua hạt nhân và điều này dẫn đến nguy cơ rất cao về chiến tranh hạt nhân trong một tương lai không xa. Và khi chiến tranh hạt nhân xảy ra thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, thậm chí nó có thể hủy diệt tất cả loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất này. Nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn như vậy, nhà văn, nhà báo Mác – két đã cho ra đời bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình với những chứng cứ, luận điểm xác thực, rõ ràng để cho chúng ta thấy được sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân. Từ đó, mỗi chúng ta cần phải lên án, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Và ở bài viết hôm nay, chúng mình sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trong chương trình Ngữ Văn 9 qua top các bài soạn ngắn gọn dưới đây để hiểu rõ hơn về thông điệp mà nhà văn Mác – két muốn nhắn gửi!

Đôi nét về tác giả G.G Mác – két (1928-2014)

G.G Mác – két có tên đầy đủ là Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két, ông sinh ngày 6/3/1928 tại Aracataca – một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Colombia. Ngày 17 tháng 4 năm 2014, Mác – két mất tại thành phố Mexico City – nơi ông đã từng sinh sống hơn 30 năm. Mác – két  là một nhà văn, một nhà báo và là một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng.

Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Mác – két đã viết rất nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Và có thể kể đến một vài tác phẩm chính như: Tình yêu thời thổ tả, Mùa thu của vị trưởng lão, Tướng quân giữa mê hồn trận và nổi tiếng hơn cả là Trăm năm cô đơn,… Tất cả những sáng tác của ông đều xoay quanh chủ đề chính đó là sự cô đơn, mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người.

– Với những đóng góp to lớn của mình trong sự nghiệp văn chương cho nước nhà và cho toàn nhân loại, Năm 1982, G Mác – két đã vô cùng vinh dự khi được trao giải Nobel về văn học .

Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

1. Hoàn cảnh ra đời của văn bản

– Vào tháng 8/1986 khi nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ kí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới. Và trong cuộc họp đó, nhà văn Mác-két đã được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được trích từ bài tham luận của ông.

– Tên văn bản là do người biên soạn sách giáo khoa đặt.

2. Bố cục của văn bản

– Phần 1: (từ đầu đến… “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”): Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ lên tất cả sự sống trên trái đất.

– Phần 2: (tiếp theo đến… “trở lại điểm xuất phát của nó”): Sự tốn kém và tính chất phi lí của những cuộc chạy đua vũ trang.

– Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại đó là phải kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.

Sau đây, chúng mình xin giới thiệu với bạn đọc những bài soạn văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- G.G Mác – két hay nhất, đủ ý nhất và ngắn gọn nhất để giúp bạn đọc phần nào hiểu được nội dung của văn bản cũng như có được một bài soạn hoàn chính trước khi đến lớp nhé!

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 5

Bố cục:

Phần 1 (từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đang là nguy cơ đe dọa ghê gớm đến cuộc sống, đến hòa bình toàn nhân loại.

Phần 2 (tiếp theo đến “trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém, đi ngược lại sự phát triên, tiến bộ của thế giới.

Phần 3 (đoạn còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của mọi người trong toàn nhân loại.

Câu 1: Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:

Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho nền hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực, vô cùng cấp bách của mỗi người,dân trên toàn thế giới.

Hệ thống luận cứ:

  • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp hơn mà người dân toàn thế giới đang hướng đến. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, trợ cấp y tế, giáo dục, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm,… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân. Điều đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;
  • Chạy đua vũ trang không chỉ đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên.
  • Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chống lại chạy đua vũ trang, ngăn chặn chiến tranh vì một thế giới ổn định, hoà bình.

Câu 2:

Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên Trái Đất đã được tác giả đưa ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh. Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể “ngày  8 – 8 – 1986” và đưa ra số liệu cụ thể “50.000 đầu đạn hạt nhân; “4 tấn thuốc nổ”. Cách nêu vấn đề trực tiếp và đưa những chứng cứ rất cụ thể rõ ràng ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã thu hút được người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.

Câu 3:

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, rõ ràng và xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. Cụ thể:

Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”

Sự tốn kém được nêu lên trong hàng loạt các dẫn chứng cụ thể. Tiêu biểu như:

– Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;

– Dẫn chứng về y tế

– Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm

– Dẫn chứng về giáo dục

Điều tạo nên sức hút đó chính là: Trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó tạo nên một sức thuyết phục mạnh mẽ.

Câu 4:

Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ thiêu huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh mà loài người đã dày công xây dựng, giữ gìn cũng như đi ngược lại tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.

Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình cho nhân loại.

Câu 5:

Văn bản được đặt tên là: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, bởi vì chủ đích của tác giả không phải chỉ là nêu ra mối đe dọa hạt nhân, mà tác giả muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Chính nhan đề của bài đã thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời nó trở thành một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

Luyện tập: Câu hỏi (trang 21 SGK): Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác két.

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân ☞ mối đe dọa trầm trọng đến tính mạng con người và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại dịch bệnh, có thể xóa sạch sự sống trên hành tinh mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng triệu năm qua. Cuộc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn biết bao tiền của, chính nó đã tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp nhất mà chính chúng ta sẽ được hưởng. Số tiền dành cho cuộc chạy đua vũ trang ấy nếu dùng vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, mua các lương thực, thực phẩm,… thì đã có hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn 1 tỉ người và 14 triệu trẻ em khác được bảo vệ tính mạng khỏi bệnh tật,… Với ngòi bút lập luận sắc bén của tác giả đã khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của chính loài người chúng ta. Chúng ta phải hành động ngay để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân.

Sau khi học, mỗi học sinh sẽ có được nhận thức sâu sắc vấn đề thời sự cấp bách của con người, của nhân loại và của chính mỗi cá nhân, từ đó các em biết yêu quý và trân trọng cuộc sống mà các em đang có. Bài học còn hình thành và nuôi dưỡng trong các em tinh thần yêu chuộng hòa bình – một phẩm chất cần có của con người thời đại hôm nay.


Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 5

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 4

Tóm tắt:

Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của tác giả Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: Với nội dung chính là chỉ ra guy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém và chính nó đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó tác giả nêu bật lên vấn đề: nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa ghê gớm đến cuộc sống sự phát triển của toàn nhân loại.- Phần 2 (tiếp theo đến “trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém, đi ngược lại lí trí nhân loại, tước đoạt của thế giới nhiều điều kiện để phát triển.
– Phần 3 (đoạn còn lại): Nhiệm vụ cấp thiết của nhân loại: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình.

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Hãy nêu hệ thống luận điểm và luận cứ của văn bản.

Giải đáp

– Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người, tự nhiên và sự sống trên trái đất, vì vậy nhiệm vuuj cấp bách của mỗi người và toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.- Luận cứ:+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;
+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong phần đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Trả lời:

Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh. Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với những phép tính đơn giản và rõ ràng. Cách nêu vấn đề trực tiếp và đưa những chứng cứ rất rõ ràng, mạnh mẽ của tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.

Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng các chứng cứ sau:

– Cứu trợ 500 triệu trẻ em nghèo khổ chỉ tốn 100 tỉ đô la. Đó là một khoản tiền không thể có được. Nhưng nó cũng chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.

– Bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi cũng chỉ cần số tiền bằng 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ.

– Giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người chỉ cần số tiền chi cho 149 tên lửa MX là đủ; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.

– Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc. Con người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp trên hành tinh. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ tiêu hủy toàn bộ thành quả mà loài người dày công lao động, sáng tạo mới có được. Nó cũng đi ngược lại lí trí của tự nhiên, bởi vì nó hủy diệt tự nhiên, đưa quá trình tiến hóa của tự nhiên trở lại điểm xuất phát.

Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là: ” Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” ?

Văn bản được đặt tên là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vì đây là văn bản phản đối cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Tác giả đã nêu rõ nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân, nêu ra những tốn kém ghê gớm và vô ích, cản trở những công việc thiết thực cải thiện đời sống của những con người nghèo khổ trên trái đất. Lập trường của tác giả rất rõ ràng: lên án chạy đua vũ trang hạt nhân.

II. Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản trên:

“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.G. Mác-két giúp chúng ta hiểu rằng chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc. Con người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp trên hành tinh. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ tiêu hủy toàn bộ thành quả mà loài người dày công lao động, sáng tạo mới có được. Có thể nói, văn bản đã thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc và có trách nhiệm của G.G. Mác-két đối với hòa bình nhân loại. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn chưa phải đã bị đẩy lùi và loài người vẫn cần phải ý thức sâu sắc về hiểm họa đó để kiên trì đấu tranh đi đến loại trừ vũ khí hạt nhân. Bài tham luận của Mác-két được viết cách đây hơn 20 năm nhưng vẫn giữ nguyên giá trị cập nhật của nó. Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa thức tỉnh con người phải biết hành động để bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này.

Sau khi học, học sinh nhận thức được vấn đề thời sự cấp bách của con người, của nhân loại và của chính mỗi cá nhân, từ đó các em biết yêu quý và trân trọng cuộc sống các em đang có. Bài học còn hình thành và nuôi dưỡng trong các em tinh thần yêu chuộng hòa bình, một phẩm chất cần có của con người thời đại hôm nay.


Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 4

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 3

Câu 1:

– Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

– Hệ thống luận cứ khá toàn diện:

+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

+ Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người.

+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.

+ Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 2:

– Tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản.

– Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết:

=> thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.

Câu 3:

– Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người chỉ cần số tiền chi cho 149 tên lửa MX là đủ; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.
– Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Câu 4:

– Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ thiêu hủy toàn bộ thành quả mà loài người dày công xây dựng, sáng tạo nên. Nó cũng đi ngược lại lí trí của tự nhiên, bởi vì nó hủy diệt tự nhiên, đưa quá trình tiến hóa của tự nhiên trở lại điểm xuất phát.

– Chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Văn bản được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình vì đây là văn bản phản đối cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Lập trường của tác giả rất rõ ràng: lên án chạy đua vũ trang hạt nhân.

Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két.

* Nội dung:

– Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất.

– Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

* Nghệ thuật:

– Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, tác giả đã đưa ra một hệ thống lập luận chặt chẽ, đặc biệt là những dẫn chứng rất cụ thể, xác thực, giàu sức thuyết phục.

– Bài văn có giọng tranh luận, đối thoại ngầm, hệ thống lập luận, dẫn chứng rất ngắn gọn, súc tích, có sắc thái khẳng định mạnh mẽ. Khi đọc cần sử dụng giọng đọc mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng từng ý, từng câu.


Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 3

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 2

1.Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … vận mệnh thế giới) : nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.

– Phần 2 (tiếp … cho toàn thế giới) : chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí nhân loại.

– Phần 3 (tiếp … điểm xuất phát của nó): chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí tự nhiên.

– Phần 4 (còn lại) : nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

2. Đọc hiểu văn bản:

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản:

– Luận điểm: Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó.

+ Luận cứ 1: Sức hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,…)

+ Luận cứ 2: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.

+ Luận cứ 3: Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân.

+ Luận cứ 4: Lên án những thủ phạm đã gây ra điều đau khổ đó.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cách lập luận chứng minh đầy thuyết phục : đưa câu hỏi gây chú ý và dẫn vào vấn đề của tất cả “chúng ta” ; ngày tháng cụ thể “ngày 8 – 8 – 1986”, số liệu chính xác “50000 đầu đạn”, “4 tấn thuốc nổ” ; cách so sánh hình ảnh “thanh gươm Đa-mô-clét”… tất cả gây ấn tượng tính hệ trọng về vấn đề chung.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Sự tốn kém và tính phi lí của chiến tranh hạt nhân:

– Sự tốn kém : mỗi chương trình vũ khí hạt nhân tốn hàng trăm tỉ đô la, so sánh gấp hàng trăm nghìn với chi phí y tế, giáo dục.

– Tính phi lí : số tiền cho hủy diệt sự sống lại lớn gấp trăm lần số tiền phát triển, phục hồi sự sống. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí con người và tự nhiên.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” vì nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên trên Trái Đất.

– Lời cảnh báo của nhà văn đặt ra là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Chúng ta phải đoàn kết, đấu tranh xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tên văn bản đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ đấu tranh của con người trước hiểm họa chiến tranh hạt nhân. Cuộc đấu tranh ấy không dễ dàng, cần đến sự đồng sức, đồng lòng của toàn nhân loại, là cuộc đấu tranh cam go quyết liệt.

Luyện tập:Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Thay vì ráo riết chạy đua chạy đua vũ trang, tiêu tốn tiền của nhà nước thì các nước hãy tập trung đầu tư vào các cuộc cải cách trên các lĩnh vực về y tế, giáo dục, văn hóa…để làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình đưa ra được một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa nhân loại với sức thuyết phục cao bởi hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, xác thực và cả tấm lòng nhiệt thành của tác giả.Nhận xét – Ý nghĩa:Với những lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực tác giả cho mọi người thấy rõ nguy cơ chiến tranh đang đe dọa sự sống trên toàn thế giới:- Cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng phi lí cà tốn kém.
– Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.


Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 2

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 1

– Phần 1 (từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa ghê gớm đến cuộc sống, tự nhiên và sinh mạng của toàn nhân loại.

– Phần 2 (tiếp theo đến “trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém, đi ngược lại lí trí, tước đoạt của thế giới nhiều điều kiện để phát triển.

– Phần 3 (đoạn còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

2. Hướng dẫn soạn bài:

– Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

– Hệ thống luận cứ:

  • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;
  • Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;
  • Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh. Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với những phép tính đơn giản và rõ ràng. Cách nêu vấn đề trực tiếp và đưa những chứng cứ rất rõ ràng, mạnh mẽ của tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.

Câu 3: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn kém và tính chất phi lí của chạy đua vũ trang. Cụ thể:

– Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”

+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;

+ Dẫn chứng về y tế

+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm

+ Dẫn chứng về giáo dục

– Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.

Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Văn bản được đặt tên là: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì chủ đích của người viết không phải chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

3. Luyện tập: Câu hỏi (trang 21 SGK): Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két.

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân – điều đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của mình. Số tiền dành cho cuộc chạy đua vũ trang ấy nếu dùng vào các lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm, giáo dục thì đã có hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn 1 tỉ người và 14 triệu trẻ em khác được bảo vệ tính mạng khỏi bệnh tật,… Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén, khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân.

Ý nghĩa – nhận xét:


Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Bài soạn 1

Như vậy, qua các bài soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình hay nhất, đầy đủ nhất và có cả bài soạn ngắn gọn nhất, chúng mình hi vọng các bạn đọc có thể thấy được sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân – một cuộc chiến tranh vô cùng phi lý và đi ngược lí trí của tự nhiên như Mác – két đã nói. Qua đó, các bạn trẻ sẽ biết được mình nên làm gì và cần làm gì để thay đổi hiện tại, hướng đến một thế giới tương lai hòa bình và tươi đẹp hơn!

Đăng bởi: Ngô Ngọc Phương

YOLO! Khám phá các huyện ở Hòa Bình

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก