Ấn Độ

Ngỡ ngàng kỳ quan Giếng bậc thang Di sản Thế giới tại Ấn Độ

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Mỗi nền văn minh lại đóng góp cho nhân loại một kỳ quan với những quần thể kiến trúc đồ sộ. Nếu như ở Ai Cập sở hữu kim tự tháp, Hy Lạp có thức cột Corinthian thì Ấn Độ là những chiếc giếng bậc thang đồ sộ. Nhưng chúng không chỉ đơn thuần là nơi chứa nước mà được thiết kế với quy mô hoành tráng như những ngôi đền kiêm rạp hát lộng lẫy, được người dân địa phương sử dụng cho các cuộc gặp gỡ, hội họp. UNESCO đã đưa 1 trong số những chiếc giếng bậc thang vào danh sách Di sản Thế giới, cho thấy tầm quan trọng mà những chiếc giếng này đối với văn minh nhân loại.

Trong khoảng 1000 năm, việc sử dụng giếng bậc thang rất phổ biến ở khắp các vùng khô hạn nhất của Ấn Độ, chúng cung cấp nguồn nước quý báu nuôi sống dân cư ở đây. Nhiều công trình giếng bậc thang cổ bị lãng quên, nhưng những năm gần đây đã được trùng tu, tôn tạo để trả lại cho chúng vẻ đẹp rực rỡ vốn có trước đây.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Vào thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, dân cư ở các bang Gujarat và Rajasthan thuộc Tây Bắc Ấn Độ ngày nay đã phát triển giếng bậc thang như một phương thức để tích trữ nguồn nước sạch cho thành phố. Vì đây là vùng đất khô hạn nên mỗi giọt nước ngọt đều rất quý giá, buộc người dân phải đào những giếng bậc thang rất sâu, mới tìm được mạch nước ngầm, để dùng cho sinh hoạt hàng ngày của cả con người, động vật và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự vĩ đại của việc phát minh ra giếng bậc thang đã vượt xa những tính năng cơ bản của nó.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Những chiếc giếng bậc thang cổ được xây dựng sớm nhất nằm rải rác khắp các vùng Gujarat, Rajasthan, Delhi, Madhya Pradesh và Maharashtra, với những cấu trúc thô sơ, được người dân địa phương đào thành hố nhằm cung cấp nước sạch và tạo các bậc từ trên miệng giếng xuống đáy giúp cho nhiều người dân dễ dàng lấy nước từ các phía khác nhau mà không phải chen chúc.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Theo thời gian, người ta càng chú trọng nhiều hơn đến tính thẩm mĩ của các công trình giếng bậc thang. Với những chi tiết trang trí công phu đầy kỹ thuật của những người thợ thời bấy giờ, chiếc giếng bậc thang dần được xây dựng thành những công trình nghệ thuật nhiều tầng với kiến trúc tinh xảo; trong đó có các tác phẩm phản ánh đời sống và tín ngưỡng của người dân địa phương.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Trong tiếng Hindi, giếng bậc thang được gọi là ‘baoli’s’ hoặc ‘baori’s’, và ở vùng Gujarati chúng được gọi là ‘Vav’s’.Vào thời kỳ hoàng kim của mình, giếng bậc thang là nơi tụ họp, thư giãn, giải trí và thờ cúng của người dân địa phương trừ những tầng lớp thấp trong xã hội không được tham gia. Từ chỗ chỉ lấy nước, dần dần những chiếc giếng bậc thang trở thành nơi thờ cúng, thực hiện các nghi lễ tôn giáo vui chơi của mọi người và được tiến hành xây dựng gần các ngôi đền.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Như tên gọi của mình, giếng bậc thang bao gồm hệ thống các bậc thang cực kỳ công phu được đào sâu từ mặt đất xuống dưới nguồn nước, nó là bể chứa nước ngầm và nước mưa; và bậc thang được chạm khắc phong phú với nhiều kích thước và hình thù khác nhau. Khi mực nước dâng cao, người dân địa phương chỉ cần bước xuống vài bước là có thể lấy được nước. Vào mùa khô, khi mực nước ở mức thấp, người dân sẽ phải đi xuống thêm vài tầng nữa.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Một số giếng bậc thang được xây dựng trong những miệng núi lửa rộng lớn, lộ thiên với hàng trăm bậc thang mỗi phía. Một số khác thì phức tạp hơn, với những hành lang dài được xây bằng đá với nhiều cột trụ được chạm khắc tinh xảo, tạo thành các gian phòng nghỉ dưỡng mát mẻ của du khách trong mùa hè oi bức.. Vẻ đẹp của giếng bậc thang được thể hiện ấn tượng nhất thông qua các tác phẩm điêu khắc tinh xảo trên các bậc thang, thể hiện từ tư thế chiến đấu và nhảy múa cho tới lối sống sinh hoạt đời thường của người dân địa phương như người phụ nữ chải tóc hay khuấy bơ.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Trong nhiều thế kỷ, hàng nghìn chiếc giếng bậc thang đã được xây dựng trên khắp vùng Tây Bắc Ấn Độ, nhưng phần lớn hiện nay đã không còn được sử dụng. Nhiều giếng đã khô cạn và bị bỏ hoang vì mạch nước ngầm đã được chuyển hướng cho mục đích sản xuất công nghiệp. Thậm chí nhiều giếng bậc thang đã không còn chạm tới mực nước ngầm. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng như ở miền nam Rajasthan phải chịu một đợt hạn hán kéo dài 8 năm từ năm 1996 đến năm 2004; khiến lượng nước trong giếng càng giảm.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Tuy nhiên, ngày nay chính quyền địa phương ở Gujarat đã quan tâm nhiều hơn tới việc tu bổ và sửa chữa lại một số giếng bậc thang cổ nổi tiếng ở đây. Theo thông báo của chính quyền bang vào tháng sáu năm ngoái, họ đã xây dựng kế hoạch khôi phục tất cả các giếng bậc thang trong toàn bang.

Trong đó lâu đời và lộng lẫy nhất là giếng Rani Ki Vav, còn gọi giếng Hoàng hậu, tọa lạc ở thị trấn Patan, kinh đô triều đại Chaulukya. Giếng bậc thang này được hoàng hậu Udayamati xây dựng năm 1050, nhưng đã bị chôn vùi trong một trận lụt vào thế kỷ 13. Cơ quan khảo cổ Ấn Độ đã tiến hành khôi phục vào năm 1960 và trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho giếng.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Với chiều dài 65 m, rộng 20 m và sâu 27 m, Rani Ki Vav có 500 tác phẩm điêu khắc riêng biệt được chạm khắc vào các hốc đá trên khắp di tích, mô tả các hóa thân khác nhau của thần Vishnu và thần Parvati. Thật đáng kinh ngạc, vào tháng 1 năm 2001, công trình kiến trúc cổ đại này vẫn kiên cố sau một trận động đất kinh hoàng 7,6 độ Ritcher.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Giếng bậc thang cổ Surya Kund ở Modhera, phía bắc Gujarat, nằm bên cạnh đền Mặt Trời, được xây dựng bởi Vua Bhima I vào năm 1026 để tôn vinh thần thần Mặt trời Surya.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Nó không giống như một cái giếng mà là hồ để chứa nước (kund có nghĩa là hồ) với lối kiến trúc bậc thang, bao gồm những bậc thang bốn cạnh được xây dựng theo dạng hình học xuống tận đáy. Giữa các bậc tam cấp là 108 điện thờ nhỏ được chạm khắc tinh xảo.

Ở Rajasthan cũng có rất nhiều giếng bậc thang. Thành phố cổ đại Bundi, cách Jaipur 200 km về phía nam, nơi nổi tiếng với lối kiến ​​trúc và những tòa nhà độc đáo.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Một trong những biểu tượng nổi tiếng ở đây là giếng bậc thang cổ Raniji Ki Baori, được xây dựng bởi nữ hoàng của vùng, Nathavatji, vào năm 1699.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Ở độ sâu 46 mét, rộng 20 mét và dài 40 mét, giếng bậc thang được chạm khắc tinh xảo, là một trong 21 giếng bậc thang được xây dựng trong Khu vực Bundi của nữ hoàng Nathavatji.

Tại thị trấn đổ nát của Abhaneri, khoảng 95 km về phía đông của thành phố Jaipur, là Chand Baori, một trong những giếng sâu và lâu đời nhất của Ấn Độ, cũng là một trong những giếng bậc thang ấn tượng nhất của Ấn Độ.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Được xây dựng vào khoảng năm 850 sau công nguyên cạnh đền thờ nữ thần Harshatmata, gồm hàng trăm bậc thang được xây dựng ngoằn ngoèo chạy dọc theo ba mặt của nó, dốc xuống 11 tầng, từ xa nhìn lại tạo nên một mô hình kiến trúc nổi bật.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Ngày nay, giếng bậc thang Neemrana Ki Baori vẫn còn được sử dụng, nằm ngay gần đường cao tốc Jaipur – Deli.

ngỡ ngàng kỳ quan giếng bậc thang di sản thế giới tại ấn độ

Giếng bậc thang Ấn Độ

Giếng được xây dựng vào năm 1700, gồm có chín tầng trong đó có hai tầng ngầm dưới nước. Trên mặt giếng, có 86 cột nơi du khách có thể đi 170 bậc để tới nguồn nước sâu nhất ở đây.

Ngày nay, sau nhiều năm bị lãng quên, nhiều di tích có kiến trúc cổ này đã được Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ tu bổ và bảo tồn như một phần lịch sử phong phú của đất nước. Du khách từ khắp nơi đổ xô đến các giếng bậc thang ở Tây Bắc Ấn Độ để chiêm ngưỡng những tuyệt tác kiến trúc từ 1.000 năm trước, như một lời nhắc nhở về cả sự tinh xảo và đầy tính nghệ thuật của các nền văn minh cổ đại cũng như giá trị của nước đối với sự tồn tại của con người.

  1. Rani Ki Vav – Patan, Gujarat
  2. Agrasen Ki Baoli – New Delhi
  3. Rajon Ki Baoli – New Delhi
  4. Chand Baori – Abhaneri, Jaipur, RajasthanAdalaj ni Vav at Adalaj, Gandhinagar, Gujarat
  5. Dada Harir Stepwell, Ahmedbad
  6. Navghan Kuvo and Adi Kadi vav, Uparkot Fort, Junagadh
  7. Toor Ji Ki Baori, Jodhpur
  8. Birkha Bawari, Jodhpur
  9. Shahi Baoli, Lucknow
  10. Raniji ki Baori in Bundi, Rajasthan; Bundi has over 60 baolis in and around the town.
  11. Panna Meena ka Kund, Amer, India
  12. Udoji ki Baori, Mandholi, Rajasthan
  13. Kalyani, Hulikere
  14. Bhoga Nandeeshwara Temple, Karnataka
  15. Sree Peralassery Temple, Kerala
  16. Charthana Stepwell, Parbhani, Maharashtra
  17. Pingli Stepwell, Parbhani, Maharashtra
  18. Arvi Stepwell, Parbhani, Maharashtra

Đăng bởi: Đặng Thùy Dung

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก