Thái Nguyên

Thái Nguyên có gì chơi?

Là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc của nước ta, Thái Nguyên được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tuyệt đẹp, cùng khí hậu khá mát mẻ. Nơi đây không chỉ là nơi sản sinh ra loại trà truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam mà còn sở hữu rất nhiều điểm du lịch phượt được giới trẻ yêu thích. Thái Nguyên có gì chơi? Cùng khám phá ngay những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây để giúp bạn sắp xếp được lịch trình hợp lý trong hành trình du lịch Thái Nguyên sắp tới nhé.

Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên

Hồ Núi Cốc là khu vực có diện tích rất rộng trải dài trên 25km2 bao gồm nhiều đảo nhỏ nằm trên hồ và xung quanh là rừng núi tươi xanh. Ở Hồ Núi Cốc có khí hậu trong lành, nét văn hóa đặc sắc tạo nên một điểm đến không thể thiếu của du khách khi đi du lịch Thái Nguyên. Đặc biệt nơi đây còn có một khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi bật với nhiều trò chơi sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị nhất.

thái nguyên có gì chơi?

Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên

Hồ Núi Cốc gắn liền với truyền thuyết về chàng Cốc và nàng Công mang đến một câu chuyện huyền thoại cho khách khám phá khi đến đây. Nơi đây cũng có cảnh quan thiên nhiên với núi non, mây trời, cỏ cây và hồ nước đầy quyến rũ thích hợp là địa điểm nghỉ ngơi và thư giãn. Không chỉ có vậy khi đến đây bạn còn có thể tự tạo cho mình trải nghiệm hoàn hảo hơn với những buổi cắm trại thâu đêm hay tham gia các trò chơi thú vị khác.

Khu du lịch hồ Núi Cốc là một khu vui chơi giải trí tích hợp có nhiều địa điểm tham quan nổi bật. Đầu tiên là hình ảnh đầy ấn tượng của bức tượng Thích Ca Mâu Ni cao 45m ở ngay lối vào. Tiếp đó là hành trình khám phá các quần thể hang động Âm Phủ, Thiên Cung, động 3 cây thông, huyền thoại cung, khu vui chơi giải trí Núi Cốc Vàng, hồ bơi và khu trò chơi cảm giác mạnh.

Tại đây bạn thỏa sức thả mình vào những trò chơi hiện đại, không kém phần mạo hiểm thử thách. Nơi đây với các hồ bơi lớn được xây dựng với nhiều hình ảnh trang trí, đường trượt để vui chơi. Bạn có thể thử nghiệm các trò chơi như thuyền rồng, tàu lượn siêu tốc, đạp vịt, đĩa bay…

Bên trong khu vui chơi Hồ Núi Cốc còn có khu động vật hoang dã cung cấp một cảnh quan tự nhiên tươi xanh cùng nhiều loại động vật để khám phá. Đặc biệt vào buổi tối ở đây còn có chương trình nhạc nước ngoài trời, cung cấp một không gian huyền hảo và hiện đại đầy thú vị giúp bạn có chuyến du lịch Thái Nguyên vui vẻ và có nhiều trải nghiệm thú vị hơn.

Hồ Nam – Thái Nguyên

Hồ Núi Cốc vốn được chia ra làm 2 phần: Hồ Nam và Hồ Bắc. Hồ Bắc hay còn gọi là Hồ Núi Cốc là nơi vui chơi giải trí đầy đủ và hiện đại. Trái ngược với nó, Hồ Nam lại là nơi còn nguyên nét sơ khai và cũng là địa điểm được sinh viên Thái Nguyên ưa chuộng chọn là nơi tụ tập bạn bè nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần.

thái nguyên có gì chơi?

Hồ Nam – Thái Nguyên

Lý do lớn nhất Hồ Nam được lựa chọn nhiều xuất phát từ diện tích rộng rãi thoáng mát phù hợp cho các buổi cắm trại , picnic và tụ tập bạn bè. Đây là địa điểm lý tưởng cho các lớp từ cấp 2 cho đến đại học của Thái Nguyên hoặc thậm chí là một nhóm bạn bè nào đó đến, cùng nhau bắc bếp nướng gà, cầm đàn ngân nga câu hát, câu chuyện phiếm không có hồi kết hay thỉnh thoảng các nhóm lại sang giao lưu với nhau bằng các trò chơi dân gian vui nhộn. Dọc theo bờ hồ từ cổng cho đến tận trên tít ngọn đồi nhỏ, hôm nào cũng đầy kín các nhóm học sinh, sinh viên ngồi kín. Có lẽ người ta đến đây đơn giản vì cảnh và tình.

Hồ Suối Lạnh – Thái Nguyên

Nằm dưới chân núi Hàm Lợn của dãy núi Tam Đảo, hồ Suối Lạnh thuộc xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tiếp giáp với Sóc Sơn, Hà Nội. Hồ với diện tích gần 50 ha, có suối nước trong, có đồi núi, rừng cây tạo cảnh quan non xanh, rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

thái nguyên có gì chơi?

Hồ Suối Lạnh – Thái Nguyên

Ở Hồ suối lạnh, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và hít những làn không khí trong lành. Tâm trạng bạn sẽ thoải mái, sảng khoái hơn rất nhiều khi đến nơi đây. Cảnh rừng cây thiên nhiên đẹp như tranh rất thích hợp cho các cặp đôi hẹn hò, hay tổ chức picnik cùng bạn bè. Nơi đây cũng vì thế mà được chọn là khu vực thường xuyên được các bạn trẻ lui tới chụp ảnh cưới, du lịch…

Hồ Ghềnh Chè – Thái Nguyên

Hồ Ghềnh Chè nằm ở xã Bình Sơn, TP Sông Công, Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam Diện tích 40 ha, được bao quanh bởi những cánh rừng bạch đàn, rừng mỡ bạt ngàn. Đến Hồ Ghè Chè du khác thuê thuyền máy đến giữa dòng chảy của hồ, mơ màng hít thở không khí trong lành dưới bầu trời trong, nắng dịu nhẹ, làn nước xanh mát. Ngước nhìn các triền rừng tái sinh và những thảm thực vật đa dạng, phong phú bao quanh lòng hồ giúp du khách cảm thấy thật thư thái.

thái nguyên có gì chơi?

Hồ Ghềnh Chè – Thái Nguyên

Với 45 đảo và bán đảo lớn nhỏ, hồ Ghềnh Chè đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho những người thích khám phá đi picnic cuối tuần.Đến đây bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn mộc mạc và thư thái hưởng cái thú ngồi uống tách trà sạch thơm mát chắc chắn sẽ khiến du khách lưu luyến muốn trở lại nơi đây nhiều lần nữa.

Hồ Vai Miếu – Thái Nguyên

Hồ Vai Miếu thuộc huyện Đại Từ – Thái Nguyên, nổi bật với mặt nước rộng trong veo ngay dưới chân những ngọn đồi tạo nên một vẻ thơ mộng hấp dẫn. Đến đây, đặt vào mắt du khách ấn tượng đầu tiên là một con đường leo lên gần mặt hồ bằng bêtông khá hẹp và cao phảng phất màu xanh của núi rừng cao vút. Hồ Vai Miếu nằm dưới chân ngọn núi Tam Đảo, đoạn đường để đến hồ hơi xấu, nhiều ổ gà, nhiều đá to. Đến nơi, bạn có thể thuê thuyền máy ở bến để tham quan hồ. Cảm giác ngồi thuyền giữa lòng hồ đón gió lộng, ngắm thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ rất tuyệt vời.

thái nguyên có gì chơi?

Hồ Vai Miếu – Thái Nguyên

Đến với hồ Vai Miếu là đến với một khung cảnh thiên nhiên ngập tràn màu xanh thuần khiết, đắm mình trong làn nước trong bên những tảng đá lớn và lưu lại những kỉ niệm tuyệt vời bằng những khung ảnh thật đẹp. Chuyến đi sẽ thật đầy đủ hơn nếu như du khách dừng chân lại một chút nghỉ ngơi và thưởng thức một vài món đặc sản như cá hồ nướng, mía, chè,…

Núi Đuổm và Đền Đuổm – Thái Nguyên

Núi Đuổm hay Điểm Sơn cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 24km theo hướng Tây – Bắc. Nhìn từ xa, ngọn núi này có hình dáng giống như sáu chiếc đầu rồng đang tựa vào nhau. Các vách đá được dựng thẳng đứng, cổ kính và hiểm trở. Xung quanh núi được bao phủ bởi rất nhiều cây cối. Có những loại cây cổ thụ đã tồn tại được vài chục đến hàng trăm năm.

Nếu ghé thăm ngọn núi này bạn nên tham quan đền Đuổm. Đền nằm ở phía Đông Bắc dưới chân núi là nơi thờ Thủ lĩnh phủ Phú Lương – Dương Tự Minh. Ông từng là phò mã của hai đời vua thuộc nhà Lý với rất nhiều công lao phò tá nhà vua bảo vệ biên cương phía bắc Đại Việt. Ngôi đền này rất linh thiêng, cứ hàng năm người dân lại đến lễ bái, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mạnh khỏe, bình an.

Động Linh Sơn – Thái Nguyên

Danh sách các địa điểm du lịch ở Thái Nguyên bạn nên ghé qua này không thể không nhắc đến động Linh Sơn. Địa danh này thuộc xã Linh Nham, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Linh Sơn động nằm trong một ngọn núi đá vôi mang tên núi Hột. Núi này nằm tách biệt so với khu dân cư huyện Đồng Hỷ, hùng vĩ, cao lớn và oai hùng.

thái nguyên có gì chơi?

Động Linh Sơn – Thái Nguyên

Lòng hang trong động Linh Sơn rất rộng, sức chứa lên đến hàng nghìn người. Thiên nhiên và khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, trong lành. Linh Sơn động là địa danh lịch sử gắn liền với cuộc chiến đế quốc Mỹ và bè lũ thực dân Pháp. Đây là nơi các chiến sĩ đóng quân, tập luyện phục vụ kháng chiến.

Động Linh Sơn gồm có hai hang đá tự nhiên là hang Thiên và hang Địa. Trong hang Thiên có bệ thờ Phật với nhiều nhũ đá đẹp mê hồn. Cuối hang có đường lên đỉnh núi Hột và thông xuống hang Địa. Hang này diện tích khá lớn với tổng cộng 480m2, thấp hơn so với hang Thiên khoảng 15 mét. Nền hang bằng phẳng và rộng rãi. Trong hang có tượng Phật bằng đồng cùng rất nhiều phiến đá tự nhiên đẹp mắt.

Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà – Thái Nguyên

Hang Phượng Hoàng suối Mỏ Gà là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Võ Nhai ( Đi dọc theo quốc lộ 1B Thái Nguyên – Lạng Sơn cách thành phố Thái Nguyên 45km). Phượng Hoàng là một hang động rộng và có vẻ đẹp kỳ lạ. Nằm ở độ cao khoảng 500m so với chân núi, Phượng Hoàng là một hang động caxto rộng lớn với vẻ đẹp kỳ lạ. Từ cửa hang động có thể bao quát hết quang cảnh cả vùng đất rộng lớn. Hai vòm cửa hang rộng và cao hàng chục mét.Trong hang không khí trong lành, mát rượi. Đáy hang có nước trong veo, lại có những bờ cát trắng mịn ven bờ nước. Trong lòng hàng, rất nhiều những nhũ đá được thiên nhiên tạo thành những cột chống trời, mẹ bồng con, vũ nữ, voi chầu… rất đẹp.

thái nguyên có gì chơi?

Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà – Thái Nguyên

Hang gồm có ba tầng: tầng thượng là Hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối là Hang Tối. Hang Sáng là hang động rộng nhất, được ánh sáng từ cửa hang chiếu vào làm các khối nhũ đá trở nên kỳ vĩ. Ngoài thưởng thức khung cảnh hùng vĩ của hang, ngay dưới chân hang cách khoảng 100 m du khách sẽ cảm nhận được không khí mát rượi từ suối Mỏ Gà chảy ra từ trong hang. Nước trong vắt, ngay cửa hang chảy ra tạo thành một thác nước nhỏ tung bọt trắng xóa.Suối nước rộng trong và mát lành, có những chỗ sâu để du khách có thể tắm mát, thư giãn giữa khung cảnh thiên nhiên với tiếng chim chóc líu lo. Và giữa thời tiết nắng nóng ngột ngạt của mùa hè thì đây đúng là điểm dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng.

Suối Cửa Tử – Thái Nguyên

Có thể nói Thái Nguyên là một trong những tỉnh sở hữu nhiều thác nước và suối đẹp nhất Việt Nam. Suối Cửa Tử là minh chứng đặc biệt nhất. Địa điểm nằm tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, cách trung tâm Thái Nguyên 45km. Hoàng Nông là xã có địa hình phức tạp, núi ở đây khá dốc và trơn trượt. Xen kẽ giữa các đồi núi là đồng bằng nhỏ hẹp với những cánh đồng hoa màu, ruộng bậc thang. Vào mùa lúa chín, thiên nhiên nơi đây khoác lên mình vẻ đẹp trù phú, rộng lớn của đại ngàn Tây Bắc.

thái nguyên có gì chơi?
Cửa Tử trở nên hấp dẫn với những bạn trẻ yêu thích tìm tòi khám phá bởi những nét hoang sơ, hùng vĩ và hiểm trở. Theo chia sẻ của người dân địa phương, sở dĩ con suối này được gọi là Cửa Tử bởi nó chỉ có duy nhất một con đường lên và xuống, nếu đi không cẩn thận sẽ rất dễ bị lạc đường. Nước suối Cửa Tử không cố định, phụ thuộc vào lượng mưa. Vậy nên rất khó để có thể khám phá được hết vẻ đẹp của con suối. Dù vậy, cứ mỗi độ hè sang, Cửa Từ lại rất đông khách du lịch. Du khách đến đây tham quan được tham gia rất nhiều hoạt động như lội suối, bơi lội, chinh phục thác…

Suối Tiên – Thái Nguyên

Nếu đến Thái Nguyên đừng quên ghé qua suối Tiên. Con suối này nằm tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nếu đi từ thành phố Thái Nguyên sẽ mất khoảng 30km. Vậy nên du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy. Nếu không ở Thái Nguyên thì bạn có thể đi ô tô sau đó gửi xe để tham quan cho tiện.

thái nguyên có gì chơi?

Suối Tiên – Thái Nguyên

Trước kia, suối Tiên được gọi là Đát Khe Đậy. Sau này khi có nhiều khách du lịch đến tham quan, cảm mến trước vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của dòng suối nên tên gọi suối Tiên được lựa chọn để thay thế. Người dân xung quanh không còn nhớ tên gọi suối Tiên bắt nguồn từ khi nào, chỉ nhớ rằng trong tiềm thức con suối này đã từng được đổi tên trước khi mang trong mình tên gọi mỹ miều như hiện tại.

Thác Khuôn Tát (Thác Bảy Tầng) – Thái Nguyên

Tọa lạc giữa vùng núi hoang vu, yên tĩnh Thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Thác Khuôn Tát là cái tên tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý đến bạn. Thác Khuôn Tát được bao bọc bởi những hàng cổ thụ to lớn hay còn được biết đến với cái tên thác Bảy Tầng. Sở dĩ có tên này là vì thác có đến 7 tầng, ngày đêm tuôn chảy tung bọt trắng xóa cả một vùng, tạo thành một con suối trong vắt phía dưới. Với độ cao thác ở tầng thấp nhất là 12m nên du khách có thể vui chơi, bơi lội tại thác Khuôn Tát Thái Nguyên này. Bởi thác dưới cùng sẽ đổ nước về một vũng lớn có chiều sâu tới 2m nên đảm bảo khi bơi lội tại đây nước rất trong xanh và mát rượi.

thái nguyên có gì chơi?

Thác Khuôn Tát (Thác Bảy Tầng) – Thái Nguyên

Khung cảnh thiên nhiên đẹp nên thơ với thác đổ, nước suối trong veo, kết hợp với hình dạng của những tảng đá vô cùng khéo léo khi được tự nhiên điêu khắc qua một thời gian dài, Thác Khuôn Tát cũng là một tọa độ sống ảo rất tuyệt. Hai bên suối, cỏ cây xanh tươi rũ bóng mát, là nơi êm đềm để lắng tai nghe nhịp đập núi rừng, Thác Khuôn Tát là lựa chọn lí tưởng để bạn tìm kiếm khoảng thời gian bình yên, thư giãn sau tháng ngày làm việc vất vả.

Thác Mưa Rơi – Thái Nguyên

Thác Mưa Rơi hay còn gọi là thác Nậm Rứt nhưng được người dân tộc Tày gọi thân mật là “Mưa rơi”. Sở dĩ có tên gọi này là vì vào những ngày khô, đổ từ trên thác chỉ có một dòng thác nhỏ xuống sông Thần Sa tựa như những hạt mưa rơi. Vào mùa hè thác hiện ra như “Nàng công chúa trong rừng” hiện ra đôi ba ngày rồi lại ẩn mình vào trong vách núi. Thác có hình thù kỳ ảo bởi sự đan xen của nhiều dòng thác lớn, những dòng thác nhỏ phun từ kẽ đá phun nước xuống hoa lá đầy vẻ quyến rũ lạ thường.

thái nguyên có gì chơi?

Thác Mưa Rơi – Thái Nguyên

Còn vào mùa mưa thác phun nước trắng xoá như cảnh đẹp mà bạn chỉ có thể nhìn trên phim hay tranh vẽ. Đối với những ai yêu thích được tham gia các chuyến đi du ngoạn và khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú thì thác Nặm Rứt Võ Nhai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Nơi đây chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần của bạn. Con thác này rất kỳ ảo bởi hình thù của nó rất đặc sắc. Bởi nó là sự đan xen của rất nhiều dòng thác lớn. Tất cả tạo nên những dòng phun nước nhỏ chảy xuống phía dưới trông càng trở nên quyến rũ và hấp dẫn. Đặc biệt, dọc theo bờ sông là những tảng đá lớn nhấp nhô để du khách có thể ngồi câu cá, ngắm cảnh.

Thác Đát Đắng – Thái Nguyên

Thác Đát Đắng một trong các địa điểm du lịch ở Thái Nguyên bạn nên ghé qua nằm tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nếu đi từ trung tâm thành phố sẽ mất khoảng một giờ đồng hồ cho việc di chuyển bằng xe máy. Du khách gửi xe ở chân núi sau đó đi bộ khoảng 2km để đến thác Đát.

thái nguyên có gì chơi?

Thác Đát Đắng – Thái Nguyên

Trên đường đi bộ, bạn sẽ được thưởng thức khung cảnh nên thơ đậm chất núi rừng với bãi đá lởm chởm, với những con suối mát trong và đổi cỏ xanh mướt. Tầng tầng lớp lớp núi đá và cây xen kẽ lẫn nhau đưa du khách lạc bước vào một không gian tưởng chừng như chỉ có trong chuyện cổ tích. Địa điểm thích hợp để du lịch vào mùa hè nóng bức, không gian đậm chất núi rừng cùng không khí trong lành sẽ làm du khách trở nên thư thái hơn. Nếu là một người đam mê du lịch khám phá, con thác này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Cánh đồng hoa tam giác mạch – Thái Nguyên

Nếu như trước kia bạn phải mất một khoảng thời gian khá dài để di chuyển đến Hà Giang ngắm cánh đồng hoa tam giác mạch thì hiện tại loại hoa này đã có chuyến “du nhập” vào mảnh đất quê hương của chè Thái. Cánh đồng hoa tam giác mạch nằm tại xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 60km.

thái nguyên có gì chơi?

Cánh đồng hoa tam giác mạch – Thái Nguyên

Du khách có thể chọn di chuyển bằng xe máy để tham quan cánh đồng và khung cảnh núi rừng hùng vĩ hai bên đường. Hoa tam giác mạch có màu trắng hòa quyện với sắc tím, hơi ánh hồng nên rất nổi bật giữa cỏ cây, núi rừng. Địa điểm tham quan này chắc chắn sẽ giúp bạn có được những bức ảnh “sống ảo” đẹp mắt đến say mê.

Đồi chè Tân Cương – Thái Nguyên

Với 20 ngàn ha chè chuyên canh trên toàn tỉnh thì có tới 17 ngàn ha là chè đặc sản. Những đồi chè ngút ngàn xanh mướt của Thái Nguyên hôm nay không đơn thuần chỉ là sản phẩm thuần nông của vùng đồi núi Trung du Bắc bộ, mà đang dần từng bước trở thành sản phẩm du lịch, được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Bạn không chỉ được ngắm nhìn thỏa thích trong hương trà thơm quyến rũ mà còn được trải nghiệm khi hóa thân thành những người trồng chè thoăn thoắt hái những búp chè xanh non cho đến khi nặng cái gùi sau lưng, bạn sẽ được mang về nơi chế biến để thử làm một nghệ nhân chế biến trà: từ làm héo, vò, sao chè, rồi tự tay mình làm ra những búp chè quăn tít, ngào ngạt hương. Bạn sẽ cảm hết được cái gian khó lao động từ những búp chè bé tí và vị chát ngọt ngào của chúng, sâu lắng biết nhường nào. Thái Nguyên có tới chín vùng trà, mỗi vùng đều có những nét đặc trưng riêng, từ trồng, thu hoạch đến chế biến và đặc biệt là hương vị trong phẩm cấp trà của mỗi vùng đều khác nhau…

thái nguyên có gì chơi?

Đồi chè Tân Cương – Thái Nguyên

Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10km về phía Tây Nam, Tân Cương được thiên nhiên ban tặng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Những gốc chè được trồng trên những ngọn đồi thoai thoải, hướng về phía mặt trời mọc để có thể hấp thụ những tinh hoa của khí trời. Nhìn từ xa, những đồi chè như những con thằn lằn khổng lồ, hiền lành đang phơi mình dưới cái nắng vàng của Bắc Bộ. Có lẽ vì thế mà những ngọn đồi ở đây được người dân đặt tên là đồi Thằn Lằn.

Chùa Hang – Thái Nguyên

Chùa Hang còn được gọi là “Tiên Lữ Phật Động”, tên chữ là “Kim Sơn Tự”. Di tích thắng cảnh Chùa Hang có ba ngọn núi đá lớn, độc lập trên vùng đất bằng phẳng… Ngọn núi đứng giữa có tên là “Huyền Vũ” cao to vững trãi, hai bên là hai ngọn “Thanh Long – Bạch Hổ” vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa chừng 1000m có diện tích chân núi chừng 2,7ha.

Núi Chùa Hang xưa gọi là núi đá Hóa Trung (núi Long Tuyền), động Chùa Hang còn gọi là động Tiên Lữ, có nhiều nhũ đá đẹp, trong động thờ Phật. Trên vách đá của động hiện có câu đối cổ bằng chữ Hán.

thái nguyên có gì chơi?

Chùa Hang – Thái Nguyên

Chùa Hang nằm trong lòng ba ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn. Ngọn núi đứng giữa có tên Huyền Vũ, hai bên là hai ngọn Thanh Long – Bạch Hổ vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa chừng 1000m, diện tích chân núi khoảng 2,7ha.Qua tam quan Chùa Hang, hai bên trái phải có hai tượng Hộ pháp Khuyến thiện – Trừng ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Trong hang có nhiều ngóc ngách, dân gian ví rằng có đường lên trời, đường xuống âm phủ, và có cửa trước sau nên không khí thông thoáng, cảnh quan u tịch thâm nghiêm.- Vào sâu chùa Hang càng rộng dần, trên vòm là những nhũ đá buông rũ, dưới nền có nhiều cột đá vươn cao như trụ chống trời, vách hang còn có các nhũ đá nhô ra, tạo thành các bệ thờ tự nhiên… Đặc biệt, trên vách đá vẫn còn lưu bút tích thơ phú bằng chữ hán có từ thời Lê Sơ – Hậu Nguyễn.Hiện nay, chùa Hang đã được trùng tu và xây dựng thêm các công trình như: Chính điện Tam Bảo, tam quan nội, tam quan ngoại, lầu chuông, lầu trống… Và tương lai gần sẽ mở rộng thêm: nhà thờ tổ, giảng đường hoằng pháp, bảo tháp, thiền viện chuyên tu, trung tâm từ thiện, sân bãi để phục vụ lễ hội…

Chùa Thác Vàng – Thái Nguyên

Chùa Thác Vàng hay Chùa Vàng vốn đã nổi tiếng khắp mảnh đất chè Thái Nguyên. Nếu bạn yêu thích hình thức du lịch tâm linh, những cảnh quan kiến trúc Phật giáo thì chắc chắn không thể bỏ qua nơi này. Chùa Thác Vàng nằm trong quần thể du lịch Hồ Núi Cốc gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc cổ kính mang tông màu chủ đạo là màu vàng.

thái nguyên có gì chơi?

Chùa Thác Vàng – Thái Nguyên

Nơi đây còn sở hữu bức tượng phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ có đường kính khoảng 37m và chiều cao 45m. Đến với chùa Thác Vàng bạn sẽ có được những giây phút thanh tịnh và bình yên nhất trong tâm hồn. Cứ mỗi dịp đầu năm, người dân xung quanh lại đến đây để cầu phúc, cầu sức khỏe, bình an.

Chùa Phù Liễn – Thái Nguyên

Chùa Phù Liễn có diện tích khoảng 7000m2, chùa tọa lạc trên một quả đồi cao thóang đãng với nhiều cây xanh cổ thụ. Chùa gồm có nhà Tam Bảo, Điện mẫu, nhà thờ tổ và khu vườn tháp cổ, trước sân chùa có tượng phật Bà Quan âm linh diệu. Trong Chùa có bức đại tự hoành tráng gắn bốn chữ vàng: “Linh sơn phúc địa” (có nghĩa là núi thiêng, đất lành).

thái nguyên có gì chơi?

Chùa Phù Liễn – Thái Nguyên

Theo nội dung thần phả, làng Phù Liễn được thành lập từ thời Lý (có tên gọi là hương Phù Liễn), do đó chùa được mang tên là chùa Phù Liễn (còn có tên khác là “Phù Chân thiền tự” nghĩa là che chở, bảo vệ những điều chân chính). Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), chùa Phù Liễn là nơi che chở, nuôi giấu một số nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám và Lương Ngọc Quyến.

Chùa Đán – Thái Nguyên

thái nguyên có gì chơi?

Chùa Đán – Thái Nguyên

Chùa Đán cách trung tâm Tp Thái Nguyên 5 km về phía Tây, ở địa phận xóm Chùa, phường Thịnh Đán. Trước đây chùa Đán được xây bằng gạch đỏ, cột kèo bằng gỗ, lợp ngói vẩy, nhà Tam bảo của chùa rộng 5 gian, bên trong có một số tượng Phật, xung quanh chùa có trồng rất nhiều cây thông, đây là nơi các phật tử của làng Đán và các vùng lân cận đến để sinh hoạt tâm linh. Năm 1917, Vua Khải Định đã ban 2 sắc phong cho xã Thịnh Đán là: Được tôn thờ các vị tướng lĩnh có công với nước; hàng năm người dân được mở hội mùa xuân; hiện 2 sắc phong này đang được lưu giữ tại đền Hồ Sen.

Chùa Ha – Thái Nguyên

Chùa Ha có tên chữ là Bà Ha tự, ở xã Nhã Lộng (nơi đặt lỵ sở huyện Tư Nông xưa), huyện Phú Bình. Chùa tọa lạc trên quả đồi thoải khoảng 2,5ha, địa thế đẹp, thoáng mát, bao quanh có nhiều cây cổ thụ tạo cho chùa thêm tĩnh mịch, cổ kính.

thái nguyên có gì chơi?

Chùa Ha – Thái Nguyên

Là ngôi chùa cổ có niên đại sớm của tỉnh Thái Nguyên, lưu giữ được kiểm dáng kiến trúc cổ thời Lê thế kỷ XVIII. Chùa Ha có tổng diện tích xây dựng 735m2, kiến trúc chùa kiểu chữ công, với 7 gian tiền đường và 4 gian thượng điện, có khu nhà thờ tổ, thờ Mẫu nằm gọn trong khuôn viên khép kín. Kết cấu bộ vì kèo kiểu chồng rường, quá giang, kẻ chuyền. Tam quan chùa Ha có kiến trúc chồng diêm, 2 tầng khá độc đáo, tầng trên nhỏ hơn có tám mái lợp ngói mũi hài, có góc mái bằng gỗ tạo thành đầu đao nhọn, cong vút. Nội dung văn bia khắc trên 2 cột đá hình lục lăng tại thượng điện của chùa cho biết năm trùng tu chùa: “Hoàng triều Vĩnh Thịnh vạn vạn niên Thập nhị tuế tại Bính thân trong Xuân cốc nhật…” (ngày tốt, tháng 2, năm Bính Thân, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12, triều Lê (1976)).

Trong chùa còn bức hoanh phi Phật tức tâm và 6 câu đối, trong đó có câu soạn vào năm Thành Thái nguyên niên (1889): “Nhị bách dư niên sơn khởi tự – Trùng tu thử nhật bút kham minh” (Có nghĩa: Ngôi chùa làm trên núi đá đã có hơn 200 năm, nay được tu sửa lại, tôi cầm bút viết câu đối này). Trong chùa còn lưu giữ được 40 pho tượng cổ đường bệ, uy nghi, chất liệu gỗ và đất phủ sơn son thếp vàng. Các pho tượng được tạc dáng tỷ mỉ, công phu, mang nét đẹp dân dã.

Bức cửa võng chạm khắc công phu với đề tài tứ quý và bài biểu khắc trên gỗ còn khá nguyên vẹn, có niên đại Hoàng triều Thành Thái Nguyên niên. Chùa Ha có 28 cột đá. Cột đá cao 1,6m, chu vi 0,9m; khoảng cách giữa các chân cột là 2,2m, cột cái với cột quân 2,4m. Tiêu biểu là 2 cột đá hình lục lăng có niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 – triều Lê (1716). Kỹ thuật đẽo gọt công phu đạt tới trình độ điêu khác đá tinh vi thế kỷ XVIII.

Đình Hộ Lệnh – Thái Nguyên

Đình Hộ Lệnh thuộc xóm Trung, làng Hộ Lệnh, xã Điềm Thụy Phú Bình được xếp hạng di tích nghệ thuật cấp quốc gia, là niềm tự hào của nhân dân Điềm Thụy. Theo sử sách thì đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVIII dưới thời nhà Lê, thờ Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và các hậu thần. Thời phong kiến đình là nơi phục vụ đời sống tinh thần của người dân, là trung tâm sinh hoạt làng xã, nơi cúng tế các vị thần Thành Hoàng làng, xử án, phạt vạ kẻ vi phạm lệ làng, thông báo các thông tin của Nhà nước phong kiến với nhân dân địa phương, là trung tâm để họp bàn việc nước…

thái nguyên có gì chơi?

Đình Hộ Lệnh – Thái Nguyên

Đình xây dựng theo kiểu chữ Đinh (T) trên một địa thế cao, nằm ở trung tâm làng. Đình thiết kế theo phong cách truyền thống dân tộc: 3 gian hai chái. Mái đình kết cấu bởi 8 bộ vì kèo liên kết bằng loại gỗ đinh. Các bộ vì kèo đều được trang trí đề tài tứ linh: Long, Ly, Quy Phượng. Gian giữa đình nối liền với hậu cung treo bức hoành phi, hai bên có treo câu đối tạo nên bố cục cân xứng, đạt giá trị thẩm mỹ cao. Giữa tòa đình, phía trước nơi thờ cúng trang trí bức bình phong: Lưỡng long chầu nguyệt. Bên cạnh là hàng cột từ câu đầu xuống đều được sơn son thiếp vàng tạo nên sự ngăn cách gian giữa và hậu cung. Kiến trúc xây dựng tường bằng các vật liệu cổ truyền có sức chịu lực lâu bền như: Gạch đá ong, gạch chỉ, ngói đỏ vẩy rồng, các tảng đá tốt được đục đẽo công phu dùng kê chân cột tạo cho tổng thể ngôi đình bề thế vững chắc.

Cách bài trí trong đình theo bố cục trang trọng, từ cửa đình vào gian giữa rồi tiếp nối với hậu cung. Từ cửa võng đình với nội thất được trang trí chạm nổi từng ô vuông có bức đại tự đề: Thánh Cung vạn tuế, điện thờ có sắc bàn, phía trước có hương án uy nghi đặt chiếc bát hương gốm Thổ Hà màu men da lươn được tạo dáng tỷ mỷ công phu. Chính điện thờ đặt tượng nổi chân dung đức Thánh nét mặt phương phi, tai dài, đầu đội mũ quan võ.

Đình Phương Độ – Thái Nguyên

Đình Phương Độ thuộc làng Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đình Phương Độ được xây dựng vào thế kỷ 15 thờ Đức thánh Dương Tự Minh.

thái nguyên có gì chơi?

Đình Phương Độ – Thái Nguyên

Đình Phương Độ là một di tích mang đặc trưng của kiến trúc thời Lê, với mái đình được làm bằng ngói mũi, bốn góc cong vút ẩn hiện dưới tán cây đa cổ thụ. Gác chuông được xây 3 tầng, trước cổng đình là ao bán nguyệt. Đình được dựng lên bởi 48 cột lim có đường kính 0,3-0,5m. Bốn góc đình được thiết kế hình mũi cong tạo cho đình một vẻ đẹp thanh thoát nhẹ nhàng. Trên mái đình được trang trí theo kiểu “Lưỡng long chầu nguyệt”. Ở trong đình, trên – dưới các đầu trụ, đầu cầu và các xà ngang, xà dọc đều được trang trí hoa văn, chạm trổ các bộ “Tứ linh” (Long –Ly – Quy – Phượng) rất khéo léo, công phu.

Gian chính của đình là nơi đặt điện thờ gồm: Một bàn hương án trang trọng lộng lẫy gọi là Thượng Cung Đình. Trên Thượng Cung Đình có Cửa Vọng được sơn son thiếp vàng. Phía trong Nội Cung đặt tượng đức thánh Dương Tự Minh tạc bằng gỗ hình nổi. Bên tả và bên hữu của bàn hương án là bộ “Hạc đứng lưng Quy” thể hiện cho sức mạnh và sự chiến thắng. Trong gian chính còn có câu đối, các bức tranh, bộ bát cửu…được bố trí hài hoà làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của ngôi đình.

Trong đình hiện vẫn còn lưu giữ các hiện vật có giá trị như: Một sắc phong và 2 bức Đại tự thờ Dương Tự Minh thời Khải Định; Bàn hương án của cuối thời lê Đầu Thời nguyễn; Bát hương sành cổ (thời Lê); Hai cây nến đồng cao 0,8m (thời Lê) và các đồ vật quý như: Kiệu, bát hương, hương án…được trang trí và trạm trổ hoa văn tinh tế.

Đền Lục Giáp – Thái Nguyên

Đền Lục Giáp thuộc xóm Dương xã Đắc Sơn huyện Phổ Yên. Thời xa xưa đền là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của dân làng vùng Sơn Cốt. Sau để tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh (thời Lý) và tướng Lưu Nhân Chú (thời Lê) nhân dân ở đây đã lập đền thờ hai ông.

thái nguyên có gì chơi?

Đền Lục Giáp – Thái Nguyên

Đền Lục Giáp là công trình cổ đời Lê, nhà tiền tế và hậu cung đều mang nét chung của kiến trúc đền miếu: cầu kỳ nhưng gọn, đẹp xây dựng theo kiểu “tiền kẻ hậu bẩy” tiền kẻ đỡ mái ngói và hậu bẩy chống từ cột giữa ra hiên rất chắc chắn. Cả hai nhà tiền tế hậu cung đều làm ba gian, hai trái, hậu cung hiện mái vẫn lợp ngói mũi, bốn góc mái cong vút, các cột đều làm bằng gỗ lim qua nhiều thế kỷ vẫn giữ được màu đen bóng. Tất cả các đấu trụ, câu đầu, ván lát phía trước hậu cung đều chạm khắc nổi tinh tế, công phu với các hình Long, Ly, Quy, Phượng. Đặc biệt hai cánh cửa chính vào hậu cung được chạm nổi lưỡng Long chầu nguyệt của thời Lê rất đẹp, đạt trình độ mỹ thuật truyền thống tinh xảo

Trại ngựa Bá Vân – Thái Nguyên

Thái Nguyên vốn nổi tiếng với những nương chè bát ngát, xanh ngắt một màu hay hồ Núi Cốc tuyệt đẹp gắn liền với câu chuyện tình yêu của đôi trai gái. Thế nhưng nếu muốn tìm một trải nghiệm mới ở miền Bắc cũng như ở “đất chè” thì hiện tại đến Thái Nguyên, bạn còn có thể tìm đến địa điểm có “một không hai”: trại ngựa Bá Vân. Nếu bạn mê mẩn hình ảnh những chú ngựa dũng mãnh tung vó trên thảo nguyên Mông Cổ thì ở trại ngựa Bá Vân ở Thái Nguyên bạn được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh này. Thái Nguyên vốn nổi tiếng với những nương chè bát ngát, xanh ngắt một màu hay hồ Núi Cốc tuyệt đẹp gắn liền với câu chuyện tình yêu của đôi trai gái. Thế nhưng nếu muốn tìm một trải nghiệm mới ở miền Bắc cũng như ở “đất chè” thì hiện tại đến Thái Nguyên, bạn còn có thể tìm đến địa điểm có “một không hai”: trại ngựa Bá Vân.

thái nguyên có gì chơi?

Trại ngựa Bá Vân – Thái Nguyên

Cách trung tâm Thái Nguyên chừng 7km, trang trại ngựa Bá Vân tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn. Đây là nơi nghiên cứu, phát triển và sinh trưởng loài ngựa lớn nhất tại Việt Nam. Với khí hậu trong lành, mát mẻ và thoáng đãng, nơi này rất thích hợp để chăn nuôi và phát triển nguồn thức ăn sạch, phù hợp với loài ngựa. Bên cạnh đó trang trại hoang sơ và tự nhiên với đồng cỏ rậm rạp trở thành địa điểm tuyệt vời cho những vó ngựa tự do phi mã, tung hoành và hí vang.

Hàng ngày, ngựa sẽ được thả vào một khoảng thời gian cố định. Đó cũng là lúc mà du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng những chú ngựa tung tăng gặm cỏ bên hồ nước hay chạy nước kiệu trên cánh đồng cỏ bát ngát. Cảm giác như bạn đang ở thảo nguyên Mông Cổ xa xôi chứ không phải ở Thái Nguyên.

Khu du lịch Dũng Tân – Thái Nguyên

Khu vui chơi Dũng Tân là một tổ hợp các dịch vụ, thư giãn giải trí bậc nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là điểm vui chơi ở thái nguyên nằm ở quốc lộ 3,Cải Đan , thành phố Sông Công, Thái Nguyên với diện tích lên đến 6ha. Tại đây khách hàng có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu của bản thân từ dịch vụ chiêm ngưỡng, bình phẩm tranh đá quý đến phong thủy nhà hàng. Đặc biệt các công trình bể bơi hiện đại sang trọng sẽ mang đến cho bạn cảm giác khoan khoái và dễ chịu.

thái nguyên có gì chơi?

Khu du lịch Dũng Tân – Thái Nguyên

Đây cũng là một trong các điểm vui chơi ở thái nguyên khá sáng tạo và biết chiều lòng khách hàng khi trở thành nơi tập trung văn hóa của rất nhiều quốc gia khác nhau như vườn phong lan, hồ cá coi kiểu Nhật, cây cảnh…

Khu vui chơi Dũng Tân sáng tạo nhưng vẫn dựa trên sự chan hòa với thiên nhiên tạo nên một không gian vừa mộc mạc vừa hiện đại, đầy sức cuốn hút. Các khu vực của khu vui chơi luôn có các nhân viên an ninh để xử lý các sự cố không mong muốn.

Làng Nhà sàn Thái Hải – Thái Nguyên

Bạn có muốn khám phá nét văn hóa độc đáo người dân Đông Bắc qua những nếp nhà sàn truyền thống và kết hợp du lịch sinh thái? Vậy địa điểm vui chơi ở Thái Nguyên – Làng nhà sàn Thái Hải là địa điểm gợi ý cho du khách.

thái nguyên có gì chơi?

Làng Nhà sàn Thái Hải – Thái Nguyên

Làng nhà sàn Thái nằm tại xóm Mỹ Hào, Thạnh Đức, Thái Nguyên với quần thể hơn 30 ngôi nhà sàn dân tộc Tày, Nùng, Thái nguyên bản có tuổi đời nửa thế kỉ. Những ngôi nhà sàn nằm trong khuôn viên cây xanh khoáng đạt, hòa mình với tự nhiên. Đây là nét đẹp văn hóa, truyền thống được giữ gìn cho thế hệ mai sau.

Đến với Làng nhà sàn, du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng mà còn được trải nghiệm thực tế khi sinh hoạt, ngủ nghỉ ngay trong những ngôi nhà sàn “cổ”. Tham gia các hoạt động vui chơi sôi động với những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian như ném còn, đốt lửa trại, đánh đu… hay thưởng thức những món ngon đặc sản núi rừng dân dã, hương vị thuần hậu khó quên.

Khu di tích Khảo cổ Thần Sa – Thái Nguyên

Khảo cổ Thần Sa là một nền văn hóa cổ đại lần đầu tiên tìm thấy trên địa phận Đông Nam Á và nay trở thành khu du lịch, khám phá nổi tiếng. Di tích này thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai chỉ cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 40km về phía Bắc.

thái nguyên có gì chơi?

Khu di tích Khảo cổ Thần Sa – Thái Nguyên

Nơi đây gắn với sự kiện khảo cổ học từ thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80, chính trong các hang động các nhà khoa học đã tìm thấy một nền văn hóa có niên đại dưới 3 vạn năm và được phân định là “văn hóa Thần Sa”. Thuộc khu di tích có 2 địa danh thu hút sự chú ý của du khách là Hang Phiêng Tung hay còn gọi là Miệng Hổ và Mái Đá Ngườm.

Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa nằm trên sườn dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Mái Đá Ngườm là một di tích khảo cổ học nổi tiếng đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

thái nguyên có gì chơi?

Mái đá Ngườm khu di tích Khảo cổ Thần Sa – Thái Nguyên

Đây là một mái đá cao chừng 30m, rộng 60m, cửa hang nằm ở hướng bắc. Hố khai quật di chỉ Ngườm cho thấy có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2… ở tầng thứ 3 là thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm. Và ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngườm. Những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kỹ thuật gia công lần thứ 2 giống như công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hóa Mút-xchi-ê (Moustér), nền văn hóa tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ. Từ những năm 1980, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm. Đầu năm 2011, các nhà khoa học đã tìm được một chiếc răng voi hóa thạch, được cho là răng voi châu Á tại khu vực sông Thần Sa đoạn chảy qua di chỉ mái đá Ngườm. Niên đại của răng voi có tuổi từ 30.000 – 50.000 năm. Các nhà khảo cổ cho rằng, loài voi này sống cùng thời với bầy người nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Ngườm nổi tiếng.

Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa – Thái Nguyên

Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc tại huyện Định Hóa – cực Bắc tỉnh Thái Nguyên. ATK là nơi có địa thế hiểm trở đảm bảo “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” và cho đến ngày nay là điểm tham quan, du lịch về nguồn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ.

thái nguyên có gì chơi?

Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa – Thái Nguyên

Đây là một khu di tích rộng lớn thuộc tỉnh Thái Nguyên với diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200 km vuông. Tại đây có 128 điểm di tích từ thời kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa lịch sử lớn cho tới ngày nay. Trong đó 15 di tích đã được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 108 điểm di tích đã xác minh định vị nhưng chưa xếp hạng, đang được nhà nước đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo. Một số điểm tham quan trọng điểm tại khu di tích.

Hiện nay, du khách khi viếng thăm khu vực này có dịp nhìn thấy nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc hay những hàng cây râm bụt Bác trồng đơm hoa đỏ thắm,…Có thể nói ATK không chỉ là một nơi ghi lại những sự kiện lịch sử oai hùng mà còn giữ mãi một tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc lưu dấu cho đến ngày hôm nay.

Ngoài di tích ATK Định Hóa còn có các điểm tham quan trọng điểm sau đây du khách có thể tham khảo: Phụng Hiển, xã Điềm mặc – nơi Tổng bí thư Trường Chinh và làm việc; di tích lịch sử Nhà tù chợ Chu tại xóm Vườn rau Thị trấn Chợ Chu; Địa điểm thành lập Hội nhà báo Việt Nam tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc; Địa điểm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (1949) tại thôn Làng Luông, xã Bình Thành; Địa điểm thành lập Tổng cục Chính Trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại Đồi Thẩm Tắng, thôn Thẩm Tắng, xã Định Biên…

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Thái Nguyên

Ngoài các địa điểm du lịch ở Thái Nguyên bạn nên ghé qua trên đây, trong lúc rảnh bạn có thể ghé thăm bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Địa điểm này nằm ngay trung tâm thành phố là nơi lưu giữ hơn 3 nghìn hiện vật cùng rất nhiều các tài liệu giá trị. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Đi tham quan bảo tàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của người dân miền núi, khám phá những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc biệt.

thái nguyên có gì chơi?

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Thái Nguyên

Các cổ vật được trưng bày tại đây có niên đại đến hàng trăm năm, có những vật có nguồn gốc từ khi loài người xuất hiện. Chuyến đi thăm bảo tàng sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ, giúp bạn mở rộng thêm tầm hiểu biết và trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Nếu có cơ hội đến Thái Nguyên nhất định bạn phải ghé thăm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nhé!

Không gian văn hóa trà Tân Cương – Thái Nguyên

Ngoài những đồi chè bạt ngàn xanh ngắt, Thái Nguyên còn nổi tiếng bởi một địa danh lưu giữ nhiều hiện vật về trà. Đó là không gian văn hóa trà Tân Cương. Nằm sát với những đồi chè Tân Cương, không gian văn hóa trà tọa lạc như một nhân chứng ghi lại tất cả những thành tựu về loài cây này trên mảnh đất Thái Nguyên.

thái nguyên có gì chơi?

Không gian văn hóa trà Tân Cương – Thái Nguyên

Không gian văn hóa trà Tân Cương có hai khu vực chính, cụ thể là Trưng bày hiện vật và thưởng trà. Trong khu hiện vật, du khách có thể thỏa chí tò mò về lịch sử trà Thái Nguyên, công cụ, cách làm chè và thậm chí cả những hãng chè ngon nhất Thái Nguyên cũng tề tựu trưng bày tại đây. Đi qua một đoạn hành lang dài khoảng 50 m là khu vực thưởng trà, ở đây bạn hoàn toàn có cơ hội thưởng trà theo đúng văn hóa uống trà của Việt Nam và thưởng thức những ấm chè Tân Cương mới nhất, ngon nhất vừa hái từ đồi về.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Thái Nguyên có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Thái Nguyên thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Thái Nguyên thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Nguyễn Đồng Khánh

YOLO! Khám phá các huyện ở Thái Nguyên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก