Hội An Quảng Nam

[ Sao không thử ?! ] Khám phá phố cổ Hội An qua góc nhìn lịch sử

Điều gì đã làm nên một Hội An tuyệt vời đến mức được Hãng tin quốc tế CNN ca ngợi là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á? Nét quyến rũ nào đã khiến thời gian như ngưng đọng ở phố cổ Hội An vậy? Hãy cùng Bamboo Airways cảm nhận trọn vẹn nhịp sống đời thường nơi phố cổ Hội An góc nhìn lịch sử cùng bài viết dưới đây nhé!

1. Thông tin cơ bản về phố cổ Hội An

1.1 Tên gọi

Tên gọi Hội An đã được hình thành từ rất xa xưa, mà cho đến lúc này thật khó để có thể xác định thực sự tên gọi Hội An ra đời vào thời điểm nào. Cái tên Hội An thực sự đã gắn liền với xứ Quảng từ những năm rất xưa, và cho đến nay, cái tên “Hội An” vẫn thân thương như thế.

Với những người Phương Tây khi xưa, họ gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Vậy nên, đừng quá bất ngờ khi bạn bắt gặp người phương Tây gọi Hội An bằng “Faifo”. Sở dĩ, Hội An được gọi là “Faifo” vì theo truyền thuyết, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An được gọi là Hoài Phố, sau này Hoài Phố lại được gọi thành Phai Phố, vì thế mà cái tên Faifo xuất hiện. Về sau, trên các bản đồ chính thức của chính quyền các nước Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để gọi Hội An.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Hội An hay còn được gọi với cái tên Faifo.

1.2 Phố cổ Hội An ở đâu?

Hiện nay, phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam. Phố cổ Hội An nằm trên hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Phố cổ Hội An được công nhận là một trong những di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hội An đã từng bước trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Việt Nam.

1.3 Lịch sử phố cổ Hội An

Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ mà lúc đấy Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung đã giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền sở hữu và cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.

Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.

Trải qua nhiều thời kỳ từ ra đời phát triển phồn vinh, suy vong thì cho đến bây giờ Hội An đã giữ được những giá trị riêng và phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Hội An giờ đây đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.

2. Kiến trúc

2.1 Kiến trúc truyền thống ở Hội An

Điều khiến con người ta yêu Hội An, thương mến Hội An chắc hẳn không thể nào không nhắc đến vẻ đẹp kiến trúc ở Hội An. Vẻ đẹp kiến trúc này của Hội An hài hòa trong những ngôi nhà, những con đường và cả những bức tường nhuốm màu vàng. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa, trầm cổ, rêu phong trong từng mái ngói, trong từng viên gạch… Kiến trúc truyền thống ở Hội An vẫn chân chất, vẫn bình dị như chính tâm hồn của những người dân địa phương.

2.2 Kiến trúc khu phố cổ Hội An

Kiến trúc khu phố cổ Hội an chính là những ngôi nhà ở phố cổ, có những ngôi nhà một tầng, có ngôi nhà hai tầng, cứ thế nối tiếp nhau. Điểm đặc trưng của những ngôi nhà ở phố cổ đều hẹp về chiều ngang, và có chiều sâu dài tạo nên những ngôi nhà kiểu ống. Những ngôi nhà ở phố cổ đều được xây dựng bằng những vật liệu chắc chắn, có sức bền cao để có thể chịu đựng những mùa bão lũ hằng năm. Những ngôi nhà ở phố cổ Hội An đều có bố cục phổ biến giống nhau gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.

3. Di tích kiến trúc tiêu biểu 

Đến với Hội An, một phố cổ với những công trình kiến trúc tiêu biểu đã trường tồn qua nhiều năm lịch sử. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến trúc tiêu biểu nhất của phố Hội này.

3.1 Chùa, đền miếu

Hội An mang trong mình vẻ đẹp của sự bình yên, và của nét những nét cổ kính. Đến với Hội An có rất nhiều chùa và đền miếu đã được xây dựng từ rất lâu với những thiết kế độc đáo do những nghệ nhân thời xưa để lại đến tận bây giờ. Du khách khi du lịch Hội An có thể ghé thăm quan chùa Bà Mụ, chùa Ông, chùa Chúc Thánh…

3.2 Nhà cổ

Nhà cổ cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên giá trị văn hóa lịch sử của phố cổ Hội An. Nhắc đến nhà cổ ở Hội An người ta sẽ liền nghĩ ngay đến nhà cố Tấn Ký. Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ đã vinh dự trở thành một Di sản cấp Quốc gia, và nơi đây cũng chính là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ Tấn Ký kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.

Ngoài nhà cổ Tấn Ký thì còn có nhà cổ Quân Thắng – cũng được xem là một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An hiện nay. Phần kiến trúc và điêu khắc được các nghệ nhân thực hiện vô cùng tinh tế, và được thiết kế theo phong cách của vùng Hoa Hạ, Trung Hoa.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Nhà cổ Tấn Ký nổi tiếng.

3.3 Hội quán

Hội quán ở Hội An là những công trình kiến trúc tiêu biểu đã được hình thành và xây dựng bởi những người nghệ nhân thời xưa. Những giá trị nghệ thuật trong kiến trúc của Hội An đều được thể hiện trong những hội quán ở Hội An. Đến với Hội An bạn có thể đến tham quan những Hội quán có kiến trúc tiêu biểu như hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Đông, hội quán Ngũ Bang…

3.4 Chùa Cầu

Chùa Cầu được xem như chính biểu tượng của phố cổ Hội An. Chùa Cầu được các thương gia Nhật Bản đến đây buôn bán và xây dựng vào giữa thế kỉ thứ 16. Chùa Cầu vì thế mà được xây dựng có phong cách kết hợp giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Chùa Cầu đã trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sự và đã thực sự chứng kiến Hội An từng bước khó khăn, từng bước phát triển cho đến ngày nay.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Chùa cầu nằm ở đường Trần Phú Hội An.

4. Văn hóa

Để có một cái nhìn Hội An trọn vẹn hơn ở góc nhìn lịch sử, thì hẳn nhiên bạn cũng không thể nào bỏ qua được câu chuyện văn hóa của phố cổ Hội An.

4.1 Tín ngưỡng

Văn hóa đặc sắc nhất của Hội An đầu tiên được thể hiện trong tín ngưỡng. Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An Phật giáo chiếm đa số nhất. Trong nhiều gia đình ở Hội An, tuy rằng họ không theo Phật Giáo nhưng nhà vẫn có thờ Phật và ăn chay. Hầu như trong mỗi gia đình ở Hội An đều có thờ Phật, và được đặt ở bàn thờ gia tiên và cao hơn một bậc.

4.2 Lễ hội truyền thống

Hội An cho đến nay vẫn luôn giữ được những lễ hội truyền thống của mình. Có rất nhiều lễ hội truyền thống của Hội An như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ tưởng niệm của vị tổ sư nghề, lễ tưởng niệm các bậc thánh nhân và còn các lễ đặc biệt của tôn giáo.

4.3 Âm nhạc, diễn xướng và trò chơi dân gian

Âm nhạc, diễn xướng hay trò chơi dân gian là những giá trị tinh thần đẹp nhất mà phố cổ Hội An vẫn giữ được nguyên vẹn. Tất cả những điều này đều được kết tinh trong suốt quá trình lao động của người dân địa phương tạo nên. Có thể kể đến những điệu hát hò khoan, những điệu lý, hò kéo neo… Và một trong những hoạt động mà đến ngày nay được rất nhiều khách du lịch vô cùng yêu thích đó chính là khi được trải nghiệm chơi bài chòi. Bài chòi là trò chơi luôn có mặt trong những ngày Tết của xứ Quảng. Còn ở Hội An, cứ đến ngày 14 âm lịch hàng tháng là lại có tổ chức chơi bài chòi dành cho người dân nơi đây và cả khách du lịch. Đó là một thú vui giải trí đậm chất xứ Quảng.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Lễ hội bài chòi truyền thống ở Hội An.

4.4 Ẩm thực dân gian

Nói đến ẩm thực dân gian Hội An thì thực sự nơi đây có vô cùng nhiều những món ăn đặc sắc. Hội An là một nơi có một nền ẩm thực vô cùng đặc sắc và mang những sắc thái vô cùng riêng biệt.

Một trong những món ăn đặc sắc nhất phố cổ Hội An đó chính là cao lầu. Cao lầu là một món ăn được chế biến rất công phu, mà trước hết là ở sợi cao lầu. Sợi cao lầu được làm từ bột gạo ngon nhất của vùng đất Hội An. Đối với cao lầu của Hội An, món ăn này không có nước lèo mà chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa sợi mì cao lầu, thịt xíu, rau sống, giá trụng và một chút ít tép mỡ, có thêm nước thịt xíu… như vậy đã tạo nên một tô cao lầu đậm chất của phố cổ Hội An.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Món cao lầu – ẩm thực số 1 của Hội An.

Kể đến ẩm thực Hội An thực sự có vô vàn món ăn đã gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân địa phương nơi đây, mà mãi về sau nó đã trở thành những món ngon và lạ dành cho khách du lịch muốn trải nghiệm. Một trong số những món ăn đã tạo nên giá trị ẩm thực của phố cổ Hội An có thể kể đến mỳ Quảng, bánh vạc, bánh hoa hồng trắng, bánh đập, hến xào hay bánh mì… Đó chính là những món ăn đã đi cùng năm tháng với miền đất nằm giữa hình chữ S này.

5. Một số điều nên tránh khi đến phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là nơi lưu lại những giá trị lịch sử truyền thống rõ nét, một chốn thị phố bình yên. Chính vì thế, khi đến với phố cổ Hội An bạn cũng nên lưu lại những kinh nghiệm dưới đây để có thể trở thành một người khách du lịch đáng mến của phố cổ này nhé.

– Trốn vé: Phố cổ Hội An hiện nay đã trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch. Chính vì thế, nhiều điểm du lịch ở Hội An đã có thực hiện chính sách bán vé để tham quan. Để những khu du lịch ở phố cổ được hoạt động tốt và có nguồn thu nhập để bảo tồn những di sản thì bạn hãy luôn nhớ mua vé trước khi vào tham quan khu du lịch nhé.

– Đi vào mùa mưa: Thời điểm đẹp nhất để du lịch Hội An là vào mùa tháng 1 đến tháng 7, những tháng còn lại trong năm Hội An sẽ bước vào mùa mưa bão nên sẽ khó cho bạn để khám phá Hội An một cách trọn vẹn nhất đấy.

– Kỳ kèo mở hàng: Một lời khuyên nữa dành cho bạn khi đi du lịch phố cổ Hội An đó chính là không nên kì kèo mở hàng của người chủ cửa hàng. Người bán hàng ở nơi này đặc biệt chú ý về người mua hàng đầu tiên của họ, nên nếu bạn là người đến sớm mua hàng thì hãy nhớ đừng kì kèo, trả giá nhé.

– Đi xe máy vào phố cổ: Hẳn nhiên rồi, phố cổ Hội An chỉ dành cho những khách du lịch khám phá bằng xe đạp hoặc đi bộ thôi nên bạn cũng nên tránh đi xe máy vào phố cổ. Hãy ngắm nhìn Hội An thật chậm nhé.

[ sao không thử ?! ] khám phá phố cổ hội an qua góc nhìn lịch sử

Hãy trải nghiệm Hội An thật chậm thôi bạn nhé.

– Mặc đồ phản cảm: Vì Hội An là nơi có rất nhiều chùa, đình, miếu mà bạn có thể đến tham gia đấy nên hãy chọn cho mình một bộ trang phục thật lịch sự nhé.

– Chen lấn, xô đẩy: Có thể bạn đến du lịch Hội An vào những dịp lễ khá đông đúc, nhưng đừng chen lấn, xô đẩy, như vậy sẽ ảnh hưởng đến những người khách du lịch khác đó.

– Sống vội ở Hội An: Một lời khuyên cuối cùng mà chúng tôi muốn dành cho bạn. Nhất định rồi, ở Hội An thì bạn không thể nào sống vội được đâu. Ở một nơi phố cổ bình yên như thế này thì hãy cảm nhận cuộc sống chậm một chút nhé.

Phố cổ Hội An vẫn luôn mang trong mình một vẻ đẹp của sự bình yên, của sự tinh tế và của sự hoài cổ. Những giá trị của Hội An qua góc nhìn lịch sử cho đến lúc này vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Đến với phố cổ Hội An du khách sẽ cảm nhận được từng vẻ đẹp trong những công trình kiến trúc, trong những văn hóa, đến tinh hoa ẩm thực và cả nét chân chất của con người nơi đây. Hội An, thực sự là nơi đáng để cho bạn được một lần trải nghiệm. Nào, hãy bay đến Đà Nẵng để khám phá Hội An cùng Bamboo Airways nhé!

Đăng bởi: Đoàn Thị Yến Nhi

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก