Đi Chùa Khám Phá

4 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật trên đường Lê Văn Sỹ

Đường Lê Văn Sỹ hiện là tuyến đường quan trọng kết nối giao thông kéo dài từ quận 3 qua quận Phú Nhuận đến quận Tân Bình và làm cầu nối đến trung tâm hành chính quận 1 của thành phố. Ngoài những tòa nhà cao ốc, văn phòng công ty, cửa hàng thời trang, khách sạn, nhà hàng,… đường Lê Văn Sỹ còn là nơi tọa lạc của những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những công trình kiến trúc này nhé.

Thuở ấy, một vùng rộng lớn từ Chí Hòa, Hòa Hưng vòng lên đến Phú Nhuận là vùng hoang vắng, người ta trồng cây ăn trái. Khu vực ngày nay dân gian gọi là “Lăng Cha Cả” ngày xưa um tùm rừng mít, rừng xoài, dân gian gọi vùng trồng xoài rộng lớn là “Vườn Xoài” những nơi gò cao cũng trồng xoài gọi là “Gò Xoài”. Địa danh Vườn Xoài xuất hiện và tham dự vào lịch sử Giáo hội kể từ đó. Một số hình ảnh Giáo xứ Vườn Xoài 3. Nhà thờ Đa Minh

1. Chùa Pháp Hoa

Địa chỉ: 220A, Lê Văn Sỹ, P.14, Quận 3, TP.HCM.

Chùa Pháp Hoa là ngôi chùa được Hòa thượng Thích Tuệ Hải sáng lập vào năm 1967. Sau đó đến năm 1984 chùa được trùng tu lại. Và đến năm 2004, chùa Pháp Hoa lại được trùng tu thêm một lần nữa.

đi chùa, 4 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật trên đường lê văn sỹ

2. Giáo xứ Vườn Xoài

Địa chỉ: 413, Lê Văn Sỹ, P.12, Quận 3, TP.HCM.

Vài nét về lịch sử cội nguồn địa danh Giáo xứ Vườn Xoài:

Vào năm 1789, Đức cha Bá Đa Lộc thường tới vùng Chí Hòa thuộc xã Tân Sơn Nhất. Đức cha có gặp một số giáo dân đi làm rẫy sinh sống tại đây, thường chiều tối tụ tập nhau đọc kinh. Đức cha quy tụ giáo dân dựng lên nhà nguyện.

đi chùa, 4 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật trên đường lê văn sỹ

Đức cha đem các giống xoài về trồng chung quanh nhà nghỉ mát, nhà nguyên, rồi cho trồng khắp vùng Chí Hòa. Sau này, người ta còn thấy nhiều gốc xoài rất lớn 50 -60 tuổi xung quanh nhà thờ Chí Hòa.

Thuở ấy, một vùng rộng lớn từ Chí Hòa, Hòa Hưng vòng lên đến Phú Nhuận là vùng hoang vắng, người ta trồng cây ăn trái. Khu vực ngày nay dân gian gọi là “Lăng Cha Cả” ngày xưa um tùm rừng mít, rừng xoài, dân gian gọi vùng trồng xoài rộng lớn là “Vườn Xoài” những nơi gò cao cũng trồng xoài gọi là “Gò Xoài”. Địa danh Vườn Xoài xuất hiện và tham dự vào lịch sử Giáo hội kể từ đó.

3. Nhà thờ Đa Minh

Địa chỉ: 190, Lê Văn Sỹ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Nhà thờ được xây dựng năm 1692, có kiến trúc độc đáo, với nhiều nét cong uyển chuyển, mềm mại theo thiết kế của kiến trúc sư Võ Văn Tần. Mặt tiền hình quả chuông úp, với cuốn sách mở trên có chữ Veritas, nghĩa là Chân lý.

đi chùa, 4 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật trên đường lê văn sỹ

Nhà thờ Đa Minh hay còn gọi là nhà thờ Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông và mang đậm nét văn hóa Việt. Thánh đường vừa mang dáng dấp một ngôi đình của làng xã Việt Nam vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại. Nhà thờ vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ nhưng lại rất thanh thoát nhẹ nhàng.

Toàn bộ quần thể kiến trúc nhà thờ Đa Minh mang màu xanh được gắn kết với những tảng đá xanh sáng bóng. Đặc biệt ở thánh đường Đa Minh có ba quả chuông đồng. Một dấu ấn mang tính lịch sử đã trở thành biệt danh của nhà thờ.

Cho đến hôm nay, nhà thờ Ba Chuông trở thành một danh xưng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Và là một địa chỉ tham quan lý tưởng dành cho khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhà thờ Tân Sa Châu

Địa chỉ: 287, Lê Văn Sỹ, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM.

Giáo xứ Tân Sa Châu được thành lập từ năm 1955. Năm 1954, một số giáo dân định cư và lập nghiệp tại đây, vì phần đông là giáo dân Giáo xứ Sa Châu nên cái tên Tân Sa Châu cũng bắt đầu từ đó, người sáng lập lúc đó chỉ có ý nhắc nhở mọi người có tinh thần hướng về đất tổ Sa Châu.

đi chùa, 4 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật trên đường lê văn sỹ

Lúc đầu chỉ một thánh đường nhỏ được xây dựng bằng những vật liệu nhẹ. Sau đó, đến ngày 30/4/1967, khởi công xây dựng tân thánh đường Tân Sa Châu. Thánh đường mới có chiều dài 43 mét, chiều rộng 20 mét, tháp chuông cao 31 mét.

Một số hình ảnh kiến trúc của nhà thờ Tân Sa Châu:

Đăng bởi: Lâm Phùng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก