Tây An

Mộng Vàng Tây An: ăn chơi 2 ngày ở Tây An cũng là không đủ!

Trong chuyến đi 10 ngày vòng quanh Cam Túc, Thiểm Tây, Bắc Kinh, Lạc Dương  của mình, Tây An là thành phố mình có nhiều duyên nợ nhất, nhất là khi mình chỉ có 2 ngày vu vơ ở cố đô Trung Quốc này. Và mình phải công nhận, cố đô Tây An (thành Trường An cũ) có quá nhiều thứ để khám phá mà 2 ngày cũng ko thể đủ. Những dù thời gian ngắn ngủi, mình cũng tận hưởng được phần nào cái hay ho ở Tây An, chia sẻ lại kinh nghiệm du lịch Tây An Trung Quốc trong 2 ngày của mình nhé.

Mùa nào đẹp ở Tây An- Xuân hồng hay Thu Vàng đây?

Mình đi Tây An vào mùa thu, nhưng lúc đó là cuối tháng 10-đầu 11 nên nó vẫn chưa có lá vàng lá đỏ đẹp nào cả. So với Bắc Kinh thì mùa thu ở Tây An đến muộn, sẽ vào tầm giữa tháng 11 mới bắt đầu có lá vàng cơ.  Nói chung thì theo mình nếu bạn đi du lịch bất kì nơi nào ở Trung Quốc thì nên đi 1 trong 2 mùa: mùa thu và mùa xuân nhé.

Chọn thời điểm đi du lịch Tây An chính xác để ngắm cảnh đẹp nhất

Nhưng cũng là mùa thu, mùa xuân nhưng bạn tới thời điểm khác nhau, sắc lá hay sắc hoa vô cùng khác nhau.

  • Nếu đi mùa thu: Giữa tháng 11 là thời điểm đẹp nhất để ngắm mùa thu đẹp ở Tây An.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

1 khu Vườn ở Tây An mùa thu

  • Nếu chọn đi mùa xuân: Đẹp nhất là nửa đầu tháng 4 nha các bạn!

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Mùa Xuân ở Tây An ru ực rỡ với hoa anh đào- ảnh từ wikipedia

Xuân Hồng hay Thu Vàng đây?

Với mình thì 100% là mùa thu luôn. Mùa xuân cảm tưởng nó vẫn xám xịt và u ám, còn mùa thu ở đây trời đẹp, trong, không khí khô nên dễ chụp ảnh được đẹp hơn. Hơn nữa, mùa lá vàng đỏ sẽ nhìn rực rỡ hơn nhiều so với sắc hồng của hoa đó.

Những thời điểm nào nên tránh khi đi du lịch Tây An

Tất cả các ngày lễ ở Trung Quốc đều không nên đi và nhất là Tây An. Ngoài ra, vì Tây An còn là trung tâm du lịch Trung Quốc nên khi du lịch Tây An Trung Quốc phải để ý những ngày Toàn thế giới nghỉ lễ

  • Tết Âm
  • Tết Dương
  • Nguyên Tiêu (giữa tháng 2 hoặc đầu tháng 3)
  • 1/5
  • Trung Thu (giữa tháng 9)
  • Nghỉ hè (tháng 6-> 8)
  • Quốc khánh (1-> 10/10)

Đặt xong vé máy bay đi Tây An rồi lại đổi ý

Vì đã rất cân nhắc chọn thời điểm nên mình mới dám đặt vé máy bay đi Tây An :v. Nhưng khổ cái là dự định thay đổi, vì bản thân mình chuyển hướng đi nhiều địa điểm khác, nên vé đã đặt phải thay đổi theo. Thế là đáng lẽ mình đi tuần đầu tháng 11 nhưng rồi lại bị lùi lại 1 tuần, nên nói chung lúc đi thấy cảnh sắc ko được như ý muốn cho lắm. Thôi thì âu cũng là số trời. Được cái là mình vẫn săn được vé máy bay giá rẻ.

Tham khảo kinh nghiệm đặt vé máy bay giá rẻ đi Tây An

Ban đầu thì đi transit ở Kuala Lumpur nhưng sau đó mình lại đi transit ở  Nam Ninh vì kiếm đc vé siêu rẻ cách đó có 2 tuần ah :v. Nhìn chung thôi các bạn cứ đọc kinh nghiệm của mình để săn vé đi Tây An nhé. Áp dụng để săn vé đi Trung Quốc Ok đó.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Du lịch Tây An Trung Quốc buổi đêm

Đi lại, di chuyển ở thành phố Tây An cũng không khó

Nói thật trong các thành phố thì giao thông ở đây khá dễ chịu nha! Mình sẽ kễ lại chi tiết từ sân bay, bến tàu cho đến các cách di chuyển bằng xe bus, tàu điện ngầm… ở Tây An.

Đi từ sân bay về trung tâm thành phố

Từ Nam Ninh đến Tây An cũng ko có quá xa xôi, nhưng từ Hà Nội đi sang Nam Ninh là mất 8 tiếng lận T.T.  Thế là từ 6h sáng đến 8-9h tối mình mới bay đến Tây An. Ôi mẹ ơi!

Đi từ sân bay về trung tâm thì có rất nhiều option khác nhau nhé.

Đi bằng xe bus về trung tâm

Mình thì mình tiết kiệm tiền nên chọn option này. Với quan trọng là do mình đến Tây An vào tối lúc vẫn còn xe bus nữa nên đỡ tốn được bao tiền chọn đi bằng taxi. 1 điều thứ 2 mình hơi sợ nữa là do taxi ở Trung Quốc dễ bị lừa đảo nếu đi 1 mình (mình đã từng bị lừa mất 1 mớ tiền lẻ khi đi Taxi ở Hàng Châu), nên lựa chọn 1 mình an toàn vẫn là đi xe bus.

Lúc 9h thì sân bay Tây An khi mình đến nơi thì vẫn rất là đông nên các bạn cứ yên tâm. Chuyến xe bus đi từ sân bay về trung tâm Tây An (ở đây của mình là nhà ga cũ của Tây An) thì kéo dài rất muộn: từ 7 h sáng đến tận 2 h sáng hôm sau cơ mà! Nên cứ yên tâm nhé. Bạn nào buổi sáng đến sớm thì cố chờ xe này, 7h là có rồi!

Giá vé xe bus đi Tây An dịp mình đi là 25 tệ. 20-30 phút là có 1 chuyến. Nhìn chung là cũng rất dễ tìm được chỗ mua vé, đi từ khu Arrival Hall ở sân bay ra  1 cái là thấy chỗ bán vé ngay gần cửa ra luôn á.

Vị trí của nó thì là nằm ở tầng 1, ở Terminal 2, gần cửa ra. Các bạn chú ý để tìm được chỗ mua vé thì nên xác định mình bay máy bay đến terminal mấy nha.  Như mình tìm hiểu được thì ở Terminal 2 có rất nhiều hãng bay phổ biến:

– JoyAir– China Eastern Airlines– Air China– Hainan Airlines– Capital Airlines– Shenzhen Airlines– Lucky Air– Tianjin Airlines– China West Air– Kunming Airlines– Shandong Airlines– China Airlines– China Postal Airlines– Fuzhou Airlines– Urumqi Air
– Air Asia

Ngoài tuyến xe bus đi về Xi’an Railway Station, còn có nhiều tuyến xe bus về các địa điểm khác trong trung tâm Tây An như Bell Tower (chạy đến 11h đêm), West Bus Station (chạy đến 2 h sáng hôm sau), Xi’an north railway station (đến 9h30)… Nói chung là các bạn nếu về Trung Tâm thì cứ về Xi’an Railway station rồi sau đi taxi về các điểm kia cho nó ok nhất ấy, lại nhiều chặng, nhanh và đến tận 2h sáng hôm sau nữa.

Xe sẽ đi trong vòng 1h 10 phút.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Xe bus từ sân bay đến trung tâm Xi’an

Đi taxi về trung tâm thành phố Tây An

Trong trường hợp bạn không đi 1 mình giống mình mà đi cùng 1 nhóm đông thì nên cân nhắc đi taxi nhé.

Giá taxi là 120-130 tệ. Các bạn cứ mặc cả cho  đến mức giá này là ok nhé. Nhưng nói thật là mình ko có mấy thiện cảm với taxi sân bay ở TQ, toàn bọn chặt chém, mọi người nhớ để ý lúc bọn nó trả tiền thừa nhé, nó hay ăn bớt, trả cho mình 1 nắm để mình ko chú ý mà lấy thiếu đó. Tốt nhất nên xài tiền lẻ, nó bảo bao nhiêu trả đúng bấy nhiêu!

Đi lại trong Tây An- Metro hay xe bus đây?

Thật ra là nên đi cả 2 phương tiện này nha các bạn.

Đi Xe bus ở Tây An

Giá vé: 2 tệ (cho loại có điều hòa). 1 tệ cho loại ko điều hòa. Nhưng nói chung trả 2 tệ vì mình chưa thấy loại ko có điều hòa, chắc là nó ko phổ biến ở Trung Tâm.

Nên đi cho tuyến đường nào?

Mình thấy xe bus ở Tây An nên sử dụng cho các tuyến đường dài, đi các điểm như Binh Mã Dũng, Hoa Thanh Trì, Hoa Sơn…

Các chuyến trong nội đô Tây An: kiểu đi tường thành, đi Tháp Chuông, Tháp Trống… thì cũng ok nhưng ko phải là phương tiện ok nhất do giờ giấc, tắc đường ảnh hưởng.

Điểm bất lợi khi đi xe bus Tây An

Đó là nó ko có tiếng Anh :v. Nên bạn sẽ cần phải sử dụng Google Map và GPS để check kĩ các địa điểm nhé.

Đi metro ở Tây An

Xi’an là một thành phố lớn ở vùng Đông Bắc Trung Quốc nên yên tâm là nó có… Metro nha các bạn. :v

Trải nghiệm Metro ở Tây An của mình thật ra ko quá nhiều, nhưng tựu chung lại thấy cũng ko có gì khó.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Metro Tây An- có song ngữ nhé các bạn

Giá vé: 2 tệ/ chuyến gần. 3-4 tệ/ chuyến xa tầm 10-15km :v.

Nên đi tuyến metro nào?

Metro Tây An có 5 tuyến nhưng mình thì chỉ đi Line 2- đây cũng là line đi qua nhiều địa điểm tham quan đặc sắc ở Tây An.

Metro chỉ nên đi chuyến trong nội thành Tây An, vì nó rẻ + nhanh + vì các địa điểm tham quan trên dọc quãng đường này.

Metro có tiếng Anh không?

Có nha các bạn. Metro Tây An khá là hiện đại nha, nên nó sẽ có song ngữ các bạn ơi.  Các bạn yên tâm khi đi metro ở Tây An nhé.

Nhà nghỉ Tây An- tứ hợp viện vang bóng 1 thời

Xi’an là một thành phố cổ, thậm chí còn là cố đô cũ của mấy cái vương triều to to trong lịch sử Trung Quốc, trước khi Bắc Kinh được chọn làm thủ đô từ lâu lẩu lầu lâu rồi, thế nên những con phố nhỏ hẹp, những căn nhà thấp thấp cổ cổ với tường đá, gỗ hoặc kết hợp cả 2 chính là đặc sản của Xi’an. Thế nên đến Xi’an, mình phải chọn luôn 1 cái khách sạn trông cổ kính ở đây để ở :3, và trải nghiệm cái gọi là… Tứ Hợp Viện ở đất Tây An đô thành này.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

cổng vào trong khu tứ hợp viện ở Tây An

Ở 1 cái nhà tứ hợp viện thì khá là thích đi, khi mà nó khá đẹp, rộng rãi với nhiều phòng, có nhiều ngăn, nhiều tường, có nhiều bàn uống trà, thậm chí cả có trang trí cả.., tượng Binh mã dũng như cái chỗ mình đã chọn để ở, nhưng có 1 số điểm khiến nó trở nên hơi khó chịu… đó là bắt mình phải đi bộ xa thiệt xa để đến ga tàu, bến xe bus – cũng phải cỡ 800-900m hoặc thậm chí 1km thế nên nếu bạn nào mà thực sự muốn trải nghiệm như mình thì nên cân nhắc, còn ko thì cứ… quên đi=))), tìm hotel hoặc hostel nào ở gần metro hoặc bus stop thôi.

Sau khi vần vũ 1 hồi thì mình quyết định là 1 số khu rất thích hợp để vừa đi lại các nơi khác thuận tiện và vừa khám phá cái hay nhất ở Xi’an mà không phải đi lại quá nhiều:

Khách sạn ở khu Xi’an Railway Station:

Thật ra cái khu chỗ nhà nghỉ của mình là khu tiện nhất vì tập trung toàn bộ đầu mối giao thông đi lại của toàn thành phố:

  • Bus đi ra sân bay, bus đi các nơi, trong đó có Binh mã Dũng
  • Ga tàu đi các thành phố xung quanh
  • Ga metro thì gần xịch
  • Điểm trung chuyển của hàng chục, trăm tuyến xe bus dày đặc đến hoa cả mắt.

Phải nói thêm là đây là cái nhà ga cũ, ko phải nhà ga mới Xi’an North railway station đâu nha.

Theo gợi ý của mình thì nếu bạn ngại di chuyển xa thì tìm các khu nhà nghỉ trong 7 cái con hẻm nhỏ gần đấy : 1-> 7th sages. Nhà nghỉ của mình ở cái hẻm số 7- xa nhất và hẻo nhất :(. Xian 7 Sages Youth Hostel International:  đây là chỗ mình chọn để nghỉ chân trong 2 ngày ở Xi’an, ngắn ngủi nhưng đủ dùng 🙂 và 1/2 ngày khi quá giang chỗ này để đi Lạc Dương. Xét về căn nhà và phục vụ thì mình thấy perfect : giường chiếu, chỗ wc, nói chung mọi thứ tiện nghi đều rất ok, căn nhà rất xinh xắn mà mình quá ngu để mà kịp chụp ảnh lưu lại từng góc của nó :(.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

tượng binh mã dũng trong hostel ở Tây An

Nhưng điểm trừ duy nhất chính là để đi đến chỗ nhà ga hay những chỗ khác thì đi lại quá xa xôi. Metro cũng cách dến 900m cơ mà huhu. Nhưng thôi vẫn vote cho nó nhé. Giá thì quá là rẻ cho trải nghiệm và 1 đứa đi du lịch 1 mình như mình: 140k/đêm vào mùa du lịch từ tháng 3-> 10 và 100k/đêm vào mùa bt, ko phải mùa cao điểm du lịch. Và vào dịp tuần lễ Vàng hay mùa lễ hội thì phải 280k/đêm cơ đấy.

Nhà nghỉ Tây An ở Khu tháp chuông, phố người Hồi: 

Khu này chính là khu trung tâm, náo nhiệt nhất ở Tây An các bạn ạ. Đây là nơi mà 1 bước đi ra là 1 cái gì đó cổ + mùi thức ăn bay vô mũi, nghĩ mà thèm. Những ngôi nhà ở đây cũng cổ hơn, nhiều hostel rất đẹp, mà đẹp nhất là kiểu hostel có căn gác ở trên, ban công ngó xuống đường nhìn vừa cổ điển lại vừa hay ho.

1 số hostel đẹp lung linh ngắm trường thành và đường phố cổ kính

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Nhà nghỉ cổ kính ở Tây An

1 số điều cần lưu ý khi đặt khách sạn ở Tây An

Dù bạn chọn khách sạn ở đâu, hostel hay là homestay, dorm hay phòng riêng thì chú ý 1 số điều sau:

  • Luôn luôn chọn khách sạn có đông du khách ở, thể hiện ở số lượng Review
  • Khách sạn tốt thường có rating từ 8.0 trở lên, dưới mức đó thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh.
  • Chọn khách sạn phải có SĐT, nếu không có thì lúc bạn đi tìm sẽ không thể gọi điện cho họ hỏi được, vậy rất nguy hiểm vì có khả năng ko tìm được khách sạn.
  • Nên chọn chỗ nào mà đi lại thuận tiện bằng phương tiện công cộng, chứ vác hành lí 1-2km thì khá là xa đó các bạn.

Khám phá 1 Tây An đáng yêu trong 48 tiếng

Thật ra Tây An rất rộng, rất nhiều chỗ để ngắm nghía, thăm thú và quả thực xứng danh là đất kinh kì hồi xưa của rất nhiều thời đại ở Trung Quốc. Tuy nhiên vì mình cũng không có nhiều thời gian ở Tây An nên mình chỉ chọn lựa 1 số địa điểm để đi thôi. 48 tiếng ở Tây An thì lịch trình của mình gói gọn trong những địa điểm dưới đây nhé. Mình còn rất nhiều điểm hay ho chưa đi nên khi nào tiện đi Tân Cương sẽ ghé qua Tây An thêm 1 lần nữa.

Binh Mã Dũng- thăm mộ của Tần Thuỷ Hoàng

Thời gian tham quan: 1/2 ngày (tính cả đi lại nữa).

Chi phí: 120 tệ

Xếp hạng: 4.5 sao/5 (1 hầm mộ quá đông, chen bẹp ruột)

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

1 binh đoàn bộ binh trong bảo tàng Binh Mã Dũng- khu 2

Mình đã có 1 bài chia sẻ riêng rất chi tiết về địa điểm “thần thánh”, gợi cảm hứng cho rất nhiều bộ phim “xuyên không” hay phim về đề tài kì bí của Hollywood này rồi. Đây gần như là 1 địa điểm “phải đi” nếu mà bạn tới Tây An, vì không đi thì cực kì phí.

Tất tật kinh nghiệm đi Binh Mã Dũng ở đây nha

Nhớ chú ý đặt vé trước khi đến, vừa giảm tiền lại vừa đỡ đông nhé.

Tháp Chuông và Tháp Trống Tây An: Buổi biểu diễn đáng nhớ

2 cái tháp này khá gần nhau và thường được gọi là 2 tòa nhà “chị em”. Lịch sử thì 2 tòa tháp đều được xây từ thời nhà Đường, mục đích đánh dấu đây là khu vực trung tâm của cả kinh thành Trường An cũ, từ đó mở ra các khu vực khác ở bốn phương tám hướng xung quanh.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

View từ tháp Chuông Tây An

Cả 2 tòa tháp còn đều giữ vai trò “thông báo” khi có nguy hiểm hay vấn đề đặc biệt phát sinh. Thật ra thì đến đây mục đích chính của mình là :

  • Thấy cái trống đồng Đông Sơn bị bọn Tàu nó rẻ rúng trong góc của bảo tàng của Tháp Trống
  • Xem buổi biểu diễn ở tháp Trống.
  • Ngắm toàn bộ quảng trường từ tháp Chuông.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

tháp Trống Tây An và hàng trống đỏ

Nói chung mọi mục tiêu để phục vụ cho buổi biểu diễn nhạc cung đình có bộ nhạc cụ từ thời Hán hay Tần xa xưa gì đó ấy :3.

Lúc mình đến tháp Trống để xem biểu diễn thì nó hết xừ mất buổi showtime nên đành phải chờ thêm 30 phút nữa. Các bạn nhớ check thời gian biểu để đi xem, buổi  biểu diễn khá đặc sắc nha:

  • Sáng: 9, 10, 11h
  • Chiều: 2h30, 3h30, 4h30

Giá vé: 50 tệ cho cả 2. 30 tệ/ 1 tháp. Bạn nào ko muốn đi Tháp Chuông vì ko có gì mấy thì chỉ cần đi Tháp Trống thôi cho tiết kiệm.

Thời gian tham quan: 1.5 tiếng cho cả 2 Tháp

Xếp hạng: 3.75/5 sao (vì thực chất 2 tháp này chạ có gì để ngắm).

Trường thành thành cổ Tây An: cuộc dạo chơi lúc hoàng hôn.

Hôm đầu tiên mình đến Xi’an, quả thực thời tiết rất là lởm đời nha, nên đến khúc cuối ngày khi trời không mưa, có tí nắng hửng lên, mình đã mừng đến rớt nước mắt (vì cả ngày mưa phải mặc áo mưa nhớt nhát kinh). Hoàng hôn như kiểu phần thưởng cho chuỗi thời gian khổ hạnh của mình vậy.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Hoàng Hôn trên trường thành Tây An

Vì quá hứng trí nên thay vì thuê xe đạp để dạo quanh cái tường thành Trường An, mình đã…. đi bộ :(. Lúc đầu thì trải nghiệm này có vẻ hay ho, vì đi bộ xong dừng lại có thể quay, ngắm rất nhiều cảnh thành phố Tây An từ trên tường thành, nhưng sau đó 1 lúc thì… không chịu nổi vì đau chân. Bạn nào mà không quen đi bộ thì hãy liệu liệu mà chuẩn bị thuê xe đạp để đi khắp tường thành Trường An nhé.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Đi xe đạp dọc trường thành Tây An

Nhân thể nói luôn,  cái tường thành này cao 11-12km và bao quanh 1 khu vực siêu rộng: 7 ha gì đó, và tổng quãng đường bạn cần đi để đi hết 1 vòng cái tường thành là 13-14km đó nhé.

Chọn cổng nào để đi lên

Thực tế là cái tường thành thì mấy đoạn trên đó nó sẽ nhìn rất giống nhau, cũng mấy cái nhà, tháp, chòi canh, rồi gạch đá lát nền không khác gì nhau, nên điểm khác duy nhất chính là cảnh sắc xung quanh và các hoạt động diễn ra. Vì vậy mà bản thân mình chọn cái cổng đi lên đẹp và gần khu tháp Chuông- cổng Yongning.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

View nhìn từ tường thành Tây An

Cổng này có cái lơi nữa là có biểu diễn Miễn Phí – kiểu duyệt binh của binh lính thời xa xưa. Buổi biểu diễn ra có khung giờ ntn: 10h, 11h, 2h chiều, 3h, 5h chiều.

Giá vé: 54 tệ

Giá thuê xe đạp: 45 tệ/ 3 tiếng- đủ để đạp 1 vòng

Chọn thời điểm đẹp để ngắm trường thành Tây An

Thời điểm đẹp nhất để ngắm trường thành Tây An chính là 1 tiếng kể từ khi mặt trời rực đỏ sắp lặn cho đến 30-40 phút sau khi mặt trời lặn hẳn. Lúc này, chân trời màu sắc đẹp nhất, chụp ảnh ngược sáng cực đẹp. Ngoài ra, vì là tối trời nên trên trường thành bật sáng lung linh, lại chẳng có bóng người nên lại càng đẹp hơn.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Trường Thành Tây An vào buổi tối

Tháp Đại Nhạn và câu chuyện Tây Du Ký

Đây là ngọn tháp nổi tiếng gắn liền với con đường mang kinh Phật từ Ấn Độ về Trung Quốc và 1 vị đại sư nổi tiếng- Đường Huyền Trang.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Huyền Trang đại sư và tháp Đại Nhạn Tây An

Đường Huyền Trang hay còn gọi là “Đường Tăng” chính là đại sư huyền thoại nổi tiếng trong bộ phim Tây Du Ký mà chúng mình vẫn xem từ hồi bé tí tới giờ đó các bạn.

Huhu, đến thăm Tháp Đại Nhạn, xem bức phù điêu của đại sư và chiêm ngưỡng bức tượng của người khiến mình xúc động dạt dào. Chợt nhớ đến bộ tiểu thuyết Đức Phật và Nàng và câu chuyện tình đẫm nước mắt của vị đại sư khác mà tự nhiên thấy buồn buồn ghê.

Ngọn tháp này thì thật ra cũng không có gì đặc sắc ngoài việc nó đã được xây và có tuổi thọ hơn cả nghìn năm rồi! Sợ chưa. Mình thấy chỗ này khá hay vì mỗi khi có gió, chuông từ các tầng của tháp lại ngân nga lên, nghe vừa giống kiểu thanh lọc tâm hồn vậy.

Các bạn ghé qua đây nhé, xung quanh tháp là khu vườn khá đẹp, cây lá xanh tươi, chụp ảnh mùa thu hay xuân đều đẹp đó.

Thời gian thăm thú: 30 phút- 1 tiếng

Vé tham quan: 50 tệ

Rating: 3.5/5 (không có gì mấy)

Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây và công cuộc xếp hàng mua vé gian nan

Tầm trưa trưa khi đã ăn uống xong xuôi, mình đi 1 quãng đường dài đổi chuyến 2 lần mới đến được bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Ở đây mỗi ngày chỉ có khoảng 6000 vé mỗi ngày free thôi nên mình cũng muốn thử “vận may” xem thế nào :v.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Xếp hàng mua vé ở bảo tàng Thiểm Tây

Nhưng mà thật kinh khủng :O/ Lúc mình đến là 11-12h trưa thì đến đó đã hết sạch vé Free rồi :v, nhưng dòng người xếp hàng mua vé phải nói cực điểm đông! Cuối cùng mình chỉ xếp hàng vào mua vé không”free”, :v trái ngược với đám đông kia là lèo tèo mấy người nước ngoài đang đứng.

Giá vé: 30 tệ. (sau khi biết giá vé, mình tự hỏi là giá rẻ ntn thì tội gì mà phải xếp hàng lấy vé free cơ chứ… Haizz

Thời gian tham quan: 1 tiếng

Rating: 3/5. Thật ra bảo tàng có nhiều thứ cũng bình thường, so với nhiều báu vật đã nhìn thấy ở bảo tàng cố cung ở Đài Bắc thì thật sự không bằng nhé!

Con đường thơ văn Shuyuanmen và những bức tranh cổ

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

con phố văn thơ ở Tây An

Đây là nơi mình không ngờ nhất! Thật ra con đường này là một phố đi bộ nổi tiếng ở Tây An về bán đồ văn phòng tứ bảo. Nó không đặc biệt đông vui như nhiều con phố bán ẩm thực ở Trung Quốc nhưng nó lại có nhiều điều hay ho đặc biệt:

  • có rất nhiều bác họa sĩ thư pháp bán tranh, họ còn thi nhau bình thơ, bình họa ở đường này
  • Có nhiều ngôi nhà cổ xinh đẹp
  • Có 1 học đường cổ gần đó, xưa kia là nơi học chữ Nho của quan lại xa xưa.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

học đường ở Tây An

Ấn tượng của mình với nơi này chính là cái nếp “văn hoa” của những con người chỉ “bán hàng rong” ở đây, nó khác hẳn không khí sôi động dầu mỡ, ngọt ngấy của phố ẩm thực nhé.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

tranh thư pháp bán đầy phố Tây An

Mình thực sự có cảm giác như 1 vị hoa hoa công tử :v, đang đi lượn phố tìm cảm hứng thi từ ca phú, thỉnh thoảng ngó ra ngoài tìm vài ba bức tranh và thư pháp để về nhà treo. Bạn nào thích thư pháp thì ko nên bỏ qua chỗ này.

Đây là địa điểm đẹp để cosplay đồ cổ trang thời Đường, Tần, Hán. Các bạn nếu muốn cosplay thì đến đây nha, vừa có cơ hội chiêm ngưỡng sự “văn hoa” và văn hóa Nho học của Trung Quốc, mà biết đâu lại có thể xuyên không :v.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Những căn nhà cổ ở Tây An

Phố Hồi Giáo- thánh địa ẩm thực vạn người mê

Trường An khi xưa là đô thị “quốc tế hoá” nhất Trung Quốc và cả châu Á một thời, nên không chỉ có người Trung Quốc sống ở đây mà còn có dân cư đến từ các nước lân cận, trong đó có nhiều người Hồi Giáo (mình nghĩ là từ Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập thời xưa hoặc các nước kiểu Lâu Lan, của tộc người Duy Ngô Nhĩ, Hồi Cương…). Họ sinh sống và lập thành phường buôn bán, mà nay gọi là phố Hồi Giáo.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Phố hồi giáo- phố ẩm thực của Tây An

Chính vì vậy, họ đã mang theo ẩm thực của người Hồi Giáo đến Trường An, khiến cho miền đất kinh kì xưa kia trở thành nơi giao thoa văn hóa Đông Tây đặc sắc.

Mình nghe 1 người quen của bạn kể về cái phố ẩm thực này, lại nhớ đến kí ức 1 thời rong ruổi khắp phố ẩm thực Cẩm Lý ở Tứ Xuyên nên theo tiếng gọi của cái bụng mà đến đây thôi! Từ trường thành đến nơi này cũng rất nhanh chóng và dễ tìm thôi.

Đến rồi thì thật sự choáng ngợp, 1 nơi huyên náo, đông đúc và sực mùi đồ ăn và gia vị Hồi Giáo. Kể ra chắc ngập mặt luôn 1 phố toàn đồ ăn:

  • Thịt dê, cừu xiên nướng

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Thịt dê nướng- 10-15 tệ/ xiên

  • Cơm tay cầm (thịt dê nấu cùng cơm)
  • Bánh mì kẹp thịt (hay còn gọi là burger kiểu Tây An)

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Bánh mì Kẹp Thịt Tây An

  • Bánh mì Naan dày và to hơn ở bên Ấn Độ.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Bánh mì Naan

  • Nước ép hạt lựu ngon tươi ngọt lịm và hấp dẫn

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

nước lựu ép Tây An- đặc sản vào mùa mình đi du lịch

  • Đậu phụ thối rán chiên, sốt nọ kia
  • Các quán mì- rất nhiều loại mì, trong đó có mì lạnh trộn (nhìn khá giống đồ Hàn), mì biang biang đặc sản của Tây An nữa

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

Giá 1 tô mì rất rẻ, tầm 10 tệ

  • Các loại thịt khô gác bếp hay xông khói gì đó
  • Những loại bánh ngọt kiểu người Hồi (thấy giống cái được bán ở Ấn và ở Malaysia, Indonesia mình từng thấy)
  • Khoai tây con chì chiên và được trộn cùng loại gia vị người Hồi rất đặc trưng (mình được biết là đậm mùi thì là Ai Cập)

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

khoai tây chiên tẩm gia vị

  • “kem que” gạo nếp mật ong: gạo nếp nấu và đúc thành miếng to hình trụ, ăn thì xắt ra thành miếng nhỏ, cắm quê tre vào nhìn qua trông như kem luôn.

mộng vàng tây an: ăn chơi 2 ngày ở tây an cũng là không đủ!

bánh gạo mật ong hình que kem

  • Vịt quay kiểu Hồi Giáo
  • 1 số món trộn nhìn rất thích mắt, đủ nguyên liệu luôn.

Và rất rất nhiều món nữa. 1 phần ăn có giá từ 10-> 30-40 tệ, nói chung đi đông ăn nhiều thì lợi chứ ăn ít như mình thì chỉ 1 cái bánh mì kẹp thịt 15 tệ, 1 xiên 10 tệ là đủ no :v. Thêm 1 cốc nước lựu 10 tệ là vừa tiền. (hơi nhiều ấy chứ).

1 số địa điểm khác ở Tây An mình rất muốn đi mà chưa được đi

Vì chỉ có 48 giờ ở đây thôi nên thật sự mình đã bỏ lỡ quá nhiều thứ hay ho mà đáng ra nên đi ở Tây An:

  • Hoa Sơn: danh trấn thiên hạ đây :3, ngọn núi nổi tiếng trong Ngũ Nhạc kiếm phái, vùng đất vang danh của Lệnh Hồ Xung đại ca nữa… Huhu thật sự mình rất thích leo ngọn núi này vì nó nổi tiếng có con đường đi rùng rợn, phải bám vào bậc thang dây trên vách đá cơ!
  • Hoa Thanh Trì: suối nước nóng Hoa Thanh, cung điện minh chứng tình yêu của Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng. Nói chung mình hơi “buồn nôn” với thể loại tình yêu này, gì mà loạn luân cha chồng và con dâu, thế mà được ca ngợi nọ chai. Nhưng sự thật thì mình đã đi qua và không vào :v. Vì trời mưa và 1 phần là do mình nhìn thấy phải… leo núi và đi cáp treo nữa. Nói chung chỗ này nhìn là thấy đẹp, cảnh sắc mùa thu trông rất đẹp, nhưng phải đi vào ngày nắng nhá các bạn, mưa nguy hiểm lắm.
  • Hán Dương Lăng: Lăng mộ tùy táng của Hán Cảnh Đế và Vương hoàng hậu (dịch tiếng Anh ra :v), nhìn ảnh rất rùng rợn, rất đáng xem, không khác gì lăng Tần Thủy Hoàng. Tây An cũng là kinh đô của thời nhà Hán, bạn nào đã từng xem Hán Vũ Đế thì sẽ biết được ông Lưu Kỳ- Hán Cảnh Đế, chính là cha của Hán Vũ Đế và đây là lăng mộ của ông này. Nhìn chung là nên xem, rất nên xem.
  • Cây dẻ quạt nghìn tuổi ở Chùa Quan Âm, làng Luohandong, ngoại ô Tây An. Tương truyền cây này được trồng bởi Đường Thái Tông Lý Thế Dân (chồng trước của Võ Tắc Thiên, cha của Lý Trị- chồng sau của Võ Hoàng)- anh hùng thời Tùy Đường 1 dạo. Bạn nào chăm đọc truyện và xem phim sẽ biết đến Lý Thế Dân. Nhưng mình thì thích mê cái cảnh hoa rụng dày cả 1 mảnh sân chùa, đẹp và thanh tịnh quá. Nghe tây đồn là cứ đi xe 916 đến bến Nanshicun, sau đó đi bộ tiếp độ 1 km nữa đến Sanchakou rồi sẽ thấy ngôi chùa quan âm.

Từ Tây An đến những thành phố khác

Tây An là cửa ngõ quốc tế và còn là cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc nên là từ thành phố này có thể đi rất nhiều nơi:

Đi con đường tơ lụa, theo dấu chân các nhà buôn Trung Đông từ Trường An xưa trở về nước.

  • Tân Cương: mình có thể đi tàu cao tốc đến Urumqi nhưng phải đổi chuyến ở Lan Châu và Tây Ninh.
  • Tây Ninh: vùng đất thần tiên có núi đồi xanh biếc vào mùa xuân, hè, óng ả vàng của cây phong màu thu và trắng xóa tuyết trên đỉnh nủi cao.
  • Đôn Hoàng, Tửu Tuyền, Yemen, Gia Dục Quan…- những thành chấn xa xưa thuộc về con đường Tơ Lụa.
  • Trương Dịch Đan Hà– địa mạo độc đáo với những dãy núi cầu vồng bẩy sắc rực rỡ dưới ánh nắng.

Đi theo những chuyến tàu cao tốc

  • Lạc Dương : thành phố này cách Tây An rất gần luôn! Đi tàu cao tốc chỉ mất có 1-2 tiếng thôi.
  • Bắc Kinh: thủ đô của Trung Quốc, thành phố hàng nghìn năm lịch sử. Từ Xi’an đi Beijing là mất 4h tiếng nếu đi tàu cao tốc thôi nha mọi người.
  • Thượng Hải: nằm trong tam giác vàng du lịch Trung Quốc, kết nối với vùng Chiết Giang phồn hoa. Đi từ Tây An nhanh nhất mất có hơn 5 tiếng thôi cơ! :O kinh khủng chưa.

1 vài chút đôi dòng về Tây An

Tây An với mình vẫn là gắn với con đường tơ lụa nổi tiếng, và nhà Tần, nhà Hán- 2 triều đại đầu của 1 nhà nước Trung Hoa thống nhất. Vì có biết chút ít về Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Hán Cao Tổ Lưu Bang (qua tiểu thuyết và phim) nên mình có sự tò mò 1 phần với Tây An. Nhưng đến nơi thì thật ra nó không như mình kì vọng cho lắm :v. Thế nhưng đấy lại là điều làm mình muốn khám phá nó nhiều hơn.

Rất tiếc là mình ở Tây An trong thời gian quá ngắn ngủi và hạn hẹp nên cái cảm nhận về thành phố này vẫn chưa sâu sắc gì. Thôi thì đợi lần sau đi tiếp :v.

Các bạn đọc thêm về các thành phố, nơi chốn khác của Trung Quốc ở đây nhé:

Đôn Hoàng- dấu chân trên con đường tơ lụa

Tô Châu- Hàng Châu vào mùa hoa đào tháng 3

Ô Trấn- trấn cổ xinh đẹp ngàn năm tuổi

Phượng Hoàng Cổ Trấn- và những sự vỡ mộng

Đăng bởi: Như Bùi

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก