Bạc Liêu

Về thăm quê hương công tử Bạc Liêu

Nghe đến leo núi, săn mây thì nhiều người đã liên tưởng ngay đến hành trình vất vả, khó khăn. Thế nhưng chinh phục Lảo Thẩn (Lào Cai) lại hoàn toàn không phải vậy, chuyến leo núi 2 ngày 2 đêm sẽ khá thoải mái, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời với vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ hoang sơ.

280km từ Sài Gòn về Bạc Liêu không phải là quãng đường ngắn khi bạn phải lựa chọn ô tô và xe máy chứ không có đường bay. Nhưng với di sản văn hóa, lịch sử phong phú, điểm đến hấp dẫn, Bạc Liêu sẽ “đền bù” xứng đáng những vất vả trên đường đi của bạn.

Công trình tôn giáo

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Hàng chục công trình kiến trúc được xếp vào di sản văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh là những điểm mà du khách nhất định phải ghé thăm khi đến Bạc Liêu, trong đó có tháp cổ Vĩnh Hưng.

Tháp Vĩnh Hưng phát hiện năm 1911, được nhà cầm quyền thời đó xếp hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử ở Nam kỳ. Sau đó tháp còn có nhiều tên gọi khác như; tháp Lục Hiền, tháp Bhah Dhat…

Trong thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng 814 tương ứng với năm 892 (sau CN) ở chùa cạnh tháp.

Tháp Vĩnh Hưng được dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m xây bằng gạch ghép khít lại (không nhìn thấy vữa kết dính). Tháp có cấu trúc khá đơn giản, có một gian hình chữ nhật, tường dày, nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Trong tháp có: một bàn tay tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng… và một số vật thờ khác.

Mỗi ngày nhà sư trong chùa tháp tụng kinh hai lần bằng tiếng Việt vào lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức giỗ lớn tại tháp vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Đây là dịp có đông Phật tử trong và ngoài tỉnh đến cúng bái.

Ngoài ra còn có đình An Trạch, Phước Đức Cổ Miếu, Thành Hoàng Cổ Miếu, Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum), chùa Xiêm Cán đều xây dựng vào thế kỷ 19 và là những di sản tôn giáo nổi tiếng ở Bạc Liêu. Những ngôi chùa mang dáng dấp kiến trúc Khmer có sức hút lớn với du khách tới nơi đây.

Di sản thiên nhiên

Sân chim

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Khu bảo tồn thuộc xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cách thành phố Bạc Liêu 6km về phía nam, được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1986. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên trên diện tích khoảng 385ha, trong đó có 19ha rừng nguyên sinh, khu bảo tồn có 104 loài thực vật thuộc 50 giống, 46 bộ và 150 loài động vật. Có 46 loài chim trong đó có một loài chim được ghi vào sách Đỏ như Giang Sen, Cốc Đế nhỏ.

Vườn Chim Bạc Liêu là nơi làm tổ quan trọng của nhiều loài chim nước, điển hình là các loài le le, cò, diệc, vạc, còng cọc, quắm đen và nhiều loài chim khác. Sáng sớm, từng đàn chim đi kiếm mồi ở những nơi xa xôi, tối đến tìm về tổ ấm là Vườn Chim, cũng là lúc những loài chim ăn đêm bắt đầu cuộc hành trình hoạt động của mình làm xao động một góc trời đất biển.

Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, nơi đây đã có không biết bao nhiêu thế hệ các loài chim sinh sôi, nẩy nở. Thường là vào mùa mưa, hiện nay, qua tính toán sơ bộ, số lượng chim ở Vườn Chim còn khoảng 40 ngàn con và 5 ngàn tổ chim các loại.

Ruộng muối

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Tuy là nơi bà con diêm dân lao động cực nhọc, nhưng ruộng muối lại mang vẻ đẹp lung linh như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời.

Mùa làm muối bắt đầu khoảng tháng 12 đến tháng 4 dương lịch. Muối được sản xuất ở Bạc Liêu có hàm lượng Magiê, Canxi, Sunfat rất thấp do không có các vùng đá vôi ven biển, không gây vị đắng khó chịu mà mang hương vị đậm đà độc đáo. Những cánh đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng, chạy dài thẳng tắp. Dưới cái nắng gay gắt, diêm dân chăm chú làm việc. Muối kết tinh trong những ô trắng, lấp lánh. Biển Bạc Liêu khá sạch, độ mặn cao nên muối tốt và thu hoạch nhanh.

Công trình lịch sử

Nhà công tử Bạc Liêu

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.

Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”. Nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn “công tử Bạc Liêu”, ngôi nhà thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước.

Tầng trệt của ngôi nhà gồm 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với cầu thang dẫn lên lầu. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh. Khi bước vào nhà ta không khỏi thán phục những đường nét tinh tế trong kiến trúc xây dựng. Với những đường nét  thiết kế tỉ mỉ, bên trong ngôi nhà cũng toát lên nét sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng lung linh toả ánh sáng khắp các gian phòng cho ta một cảm giác ấm cúng và thoải mái. Trên mỗi cây cột cũng được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt.

Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho các vật dụng ở đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được. Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mát nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ.

Đồng Nọc Nạng

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Đồng Nọc Nạng là tên một cánh đồng thuộc làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Cánh đồng này nằm trên đường Bạc Liêu, Cà Mau, với con rạch Nọc Nạng. Cánh đồng là nơi diễn ra sự kiện đồng Nọc Nạng, là một vụ tranh chấp đất đai giữa điền chủ và chính quyền địa phương dẫn đến vụ đụng độ làm 17 người thiệt mạng vào năm 1928. Sự kiện này dẫn đến vụ án Nọc Nạng, trong đó tòa xử gia đình người nông dân thắng kiện. Vụ cánh đồng Nọc Nạng trở thành một điển tích về lịch sử khẩn hoang Nam Bộ, được lấy làm chủ đề cho nhiều bộ phim, vở cải lương, kịch.

Di tích đồng Nọc Nạng nằm tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu với tổng diện tích quy hoạch và tôn tạo là 35.000m 2 , trong đó diện tích bảo vệ là 10.279m2 , di tích lịch sử này là mộ lưu niệm do Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng để ghi lại chiến công quật khởi của nông dân Nọc Nạng.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu tọa lạc tại phường 2, thành phố Bạc Liêu, đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh năm 1997.

Để tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử, một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hình thành ở Bạc Liêu ngày 29 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mở rộng Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Tới đây, ngoài việc được nghe giới thiệu về di sản đờn ca tài tử, du khách còn được tận mắt thấy những nhạc cụ của môn nghệ thuật này được trưng bày, đồng thời thưởng thức những bài ca da diết đã song hành cũng bao thế hệ người dân Nam Bộ.

Lễ hội

Lễ hội Nghinh ông Gành Hào

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Đây là lễ hội ra khơi của hàng trăm tàu thuyền nên vô cùng sôi động và hào hứng diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Hàng năm người dân huyện Đông Hải không thể quên được ký ức về Lễ hội với không gian náo nhiệt, hoành tráng pha lẫn với tiếng máy tàu, tiếng chiêng trống rộn rang, cứ “Đến hẹn lại lên” từng đoàn tàu chầm chậm rời bến, xuôi theo dòng nước tiến ra biển; hàng ngàn người đứng trên bờ kè chen chút để chiêm ngưỡng, Lễ hội “Nghinh Ông” huyện Đông Hải không riêng gì người dân nơi đây háo hức chờ đợi cái không khí náo nhiệt của Lễ hội mà thật sự là điểm hẹn của ngư dân và du khách xa, gần từ nhiều năm nay.

Theo tập tục truyền thống trước ngày diễn ra lễ hội, ngư dân tạm ngưng công việc đi biển, nếu đang ở ngoài khơi mọi người cũng phải sắp xếp quay ghe về nhà để lo việc cúng tế, sơn sửa, trang trí nâng cấp ghe tàu chuẩn bị tham gia lễ “Rước Ông” từ ngoài biển khơi vào đất liền để tỏ rõ lòng ngưỡng mộ tế cúng Ông kỳ vọng cho mùa thu hoạch tới tôm cá đầy ghe.

Ngoài việc tham gia các hoạt động trên bờ, nếu du khách muốn trãi nghiệm thêm cảm giác mạnh, thì “Xung phong” lên ghe ra biển dự lễ “Rước Ông”. Ban tổ chức có bố trí 10 chiếc ghe phục vụ, mọi người sẽ cảm nhận được cái không khí náo nhiệt, phấn khởi, hào hứng của đoàn ghe hàng trăm chiếc lướt sóng tạo nên bức tranh ngoạn mục hoành tráng đủ sắc màu trên biển cả.

Lễ hội Ok Om Bok

{}, về thăm quê hương công tử bạc liêu

Vùng đất Bạc Liêu là nơi giao thoa văn hoá của 3 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer đã tạo nên một sắc thái văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc.

Đây là lễ cúng trăng diễn ra vào ngày rằm tháng Cađấc theo Phật lịch, tức ngày rằm tháng 10 âm lịch, là thời điểm chuyển mùa mưa sang mùa khô, mùa gieo trồng chuyển sang mùa thu hoạch, lễ hội nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng là vị thần điều động mùa màng trong năm. Lễ hội diễn ra tại Chùa Đìa Muồng, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức lễ, phục dựng các tập tục cúng trăng, làm cốm dẹp, thả đèn nước và treo đèn gió. Phần hội sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, đua ghe ngho và các hoạt động văn nghệ có sự tham gia của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Ngoài ra còn tổ chức giao lưu văn hóa ẩm thực, mua bán sản phẩm lao động, trưng bày các hình ảnh, nhạc cụ dân tộc.

Chiều ngày 14 tháng 10 âm lịch tại sân chùa, sân nhà, người ta đào lỗ cắm hai thanh tre cách nhau khoảng ba mét, cao khoảng 5 mét và gác ngang một thanh tre khác hoặc uốn cong lại tạo thành một cái cổng thật đẹp và đặt dưới cổng đó một cái bàn bày biện các thứ lễ vật như: nhang, đèn, bánh kẹo, khoai lang, khoai môn, khoai mì, chuối, dừa xanh lột vỏ …và cùng nhau đón trăng lên. Khi trăng lên đỉnh đầu, bà con Khmer cử một người lớn tuổi, đức độ, có uy tín đại diện ra thắp nhang, rót trà, cúng tạ thần mặt trăng đã mang lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cầu mong sang năm mới, thần tiếp tục phù hộ cho phum, sóc, xóm làng được no ấm, yên vui, mọi người có cuộc sống sung túc, con cháu khỏe mạnh, hòa thuận.

Đăng bởi: Nguyễn Văn Đông

YOLO! Khám phá các huyện ở Bạc Liêu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก