Hội An Quảng Nam

Lịch sử phố cổ Hội An – Dấu tích thương cảng sầm uất một thời

Phố cổ Hội An là điểm đến hàng đầu trong danh sách những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Việt Nam cùng sự kết hợp tinh hoa của các nước Việt, Trung, Nhật, châu Âu trong cả ẩm thực, kiến trúc, lịch sử đến những truyền thống của người dân địa phương. Cùng với thiên nhiên hữu tình, vị trí thuận lợi, du lịch Hội An luôn được nhiều du khách lựa chọn khi ghé ngang dải đất miền Trung. Vì vậy, chúng mình sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về dòng lịch sử phố cổ Hội An cũng như phố cổ Hội An được UNESCO công nhận năm nào để có cái nhìn bao quát hơn về điểm đến đầy cuốn hút này.

Giai đoạn lịch sử đô thị cổ Hội An thế kỉ 16-18

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Lịch sử phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích còn lại của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.

lịch sử phố cổ hội an – dấu tích thương cảng sầm uất một thời

1. Lịch sử phố cổ Hội An vào thế kỉ 16

Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.

Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.

2. Lịch sử phố cổ Hội An vào thế kỉ 17

Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó.

Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng… và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương… Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.

lịch sử phố cổ hội an – dấu tích thương cảng sầm uất một thời

Hình ảnh đô thị cổ hội an thế kỉ 16-18

3. Lịch sử đô thị cổ Hội an thế kỉ 18

Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng. Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn – Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát.

Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.

lịch sử phố cổ hội an – dấu tích thương cảng sầm uất một thời

Những dấu tích còn lại của đô thị cổ Hội An

Mặc dù phần lớn các ngôi nhà phố của Hội An ngày nay được hình thành vào thời kỳ thuộc địa, nhưng trong khu phố cổ vẫn gìn giữ được nhiều di tích phản ánh các giai đoạn lịch sử phố cổ Hội An hình thành, hưng hịnh và suy tàn của đô thị, có khoảng hơn 1100 di tích trong số này nằm trong khu vực đô thị cổ như: chùa Cầu- biểu tượng Hội An, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Quân Thắng,…

lịch sử phố cổ hội an – dấu tích thương cảng sầm uất một thời

Chùa Cầu- biểu tượng giá trị văn hóa lịch sử của phố cổ hội an

Như vậy, mặc dù đã qua thời kỳ hưng thịnh cũng như suy thoái nhưng những dấu tích còn lại của đô thị cổ Hội An là minh chứng cho giá trị văn hóa lịch sử của phố cổ Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Mang trong mình những giá trị như vậy nên có lẽ ở Việt Nam, không có đô thị nào hấp dẫn du khách thập phương hơn phố cổ Hội An khi nhiều người đến đây nhiều lần vẫn không thấy chán bởi một sự cuốn hút lạ kỳ và khó lý giải.

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận năm nào

Với những giá trị nổi bật. Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị Châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về lịch sử phố cổ Hội An. Hi vọng rằng qua bài viết này sẽ khiến ai có dự định đến du lịch Hội An hay muốn tìm hiểu thêm về phố cổ Hội An để thêm nhiều thông tin hữu ích về lịch sử và những di tích mang nhiều giá trị nhất.

Đăng bởi: Lâu Trúc

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก