Khám Phá Trải Nghiệm

Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền bắc Việt Nam. Sân bay quốc tế Nội Bài này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ ba của Việt Nam  hiện nay, sau sân bay quốc tế Tân Sân Nhấ ở thành phố Hồ Chí Minh và sân bay quốc tế Cam Ranh ở Khánh Hòa về diện tích đồng thời là sân bay lớn thứ 2 của Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi năm.

sân bay quốc tế nội bài

Quang cảnh Sân bay quốc tế Nội Bài – Ảnh: Sưu tầm

Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn nằm cánh trung tâm thủ đô Hà 30 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Trong tương lai khoảng cách này sẽ được rút ngắn còn lại 15 km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài sẽ hoàn thành vào năm 2015. Ngoài ra, sân bay quốc tế Nội Bài nằm gần các thành phố như Vĩnh Yên, Bắc Ninh , Bắc Giang, Thái Nguyên.

sân bay quốc tế nội bài
Nhìn từ phía ngoài – Ảnh: Sưu tầm

Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.Đến ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh.
Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 10 năm 2001.

sân bay quốc tế nội bài
Phía trong làm thủ tục tại sân bay – Ảnh: Sưu tầm

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Tiếng Anh: Noi Bai International Airport). Sân bay này do Tổng công ty cảng hàng không ViệtNam (ACV quản lý , điều hành và khai thác.

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ – cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ được 10 triệu hành khách/năm.

Hiện nay sân bay đang có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm .

Nhà ga T2 đang được xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn 90.000 m². Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỉ Yên Nhật từ vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất nhà ga T2 theo dự kiến là 10 triệu hành khách/năm.

Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, là một trong những sân bay trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Hiện có 4 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài.

sân bay quốc tế nội bài

Hãng hàng không Vietnam airline nổi tiếng – Ảnh: Sưu tầm

Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng hướng 11L/29R dài 3.200 m rộng 45m, đường băng 11R/29r dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay, thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777-200/300; Airbus A 340-300/500/600, Boeing 747, Boeing 767, và máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380.

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ – cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ được 10 triệu hành khách/năm.  

sân bay quốc tế nội bài
Những nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp – Ảnh: Sưu tầmXem thêm: Tour du lịch Hà Nội   Có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm.
Nhà ga T2 đang được xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn 90.000 m². Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỉ yen Nhật từ vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất nhà ga T2 theo dự kiến là 10 triệu hành khách/năm.

Đăng bởi: Nguyễn Vịnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก