Cẩm Nang Hà Nội

Cẩm nang khám phá Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Toản cảnh Hoàng Thành

Công trình kiến trúc đồ sộ này đại diện cho một trong những công trình thành lũy bảo vệ đất nước lớn nhất thời kỳ đó. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,… Một số di tích tiêu biểu được khai quật và gìn giữ tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như: Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu…

Hoàng thành Thăng Long là tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Ngày 1/8/2010, Ủy ban Di sản thế giới – UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới.

Ngày nay, Di sản này là địa điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội được du khách trong lẫn ngoài nước vô cùng yêu thích.

Toàn cảnh Hoàng Thành Thăng Long – Hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Phối cảnh Toản cảnh hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long

Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long ở đâu?

Địa chỉ Hoàng thành Thăng Long thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích hơn 18.000 ha, bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Sơ đồ Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Hà Nội được giới hạn bởi các tuyến đường: đường Phan Đình Phùng ở phía Bắc; đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội ở phía Nam; đường Điện Biên Phủ ở phía Tây Nam; đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội ở phía Tây và cuối cùng phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương.

Sơ đồ Hoàng thành Thăng Long

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Bản đồ vị trí Kinh thành Thăng Long ngày nay. Hoàng thành được đánh dấu vàng

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Bản đồ Kinh thành Thăng Long thời nhà Hậu Lê, Hoàng thành được đánh dấu vàng

Địa chỉ Hoàng Thành Thăng Long dễ tìm kiếm nhất trên bản đồ là 19C Hoàng Diệu – cửa chính của khu di tích.

Cùng với khu tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác và Chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long trở thành một trong những địa điểm tồn tại lâu đời nhất tại Hà Nội, gắn liền với vô vàn triều đại và biến cố thăng trầm của lịch sử.

Giá vé Hoàng thành Thăng Long

Giá vé tham quan:

  • Người lớn: 30.000 đồng/lượt.
  • Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.
  • Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long

Thời gian tham quan:

  • Các ngày trong tuần (nghỉ thứ Hai hàng tuần).
  • Mở cửa: Từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày.

Các điểm tham quan của Hoàng thành Thăng Long

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Hoàng thành Thăng Long nhìn từ Kỳ đài

Cột cờ Hà Nội – Kỳ Đài

Cột cờ Hà Nội (Kỳ Đài) được xây dựng đầu thế kỷ 19 dưới thời Nguyễn. Cột cờ có chiều cao là 60m, gồm 3 tầng: Tầng 1 cao 3,1m, tầng 2 cao 3,7m và tầng 3 cao 5,1m.

Tiếp theo đó còn có một cột cờ với chiều cao lên tới 18,2m. Giữa các tầng có thể di chuyển bằng cầu thang xoáy trôn ốc và các cửa sổ để quan sát ra xung quanh.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Thềm rồng điện Kính Thiên

Nền Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên nằm tại vị trí trung tâm của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long với phần kiến trúc còn sót lại là những nền đá cũ cùng các bậc thềm để lên tới chính điện.

Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428, được coi là “một trong những tuyệt tác của kiến trúc An Nam”, tuy nhiên đã bị thực dân Pháp phá năm 1886 để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh, hiện chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá.

Điểm nhấn của khu di tích này chính là 4 con rồng đá chầu ở thềm điện, được điêu khắc từ thế kỷ XV dưới triều đại vua Lê Thánh Tông tiêu biểu cho phong cách kiến trúc của thời Lê Sơ.

Thềm Rồng gồm 9 bậc đá, với 3 lối lên xuống, lối chính dành cho Vua đi, hai bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa uốn 7 khúc, chân có 5 móng. Đây là những hiện vật vô cùng quý giá, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Cửa Bắc

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Cửa Bắc – Hoàng thành Hà Nội

Cửa Bắc – Chính Bắc Môn

Còn gọi là Bắc Môn hay cổng thành phía Bắc. Cửa Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX dưới thời nhà Nguyễn. Đây là địa điểm để trấn giữ kinh thành xưa. Ngày nay, Cửa Bắc là nơi thờ tự hai vị anh hùng là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Hậu Lâu

Hậu Lâu – Lầu công chúa

Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công Chúa, hay Chùa Các Bà. Hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long còn được khắc họa rõ nét hơn trong kiến trúc còn như nguyên vẹn của Tĩnh Bắc Lâu (Hậu Lâu) vốn là nơi để thờ tự và trấn giữ phong thủy cho Hoàng thành Hà Nội. Thời gian dài sau đó, Hậu Lâu còn được biết đến như nơi ở của các Công chúa và Hoàng Hậu.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Nhà D67

Di tích nhà và hầm D67

Nhà D67 lại là di tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nơi ghi dấu những quyết định quan trọng của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung Ương như chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước năm 1975.

Ngôi nhà thiết kế năm 1967, được gọi là Nhà D67.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Đoan môn Hoàng thành Thăng Long

Đoan Môn

Đoan Môn là cửa trong cùng dẫn vào Cấm thành – nơi ở, làm việc của Vua và hoàng gia. Đoan Môn được xây dựng từ thời Lý với tên gọi Ngũ Môn Lâu. Tuy nhiên, kiến trúc hiện còn là được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ, sửa sang vào thời Nguyễn.

Đoan Môn là cổng có vị trí rất quan trọng. Giữa Đoan Môn và điện Kính Thiên là Long Trì, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng.

Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn, được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U, từ Đông sang Tây dài 46,5m, từ Nam lên Bắc đoạn giữa dài 13m, cánh gà hai bên đo được 26,5m, cao 6m.

Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà Vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.

Tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn

Theo Đại Nam nhất thống chí: Năm 1805, khi xây thành Hà Nội theo kiểu Vauban, nhà Nguyễn đã xây dựng tường bao từ cửa Đoan Môn quanh nội điện làm Hành cung để Vua làm việc và nghỉ ngơi mỗi khi Bắc tuần.

Hiện nay, trong khu thành cổ còn 8 cổng cùng với tường bao Hành cung bằng gạch vồ, xung quanh trung tâm thành Hà Nội thời Nguyễn.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Di tích Hoàng thành Thăng Long

Những công trình kiến trúc Pháp

Hệ thống các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp trong khu vực thành cổ Hà Nội được xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, gồm có: tòa nhà sở chỉ huy pháo binh quân đội Pháp; một tòa nhà 2 tầng xây dựng năm 1897, nay dùng làm trụ sở của Cục Tác chiến; hai tòa nhà một tầng xây dựng năm 1897.

Phía Đông của tòa nhà Cục Tác chiến có một ngôi nhà khách xây dựng năm 1930 với mái ngói dốc đứng, mái hiên rộng thể hiện kiến trúc đặc thù của thời kỳ này.

Cây xanh trong khu di tích

Quần thể cây xanh với mật độ dày, đa dạng về chủng loại và số lượng, tạo nên một môi trường trong lành, cảnh quan hài hòa của khu di tích.

Phần lớn được trồng từ thế kỷ 19, nhiều cây đến nay đã thành cổ thụ, làm tăng thêm nét cổ kính và thiêng liêng của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu

Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây, cách nền điện Kính Thiên hiện còn trong Thành cổ Hà Nội khoảng 100m và cách Đoan Môn khoảng 170m.

Ở vị trí này, khu di tích được xác định rõ là nằm ở phía Tây của Cung thành hay Cấm thành (trung tâm của Hoàng thành). Cấm thành là trung tâm đầu não của các vương triều, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng bậc nhất của đất nước, trung tâm làm việc và nơi ở của Vua và Hoàng gia qua các triều đại Lý – Trần – Lê.

Khu tích tích có diện tích rộng 4,530 ha (45.300 m2), được khai quật từ tháng 12/2002, phân định làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D.

Tại đây đã phát hiện rất nhiều dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và nhiều loại hình di vật có giá trị, bao gồm vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật… có niên đại từ thế kỷ 7 – 9 đến thế kỷ 19, với hàng trăm kiểu mẫu khác nhau.

Nội quy tham quan

Thực hiện theo sơ đồ chỉ dẫn tham quan trong khu di tích.

Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi hôi tanh vào khu di tích.

Trang phục gọn gàng, lịch sự. Không có những hành vi thiếu văn hóa như : nói tục, chửi bậy, viết vẽ lên tường, lên gốc cây, gây mất trật tự trong khu di tích. Các phương tiện ô tô, xe máy phải để đúng nơi quy định (tại 19 C Hoàng Diệu).

Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, dẫm lên thảm cỏ.

Đơn vị, tập thể có nhu cầu hướng dẫn tham quan, liên hệ với Phòng Hướng dẫn Thuyết minh để được phục vụ. Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu quay phim, dựng phim phải có giấy giới thiệu và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

Không sử dụng thiết bị bay siêu nhẹ (flycam) tại khu di sản.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Tour đêm giải mã Hoàng thành Thăng Long

Tour đêm giải mã di tích Hoàng thành

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội,  trong tháng 11 – 12/2020, tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” được đưa vào phục vụ du khách.

Để thực hiện “giải mã” Hoàng Thành Thăng Long du khách được phát mỗi người một phiếu in 9 ô trống, 8 ô tương ứng với 8 câu trả lời về các di tích, cổ vật thuộc các thời kỳ Lý, Trần, và Lê.

Ô cuối là xác nhận của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội cho khách đã giải mã thành công.Lộ trình tham quan bắt đầu từ Đoan Môn, là cửa ra vào của vòng thành trong cùng-Cấm thành, cũng là nơi ở và làm việc của nhà vua xưa kia.

Qua khu vực này, du khách tiếp tục được trải nghiệm không gian Hoàng cung Thăng Long xưa, được thưởng thức tiết mục múa cổ “Tát nước đêm trăng” ngay trên mặt kính hố khai quật khảo cổ với hiệu ứng ánh sáng huyền ảo.

Sau đó, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu về hố khai quật khảo cổ học phát lộ các tầng lớp văn hóa chồng xếp lên nhau, với dấu tích của 3 triều đại Lý, Trần, Lê.

Tiếp nối mạch cảm xúc này, du khách đến với không gian trưng bày ý nghĩa và độc đáo của Hoàng thành Thăng Long với chiều dài lịch sử 1.300 năm, chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá và đặc sắc với chủ đề “Thăng Long Hà Nội – Lịch sử nghìn năm từ lòng đất” tại nhà trưng bày.

Tại Điện Kính Thiên, du khách dâng hương tưởng nhớ Đức vua Lý Thái Tổ và các vị tiên đế đã có công khai sáng Kinh thành Thăng Long, dựng xây non sông Đại Việt; cầu cho quốc thái dân an, muôn nhà hạnh phúc, mọi người bình an.

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Tour đêm giải mã Hoàng thành Hà Nội

Điểm tham quan cuối cùng là khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, được thiết kế hai điểm nhấn là: Trình chiếu hình ảnh bằng ánh sáng laser các hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long; trải nghiệm và lấy nước giếng Hoàng cung mang về.

Để tạo sức hấp dẫn cho tour khám phá đêm Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sắp đặt lại hệ thống đèn chiếu sáng, đầu tư hệ thống đèn lồng khu vực Điện Kính Thiên, đèn trang trí trong di tích, sắp đặt hệ thống nến… tạo hiệu ứng ánh sáng cho không gian di tích. Bên cạnh đó, những người tham gia thuyết minh, biểu diễn nghệ thuật cũng được đầu tư trang phục hoàng cung phù hợp./.

Một số hình ảnh Hoàng thành Thăng Long:

hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội
hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội
hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội
hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội
hà nội, cẩm nang khám phá di sản hoàng thành thăng long hà nội

Tham quan Hoàng Thành Hà Nội

Đăng bởi: Thuỷ Nguyễn

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก