Kinh Nghiệm Thế Giới

Kinh nghiệm đi lại ở Amsterdam an toàn, thuận lợi nhất

Amsterdam không quá xa lạ với những người đã từng đi châu Âu dài ngày, giao thông công cộng ở đây rất phát triển. Tuy nhiên, di chuyển ở Amsterdam như thế nào? Lựa chọn phương tiện gì? Đang là những câu hỏi gây phiền phức với những bạn đang có ý định du lịch ở xứ sở hoa tulip này. Dưới đây là những kinh nghiệm đi lại ở Amsterdam mà mình đã tổng hợp được, hi vọng nó sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích nhất là với những bạn lần đầu du lịch châu Âu!

kinh nghiệm đi lại ở amsterdam an toàn, thuận lợi nhất

Hướng dẫn đi lại ở Amsterdam

Danh mục nội dung

Kinh nghiệm đi lại ở Amsterdam 2022

Phương tiện di chuyển đến Amsterdam 

  • Đường hàng không

Tại Việt Nam có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay từ Việt Nam tới Hà Lan, trong đó có một số hãng được xem là chất lượng tốt, được nhiều người sử dụng đó là: Air France, Korean Air, Cathay Pacific, Aeroflot,… Các chuyến bay tới Hà Lan sẽ đáp trả khách tại sân bay quốc tế Rotterdam,  Amsterdam, Eindhoven và Schiphol. Trong đó, sân bay Schiphol là sân bay gần nhất và cũng là lớn nhất tại Amsterdam, chí cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Đặc biệt thú vị là tiếp viên hàng không ở sân bay này hoàn toàn là nam giới. Từ sân bay Schiphol để di chuyển vào trung tâm thành phố các bạn có thể chợn đi tàu hoặc đi bus.

  • Tàu Direct link được đông đảo du khách lựa chọn bởi nó khá thuận tiện. Tàu hoạt động với tần suất 10’/ chuyến và giá vé là 5euro/ lượt. Lộ trình của tàu này: chạy từ platfonr về ga trung tâm. Trước khi lên tàu, các bạn nhớ xem kĩ bảng chỉ dẫn để lên đúng tuyến và xuống đúng điểm cần xuống nhé!

Mua vé tàu ở đâu? Trước khi mua vé tàu các bạn nên chuẩn bị sẵn tiền xu, và mua vé tại các máy bán vé tự động ở sân bay.

  • Đi xe bus: ra khỏi sân bay, các bạn có thể bắt bus tuyến 197 Amsterdam Airport Express chạy về  Amsterdam Museumplein/Leidseplein. Giá vé của tuyến bus này là 5euro/ lượt.
  • Tuy nhiên mình có một số lưu ý đến các bạn như sau:
  • Tuyến bus 197 này không chạy qua ga trung tâm cho nên chỉ thích hợp với những ai ở gần Museum Quater hoặc Leidseplein.
  • Đi xe bus không tiện lợi cho các bạn có quá nhiều hành lý. Nếu như ngại mang lên, vác xuống thì các bạn có thể gửi tại quầy gửi hành lý ở sân bay trong thời gian tối đa là 7 ngày, với mức giá dao đông từ 6,5- 11,5euro/ ngày.
  • Taxi: khá tiện lợi và nhanh chóng như giá phải gọi là “cắt cổ” dao động trong khoảng 40-50euro.
  • Đến Amsterdam bằng tàu: Nếu trong hành trình phượt Châu Âu của mình bạn chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển đến Amsterdam thì điểm dừng cuối càng là ga trung tâm Amsterdam Centraal Station. Tại đây, bạn lại tiếp tục dùng tàu điện để về chỗ nghỉ ngơi nhé.

Phương tiện di chuyển ở Amsterdam

Đi lại Amsterdam bằng phương tiện gì? Hệ thống giao thông ở Hà Lan phát triển khá mạnh, vì thế có rất nhiều các phương tiện đa dạng cho bạn lựa chọn như: xe điện, taxi, xe đạp, xe bus, tàu điện ngầm… Bạn có thể dựa theo tài chính kinh tế của mình mà lựa chọn loại phương tiên sao cho phù hợp nhé. 

  • Xe đạp: Đến Amsterdam bạn sẽ thấy xe đạp là hình ảnh khá quen thuộc và phổ biến, bạn có thể bắt gặp nó ở vất kì cung đường nào. Người Amsterdam lựa chon đi xe đạp để nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường.. Đặc biệt, xe đạp có thể mang lên được trên tàu điện cho nên để tự do, thoải mái trong việc tham quan, khám phá thành phố và các điểm lân cận thì bạn thuê riêng cho mình một chiếc xe đạp. bạn có thể dễ dàng thuê được một chiếc xe đạp với những thương hiệu khác nhau ở bất kì cửa hàng nào trong thành phố với giá thành rất phải chăng (8euro/ ngày). Tuy nhiên bạn nên bảo quản xe, đặc biệt là khóa xe cẩn thận bởi ở đây nạn cấp cắp xe đạp diễn ra thường xuyên và mức phạt cho việc làm mất xe cũng rất “chát”. Và khi lưu thông trên đường, bạn nên chú ý an toàn giao thông bởi ở thành phố này đường khá nhỏ và không có làn đường dành riêng cho xe đạp nhé!

kinh nghiệm đi lại ở amsterdam an toàn, thuận lợi nhất

Xe đạp là phương tiện đi lại phổ biến ở Amsterdam

  • Taxi: taxi là dịch vụ khá tiện lợi, những giá thành rất cao. Nếu bạn là khách du lịch lần đầu, không biết trả giá thì sẽ bị tài xế hét giá trên trời, thậm chí còn bị từ chối đi những đoạn đường ngắn.
  • Night bus: đây là phương tiện công cộng dành cho những ai thích khám phá Amsterdam về đêm. Đi xe bus này bạn sẽ mua vé trực tiếp từ lái xe của hãng GVB với mức giá: 4,5euro, và có giá trị trong vòng 90 phút.
  • Đi phà miễn phí: Đây là phương tiện công cộng độc đáo của riêng Amsterdam.  Phà này chạy thường xuyên phục vụ dân chúng (10-15 phút/chuyến). Hoàn toàn miễn phí. Chuyến phá này nối liền ga trung tâm với vùng Đông Bắc của thành phố.

kinh nghiệm đi lại ở amsterdam an toàn, thuận lợi nhất

Du khách có thể đi phà miễn phí ở Amsterdam

  • Ngoài ra,kinh nghiệm du lịch Amsterdam bổ ích của mình, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe điện. Hệ thống giao thông chính trong khu vực trung tâm thành phố là 18 tuyến xe điện chạy trên đường phố. Tàu điện ngầm có 4 tuyến trong đó có 1 tuyến chạy dưới lòng đất để phục vụ nhu cầu đi lại của dân địa phương và khách du lịch. Tần suất khoảng 15- 20phút/ chuyến khởi hành từ nhà ga trung tâm hoặc đường Waterpooplein đến Biklmer. Du khách có thể mua vé xe tại quầy GVB Tickets & Info office ngay bên ngoài ga trung tâm Amsterdam, hoặc tại Tram, các siêu thị, cửa hàng trên phố, những máy bán vé tự động.

Kinh nghiệm đi lại ở Amsterdam an toàn, tiện lợi, các bạn nên mua vé ngày tùy theo thời gian ở lại là bao lâu, xác định rõ điểm tham quan, đi bằng phương tiện gì để mua vé cho phù hợp. Nên tránh mua vé 1 ngày. Tất cả các loại vé kể trên đều là thẻ có gắn chip. Khi sử dụng phải check in (trèo lên phương tiện) và check out (trèo ra khỏi phương tiện). Quên check out có thể dẫn đến hậu quả là ko dùng được vé đó nữa. Cái máy để check-in/out rất dễ nhìn. Tuy nhiên tại 1 số ga tàu mà metro và tàu đi chung đường ray thì sẽ có 2 máy, 1 cái check in/out metro, 1 cái check in/out tàu, hơi dễ nhầm, các bạn nên để ý kĩ một chút nhé!

Một số loại vé giao thông công cộng bạn nên biết

  • Single Journey: đây là vé sử dụng cho tất cả các phương tiện của GVB. Bạn có thể dễ dàng mua được nó trên xe bus, tàu điện hay các máy bán vé tự động. giá vé là 2,9 euro và có giá trị sử dụng trong vòng 1 giờ.
  • Unlimited GVB Travel Tickets: Đây là loại vé không giới hạn sử dụng của GVB.  Giá vé cụ thể của từng loại như sau:
  • 24 hours: 7.5euro – có thể mua trên tram, bus, máy bán vé tự động tại metro station, GVB office – 48 hours: 12euro – tram, máy bán vé tự động tại metro station, GVB office – 72 hours: 16.5euro máy bán vé tự độngtại metro station/ nhà ga, GVB office – 96 hours: 21,5euro – máy bán vé tự động tại metro station/ nhà ga, GVB office – 120 hours: 26,5euro – chỉ bán tại GVB office – 144 hours: 30euro – chỉ bán tại GVB office
    – 168 hours: 33euro – chỉ bán tại GVB office
  • Amsterdam travel ticket GVB: Nếu đến và đi bằng máy bay từ sân bay Schiphol thì có thể cân nhắc mua cái này. Nó bao gồm vé tàu từ sân bay về thành phố (và ngược lại khi rời Amsterdam) + unlimited travel trong hệ thống của GVB. Dĩ nhiên có giới hạn thời gian. Để tiện tính toán so sánh thiệt hơn, vé tàu 1 chiều từ Schiphol về Amsterdam central station là 4.1euro.
  • 24 hours: 15euro
  • 48 hours: 20euro
  • 72 hours: 25euro

Lưu ý:

  • Chỉ có thể mua ở tourist office tại sân bay Schiphol, các ga tàu lớn và GVB office.
  • Vé này sẽ hết hạn vào 4 giờ sáng ngày hôm sau mà không cần biết đã đủ 24 giờ hay chưa. Thời gian sử dụng được tính từ lúc bạn bắt đầu quẹt thẻ nhé!
  • Amsterdam region day ticket: đây là khi các ông lớn bắt tay nhau, vé này cho phép bạn đi thoải mái trong hệ thống của GVB, Connexxion và EBS tại Amsterdam và nhiều khu vực lân cận. Các địa điểm du lịch đáng chú ý mà vé này đi được: Zaanse Schans (làng cối xay gió), Volendam (làng chài cổ), Marken (1 ngôi làng nhỏ nằm trên 1 hòn đảo cũng nhỏ), Haarlem (biển đó), Amsterdam castle (Muiderslot) và Keukenhof! (bus 858 của Arriva từ Schiphol đi Keukenhof). Đi từ sân bay Schiphol về thành phố cũng được luôn (bus 197 của Connexxion). Vé này chỉ có loại 24 giờ và giá vé là 13,5 euro.
  • Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn sử dụng thẻ giảm giá để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi của mình như: Thẻ Korting Kaart là một loại thẻ của OV-chip card, được giảm 40% giá vé và được áp dụng vào cuối tuần hoặc ngoài giờ cao điểm và Vé tàu khuyến mại trong ngày: đây là loại vé giảm giá trong một ngày và có thời hạn nhất định.

Cách di chuyển từ Amsterdam tới các địa điểm du lịch khác

  • Từ Amsterdam tới các địa điểm du lịch trong Hà Lan: bạn có thể di chuyển bằng tàu điện, mật độ các chuyến trong ngày rất dày mà không bao giờ phải lo hết vé, với tần suất 15- 30 phút/ chuyến. Bạn có thể mua vé tại ga hoặc mua online, nếu muốn mua online bạn bắt buộc phải có tài khoản của Hà Lan. Giá vé là cố định tùy vào từng chặng.

kinh nghiệm đi lại ở amsterdam an toàn, thuận lợi nhất

Hệ thống tàu điện vẫn còn được sử dụng tại Amsterdam.

  • Từ Amsterdam tới các thành phố khác ở châu Âu: Nếu bạn muốn du lịch bụi Châu Âu mà bắt đầu từ Amsterdam thì bạn có thể lựa chọn tàu nhanh, tàu chậm, tàu ngày, tàu đêm với mức giá và giờ khởi hành tùy vào điểm đến kế tiếp của bạn

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm về: Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Brunei: điểm vui chơi, ăn uống; Kinh nghiệm du lịch Triều Tiên: lưu ý, thời điểm, xin visa

Du lịch Hà Lan đầy đủ, chi tiết thì không thể thiếu kinh nghiệm đi lại ở Amsterdam. Hi vọng với những kinh nghiệm di chuyển trên đây khi du lịch tại Amsterdam sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi như Đi bằng gì tới Amsterdam? Tói Amsterdam thì di chuyển như thế nào?… Chúc các bạn có một chuyến tham quan, khám phá “xứ sở hoa tulip” bổ ích và ý nghĩa nhé!

Đăng bởi: Lớp Nhạc Lê Thụy

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก