Kiên Giang Rạch Giá

Đền Thờ Nguyễn Trung Trực – Ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng của Kiên Giang (Rạch Giá)

Đình thần Nguyễn Trung Trực hay Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại phía Tây trung tâm thành phố Rạch Giá Phú Quốc, đây được biết đến là ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực lớn nhất và có lịch sử lâu đời nhất trong số chín ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Để biết thêm thông tin chi tiết về địa điểm này các bạn hãy cũng chúng mình tiếp tục tìm hiểu ngay nhé.

Thông tin chung về đền thờ Nguyễn Trung Trực

    • Địa chỉ: đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Bản đồ đường đi đến đền thờ Nguyễn Công Trứ

    • Thành Lập: thập niên 1860 – 1870
    • Lễ hội: 26, 27, 28 và 29 tháng 8 âm lịch hàng năm
    • Điện thoại: 0773.863.215
    • Website: http://nguyentrungtruc.com.vn

Lịch sử của đền thờ Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực: là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam. Sinh ra dưới thời Minh Mạng, lúc nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt và xử chém vào ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông). Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ đơn sơ, mái lợp lá do dân chài dựng nên bên dòng sông Kiên (phía trước mặt) và rạch Lăng chỉ cách Biển Đông độ chừng trăm mét.

Mộ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đình

Qua nhiều nấc thăng trầm lịch sử ngôi đình này đã được xây dựng và chỉnh sửa khang trang hơn. Về sau này nhờ nhân dân đóng góp, ngôi đình này đã được thiết kế và xây dựng lại, ngôi đền bắt đầu xây dựng và ngày 20 tháng 12 năm 1964 và khánh thành 24 tháng 2 năm 1970.

fKiến trúc đền thờ Nguyễn Trung Trực

Đình thần Nguyễn Trung Trực được xây dựng theo kiểu chữ tam (chữ Hán: 三), bao gồm các khu vực: chánh điện, đông lang và tây lang.

đền thờ nguyễn trung trực – ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng của kiên giang (rạch giá)

Đền thờ Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá)

Cổng đền có tất cả ba cửa (tam quan) được thiết kế với lối kiến trúc cổ kính; mái ngói hai tầng được trang trí theo kiểu hình “lưỡng long tranh trân châu” trên đỉnh. Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ, là hai câu trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của Huỳnh Mẫn Đạt:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Thái Bạch dịch thơ:

Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất

Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.

Bước từ ngoài cổng các bạn sẽ thấy một lư hương lớn bằng đá, và bức tượng Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng, có màu nâu đỏ. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu “chợ nhà lồng” Rạch Giá, nay sơn lại màu nâu đỏ, và được di dời vào đây.

đền thờ nguyễn trung trực – ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng của kiên giang (rạch giá)

Tượng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang (Rạch Giá)

Nhìn về phía trung tâm của di tích là khu vực chánh điện, khu vực này được thiết kế với mái ngói cong bốn góc, viền góc đều được trang trí hoa văn hình rồng cùng các họa tiết thiên nhiên – cây cỏ như: lá cúc… Mặt trước chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột.

Khu vực chánh điện, cột và kèo đều được làm từ bê tông. Đền có tất cả mười cột, mà mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen với rất nhiều bàn thờ phụng điển hình như: Chánh soái Đại càn, ba mươi vị anh hùng dân tộc, Long đình cùng di ảnh, bàn để di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực, bàn thờ Chư vị, bàn thờ Chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ…

đền thờ nguyễn trung trực – ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng của kiên giang (rạch giá)

Bàn để di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực

Lễ hội đền thờ Nguyễn Trung Trực

Vào tháng 8 hàng năm, người dân địa phương sẽ tụ họp lại đền thờ Nguyễn Trung Trực. Để ăn mừng cuộc nổi dậy của ông trong quá khứ chống lại Pháp. Người dân cúng kiến nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng như tái hiện trận chiến giữa người Việt và thực dân Pháp. Tại lễ hội, dân địa phương cũng tái hiện lại trận chiến cháy và chìm tàu của Pháp ngày xưa. Một mô hình có thể được nhìn thấy trực tiếp.

Đăng bởi: Hạnh Ngố

YOLO! Khám phá các huyện ở Kiên Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก