Trung Quốc

Người Hán - Trung Quốc

Người Hán là dân tộc lớn nhất Trung Quốc, 91,59% được phân loại là dân tộc Hán (~1,2 tỷ người). Bên cạnh người Hán, 55 dân tộc khác được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận là dân tộc, hầu hết các dân tộc này tập trung tại khu vực tây bắc, bắc, đông bắc, nam và tây nam nhưng cũng có …

Người Hán là dân tộc lớn nhất Trung Quốc, 91,59% được phân loại là dân tộc Hán (~1,2 tỷ người). Bên cạnh người Hán, 55 dân tộc khác được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận là dân tộc, hầu hết các dân tộc này tập trung tại khu vực tây bắc, bắc, đông bắc, nam và tây nam nhưng cũng có một số sinh sống trên khắp đất nước. Trong số 55 dân tộc thiểu số này, dân tộc Hồi và dân tộc Mãn hiện chỉ dùng tiếng Hán.

Người Hán là một dân tộc bản địa của mảnh đất này và là dân tộc đông dân nhất trên thế giới. Người Hán chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và khoảng 19% dân số thế giới. Có một sự đa dạng lớn về xã hội, ngôn ngữ, di truyền, văn hóa lớn giữa các phân nhóm dân tộc, chủ yếu là do hàng ngàn năm đồng hóa địa phương hóa của các dân tộc và bộ lạc ở đây. Người Hán là tập hợp phân bộ của dân tộc Trung Hoa (Trung Hoa dân tộc). Một tên khác mà nhiều người vùng này sử dụng để gọi chính họ là “Con cháu của rồng”. Người Hán thường được biểu tượng hóa theo truyền thống bằng màu đỏ.

người hán - trung quốc

Tên gọi “Hán” xuất phát từ nhà Hán, một triều đại kế tiếp của nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn và đã thống nhất Trung Quốc. Chính trong thời kỳ nhà Tần và nhà Hán thì các bộ lạc của Trung Hoa đã bắt đầu cảm thấy rằng họ thuộc về cùng một nhóm dân tộc, so sánh với các dân tộc khác xung quanh họ. Ngoài ra, nhà Hán đã được xem là đỉnh điểm của nền văn minh Trung Hoa, có khả năng mở rộng sức mạnh và ảnh hưởng đến Trung Á và Đông Bắc Á và có thể so sánh ngang hàng với Đế quốc La Mã về dân số và lãnh thổ.

Trong một số người Hán ở phương Nam, một thuật ngữ khác tồn tại trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Quảng Đông và tiếng Hẹ và tiếng Mân Nam, thì thuật ngữ “Đường nhân” (có nghĩa là “người Đường”), tiếng Việt trước đây ở Nam bộ gọi người gốc Hoa là chú “Thoòng”. Thuật ngữ này xuất phát từ một triều đại khác của Trung Quốc là nhà Đường vốn xem là một đỉnh cao văn minh khác của nền văn minh Trung Hoa. Thuật ngữ này vẫn còn tồn tại trong một số tên gọi mà người Hán dùng để đặt cho phố Tàu  “Phố của người Đường”.

Một thuật ngữ khác thường được dùng bởi Hoa kiều hải ngoại là “Hoa nhân” , xuất phát từ “Trung Hoa” , một tên chữ của nơi này. Thuật ngữ Hán thì thường được người Hán ở Trung Hoa Đại lục và người gốc Hán ở nước ngoài sử dụng để chỉ những gì thuộc về văn hóa và dân tộc của mình.

1.2 tỷ người Hán sống ở Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chiếm 92% tống dân số. Tại nước này, người Hán cũng là dân tộc chiếm đa số tại các tỉnh, khu tự trị, ngoại trừ tại khu tự trị Tân Cương (chỉ 41% năm 2000) và Tây Tạng (6% năm 2000) 95% dân Hồng Công là người hán, 96% tại Macao.

người hán - trung quốc

22 triệu người Hán tại Đài Loan. Người Hán bắt đầu di cư ra Đài Loan từ thế kỷ 17. Lúc đầu, các di dân này chọn sống tại các vùng vốn đã có người cùng quê. Di dân gốc Hán Hoklo vốn từ Quảng Châu định cư tại vùng ven biển, trong khi di dân từ Zangzhou thì sống vùng đồng bằng sâu trong lòng đảo, người Hán Hakka thì định cư ở vùng đồi núi. Mâu thuẫn tranh dành của những nhóm người này xung quanh sở hữu đất, nước và khác biệt về văn hóa dẫn tới việc tái định cư một số cộng đồng, và theo thời gian hôn phối và đồng hóa diễn ra. Nghiên cứu gần đây chỉ ra dân Đài loan đa số có dòng máu pha trộn người Hán và người bản địa.

Có khoảng 40 triệu Hoa kiều khắp nơi trên thế giới. Trong đó gần 30 triệu sống tại Đông Nam Á. Tỷ lệ Người Hán trên dân số như sau: Singapore 74%. Christmas Island 70%. Malaysia (25%), Thailand (14%), Indonesia, và The Philippines. Có 3 triệu người gốc mảnh đất này sống tại Mỹ, chiếm 1% dân số, hơn 1 triệu tại Canada (3.7%), 1.3 triệu tại Peru (4.3%), hơn 600,000 tại Úc (3.5%), gần 150,000 tại New Zealand (3.7%) và khoảng 750,000 tại Châu Phi.

Nguồn : Wikipedia.

Đăng bởi: Thị Hồng Nhung Ngô

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก