Khám Phá Kinh Nghiệm

Bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích Phủ Giầy cho bạn!

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với câu ca “Nhất hội Hương Tích, nhì hội Phủ Giầy”. Vậy điều gì đã khiến cho di tích này trở nên đặc biệt thu hút như thế? Cùng đọc ngay bài viết này để tìm hiểu về di tích Phủ Giầy bạn nhé!

Địa chỉ: xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Bản đồ Maps: tại đây

Giá vé: 100.000đ – 250.000đ/vé xe khách từ Hà Nội

Số điện thoại Công An khu vực: 0350 3820 041

Số điện thoại Y Tế khu vực: 0350 3822 408

Sân bay gần nhất: không có

Phương tiện di chuyển tiện nhất: xe khách, xe limousine, xe ô tô riêng,…

Mùa đông khách nhất: tháng 3 âm lịch (tức khoảng tháng 4 – tháng 5 dương lịch)

Lưu ý quan trọng nhất: chú ý đề phòng trộm cắp, di chuyển cẩn thận, ăn mặc nghiêm chỉnh

1. Giới thiệu di tích Phủ Giầy

Thuộc địa bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, di tích Phủ Giầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt, bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Bà Chúa Liễu Hạnh. Nằm giữa vùng núi non đột khởi giữa đồng bằng, di tích Phủ Giầy nằm giữa không gian thiên nhiên rộng lớn với cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn. 

Có nhiều giai thoại giải thích cái tên Phủ Giầy. Có truyền thuyết kể lại rằng Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình nên chỉ kịp bỏ lại một chiếc giày trước khi quay lại thiên đình, lại cũng có tích kể rằng, một vị vua đi qua đây nghỉ chân tại quán nước của Bà, về sau tặng một đôi giày nên nơi này được gọi là Phủ Giầy. Dù sao đi nữa, nơi đây cũng là một quần thể di tích có bề dày lịch sử và có giá trị văn hóa vô cùng sâu sắc.

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Cổng di tích Phủ Giầy oai nghiêm, đường bệ (Nguồn: Google)

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Khung cảnh bên trong Phủ Giầy trông thật sặc sỡ mà vẫn trang nghiêm (Nguồn: Google)

1.1 Lịch sử Phủ Giầy

Vào năm 1557 vào triều vua Lê Anh Tông, làng Kẻ Dầy mới lấy tên tự là xã An Thái, chia làm bốn thôn. Vì hai quan tiến sĩ trong cùng xã này bất hòa với nhau về chức Tiên chỉ, nên dân sở tại đã xin chia xã An Thái thành hai xã nhỏ hơn, cách nhau 2km, là xã Tiên Hương và Vân Cát. Mỗi nơi đều có phủ thờ Bà Chúa Liễu Hạnh riêng. Phủ Giầy là một trong số đó.

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Một góc của Phủ Giầy qua ống kính của @sang.vm trên Instagram

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Một gian thờ của Phủ Giầy được ghi lại nhờ @lilufufu trên Instagram

1.2 Kiến trúc Phủ Giầy

Phủ Giầy có bộ ba kiến trúc liên quan đến Chúa Mẫu Liễu Hạnh, gồm: phủ Tiên Hương (Chính phủ), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Trong đó, Chính phủ gồm có ba tòa ngang: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng. Trước phủ là một sân rộng nối với hệ thống nghi môn trụ, trên có chạm khắc rồng phượng rất khéo léo, ở sân có cột cờ và một hồ bán nguyệt cùng bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá. Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ phủ.

Còn Phủ Vân Cát lại mang một vẻ đẹp khác, phía trước là hồ bán nguyệt, tiếp đến là cổng ngũ môn uy nghi; điện chính thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh, bên trái thờ Phật, bên phải thờ Lý Nam Đế. Lăng Chúa Liễu, tọa lạc một góc hình chữ nhật bên cạnh Chính phủ, phía trước là một lăng mộ hình bát giác. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá, được chạm trổ rất tinh vi, khéo léo.

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Những hoạt động thờ cúng truyền thống diễn ra tại Phủ Giầy (Nguồn: @mathieu_arnaudet trên Instagram)

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Phủ Giầy được trang hoàng long trọng để chuẩn bị cho lễ hội hằng năm (Nguồn: Google)

1.3 Lễ hội Phủ Giầy

Một trong những nét đặc sắc ở Phủ Giầy là lễ hội Phủ Giầy, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa tín ngưỡng đạo Mẫu, bao gồm những hoạt động như: dâng hương tại cung Đệ nhất thờ Mẫu, hầu đồng, hát văn, múa thiêng,… Những điệu múa thiêng mô phỏng lại những hoạt động thường ngày của con người đã tạo nên nét đặc sắc cho lễ hội Phủ Giầy. Ngoài ra còn một nghi thức rất quan trọng chính là rước kiệu Mẫu Liễu, một nghi thức không thể bỏ qua trong lễ hội Phủ Giầy. 

Phần hội diễn ra thường bao gồm các trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi như: múa rồng, múa lân, múa tứ linh, múa võ, rồi cờ người, hát chầu văn,… Những hoạt động này mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, mang một vẻ đẹp văn hóa không dễ bị mai một, nên rất thu hút người đến xem; từ những cụ già 70, 80 tuổi tới những em bé, từ những người giàu có tới những lớp người lao động còn khó khăn, ai ai cũng cảm thấy vô cùng phấn chấn khi đến xem lễ hội Phủ Giầy

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Lễ hội Phủ Giầy diễn ra tưng bừng, thu hút rất nhiều du khách đến xem (Nguồn: Google)

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Trò chơi dân gian cờ người (Nguồn: Google)

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Những cảnh tượng đẹp mắt ở lễ hội Phù Giầy được ghi lại bởi @tung.dt trên Instagram

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Một bà đồng xinh đẹp đang thực hiện các nghi lễ (Nguồn: @twinklenamdinh trên Instagram)

2. Di chuyển đến Phủ Giầy

Để di chuyển đến Phủ Giầy có rất nhiều cách, bạn có thể lựa chọn đi xe khách, xe limousine, xe ô tô riêng, thậm chí là tàu hỏa,… Giá vé xe khách đi từ Hà Nội tới Nam Định chỉ dao động từ 100.000đ – 250.000đ, và vé tàu cũng chỉ khoảng từ 250.000đ/vé. Nếu bạn là một du khách phương xa thì có thể lựa chọn phương án đi máy bay ra Hà Nội rồi bắt xe khách đi Nam Định. Đối với những người muốn tự mình chinh phục những con đường dẫn đến di tích Phủ Giầy thì bấm vào đây để tham khảo đường đi từ Hà Nội.

3. Kinh nghiệm du lịch Phủ Giầy

Kinh nghiệm du lịch Phủ Giầy cho thấy, bạn nên chú ý book vé tàu xe thật sớm, đặc biệt là vào khoảng cao điểm du lịch, lễ tết,… để tránh tình trạng cháy vé tàu xe. Nên theo dõi thời tiết để chuẩn bị hành lý phù hợp cũng như mang ô dù, mũ nón sao cho hợp lý. Đến lễ ở Phủ, bạn nên chú ý chuẩn bị lễ thật đầy đủ cũng như ăn mặc thật trang nghiêm, giản dị, đi lại nhẹ nhàng, giữ gìn sự thanh tĩnh của cảnh nơi đây. Khi tham gia lễ hội Phủ Giầy bạn đặc biệt chú ý bảo quản tư trang, đề phòng mất cắp do sẽ có rất đông người tham dự.

Ngoài ra, ở Phủ cũng không cấm chụp ảnh, nên nếu bạn muốn lưu giữ một vài tấm hình làm kỷ niệm thì điều đó hoàn toàn có thể. Tuy nhiên hãy chú ý tôn trọng tài sản chung cũng như không động đến những di vật quan trọng ở phủ, bạn nhé!

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Check in tại khung cảnh thanh tịnh ở Phủ Giầy cũng là ý tưởng hay (Nguồn: @tomato_2805 trên Instagram)

bật mí tất tần tật kinh nghiệm du lịch di tích phủ giầy cho bạn!

Các chị em cũng rất ưa thích chụp những tấm hình mộng mơ tại đây (Nguồn: @bonny510tn trên Instagram)

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về địa điểm du lịch Phủ Giầy. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết dành cho bạn. Chúc bạn sớm có một chuyến đi an toàn và bổ ích! 

Đăng bởi: Thư Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก