Tây An Trung Quốc

Cung điện Đại Minh Tây An - Hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử Trung Quốc

Hoàng cung xa xỉ và rộng lớn nhất thế giới không phải là Cố cung, không phải Cung điện Louvre của Hoàng gia Pháp, cũng không phải Cung điện Buckingham của Vương thất Anh, mà chính là Đại Minh cung tọa lạc ở Tây An, Trung Quốc.

Đại Minh cung không phải thuộc về thời nhà Minh, mà là thời Đường, là tòa cung điện có quy mô lớn nhất trong số ba toà cung điện chủ yếu trong thành Trường An Đường triều (bao gồm Đại Minh cung, Thái Cực cung, Hưng Khánh cung).

Cung điện này còn được gọi là Đông Nội, là quần thể cung điện hoàng gia đời nhà Đường nằm ở phía Đông Bắc của thành Trường An. Đại Minh cung trở thành trung tâm chính trị quốc gia trong suốt 234 năm. 17 vị Hoàng đế Đường triều trong giai đoạn từ Đường Cao Tông đến Võ Tắc Thiên đều xử lý chuyện triều chính tại Hoàng cung này.

khám phá, cung điện đại minh tây an - hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử trung quốc
Vậy Đại Minh cung hoành tráng đến mức nào?   Đại Minh cung được khởi công xây dựng vào năm Trinh Quán thứ 8 (năm 634), dưới đời Hoàng đế Đường Thái Tông. Ban đầu nơi này là một bộ phận vườn thượng uyển của nhà Tùy Đường, sau đó Đường Thái Tông đã xây dựng Cung Vĩnh An cho cha của mình là Lý Uyên. Sau khi Đường Cao Tông kế vị, ông cho rằng Thái Cực cực (nơi ở hiện tại của Hoàng đế), quá ẩm ướt nên đã cho tiến hành một đợt mở rộng Đại Minh cung trên quy mô lớn vào năm Long Sóc thứ 2 (năm 662), đổi tên thành Bồng Lai cung và chuyển vào ở nơi này. Năm 670, cung điện này được đổi tên một lần nữa thành Hàm Nguyên cung trước khi lấy lại tên cũ là Đại Minh cung vào năm 705.
khám phá, cung điện đại minh tây an - hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử trung quốc
Hoàng cung này là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất thế giới, chiếm hơn 354ha, gấp 4,5 lần diện tích của Tử Cấm Thành, tức Cố cung ngày nay, gấp 13 lần diện tích Cung điện Louvre.   Cả khu cung điện có thể được chia làm hai bộ phận: tiền triều và nội đình. Tiền triều được sử dụng chủ yếu cho các buổi triều hội. Nội đình chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cư trú và thưởng lãm. Cửa chính của Cung Đại Minh là Cổng Đan Phượng kết nối với trục đường chính rộng 176m.   Đường trục chính của Đại Minh cung phân bố 3 cung điện lớn: Hàm Nguyên điện, Tuyên Chính điện, Tử Thần điện, hợp thành Tam đại điện.   Bên cạnh hồ Thái Dịch trì có một tòa kiến trúc gọi là Lân Đức điện, là nơi tổ chức quốc yến (bữa tiệc mang tầm cỡ lớn) của Đường triều.
khám phá, cung điện đại minh tây an - hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử trung quốc
Lân Đức điện có diện tích hơn 10.000 mét vuông, tương đương với 6 Thái Hòa điện của Tử Cấm Thành. Theo sử sách ghi chép, Đường Đại Tông đã mời hơn 3.500 tham mưu cùng tướng sĩ đến nơi đây tổ chức yến tiệc, thế mà cũng chưa thể lấp đầy chỗ trống.   Tam đại điện của Đại Minh cung nối liền nhau trên trục chính, phân bố theo kết cấu “trước đường sau phòng”. Kết cấu thiết kế kiến trúc này cũng được các triều tiếp theo như Tống, Nguyên, Minh học tập để xây dựng Hoàng cung. Đơn cử chính là Tử Cấm Thành, 3 điện chính (Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, Bảo Hòa điện) nằm trên một đường thẳng trung tâm nối liền. Cung Đại Minh nằm ở mặt đông bắc của thành Trường An Nhà Đường. Lợi dụng địa hình tự nhiên, Cung Đại Minh được xây dựng như một toàn thành độc lập với Trường An. Hình dạng của Cung Đại Minh gồm 2 phần rõ rệt: phần phía nam có hình chữ nhật, phần phía bắc là hình thang có đáy nam rộng và đáy bắc hẹp. Chiều dài tường thành từ đông sang tây khoảng 1,5 km, từ nam đến bắc khoảng 2,5 km, chu vi 7,6 km, diện tích khoảng 3,11 km2 [10]. Phần tường thành phía nam Cung Đại Minh trùng với phần tường thành phía bắc của thành Trường An.   Cung thành có chín cổng cung (cung môn). Chính giữa mặt nam là Cổng Đan Phượng (Đan Phượng Môn), hai bên là Cổng Vọng Tiên (Vọng Tiên Môn) và Cổng Kiến Phúc (Kiến Phúc Môn). Chính giữa mặt bắc là Cổng Huyền Vũ (Huyền Vũ Môn), hai bên là Cổng Ngân Hán (Ngân Hán Môn) và Cổng Thanh Tiêu (Thanh Tiêu Môn). Mặt đông có cổng Tả Ngân Đài (Tả Ngân Đài Môn). Mặt tây có Cổng Hữu Ngân Đài (Hữu Ngân Đài Môn) và Cổng Cửu Tiên (Cửu Tiên Môn). Trừ Cổng Đan Phượng có năm lối ra vào, các cổng cung khác đều có một lối ra vào. Bên ngoài ba phía đông, tây, bắc của cung thành có tường thành bọc song song bên ngoài (giáp thành), phía bắc của tường thành bên ngoài là Cổng Trọng Huyền (Trọng Huyền Môn) ở ngay đối diện Cổng Huyền Vũ. Hai phía đông và tây của cung thành có cấm quân đồn trú. Cơ quan chỉ huy của cấm quân được bố trí tại khu vực phía bắc, bên trong giáp thành.   Cả khu cung điện có thể được chia làm hai bộ phận: tiền triều và nội đình. Tiền triều được sử dụng chủ yếu cho các buổi triều hội. Nội đình chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cư trú và thưởng lãm. Cửa chính của Cung Đại Minh là Cổng Đan Phượng kết nối với trục đường chính rộng 176m. Tiếp theo đó hướng về phía bắc là Điện Hàm Nguyên, Điện Tuyên Chính, Điện Tử Thần, Điện Bồng Lai, Điện Hàm Lương và Điện Huyền Vũ tạo thành trục chính nam-bắc của cả khu cung điện. Các kiến trúc khác trong Cung Đại Minh đều được xây dựng xung quanh trục chính này.
khám phá, cung điện đại minh tây an - hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử trung quốc

 

Cung điện hùng vĩ này không chỉ phản ánh sự thịnh vượng của triều Thanh mà còn thể hiện được mức cao nhất của kiến ​​trúc thời điểm đó. Người ta nói rằng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được xây dựng dựa trên cách bố trí của cung điện Đại Minh, Tây An. Cung điện này được xây dựng lại và mở cửa cho công chúng tham quan vào ngày 01 tháng 10 năm 2010. Khuôn viên cung điện gồm: công viên, toà nhà di sản văn hoá và nơi trưng bày các triển lãm hiện vật. Trong đó, Hanyuan Palace là cung điện chính, nơi tổ chức các lễ lớn, một trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng. Vào ngày đầu mỗi năm mới, các đại sứ từ nhiều nước khác nhau đã đến và tham gia vào lễ lớn được tổ chức ở đây. Khu sân vườn thì vào cổng miễn phí còn phần chính điện thì du khách phải mua vé. Tham quan cung điện Đại Minh sẽ giúp bạn cảm nhận phần nào sự hung thịnh của triều đại thời Đường thời đó.

Đăng bởi: Ngọc Duyên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก