đồ Sơn Hải Phòng

Hướng dẫn du lịch Đồ Sơn Hải Phòng (Phần 2): Nên đi đâu?

Từ lâu Đồ Sơn đã là khu nghỉ mát có tiếng tại Hài Phòng với nhiều bãi biển đẹp mắt. Ngoài phong cảnh hữu tích, Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử thu hút khách du lịch.

Đến Đồ Sơn nên đi đâu?

Biển

Khu du lịch Đồ Sơn có nhiều bãi tắm tự nhiên từ khu 1 tới khu 3. Các bãi tắm khá dài khoảng 0.5-1.5km và cùng đổ trực tiếp ra biển động. Các khu vực này thường xuyên có khách du lịch ghé thăm với các hoạt động thể thao trên biển đa dạng.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Khu 1

Khu 1 tại Đồ Sơn có bãi tắm rộng nhưng vẫn tương đối hoang sơ. Do thường xuyên có sóng to, nhiều đá sỏi nên không thích hợp tắm biển, đặc biệt vào buổi chiều. Nơi đây tập trung khá nhiều nhà hàng, quán ăn hải sản, phù hợp để bạn thưởng thức các đặc sản Thanh Hóa.

Khu 2

Khi được hỏi “Đi đồ sơn nên tắm bãi nào”, nhiều người sẽ nhắc ngay đến Khu 2. Đây là bãi biển tập trung nhiều du khách nhất với bờ cát dài mịn, các dịch vụ bên bờ biển luôn có sẵn.

Trước đây bãi Khu 2 tương đối lộn xộn do rác của du khách và hàng quán ven bờ biển. Bắt đầu từ năm 2019, UBND quận Đồ Sơn đã quy hoạch lại nên tương đối sạch sẽ. Nếu muốn nằm dài trên bãi biển, bạn nên mang theo bàn ghế du lịch vì ở đây không được phép trải bạt ven bờ biển.

Khu 3

Khu 3 nằm cạnh Hòn Dáu resort có bãi tắm khá nhỏ nên lại ít được du khách quan tâm. Về cơ bản bãi tắm này không dùng để tắm.

Bãi biển 295

Bãi 295 tại Đồ Sơn Hải Phòng khá hẹp và ít cát, tuy nhiên do đã được bồi thêm cát và mở rộng trong những năm gần đây do dải kè đá phía đền Bà Đế thay đổi dòng chảy. Cát ở bãi 295 khá mịn, thoải, sóng nhẹ, không có hàng quán nên du khách ghé thăm khá ít. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dòng nước xoáy nguy hiểm ở khu vực cửa đền Bà Đế khi tham quan.

Dinh vua Bảo Đại

Xây dựng năm 1928 trên đỉnh đồi Vung, biệt thự vua Bảo Đại ban đầu là dinh thự Toàn quyền Đông Dương Pafquiere với thiết kế bát giác kiểu Pháp. Sau khi lên nắm quyền, năm  1932 vua Bảo Đại đã nghỉ tại biệt thực này và được Pafquiere đã tặng lại vào năm 1949. Công trình có diện tích lớn lên tới gần 1000m2 tọa lạc trong khuôn viên rộng 3700m2. Đây là một trong những kiến trúc hiếm hoi còn giữ được nguyên trạng tại Đồ Sơn Hải Phòng.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Khu du lịch Hòn Dấu

Khu du lịch đảo Dấu sở hữu một trong những bể bơi nhân tạo nhất châu Á. Khuôn viên khu du lịch khá đa dạng với vườn chim, vườn thú cùng khu vui chơi giải trí. Sau khi tu sửa thêm, nơi đây có thêm khu “Đà Lạt thu nhỏ” được nhiều du khách yêu thích lựa chọn.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Đảo Hòn Dấu

Ban đầu đảo Hòn Dấu ban đầu nằm liền kề với bán đảo Đồ Sơn nhưng do vận động của thềm lục địa đã đẩy bán đảo ra xa phía biển. Hiện Hòn Dấu là đảo nguyên sinh cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Đứng từ bến Nghiêng, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh những mảnh xanh rêu của đảo nổi bật trên nền mây trắng.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Đền Nam Hải Thần Vương

Đền thờ Nam Hải Thần Vương tọa lạc tại đảo Hòn Dấu, thờ tự Nam Hải Thần Vương thời nhà Trần hy sinh vào thế kỷ 18. Để tưởng nhớ công ơn của Ngài, người dân Đồ Sơn hàng năm đều tổ chức lễ hội Đảo Dấu 1-2 Âm lịch. Hội kéo dài suốt 3 diễn từ 8-10 với mục đích cầu mong Quốc thái dân an. Trong đó, tục rước đèn và thả thuyền giấy diễn ra vào 11 giờ đêm ngày 9/2 để cầu tàu bè chở che yên bình trong mỗi chuyến đi.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Hải đăng Hòn Dấu

Được xây dựng năm 1892, hoàn thành năm 1896 và sử dụng vào năm 1898, hải đăng Hòn Dấu tọa lạc trên đỉnh cao nhất của đảo Hòn Dấu. Đây cũng ngọn hải đăng lâu đời nhất tại Việt Nam với tuổi thọ trên 120 năm tuổi. Công trình này được kiến trúc sư người Pháp xây lên nhằm mục đích chỉ hướng vào cảng Hải Phòng, thuận tiện cho quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Quần thể đa búp đỏ

Quần thể đa búp đỏ Hòn Dấu là quần thể cây đa lớn nhất ở nước ta với số lượng lên đến hàng trăm cây mới, trong đó hơn 45 cây trên 100 năm. Năm 2013, quần thể này với 35 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam. Điều này đã đem tới ý nghĩa to lớn cho công cuộc bảo tồn, nâng cao ý thức bảo vệ các nguồn gen quý, đồng thời quảng bá hệ sinh thái và du lịch cho vùng Đồ Sơn, Hải Phòng.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Rừng nguyên sinh

Hiện Hòn Dấu hiện vẫn giữ những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ thống sinh thái đa dạng như cây đa, thông… Bên cạnh đỏ, đảo còn có nhiều các loài động vật khác nhau như dê, cáo, khỉ, chim…

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Khu du lịch Đồi Rồng

Khai trương năm 2020, khu du lịch Đồi Rồng Đồ Sơn là khu du lịch liên hợp gồm nhiều dịch vụ như khu vui chơi, khách sạn, sân golf với diện tích lấn biển rộng lớn. Bên cạnh đó, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi bãi biển nhân tạo trong xanh. Do sử dụng nước lọc trực tiếp từ biển nên nước ở đây rất sạch, không có sóng, phù hợp với cả người lớn và trẻ em.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn tổ chức vòng loại từ tháng 6 Âm lịch và trận chung kết vào 9/8 Âm lịch. Từ thế kỷ 18, lễ hội này được tổ chức để cầu thịnh vượng và bình an cho người dân địa phương. Bên cạnh đo, hội chọi trâu còn gắn liền với tục thờ cúng thuỷ thần, tục hiến sinh, và hơn hết tinh thần thượng võ dân cư Đồ Sơn.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Đền Bà Đế

Đền thờ Bà Đế (Trịnh Chúa phu nhân) tọa lạc dưới chân núi Độc Đồ Sơn. Ngôi đền này gắn liền với câu chuyện về nàng thôn nữ làng Chài Đào Thị Hương kết duyên với Chúa Trịnh. Do bận chính sự, Chúa Trịnh về kinh đô Thăng Long chưa kịp làm lễ cưới mà nàng thiếu nữ lại đã mang thai. Vì thế, thiếu nữ bất hạnh đã phải chịu lệ làng chìm xuống biển sâu. Linh hồn thiếu nữ sau hiển linh cứu dân lành khỏi nhiều cảnh hiểm nguy. Người dân Đồ Sơn từ đó đã lập đền thờ Bà Đế tại đây.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Đền Nghè

Tọa lạc ở lưng chừng núi giao thoa giữa đất trời, biển ca, Đền Nghè thờ phụng  “Lục vị tiên công”, 6 vị thần lập nên vùng Đồ Sơn, do đó đây cũng được coi là ngôi đền “hàng tổng”. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với lễ hội chọi trâu truyền thống.Trước và sau lễ hội chọi trâu, đền Nghè là nơi mọi người vào để tế lễ, nơi tổ chức lễ dâng hương và rước nước.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Chùa Hang

Chùa Hang hay Cốc tự nay thuộc Khu 1, phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là chùa thiên tạo lớn nhất của Đồ Sơn với độ cao 3.5m, rộng 7m, chia làm 2 bậc thầm, xuyên thẳng vào núi khoảng 25m. Phía bên trong núi cao chừng 1.2m, rộng 1.3m. Theo truyền ngôn trước Công nguyên, nhà sư Bần, Thiên Trúc đã truyền bá đạo Phật đến đây cư trú và mở chùa. Dân Đồ Sơn vẫn truyền rằng sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau người viên tịch ở chùa Hang.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Đền Trần

Đền Trần hay Đền thờ Đức Thánh Trần được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, tọa lạc cạnh ở vị trí rất đẹp với phần lưng tựa vào đỉnh núi Mẫu Sơn, mặt trước hướng biên. Đền mang đậm đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn với hình chữ Nhị, mặt trước 3 gian, mái chồng diêm, đầu đao góc mái chạm khắc tứ linh.

Bên trong đền đặt nhiều cổ vật quý giá như bức tượng Ngai ỷ, bức đại tự Thần Cơ Duệ Toán, bộ câu đối “Sát Thát bình man an xã tắc, Bảo dân hộ quốc điện sơn hà”… Ngoài sân đặt tấm bia đá văn chỉ ghi công đức các họ từ thời Thành Thái Thập thất niên có công xây dựng đền.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Rặng thị cổ

Nằm trên đường dẫn đến Chùa Tháp Tường Long ở Ngọc Xuyên, rặng thị cổ bao gồm 17 cây thị cổ thụ với niên đại khoảng 200-800 năm tuổi. Nơi đây còn lưu lại nhiều chứng tích của các cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật và Mỹ. Dưới các gốc thị hầu hết là căn cứ địa bí mật của du kích. Ngoài ra, cảm quan xanh mát trong quần thể núi rừng suối Rồng cũng được nhiều du khách đặc biệt yêu thích.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Tháp Tường Long

Tháp Tường Long hay tháp Đồ Sơn thuộc khu vực phường Vạn Sơn, được xây dựng vào thời Lý Thánh Tông với diện tích đất liền khoảng 2.000m2. Chính vào năm 1058, vua Lý Thánh Tông đã dừng chân ghé lại nơi đây và quyết định cho xây tháp. Sau khi nằm mộng rồng vàng, ngài quyết định đặt tên tháp là Tường Long với hàm ý “Thấy rồng vàng hiện lên” ắt là điềm lành.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Đình Ngọc

Đình Ngọc có quy mô vừa phải, hình chữ đinh với 5 gian tiền đường và gian hậu cung. Tuy nhiên kiến trúc hiện tại không phải bản sơ khai mà là công trình trùng tu hồi vào năm 1924. Khi ghé thăm, bạn có thể bắt gặp nhiều họa tiết thú vị như hình ảnh tứ linh, cụm mây, cỏ cây hoa lá thiên nhiên. Nội thất đình cũng được chạm trổ ánh kim rực rỡ, sơn son thiếp vàng.

hải phòng, du lịch miền bắc, du lịch biển, đồ sơn, biển đẹp, biển, hướng dẫn du lịch đồ sơn hải phòng (phần 2): nên đi đâu?

Suối Rồng

Suối Rồng là khe nước nhỏ chảy ra từ núi “thượng nguồn”, nơi có rừng thông xanh ngút ngàn với đinh Ngọc cổ kính ở hạ lưu. Dòng suối này mang dáng dấp địa long, luôn đầy ắp nước ngọt tưới mát cây trái vùng đất mặn và phục vụ bà con nơi đây.

Đăng bởi: Kiên Dương

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hải Phòng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก