Chùa Kiến Trúc

Khám phá kiến trúc chùa Thiên Mụ - Vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Với không gian yên tĩnh, thanh tịnh, chùa Thiên Mụ sẽ là một điểm đến lý tưởng cho phật tử phương xa ghi ghé thăm xứ Huế. Vậy trước khi đến với thành phố mộng mơ này, hãy cùng tìm kiếm đôi nét kiến trúc chùa Thiên Mụ cùng chúng mình nhé!

Chùa Thiên Mụ ở đâu?

Chùa Thiên Mụ có tuổi đời trên 300 năm, là ngôi chùa cổ kính nhất xứ Huế, nằm ở phía Tây cách thành phố Huế chừng 5km. Tọa lạc trên một địa thế thuận lợi, chùa Thiên Mụ lấp ló bên đồi Hà Khê, hướng nhìn là dòng sông Hương hiền hòa.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Cảnh đẹp thơ mộng của chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương đã đi vào thơ ca, sâu trong tiềm thức người Huế:

“Gió đưa cành trúc la đà,Tiếng chuông Thiên Mụ,
canh gà Thọ Xương”

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Nếu có cơ hội đặt chân tới cố đô Huế, bạn đừng bỏ lỡ chuyến đi vãn cảnh chùa Thiên Mụ nhé!

Lịch sử chùa Thiên Mụ

Đằng sau một ngôi chùa cổ kính, nguy nga là cả một câu chuyện dài gắn liền với sự ra đời của chùa.

Chuyện kể rằng, vào mỗi đêm dân chúng thường nhìn thấy một bà lão bận áo đỏ, quần xanh lang thang trên ngọn đồi Hà Khê. Bà lão nói với họ rằng, rồi sẽ có một vị chúa tới đây và lập chùa để tích tụ linh khí, làm giàu long mạch.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Quả đúng như lời tiên tri của bà cụ, vào năm 1601 chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa Nguyễn đầu tiên ở đàng trong, trong 1 lần cưỡi ngựa ngắm cảnh bên bờ sông Hương. Ông đã phát hiện một ngọn đồi nhỏ, có hình dáng tựa rồng đang ngoảnh mặt nhìn lại. Chúa Nguyễn Hoàng vô cùng thích thú, bèn cho người xây dựng chùa và đặt với tên gọi “Thiên Mụ”.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Sự tồn tại của Chùa Thiên Mụ đã đi qua biết bao thăm trầm của thời gian. Đến thời của vua Tự Đức, chùa được gọi với cái tên là Linh Mụ. Vào thời của chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu, nhiều công trình kiến trúc trong chùa được tu bổ và hoàn thiện lại. Vị chúa này đã cho người đúc một cái chuông lớn nặng gần 3 tấn và nhiều đền điện được hình thành như Điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thiền, Phòng Tăng, lầu Tàng Kinh,…

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Đặc biệt, nếu ai đã từng tham quan chùa chắc chắn sẽ biết tới sự xuất hiện của con Rùa khổng lồ, trên lưng nó có dòng chữ được chính tay chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu khắc.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Trải qua hơn 300 năm lịch sử, nhiều di tích của chùa đã bị tàn phá bởi thiên nhiên. Nhưng cho tới nay, ngôi chùa vẫn lặng lẽ hiên ngang bên dòng sông Hương và trở thành chốn tín ngưỡng bậc nhất của tín đồ Phật Giáo Huế nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Kiến trúc chùa Thiên Mụ

Đình Hương Nguyện

Thời xưa, nhằm tỏ lòng tôn trọng và trang nghiêm trước khi bái phật. Mọi người dâng hương vào chùa thường nán lại Đình Hương Nguyện để chỉnh sửa lại trang phục cũng như đồ cúng bái chỉnh chu nhất.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Năm 1904, Miền Trung xuất hiện một trận bão, sức tàn phá của nó đã làm sụp đổ hoàn toàn ngôi đình này. Hiện nay công trình này chỉ còn nền móng cũ.

Tháp Phước Duyên

Công trình hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào cổng chùa đó chính là Tháp Phước Duyên. Tòa bảo tháp là có tổng cộng 7 tầng, mỗi tầng cao 2m, được xây dựng vào năm 1844.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Ở mỗi tầng tháp đều có tượng phật, bên trong có thang xoáy ốc cho mọi người đi lên. Tuy nhiên, tầng 6 và tầng 7 không có thang.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Theo người dân kể lại, trước đây tháp có thờ một pho tượng phật bằng vàng, tuy nhiên bảo vật này đã bị thất lạc. Thay vào đó là một pho tượng phật bằng đồng, hiện đang được thờ trên đỉnh của ngọn tháp.

Cổng tam quan

Cổng Tam Quan có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Thần – Quỷ. Công trình này gồm có 2 tầng và 8 mái. Ở hai lối đi ngoài có thờ tượng hộ pháp trấn giữ.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Điện Đại Hùng

Đây là nơi thờ Phật Di Lặc. Theo lời kể của chúng sinh, vị phật này có tai to để lắng nghe nỗi khổ của con người, bụng to để bao dung sai lầm của con người và miệng to để cười thiên hạ.

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Ngoài ra, trong điện còn lưu giữ nhiều bảo vật cổ như: bức hoành phi câu đối, chiếc chuông đồng nặng gần 3 tấn hay chiếc xe xe của hòa thượng Thích Quảng Đức – Người có công lớn trong chùa.

Điện Địa Tạng

Công trình này nằm ngay sau điện Đại Hùng, được xây dựng với nhiều chi tiết chạm trổ vô cùng độc đáo.

Điện Quán Âm

Ngôi điện này là công trình cuối cùng trong chùa. Với lối kiến trúc không quá đặc biệt, hoa văn được chạm trổ đơn giản, trong điện Quan  m có thờ tượng Quan Thế  m Bồ Tát được đúc bằng đồng đen, bên trên là bức hoành phi. Hai bên là tượng Điện Vương. Ở phía dưới là bức tượng đá được lưu giữ trong tủ kính, có hình dáng uyển chuyển, mềm mại, với ngón tay thon dài. 

khám phá kiến trúc chùa thiên mụ - vẻ đẹp từ trong tiềm thức

Tuy không gian chùa không quá rộng lớn, nhưng chắc hẳn bất cứ ai đã có duyên ghé thăm chốn này đều sẽ vấn vương mãi không muốn rời.

Nguồn ảnh: Internet

Đăng bởi: Quốc Tuấn Lâm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก