Hội An Quảng Nam

Khám Phá Vẻ Đẹp Phố Cổ Hội An

Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới. Hiện là điểm du lịch hấp dẫn nhất khu vực miền trung Việt Nam.

Phố cổ Hội An hiện là một đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam, là một trong 13 huyện và thành phố của tỉnh từ khi có nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 1 năm 1997. Thành phố Hội An là một đô thị cổ toạ lạc bên biển Cửa Đại của con sông Thu Bồn. Vào thế kỷ XVI và XVII, đô thị cổ này được gọi là Faifoo, là nơ có nhiều thương nhân từ các nước Nhật Bản, Indonexia, Bồ Đào Nha, Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc đến buôn bán.

khám phá vẻ đẹp phố cổ hội an

Lúc bấy giờ đô thị Hội An còn là một thương cảng sầm uất của vùng Đông Nam Á, nên tàu thuyền vào ra đông đúc, nổi tiếng ở vùng Trung Trung bộ Việt Nam. Về sau, tuy Hội An không còn là thương cảng lớn, nhưng những giá trị văn hoá của địa danh Hội An vẫn được lưu tồn, nên tháng 12/1999 tổ chức giáo dục, Khoa Học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới.

Vào thời điểm năm 1999, phố cổ Hội An có 1.360 di tích thuộc danh mục bảo tồn trên 12 xã, phường với mật độ di tích bình quân là 26 điểm/km2. Khu phố cổ là tâm điểm của di sản văn hoá Hội An thuộc địa phận phường Minh An với diện tích khoảng 2km2.

Các di tích có chùa Cầu, nhà cổ, hội quán, bảo tàng, nhà thờ họ được xây vào thế kỷ 19 và 20, trong số đó các ngôi nhà cổ kiểu nhà ống, chiều cao không quá 2 tầng, mặt tiền hẹp, tường bao phía ngoài bằng gạch và phía trong là ván gỗ.

Về kiến trúc của công trình có dạng mái dốc và lợp bằng ngói âm dương, khung chịu lực chỉ bằng gỗ được liên kết bằng mộng và chốt; được chạm khắc đẹp..v..v.. Nói chung về kiểu dáng, trang trí nội thất đều nổi rõ phong cách cổ của người Việt có sự giao hoà cả phong cách của người Hoa và người Nhật,..vv..

Ở Hội An, ngoài các chùa cùng toạ lạc ở các hội quán của người Hoa còn có các chùa sau:

1. Chùa Ông: Còn được gọi là miếu Quan Công ở số 24 phố Trần Phú là một kiểu kiến trúc cổ được xây dựng năm 1653 để thờ Quan Vân Trường, một vị tướng thời Tam Quốc của Trung Quốc biểu thị tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa.

khám phá vẻ đẹp phố cổ hội an

Kiến trúc xây ngôi chùa này theo kiểu chữ “quốc” bởi nhiều nếp nhà hợp lại. Mái nhà được lợp bằng ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp hình rồng, hình nghê toàn bằng các mảnh sứ màu,..vv.. các năm 1827, 1864, 1904 và 1966 chùa được trùng tu hoàn chỉnh dần.

Trong các chùa còn lưu giữ các cổ vật như các biểu sắc phong của các triều đại, ba chục bức hoành phi, trên 10 bộ câu đối, các tượng Quan Công, Quan Bình, Châu Thương, các văn bia,..vv..

2. Chùa Chúc Thánh: Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII theo mô hình chữ “Tam” ở phường Cẩm Phổ, cách trung tâm phố cổ Hội An tầm 2km. Kiến trúc xây dựng ngôi chùa này cho thấy rõ sự kết hợp phong cách truyền thống của người Việt Nam và Trung Quốc với nhiều tượng lớn được chạm khắc cầu kỳ.

khám phá vẻ đẹp phố cổ hội an

Ở chính diện thờ Tam thế phật, Di Lặc, 18 vị La Hán và trước sân chùa là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Chùa còn có một số ngôi pháp của tổ sư Minh Hải, thiền sư Thiết Thọ, Ấn Bích,…vv.

3. Chùa Phước Lâm: Được xây dựng ở phường Cẩm Hà theo phong cách Á Đông cổ theo hình chữ “môn”, gồm ba gian hai chái và hai bên là hai lầu chuông hình tháp. Trong chùa có nhiều cổ vật và tượng quý. Đây còn là nơi đào tạo các tăng ni nổi tiếng của đạo Phật. Chùa được trùng tu vào các năm 1822, 1893.

khám phá vẻ đẹp phố cổ hội an

Ở Hội An người Hoa có các hội quán sau:

1. Hội Quán Quảng Đông: Do người Hoa thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc xây dựng năm 1855 ở phố Trần Phú, được trùng tu lớn vào các năm 1915 và 1990. Kiến trúc của hội quán theo hình chữ “quốc”. Trong công trình đồ sộ này còn lưu giữ nhiều cổ vật như 4 bức hoành phi lớn, một lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m và rộng 0,5m; một cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc,..vv..

khám phá vẻ đẹp phố cổ hội an

2. Hôi Quán Phúc Kiến: Do người Phúc Kiến (Trung Quốc) dựng năm 1759 ở số 46 Trần Phú, thành phố Hội An. Hội quán này ngoài những buổi họp đồng hương của người Phước kiến còn là nơi thờ thần.

khám phá vẻ đẹp phố cổ hội an

Kiến trúc của hội quán nổi rõ là kiểu chữ “tam” kéo dài từ phố Trần Phú đến phố Phan Chu Trinh sâu 120m theo phương thức tuần tự: cổng, sân, hồ nước, cây cảnh, hai dãy nhà đông và tây, chính điện, sân sau và hậu điện.

Phía chính điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị nữ thần có công cứu người gặp nạn trên biển cùng các thần khác như Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần tài, ba Bà chúa sanh thai và 12 bà Mụ. Trong hội quán có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi,…v.

Đăng bởi: Thiện J-K-G

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก