Khám Phá

Mông Cổ Và Nội Mông khác nhau

Mông Cổ nổi tiếng là vùng đất của những thảo nguyên mênh mông lộng gió, của tiếng vó ngựa vang xa cả một vùng trời. Với vẻ đẹp bình yên trong trẻo, Mông Cổ nhanh chóng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, phía bên kia lãnh thổ có một vùng đất thuộc Trung Quốc, với tên gọi có nhiều nét tương đồng khiến nhiều người lầm tưởng là Mông Cổ. Đó chính là vùng Nội Mông – một trong năm khu tự trị của Trung Quốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa vùng Nội Mông và Mông Cổ.

Nội Mông Ở Đâu?

Nội Mông là khu tự trị thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là tỉnh lớn thứ 3 của Trung Quốc. Nằm ở phía Bắc của Trung Quốc, giáp với phía Nam và Đông của Mông Cổ. Nội Mông Có nhiều dạng địa hình khác nhau bao gồm: cao nguyên, núi, đồi, đồng bằng, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Tại Sao Lại Được Gọi Là Nội Mông?

Sau khi triều đình Mãn Thanh kiểm soát Trung Quốc vào thế kỉ 19, họ đã tổ chức dân số Mông Cổ thành hai tỉnh: Nội Mông và Ngoại Mông. Phần bên trong dành cho những hậu duệ của Chinggis Khan, những người được phong tước hãn và sống trong tỉnh còn phía bên ngoài là nơi của những người Mông Cổ khác sinh sống.

Mông Cổ Ở Đâu?

khám phá, mông cổ và nội mông khác nhau

Vẻ đẹp Mông Cổ qua những ngôi nhà lều tỏa khói sớm chiều.

Mông Cổ là quốc gia nằm ở châu Á giữa Nga về phía bắc và Trung Quốc ở phía nam. Nằm trên núi và cao nguyên, đây là một trong những quốc gia cao nhất thế giới với độ cao trung bình là 1.580 feet (1.580 mét). Mông Cổ cách Hoàng Hải 435 dặm (700 km). Đất nước này rất khô và chỉ nhận được lượng mưa khoảng 4inch mỗi năm. Miền nam Mông Cổ bị thống trị bởi Gobi, là một trong những sa mạc lạnh nhất Trái đất và có diện tích khoảng 500.000 dặm vuông.

Sự Chia Cắt Tách Biệt Giữa Nội Mông Và Mông Cổ (Ngoại Mông)

Để hiểu rõ về sự chia cắt tách biệt giữa hai quốc gia này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về lịch sử để có thể đào sâu hơn và nhiều thấy gốc rễ của sự phân tách nhé.   Sự chia cắt giữa các quốc gia bắt đầu cách đây chưa đầy 60 năm. Sau khoảng 200 năm bị thống trị dưới sự kiểm soát của nhà Thanh, các Khans và các nhà lãnh đạo khu vực của Mông Cổ đã bắt đầu cố gắng giành độc lập. Dẫn đến cuộc xung đột nội bộ và chia cắt đất nước.   Các nhà cách mạng Mông Cổ đã chọn Nga để yêu cầu giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại nhà Thanh và đã thành công. Tuy nhiên, họ chỉ thành công trong việc giải phóng phần Bắc Mông Cổ, mà ngày nay gọi là Ngoại Mông. Thật không may mắn trong hiệp ước giữa 3 nước Nga, Mông Cổ và Trung Quốc, Trung Quốc đã từ chối việc cho Nội Mông đi họ nhất quyết giữ lại. Chắc chắn không có gì quá ngạc nhiên vì vùng đất Nội Mông có nhiều than, khoáng sản và các tài nguyên trong lòng đất khác. Kể từ đó, Nội và Ngoại Mông được tách ra và Ngoại Mông có nền độc lập được toàn thế giới chấp thuận với tên là Mông Cổ.

Địa hình

Địa hình Mông Cổ khá đa dạng với các dãy núi trải rộng phía bắc và phía tây, và sa mạc Gobi nằm về phía nam, ngoài ra phía bắc Mông Cổ còn giáp với rừng Taiga.

khám phá, mông cổ và nội mông khác nhau
Địa hình Mông Cổ chủ yếu là thảo nguyên. Vùng thảo nguyên của Mông Cổ chiếm khoảng 20% ​​lãnh thổ. Các đồng cỏ lăn của khu vực này là một phần của thảo nguyên lớn trải dài từ Đông Âu đến Mãn Châu.   Vùng Nội Mông khá giống Mông Cổ ở điểm đều có sa mạc Gobi và có nhiều vùng thảo nguyên. Tuy nhiên nơi đây lại cách xa rừng Taiga, vì vậy khung cảnh thiên nhiên có phần kém sắc hơn với Mông Cổ.

Nội Mông Và Ngoại Mông – Sự Khác Biệt Về Văn Hóa
 

Hai đất nước này tách biệt trong một khoảng thời gian không quá dài mà nền văn hóa Mông Cổ đã có từ lâu trong lịch sử nên không đơn giản để bỏ lại nền văn hóa này.   Ngôn Ngữ   Đa số người Mông Cổ nói gionhj Khalkh – Mông Cổ với khoảng 40 giọng khác nhau. Ở Nội Mông, tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức và đưa vào giảng dậy trong các trường học. Tuy nhiên những người Mông Cổ ở đó đều biết tiếng Mông Cổ mặc dù các từ ngữ và giọng đọc giống với tiếng Mông Cổ cổ đại hơn. Giọng của người Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi tiếng Trung đôi khi khiến người ta khó hiểu.   Người Mông Cổ đã tuyên bố Cyrillic như một quốc thư chính thức vào những năm 1930. Trước đó, Mông Cổ đã sử dụng chữ cái latin trong hai năm và từ bỏ nó do ảnh hưởng nặng nề của Liên Xô. Ngày nay với sự nỗ lực giữ lại truyền thống và lịch sử của chúng ta, các quan chức chính phủ đã biến chữ viết Mông Cổ thành văn tự chính thức thứ hai.   Trang Phục

khám phá, mông cổ và nội mông khác nhau

Trang phục truyền thống trước đây của người Nội và Ngoại Mông giống hết nhau đó là “deel”. Sau quảng thời gian cải cách và đô thị hoa “deel” đã bị gạt sang 1 bên và chỉ được sử dụng trong các ngày lễ quốc gia như Tsagaan và Naadam.
 

Giới trẻ Mông Cổ thích mặc trang phục truyền thống của Mông Cổ với hơi hướng hiện đại. Tuy nhiên, phần lớn cả người Nội và Ngoại Mông đều mặc theo phong cách phương Tây trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Bản sắc du mục
 

Xứ sở Mông Cổ là một trong rất ít những quốc gia duy trì văn hóa du mục cho đến tận ngày nay. Theo Reuters, ước tính khoảng 30% dân số Mông Cổ là dân du mục. Họ sống sót trên những thảo nguyên bao la bằng cách chăn thả gia súc và di chuyển tới những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Con số này chiếm khá lớn bởi một nửa dân số Mông Cổ đã tập trung ở thủ đô Ulaanbaatar.

khám phá, mông cổ và nội mông khác nhau

 

Lôi sống du mục là nét văn hóa đặc trưng của người Mông Cổ.
 

Sống cùng hơn 250 ngày nắng trong một năm, người dân Mông Cổ tự hào gọi đất nước mình là vùng đất của bầu trời xanh vô tận.

 

Với khu tự trị Nội Mông Cổ, người Hán đã chiếm 83,6% tổng dân số, trong khi người Mông Cổ chỉ chiếm 14,8%. Việc dân số người Mông ít hơn người Hán khiến nét văn hóa bản địa nơi đây hằn sâu dấu vết của Trung Hoa. Những nhà lều, nhà yurk được dựng lên phục vụ cho mục đích du lịch. Người Mông Cổ sống tại Nội Mông phần lớn đã từ bỏ lối sống du mục. Họ chọn những công việc ổn định và dần hòa nhập vào văn hóa của người Hán. Theo một số người dân địa phương khu vực Nội Mông chia sẻ do sự khai thác của các đồn điền quá nhiều, người Nội Mông không còn được phép chăn nuôi. Thậm chí người dân nơi đây buộc phải thay đổi lối sống sang phong cách canh tác, trong khi ở Ngoại Mông hay chính là Mông Cổ lối sống du mục chăn nuôi vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Qua bài viết trên có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa Nội Mông và Mông Cổ rồi phải không nào. Nghe tưởng chừng là một mà hóa ra lại là hai quốc gia độc lập, tại mỗi quốc gia lại có những nên văn hóa, chính trị riêng biệt không giống nhau. Hãy lưu lại những thông tin hữu ích này vào cuốn kinh nghiệm & cẩm nang du lịch Mông Cổ, để cho thể chia sẻ những thông tin mới lạ bổ ích này tới người thân và bạn bè nhé.
 

Đăng bởi: Phạm Hà

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก