Chùa

Cổ tự Chùa Thiên Mụ - Chứng nhân Lịch Sử

Cố đô Huế của chúng ta là mảnh đất thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm với các địa danh nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm ấy. Đến với đây bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thư thả, thanh tịnh như bỏ ngoài kia tất cả những buồn phiền lo toan. Hãy cùng với mình đến thăm ngôi chùa đặc sắc này qua bài chia sẻ cổ tự Chùa Thiên Mụ – chứng nhân lịch sử ngay sau đây nhé

1. Đôi nét giới thiệu về chùa Thiên Mụ

Địa chỉ:  Đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Hòa, Thành phố Huế

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê cạnh bên tả ngản của sông Hương nó còn có một tên khác là chùa LInh Mụ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Ngôi chùa này là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao tác phẩm văn học, hội họa thi ca trong các thời kỳ lịch sử. Vẻ đẹp của nơi đây là sự tổng hợp của nét đẹp về văn hóa lịch sử, tâm linh và nghệ thuật độc đáo.

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trên cao (Ảnh:Fb)

2. Tên gọi của chùa Thiên Mụ từ đâu mà có?

Từ thời xa xưa chùa Thiên Mụ đã nằm trong nhiều bài thơ của vua chúa thời Thiệu, sở dĩ cái tên Linh Mụ có thêm ngoài Thiên Mụ là do thời đó vua muốn con cái nói dổi nhưng sợ dùng chữ thiên phạm tới trời nên đổi thành Linh Mụ. Mĩa sau này đến năm 1869 nhà vua mới cho dùng lại với tên đó. Nên ở đây người dân thường hay gọi là chùa Linh Mụ và Thiên Mụ

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Vẻ uy nghi của chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)

3. Những truyền thuyết xoay quanh chùa Thiên Mụ 

Vần đề xoay quanh chùa Thiên Mụ về truyền thuyết khá phong phú, từ thời chúa Nguyễn người ta kể lại rằng trong lúc đang rong rủi trên lưng ngựa dọc bờ sông Hương thì chúa Nguyễn tức Nguyễn Hoàng đã bắt gặp 1 ngọn đồi nhỏ bện cạnh nó là dòng nước xanh trong uốn khúc đắc địa hình hài như một con rồng. Từ đó ông đã nảy sinh ý nghĩ xây dựng giang sơn cho nhà họ Nguyễn trong luc làm trấn thủ của xứ Thuận Hóa lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó người dân củng cho biết thêm vào đêm khuya thường có 1 bà lão mặc áo màu đỏ quần màu lục dáng vẻ rất kỳ lạ xuất hiện trên đồi Hà Khê và luôn miệng nói: ” Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Từ đó Thiên Mụ Sơn được ra đời với tên gọi của nơi đây.

Và dường như tư tưởng của quân và dân hợp với nhau như cá gặp nước vào năm 1061 Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng ngôi chùa này và có tên là Thiên Mụ

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Những truyền thuyết xoay quanh chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)

4. Kiến trúc Chùa Thiên Mụ

Kiến trúc của ngôi chùa này rất bề thế với lối kiến trúc đẹp về bề thế, đầu tiên là đại điện Hùng có kiến trúc đồ sộ và hết sức nguy nga, ở đây ngoài những tượng phạt bằng đồng cao lớn sáng chói còn có 1 bức khánh đồng và 1 bức hoành phi được đúc vào năm 1677 và 1714 do chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Đại điện Hùng chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)

Trong khuôn viên của chùa là những khu vườn hoa lá cây cảnh tuyệt đẹp được vun trồng chăm sóc kỷ lưỡng hàng ngày, ngay bên cạnh còn có  chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Khuôn viên chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)

Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu (Ảnh:Fb)

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức (Ảnh:Fb)

Bên cạnh đó ở nơi đây còn có nhiều cổ vật xưa để lại như chuông đồng (Hồng Chung), bia đá mang ý nghĩa lịch sự thời cổ đại

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Chuông đồng (Ảnh:Fb)

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Bia đá chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)

Bên cạnh đó là dong sông Hương hiền họa trôi cùng với một vùng trời xanh ngắt mênh mông rộng lớn, ben dưới là những con thuyền chờ rước khách viếng chùa cùng với những hàng thông xanh mát, tất cả đã tạo nên 1 khung cảnh thư thái an yên cho những người đến nơi đây.

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Chùa Thiên Mụ bên cạnh dòng sông Hương (Ảnh:Fb)

5. Quá trình trùng tu chùa Thiên Mụ

Nơi đây đã trãi qua 3 đợt trùng tu lớn do chúa Nguyễn Phúc Chu Thực hiện

    Lần đầu tiên diễn ra vào năm 1691-1725

    Lần thứ 2 vào năm 1710 để đúc thêm chùa chuông khắc bài Minh lên đó

    Lần 3 vào năm 1714 trùng tu lại các công trình kiến trúc mà hầu hết đã không còn đến tận ngày nay như: điện Thiên Vương, điên Đại Hùng, Nhà Thuyết Pháp, Nhà Thuyền,…

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Tài liệu sách sử trùng tu chùa Thiên Mụ thời Nguyễn (Ảnh:Fb)

6. Ý nghĩa Chùa Thiên Mụ đối với người dân Huế 

Chùa Thiên Mụ có một ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với người dân Huế nó là chứng nhân lịch sử diễn biến qua các triều đại mà trong đó là triều Nguyễn

Là niềm tự hào của người dân nơi đây về một công trình kiến trúc độc đáo mang tầm cở quốc gia tạo một cảm giác thư thái, thanh tịnh và thơ mộng khi bạn bước chân vào đây.

cổ tự chùa thiên mụ - chứng nhân lịch sử

Thiên Mụ có giá trị tinh thần rất lớn với người dân Huế (Ảnh:Fb)

Đó là tất cả những chia sẻ của mình về cổ tự Chùa Thiên Mụ – chứng nhân lịch sử, hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rỏ nét hơn về địa danh này. Mọi thắc mắc bạn truy cập chúng mình để được giải đáp 1 cách nhanh chóng và chính xác nhất nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch thật vui vẻ!

Đăng bởi: Khương Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก