Kinh Nghiệm Reviews Top List

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Với những người yêu mến công việc kinh doanh muốn bắt đầu khởi nghiệp thì kinh doanh hàng tạp hóa là một trong những lựa chọn an toàn, số vốn bỏ ra cũng không quá lớn lại không lo về lượng khách chỉ cần tìm hiểu kỹ một chút, có sự chuẩn bị khảo sát cẩn thận là có thể thành công, một phần cũng là vì đây là những mặt hàng không thể thiếu hàng ngày và là nhu cầu thiết yếu trong mọi nhà. Để các bạn có sự tự tin sau đây chúng mình xin chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm khi kinh doanh mặt hàng này.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Việc tặng kèm thêm những món quà nhỏ như cây viết, cục gom cho các khách hàng nhí chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho các bậc phụ huynh mà giá trị khuyến mãi cũng không quá cao. Nhiều chủ tiệm tạp hóa cũng tìm cách giữ khách bằng việc giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn so với các cửa hàng tiện lợi.

Còn với những khách hàng mua nhiều, bạn cũng có thể xây dựng thêm chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà với những khách hàng có hóa đơn hàng lớn.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi mở tiệm tạp hóa

Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa cho rằng, kinh doanh hàng tạp hóa quy mô vừa và nhỏ sẽ không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm mà nhiều người dễ mắc phải. Với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, để kinh doanh thuận lợi, các bạn cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng. Với các cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hơn, các bạn cần phải xin thêm một vài loại giấy tờ như giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,… Sau khi đăng ký kinh doanh, các bạn sẽ được yêu cầu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. 2 loại thế bạn cần phải nộp là thuế môn bài, khoảng 500.000 – 700.000 VND/năm và thuế kinh doanh, dao động từ 300.000 – 500.000 VND/tháng.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi mở tiệm tạp hóa

Cách trưng bày, bố trí hàng hóa trong cửa hàng tạp hóa

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ cần cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Với một diện tích giới hạn trong cửa hàng, bạn cần chú ý sắp xếp chúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm.

Một vài nguyên tắc bố trí cửa hàng tạp hóa mà bạn cần nhớ: Bố trí các sản phẩm ăn nhanh như bim bim, nước giải khát, bánh mì, bánh ngọt, các sản phẩm ăn nhanh ở vị trí bên ngoài cửa hàng để khách hàng dễ lấy và thanh toán. Các sản phẩm cần được phân chia theo từng quầy hàng: Hàng đồ khô, hàng đông lạnh,…

Các sản phẩm thiết yếu, bán chạy cần được đặt ở vị trí ngang tầm mắt để khách hàng dễ quan sát, lựa chọn. Các sản phẩm chiếm diện tích lớn như dầu ăn, bột giặt, nước rửa chén bát nên được trưng bày ở phía dưới kệ. Mỗi quầy hàng, sản phẩm cần có biển tên, chú thích giá bán. Hãy chú ý đến HSD của các loại hàng hóa. Những loại hàng hóa nhập trước sẽ phải bán trước, tránh tình trạng đọng hàng, khó bán sau này.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Cách trưng bày, bố trí hàng hóa trong cửa hàng tạp hóa

Lựa chọn nhà cung cấp

Để bắt đầu công việc kinh doanh, bạn sẽ cần làm việc với các nhà bán buôn, nhân viên tiếp thị của từng nhãn hàng để nhập về các loại hàng hóa, thực phẩm cần thiết (rượu, bia, thuốc lá, đồ gia dụng,…). Ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, tìm kiếm nguồn hàng, bạn có thể nhập hàng từ các đại lý, siêu thị bán buôn hàng hóa. Khi lấy hàng, chớ nên tham khuyến mãi, chiết khấu mà nhập nhiều hàng. Cũng đừng tin tưởng thái quá vào những nhân viên tiếp thị. Trong một vài trường hợp, khi muốn đẩy hàng tồn, hàng kém chất lượng, một vài đối tương xấu có thể giải danh nhân viên tiếp thị của hãng để mời chào bạn nhập hàng. Tốt nhất, hãy yêu cầu họ để lại hàng mẫu để so sánh rồi mới nhập hàng.

Khi đã mở cửa hàng tạp hóa, các nhân viên tiếp thị của nhãn hàng sẽ tự động đến làm việc, đặt vấn đề cung cấp hàng hóa trực tiếp. Nếu nhập hàng trực tiếp từ đây, giá nhập hàng sẽ được cắt giảm đồng thời bạn có thể được nhận một vài ưu đãi, tiền hoa hồng từ nhà cung cấp khi trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí đẹp trong cửa hàng.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Lựa chọn nhà cung cấp

Đa dạng các loại mặt hàng

Đúng với tên gọi của cửa hàng, đã gọi là tạp hóa tức là bao gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tùy theo từng địa điểm, nếu như ở thành thị bạn có thể nhập thêm các sản phẩm có chất lượng cao như sữa bột, bánh kẹo cao cấp, các loại rượu đắt tiền chẳng hạn, còn như ở nông thôn bạn có thể lấy thêm một số hàng nhựa như chậu, xô, lưới,… những vật dụng mà hằng ngày người dân đều dùng tới. Mỗi thứ một chút dần dần tích lũy vốn bạn có thể mở rộng kinh doanh của mình.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Đa dạng các loại mặt hàng

Nhập hàng

Tùy vào từng khu vực theo nhu cầu người dân mà bạn có chiến lược riêng, nhập hàng thì bạn có thể liên hệ tới các đầu mối, hoặc thông qua các đại lý cấp một, hoặc liên hệ trực tiếp tới các công ty sản xuất để nhập hàng với giá rẻ. Bạn cần chú ý thêm đó là nếu như bạn mở cửa hàng ở khu vực nông thôn có mức sống trung bình thì giá càng rẻ càng tốt, nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng cho hàng hóa.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Nhập hàng

Nhập trang thiết bị trong cửa hàng

Sau khi lựa chọn được địa điểm như ý và cũng đã khảo sát được mặt bằng thành công thì công việc tiếp theo bạn cần bắt tay vào làm đó là nhập trang thiết bị trong cửa hàng. Bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, hoặc là thông qua sự giới thiệu của bạn bè để có thể mua lại những kệ hàng hoặc giá đỡ còn mới mà được thanh lý lại như vậy giá cả sẽ khá rẻ đỡ được một phần vốn cho bạn, nếu không có bạn cũng có thể thông qua để tìm nguồn hàng mới bạn chú ý là cần sắp xếp làm sao cho bắt mắt, dễ nhìn, luôn giữ kệ hàng được sạch sẽ không bụi bẩn. Sau đó là đến phần quản lý, nếu cửa hàng vừa và nhỏ thì chưa cần hệ thống quản lý ngay nhưng nếu cửa hàng lớn cần có hệ thống quản lý, lắp đặt thêm camera giám sát để dễ kiểm soát.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Nhập trang thiết bị trong cửa hàng

Khảo sát nhu cầu người dân trong khu vực đó

Bạn cần lên kế hoạch khảo sát trước khi quyết định kinh doanh, bạn cần tìm hiểu xem nhu cầu người dân trong khu vực này là gì, mức sống của họ ra sao, thu nhập bình quân như thế nào, mặt hàng nào bán chạy nhất, giá cả từng mặt hàng đang được các cửa hàng khác bán, đồng thời cần tìm hiểu thêm về ưu điểm, nhược điểm của các cửa hàng này xem họ có điểm gì thu hút khách và có điểm gì còn hạn chế để mình có thể rút kinh nghiệm. Việc khảo sát này rất có lợi, giúp cho bạn có bước đệm tốt nhất khi khởi đầu đồng thời tạo ra cho bạn sự chủ động khi bắt đầu.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Khảo sát nhu cầu người dân trong khu vực đó

Lựa chọn địa điểm

Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn, bởi lẽ hàng tạp hóa là hàng thông dụng nhưng muốn bán được nhiều hàng thì cần phải có địa điểm hợp lý, đơn giản như thế này: nếu bạn thuê một địa điểm trong ngõ nhỏ để bán thì chắc chắn lượng khách của bạn bị thu hẹp đi rất là nhiều, từ đó lượng hàng bán ra ít thu nhập không ổn định về lâu dài có thể dẫn đến đóng cửa, nhưng ở chiều ngược lại nếu bạn mở một cửa hàng ở gần khu trung tâm, những chỗ đông người qua lại như chợ, ngã tư,… thì lại khác hoàn toàn, thứ nhất nhu cầu mua hàng tăng lên đáng kể, thứ hai đây là những khu vực có lượng người qua lại rất đông nên lượng khách của bạn sẽ được mở rộng và bán được nhiều hàng, thứ ba đó là thường thì những khu như vậy giao thông thuận lợi dễ đi thuận lợi cho việc bạn nhập hàng mở rộng về sau.

9 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Lựa chọn địa điểm

Trên đây là một số kinh nghiệm khi mở hàng tạp hóa, các bạn có thể tham khảo để rút ra kinh nghiệm. Đây là ý tưởng kinh doanh khá là hay mong rằng các bạn sẽ thành công trên con đường làm giàu của mình.

Đăng bởi: Thắm Thắm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก